Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

“Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11” với mong muốn nghiên cứu kỹ hơn về tính hiệu quả và khả thi trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.42 KB, 31 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” số 201/2001/QĐ
mục 5.2 đã chỉ rõ “Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng
– trò ghi sang hướng dẫn người học trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy
cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ
thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tự chủ của HS, SV trong quá trình học tập”. Nói cách
khác, nhiệm vụ của nhà trường là “Không nên dạy cho trẻ em những gì mà
chúng phải suy nghĩ, mà phải cho chúng cách suy nghĩ” – theo Margaret
Mead, Coming of Age in Samoa (1928).
Chính vì vậy mà phương pháp dạy học tích cực đã đề ra các đặc trưng
cơ bản:
-

Dạy học thông qua các hoạt động của HS.
Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị.

Nói về Hóa học, đó là một mơn khoa học thực nghiệm. Hóa học đòi
hỏi ở HS rất nhiều về năng lực tư duy, phân tích và khả năng tìm tịi sáng
tạo để nắm vững kiến thức. Muốn đáp ứng được yêu cầu này thì người GV
cần tăng cường phát huy sự tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS
khi giải quyết các tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn ở mức
độ cao nhất, cần biến HS thành những người nghiên cứu, có nhiệm vụ và
nhu cầu dành lấy những kiến thức mới về Hoá học. Bởi vì “học” là quá
trình kiến tạo: HS tìm tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử
lý thông tin,…tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Từ những lẽ trên kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về
anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11” với mong


muốn nghiên cứu kỹ hơn về tính hiệu quả và khả thi trong việc phát huy
tính tích cực học tập của HS. Đề tài sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy


học nêu vấn đề, dạy học tình huống; thiết kế các tình huống, các giáo án có
sử dụng tình huống học tập trong các bài cụ thể của chương trình Hóa học
11 ban nâng cao, từ đó rút ra được ý nghĩa của dạy học tình huống trong
dạy học Hóa học phổ thông.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo khảo sát cho thấy ở trường THPT hiện nay có áp dụng một số
phương pháp giảng dạy ,tuy nhiên chủ yếu vẫn là phương pháp thút
trình kết hợp phấn bảng.
Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương II (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo
đến năm 2020 ký ngày 15/4/2009 nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản
lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực,
sáng tạo,hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự
học…”
Như vậy, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chương trình Trung
học phổ thơng ở nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng chuyển từ dạy học thep lối truyền thụ một chiều, học tập thụ động,
chủ yếu là ghi nhớ kiến thức và đối phó thi cử sang tổ chức cho học sinh
học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo,
chú trọng hình thành năng lực tự học.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG
a) Tình huống học tập
- Chứa đựng vấn đề mà việc đi tìm lời giải là đi tìm kiến thức, kĩ
năng mới.

- Tạo sự chú ý ban đầu, kích thích hứng thú, khởi động tiến trình
nhận thức của HS. HS cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.


- Kết thúc tình huống học tập, vấn đề cần giải quyết được phát biểu
rõ ràng, GV giao nhiệm vụ cho HS và HS hào hứng, tự giác nhận nhiệm vụ
GQVĐ được giao.
b) Dạy học tình huống
Có nhiều cách hiểu khác nhau về dạy học tình huống:
- Theo PGS. Phan Trọng Ngọ: PPDH bằng tình huống là GV cung
cấp cho HS tình huống dạy học, HS tìm hiểu, phân tích và hành động
trong tình huống đó. Kết quả là HS thu nhận được các tri thức khoa học,
thái độ và các kĩ năng hành động (trí óc và thực tiễn) sau khi giải quyết
tình huống đã cho.
- Dạy học tình huống là hình thức dạy học dựa trên tình huống có vấn
đề giúp HS nhận thức nó, chấp nhận tìm lời giải thông qua “hoạt động hợp
tác” giữa thầy và trị, phát huy tính độc lập của HS kết hợp với sự hướng
dẫn của GV.
- Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo chủ đề phức hợp gần với các tình huống thực của cuộc
sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường
học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã
hội của việc học tập.
 Học theo tình huống
Các tình huống của cuộc sống
Các năng lực của người học

 Học theo hệ thống
Cấu trúc chuyên môn
Hệ thống tri thức, kỹ năng chuyên

môn

c) Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo tình huống
• Ưu điểm
- Cung cấp một mơi trường sư phạm lí tưởng cho HS tổ chức các hoạt
động học tập của mình. Trong mơi trường đó, HS được trực tiếp làm việc
với đối tượng học tập, tự mình “bóc tách” nội dung học tập được chứa
đựng trong tình huống.


