CHÍNH TẢ - TIẾT 57
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được bài tập ( 2 ) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
- HS: Vở chính tả. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Cây dừa
Yêu cầu HS viết các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu
kim, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa,
Tây Bắc,…
GV nhận xét
c. Bài mới
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Người ông chia quà gì cho các cháu?
- Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
- Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
B) Hướng dẫn cách trình bày
- Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
- Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những
chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
- C) Hướng dẫn viết từ khó
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh
sửa lỗi cho HS.
D) Viết bài
E) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS
soát lỗi.
G) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên
bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng
Hát
- 4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết
vào giấy nháp.
- HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn
trên bảng.
3 HS lần lượt đọc bài.
- Người ông chia cho mỗi cháu một
quả đào.
- Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng.
Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt
thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn
bị ốm.
Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé
dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu
đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô
vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối
câu viết dấu chấm câu.
- Viết hoa tên riêng của các nhân vật:
Xuân, Vân, Việt.
- Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, mỗi,
vẫn.
-Viết các từ khó, dễ lẫn.
- HS nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi
ra lề vở.
Việt 2, tập hai.
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 2b
- Tiến hành tương tự như với phần a.
3. Phần kết luận :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà
viết lại cho đúng bài.
- Chuẩn bị: Hoa phượng.
= 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp
làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2,
tập hai.
Đáp án:
Đang học bài. Sơn bỗng nghe thấy
tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáp
treo trước cửa sổ, em thấy trống không.
Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã xổ lồng.
Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo
mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng
sáp nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu
trên một cành xoan rất cao.
Đáp án:
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chính bỏ làm mười
CHÍNH TẢ - TIẾT 58
HOA PHƯỢNG
I. Mục tiêu
- Nghe – vết chính xá bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được bài tập ( 2 ) a / b hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Những quả đào.
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau.
Tình nghĩa, tin yêu, xinh đẹp, xin học, mịn màng,
bình minh.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c. Bài mới
- Hoa phượng.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- A) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài thơ Hoa phượng.
- Bài thơ cho ta biết điều gì?
- Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng.
- B) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ?
Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
- Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
- Giữa các khổ thơ viết ntn?
- C) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó
viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- D) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
- E) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó
cho HS chữa.
- G) Chấm bài
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài tập chính tả
- Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hát
- Viết từ theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc lại bài.
- Bài thơ tả hoa phượng.
- Hôm qua còn lấm tấm
- Chen lẫn màu áo xanh
- Sáng nay bừng lửa thẫm
- Rừng rực cháy trên cành.
… Phượng mở nghìn mắt lửa,
… Một trời hoa phượng đỏ
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi
khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ
có 5 chữ.
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu
gạch ngang đầu dòng, dấu
chấm hỏi, dấu chấm cảm.
- Để cách một dòng.
- chen lẫn, lửa thẫm, mắt lửa,
…
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp
viết vào vở nháp.
- HS nghe và viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho
nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền
vào chỗ trống s hay x, in hay
inh.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm đầu s/x, có
vần in/inh và viết các từ này.
- Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp,
cả lớp làm bài vào Vở Bài tập
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống
sát tận chân trời. Sấm rền vang,
chớp loé sáng. Cây sung già
trước cửa sổ như trút lá theo trận
lốc, trơ lại những cành xơ xác,
khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa
dông sầm sập đổ xuống, gõ lên
mái tôn loảng xoảng. Nước mưa
sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi
măng thành dòng ngầu đục.
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ
siêng năng, biết tính toán đã có
một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây
đầy trái chính thơm lừng. Chú
hay giúp đỡ mọi người nên được
gia đình, làng xóm tin yêu, kính
phục.
CHÍNH TẢ – TIẾT 59
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi . Thiếu nhi phải thật thà , xứng đáng là cháu
ngoan Bác Hồ ( trả lời được CH 1 , 3 , 4 , 5 ) HS khá giỏi : trả lời được câu hỏi 2
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng chép sẵn các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ :Hoa phượng.
- Gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng
con các từ do GV đọc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c. Bài mới
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết lại đoạn 1
của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng và làm các bài
tập chính tả phân biệt tr/ch; êt/êch.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Đọc đoạn văn cần viết.
- Đây là đoạn nào của bài tập đọc Ai ngoan sẽ
được thưởng?
- Đoạn văn kể về chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết ntn?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Đọc các từ sau cho HS viết: Bác Hồ, ùa tới, quây
quanh, hồng hào.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm, yêu cầu HS dưới lớp làm
bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Hát
- Viết từ theo lời đọc của GV.
+ MB: Cái xắc, suất sắc; đường
xa, sa lầy.
+ MN: bình minh, thân tôn; to
phình, lúa chín.
- Theo dõi bài đọc của GV.
- Đây là đoạn 1.
- Đoạn văn kể về Bác Hồ đi
thăm trại nhi đồng.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Chữ đầu câu: Một, Vừa, Mắt,
Ai.
- Tên riêng: Bác, Bác Hồ.
- Chữ đầu câu phải viết hoa và
lùi vào một ô.
- Cuối mỗi câu có dấu chấm.
- HS đọc viết các từ này vào
bảng con.
- Em chọn chữ nào trong ngoặc
đơn để điền vào ô trống?
- Làm bài theo yêu cầu.
Đáp án:
a) cây trúc, chúc mừng; trở lại,
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Cháu nhớ Bác Hồ.
che chở.
b) ngồi bệt, trắng bệch; chênh
chếch, đồng hồ chết.
CHÍNH TẢ – Tiết 60
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lụt bát.
- Làm được bài tập ( 2 ) a/b, hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng viết sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu
cầu.
- Gọi HS đọc các tiếng tìm được.
- Nhận xét các tiếng HS tìm được.
c. Bài mới
Giờ Chính tả này các em sẽ nghe cô (thầy) đọc và
viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ
và làm các bài tập chính tả.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- A) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc 6 dòng thơ cuối.
- Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
- Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và
kính yêu Bác Hồ?
- B) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy dòng?
- Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng?
- Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng?
- Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý
điều gì?
- Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì
sao?
- C) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hát
- Tìm tiếng có chứa vần êt/êch.
- Theo dõi.
- Đoạn thơ nói lên tình cảm
của bạn nhỏ miền Nam đối
với Bác Hồ.
- Đêm đêm bạn mang ảnh Bác
ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà
ngỡ được Bác hôn.
- Đoạn thơ có 6 dòng.
- Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng.
- Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng.
- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát,
dòng thơ thứ nhất viết lùi vào
một ô, dòng thơ thứ hai viết
sát lề.
- Viết hoa các chữ đầu câu:
Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Om.
- Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng
tôn kính với Bác Hồ.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
và viết các từ bên bảng con.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Bài 3: Trò chơi (GV chọn 1 trong 2 yêu cầu của
bài)
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai
nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi
nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2
phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất
quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được
tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là
nhóm thắng cuộc. Cử 2 thi kí ghi lại câu của từng
nhóm.
- Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được.
- Tổng kết trò chơi
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được và
chuẩn bị bài sau: Việt Nam có Bác.
theo dõi và cùng suy nghĩ.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới
lớp làm vào vở Bài tập Tiếng
Việt.
a) chăm sóc, một trăm, va chạm,
trạm y tế.
b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch,
dệt vải.
- HS 2 nhóm thi nhau đặt câu.
CHÍNH TẢ – TIẾT 61
VIỆT NAM CÓ BÁC
I. Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. ( trả lời được câu
hỏi 1, 2 , 3 , 4 )
HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.
II. Chuẩn bị
- GV: Bài tập 3 viết vào giấy to
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Cháu nhớ Bác Hồ.
- Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt
đầu bằng c h/tr hoặc từ chứa tiếng có vần êt/êch.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 3, SGK
trang 106.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
c. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Giờ Chính tả này các con sẽ nghe đọc và viết lại
bài Việt Nam có Bác. Đây là một bài thơ rất hay
về Bác Hồ của nhà thơ Lê Anh Xuân.
