Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài thu hoạch thường xuyên giáo viên năm học 2013 2014 trường thcs nà nhạn tổ chuyên môn sinh hóa địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.36 KB, 7 trang )

BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2013 – 2014
Họ và tên giáo viên : LÒ VĂN MINH
Tổ chuyên môn : Sinh - Hóa - Địa
Chức vụ chuyên môn : Giáo viên
PHẦN I
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học: 2013-2014
Căn cứ
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 Của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
THCS;
Căn cứ công văn số 96/HD-SGDĐT ngày 12/3/2013 của Sở Giáo dục và
Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên hàng năm
Căn cứ tình hình thực tế đơn vị trường THCS Nà Nhạn, bản thân tôi lập kế
hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) năm học 2013 – 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về
chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
2. Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác
theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp
học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất
lượng giáo dục trong toàn ngành.
3. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự
đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động


tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Họ và tên giáo viên: Lò Văn Minh
Ngày tháng năm sinh: 20/11/1985
Tổ chuyên môn: Sinh - Hóa - Địa
Năm vào ngành giáo dục: 2007
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy bộ môn Âm nhạc khối 6,
7, 8, 9. Chủ nhiệm lớp 7A2
III. NỘI DUNG -THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc.
a. Nội dung 1: Thời lượng : 30 tiết
- Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết (09/8/2013 đến hết ngày 10/8/2013),
tại trường THCS Thanh yên
- Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15 tiết, tại trường THCS Nà
Nhạn.
- Kết quả: Bồi dưỡng chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của
Đảng, Nhà nước, như nghị quyết của BCH TW Đảng, của Tỉnh ủy, các cấp
ủy địa phương. Các đề án đổi mới căn bản phát triển giáo dục và đào tạo đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chư nghĩa và hội nhập quốc tê. Tình hình biến đổi khí hậu
toàn cầu và khả năng hợp tác, ứng phó của các Quốc gia về sự biến đổi khí
hậu.
b. Nội dung 2: Thời lượng : 30 tiết
- Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết, tại trường THCS Thanh Yên huyện
Điện Biên
- Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15 tiết, tại trường THCS Nà
Nhạn.
- Kết quả: Nâng cao năng lực sử dụng MTCT, kĩ năng giảng dạy và kiểm tra
đánh giá.
2. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3): Thời lượng : 60 tiết

Căn cứ vào Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX giáo viên THCS, căn
cứ vào tình hình thực tế giảng dạy của trường THCS Nà Nhạn. Tôi đăng kí bồi
dưỡng 4 modunle: Module 17, module 18, module 19, module 23, thuộc nội
dung BDTX THCS.
IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
1. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên
- Tự học dựa vào các tài liệu, sách và trao đổi với đồng nghiệp.
2. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS của BGD
- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS của BGD
- Các tài liệu phục vụ đổi mới PPDH
- Các tài liệu tập huấn về chuyên môn
- Tài liệu nghiên cứu KHSPUD của BGD
V. TỒ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX đã được phê duyệt, nghiêm
chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của tổ CM và nhà trường.
- Báo cáo tổ CM và nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX về việc
vận dụng kiến thức đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX
NĂM HỌC 2013-2014
a) Module 17: Tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng.
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết,
nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách
quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị
sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những
yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.
- Kết quả:
+ Bản thân nắm chắc các bước, hình thức khai thác xử lí thông tin phục vụ bài

giảng.
+ Khai thác, xử lí thông tin vào bài giảng cần bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ
năng của từng bài, phù hợp với điều kiên thực tế của lớp dạy. Khai thác và ứng
dụng các thông tin vào bài giảng một cách tốt nhất.
+ Giúp đỡ các đồng nghiệp biết khai thác, xử lí thông tin trên Internet vào bài
giảng.
+ Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy trong sự phát triển xã hội
+ CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học
nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra
cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng
cao thêm.
+ CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định
được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm
nên động lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để
đạt đến các chuẩn đề ra.
+ Thay đổi hình thức đào tạo
+ Nhờ có Internet mà con người có thể trao đổi các thông tin trong cuộc sống,
đặc biệt đối với giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giang dạy, phương pháp
truyền đạt cho từng mảng kiến thức, từng nội dung của bài học…
b)Module18: Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
- Kết quả:
+ Kết hợp tốt được PPDH tích cực và PPDH truyền thống.
+ Hiểu được khái niệm, bản chất, mục đích, ưu nhược điểm, các phương pháp,
các kĩ thuật (Kĩ thuật động não, Kĩ thuật mảnh ghép,Kĩ thuật khăn phủ bàn, Kĩ
thuật dùng sơ đồ tư duy), quy trình dạy học, các bước tiến hành dạy học bằng
PPDH tích cực

+ GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời
gian
+ HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với
các PPDH tích cực
+ Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
+ Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
+ Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích
vận dụng KT-KN vào thực tiễn
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Phương pháp dạy học tích
cực là một trong những nội dung cần thiết và mang tính thời đại mà mỗi người
giáo viên cần phải quan tâm và thực hiện thật tốt mang lại kết quả cao trong sự
nghiệp giảng dạy của mình.
c)Module19: Dạy học với công nghệ thông tin
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông
tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
- Kết quả:
+ Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo
+ Nắm rõ vai trò, tính chất, đặc điểm, tác động, ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ Hiểu rõ đặc điểm của từng phần mềm( word, Excel, Violet…), để khai thác và
sử dụng trong dạy học.
+ Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng
công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo
mục tiêu bài học.
+ Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu
khác nhau trong một slide

+ Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản,
sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng
+ Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung
để chiếu lên màn hình
+ Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi
xem tranh ảnh, phim tư liệu
+ Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng
+ Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là
một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và
năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển
CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất
của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là
sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
+Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và học tập.
d)Module 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một
khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến
thức, kỹ năng, vận dụng của người học. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được
tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét
về cả định lượng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội
dung học vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác định “thước đo” và chuẩn
đánh giá một cách khoa học, khách quan.
Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá
có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả
kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp
tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự
học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình.
Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá mỗi giáo viên tự đánh giá quá trình

giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình
về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.
Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâu quan
trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường.
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học:
KQ đánh giá
Cả năm
ND1 ND2 ND3 TỔNG ĐTB XL
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên
môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
Giáo viên HIỆU TRƯỞNG
Lò Văn Minh
Lê Đức Thịnh

×