Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

báo cáo kết quả tìm hiểu nhân cách học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 8 trang )

Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
BÁO CÁO KẾT QUẢ
“TÌM HIỂU NHÂN CÁCH HỌC SINH”
Họ và tên: Phạm Trần Quỳnh Hương
Ngày ,tháng,năm sinh: 18/01/2004
Giới tính: Nữ
Học sinh lớp: 3A
Trường Tiểu học Nguyễn văn Bé – Cư Kuin – Đăk Lăk
Là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh
Chức vụ trong lớp: Lớp trưởng
Lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học, hoặc còn gọi là Phổ thông cơ sở cấp 1. Đây cũng là
lứa tuổi mà những ai thật sự muốn dấn thân trở thành người cộng tác mật thiết với gia đình các
em để chăm lo việc giáo dục cho các em, nhất là cha mẹ và các thầy cô giáo, rất cần quan tâm tìm
hiểu.Chính vì lẽ đó tôi đã thực sự vào cuộc để tìm hiểu tâm lý của các em trong đợt thực tập lần
này qua các buổi gặp gỡ, lên lớp.
Đợt thực tập này ,tôi được nhà trường phân công thực tập ở lớp 3A Trường Trường Tiểu
học Nguyễn văn Bé – Cư Kuin – Đăk Lăk, ngôi trường nằm trên địa bàn một xã nhỏ mang tên Ea
Bhôk. Ngay từ lần đầu tiên tôi bước chân vào lớp đã bắt gặp 27 cặp mắt các em học sinh ngây
thơ, trong sáng với biên chế lớp là 27 học sinh. Trong đó : 17 em là nữ, dân tộc 4 em.
Các em phần lớn đều là con em có hộ khẩu ở xã, tất cả đều ngoan ngoãn , lễ phép, hăng hái học
tập. Song có một đối tượng học sinh làm tôi thực sự ấn tượng nhất đó là em : Phạm Trần Quỳnh
Hương, sinh ngày 18/01/2004. Gia đình có 2 chị em gái, bố mẹ yếu ốm, khả năng lao động kém
lại phải nuôi 2 chị em ăn học, nhà lại thuộc hộ nghèo của xã nên cuộc sống gia đình hết sức khó
khăn. Mặc dù hoàn cảnh như vậy nhưng em vẫn không lùi bước hay nản chí trong học tập,
Hương luôn là học sinh giỏi liên tục từ năm học lớp 1 và là lớp truởng của lớp 3A .
Qua tìm hiểu tôi tự nhận thấy nhiều điều về em. Đầu tiên là về xu hướng của Hương: em
luôn hứng thú với các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác của trường, lớp em luôn
nhiệt tình, sôi nổi hăng hái đặc biệt là Hương học đều ở tất cả các môn học. Ngoài ra bản tính của
em rất hiền lành , bạn bè, thầy cô ai cũng quý mến. Còn trên lý tưởng, Hương vẫn hằng mơ ước
sẽ cố gắng học thật giỏi để phấn đấu sau này trở thành cô giáo.
1


Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
Trong thế giới quan và niềm tin của mình, em Hương cũng như bao học sinh cùng lứa
tuổi khác tâm hồn rất ngây thơ. Ở các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của
người lớn khác phái: bé gái gần bố mà xa mẹ, còn bé trai lại gần mẹ xa bố. Đây không phải là
một tội lỗi ghê gớm đáng lên án và nghiêm phạt như cách nghĩ thiển cận của một số người chủ
trương đạo đức quá khắt khe cổ hủ. Năm nay các em bước vào năm học giữa bậc tiểu học nên ở
các em đã có sự thay đổi về cách nghĩ, tâm sinh lý…
Cần phải biết khéo hướng dẫn để giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ các tính
cách giáo dục qua cả bố lẫn mẹ, anh và chị trong gia đình, cả thầy lẫn cô ở trường, ở lớp. Sau
này, khi bước vào tuổi dậy thì, các em sẽ dần dần chuyển hóa sang thế quân bình về phái tính.
Nếu người lớn quá khắc nghiệt hoặc lơi lỏng thiếu quan tâm, có thể sẽ gây ra nơi các em
những ấn tượng lệch lạc, di hại suốt đời các em về mặt nhân cách tâm lý và ứng xử. Ngược lại,
cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, biết
mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cung cách của chính các em. Khi đó, các em mới dễ
bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự, những "bí mật" có khi rất ngô nghê của các em, mà
không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, kết tội hoặc chế giễu. Ở điểm này, các em cần có
người yêu thương, chăm sóc, ân cần tận tụy và tinh tế nhạy cảm, nắm bắt cho được mọi biểu hiện
tích cực lẫn tiêu cực nơi các em.
Còn về tính cách của Hương, với bản tính hiền lành, ít nói hoặc chỉ thích nhẹ nhàng nữ
tính và phải sống trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên nhiều lúc em có sự mặc cảm, ít giao
tiếp với bạn bè, nhưng cũng có lúc em đã dần dần không còn muốn loanh quanh luẩn quẩn ở xó
nhà góc lớp nữa, em đã bắt đầu thích làm quen nhiều bạn nhỏ và nhiều người lớn khác. Vì vậy,
nếu em nhận ra nơi các người lớn như cô chú, thầy cô giáo, anh chị một sự bảo bọc chở che,
nhất là sự quan tâm, cảm thông thật sự, các em sẽ dần dần quấn quít, tin cậy đến mức tuyệt đối.
Trong các hoạt động lao động, vệ sinh trường lớp như : vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây
cảnh,…em rất cần cù , chịu khó, không ỉ nại hoặc có biểu hiện lười biếng.
Em luôn có tinh thần , thái độ tốt, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của trường, lớp, có
trách nhiệm với lớp, luôn là lớp trưởng gương mẫu để các bạn khác noi theo.
Hãy tránh đừng bao giờ đùa chơi với các em bằng cách xí gạt để các em mắc lừa cho vui.
Cũng đừng bao giờ tạo cho các em cảm tưởng bị người lớn áp đặt, ăn hiếp, lấn lướt, sai bảo vặt

và khống chế các em bằng luật lệ mà chính người lớn chưa chắc đã tuân thủ đàng hoàng.
Đối với mọi người, Hương luôn tỏ ra là một người con ngoan trong gia đình, một trò giỏi ở
2
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
lớp, luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người, sống đoàn kết , thân ái với bạn bè, giúp đỡ bạn học
còn yếu hoặc học kém hơn mình.
Không chỉ thế, do bản thân được sinh ra trong gia đình nghèo dường như Hương rất thấu
hiểu, em luôn khiêm tốn , không kiêu ngạo , luôn có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Trong học tập thì em học đều các môn nhưng trội hơn cả vẫn là môn toán. Em luôn có
tinh thần, thái độ học tập tốt, không ngừng phấn đấu vươn lên, năm nào cũng là học sinh giỏi .
Ngoài việc học tốt em còn có giọng hát rất hay, đặc biệt là chất giọng nhẹ nhàng tình cảm.
Mỗi lần được nghe Hương đọc bài qua các bài tập đọc thì ai nghe cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Ngoài ra Hương học cũng rất tốt các môn năng khiếu như : thể dục, hát nhạc, mĩ thuật…
Bước đầu thấu hiểu được những nhu cầu khát vọng ngây thơ của em rồi, vẫn chưa đủ, bởi
tính khí các em luôn bị đột biến, thay đổi hoặc bị tổn thương. Do vậy, ngoài việc hòa mình cùng
chơi, cùng trò chuyện với các em, người lớn còn cần khéo léo tạo sức thu hút lâu dài bền bỉ, bằng
cách lồng các hoạt động tập thể vào các trò chơi (học và làm mà là chơi, chơi mà lại là học và
làm một cách hữu ích ).
Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng hồn nhiên như trang giấy còn mới tinh. Ngay cả
trường hợp một số em phải chịu những di chứng do sự đổ vỡ trong gia đình, thì chắc chắn tâm
hồn các em vẫn luôn luôn đa cảm, rất dễ bị xúc động. Do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối
với chính bản thân các em, đối với các em khác, đối với súc vật và đối với thiên nhiên đều gây
tổn thương nơi các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo không bao giờ phai nhạt. Cần tránh cho
các em phải đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những thực tế quá phũ phàng, những
hình ảnh dã man bạo lực trên sách báo, truyền hình, những biến cố quá gay cấn ngoài đường phố,
trong gia đình, nơi trường học. Do vậy, thông qua những hoạt động về giáo dục, làm việc, sinh
hoạt vui chơi, người lớn cần biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi
tác và tâm lý, hòa mình trở nên đơn sơ như trẻ nhỏ, biết cách gợi ý tổ chức cùng chơi, cùng làm
với các em, từ đó mới có dịp để giúp đỡ, dạy dỗ các em một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh

đó, cũng cần kích thích cho các em luôn háo hức chịu làm quen thêm với nhiều bạn trai bạn gái
mới đồng trang lứa ở trường lớp và khu xóm.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, không có truyền thống hiếu học, thậm trí
bố mẹ em củng chỉ dừng lại ở phổ cập THCS nhưng điều đó dường như không ảnh hưởng đến trí
3
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
học hành của em. Gia đình rất quan trọng tới sự hình thành thói quen và nề nếp của các em ngay
từ nhỏ, vì vậy gia đình cần có định hướng đúng đắn.
Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã "buộc" các
bậc cha mẹ "phải làm việc quên mình" và dường như "quên luôn cả những đặc điểm tâm sinh lý
của con em mình". Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn
mới. Vì thế mà không ít trường hợp các gia đình hiện nay lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nam" vì
con cái. Gia đình em phải là một quản trò đa năng, biết biến báo, lôi cuốn, trang bị nhiều kỹ năng
thành thạo, đồng thời lại có vốn liếng kinh nghiệm về tâm lý để có thể tiếp cận mà lắng nghe và
đối thoại từng phút với em. Hương ôm ấm nhiều giấc mơ:
Em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc, những truyện
cổ tích thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể trong các lớp học hoặc trước khi đi
ngủ buổi tối. Từ đó em tự thêu dệt những mơ mộng rất dễ thương đến bất ngờ. Sau này, lớn hơn
một chút, tính thần thoại chuyển dần sang khía cạnh thần tượng hóa một cách đơn giản. Khi em
được tiếp xúc thân tình với một người lớn nào đó có nhân cách cao thượng, em sẽ nhanh chóng
hình thành các ước mơ sẽ có được nhân cách ấy (ví dụ: "Lớn lên em sẽ làm cô giáo như cô ")
Do đó, nếu người lớn biết khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng hồn nhiên trong
sáng của em, có thể hướng dẫn em dần dần gạn lọc đi những nét viễn vông huyền hoặc để chuyển
những giá trị tốt đẹp hiện thực nơi nhân cách em. Đồng thời, cũng đừng quên tiếp xúc riêng với
em, giúp em tập nỗ lực nho nhỏ để vươn lên trong từng khát vọng, từng ước mơ hồn nhiên của
chính mình, mỗi ngày một chút theo phương pháp giáo dục tiệm tiến. Ở điểm này, người sống
với em phải là một người bạn trẻ trung, tâm huyết, đáng tin cậy trong mọi mặt sinh hoạt vui nhộn
cũng như tâm linh sâu lắng của em.
Riêng với các câu truyện kể, cần nhớ rằng: một nội dung quá bi lụy thương tâm có thể gợi ra nơi
em lòng trắc ẩn nhân ái, nhưng cũng có thể âm thầm hình thành trong tiềm thức và vô thức của

em tính hiếu chiến, hiếu sát, thích trả đũa, nhẫn tâm, hoặc ngược lại, sự mủi lòng ủy mị, mau
nước mắt vì quá sức đa sầu đa cảm. Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, em vẫn còn thiên nhiều về
giác quan, thích sờ tận tay nhìn tận mắt, nên em rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật
chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông suông vậy thôi. Em rất hãnh diện thấm thía khi được
người lớn khéo léo góp ý khích lệ hơn là phê bình chê trách hay nổi cáu lên quát tháo om sòm.
4
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
Ở trong nhà trường nơi em theo học, tôi hận thấy nhà trường đã từng áp dụng những cách
khen thưởng khá cụ thể như các bông hoa điểm 10 cho từng môn học, sách truyện làm phần
thưởng cuối năm. Bản thân chúng ta khi còn bé, hẳn ai cũng đã từng ao ước hoặc hãnh diện khi
thấy tên mình được ghi trên Bảng danh dự treo tại một nơi trang trọng và dễ thấy ở trường. Còn
Sổ học bạ hoặc Sổ Liên lạc thì không ai muốn cha mẹ mình lại phải đọc thấy những giòng chữ
thầy cô chủ nhiệm phê xấu và yếu kém. Do vậy, đây là những cách khen thưởng có vẻ vật chất
nhưng lại hàm ý về chiều sâu tinh thần nhiều lắm Hương cũng thế, em luôn dẫn đầu trong lớp
về sở hữu nhiều bong hoa điểm 10. Ý thức tốt cùng với khả năng học tập của mình đã giúp em
luôn có tên trong danh sách học sinh tiêu biểu của lớp. Hương đáng là tấm gương để các bạn noi
theo. Ở lứa tuổi các em, người sống với các em phải là một "bề trên" hiểu theo nghĩa rộng nhất,
nghiêm minh mà quảng đại, công bình mà bao dung, vẫn luôn đòi hỏi cao mà lại biết khích lệ
nâng đỡ.
Xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của em, nhất là xã hội ngày
nay. Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi Hương luôn dồi dào. Bên cạnh đó, em cũng đang
trải qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ, còn gọi là khủng hoảng về ý thức. Về mặt sinh hoạt thể
lý, các em cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im
lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng
bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe
(ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả ). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với
các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các
em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các
em đặc biệt thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên thi
đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo, chơi ô ăn quan ).