- HS không tiếp nhận nội dung học tập một cách lí thút mà được
gắn liền với một tình huống cụ thể, điển hình. Thu hút sự chú ý của HS
vào tài liệu học tập, tạo nhu cầu, kích thích hứng thú nhận thức và những
động cơ khác của hoạt động. Ngun tắc vàng trong dạy học: tơi nghe thì
tơi qn, tơi nhìn thì tơi nhớ, tơi làm thì tơi hiểu rất phù hợp với phương
pháp này.
- Tăng cường khả năng độc lập, tích cực suy nghĩ, phát triển tư duy
sáng tạo và các hướng tiếp cận tới đối tượng.
- Phát triển kĩ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác
vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và trong các lĩnh vực khác.
- Phát triển khả năng thích ứng trong các tình huống khác nhau. Đây
chính là mục tiêu chủ yếu của dạy học hiện đại.
- Phát hiện vấn đề quan trọng nhưng giải qút hợp lí và thành cơng
các vấn đề lại có ý nghĩa quyết định. Trong dạy học, bước giải quyết vấn đề
có tác dụng:
+ Rèn luyện tư duy và năng lực hành động.
+ Duy trì và phát triển hứng thú.
+ Hình thành và phát triển nhân cách.
+ Nâng cao lịng tin vào khả năng của bản thân trong việc giải
quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống.

- Tăng cường hiểu biết và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
thơng qua việc hợp tác giải qút tình huống.
• Hạn chế
- Xây dựng được tình huống tiền sư phạm là việc khơng đơn giản. Vì
vậy, địi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm chun mơn, vốn văn hoá sâu
rộng và am hiểu những vấn đề thực tế liên quan tới lĩnh vực môn học.
- HS tốn khá nhiều thời gian để GQVĐ và rút ra các tri thức cần thiết.
Vì vậy các tình huống được khai thác phải điển hình để tránh lãng phí thời
gian của HS.
- HS dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống, dễ nản chí
khi gặp tình huống khó hoặc khơng nhiệt tình tham gia khi tình huống thiếu
sự hấp dẫn.


- Nhiều tình huống tốn kém tài chính, khó thực hiện.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC THEO TÌNH HUỐNG
TRONG MƠN HĨA HỌC LỚP 11 THPT
Theo khảo sát cho thấy ở trường THPT hiện nay có áp dụng một số
phương pháp giảng dạy, tuy nhiên chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình
kết hợp phấn bảng. Qua thực trạng dạy và học mơn hóa ở trường THPT ta
thấy thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết học quá ít, hình
thức hoạt động quá đơn điệu mà chủ yếu nghe thầy đọc chép vào vở, học
sinh ít động não chủ động tích cực xây dựng bài. Do đó trong dạy học cần
làm cho học sinh thành chủ thể hoạt động bằng một số biện pháp sau: Vận
dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học,…. Trong số các môn
học được đào tạo hiện nay ở bậc THPT thì Hóa học cịn là mơn khoa học
có ứng dụng nhiều trong thực tế. Từ đó cho thấy hóa học là môn học cần
thiết và quan trọng trong các trường THPT. Đồng thời, hóa học cịn là một
mơn thi đại học khối A nên có phương pháp học tốt mơn hóa giúp HS đạt
kết quả tốt trong các kì thi. Tóm lại, việc triển khai phương pháp dạy học là

công việc vô cùng cấp bách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo
cho trường THPT - giúp học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc cho việc
định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
VỀ ANĐEHIT, XETON, AXIT CACBOXYLIC - CHƯƠNG TRÌNH
HĨA HỌC LỚP 11
3.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học trong chương 9 – HH11
3.1.1 Các bài học chương 9 – HH11NC
BÀI 58 (SGKHH11NC): ANĐEHIT – XETON
a. Về kiến thức:
o

Học sinh biết:

- Định nghĩa (khái niệm) về anđehit, xeton.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, cấu trúc và phân loại của anđehit, xeton.
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của anđehit, xeton
và ứng dụng của một số anđehit, xeton tiêu biểu.


