Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo tổng hợp về TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CÁN THÉP VIỆT - NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.82 KB, 46 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH CÁN THÉP VIỆT - NGA
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH CÁN THÉP
VIỆT – NGA
* Lịch sử hình thành
- Tên công ty: Công Ty TNHH Cán Thép Việt – Nga
- Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Quất Động - Thường Tín - Hà Nội
- Ngày thành lập: 11/01/2006
- Mã số thuế: 0500476284
- Điện thoại: 0433.853.299
- Fax: 0433.763.651
* Lĩnh vực kinh doanh
־ Sản xuất sắt , thép gang.
־ Đúc sắt, thép.
־ Rèn, dập, ép và cán các kin loại; luyện bột kim loại.
־ Tái chế phế liệu kim loại ( không bao gồm nhà nước cấm ).
־ Bán, buôn sắt thép.
־ Bán buôn xi măng, gạch xây, ngói, cát, đá sỏi và vật liệu xây dựng khác.
־ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong
các cửa hàng chuyên doanh.
־ Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
־ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
* Quá trình phát triển của công ty:
Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga là một thành viên trực thuộc công ty cổ
phần Thành Long, có trụ sở chính tại Cụm Công nghiệp Quất Động – Thường Tín –
Hà Nội.
1
Năm 2006 Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga được thành lập. Công ty được
hình thành trên cơ sở nhà máy thép với tư cách là đơn vị thành viên 100% vốn của


công ty Cổ phần Thành Long.
Năm 2010 tới nay nhờ áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới mà tình hình
tài chính của Công ty đã có bước phát triển mới và đi vào ổn định. Nhờ vào dây
chuyền sản xuất mới này mà đội ngũ công nhân viên của Công ty cũng giảm được tối
thiểu sức lao động.
Với kinh nghiệm 13 năm trong nghề cán thép, với đội ngũ cán bộ công nhân viên
lành nghề, với thương hiệu Thép Việt – Nga đã có uy tín trên thị trường Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc, công ty đã đang và sẽ làm thoả mãn các khách hàng và đóng góp
vào sự phát triển và hội nhập kinh tế đất nước.
1.2. ĐĂC ĐIỂM HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH CÁN THÉP VIỆT – NGA
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga
Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh thép, đơn vị sản xuất thép cán nóng phục vụ xây dựng và cơ
khí.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đảm nhận các nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề đăng ký, mục đích đã thành lập.
- Sản xuất theo đơn đặt hàng cuả khách hàng, xuất - nhập khẩu theo đơn đặt hàng
đã ký, uỷ thác xuất - khẩu qua đơn được phép xuất - nhập khẩu.
- Chủ động tìm hiểu và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường, khẳng định thương hiệu thép Việt – Nga.
- Bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân. Thường xuyên tổ chức nâng cao tay
nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân góp phần đẩy mạnh sản xuất.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga
Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga sản xuất thép cán nóng trên dây chuyền hiện
đại cán liên tục tự động với công suất thiết kế 150.000/năm. Nguyên liệu đầu vào chủ
yếu là phôi thép, vật tư phôi chiếm đến 90% cơ cấu giá thành sản xuất. Nguồn phôi là
2

phôi nhập khẩu hoặc phôi đúc trong nước có kích thước là vuông 120 mm. Nguồn
phôi thép trong nước chủ yếu do các nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty thép
miền Nam và các nhà máy nhỏ khác cung cấp với số lượng đáp ứng khoảng 20% nhu
cầu cả nước. Do vậy, Công ty chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu từ
nước ngoài, lượng phôi mua trong nước rất ít, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng
mua phôi cả năm. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất
nhiều vào việc tìm kiếm nguồn phôi có chất lượng tốt, khả năng cung cấp ổn định và
giá cả hợp lý.
Từ nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là phôi thép, qua dây chuyền sản xuất thép
tiên tiến, hiện đại, cho ra sản phẩm đầu ra thép các loại: thép thanh vằn, thép tròn
trơn, thép dẹt Để đa dạng hoá sản phẩm Công ty đã quyết định đầu tư 3 dây truyền
sản xuất thép:
- Dây truyền thứ nhất (gọi là phân xưởng I) chuyên sản xuất các loại thép tròn trơn
và thép dẹt có độ chính xác cao.
- Dây truyền thứ hai (gọi tắt phân xưởng II) chuyên sản xuất thép thanh vằn phục
vụ xây dựng với cường độ cao.
- Dây truyền thứ ba (nằm trong phân xưởng II) chuyên sản xuất thép hình các loại,
như thép U, thép V, thép I
1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga
Xem xét về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty qua sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Sơ dồ quy trình công nghệ cán thép
- Sơ chế phôi: Phôi trước khi nạp lò được kiểm tra theo quy trình kiểm tra phôi,
phôi không đạt sẽ bị loại chờ xử lý, phôi đạt yêu cầu sẽ được cắt phôi sơ chế, phôi
3
Sơ chế
phôi
Nạp
phôi
Nung
phôi