Trong thực tế, người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang
chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý, nên thường la rầy ngăn cấm các em.
Người lớn không ngờ đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm
rối loạn, rất có hại về lâu về dài.
Về sinh hoạt học tập, Hương cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các
kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Một khi nơi em lý trí
bắt đầu hoạt động âm thầm, các ý tưởng như thế dần dần sáng tỏ ra, cho dù em chưa thể lý luận
suy diễn theo dạng đặt vấn đề "vì vậy", "cho nên", "do đó" như người lớn Nhưng mặt khác, em
5
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
đã không còn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn
nhiều: "làm thế nào ?" tức là có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn.
Dù vậy, Hương chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một
cách kiên nhẫn, em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được
người lớn hướng dẫn dưới dạng "học mà chơi" đầy hấp dẫn. Ở điểm này, người sống với em phải
là một thầy giáo, một cô giáo vừa có kiến thức quảng bác, lại vừa có tâm hồn sâu sắc để truyền
đạt tri thức, gợi mở sáng kiến và nhất là vun đắp cho em những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi
và dễ thương, đúng với độ tuổi của em. Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một trường
hợp bất ngờ, nếu Hương được người lớn tin cậy trao phó một trách nhiệm quan trọng nào đó, với
lời giải thích kỹ lưỡng và căn dặn chi tiết, em sẽ hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và
hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi của người lớn. Ấn tượng sâu sắc này sẽ theo em
suốt cuộc đời, hình thành một nhân cách khó gì có thể làm biến dạng. Hiểu được điều này, chúng
ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các phong trào giáo dục đứng đắn trên thế giới đều có
những nghi thức tập tục rất long trọng như đội mũ, trao cờ, tuyên hứa thiếu nhi, thắt khăn quàng,
gắn sao Tại trường học, nếu biết huấn luyện tinh thần và kỹ thuật tới nơi tới chốn, người lớn có
thể tin tưởng giao phó cho các em ở các lớp tiểu học đảm nhận chuẩn bị âm thanh, xếp đội hình
danh dự, kéo cờ, bắt nhịp và đồng ca bài quốc ca v.v mà không sợ gặp sự cố trục trặc, bởi các
em ý thức khá chững chạc về tính cách quan trọng và trang nghiêm của công việc cùng với niềm
hãnh diện được đại diện cho toàn trường.
Qua tìm hiểu nhân cách của em, chúng ta k chỉ nhận định đúng tình hình các em, mà còn