Học sinh hiểu:

o

- Tính chất hóa học cơ bản của anđehit, xeton.
- Các phương pháp sản xuất mới.
- Học sinh hiểu được bản chất về cấu trúc anđehit, xeton để suy ra
các tính chất vật lý, tính chất hóa học của chúng.
b. Về kĩ năng:
- Đọc đúng tên anđehit – xeton theo IUPAC và theo danh pháp thông

thường.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính
chất.
- Viết được các phương trình hóa học của anđehit và xeton và đọc
tên được sản phẩm.
- Viết phương trình tổng quát nói chung của phản ứng oxi hóa hồn
tồn anđehit đơn chức.
- Mơ tả được hiện tượng thí nghiệm.
- Viết được phương trình hóa học điều chế ra anđehit.
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
c. Thái độ:
- Tin tưởng vào khoa học, yêu thích bộ mơn hóa học, tìm hiểu được
ý nghĩa của hóa học đối với cuộc sống.
d. Sản phẩm học tập của học sinh:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của anđehit và xeton.
- Gọi được tên của các anđehit, xeton theo danh pháp thông thường
và danh pháp quốc tế.
- Biết được tính chất vật lý đặc trưng của anđehit, xeton.
- Biết được tính chất hóa học cơ bản và đặc trưng của anđehit, xeton.
- Biết các phương pháp điều chế ra anđehit – xeton.
e. Trọng tâm của bài hoc:


Tính chất vật lý, đặc điểm cấu tạo và danh pháp của anđehit – xeton.
Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của anđehit – xeton .
BÀI 60+61(SGKNC): AXIT CACBOXYLIC
a. Về kiến thức
o

Học sinh biết:


- Biết định nghĩa, phân loại và danh pháp của axit cacboxylic.
o

Học sinh hiểu:

- Vận dụng kiến thức cũ và phản ứng của gốc hidrocacbon của axit
cacboxylic.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.
- Hiểu được mối liên quan giữa cấu trúc của nhóm cacboxylic và liên
kết hidro ở axit cacboxylic với tính chất vật lý của chúng.
b. Về kĩ năng
- Rèn cho học sinh phân biệt các chất hữu cơ có nhóm chức.
- Kỹ năng gọi tên các hợp chất hữu cơ.
- Dựa vào cấu trúc dự đoán tính chất vậy lý và tính chất hóa học.
c. Thái độ
Tin tưởng vào khoa học, u thích bộ mơn hóa học, tìm hiểu được ý
nghĩa của hóa học đối với cuộc sống.
d. Sản phẩm học tập của học sinh
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của axit cacboxylic.
- Mô tả và giải thích hiện tượng của các thí nghiệm trong bài học.
- Viết được các phương trình hóa học của axit cacboxylic và đọc tên
được sản phẩm.
- Viết phương trình tổng quát nói chung của phản ứng oxi hóa hồn
tồn axit cacboxylic đơn chức.
e. Trọng tâm bài học
Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của axit
cacboxylic.



3.1.2 Các bài học chương 9 – HH11
BÀI 44(SGKHH11): ANĐEHIT
a. Về kiến thức
o

Học sinh biết:

- Định nghĩa (khái niệm) về anđehit.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, cấu trúc và phân loại của anđehit.
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của anđehit-xeton
và ứng dụng của một số anđehit tiêu biểu.
o

Học sinh hiểu:

- Tính chất hóa học cơ bản của anđehit.
- Các phương pháp mới sản xuất anđehit.
- Bản chất của các phản ứng.
b. Về kĩ năng
- Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit. Kiểm tra dự
đoán và kết luận.
- Đọc đúng tên anđehit theo IUPAC và theo danh pháp thông
thường.
- Làm được các thí nghiệm trong bài.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính
chất.
- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của
anđehit.
- Giải được bài tập: Nhận biết và phân biệt ra anđehit bằng phương
pháp hóa học.

c. Thái độ
Tin tưởng vào khoa học, u thích bộ mơn hóa học, tìm hiểu được ý
nghĩa của hóa học đối với cuộc sống.
d. Sản phẩm học tập của học sinh
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của anđehit.
- Mô tả và giải thích được các hiện tượng của các thí nghiệm trong
bài.
- Viết được các phương trình hóa học của anđehit và đọc được tên
sản phẩm.
e. Trọng tâm bài học
Tính chất hóa học, tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng của anđehit
BÀI 45(SGKHH11): AXIT CACBOXYLIC


a. Về kiến thức
o

Học sinh biết:

- Biết định nghĩa, phân loại và danh pháp của axit cacboxylic.
o

Học sinh hiểu:

- Hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhóm cacboxyl.
- Hiểu được mối liên quan giữa cấu trúc của nhóm cacboxylic và
liên kết hidro ở axit cacboxylic với tính chất vật lý của chúng.
b. Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh phân biệt các chất hữu cơ có nhóm chức.
- Kỹ năng gọi tên các hợp chất hữu cơ.

- Dựa vào tính chất vật lý và cấu trúc dự đoán tính chất hóa học.
c. Thái độ
Tin tưởng vào khoa học, u thích bộ mơn hóa học, tìm hiểu được ý
nghĩa của hóa học đối với cuộc sống.
d. Sản phẩm học tập của học sinh
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của axit cacboxylic.
- Mô tả và giải thích được hiện tượng các thí nghiệm trong bài.
- Viết được các phương trình hóa học của axit cacboxylic và đọc
đúng tên sản phẩm.
- Viết phương trình tổng quát nói chung của phản ứng oxi hóa hồn
tồn axit cacboxylic đơn chức.
e. Trọng tâm của bài học
Tính chất hóa học, tính chất vật lý, điều chế và ứng dụng của axit
cacboxylic.
3.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY HỌC HĨA
HỌC LỚP 11 THPT
CÁC TÌNH HUỐNG TRONG BÀI ANĐEHIT – XETON
Tiết (SGK HH11NC): Anđehit – xeton
BÀI: Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp và tính chất vật lý
Tình huống 1: Xeton là hợp chất dễ bay hơi
a. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:
Nhúng mảnh vải vào trong nước. Sau đó, nhúng mảnh vải này vào trong
cốc đựng dung dịch axeton, rồi đưa mảnh vải lại gần ngọn lửa đèn cồn. Ta


thấy mảnh vải bị đốt cháy nhưng vẫn còn guyên vẹn như ban đầu. Vậy tại
sao mảnh vải không bị cháy.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Vì axeton là hợp chất dễ bị bay hơi. Do đó, khi ta đốt mảnh vải thì sẽ
chỉ có axeton cháy mà mảnh vải sẽ khơng cháy vì được bảo vệ bởi lớp

nước. Vì vậy, khi lại gần ngọn lửa thì axeton dễ dàng bị bốc cháy.
c. Kết luận:
Axeton là chất lỏng, dễ bay hơi.
Tình huống 2 : Tai sao AXETON lại xóa được vết sơn móng tay, móng
chân.
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Bây giờ các cơ gái thường rất thích sơn móng tay và móng chân nhưng
khi họ muốn xóa vết sơn đó thì họ đã dùng axeton để xóa bỏ chúng một
cách dễ ràng? Tại sao axeton lại có thể làm được điều đó? Việc dùng nó
liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng khơng?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Trong trường hợp này thì: Axeton được dùng làm dung mơi.Vì theo
tính chất vật lý thì axeton là chất lỏng dẽ bay hơi, tan vơ hạn được trong
nước và hịa tan được nhiều chất hữu cơ khác. Axeton là dung mơi phân
cực. Các dung mơi có mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người như:
Nhiễm độc hệ thần kinh, tổn hại đến khả năng sinh sản, tổn hại đến gan,
thận, suy hơ hấp, ung thư…Ngồi ra axeton cịn gây ngứa, mẫn đỏ +vùng
quanh móng tay quanh khóe mắt làm cho móng bị bạc màu, có đốm đen,
dịn, xơ xác.
c. Kết luận:
Axeton là dung môi rất độc và nguy hiểm đối với sức khỏe người dùng.
Vì vậy, ta nên hạn chế việc sử dụng nó.
SGK HH11+HH11NC
Tiết : Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp và tính chất vật lý


Tình huống 3:Tại sao HCHO lại có tên gọi thơng thường là anđehit
fomic
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
HCHO có tên gọi thay thế là Metanal và có tên gọi thông thường là

anđehit fomic.