Tống
phôi
Cán
thô
Cán
trung
Cán
tinh
Sàn
nguội
Kiểm
tra
Đóng

qua sơ chế được kiểm tra lại về chất lượng, mức đạt yêu cầu trước khi nhập kho chờ
cán sản phẩm.
- Nạp phôi: Phôi qua sơ chế được chuyển từ kho vào gian nạp phôi, thợ nạp phôi
thực hiện nạp từng phôi thành phẩm vào lò nung.
- Nung phôi: Phôi liệu sau khi được đưa vào lò sẽ được nung liên tục, nung từ
nhiệt độ môi trường ( từ 20˚C ± 5˚C) lên tới nhiệt độ yêu cầu của phôi cán tuỳ theo
từng mác thép (1100-1150˚C ). Phôi sau khi nung tiếp tục kiểm tra trước khi cán thử,
rồi cán hàng loạt sản phẩm.
- Cán thô: các giá cán thô được bố trí để thực hiện cán thép, tất cả các loại sản
phẩm cán đều được cán qua các giá cán thô, sau đó qua máy cắt tay quay để cắt đầu
đuôi, loại bỏ khuyết tật đầu đuôi vật cán.
- Cán trung: các giá cán trung tính được bố trí để thực hiện cán trung vật cán trước
khi vào giai đoạn tiếp theo là cán tinh.
- Cán tinh: giai đoạn có hệ thống cán gồm nhiều loại chi tiết khác nhau. Tùy thuộc
vào tiết diện của sản phẩm cán mà kích thước, số lượng của các thiết bị này và cách
bố trí có khác nhau. Tiếp theo, trước khi đưa vào sàn nguội, thép thanh được cắt phân

đoạn với chiều dài thích hợp theo chiều dài làm việc của sàn nguội.
- Sàn nguội: thép thanh được cấp vào sàn nguội, được làm nguội một cách tự
nhiên trong không khí và đồng đều hóa nhiệt độ ở trong lõi và bề mặt thanh. Sản
phẩm được chuyển qua sàn nguội, đưa tới máy cắt nguội để cắt thanh theo chiều dài
thương phẩm.
- Kiểm tra: quá trình này được tiến hành tại khu vực thành phẩm thanh, sản phẩm
thép phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã công bố của công ty. Những sản phẩm
không đạt yêu cầu sẽ được đánh dấu và để riêng để chờ xử lý.
- Đóng bó: đếm và đóng bó thép được thực hiện theo quy định riêng, sau đó cần
bó để chuyển đến nhập kho hoặc xuất bán.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÁN THÉP VIỆT – NGA
Công ty sử dụng mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức phân tán nhằm
phát huy hiệu quả tốt nhất của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty.
Do đó sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức trên sơ đồ 1.2:
4
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Giải thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban trong Công ty:
1. Giám đốc:
Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ:
- Lập, phê duyệt chính sách và mục tiêu chất lượng.
- Phân công trách nhiệm và nhiệm vụ cho các phòng, ban.
- Phê duyệt kế hoạch sản xuất, chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ.
- Phê duyệt kế hoạch tài chính, kiểm soát ngân quỹ.
5

Tổ
phôi
Bộ
phận
cơ khí
Bộ phận
công
nghệ
Các tổ
cán
Tổ xếp
dỡ
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng

phân
xưởng
sản xuất
Phòng

thuật
Tổ gia
công
cơ khí
Tổ cơ
điện
- Trực tiếp quản lý các phòng tổ chức hành chính, kinh doanh, mảng kế hoạch và
phôi thép của phòng kế hoạch - vật tư.
2. Phó Giám đốc Kỹ thuật - sản xuất:
Nhiệm vụ giúp Giám đốc các công việc sau:
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua phân công chỉ đạo phòng kỹ
thuật, phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch vật tư.
- Chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình công nghệ.
- Bố trí hợp lý nhân lực để vận hành tốt dây chuyền sản xuất.
- Chỉ đạo xác lập các nhu cầu vật tư, nguyên liệu, nguồn lực để xây dựng và thực
hiện kế hoạch sản xuất.
- Chỉ đạo việc xây dựng các điểm kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm về chất
lượng và tiến độ sản xuất.
- Chỉ đạo kiểm tra và xử lý sản phẩm không phù hợp.
- Chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản.
3. Phó Giám đốc kinh doanh:
Nhiệm vụ giúp Giám đốc các công việc:
- Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng,
giới thiệu sản phẩm, các khiếu nại của khách hàng.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ trình Giám đốc duyệt.

