Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp này đây là công trình nghiên cứu của
tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong đề tài này do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu
và xây dựng, các số liệu thu thập là đúng và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết quả của đề tài chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự động viên, quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cô, bạn bè và người thân!
Trước tiên cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Ích Tân, Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, người đã tận
tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp!
Em xin gửi lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công nhân viên
thuộc Bộ môn Canh tác học, Khoa nông học, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này!
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa nông học
cùng tập thể các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dìu dắt, truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè,
gia đình – những người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài!
Do thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài tốt nghiệp của em không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để bản đề
tài được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 10 tháng 01 năm 2015
Sinh viên thực hiện
ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
(Nguồn: Phòng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, 5/2007) 27
Số nhánh đẻ là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến quá trình hình thành số bông và năng suất. Khả
năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống và các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, mật độ
cấy, phân bón, chế độ tưới nước. Nếu đủ dinh dưỡng, đảm bảo nước tưới, ánh sáng và mật độ cấy phù hợp
thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể ruộng cấy cao và ngược lại thì đẻ nhánh ít và ảnh hưởng đến năng suất.
48
Quả bảng 3.8 cho thấy số lá tăng lên qua các tuần theo dõi, tốc độ ra lá tăng từ 2 tuần sau cấy đến 5 tuần
sau cấy với tốc độ ra lá tăng nhanh nhất với tốc độ ra lá biến động từ 1 – 2,13 lá / tuần, từ tuần thứ 5 đến
tuần thứ 6 tốc độ ra lá biến động từ 0,8- 1,86 lá/ tuần. Sau đó tốc độ ra lá chậm dần khoảng 0,74 – 1,34
lá/tuần và kết thúc khi lúa đã trỗ hoàn toàn. Trên cùng một giống với mật độ khác nhau và lượng đạm
bón khác nhau ở tất cả các thời điểm theo dõi, tốc độ ra lá giữa các công thức không có sự chênh lệch lớn,
sự sai khác là không có ý nghĩa 55
Chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu quan trọng có quan hệ chặt chẽ với năng suất lúa. Các giống lúa lá
đứng cho phép tăng mật độ cấy, tăng chỉ số diện tích lá, có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên, nếu
chỉ số diện tích lá vượt quá ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến các lá bị che khuất lẫn nhau, đồng thời ruộng lúa
dễ bị sâu bệnh phá hoại, năng suất giảm 57
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây lúa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất lúa. Khả năng chống chịu sâu bệnh
sâu bệnh hại của lúa phụ thuộc vào từng giống và biện pháp chăm sóc 69
PHỤ LỤC 84
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCCC : Chiều cao cây cuối cùng
CS : Chín sáp
CT : Công thức
CV (%) : Hệ số biến động

ĐNR : Đẻ nhánh rộ
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FAO : Tổ chức Nông – Lương thế giới
Ha : Hecta
LAI : Chỉ số diện tích lá
LSD
0,05
: Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NHH : Nhánh hữu hiệu
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSTT : Năng suất thực thu
TB : Trung bình
TSC : Tuần sau cấy
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Trước trỗ
VN : Việt Nam
iv
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới năm 2012
Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo trên thế giới qua các năm
Error: Reference source not found
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm
Error: Reference source not found
Bảng 1.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 Error: Reference
source not found
Bảng 1.5 Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 Error:
Reference source not found

Bảng 1.6 Lượng dinh dưỡng cây hút để tạo ra 1 tấn thóc Error: Reference
source not found
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà NộiError:
Reference source not found
Bảng 3.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất
Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa Nếp
cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source
not found
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống
Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference
source not found
Bảng 3.6 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái
đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Error: Reference source not found
v
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh và
tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất
Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái
ra lá của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Nếp
cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội. Error: Reference source
not found

