Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.16 KB, 33 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Trong nền kinh tế thị trường cùng với việc đơn giản thủ tục thành lập
doanh nghiệp đã có rất nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp bên cạnh đó có ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuộc tất
cả các thành phần kinh tế rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ bên bờ vực phá
sản. Theo quy luật kinh tế cạnh tranh của thị trường thì doanh nghiệp này
phá sản thì doanh nghiệp khác ra đời thế chỗ. Vì vậy, nhà nước ban hành
luật phá sản nhằm cứu giúp doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản
phục hồi khả năng thanh toán, bên cạnh đó luật pháp phá sản còn bảo vệ
quyền lợi cho chủ nợ, quyền lợi của công nhân viên trong doanh nghiệp và
quyền lợi của nhà nước. Luật phá sản ban hành giúp cho các doanh nghiệp
ra đi trong trật tự của nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế ổn định tăng sức
cạnh tranh và năng cao được vai trò quản lý của nhà nước. Luật phá sản
doanh nghiệp ra đời ngày 30/12/1993 và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/7/1994.
Ra đời dựa trên tinh thần đó nhưng qua 10 năm áp dụng luật thực tiễn cho
thấy số vụ phá sản rất ít năm 1995-2001 chỉ có 80 trường hợp tỷ lệ đó ở
Việt Nam rất thấp một cách kinh ngạc 0,03% so với 30% ở Mỹ, 23% ở
Pháp. Câu hỏi đặt ra là phải chăng nền kinh tế Việt Nam đang ở tình trạng
“sức khỏe tốt”, các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn có hiệu quả và đang
trong tình trạng phát triển tốt, có khả năng thanh toán được hết nợ.
- 1 -
Thực tế không phải vậy có rất nhiều doanh nghiệp dừng hoàn toàn
mọi hoạt động chỉ sống thoi thóp, nhưng không được tuyên bố phá sản gây
nên. Một trong những bất cập của phá sản doanh nghiệp đó là trong khâu
thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho chủ. Tài sản của doanh
nghiệp còn rất ít mà phải ưu tiên thanh toán cho chi phí thanh lý, tiền lương
trả cho công nhân viên, thuế của nhà nước. Sau khi thanh toán những phần
ấy thì giá trị tài sản còn lại rất ít thậm chí không còn để thanh toán cho các
chủ nợ không có bảo đảm. Vì vậy, các chủ nợ (một trong các chủ thể có
quyền nộp đơn yêu cầu toà tuyên bố phá sản doanh nghiệp đang mắc nợ
mình) không muốn con nợ tuyên bố phá sản mà tìm cách khác để thu hồi


món nợ của mình. Trong quá trình thanh toán phá sản doanh nghiệp thì chủ
nợ không có đảm bảo là thua thiệt nhiều nhất vì họ được ưu tiên thanh toán
sau cùng còn các chủ nợ cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán đầu tiên,
sau đó đến chi phí phá sản, thanh toán khoản còn nợ công nhân viên và
khoản nợ nhà nước. Trong các món nợ thì thuế của nhà nước chiếm tỷ
trọng cao và trong các chủ nợ thì nhà nước có tiềm lực tài chính lớn hơn cả
mà được ưu tiên thanh toán trước chủ nợ không có bảo đảm đã tạo ra sự
không công bằng giữa các chủ nợ. Việc không thu được nợ của các chủ nợ
không có đảm bảo kéo theo doanh nghiệp của các chủ nợ rơi vào tình trạng
phá sản. Do những điểm còn tồn tại trên yêu cầu đòi hỏi phải sửa đổi thứ tự
ưu tiên thanh toán trong luật phá sản doanh nghiệp cho hợp lý bảo vệ
quyền lợi của các chủ nợ và giúp luật phá sản phát huy được hiệu quả hơn
nữa, đưa nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, đưa các doanh nghiệp ra đi
trong vòng trật tự không gây xáo trộn cho nền kinh tế.
Sau khi nghiên cứu kỹ tài liệu và nắm được phương pháp luận khoa
học em chọn đề tài: “Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá
sản doanh nghiệp của Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn của giảng viên chính Phạm Văn Luyện đã giúp em hoàn thành đề tài
này.
- 2 -
I/ Phá sản và luật phá sản doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm phá sản
1.1. Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong nền
kinh tế
Theo Điều 3 khoản 1 Luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua
ngày 12-6-1999 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 thì “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”. Mà theo khoản 2 “kinh doanh là việc thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản

phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Theo
quan điểm của các nhà quản trị: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành
lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Loại hình doanh nghiệp là một phạm trù đa nghĩa, được dùng trong
nhiều trường hợp: về tổ chức sản xuất, về hình thức sở hữu, về quy mô, về
lĩnh vực hoạt động kinh doanh... Về quy mô có doanh nghiệp nhỏ, doanh
nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Phân chia theo địa điểm xây dựng ta có:
doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu công nghiệp và các doanh nghiệp
khác. Phân chia theo lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh thì doanh
nghiệp bao gồm: doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp xây dựng,
doanh nghiệp giao thông vận tải, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp
thương mại, các ngân hàng thương mại... Phân chia theo hình thức sở hữu
ta có rất nhiều loại hình doanh nghiệp sau:
- 3 -
+ Theo luật doanh nghiệp nhà nước thông qua ngày 20-4-1995 thì
doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Trong doanh
nghiệp nhà nước chia thành doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp
nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
ích, tổng công ty nhà nước. Theo dự thảo luật doanh nghiệp nhà nước sửa
đổi thì: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình
thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn
có hai thành viên trở lên.
+ Doanh nghiệp tư nhân: theo điều 99 của luật doanh nghiệp thì doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo luật doanh nghiệp (2000) bao gồm các loại công ty: cổ phần,

trách nhiệm hữu hạn, hợp danh. Công ty được sử dụng là một loại hình
doanh nghiệp mà được hình thành nên do góp vốn. Công ty trách nhiệm
hữu hạn bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+ Theo luật hợp tác xã: hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do
những người lao động tự nguyện góp sức, góp vốn lập ra theo quy định để
phát huy sức mạnh của tập thể cũng như của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động kinh doanh dịch vụ và sản xuất cải
thiện đời sống góp phần phát triển.
+ Theo luật đầu tư nước ngoài có hai loại hình doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh do
bên hoặc các bên Việt Nam cùng với bên hoặc các bên nước ngoài cùng
góp vốn thành lập tại Việt Nam và các bên tham gia liên doanh cùng tham
- 4 -
gia quản lý điều hành doanh nghiệp cùng tham gia phân chia kết quả kinh
doanh cùng gánh chịu theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài do nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ 100% vốn thành lập ở Việt Nam trên
cơ sở được phép của chính phủ Việt Nam chấp thuận nhà đầu tư nước
ngoài tự điều hành doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình đối với
nhà nước Việt Nam.
1.2 Khái niệm phá sản theo luật Việt Nam.
Phá sản là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Dưới góc độ nội
dung, khái niệm phá sản dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi
của một doanh nghiệp mà biểu hiện trực tiếp của tình trạng mất cân đối là
hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Dưới góc độ tố tụng thì
phá sản được hiểu là hình thức tố tụng đặc biệt: thủ tục đòi nợ đặc biệt.
Trước ngày có luật phá sản doanh nghiệp, thì luật công ty và luật doanh
nghiệp tư nhân (ngày 21-12-1990) có quy định rằng doanh nghiệp tư nhân
hay tư nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến

mức tại một thời điểm tổng số các tài sản còn lại của doanh nghiệp (hay
công ty) không đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn, là doanh nghiệp hay
công ty lâm vào tình trạng phá sản. Điều 2 luật phá sản doanh nghiệp năm
1994 đã quy định rằng: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh
nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã
áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn”. Như vậy dấu hiệu đặc trưng nhất để xác định lâm vào tình trạng phá
sản là dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Còn dấu hiệu áp dụng
các biện pháp tài chính cần thiết chỉ là dấu hiệu bổ sung cho phép khẳng
định tình trạng mất khả năng thanh toán đến hạn mà thôi. Thủ tục phá sản
được coi là một thủ tục đòi nợ đặc biệt. Khác với thủ tục đòi nợ thông
thường là chỉ nhằm thu hồi nợ cho các chủ nợ, thủ tục phá sản còn hướng
tới một mục đích lớn hơn phục hồi khả năng thanh toán nợ của con nợ,
- 5 -
giúp con nợ thoát khỏi khó khăn về tài chính, trở lại hoạt động bình
thường.
Phân biệt tình trạng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh
nghiệp phá sản. Theo tinh thần của luật phá sản doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và
dấu hiệu mất khả năng thanh toán không phải nhất thời mà rất trầm trọng.
Còn khái niệm phá sản có thể hiểu là hiện tượng doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản mà bị cơ quan có thẩm quyền quyết định tuyên bố phá sản để
bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ, cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
1.3 Khái niệm phá sản theo luật nước ngoài
Phá sản theo theo ngôn ngữ chung trong luật phá sản của nhiều nước
hiện nay, thì phá sản là tình trạng doanh nghiệp (pháp nhân hay thể nhân)
không có khả năng nộp thuế, không thanh toán. Công nợ trong thời gian
quy định luật Vương quốc Anh: Một doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán nợ khi có một chủ nợ trên 50 bảng đã:
- Gửi đơn đến đòi nợ doanh nghiệp và sau ba tuần lễ doanh nghiệp đã