- Theo dõi, quản lý trực tiếp phòng kinh doanh.
- Xác định các chiến lược nghiên cứu thị trường và kế hoạch nghiên cứu thị
trường, đưa ra các chính sách bán hàng.
- Duyệt, ký kết các hợp đồng bán hàng theo uỷ quyền của Giám đốc. Theo dõi,
duyệt, điều hành các hoạt động xuất hàng tại công ty.
4. Phòng kinh doanh:
Chức năng: trực tiếp tổ chức tiếp thị, bán hàng, thu tiền, theo dõi công nợ.
Nhiệm vụ:
- Đánh giá, phân tích thị trường, lập kế hoạch bán hàng tháng, quý, năm; xây dựng
chế độ, chính sách phù hợp; xây dựng chiến lược kinh doanh.
6
- Thiết lập hợp đồng, tham mưu với ban lãnh đạo đàm phán các hợp đồng đó;
tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về việc lập và xây dựng kế hoạch tiêu thụ
ngắn và dài hạn cho Công ty.
- Tổ chức việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, marketing, chăm sóc khách hàng, xây
dựng và phát triển thương hiệu.
Quyền hạn:
- Quyền chủ động đề nghị phối hợp công việc với các phòng, ban thuộc Công ty,
với các cơ quan chức năng, đối tác khách hàng để thực hiện tốt chức năng và nhiệm
vụ được giao.
- Chủ động đề xuất phương hướng, chiến lược phát triển các mặt hoạt động kinh
doanh với ban lãnh đạo Công ty.
- Được quyền quyết định giá bán theo chính sách bán hàng của Công ty.
5. Phòng Tổ chức hành chính:
Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về các mặt hoạt động công tác tổ
chức quản lý nhân sự, chế độ chính sách, tiền lương; công tác hành chính quản trị;
công tác bảo vệ, phục vụ đời sống.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy hoạt động cho phù hợp với đặc
điểm tình hình hoạt động và yêu cầu phát triển của Công ty.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo; xây dựng nội quy lao động, thoả ước
lao động tập thể; theo dõi lương, thưởng, kỷ luật CBCNV; thực hiện các chế độ chính
sách về BHXH, BHYT, BHTN.
- Quản lý, lưu giữ các loại giấy tờ pháp lý của Công ty, xử lý công văn.
- Nhiệm vụ về công tác bảo vệ, phục vụ đời sống.
Quyền hạn:
- Quyền kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và đôn đốc các phòng, ban thực hiện tốt
các nội quy, quy chế của Công ty và các hoạt động liên quan.
- Quyền chủ động trong việc phối hợp, quan hệ với các phòng, ban với đối tác để
thực hiện tốt chức năng.
6. Phòng Tài chính - Kế toán:
7
Chức năng: tham mưu giúp Giám đốc về các mặt hoạt động công tác tài chính
doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức ghi chép, tính toán chính xác số liệu kế toán, thống kế để phản ánh kịp
thời đầy đủ toàn bộ tài sản, phân tích kết quả tình hình hoạt động SXKD của Công ty
trình Giám đốc.
- Tổ chức kiểm kê các loại tài sản theo quy định của công ty.
- Căn cứ vào nhiệm vụ trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư
XDCB hàng năm của Công ty mà có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi tài chính trình
Giám đốc duyệt.
- Tham mưu trong việc mở tài khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Tổ chức quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi, kiểm tra tiền thu của các bộ phận, khách
hàng, lập báo cáo quỹ.
Quyền hạn:
- Quyền kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và đôn đốc các phòng, ban thực hiện tốt
các mặt có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Quyền chủ động phối hợp với các phòng, ban có liên quan.
7. Phân xưởng sản xuất:

Chức năng: Là bộ phận sản xuất chính có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về
công tác tổ chức sản xuất, và công tác ISO.
Nhiệm vụ:
- Nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức triển khai đến các tổ sản xuất.
- Thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tra, đôn đốc.
- Thực hiện quy trình công nghệ, xử lý quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Phân công công việc hiệu quả, thực hiện an toàn lao động.
Quyền hạn: quyền đôn đốc, phối hợp với các phòng, ban khác liên quan đến hoạt
động, chức năng nhiệm vụ của phòng.
8. Phòng Kỹ thuật:
Chức năng: là phòng nghiệp vụ chuyên môn về kỹ thuật, có chức năng tham mưu
giúp Giám đốc về công tác kỹ thuật công nghệ điện - tự động hoá; vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa; gia công cơ khí; kiểm tra chất lượng sản phẩm.
8
Nhiệm vụ:
- Thiết kế công nghệ, kỹ thuật, chế tạo chi tiết phụ tùng và chuẩn bị tốt các
phương án kỹ thuật, an toàn phục vụ sản xuất.
- Lập quy trình, quy phạm và giải pháp kỹ thuật cho sản xuất, xây dựng quy phạm
an toàn lao động cho thiết bị máy móc có quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Tham mưu về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất về trước mắt và lâu dài.
- Kiểm tra, giám sát quy trình công nghệ và quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý
bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quyền hạn:
- Quyền kiểm tra, giám sát, đôn đốc; quyền phối hợp với các phòng, ban liên quan
đến các mặt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Quyền đề xuất cải tiến về kỹ thuật thuộc chức năng và nhiệm vụ của phòng.
9. Phòng Kế hoạch - Vật tư:
Chức năng: Là phòng nghiệp vụ về vật tư, chức năng phục vụ sản xuất kinh doanh
về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều độ sản xuất, đầu tư; công tác cung
ứng vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất; công tác kho vận.