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của lượng đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Nếp
cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội. Error: Reference source
not found
Bảng 3.11 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số
diên tích lá của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm,
Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy của giống
lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của lượng đạm đến lượng chất khô tích lũy của giống
lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 3.14 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô
tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số SPAD của giống lúa Nếp cẩm
ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not
found
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số SPAD của giống lúa Nếp
cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội. Error: Reference source
not found
vi
Bảng 3.17 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số
SPAD của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm,
Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Error: Reference source not found
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của lượng đạm đến các yêu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 3.21 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ
mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và hệ số kinh tế của giống
lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của lượng đạm đến năng suất và hệ số kinh tế giống lúa
Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference
source not found
Bảng 3.24 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng
suất và hệ số kinh tế của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất
Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Lượng phân bón sử dụng ở một số quốc gia và châu lục trên thế giới
năm 2010 Error: Reference source not found
Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ
mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
vii
Hình 3.2 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động
thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà
Nội Error: Reference source not found
Hình 3.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái ra
lá của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội. Error:
Reference source not found
Hình 3.4 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng

chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia
Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
Hình 3.5 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng
suất và hệ số kinh tế của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất
Gia Lâm, Hà Nội Error: Reference source not found
viii
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa ( Oryza sativa L. ) là một trong những cây trồng cung cấp lương
thực quan trọng nhất trong sự sống của con người. Cùng với các cây lương thực
khác, cây lúa được thực tế sản suất hết sức quan tâm, vì nó là cây trồng phổ biến
trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và ảnh
hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, gần 100% dân
số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Châu Á là nơi gắn liền với nền văn
minh lúa nước từ rất lâu, sản xuất lúa gạo chiếm phần lớn về sản lượng và diện
tích trên thế giới.
Ở Việt Nam, dân số khoảng 90 triệu người ( năm 2014), với khoảng 68%
dân số là nông dân, cấy lúa là cây trồng chính của người nông dân. Chính vì thế
tình hình sản xuất và giá cả lúa gạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời
sống của người nông dân.
Công tác nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới luôn được các nhà khoa
học chú trọng. Mỗi năm, nhiều giống lúa mới được chọn lọc và lai tạo được
khảo nghiệm, công nhận giống quốc gia và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh
thái khác nhau trong cả nước, làm năng suất lúa đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, đối
với việc tăng năng suất và phẩm chất không chỉ chờ vào giống tốt mà phân bón
cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Cùng với kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, việc đầu tư cơ sở vật chất, áp
dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, bố trí
thời vụ trồng hợp lý, kỹ thuật chăm sóc … kết hợp với các chính sách của nhà
nước đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo của nước ta qua các

năm. . Tuy nhiên, năng suất đó chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của
các giống lúa. Một trong những nguyên nhân là do bón phân chưa cân đối dẫn
đến các chất dinh dưỡng trong đất không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cho
cây. Mặt khác việc xác định mật độ cấy và lượng phân bón hợp lý góp phần
1
quan trọng trong việc làm tăng năng suất và sản lượng lúa. Tuy nhiên việc làm
dụng phân bón cùng mật độ cấy không hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng
suất và phẩm chất
Xuất phát từ thực tế trên để có thể nâng cao năng suất, sản lượng lúa đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả thâm canh cây lúa chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm
đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa 2014 tại Gia
Lâm, Hà Nội.”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định được lượng đạm bón thích hợp đối với giống lúa Nếp cẩm
ĐH6 vụ mùa 2014 trên đất Gia Lâm, Hà Nội.
- Xác định được mật độ cấy thích hợp đối với giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ
mùa 2014 trên đất Gia Lâm, Hà Nội.
- Xác định được sự phối hợp giữa mật độ cấy và lượng đạm bón với giống
lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa 2014 trên đất Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của các mức bón đạm và mật độ cấy khác
nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất vủa giống lúa Nếp cẩm ĐH6.
- Đảm bảo về mặt kỹ thuật trồng trọt.
- Thiết kế, theo dõi thí nghiệm và sử lý số liệu phải chính xác , trung thực.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