2.Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung
- GV đọc toàn bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
- Bài thơ nói về ai?
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?
- Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ cá mấy dòng thơ?
- Đây là thể thơ gì? Vì sao con biết?
- Các chữ đầu dòng được viết ntn?
- Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta
còn phải viết hoa những chữ nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết.
- Hát
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Theo dõi bài trong SGK.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 2 HS đọc lại bài.
- Bài thơ nói về Bác Hồ.
- Công lao của Bác Hồ được so
sánh với non nước, trời mây và
đỉnh Trường Sơn.
- Nhân dân ta coi Bác là Việt
Nam, Việt Nam là Bác.
- Bài thơ có 6 dòng thơ.
- Đây là thể thơ lục bát vì dòng
đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8
tiếng.
- Các chữ đầu dòng thì phải viết
hoa, chữ ở dòng 6 tiếng lùi vào
1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng viết sát
lề.
- Viết hoa các chữ Việt Nam,
Trường Sơn vì là tên riêng.
Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự
kính trọng với Bác.
- Tìm và đọc các từ ngữ: non
- Yêu cầu HS viết các từ này.
-
- Chỉnh sửa lỗi cho những HS viết sai chính tả.
d) Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 đoạn
thơ.
- Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài và cho điểm
HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu 2
nhóm thi làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS
chỉ điền 1 từ rồi đưa phấn cho bạn. Nhóm nào
nhanh và đúng sẽ thắng.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả.
- Chuẩn bị: Cây và hoa bên lăng Bác.
nước, Trường Sơn, nghìn năm,
lục bát.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới
lớp viết vào nháp.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS làm bài nối tiếp, HS dưới
lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng
Việt 2, tập hai.
……
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
……
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng
tre…
……
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi
son
Giường mây chiếu cói, đơn chăn
gối…
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ
trống.
- 2 nhóm cùng làm bài.
a) Tàu rời ga
Sơn Tinh dời từng dãy núi đi
Hổ là loài thú dữ
Bộ đội canh giữ biển trời.
b) Con cò bay lả bay la
Không uống nước lã
Anh trai em tập võ
Vỏ cây sung xù xì
CHÍNH TẢ – TIẾT 62
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi
- Làm được bài tập ( 2 ) a/b , hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định :
b. Kiểm tra bài cũ : Việt Nam có Bác.
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS tìm 3 từ ngữ.
- GV nhận xét.
c. Bài mới
Trong giờ Chính tả này, các em nghe đọc và viết lại
1 đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác. Sau đó, làm
một số bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã.
2.Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài lần 1.
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Những loài hoa nào được trồng ở đây?
- Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm
chung của chúng là gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?
- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, con hãy đọc
to câu văn đó?
- Chữ đầu đoạn văn được viết ntn?
- Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta
phải viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Đọc cho cô các từ ngữ mà con khó viết trong bài.
- Yêu cầu HS viết các từ này.
- Chữa cho HS nếu sai.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
- Hát
- Tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa
âm đầu r/d/g, 3 từ có tiếng
chứa dấu hỏi/ dấu ngã.
- Yêu cầu HS dưới lớp viết vào
bảng.
- Theo dõi.
- 2 HS đọc bài.
- Cảnh ở sau lăng Bác.
- Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam
Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc,
hoa ngâu.
- Chúng cùng nhau toả hương
thơm ngào ngạt, dâng niềm
tôn kính thiêng liêng theo
đoàn người vào lăng viếng
Bác.
- Có 2 đoạn, 3 câu.
- Trên bậc tam cấp, hoa dạ
hương chưa đơm bông,
nhưng hoa nhài trắng mịn,
hoa mộc, hoa ngâu kết chùm
đang toả hương ngào ngạt.
- Viết hoa, lùi vào 1 ô.
- Chúng ta phải viết hoa các
tên riêng: Sơn La, Nam Bộ.
Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng
tôn kính.
- Đọc: Sơn La, khoẻ khoắn,
vươn lên, Nam Bộ, ngào
ngạt, thiêng liêng,…
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Trò chơi: Tìm từ
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm
trưởng cầm cờ. Khi GV đọc yêu cầu nhóm nào
phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được
10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng
cuộc.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chuyện quả bầu.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới
lớp viết vào nháp.