Nhiệm vụ:
- Lập và thực hiện kế hoạch vật tư theo kế hoạch, cung ứng kịp thời trang thiết bị
và vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư và triển khai kế hoạch đến các
phòng, ban theo chỉ đạo của Giám đốc.
- Quản lý kho vật tư, kho sản phẩm; xếp chuyển vật tư
Quyền hạn:
- Quyền kiểm tra, giám sát, đôn đốc; quyền chủ động phối hợp với các phòng, ban
có liên quan đến các mặt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của phòng.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH CÁN THÉP VIỆT – NGA
1.4.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được theo dõi trên bảng 1.1
9
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010-2012)
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát
triển bình
quân liên hoàn
(%)
Giá trị
Tốc độ phát
triển liên hoàn
(%)
Giátrị
Tốc độ phát
triển liên hoàn
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 48.585.999.132 75.529.047.461 155,6 244.804.344.333 324,1 224,6

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 245.654.135 48.172.904 19,8 1.394.100.724 2.893 239,3
3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 48.340.344.997 75.480.874.557 156,2 243.410.243.609 322,5 224,5
4. Giá vốn hàng bán 46.059.069.975 69.784.125.390 151,6 222.900.293.155 319,4 220
6. Doanh thu tài chính 2.500.000 51.270.248 2050,9 53.280.511 103,9 461,6
7.Chi phí tài chính 193.343.827 4.282.167.457 2.214,9 12.964.723.506 302,8 819
8. Chi phí bán hàng 2.570.718.648 1.485.303.416 57,9 2.990.989.596 201,4 108,7
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (480.287.453) (1.853.690.183) 386 706.199.132 (38,1) (121,3)
10. Thu nhập khác 675.139.351 1.224.398.157 181,4 1.271.175.235 103,8 137,2
11. Lợi nhuận khác 675.139.351 144.238.263 21,5 1.150.190.145 797,4 131
12. Lợi nhuận trước thuế TNDN 194.851.898 (1.709.451.920) (877,3) 1.856.389.877 (108,6) 308,7
13. Thuế TNDN (25%) 48.712.974,5 (427.362.980) (877,3) 464.097.469,3 (108,6) 308,7
14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 146.138.923,5 (1.282.088.940) (877,3) 1.392.292.408 (108,6) 308,7
10
Cuối năm 2010 dự án đầu tư thép Việt – Nga khánh thành và đi vào hoạt động,
những năm đầu hoạt động còn gặp một số khó khăn nhất định nên kết quả kinh doanh
của công ty chưa thực sự được ổn định. Qua bảng chỉ tiêu trên ta có thể thấy, tổng
doanh thu qua 3 năm liên tục tăng: tổng doanh thu năm 2011 gấp 1.55 lần năm 2010,
năm 2012 gấp 3.24 lần năm 2011. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm 2011 chưa được
tốt, thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế âm. Điều này có thể được lý giải là do dự án
thép mới đi vào hoạt động, chưa có sự ổn định đồng bộ, trong sản xuất kinh doanh
chưa cắt giảm được phần nào các khoản chi phí cố định, doanh thu tăng không đủ bù
đắp chi phí tăng. Tình hình này được cải thiện trong năm 2012, kết quả kinh doanh có
tín hiệu đáng mừng, tổng doanh thu vượt hẳn 2 năm trước, lợi nhuận sau thuế là khá cao
1.392.292.408 đồng.
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
(ĐVT:Đồng
)
Chỉ tiêu Năm 2010


Năm 2011
Năm
2012
Tốc độ
phát
triển
bình
quân
liên
hoàn
(%)

Giá trị
Tốc
độ
phát
triển
liên
hoàn
(%)
Giátrị
Tốc
độ
phát
triển
liên
hoàn
(%)
A. TÀI SẢN 2.850.742.555 1.991.366.142 69,9 2.810.910.250 141,2 99,3
1. Tài sản ngắn hạn 1.951.650.228 1.022.688.320 52,4 1.504.355.211 147,1 87,8