1.1.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Lúa là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng cho khoảng ½ dân số
của thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Lúa có sản lượng đứng
hàng thứ ba trên thế giới sau ngô và lúa mì. Góp phần đảm bảo an ninh lương
thực cho con người và ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói trên thế giới.
Lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích nghi rộng
với các vùng khí hậu. Theo thống kê của FAO, hiện nay trên thế giới có 115
nước trồng lúa ở các châu lục, với tổng diện tích trồng lúa là 163,46 triệu ha,
năng suất bình quân toàn thế giới là 4,37 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là 718,35
triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới gần 90% diện tích
gieo trồng và sản lượng vì vậy cây lúa gạo không thể thiếu với người châu Á.
Các nước sản xuất gạo chính ở châu Á như là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc. Trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai nước có sản lượng xuất
khẩu lúa gạo cao nhất, chiếm gần khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế
giới. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Bangladesh,
Srilanka… nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng lên nhiều hơn so với khả năng sản xuất
lúa gạo ở các nước này. Chính vì thế, sản xuất lúa gạo phải được tăng lên để đáp
ứng nhu cầu lương thực cho các nước. Đặc biệt phải chú trọng đến đảm bảo an
ninh lương thực và nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
3
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới
năm 2012
Các nước Diện tích
(triệu ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
Thế giới 163,19 719,73 4,41

Châu Á 145,26 651,57 4,48
Châu Phi 10,53 26,82 2,54
Châu Mỹ 6,63 14,41 2,17
Châu Âu 0,68 4,33 6,30
Châu Đại Dương 0,10 0,93 8,66
Nguồn FAOSTAT,2014
Qua bảng 1.1 cho thấy năm 2012 châu Á là nơi có diện tích lớn nhất
145,26 triệu ha, sản lượng lúa cao nhất đạt 719,73 triệu tấn, tiếp sau đó là châu
Phi diện tích 10,53 triệu ha với sản lượng 26,82, châu Mỹ diện tích 6,63 triệu ha
với sản lượng 14,41 triệu tấn, châu Âu diện tích 0,68 triệu ha với sản lượng 4,33
triệu tấn và châu Đại Dương có diện tích thấp nhất 0,1 triệu ha với sản lượng
0,93 triệu tấn. Diện tích trồng lúa của thế giới là 163,19 triệu ha với tổng sản
lượng đạt 719,73 triệu tấn.
Theo thống kê của FAO thì châu Á chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và
sản lượng của cả thế giới . Năng suất lúa cao tập trung chủ yếu ở các quốc gia Á
nhiệt đới có biên độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác, ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp hơn do chế độ
nhiệt và ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây hại cùng với
trình độ canh tác còn nhiều hạn chế. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Hiện nay châu Á chiếm 85% sản lượng lúa trên thế giới, trong đó có các
nước có sản lượng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái
Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản.
4
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo trên thế
giới qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

Năng suất
(tấn/ha)
2000 154,06 596,92 3,87
2001 151,94 597,51 3,93
2002 147,62 569,11 3,85
2003 148,50 585,12 3,93
2004 150,55 605,80 4,02
2005 154,98 632,17 4,07
2006 155,58 639,06 4,10
2007 155,04 654,79 4,22
2008 160,00 686,21 4,28
2009 158,30 686,97 4,33
2010 161,64 703,15 4,34
2011 163,62 724,95 4,43
2012
2013
163,19
164,72
719,73
745,70
4,41
4,52
Nguồn FAOSTAT, 2014
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2014) diện tích
trồng lúa trên thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần từ năm 2000
đến năm 2005 còn ở mức 154,98 triệu ha. Từ năm 2005 diện tích trồng lúa có xu
hướng tăng nhẹ lên 160,00 triệu ha năm 2008, năm 2009 giảm xuống 158,3 triệu
ha sau đó tăng lên 164,72 triệu ha năm 2013.
Diện tích trồng lúa qua các năm tăng không nhiều nhưng sản lượng lúa
thế giới đều tăng dần qua các năm, từ 596,92 triệu tấn năm 2000 lên đến 724,95