- HS chơi trò chơi.
Đáp án:
a) dầu, giấu, rụng.
b) cỏ, gỡ, chổi.
CHÍNH TẢ - TIẾT 63
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện Quả bầu ; viết hoa
đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT.
- Làm được BT ( 2 ) a/b
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trò
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn đinh :
b. Kiểm tra bài cũ : Cây và hoa bên lăng Bác.
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
- Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã
- Nhận xét và cho điểm HS.
c. Bài mới
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép một đoạn
trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung
- Yêu cầu HS đọc đoạn chép.
- Đoạn chép kể về chuyện gì?
- Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở
đâu?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Những chữ đầu đoạn cần viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
- Chữa lỗi cho HS.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Cho điểm HS.
- Hát
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới
lớp viết vào nháp.
- 3 HS đọc đoạn chép trên
bảng.
- Nguồn gốc của các dân tộc
Việt Nam.
- Đều được sinh ra từ một quả
bầu.
- Có 3 câu.
- Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
- Tên riêng: Khơ-mú, Thái,
Tày, Mường, Dao, Hmông,
Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Lùi vào một ô và phải viết
hoa.
- Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái,
Tày, Nùng, Mường, Hmông,
Ê-đê, Ba-na.
- Điền vào chỗ trống l hay n.
- Làm bài theo yêu cầu
a) Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm
năm nay. Với chiếc thuyền nan
Bài 3: Trò chơi
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết
các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội
nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
- Tổng kết trò chơi.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
lênh đênh trên mặt nước, ngày
này qua ngày khác, bác chăm lo
đưa khách qua lại bên sông.
b) v hay d
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải
dây.
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào
quàng
Ca dao
- 2 HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trong các nhóm lên làm
lần lượt theo hình thức tiếp
sức.
a) nồi, lội, lỗi.
b) vui, dài, vai.
CHÍNH TẢ - TIẾT 64
TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ theo hình thức thơ tự do.
- Làm được BT ( 2 ) a/b hoặc BT ( 3 ) a/b hoặc BT phương ngữ do giáo viên tự soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn đinh :
b. Kiểm tra bài cũ : Chuyện quả bầu
- Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào
nháp theo GV đọc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c. Bài mới
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc
Tiếng chổi tre và làm các bài tập.
2.Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Công việc của chị lao công vất vả ntn?
- Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Những chữ đầu dòng thơ viết ntn?
- Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài
và cho điểm HS.
- Hát.
- 3 HS lên bảng viết các từ sau:
vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài,
quàng dây, nguệch ngoạc.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Chị lao công.
- Chị phải làm việc vào những
đêm hè, những đêm đông giá
rét.
- Chị lao công làm công việc
có ích cho xã hội, chúng ta
phải biết yêu quý, giúp đỡ
chị.
- Thuộc thể thơ tự do.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết
hoa.
- HS đọc và viết các từ bên.
- Tự làm bài theo yêu cầu:
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải
thương nhau cùng.
b) Vườn nhà em trồng toàn mít.
Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ
theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và
đúng.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
như đàn lợn con. Những chú
chim chích tinh nghịch nhảy lích
rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít
ra vườn. Ngồi ăn những múi mít
đọng mật dưới gốc cây thật là
thích.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS lên làm theo hình thức
tiếp sức.
a) lo lắng – no nê
lâu la – cà phê nâu
con la – quả na
cái lá – ná thun
lề đường – thợ nề…
b) bịt mắt – bịch thóc
thít chặt – thích quá
chít tay – chim chích
khụt khịt – khúc khích
CHÍNH TẢ – TIẾT 65
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam.
- Làm được BT ( 2 ) a/b hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to có ghi nội dung bài tập 2 .
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định :
b. Kiểm tra bài cũ: Tiếng chổi tre.
- Gọi 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng
con các từ cần chú ý phân biệt của tiết Chính tả
trước theo lời đọc của GV.