Vậy nguồn gốc của tên gọi anđehit fomic được bắt nguồn từ đâu.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Cách gọi của tên thơng thường :
Tên anđehit + tên axit tương ứng
Trong các loại kiến thường chứa một loại axit là HCOOH, mà theo tên gọi
Latinh thì lồi kiến này có tên gọi là fomic.
Vì vậy mà axit HCOOH được gọi là axit fomic. Do đó, mà HCHO có
tên gọi thơng thường là anđehit fomic.
c. Kết luận:
HCHO có tên gọi thông thường là anđehit fomic.
Tiết : Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng.
SGKHH11-SGKHH11NC
Tình huống 4: Formol – Hóa chất bảo quản
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Vào ngày 12/05/2001, trên báo có đăng tin phát hiện một số cơ sở
sản xuất bún, bánh phở đã dùng formol để bảo quản. Một số hộ kinh doanh
chứa hang chục tạ nội tạng thối không rõ nguồn gốc được bảo quản bằng
formol.
Vậy formol là gì? Việc sử dụng formol trong bảo quản thực phẩm
liệu có gây hại đối với sức khỏe con người hay không.


b.

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

Formol có tên hóa học là fomanđehit, có cơng thức là HCHO. Trong
rượu methanol từ 37-50%. Do đó, ngồi độc chất là formol, chúng ta cần để

ý đến độc tính của rượu methanol. Khi con người bị nhiễm formol qua da,
mắt cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể
sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có
thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị
ứng và có những chứng bệnh ngồi ra phát sinh như bệnh gây ngứa. Hơi
của chúng hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch
phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế
bào lympho ngoại vi.
Formol là chất cực độc và có thể gây tử vong. Đây là một hợp chất
vẫn dùng để ướp xác. Nếu sử dụng nó trong xử lý thực phẩm thì thực phẩm
có thể lưu giữ được thời gian vơ cùng lâu. Vì formol có khả năng ngăn
chặn quá trình thối rữa.
c. Kết luận:
Formol hay fomanđehit là một hợp chất rất độc nó thường được sử
dụng trong việc ướp xác. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng rất độc hại đối
với sức khỏe con người. Nhưng vì lợi nhuận mà rất nhiều người đã sử dụng
nó trong việc bảo quản thực phẩm. Vì vậy, chúng ta hãy thận trọng khi sử
dụng thực phẩm có chất bảo quản. Lời khuyên tốt nhất là hãy sử dụng thực
phẩm tươi, không nên sử dụng thực phẩm có hóa chất bảo quản mà khơng
rõ nguồn gốc. Hãy tránh xa những thực phẩm ôi thiu đã dược tẩy mùi làm
tươi lại, vì rất có thể hôm nay chúng ta ăn, ngày mai chúng ta mắc bệnh.
Tình huống 5: Phản ứng của anđehit fomic (HCHO) với dung dịch
AgNO3/NH3
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:


Tại sao cứ 1mol HCHO lại giải phóng ra 4mol Ag trong khi các anđehit
đơn chức khác chỉ giải phóng ra 2mol Ag khi cho tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:

Khi ta cho các anđehit đơn chức (RCHO) mà tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 thì sản phẩm thu được sẽ chỉ có 2mol Ag theo phản ứng:
Pưtq:
RCHO+2AgNO3+3NH3+H2O t
→ RCOONH4+2Ag+2NH4NO3
o

Đối với HCHO thì đây có thể coi là 1anđehit đơn chức mà cũng có thể
coi là 1 anđehit đa chức (2 chức)
Cụ thể:
+ Ở nấc 1:

o

t
→

+ 2AgNO3+3NH3+H2O
HCOONH4+2Ag+2NH4NO3
+ Nấc 2:
H─ C = O


+2AgNO3+3NH3+H2O t
→
o

(NH4)2CO3+2Ag+2NH4NO3
ONH4
→ Tổng 2 quá trình:

HCHO +4AgNO3+6NH3+2H2O t
→ (NH4)2CO3+4Ag+4NH4NO3
o

C, Kết luận:
Vậy anđehit fomic (HCHO) có thể xem là anđehit đơn chức nhưng
đồng thời đó cũng là anđehit đa chức (cụ thể là anđehit 2 chức). Vì vậy,
khi cho 1 mol HCHO phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 thì ta sẽ thu
được 4 mol Ag.