triệu tấn năm 2011. Năm 2012 sản lượng lúa có sự giảm nhẹ xuống ở mức 719,73
triệu tấn do biến đổi khí hậu, thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng đến năng suất, năm 2013
sản lượng tăng lên 745,70 triệu tấn.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật thâm
5
canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm năng suất
lúa tăng đáng kể, được cải thiện và đạt 4,52 tấn/ha vào năm 2013.
Trung Quốc là nước có diện tích lúa lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ với
diện tích 30,557 triệu ha, Trung Quốc áp dụng các thành tựu khoa học- công
nghệ trong việc cải tiến các giống lúa đặc biệt là sử dụng ưu thế lai đã làm cho
năng suất lúa bình quân đạt 67,443 tạ/ha, sản lượng đạt 206,085 triệu tấn , cao
nhất thế giới. Tiêu thụ gạo của Trung Quốc trong 2013-2014 ước tính khoảng
147 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến đạt
3,2 triệu tấn năm 2013, tăng khoảng 200.000 tấn hay khoảng 6% so với ước tính
trước đây, theo USDA. Năm 2014, con số này dự báo đạt khoảng 3,4 triệu tấn,
tăng khoảng 400.000 hay 13% so với dự báo trước đó.
Năm 2014 dự báo Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn là thị trường
xuất khẩu gạo chủ lực.
Thái Lan với diện tích 12,6 triệu ha, năng suất bình quân 30,0 tạ/ha, sản
lượng 37,8 triệu tấn. Thái Lan đã xuất khẩu trên 2,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng
29% so với cùng kỳ năm trước, nước xuất khẩu gạo số 2 thế giới (sau Ấn Độ) và
là nước xuất khẩu gạo chủ chốt ở châu Á. Thái Lan là nước duy nhất có khả
năng xuất khẩu với khối lượng lớn và giá giảm thêm nữa trong năm nay bởi
lượng dự trữ của nước này lên tới khoảng 13-15 triệu tấn quy gạo, chưa kể
khoảng 7 triệu tấn nữa đang được bổ sung ra thị trường.
Ấn Độ nước có diện tích lúa lớn nhất thế giới 42,5 triệu ha, sản lượng lúa
của Ấn Độ là 152,6 triệu tấn, chiếm 21,24% tổng sản lượng của thế giới. Sản
lượng gạo năm 2012-2013 đạt 105,24 triệu tấn, giảm nhẹ so với 105,31 triệu tấn
năm 2011-2012. Năm 2012 và 2013 Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn

nhất thế giới sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati kéo
dài 4 năm. Năm tài khóa 2013-2014, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 10.5 triệu tấn,
tăng 3% so với 10.2 triệu tấn năm 2012-2013, theo số liệu của Hiệp hội Xuất
khẩu gạo toàn Ấn ( AIREA).
6
Những chuyển động của thị trường gạo thế giới 2014: Mặc dù những bất
lợi về thời tiết đe dọa đến các quốc gia sản xuất lúa gạo lớn trong vài năm qua
nhưng tổng sản lượng lúa gạo thế giới năm nay có thể đạt 751 triệu tấn, tăng
0,8% so với năm 2013. Đây là số liệu trong báo cáo mới nhất về thị trường lúa
gạo thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO). Theo báo cáo
này, lượng gạo dự trữ toàn cầu trong năm 2014 có thể đạt 180,5 triệu tấn do
nhiều quốc gia thuộc khối các nước đang phát triển gia tăng lượng dự phòng.
Trợ lý Tổng giám đốc FAO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Hiroyuki
Konuma cho biết, con số thống kê cho thấy hầu hết các nước sản xuất nhiều lúa
gạo trong niên vụ 2013 đều đạt sản lượng vượt dự báo như Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan và Philippines. Ngoài ra, sản lượng lúa gạo tại một số nước như Colombia,
Indonesia, Iran, Nhật Bản, Nepal, Sri Lanka và Tanzania cũng được cải thiện. Chỉ có
Campuchia, Lào và Nga bị sụt giảm đáng kể do bất lợi thiên tai.
Về xuất khẩu, FAO cho biết lượng gạo xuất ra thị trường thế giới trong
niên vụ 2013/14 ước chừng khoảng 48,4 triệu tấn.
Ấn Độ vẫn nhiều khả năng là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể đạt 9,5
triệu tấn; kế đến là Thái Lan (8,7 triệu tấn) và Việt Nam (7,2 triệu tấn). Chỉ
trong vòng 4 tháng vừa qua, lượng gạo giao dịch toàn cầu đã đạt 38 triệu tấn -
mức kỷ lục trong nhiều năm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các loại gạo trên
thế giới dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là gạo tẻ.
Năm 2012-2013 thế giới sản xuất khoảng 476,6 triệu tấn gạo. Năm 2013-
2014 dự báo thế giới sản xuất khoảng 489,0 triệu tấn gạo. Nếu điều kiện thời tiết
thuận lợi thì khu vực Đông Nam Á sẽ có sản lượng tiếp tục tăng cao trong đó
sản lượng tăng từ các nước Trung Quốc,Indonesia, Philippines, Thái Lan,
Bangladesh và Ấn Độ. Tỷ lệ phần trăm tăng sản lượng lúa gạo của vụ

