Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thuế , các vấn đề về thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.21 KB, 4 trang )

Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một
quá trình phát triển lâu dài. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu
sẽ đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Vì
vậy, đã có rất nhiều khái niệm về thuế khác nhau.Tuy nhiên, thuế sẽ phải có
những đặc tính nhất định để phân biệt với các khoản phí, lệ phí và các khoản
đóng góp tự nguyện khác, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu chúng ta
cùng làm rõ các đặc điểm của thuế.
“Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà
nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi
có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và
hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế”.
Từ định nghĩa trên, ta có thể chỉ ra được các đặc điểm của thuế như sau:
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách.
Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước.
Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định.
Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc
được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ,
cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng
nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý
Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu
thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho
nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ
thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức
nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn
thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình
mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ
1
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy
định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác


biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Thuế do quốc hội lập ra dưới hình
thức là một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan
quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân biệt thuế
và các khoản phí, lệ phí. Tuy cũng là những khoản thu có tính chất bắt buộc
nhưng phí và lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.
Có thể thấy, thuế và quyền lực nhà nước là hai phạm trù không thể tách rời:
Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương
tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. Bằng quyền lực chính trị, nhà
nước tạo ra cho thuế tình cố định, sự tuân thủ của dối tượng nộp thuế. Vì vậy, chỉ
gắn với yếu tố quyền lực nhà nước, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo
nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc
cưỡng chế hình sự (quy định tại điều 161 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009).
Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu
nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Khác với khoản vay; phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người
nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế
thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả
trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà
nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi
thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm
công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất).
2
Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên thuế
không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế
không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử

dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, khi xem xét khái niệm thuế cũng phải
hiểu thuế trên hai góc độ: thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp Nhà nước thực hiện
các mục tiêu kinh tế-xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, Thuế có phạm vi áp dụng rộng. So với phí, lệ phí thì thuế có
phạm vi áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác
biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch
vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể)
đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc
đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều kiện nhất định,
Như vậy, từ việc nghiên cứu các đặc điểm trên của thuế, chúng ta có thể
phần nào hiểu được bản chất của thuế, có thể phân biệt được thuế và các khoản
thu khác có tính chất bắt buộc vào ngân sách như phí và lệ phí cũng như các
khoản thu có tính chất tự nguyện. Còn trên phương diện điều chính pháp luật,
việc nghiên cứu các đặc điểm này của thuế giúp cho các nhà làm luật lựa chọn sự
điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế, mặt khác giúp cho các đối
tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật thuế Việt Nam. Nxb Tư
pháp. Hà nội – 2005
4

×