Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuyệt chiêu thỏa thuận lương với sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.46 KB, 3 trang )

Làm sao thảo thuận lương với ông chủ
Khi nhắm tới một vị trí làm việc mới, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là gì? Đồng
nghiệp? Không. Ông chủ? Không hẳn. Lương bổng? Tất nhiên rồi.
Tiền – ai cũng muốn cả, nhưng khi đó là vấn đề lương bổng thì ít ai biết cách yêu cầu để
có thể nhận được một số tiền thoả đáng. Sự thiếu sót này dẫn đến những sai lầm phổ
biến từ phía ứng viên khi thương lượng lương, đại loại như:
- Không dám đàm phán lương vì sợ mất lòng nhà tuyển dụng
- Chấp nhận quá sớm mức lương nhà tuyển dụng đưa ra
- Nêu lý do không thuyết phục để đòi một mức lương cao hơn
Đàm phán lương, quan trọng hay không?
Không quan tâm đến vòng đàm phán lương , người lao động sẽ bất lợi về lâu dài. Nếu
chấp nhận nhận việc với một mức lương thấp hoặc không xứng đáng với giá trị của
mình, bạn có chắc mình sẽ 100% vui vẻ và nhiệt tình đến sở làm mỗi ngày không? Hay
rồi bạn sẽ cảm thấy một mối chán nản nhen nhóm, lớn dần thành một sự bất mãn và
đánh tan tất cả sự nhiệt tình bạn đã từng có, vì mức lương không đủ đáp ứng những
nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn?
Đừng nên phớt lờ vòng đàm phán lương, dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào đi nữa. Cũng
đừng nghĩ rằng đàm phán lương là một sự xin – cho, mà đó là bạn và nhà tuyển dụng
cùng ngồi xuống, trao đổi để bạn có một mức lương xứng đáng với khả năng và vị trí
của mình, một mức lương ưng ý cho cả bạn và nhà tuyển dụng để cùng đi đến thực
hiện một hợp đồng Win – Win: Hai bên cùng có lợi.
Thương lượng lương là cả một nghệ thuật của sự bài bản và linh hoạt, nhưng cũng
không quá khó để thực hiện, vì môn nghệ thuật này được sinh ra là để dành cho tất cả
những ứng viên xin việc. Hãy quan niệm rằng, tất cả đều có thể thương lượng.
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đối diện nhà tuyển dụng
- Tạo ngưỡng lương phù hợp: Đầu tiên, hãy xác định mức lương thấp nhất mà bạn có
thể chấp nhận, cũng như mức lương mà bạn mong muốn, sự rõ ràng này sẽ tạo thuận
lợi đáng kể để đôi bên đi đến quyết định làm việc cùng nhau. Để làm được điều này, có
thể bạn cần sự tư vấn của bạn bè, những người có kinh nghiệm hoặc tham vấn từ các
trang web thương mại, hỗ trợ tuyển dụng…Quan trọng hơn hết, bạn phải nắm rõ năng
lực và giá trị bản thân.


- Chuẩn bị những tài liệu ghi nhận các thành tựu mà bạn đã đạt được (nếu có) để trình
bày trong buổi deal lương: đây sẽ là cơ sở vững chắc để bạn thuyết phục nhà tuyển
dụng rằng bạn xứng đáng với mức lương mong muốn. Trong trường hợp nhà tuyển
dụng yêu cầu xác nhận về những thành tích này, bạn có thể đề nghị cung cấp cho họ
thông tin liên lạc của người giới thiệu bạn, hoặc những người từng làm việc với bạn
trước đây.
- Hiểu rõ rằng thương lượng lương không chỉ tập trung vào vấn đề tài chính: mà còn là
cuộc trao đổi về các chính sách đãi ngộ, trách nhiệm công việc và cơ hội thăng tiến về
sau. Nếu chỉ chăm chăm vào tiền, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp bạn, và chính bạn
cũng đang đánh giá thấp bản thân mình. Do vậy, hãy dành thời gian liệt kê ra những
mối quan tâm khác trong công việc mình sắp đảm nhận, cụ thể như: Các khoản phúc
lợi, chính sách đánh giá công việc, chế độ nghỉ ốm – nghỉ phép, trợ cấp thôi việc, yêu
cầu đi xa và chế độ công tác phí… để bày tỏ và thương thảo với nhà tuyển dụng.
- Hãy ghi nhớ rằng thời điểm thuận lợi nhất để đưa ra câu hỏi về lương bổng là sau khi
doanh nghiệp đồng ý nhận bạn vào làm việc và trước khi bạn gật đầu chấp nhận đầu
quân cho doanh nghiệp đó.
- Dự đoán và phương án nếu thương lượng thất bại: Bước chuẩn bị này không phải
xuất phát từ tâm lý bi quan, mà đó là sự suy tính những rủi ro để từ đó có cách đương
đầu khi kỳ vọng của bạn không được đáp ứng, đồng thời hạn chế sự thất vọng của bạn
khi phải chấp nhận một lời đề nghị không mấy như ý. Trước khi chấp nhận thoả hiệp,
bạn có một số lựa chọn như sau: Thương lượng chuyển hướng sang những ưu đãi để
bạn có cuộc sống thoải mái hơn; nhận việc và duy trì trong khi tìm kiếm cơ hội nhảy
việc mới; từ chối công việc – tiếp tục tìm kiếm công việc mới và chấp nhận cạnh tranh.
Chứng tỏ bản thân trong buổi đàm phán để có một mức lương cao hơn
- Hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn đến công việc tuyển dụng của doanh nghiệp cho vị
trí này, hỏi họ liệu họ có tìm được những người nào thích hợp hơn bạn để đảm nhận
công việc này chưa, sau đó bằng sự tự tin của mình, nói với họ rằng bạn là người hoàn
toàn phù hợp.
- Nếu nhà tuyển dụng không chủ động, bạn có thể yêu cầu họ đưa ra vài vấn đề đặc
trưng của công ty và thể hiện cho họ thấy bạn có thể dùng năng lực, kinh nghiệm và

chuyên môn của mình để giải quyết chúng.
- Trong suốt buổi trao đổi, giữ thái độ bình tĩnh, thoải mái và luôn mỉm cười để tạo
không khí dễ chịu, đừng tỏ thái độ sốt ruột hay lo lắng vì điều này gây ít nhiều căng
thẳng, cảm giác tiêu cực cho cả hai phía.
Một lần nữa, bạn hãy ghi nhớ điều căn bản nhất: Năng lực chuyên môn của bạn phải
phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang nhắm tới. Nếu đã đoan chắc về điều này, bạn
hoàn toàn tự tin để yêu cầu mức lương cao hơn, vì bạn là ứng viên sáng giá nhất,
những gì doanh nghiệp bỏ ra cho năng lực và giá trị của bạn là hoàn toàn xứng đáng.

×