2012/2013 và 2013/2014 là 0,9%.
Gạo tồn kho: Theo FAO, vào cuối năm 2012 gạo tồn kho thế giới đạt
161,3 tấn hay tăng lên 11% so với năm 2011. Năm 2013, gạo tồn kho thế giới
7
còn tiếp tục tăng lên 174,7 tấn hay tăng 8,3%. Theo dự đoán của FAO, số lượng
gạo tồn kho thế giới có thể tăng cao hơn nữa ở mức 183 tấn trong 2014. Số
lượng tồn kho hiện nay tương đương với 36% nhu cầu quốc tế, một tỉ số cao
nhất trong nhiều năm gần đây.
Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng gạo thế
giới sẽ tăng lên kỷ lục 497 triệu tấn trong niên vụ 2013-14, tăng khoảng 1,3% so
với khoảng 491 triệu tấn niên vụ 2012-2013. Hầu hết sản lượng tăng sẽ đến từ
châu Á.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 2013-
2014 xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước
đó nhưng vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu
2013-2014 cũng đã được hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao
kỷ lục.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Cây lúa là cây trồng quan trọng trong nông nghiệp nước ta. Với điều kiện
khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành lúa nước. Đã từ lâu
đời cây lúa đã trở thành cây lương thực quan trọng chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng
trong nền kinh tế, xã hội và đời sống người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999).
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò quan
trọng trong đời sống con người. Sản xuất lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong
việc cung cấp lương thực cho người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất
khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện
tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng trên khắp
mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất đã hình thành hai vùng sản xuất lúa
rộng lớn đó là đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian chiến tranh, diện tích trồng lúa cả nước dao động trong
khoảng 4,40 – 4,90 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700
8
kg thóc/ha trong vòng hơn 20 năm. Sản lượng lúa tổng cộng của cả 2 miền chỉ
trên dưới 10 triệu tấn (bảng 1.3).
Sau ngày giải phóng (1975), cùng với phong trào khai hoang phục hóa,
diện tích lúa tăng lên khá nhanh và ổn định ở khoảng 5,5 – 5,7 triệu ha. Năng
suất bình quân trong cuối thập niên 1970 giảm sút nghiêm trọng do đất đai mới
khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh đặc biệt là những năm 1978 –
1979 cộng với cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp. Bước sang thập
niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thủy lợi trong cả nước, đặc biệt ở
đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu phát huy tác dụng. Cơ chế quản lý nông
nghiệp thay đổi với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm
sang tự túc được lương thực. Tiếp theo đó là một loạt chính sách về sử dụng
đất và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nông dân được giao quyền
sử dụng ruộng đất nên quan tâm, phấn khởi hơn và có toàn quyền quyết định
trong các quá trình sản xuất của họ, năng suất tăng lên nhanh chóng. Năng
suất lúa đã gia tăng vượt bậc từ dưới 3 tấn/ha trong những năm của thập niên
1980, lên đến 4,88 tấn/ha vào năm 2005 và đạt 5,34 tấn/ha năm 2010.
Kể từ khi gạo Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì năm
1990 đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm
1991 lên ở vị trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo
thứ hai thế giới sau Thái Lan. Từ năm 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất
khẩu trung bình trên dưới 4 triệu tấn, đem về một nguồn thu ngoại tệ rất đáng
kể. Hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 7 về diện tích và đứng hàng thứ 5 về sản
lượng lúa. Sản xuất lúa gạo Việt Nam không những đảm bảo đủ yêu cầu về an
ninh lương thực trong nước mà còn góp phần rất quan trọng trong thị trường lúa
gạo thế giới.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam

qua các năm
9
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1960 4,42 1,44 6,36
1965 4,83 1,94 9,37
1970 4,72 2,15 10,17
1975 4,94 2,16 10,54
1980 5,54 2,11 11,68
1990 5,96 3,21 19,14
2000 7,67 4,24 32,53
2005 7,32 4,88 35,83
2006 7,32 4,89 35,85
2007 7,20 4,98 35,94
2008 7,40 5,23 38,73
2009 7,43 5,23 38,95
2010 7,49 5,34 40,01
2011 7,65 5,53 42,39
2012 7,75 5,63 43,66
Nguồn FAOSTAT, 2014
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy diện tích trồng lúa của nước ta liên tục tăng từ
năm 1960 đến năm 2000 từ 4,42 triệu ha tăng đến 7,67 triệu ha với năng suất
trung bình từ 1,44 đến 4,24 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt được 32,53 triệu tấn.
Tuy nhiên diện tích trồng lúa từ năm 2001 có xu hướng giảm dần, đặc biệt
giai đoạn từ năm 2006 – 2007 thì diện tích trồng lúa đã giảm mạnh từ 7,32 triệu

ha giảm xuống còn 7,20 triệu ha chủ yếu do xây dựng những khu công nghiệp
và phát triển đô thị trên đất lúa. Từ đó Chính phủ có chủ trương bảo vệ diện tích
trồng lúa hiện có. Do đó mà từ năm 2008 trở đi diện tích trồng lúa đang có dấu
hiệu phục hồi và đang dần được tăng lên, đạt 7,75 triệu ha vào năm 2012. Không
chỉ phục hồi và mở rộng diên tích trồng lúa mà năng suất cũng ngày càng được
nâng cao, đạt 5,63 tân/ha (2012), đã góp phần đáng kể cho sản lượng lúa gạo của
cả nước đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam trên thế giới.
Bảng 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012
ĐVT: tấn
10
5% 10% 15% 25% 100% Glutinous Jasmine
Các loại
khác
Tổng
Châu Á 2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797
Châu Phi 821.826 - 75.947 98.407 365.610 - 104.162 52.356 1.518.308
Châu Âu
và các
nước CIS
39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847
Châu Mỹ 32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333
Châu Úc 19.235 - - - - - 11.036 - 30.271
Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556
Nguồn: Thông tin thương mại/ Tổng cục Hải quan Việt Nam/ Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Mùa vụ 2011/2012, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản
lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo,
sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo
nước ta đạt 3,45 tỷ đô la Mỹ. Năm 2012 Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo
nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Xuất gạo của Việt Nam
sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ

phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và
Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67
triệu USD ( tăng 12,71% về lượng và tăng nhẹ 0,45 về kim ngạch so với năm
2011.Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 2,09 triệu
tấn, tương đương 898,43 triệu USD. Thị trường lớn thứ 2 là Philipines đạt 1,11
triệu tấn, trị giá 475,26 triệu USD, chiếm 12,94% tổng kim ngạch, tiếp đến là
Indonesia đạt 929,905 tấn, trị giá 458,39 triệu USD chiếm 12,48% tổng kim ngạch.
Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu
tấn ( tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm
20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này Việt
Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất
khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi
11
đầu năm 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và
sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và
Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Các thị
trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc,
Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn
là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm
2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu
USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà
đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17%
về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang
Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về
lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD
(giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012).
Năm 2014, áp lực lớn nhất cho xuất khẩu là gạo tồn kho Thái Lan còn qúa
lớn. Nếu nước này còn hạ thấp giá gạo như đã làm với gạo 5% tấm hiện nay sẽ

tiếp tục ảnh hưởng không ít đến người trồng lúa ở VN và các nước xuất khẩu
khác, do sức cạnh tranh đè nặng và giá lúa gạo còn xuống thấp hơn nữa. Xuất
khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ
tương đương năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn. Năm 2014 sẽ tiếp nối những
khó khăn của năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do
cung cấp dư thừa, cạnh tranh quyết liệt. Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục
chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp
chính ở châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới.
Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7%
tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012,
Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền
thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn. Tuy
12
nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang
các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ
và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh
tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán
để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt
Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị trường gạo chất
lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Giá lúa gạo ở Việt Nam chưa thể giúp nông dân Việt Nam cải thiện mức
thu nhập hiện nay. Ngoài ra, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nước có nền kinh tế
số một thế giới giảm bớt mua trái phiếu của mình và tăng lãi suất sẽ tăng áp lực
giá Đô la lên cao và giá dầu thô thấp hơn, làm giá ngũ cốc bản xứ và thế giới,
gồm lúa gạo giảm theo, dưới áp lực gạo tồn kho lớn của Thái Lan và gạo giá
thấp ở Ấn Độ. Theo cơ quan FAO, nhập khẩu gạo Trung Quốc còn cao trong
2013-2014, nhưng có thể giảm nếu giá gạo toàn cầu tăng; hơn nữa, nước này sẽ
nhập 1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong năm 2014 làm ảnh hưởng không ít số
lượng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc.