2. Tài sản dài hạn 899.092.327 968.677.822 107,7 1.306.555.039 134,9 120,5
B. NGUỒN VỐN 2.850.742.555 1.991.366.142 69,9 2.810.910.250 141,2 99,3
1. Nợ phải trả 1.945.200.651 854.366.222 43,9 1.556.025.030 182,1 89,4
2. Vốn chủ sở hữu 905.541.904 1.136.999.920 125,6 1.254.885.220 110,4 117,8
Nhận xét:
11
Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn
2010- 2012 có nhiều biến động cụ thể:
- Tài sản của Công ty năm 2010 là 2.850.742.555 đồng sang năm 2011 giảm
1.991.366.142 đồng đến năm 2012 tăng lên 2.810.910.250 đồng. Tương ứng với tốc độ
phát triển liên hoàn giai đoạn 2010- 2011 là 69,9%, giai đoạn 2011- 2012 là 141,2%
nên tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2010- 2012 là 99,3%. Điều này là do:
+ Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2012 là 2.404.355.211 đồng tăng so với năm
2010 là 1.951.650.228 đồng. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn năm 2012 đã tăng so với năm
2011 từ 1.022.688.320 đồng đến 1.504.355.211 đồng. Điều này là do lượng sản xuất
của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2010. Việc giảm lượng sản xuất là vì nền kinh
tế đang bị khủng hoảng người dân giảm nhu cầu sử dụng.
- Nguồn vốn của Công ty năm 2010 là 2.850.742.555 đồng sang năm 2011 giảm
1.991.366.142 đồng đến năm 2012 tăng lên 2.810.910.250 đồng. Tương ứng với tốc độ
phát triển liên hoàn giai đoạn 2010- 2011 là 69,9 giai đoạn 2011- 2012 là 141,2% nên
tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2010- 2012 là 99,3%. Điều này là do:
+ Nợ phải trả của Công ty năm 2010 là 1.945.200.651 đồng sang năm 2011 nợ phải
trả của Công ty giảm xuống còn 854.366.222 đồng. Nợ phải trả của Công ty giảm là
do Công ty giảm các khoản vay ngân hàng và tăng cường việc sử dụng lợi nhuận sau
thuế để lại.
+ Vốn chủ sở hữu của Công ty trong ba năm đều tăng nhưng chỉ tăng với mức độ
thấp, cụ thể: năm 2010 là 905.541.904 đồng, năm 2011 là 1.136.999.920 đồng, năm
2012 là 1.254.885.220 đồng. Việc tăng vốn chủ sở hữu là do Công ty tăng việc đầu tư
vào các tài sản dài hạn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Qua những phân tích trên, ta thấy hiện tại Công ty đang có những chính sách, chiến

lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng
trầm trọng này.
Tổng tài sản
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = (lần)
Tổng nợ phải trả

2.850.742.555
12
+ Năm 2010 = = 1,5 (lần)
1.945.200.651

1.991.366.142
+ Năm 2011 = = 2,3 (lần)
854.366.222

2.810.910.250
+ Năm 2012 = = 1,8 (lần)
1.556.025.030
Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của năm 2011 tăng 1,5 lần tương
ứng với tăng 69,9%. Và năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,5 lần tương tứng với
141,2%. Tại ba năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1, chứng từ Công ty có đủ và thừa khả
năng thanh toán tổng quát.

Đầu năm + Cuối năm
Tài sản bình quân =
2
2.850.742.555 + 1.991.366.142
Năm 2011 = = 2.286.154.349 (đồng)
2
1.991.366.142 + 2.810.910.250

Năm 2012 = = 2.401.138.196 (đồng)
2
Lợi nhuận sau thuế
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = x 100%
Tài sản bình quân
(1.282.088.940)
+ Năm 2011 = x 100% = (56,1) %
2.286.154.349
1.392.292.408
13
+ Năm 2012 = x 100% = 58 %
2.401.138.196
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2012 tăng so với năm 2011 là 114,1%.
Chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2012 lớn hơn năm 2011.
1.4.3. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty
Bảng 1.3: Tình hình cơ sở vật chất của Công ty tại ngày 31/12/2012
(ĐVT: đồng)
STT Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ
trọng
(%)
Giá trị còn
lại
Giá trị còn lại
Nguyên giá
(%)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc
2.258.258.880 32,8 1.200.500.000 53,9
2 Máy móc thiết bị
3.369.258.111 49 1.991.252.289 59,1
3 Phương tiện vận tải

1.254.325.210 18,2 911.352.100 72,7
Tổng
6.881.842.201 100 4.103.104.389 59,6
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tình hình cơ sở vật chất của Công ty tại ngày 31 tháng 12
năm 2012 có sự biến động. Về giá trị còn lại của trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công
ty tại ngày 31/12/2912 khi giá trị còn lại chỉ còn 59,6 % so với nguyên giá với tình
hình trên cho thấy Tài sản của Công ty đang dần cũ đi, phương tiện vận tải giảm xuống
còn 72,7 % giá trị ban đầu máy móc thiết bị giảm xuống còn 59,1 % giá trị ban đầu.
Nhà cửa vật kiến trúc đang dần suy sụp giá trị còn lại chỉ còn 53,9 %, một số cần được
xây dựng mới lại để đảm bảo an toàn lao động cho toan Công ty.
1.4.4. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Tình hình sử dụng lao động của Công ty được thực hiện trên bảng 1.3
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2012
14
(ĐVT: người)
STT Nội dung Số lượng Tỉ trọng(%)
1 Tổng số lao động
Trong đó: Nữ
Nam
102
12
90
100
11,8
88,2
2 Trình độ lao động
־ Đại học:
־ Cao đẳng:
־ Trung cấp:

־ Lao động phổ thông:
8
10
10
74
7,8
9,8
9,8
72,5
3 Theo quá trình sản xuất
־ Lao động trực tiếp
־ Lao động gián tiếp
70
32
68,6
31,4
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng lao động Nam của Công ty chiếm đến
88,2 % điều này rất phù hợp với một DN sản xuất thép mang bản chất là một ngành
công nghiệp nặng.
Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga có đa số lao động xuất thân tư nông thôn và
mới chỉ học hết phổ thông. Họ có học vấn không cao nhưng là những người trẻ tuổi,
họ có khả năng tiếp thu kinh nghiệm và học việc rất nhanh chóng. Tuổi trung bình của
công nhân trong Công ty là rất trẻ khoảng 25 tuổi. Người trẻ nhất trong công ty là 22
tuổi và người cao tuổi nhất là 45 tuổi. Giám đốc doanh nghiệp cũng là người trẻ tuổi.
Với độ ngũ lao động trẻ tuổi như vậy cũng là một lợi thế của công ty.
Công ty có nhân viên học vấn cao làm các công việc tại các văn phòng, còn các lao
động có trình độ thấp hơn thì làm việc trực tiếp sản xuất tại xưởng. Việc phân công lao
động này rất hợp lí vì sẽ sử dụng hết khả năng và năng lực của người lao động.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CÁN THÉP VIỆT - NGA

15
2.1. TỔ CHỨC HỆN THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CÁN THÉP
VIỆT – NGA
Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán, để phù hợp với đặc điểm
tổ chức sản xuất kinh doanh; để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của
kế toán, công ty thực hiện công tác kế toán theo hình thức kết hợp giữa tập trung và
phân tán. Hiện nay, phòng Tài chính - Kế toán (TC – KT) của công ty gồm 8 người, tổ
chức bộ máy theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trách nhiệm từng người trong bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng (kiêm Trưởng phòng TC – KT): có trách nhiệm tổ chức thực hiện
công tác kế toán, điều hành bộ máy kế toán, giám sát tài chính, thực hiện các quy định
của pháp luật về kế toán, tài chính.
- Phó phòng 1: phụ trách việc tổng hợp cân đối, quyết toán, theo dõi về thuế, về
huy động vốn của công ty.
- Phó phòng 2: trợ giúp kế toán trưởng theo dõi tài chính, phản ánh toàn bộ tài sản
và phân tích hoạt động của công ty.
- Kế toán viên thanh toán, công nợ: Kế toán thanh toán phụ trách theo dõi, lập
Phiếu Thu, Chi tiền mặt dựa trên các chứng từ đã được Giám Đốc ký duyệt như Giấy
16
Kế toán trưởng
(Kiêm Trưởng phòng TC - KT)
Kế toán viên
thanh toán,
công nợ
Kế toán viên
vật tư,TSCĐ
Kế toán viên
tiền lương
Kế toán viên

tiêu thụ
Thủ
quỹ
Phó phòng 1
Phó phòng 2
đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng, bảng lương…; thực hiện và
kiểm tra đầy đủ các quy trình về chứng từ, thủ tục thanh toán.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng
khách hàng, nhà cung cấp, để phục vụ việc theo dõi đầy đủ, kịp thời và chính xác các
khoản Nợ phải thu, phải trả; theo dõi chi tiết các Hợp đồng liên quan đến các khoản
Phải thu - Phải trả để thực hiện việc đối chiếu và thanh lý khi hợp đồng kết thúc; phân
loại nợ kịp thời phát hiện các khoản Nợ khó đòi hay quá hạn để có biện pháp xử lý;
theo dõi các khoản Phải thu - Phải trả khác
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Kế toán vật tư theo dõi về sự biến động tăng giảm vật tư,
tình hình sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sự biến động cả về số
lượng và giá trị vật tư mua về và xuất dùng cho các hoạt động của công ty.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ theo đối tượng để phục vụ
việc quản lý TSCĐ.
- Kế toán tiền lương: Cập nhật danh sách nhân viên, bộ phận và các thông tin để
tính lương, cập nhật bảng chấm công, các loại hệ số, sản lượng sản phẩm sản xuất,
doanh thu kinh doanh ; theo dõi lương, thanh toán lương và các khoản trích theo
lương.
- Kế toán tiêu thụ: theo dõi thành phẩm, các nghiệp vụ tiêu thụ, ghi nhận các khoản
nợ phải thu phát sinh, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu – chi theo yêu cầu đã được Giám
đốc, Kế toán trưởng phê duyệt, theo dõi tiền gửi ngân hàng, thực hiện các giao dịch
cần thiết với ngân hàng.
Công ty áp dụng kế toán trên máy, việc sử dụng phần mềm kế toán Ascom cũng
giúp cho công việc của kế toán thuận tiện đáng kể hơn.
2.1.1. Các chính sách kế toán chung