không trả nợ hoặc không tìm ra được biện pháp bảo đám thoả đáng số nợ
- Có một án lệnh bắt doanh nghiệp trả nợ mà không thể thi hành được
- Khiếu nại số nợ không xong
Thì coi như đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sẽ bị đưa vào thi
hành thủ tục phá sản doanh nghiệp
Theo quy định luật phá sản Hungari ban hành năm 1991 có quy định:
nếu doanh nghiệp bị rơi vào một trong các trường hợp sau đây đều coi là
phá sản
- Sau 60 ngày không trả được lương cho cán bộ công nhân viên của
mình hoặc quá hạn 30 này không trả được nợ cho các chủ nợ mà con nợ
(doanh nghiệp) không có thảo luận gì (xin khất nợ hay thông báo lý do khất
nợ). Với các chủ nợ hoặc thấy trước không có khả năng thanh toán các
khoản nợ sẽ đến hạn trong vòng một năm.
- 6 -
- Đã có lệnh buộc phải trả nợ, hay hết hạn vẫn chưa trả được nợ
- Không thực hiện đúng hạn các cam kết với các chủ nợ trước pháp
luật
2. Vị trí và mối quan hệ luật phá sản doanh nghiệp với các luật khác
2.1. Các loại hình doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì thủ tục
giải quyết phá sản đều theo luật phá sản
Điều 1 luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam có quy định “luật này
áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành
lập và hoạt động theo pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khi lâm vào tình trạng phá sản”
Theo Điều 1 của nghị định số 189 - CP ngày 23-12-1994 của chính
phủ về hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp quy định các doanh
nghiệp thuộc đối tượng áp dụng luật phá sản doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội
- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Hợp tác xã
Trong các luật chuyên ngành ban hành sau luật phá sản doanh nghiệp
nhà nước vẫn lấy luật phá sản doanh nghiệp làm luật áp dụng chung cho
các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mặc dù các loại hình doanh
nghiệp này có đặc điểm khác so với các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực bình thường. Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm (2001)
điều 83 quy định: trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi
phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản
- 7 -
doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá
sản doanh nghiệp. Theo luật các tổ chức tín dụng (12/12/97) điều 100
khoản 1 quy định: trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản,
việc thanh lý của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp
luật về phá sản doanh nghiệp.
2.2. Pháp luật phá sản có mối quan hệ với pháp luật về giải quyết các vụ
án kinh tế
Xem xét những đặc điểm của thủ tục phá sản, có thể thấy thủ tục phá
sản có rất nhiều điểm gần gũi với thủ tục giải quyết vụ án kinh tế theo pháp
luật hiện hành, cả hai thủ tục này đều được tiến hành bởi Toà án kinh tế
nằm trong hệ thống toà án nhân dân, các thẩm phán giải quyết các vụ án
kinh tế cũng đồng thời là những người được giao nhiệm vụ giải quyết các
yêu cầu tuyên bố phá sản. Theo luật phá sản doanh nghiệp điều 4 khoản 1
quy định: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là Toà án), Toà án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và theo luật định của

pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (16-3-1994) điều 12 quy
định: toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế sau đây:
- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh
- Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể
công ty
- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Đối tượng áp
dụng thủ tục phá sản là các doanh nghiệp, cũng là một chủ thể quan trọng
và phổ biến trong các vụ án kinh tế. Thủ tục phá sản doanh nghiệp và thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế đều có chung đối tượng áp dụng và có
chung mục đích là giải quyết những mối quan hệ phát sinh từ hoạt động sản
- 8 -
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thủ tục giải quyết
các vụ án kinh tế là một thủ tục giải quyết riêng rẽ từng mối quan hệ cụ thể(
tranh chấp trong các quan hệ hợp đồng mua bán, tín dụng, thuế, đầu tư, cổ
phiếu...) phát sinh từ hoạt động củadoanh nghiệp thì thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản lại guải quyết tổng thể tất cả các mối quan hệ liên
quan đến một doanh nghiệp bị làm ăn vào tình trạng phá sản. Nhìn vào một
vụ việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy không
chỉ đơn thuần là việc giải quyết yêu cầu đòi nợ của các chủ nợ mà còn giải
quyết nhiều mối quan hệ khác (quan hệ lao động , đất đai ...), trong đó có
cả những quan hệ hợp đồng, kể cả những tranh chấp mà một bên là doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
giải quyết. Như vậy, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là một thủ
tục đặc biệt mang tính tổng hợp trong tố tụng kinh tế và có thể coi việc giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là một vụ việc kinh tế được không?
II/ Xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và xác định các khoản nợ
1. Xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp

1.1. Thời điểm xác định tài sản của doanh nghiệp
1.1.1. Pháp luật quy định không rõ ràng thời điểm xác định giá trị tài sản
của doanh nghiệp
Việc xác định tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản
sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp sẽ do tổ quản lý tài sản thực hiện sau khi hết thời hạn giửi giấy tờ
đòi nợ. Giá trị tài sản của doanh nghiệp lúc này không phải là giá trị tài sản
phá sản của doanh nghiệp vì sau khi tổ hội nghị chủ nợ, chủ nợ và doanh
nghiệp bị mắc nợ có thể thông qua phương án hoà giải nhưng sau một thời
gian chủ nợ lại tuyên bố phá sản doanh nghiệp vì doanh nghiệp mắc nợ vi
phạm cam kết của hội nghị chủ nợ và như vậy tài sản của doanh nghiệp sẽ
thay đổi sau thời gian doanh nghiệp được phép tổ chức lại hoạt động kinh
doanh của mình, ngay cả trường hợp phương án hoà giải và giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh doanh không được thông qua thì trong quá trìn giải
- 9 -
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn được tiến
hành các hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của thẩm phán. Như vậy
có nghĩa là khối tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi trong quá trình giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản có hiệu lực. Theo điều 17 của luật phá sản
doanh ngiệo quy định tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp;
- Giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp trong
trường hợp cần thiết, có quyền đề nghị thẩm phán quyết định áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản còn lại của doanh nghiệp;
- Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ.
Theo quy định tại điều 44 của luật phá sản, tổ thanh toán tài sản có
nhiệm vụ quyền hạn sau đây :
- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan trừ tổ
quản lý tài sản
Và theo khoản 4 điều 44 luật phá sản doanh nghiệp quy định. Theo

quyết định của chấp hành viên, tổ thanh toán tài sản tổ chức việc bán đấu
giá các tài sản của doanh nghiệp. Việc bán đấu giá các tài sản của doanh
nghiệp phải có công chứng nhà nước chứng nhận. Nếu tài sản đem bán đấu
giá là thiết bị đồng bộ mới bán thì phải bán đồng bộ, trừ khi không bán
được đồng bộ mới bán thiết bị lẻ. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản và giải
quyết quyền sử dụng đất đai của doanh nghiệp phải tuân theo đúng pháp
luật. Điều 33 khoản 2 của Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính
Phủ về hướng dẫn thi hành luật phá sản, hội đồng định giá có nhiệm vụ:
- Định giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trước khi bán đấu giá .
- Định giá tài sản đã là vật bảo đảm cho các khoản nợ vay, tài sản mà
doanh nghiệp dã bán 6 tháng trước khi xử ký đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
Việc định giá tài sản phá sản của doanh nghiệp tại thời điểm này có ý
nghĩa trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
tuy nhiên, luật phá sản không có điều khoản nào quy định tàu sản được
- 10 -
định giá tại thời điểm bày có phải là tài sản phá sản của doanh nghiệp hay
không. Như vậy, luật phá sản và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định
cụ thể về tài sản phá sản của doanh nghiệp phá sản. Điều bày dẫn đến khó
khăn cho việc xác định khối tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia
theo quyết định tuyên bố phá sản.
1.1.2 Lựa chọn thời điểm xác định giá trị tài sản khi toàn án ra quyết định
thanh toán con nợ
Việc xác định tài sản phá sản của con nợ bị tuyên bố phá sản có ý
nghĩa rất quan trọng đối với quyền lợi của các chủ nợ cũng như chính con
nợ. Để có thể xác định tài sản phá sản của con nợ, vấn đề cơ bản nhất là
phải quy định thời điểm xác định khối tài sản này vì thời điểm này vô cùng
quan trọng để xác định tài sản nào thuộc khối tài sản phá sản, tài sản nào
không để phân chia theo quyết định tyyên bố phá sản. Tài sản tuyên bố phá
sản của con nợ bị phá sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền
quản lý (đối với donah nghiệp nhà nước) của con nợ được xác định tại thời

điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật. Có quan điểm cho
rằng, thời điểm xác định tài sản phá sản là thời diểm con nợ bị toà án tuyên
bố phá sản. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, do quyết định
tuyên bố phá sản chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên mà còn
phải chờ một thời gian luật định để các bên có thể khiếu nại về quyết định
đó, nên để có thể xác định được chính xác hơn tài sản thì phải chờ đến khi
quyết định này có hiệu lực pháp luật (theo quy định của luật phá sản doanh
nghiệp hiện hành thì thời gian từ khi tuyên donah nghiệo bị phá sản đến khi
quyết định này có hiệu lực pháp luật là 30 ngày nếu không có kháng nghị
hoặc khiếu nại). Theo điều 40 của luật phá sản doanh nghiệp quy định.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có
quyền gửi đơn khiếu nại, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng
nghị quyết định này. Hết thời hạn đó, nếu không có khiếu nại kháng nghị,
- 11 -
thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Trong
trường hợp có khiếu nại, kháng nghị, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ
ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị thẩm phán đã ra quyết định tuyên bố
phá sản doanh nghiệp lên toà phúc thảm toà án nhân dân tối cao
- Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ phá sản
doanh nghiệp, một tập thể gồm ba thẩm phán do Chánh toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao chế định phải giải quyết xong khiếu bại, kháng nghị.
Quyết định của Toà phúc thẩm toà nhân dân tối cao là quyết định cuối
cùng.
Vì khi quyết định tuyên bố phá sản chưa có hiệu lực pháp luật thì
doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh và tài sản của công
ty thay đổi tăng hoặc giảm đi để thanh toán cho các khoản nợ mới. Nếu luật
phá sản sắp tới sẽ sửa đổi theo hướng quyết định mở thủ tục thanh toán
thương nhân mắc nợ không thể bị kháng cáo kháng nghị (điều 84 của dự
thảo 2 về luật phá sản) thì tài sản phá sản của nợ bị phá sản là toàn bộ tài

sản mà con nợ có tại thời điểm toà án ra quyết định thanh toán con nợ
1.2. Các loại tài sản
1.2.1. Các loại tài sản theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp
Điều 19 của luật phá sản doanh nghiệp đưa ra khái niệm tài sản của
doanh nghiệp theo điều này tài sản của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài
sản thì "tài sản của doanh nghiệp" bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp (đối với
doanh nghiệp nhà nước ). Trong đó gồm:
- Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở
doanh nghiệp;
- Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh
nghiệp khác hoặc tổ chức khác;
- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt
- 12 -
- Tài sản của doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn
- Các quyền về tài sản
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả "tài sản của chủ thể
doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh"
1.2.2. Bổ sung thêm cho danh mục tài sản của doanh nghiệp
Quy định như điều 19 thì tài sản của doanh nghiệp còn thiếu 2 khoản
- Những tài sản đang là vật thế chấp, cầm cố cho các khoản nợ của các
chủ nợ có bảo đảm (vì những tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của con
nợ, các khoản nợ có bảo đảm cũng chỉ được thanh toán sau khi tuyên bố
quyết định phá sản có hiệu lực pháp luật)
- Các tài sản thu hồi được do con nợ đã có hành vi tẩu tán trong thời
gian 6 tháng trước khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
1.3. Giá trị tài sản còn lại
Điều 39 của Luật phá sản có nói đến khái niệm "giá trị tài sản còn lại"
nhưng cũng không có điều khoản nào trong luật và các Văn bản hướng dẫn

rõ thế nào là giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Nếu căn cứ vào điều
38 và điều 39 của Luật thì có thể coi "tài sản còn lại" này là khoản tài sản
còn lại của doanh nghiệp bị phá sản sau khi đã thanh toán xong các khoản
nợ có bảo đảm và dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác. Theo điều 38
của Luật doanh nghiệp quy định: trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên
bố phá sản của doanh nghiệp, thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế
chấp hoặc cẩm cố, tổ chức việc xác định giá trị của các tài sản đó. Nếu giá
trị tài sản cẩm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được
nhập vào giá trị còn lại của doanh nghiệp. Và theo điều 39 quy định: việc
phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau
đây: ... Nếu căn cứ cả hai Điểu 38 và Điều 39 của Luật thì có thể coi "tài
sản còn lại" này là khoản tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản sau
khi đã thanh toán xong các khoản nợ có bảo đảm và dùng để thanh toán cho
các chủ nợ khác. Như vậy là giá trị còn lại của tài sản không bao gồm cả
- 13 -

×