Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.16 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong một năm qua, chúng ta cũng đã thực thi nghiêm túc các cam kết
gia nhập WTO của mình. Chúng ta đã xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản
pháp quy quan trọng nhằm đưa hệ thống pháp luật về kinh tế - thương mại phù
hợp hơn với thông lệ quốc tế và các quy định của WTO. Cho đến nay, việc sửa
đổi hoặc ban hành mới các luật và pháp lệnh theo cam kết đã hoàn tất, chỉ còn
một số văn bản dưới luật đang hoàn thiện. Chúng ta cũng chủ động sửa đổi
khoảng 30 luật và pháp lệnh cho phù hợp với các nguyên tắc và qui định của
WTO.
Về dỡ bỏ hàng rào quan thuế, từ đầu năm 2007, Việt Nam bắt đầu cắt
giảm gần 2000 dòng thuế theo cam kết gia nhập WTO, trong đó có bao gồm các
mặt hàng quan trọng như dệt may, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng…Việt Nam
cũng nỗ lực mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục
hành chính và đẩy mạnh chống tham nhũng. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực,
chúng ta đã mở cửa thị trường nhanh hơn, rộng hơn so với cam kết, trước hết là
vì lợi ích phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề hiện nay đang rất có sự ảnh hưởng cao
đến các tổ chức doanh nghiệp và cá thể kinh doanh khi đã là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới, tôi đã chủ động lựa chọn đề tài "Thuế quan và qui
tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan".


1
NỘI DUNG
I. THUẾ QUAN, TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN TỚI
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Những khái niệm liên quan đến Thuế quan:
* Thuế quan: loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu. Được tính
theo giá trị hàng hoá (theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá) hoặc theo một
cơ sở cố định (ví dụ 7 đô la trên 100 kg). Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các
sản phẩm nội địa cùng loại và là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.


* Hàng rào thuế quan: là những biện pháp kinh tế và quản lí kinh tế mà
chính phủ một nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, nhằm hạn
chế việc nhập hàng hoá đó vào nước mình nhằm bảo vệ nền kinh tế và an ninh
quốc gia. Có các biện pháp như: đánh thuế nhập khẩu cao, hoặc quy định hạn
ngạch nhập khẩu, các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, kiểm soát ngoại hối...
(thường được gọi là hàng rào phi thuế quan). Các nước tư bản thường sử dụng
HRTQ để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng
nước ngoài, để cải thiện cán cân buôn bán và cán cân thanh toán, hoặc để trả
đũa đối phương trong trường hợp đấu tranh mậu dịch. Việc sử dụng HRTQ có
thể dẫn tới những cuộc xung đột trong quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại
giữa các nước hữu quan, thậm chí còn có thể dẫn đến mâu thuẫn lớn, thường
gọi là "chiến tranh thương mại".
* Cố định mức thuế trần: cam kết không được tăng thuế quan lên cao hơn
mức đã thoả thuận. Trong trường hợp một mức thuế quan trần được ấn định, sẽ
không được phép nâng thuế quan lên cao hơn mức này nếu không có hình thức
bù lỗ cho bên bị thiệt hại.
* Mức thuế đỉnh: mức thuế quan lương đối cao, thường được áp dụng đối
với các sản phẩm “nhạy cảm” trong khi mặt bằng thuế quan chung lại thấp. Đối
2
với các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trần15% thường được coi là
“mức thuế đỉnh”.
* Mức thuế hại: mức thuế quan thấp đến mức chi phí cho việc thu thuế
còn cao hơn số tiền thu được.
* Free-rider - hay quốc gia được hưởng lợi mà không cần
phải có đi có lại - Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nước không đưa ra
các cam kết nhượng bộ trong thương mại nhưng lại được giảm thuế quan và có
được sự nhượng bộ của các nước thông qua đàm phán trên cơ sở nguyên tắc tối
huệ quốc.
* Thuế quan lũy tiến: Đánh thuế các bán thành phẩm nhập khẩu cao hơn
so với nguyên liệu nhập khẩu, nhưng thấp hơn so với với thành phẩm nhập

khẩu. Đây là biện pháp để bảo vệ công nghiệp chế biến trong nước và hạn
chế mọi hoạt động chế biến tại các nước có nguyên vật liệu.
* Thuế chống bán phá giá: Điều VI Hiệp định GATT 1994 cho phép áp
dụng đối với hàng hoá bán phá giá một loại thuế chống phá giá ngang bằng với
khoản chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thực của hàng hoá bán phá giá
nếu như việc bán phá giá gây thiệt hại cho các nhà sản xuất mặt hàng đó tại
nước nhập khẩu.
2. Vai trò của Thuế quan trong thương mại quốc tế:
Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế
đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số
thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của
WTO, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn
phù hợp.
3
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và
vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư
và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Đối với
mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất
trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua
biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng
hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất
khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào
một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển
người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn
thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan
người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để xác định mức độ chịu thuế của
các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế

quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan
đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế
quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp
thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và
biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định
một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không
còn áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó
mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có
xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương
pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo
giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện
4
vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc... Thuế trị giá là thuế đánh
vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó.
Thuế quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị.
Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính
và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng
thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các
ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo
mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức
thuế ưu đãi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ
các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường. Mức thuế tối thiểu được áp
dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường. Mức
thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp
tác.
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở
thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945 Cách mạng Tháng
Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử
mới cho dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc

bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được
thành lập. Thuế quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
xâm lược (từ 19-12-1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ
mật thiết với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế
quan Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi
giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng.
Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật
Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế
chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng
biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu
5
Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu
thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất
nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai
đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị
định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực
I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp
thời điều chỉnh cho hợp lý.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ
bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng
dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách... Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ
quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày
26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế
trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình
hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta
đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp
định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với

thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông
qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiện Cam kết về thủ tục
nhập khẩu.
Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập
thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế
quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực
của nền kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan có thể có những ảnh
hưởng tiêu cực. Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng
6
hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ
kích thích tệ nạn buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế
xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở
thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do
họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích
lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay
thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa
xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu
có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các
ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do
vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế nhập
khẩu có thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản
phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng
hóa này thuế quan có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước ngoài giảm giá. Khi
đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, để
đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng
kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu.

II. QUI TẮC CỦA GATT VÀ WTO ĐỐI VỚI THUẾ QUAN
Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (viết tắt: GATT), về các
biểu thuế và thương mại, kí giữa nhiều bên ở Giơnevơ (Genève, 1947) có hiệu
lực bắt đầu từ 1.1.1948, đề ra những nguyên tắc về biểu thuế quan và những
chính sách thương mại giữa các nước kí kết. Tham gia kí kết hiệp định này có
khoảng 23 nước công nghiệp phát triển; về sau thêm một số nước Đông Âu như
Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư và một số nước đang phát triển như Myanma,
Xâylan (Ceylan), Cuba, Ấn Độ, Inđônêxia, Nicaragoa, vv…
7
Những nguyên tắc cơ bản:
1) Không phân biệt đối xử đối với tất cả các nước, đối xử với nước khác
theo quy chế tối huệ quốc về mặt thuế quan; những trường hợp ngoại lệ rất hạn
chế và được quy định chặt chẽ, vd. khi 6 nước của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu
(EEC) kí kết với nhau những điều khoản về thuế quan thì phải xin phép Hiệp
định chung về Thuế quan và thương mại (HĐCVTQVTM).
2) Ổn định những quyền thuế quan, những biểu thuế hay những hạn chế
tương tự; không được vượt mức quy định năm 1974, để giảm đến mức tối thiểu
những sự hạn chế mậu dịch tự do.
3) Nguyên tắc đàm phán, nhân nhượng lẫn nhau trong việc giảm bớt biểu
thuế quan. HĐCVTQVTM đóng một vai trò căn bản trong việc tự do hoá mậu
dịch và trong việc tiêu chuẩn hoá các chính sách và thông lệ mậu dịch quốc tế
sau Chiến tranh thế giới II. Từ 1964, theo đề nghị của tổng thống Mĩ, "Vòng
đàm phán Kennơđy" đã thoả thuận giảm 50% thuế quan (đối với tất cả các sản
phẩm), mỗi năm 10% từ 1968 đến 1972. Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế
Châu Âu (EEC), sự kiến lập những hiệp hội thuế quan mâu thuẫn với đường lối
mậu dịch tự do của HĐCVTQVTM và biểu thế quan ưu đãi các nước thế giới
thứ ba, do đó hạn chế phạm vi hoạt động của HĐCVTQVTM. Mâu thuẫn xảy ra
giữa các nước công nghiệp và các nước thuộc thế giới thứ ba; những nước này
không tín nhiệm HĐCVTQVTM và lập ra UNCTAD (United Nations
Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên hợp quốc về Thương

Mại và Phát triển) quy định những ưu tiên cho các nước đang phát triển. Sự mở
rộng EEC ra 9 thành viên (1973) trong điều kiện hệ thống tiền tệ thế giới tan rã,
tình hình mất cân bằng thường xuyên của cán cân thương mại của Mĩ và sự thay
đổi trong phân công lao động quốc tế đã gây nhiều tranh cãi trong
HĐCVTQVTM; từ 1974 đến 1979, có nhiều vòng đàm phán thương mại địa
phương, gọi là "Vòng đàm phán Nixơn" hay là "Vòng đàm phán Tôkyô". Trong
8

×