- Công ty đã áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo
đúng mọi quy đinh của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung.
17
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh là đồng ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do ngân hàng Nhà Nước công
bố tại thời điểm phát sinh.
- Niên độ kế toán theo năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm
dương lịch.
- Lập báo cáo tài chính năm áp dụng theo quyết định số Quyết định số 15/2006/QĐ
– BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các văn bả sửa đổi bổ xung khác.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng tồn kho được xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Xác định khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng.
- Hệ thống tài khoản kế toán: sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chế độ chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán được vận dụng ở công ty tuân thủ đúng các quy định
pháp lý theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, gồm:
- Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp này, gồm 5 chỉ
tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: gồm có Bảng chấm công, Bảng chấm công làm
thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy đi đường,
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng thanh toán tiền làm thêm
giờ, ảng thanh toán tiền thuê ngoài, Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý (nghiệm

thu) hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội.
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho: Gồm có Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
+ Chỉ tiêu bán hàng: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Thẻ quầy hàng.
+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền
tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán, Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý,
18
đá quý, Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND), Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ,
vàng bạc ), Bảng kê chi tiền.
+ Chỉ tiêu TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn
giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê
TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản ở Công ty khá đầy đủ và chi tiết. Hệ thống tài khoản ở Công ty
được thực hiện theo QĐ/15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC .
Các tài khoản mà công ty sử dụng được liệt kê trong bảng hệ thống tài
khoản sau để làm căn cứ lập Bảng Cân Đối Kế Toán, Bảng Báo Cáo KQHĐKD.
Ngoài ra Công ty không sử dụng thêm tài khoản chi tiết nào.
Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản
SHTK TÊN TÀI KHOẢN SHTK TÊN TÀI KHOẢN
111
Tiền mặt
3384
Bảo hiểm y tế
112
Tiền gửi ngân hàng
3389
Bảo hiểm thất nghiệp

131
Phải thu của khách
4111
Vốn đầu tư chủ sở hữu
1331
Thuế GTGT được khấu trừ
415
Quỹ dự phòng tài chính
141
Tạm ứng
421
Lợi nhuận chưa phân phối
1521
Nguyên vật liệu chính
431
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1522
Nguyên vật liệu phụ
5111
Doanh thu bán hàng hoá
1531
Công cụ, dụng cụ
5112
Doanh thu bán thành phẩm
154
Chi phí sản xuất dở dang
515
Doanh thu hoạt động TC
155
Thành phẩm

6211
Chi phí NVL trực tiếp
156
Giá mua hàng hoá
622
Chi phí nhân công trực tiếp
2111
TSCĐ
6271
Chi phí nhân viên PX
2141
Hao mòn TSCĐ
6272
Chi phí vật liệu
2411
Mua sắm TSCĐ
6273
Chi phí dụng cụ sản xuất
2413
Sửa chữa TSCĐ
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
19
311
Vay ngắn hạn
6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài
331
Phải trả khách hàng
632

Giá vốn hàng bán
3331
Thuế GTGT đầu ra
635
Chi phí tài chính
3333
Thuế xuât nhập khẩu
641
Chi phí bán hàng
3334
Thuế thu nhập DN
642
Chi phí quản lý
334
Lương phải trả
711
Thu nhập khác
335
Chi phí phải trả
811
Chi phí khác
3382
Kinh phí công đoàn
8211
Chi phí thuế TNDN HH
3383
Bảo hiểm xã hội
911
XĐ kết quả kinh doanh
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Là một doanh nhiệp có quy mô vừa lên Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình
thức Nhật ký chung. Với việc áp dụng hình thức kế toán này sẽ giảm nhẹ được khối
lượng công việc kế toán mà vẫn nâng cao được chất lượng, phân công hợp lý cán bộ
kế toán để có thể cung cấp kịp thời số liệu theo yêu cầu quản lý và lập báo cáo tài
chính nhanh.
Hệ thống sổ sách kế toán mà công ty áp dụng.
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các tài khoản, sổ nhật ký chung.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo
yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho
việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên
sổ Nhật ký; Sổ Cái; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ Tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, dụng
cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá;
Thẻ kho; Thẻ TSCĐ; Sổ chi tiết thanh toán với người bán (người mua); Sổ chi tiết sản
xuất, kinh doanh; Thẻ tính giá thành sản phẩm;…
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được theo dõi qua sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ
20
Chứng từ kế toán


Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù
hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời
vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài
chính.
21
Sổ nhật ký đặc
biệt
Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng
lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Cũng như công ty sản xuất khác, Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga áp dụng hệ
thống báo cáo theo quyết định số QĐ/15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC

- Kỳ lập Báo cáo tài chính năm gồm có: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là kế toán trưởng và kế toán tổng hợp của
phòng kế toán viên cấp các sổ chi tiết để kế toán trưởng và kế toán tổng hợp lại các
báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính của Công ty phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính
cho các cơ quan sau:
+ Cơ quan thuế.
+ Cơ quan thống kê.
+ doanh nghiệp cấp trên.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.2.1. Tổ chức công việc tại Công ty TNHH Cán Thép Việt – Nga
2.2.1.1. Kế toán vốn bằng tiền
a, Kế toán tiền mặt
* Chứng từ sử dụng
־ Phiếu thu.
־ Phiếu chi.
־ Giấy đề nghị tạm ứng.
־ Giấy thanh toán tiền tạm ứng.
־ Hoá đơn bán hàng.
־ Biên lai thu tiền…
* Tài khoản sử dụng
־ TK 111: Tiền mặt.
22
Kêt cấu của TK 111:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi
kiểmkê;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền
mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi
kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối
với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
־ TK 111 có các TK cấp 2 sau:
+ TK 1111: Tiền Việt Nam.
+ TK 1112: Tiền ngoại tệ.
+ TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
* Hạch toán tiền mặt tại quỹ trên TK 111
Việc thu, chi tiền mặt tại quỹ phải có lênh thu; lệnh chi; lệnh thu, chi phỉa có chữ
ký của Giám đốc và kế toán trưởng. Trên cơ sở các lệnh thu, lệnh chi kế toán tiền mặt
tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Thủ quỹ khi nhận được phiếu thu, phiếu chi sẽ tiến
hành thu, chi theo các chứng từ đó. Khi thu, chi thủ quỹ ký tên và đóng dấu đã thu
tiền, đã chi tiền lên các phiếu thu, phiếu chi. Sau đó thủ quỹ dùng phiếu thu, phiếu chi
để ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ và các chứng từ kèm theo cho
kế toán tiền mặt. căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ có liên quan, kế toán
xác định nội dung thu, chi để định khoản và ghi vào sổ kế toán.
* Hạch toán tổng hợp kế toán tiền mặt
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thu, chi tiền mặt
TK 511,512 TK 111 TK 112
23
Thu tiền bán hàng Nộp tiền mặt vào ngân hàng

TK 711 TK 152,153,156,

Thu khác 611,211
Mua vật tư hàng hoá
TK 112
Rút TGNH về nhập quỹ TK 331
Trả nợ hoặc ứng trước tiền
TK 131 Cho người bán
Khách hàng trả nợ hoặc ứng trước TK 311,333,334,338
Trả nợ vay,CNV và các
TK 411,441 khoản nợ khác
Nhận vốn chủ sở hữu TK 411,441
Trả vốn cho chủ sở hữu
TK 3331
Thu thuế GTGT cho nhà nước
Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ

b, Kế toán tiền gửi ngân hàng
* Chứng từ sử dụng
־ Giấy báo Có, giấy báo Nợ, bản sao kê của ngân hàng.
־ Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi,
uỷ nhiệm thu.
* Tài khoản sử dụng
־ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Kết cấu của TK 112:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân
hàng;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:
24
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân

hàng;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân
hàng.
־ TK 112 có các TK cấp 2 sau:
+ TK 1121 Tiền Việt Nam : phản ánh tiền Việt Nam
đang gửi tại ngân hàng
+ 1122 Ngoại tệ : Phản ánh các loại ngoại tệ đang gửi
tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
+ 1123 vàng bạc,kim khí quý, đá quý : Phản ánh giá trị
vàng bạc,kim khí quý, đá quý đang gửi tại ngân hàng.
* Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng
Căn cứ để hạch toán trên TK 112 là các Giấy báo Có, báo Nợ hoặc các bảng sao kê
của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc ( uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển
khoản, séc bảo chi )
Khi nhận được các chứng từ từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải khiểm tra đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế
toán của DN, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh
nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời.
Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo
giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng. Số chênh lệch được ghi vào các tài sản chờ
xử lý. Sang kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều
chỉnh lại số liệu đã ghi.
Trường hợp DN mở TK tiền gửi ở nhiều ngân hàng thì kế toán phải tổ chức hạch
toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
* Hạch toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng được theo dõi trên sơ đồ 2.5:
Sơ đồ 2.4: Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
TK 111 TK 112 TK 111

25

×