phải đề ra được biện pháp giáo dục phù hợp: Đối với công việc của một người giáo viên phải
thực sự yên tâm công tác, yêu nghề - mến trẻ, hứng thú với công việc mình làm, phải nắm bắt rõ
tình hình thực tế của học sinh. Tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có biên pháp rèn luyện sát đối
tượng. Giáo viên phải nắm được tâm lý của từng em xem các em cần gì, muốn gì. Ngoài ra giáo
viên phải có bài soạn chu đáo (tìm ra được Phuong pháp và hình thức tổ chức trong mỗi tiết học
sao cho phù hộp, có hiệu quả cao). Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, có hiệu quả nhiều lần. Học phải
đi đôi với các hoạt động vui chơi giải trí, phải tích cực tổ chức các trò chơi để giảm bớt căng
thẳng cho các em. Giáo viên luôn tự rút kinh nghiệm, bổ sung sửa đổi, tìm ra các biện pháp tích
cực hữu hiệu nhất để không ngừng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tạo
hứng thú cho các em…
6
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
Giáo viên luôn kết hợp với phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể để rèn
luyện học sinh.
Giáo dục là quá trình rèn luyện nhân cách học sinh, giúp học sinh dần mạnh dạn, tự tin,
tích cực trong quá trình học tập. Do đó, chúng ta cần sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng
như một số biện pháp đơn giản nhằm thu hút học sinh vào bài học, tiết học hơn. Nhờ đó học sinh
lĩnh hội được kiến thức một các tự nhiên nhất, tránh gò bó, áp đặt kiến thức đối với trẻ.
Giáo viên cần đặt mục tiêu cao nhất trong quá trình dạy học: bồi dưỡng năng lực cho học
sinh phát triển toàn diện, tránh hình thức, máy móc, dập khuôn cũng như bệnh thành tích trong
giáo dục. Như vậy, ở mỗi cá nhân làm công tác giáo dục, cái tâm với nghề là điều quan trong
nhất.
So với việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm có vai trò quan trọng không kém. Phải nắm đặc
điểm tình hình lớp để đưa ra kế hoạch hoạt động phù hợp giúp lớp tiến bộ hơn. Phải xác định
đúng vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy. Giảng
dạy phải chính xác, có hệ thống. Phải tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực. Dạy học đúng đặc
trưng bộ môn, đúng loại bài. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của HS. Sử dụng đồ dùng dạy học có
hiệu quả. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm. Chữ viết bảng đẹp, trình bày bảng hợp lí. Phân bố thời
gian đảm bảo tiến trình dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế lớp. Giáo viên cần

jiểu biết về cách thức tổ chức, quản lý lớp, cơ cấu quy mô hoạt động của trường tiểu học và tiếp
thu những phương pháp giáo dục mới và hay của các thầy cô để phát hiện ra mặt yếu của bản
thân về chuyên môn và kĩ năng ứng xử. Tự đề ra hướng khắc phục, không ngừng trao đổi kinh
nghiệm và phấn đấu hoàn thiện bản thân. Không quên hiểu biết hơn về tâm, sinh lí của HS để có
phương pháp tác động phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất trong dạy học. Cần có biện pháp động
viên khích lệ, tạo hứng thú học tập cho HS. Giáo viên phải có thái độ bình tĩnh, tự tin, giọng nói
to, rõ ràng, truyền cảm. Bên cạnh đó, phải rèn luyện đạo đức tác phong, luôn ý thức được vai trò
và nhiệm vụ của mình để hoàn thành tốt công việc được giao. Cần trang bị cho bản thân những
kiến thức xử lí tình huống sư phạm, không để rơi vào thế bị động; luôn ra sức học hỏi, trau dồi
kiến thức, cập nhật những thông tin cần thiết cho công tác giảng dạy sau này; nắm vững kiến thức
và phương pháp giảng dạy; luôn chú ý bồi dưỡng phẩm chất và nhân cách; xây dựng niềm tin, lý
7
Sinh viên Vũ Văn Tuấn Tìm hiểu nhân cách học sinh
tưởng vững vàng, tốt đẹp để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho HS; và phải am hiểu tâm lí
HS tiểu học để tạo sự gần gũi và giúp các em học tập tốt hơn.
Còn về phía học sinh, phải có đủ đồ dùng học tập đúng yêu cầu, phải tích cực, tự giác học
tập, rèn luyện và cần có tinh thần giúp đỡ bạn, học tập bạn và có chí hướng cùng nhau thi đua.
Về phía phụ huynh thì phải thực sự quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất cho
con em học tập (góc học tập tốt, bàn ghế đúng quy định, sắm sửa đầy đủ đồ dùng học tập cho các
em…) và đặc biệt phải đi họp phụ huynh đầy đủ, có trách nhiệm cộng tác với các thầy cô giáo,
với nhà trường để rèn luyện học sinh.
Thời gian ngắn ngủi cùng với sự phát hiện nhanh chóng tìm hiểu được một học sinh như
Quỳnh Hương thật là một kỷ niệm quý giá trong sáu tuần thực tập ngắn ngủi. Tôi kính mong nhà
trường và gia đình tạo mọi điều kiện, quan tâm giúp đỡ em Hương trong mọi hoạt động để
Hương mãi là con ngoan trò giỏi, là tấm gương để các bạn noi theo. Đợt thực tập này đã giúp tôi
định hướng cho tương lai. Tôi cần cố gắng và tích cực hơn nếu muốn phát triển nghề nghiệp của
mình. Kính mong các thầy cô giúp đỡ để tôi có thể bước đi tốt hơn trên con đường học tập của
mình.
Ngày 11 tháng 3 năm 2013
Giáo sinh thực tập

Vũ Văn Tuấn
8

×