Vì vậy việc xuất khẩu gạo của nước ta trong 2014 còn gặp nhiều khó khăn.
Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay,
các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý đầu
tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các
thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.
1.1.3. Tình hình sản xuất giống lúa Nếp cẩm ĐH6 ở Việt Nam
Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đã tổ chức họp hội đồng khoa
học cấp cơ sở đánh giá kết quả chọn tạo, tuyển chọn và khảo nghiệm giống lúa
mới: Nếp cẩm ĐH6. Giống lúa này là giống lúa mới do Viện Nghiên cứu và
Phát triển cây trồng nghiên cứu, chọn tạo cho năng suất cao, chất lượng tốt.
13
Giống Nếp cẩm mới ĐH6 được chọn lọc và làm thuần từ giống nếp cẩm
Căm pẹ thu thập ở Thanh Hóa từ năm 2009. Sau khi chọn lọc các cá thể biến dị
tự nhiên, đi vào chọn dòng ưu tú và làm thuần từ vụ mùa năm 2010 đến vụ Xuân
năm 2012 bắt đầu gửi khảo nghiệm Quốc gia. Giống Nếp cẩm ĐH6 có phổ thích
ứng rộng, có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung,
giống đã được gieo cấy và cho kết quả tốt ở các tỉnh; Điện Biên, Hà Giang, Ninh
Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ
An, Thanh Hóa. Giống cũng được gieo cấy trong Sóc Trăng và có khả năng
thích nghi được ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Sau khi được Hội đồng khoa học đánh giá cao về kết quả chọn tạo và
khảo nghiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đang đề nghị Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử đối với giống Nếp cẩm ĐH6.
1.2 Những nghiên cứu về mật độ cấy lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m
2
. Lúa được tính bằng khóm, lúa gieo thẳng
được tính bằng số hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số
bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm

giảm số hạt trên bông, nhưng vượt quá giới hạn đó thì số hạt trên bông bắt đầu
giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống
kê cho thấy tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy.
Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó
đạt số bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề này Sasato (1966)
đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa ngược
lại phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dầy không có lợi bằng giống to
bông. Vùng lạnh nên cấy dầy hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa
hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dầy hơn so với lúa gieo sớm.
14
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ và khả năng đẻ nhánh của lúa lai
S.Yoshida (1985) đã khẳng định: Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa
đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20×20 cm đến 30×30 cm. Theo ông việc đẻ
nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m
2
, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có
những dảnh chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182-
242 dảnh/m
2
. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm
số hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự
đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.
“Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng
với các mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng, còn tăng quá năng suất giảm xuống" (S.Yoshida, 1985). Holiday
(1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ
parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng

mật độ quá thì năng suất lại giảm.
Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau.
Yoshida1985 cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm
khả năng đẻ nhánh có ảnh hướng đến năng suất. Ông đã thấy rằng năng suất hạt
của giống IR-154-451 (một giống để ít nhánh) tăng lên so với việc giảm khoảng
cách 10 x 10cm. Còn IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất đạt cực đại ở khoảng
cách cấy là 20 x 20cm.
Các tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và cộng sự (2002) đã sử
dụng tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng xuất của tổ hợp lai. Các tác giả sử
dụng hai công thức cấy thưa(90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống ở
Trung Quốc (30.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dầy
vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ.
15
+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa hơn công thức cấy dầy
8,86%, tỷ lệ hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 100 hạt cũng thấp hơn 0,86g.
Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17-19%.
Mật độ trồng thích hợp quần thể ruộng lúa sẽ sử dụng tốt nước và dinh
dưỡng để tạo ra năng suất cao nhất. Mật độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400 –
500 bông/m
2
, có nghĩa là 70 – 100 cây mạ/m
2
là tốt nhất. Mật độ thưa sẽ tăng
khả năng đẻ nhánh và có thể gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các
bông, ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Tuy nhiên, mật độ thưa cũng đồng
thời làm tăng cỏ dại, giảm chất lượng hạt giống. Mật độ trồng quá cao làm giảm
năng suất và chất lượng hạt giống vì tăng sự cạnh tranh nước và dinh dưỡng, che
khuất lẫn nhau, dễ đổ và giảm kích thước hạt. Mew và cộng sự (1994 - 2005).

