TẬP LÀM VĂN - TIẾT 29
ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TLCH
I. Mục tiêu
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT 1 ).
- Nghe giáo viên kể , trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị
- GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cu : Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
- Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời
chia vui.
- GV nhận xét
c. Bài mới
Đáp lời chia vui, nghe và trả lời câu hỏi về nội dung
truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra
trong bài.
- Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
- Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con
có thể nói ntn?
- Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống
này.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo
luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống
còn lại của bài.
- Hát
- 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng
đối thoại: 1 em nói lời chia vui
(chúc mừng), em kia đáp lại lời
chúc.
- Lớp theo dõi và nhận xét bài
của các bạn.
- Nói lời đáp của em trong các
trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài
trong SGK.
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh
nhật em.
- Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn
nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn
sang tuổi mới có nhiều niềm
vui./…
- Con có thể nói: Mình cảm ơn
bạn nhiều./ Tớ rất thích những
bông hoa này, cảm ơn bạn
nhiều lắm./ Oi những bông hoa
này đẹp quá, cảm ơn bạn đã
mang chúng đến cho tớ./…
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp
theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó
một số cặp HS lên thể hiện
trước lớp. Ví dụ:
Tình huống b
- Năm mới, bác sang chúc Tết
gia đình. Chúc bố mẹ cháu luôn
mạnh khoẻ, công tác tốt. Chúc
cháu học giỏi, chăm ngoan để
- Nhận xét và cho điểm tiết học.
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Lắng nghe tích cực
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu
cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Sự tích hoa dạ lan hương
Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt
lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông
hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những
bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng
ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm
hoa.
Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương
thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm
động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành loài
hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương
thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
Theo Trần Hoài Dương
- Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng
cách nào?
- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
- Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các
câu hỏi trên.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
bố mẹ luôn vui.
- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin
chúc bác và gia đình luôn mạnh
khoẻ, hạnh phúc.
Tình huống c
- Cô rất vui vì trong năm học
này, lớp ta con nào cũng tiến bộ
hơn, học giỏi hơn, lớp lại đoạt
được danh hiệu lớp tiên tiến.
Cô chúc các con giữ vững và
phát huy những thành tích ấy
trong năm sắp tới.
- Chúng con xin cảm ơn cô vì cô
đã tận tình dạy bảo chúng con
trong năm học vừa qua. Chúng
con xin hứa với cô sẽ luôn cố
gắng làm theo lời cô dạy.
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa
và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa
thật to và lộng lẫy để tỏ lòng
biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ
đẹp thành hương thơm để mang
lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban
đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh,
ông lão không phải làm việc
nên có thể thưởng thức hương
thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước
lớp, cả lớp theo dõi và nhận
xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài
2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho
người thân nghe.
- Chuẩn bị: Nghe – Trả lời câu hỏi.
TẬP LÀM VĂN – TIẾT 30
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu
Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối ( BT 1 ) ; viết được câu trả
lời cho câu hỏi d ở BT 1 ( BT2 ).
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
- HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Đáp lời chia vui. Nghe – TLCH:
- Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự
tích hoa dạ lan hương.
- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Cây hoa xin Trời điều gì?
- Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban
đêm?
- Nhận xét, cho điểm HS.
c. Bài mới
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không quan tâm đến
thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của
mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ
hiểu thêm về điều đó.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
- Bài 1
- GV treo bức tranh.
- GV kể chuyện lần 1.
- Chú ý : giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác
ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
- Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
- GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
- GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi:
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm
gì?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
- Hát
- 3 HS kể lại truyện và trả lời câu
hỏi về câu chuyện Sự tích hoa
dạ lan hương. Bạn nhận xét
- Quan sát.
- Lắng nghe nội dung truyện.
- HS đọc bài trong SGK.
- Quan sát, lắng nghe.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những
hòn đá bắc thành lối đi, một
chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có
một hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn
đá cho chắc để người khác qua
suối không bị ngã nữa.
- Bác Hồ rất quan tâm đến mọi
người. Bác quan tâm đến anh
chiến sĩ xem anh ngã có đau
không. Bác còn cho kê lại hòn
đá để người sau không bị ngã
nữa.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
- Yêu cầu HS tự viết vào vở.
- Gọi HS đọc phần bài làm của mình.
- Cho điểm HS.
3. Phần kết luận
- Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài
học gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình
nghe.
- Chuẩn bị: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
- 8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
- HS 1: Đọc câu hỏi.
- HS 2: Trả lời câu hỏi.
- 1 HS kể lại.
- Đọc đề bài trong SGK.
- HS 1: Đọc câu hỏi.
- HS 2: Trả lời câu hỏi.
- HS tự làm.
- 5 HS trình bày
- Phải biết quan tâm đến người
khác./ Cần quan tâm tới mọi
người xung quanh./ Làm việc
gì cũng phải nghĩ đến người
khác.
TẬP LÀM VĂN – TIẾT 31
ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước ( BT1 ) ; quan sát ảnh Bác Hồ, trả
lời được câu hỏivề ảnh Bác Hồ ( BT2 ).
- Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ ( BT3 ).
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Tự nhận thức
II. Chuẩn bị
- GV: Anh Bác Hồ. Các tình huống ở bài tập 1 viết vào giấy.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định
b. Kiểm tra bài cũ : Nghe – Trả lời câu hỏi.
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối.
- Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về
Bác Hồ.
- Nhận xét cho điểm HS.
c. Bài mới
Giờ Tập làm văn này, các con sẽ tập đáp lại lời khen
ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và
viết một đoạn văn ngắn tả vể ảnh Bác Hồ.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.
- Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể
dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan
quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi
lắm./ … Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ
ntn?
- Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần
nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn,
tránh tỏ ra kiêu căng.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho
các tình huống còn lại.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.
- Hát.
- 3 HS lên bảng kể chuyện. Cả
lớp theo dõi nhận xét.
- HS trả lời, bạn nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.
- Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ
được cha mẹ khen.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý
kiến. Ví dụ:
Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm
được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì
đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét
nhà hằng ngày giúp bố mẹ./…
Tình huống b
- Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn
mặc bộ quần áo này trông dễ
thương ghê!/…
- Bạn khen mình rồi!/ Thế à,
cảm ơn bạn!…
Tình huống c
- Cháu ngoan quá! Cháu thật
tốt bụng!/…
- Không có gì đâu ạ, cảm ơn
cụ!/ Cháu sợ những người sau
vấp ngã./…
- Anh Bác được treo ở đâu?
- Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…)
- Con muốn hứa với Bác điều gì?
- Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong
nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.
- Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Chọn ra nhóm nói hay nhất.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài.
- Gọi HS trình bày (5 HS).
- Nhận xét, cho điểm.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc.
- Đọc đề bài trong SGK.
- Anh Bác được treo trên
tường.
- Râu tóc Bác trắng như cước.
Vầng trán cao và đôi mắt
sáng ngời…
- Em muốn hứa với Bác là sẽ
chăm ngoan học giỏi.
- Các HS trong nhóm nhận xét,
bổ sung cho bạn.
Ví dụ: Trên bức tường chính giữa
lớp học em treo một tấm ảnh Bác
Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười
với chúng em. Râu tóc Bác trắng
như cước, vầng trán cao, đôi mắt
sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và
luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi
để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
TẬP LÀM VĂN - TIẾT 32
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI
I. Mục tiêu
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn ( BT1 , BT2 ) ; biết đọc
và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc ( BT3 ).
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị
- GV: Sổ liên lạc từng HS.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn đinh :
b. Kiểm tra bài cũ : Nghe – Trả lời câu hỏi:
- Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
c. Bài mới
Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ
học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho
lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên
lạc của mình.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
- Bạn kia trả lời thế nào?
- Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
- Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển
truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc
xong.
- Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời
từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau
vậy.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn
HS áo tím.
- Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước
lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của
bài.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
- Hát.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của
mình.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện
với!
- Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa
đọc xong.
- Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau
vậy.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau
phát biểu ý kiến: Khi nào cậu
đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./
Hôm sau cậu cho tớ mượn
nhé./…
- 3 cặp HS thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc
tình huống.
HS 1: Cho mình mượn quyển
truyện với.
HS 2: Truyện này tớ cũng đi
- Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên
thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em
nói bằng lời của mình.
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Lắng nghe tích cực
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình
thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc
xong trang sổ đó.
- Nhận xét, cho điểm HS.
-
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi
tình huống giao tiếp.
- Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại
cho tớ nghe nhé.
Tình huống a:
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong
bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không
sao, cậu đọc xong cho tớ mượn
nhé./…
Tình huống b:
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý
cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật
đẹp./…
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ
cho con đi với nhé./…
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm việc.
- 5 đến 7 HS được nói theo nội
dung và suy nghĩ của mình.
TẬP LÀM VĂN - TIẾT 33
ĐÁP LỜI AN ỦI
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. Mục tiêu
- Biết đáp lại lời an ủi trong tinh huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2 ).
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn.
GDKNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa; -Lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập 1.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
1. Phần giới thiệu :
a. Ổn định :
b. Kiểm tra bài cũ: Đáp lời từ chối
- Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối
theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang
132.
- Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ
liên lạc của em.
- Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
c. Bài mới
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng
gặp chuyện vui. Nếu người khác gặp chuyện buồn, điều
không hay, chúng ta phải biết nói lời an ủi và khi chúng
ta buồn có người an ủi, động viên ta phải biết đáp lại. Đó
là một việc rất tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết
cách đáp lại lời an ủi, động viên của người khác.
2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai?
Họ đang làm gì?
- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi
nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế
nào?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho
lời của bạn HS bị ốm.
- Khen những HS nói tốt.
Bài 2
- Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
- Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
- Hát
- 3 HS thực hành trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn
đang bị ốm nằm trên giường,
1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
- Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp
khỏi rồi.
- Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý
kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn
bạn đã chia xẻ với mình./ Có
bạn đến thăm mình cũng đỡ
nhiều rồi, cảm ơn bạn./…
- Bài yêu cầu chúng ta nói lời
đáp cho một số trường hợp
- Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống
này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế,
con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình
huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo
cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày
trước lớp.
- Nhận xét các em nói tốt.
GDKNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa; -Lắng nghe tích
cực
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như:
bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút … Bây giờ
các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn:
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành
động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Phần kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch
sự.
- Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
nhận lời an ủi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.
- Em buồn vì điểm kiểm tra
không tốt. Cô giáo an ủi:
“Đừng buồn. Nếu cố gắng
hơn, em sẽ được điểm tốt.”
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý
kiến: Con xin cảm ơn cô./
Con cảm ơn cô ạ. Lần sau
con sẽ cố gắng nhiều hơn./
Con cảm ơn cô. Nhất định lần
sau con sẽ cố gắng./…
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ
mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm
ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ
biết đường tìm về nhà./ Nó khôn
lắm, mình rất nhớ nó./…
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là
ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày
mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./
Cảm ơn bà ạ./…
- Viết một đoạn văn ngắn (3, 4
câu) kể một việc tốt của em
hoặc của bạn em.
- HS suy nghĩ về việc tốt mà
mình sẽ kể.
- 5 HS kể lại việc tốt của mình.