- GV nhận xét.
c. Bài mới
- Bóp nát quả cam.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung
- GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
- Gọi HS đọc lại.
- Đoạn văn nói về ai?
- Đoạn văn kể về chuyện gì?
- Trần Quốc Toản là người ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài?
- Vì sao phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV yêu cầu HS tìm các từ khó.
- Yêu cầu HS viết từ khó.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
- Hát
- HS viết từ theo yêu cầu.
- chích choè, hít thở, lòe nhòe,
quay tít.
- Theo dõi bài.
- 2 HS đọc lại bài chính tả.
- Nói về Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản thấy giặc
Nguyên lăm le xâm lược
nước ta nên xin Vua cho
đánh. Vua thấy Quốc Toản
còn nhỏ mà có lòng yêu nước
nên tha tội chết và ban cho
một quả cam. Quốc Toản ấm
ức bóp nát quả cam.
- Trần Quốc Toản là người tuổi
nhỏ mà có chí lớn, có lòng
yêu nước.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Thấy, Quốc Toản, Vua.
- Quốc Toản là danh từ riêng.
Các từ còn lại là từ đứng đầu
câu.
- Đọc: âm mưu, Quốc Toản,
nghiến răng, xiết chặt, quả
cam,…
- 2 HS lên viết bảng lớp. HS
dưới lớp viết vào nháp.
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gắn giấy ghi sẵn nội dung bài tập lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi
điền âm, vần nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền vào một
chỗ trống. Nhóm nào xong trước và đúng là
nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
- Chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng
cuộc.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả
- Chuẩn bị bài sau: Lượm.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm lại bài.
- Làm bài theo hình thức nối
tiếp.
- 4 HS tiếp nối đọc lại bài làm
của nhóm mình.
- Lời giải.
a) Đông sao thì nắng, vắng sao
thì mưa.
Con công hay múa.
Nó múa làm sao?
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra.
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ong ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
b) chim, tiếng, dịu, tiên, tiến,
khiến.
CHÍNH TẢ - TIẾT 66
LƯỢM
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể chữ 4 chữ.
- Làm được BT ( 2 ) a/b hoặc BT phương ngữ do giáo viên soạn
II. Chuẩn bị
- GV: Viết sẵn lên bảng bài tập 2
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định :
b. Kiểm tra bài cũ: Bóp nát quả cam:
- Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc:
+ cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến.
- Nhận xét HS viết.
c. Bài mới
Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe đọc và viết
lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài
tập chính tả phân biệt s/x; in/iên.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn thơ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- Giữa các khổ thơ viết ntn?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc cho HS viết các từ: loắt choắt, thoăn
thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Hát
- 2 HS lên bảng viết.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- Theo dõi.
- 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
bài.
- Chú bé liên lạc là Lượm.
- Chú bé loắt choắt, đeo chiếc
xắc, xinh xinh, chân đi
nhanh, đầu nghênh nghênh,
đội ca lô lệch và luôn huýt
sáo.
- Đoạn thơ có 2 khổ.
- Viết để cách 1 dòng.
- 4 chữ.
- Viết lùi vào 3 ô.
- 3 HS lên bảng viết.
- HS dưới lớp viết bảng con.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Mỗi phần 3 HS lên bảng làm,
HS dưới lớp làm vào Vở Bài
tập Tiếng Việt 2, tập hai.
a) hoa sen; xen kẽ
ngày xưa; say sưa
- GV kết luận về lời giải đúng.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho từng
nhóm để HS thảo luận nhóm và làm.
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
3. Phần kết luận :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3.
- Chuẩn bị: Người làm đồ chơi
cư xử; lịch sử
b) con kiến, kín mít
cơm chín, chiến đấu
kim tiêm, trái tim
- Thi tìm tiếng theo yêu cầu.
- Hoạt động trong nhóm.
a. cây si/ xi đánh giầy
so sánh/ xo vai
cây sung/ xung phong
dòng sông/ xông lên …
b. gỗ lim/ liêm khiết
nhịn ăn/ tím nhiệm
xin việc/ chả xiên …