Theo Yan Qingquan (1992) cấy mạ non, 1 dảnh/khóm, cần phải cấy thưa
và cấy theo ô vuông với khoảng cách từ 25 × 25 cm đến 50 × 50 cm là một phần
cốt yếu của SRI nhưng cấy thưa như thế nào thì cần được xác định theo kinh
nghiệm. Trước hết phải quan tâm đến các giống khác nhau. Nếu giống cao cây,
có thời gian sinh trưởng dài, chịu phân bón và khả năng đẻ nhánh khỏe hơn thì
có thể cấy thưa (25 × 25 cm hoặc hơn), những giống khác thì có thể cấy dầy hơn
sẽ cho năng suất cao. Thứ hai, mật độ cấy phụ thuộc vào dinh dưỡng và điều
kiện tưới. Điều kiện này luôn luôn phải xác định theo kinh nghiệm.
Lúa khi cấy ở mật độ thưa, mỗi cây sẽ có lượng dinh dưỡng lớn, khả năng
hút đạm và cung cấp cho hạt cao hơn đã làm tăng lượng protein trong hạt của lúa
nhưng lại làm giảm lượng lipit trong hạt ( De Datta và cộng sự, 1984).
1.2.2. Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy ở Việt nam
Ở Việt Nam, từ xa xưa bà con nông dân đã quan tâm đến mật độ cấy, đã
có nhiều tranh cãi về hai quan niệm: “cấy thưa, thừa thóc” với “cấy dầy, thóc
đầy kho”. Cho đến nay, sau rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học
đã cho thấy: cấy dầy hợp lý làm tăng năng suất rõ rệt. Tuỳ theo chân ruộng mạ
tốt – xấu, tuổi mạ, giống lúa, tập quán canh tác, thời vụ mà xác định mật độ cấy
16
cho phù hợp. Bố trí mật độ cấy, khoảng cách cấy, số dảnh/khóm, số khóm/m2
phù hợp nhằm tạo cấu trúc quần thể với số lượng bông thích hợp thì đạt được số
hạt nhiều, năng suất cao.
Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn diện tích. Với
lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ
được tính bằng số hạt mọc/m
2
. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao, số
bông càng nhiều. Nhưng trong giới hạn nhất định, khi tăng số bông không làm
giảm số hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt bắt
đầu giảm. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng dinh dưỡng
và ánh sáng. Xác định mật độ cấy phù hợp là yêu cầu cần thiết, phải dựa trên cơ

sở về tính di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng và các biện pháp
kỹ thuật khác.
Theo tác giả Bùi Huy Đáp (1970) để xác định mật độ cấy hợp lý có thể căn
cứ vào hai thông số: số bông cần đạt trên một m
2
và số bông hữu hiệu trên khóm.
Từ hai thông số này có thể xác định mật độ cấy phù hợp theo công thức:
Mật độ (khóm/m
2
) =
Số bông/m
2
số bông hữu hiệu/khóm
Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số nhánh thay đổi nhiều qua các
mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại là không thay đổi nhiều.
Các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ
những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông
(Bùi Huy Đáp, 1999).
Cũng theo tác giả, sự đẻ nhánh của cây lúa có quan hệ chặt chẽ với diện
tích dinh dưỡng. Diện tích dinh dưỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài.
Ngược lại, diện tích dinh dưỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy
dầy ở mật độ cao cây lúa sẽ không đẻ nhánh và một số nhánh bị lụi dần (Bùi
Huy Đáp, 1970).
17

×