Tình huống 6: Sản phẩm sinh ra sau khi nhúng dây đồng đốt nóng vào
trong ancol etylic là gì?
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Đốt dây đồng có hình lị xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dây đồng
nóng đỏ thì nhúng nó vào trong ống nghiệm có chứa sẵn 1ml dung dịch
ancol etylic đến khi dây đồng chuyển sang màu đỏ thì ta lại đem dây
đồng ra đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Lặp lại hành động đó khỗng 5 lần thì
dừng lại.
Tiếp đó ta đổ từ từ dung dịch vừa điều chế vào trong ống nghiệm có
chứa sẵn dung dich AgNO3/NH3. sau đó đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Ta thấy dây đồng khi đốt trên ngọn lửa đèn cồn sáng rực và sau khi
nhúng dây đồng vào trong dung dịch ancol etylic thì dây đồng đã chuyển
thành màu đỏ của dây đồng lúc đầu. Cịn đoạn dây đồng bị đốt mà khơng
được tiếp xúc với dung dịch thì lại có màu đen. Màu đen đó là của CuO và
khi CuO được nhúng trong ancol etylic thì đã xảy ra phản ứng:
C2H5OH + CuO t
→ Cu+CH3CHO+H2O

o

Phản ứng này đã làm cho CuO có màu đen chuyển thành Cu màu đỏ.
Dung dịch anđehit axetic được sinh sẽ phản ứng với dung dịch
AgNO3/NH3 để tạo ra lớp Ag kim loại trắng sáng bám vào thành ống
nghiệm.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t
→ CH3COONH4 + NH4NO3 + 2Ag
o

c. Kết luận:
Vậy trong phịng thí nghiệm, người ta có thể điều chế ra anđehit bằng
cách oxi hóa ancol etylic:
C2H5OH + CuO t
→ Cu + CH3CHO + H2O
o

Tình huống 7: Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch của anđehit


Bài : Axit cacboxylic: Tính chất hóa học (SGKHH11NC)
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Cho vào ống nghiệm một ít dung dịch CuSO 4, sau đó nhỏ từ từ đến dư
dung dịch NaOH vào ống nghiệm đến khi ta thấy trong ống nghiệm xuất
hiện phức màu xanh lam thì ta tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch
CH3CHO. Sau đó lắc đều ống nghiệm. Tiếp đó, ta đun phần trên của hỗn
hợp trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian ta thấy ống nghiệm chia làm
2 phần rõ rệt: Phần đáy ống nghiệm có màu xanh lam cịn phần hỗn hợp
của đầu ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch.
Tại sao hỗn hợp trong ống nghiệm lại chia ra làm 2 phần như vậy?

b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Hỗn hợp trong ống nghiệm chia làm 2 phần sau khi đun nóng là do:
Dưới tác dụng của nhiệt độ anđehit đã phản ứng với Cu(OH)2
Khi ta nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dich CuSO 4 thấy
xuất hiện màu xanh lam của phức Cu(OH)2. Phức này lại tác dụng với
CH3CHO dưới tác dụng của nhiệt độ:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
2Cu(OH)2 +CH3CHO +NaOH t
→ CH3COONa + Cu2O↓+3H2O
o

Màu đỏ gạch
c. Kết luận:
Vậy khi cho anđehit phản ứng với Cu(OH)2 sẽ tạo ra kết tủa đỏ gạch.
Ta có thể dùng phản ứng này để nhận biết ra các chất có chứa nhóm
chức anđehit.
Tình huống 8: Ứng dụng của ANĐEHIT
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Dựa vào tính chất tráng gương của anđehit mà trong công nghiệp người
ta đã sử dụng các hợp chất có chứa nhóm anđehit để tráng ruột phích.


Tại sao anđehit tráng gương được mà người ta không sử dụng nó trong
việc sản xuất ra ruột phích mà lại phải sử dụng hợp chất hữu cơ có chứa
nhóm anđehit như: Glucozo.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Khi anđehit tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 thì sẽ sinh ra một lớp
bạc kim loại, có màu trắng sáng:
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t
→ RCOOH + 2Ag↓ + NH4NO3

o

Vì vậy, người ta gọi phản ứng này là phản ứng tráng bạc.
Tuy nhiên, hợp chất anđehit lại là hợp chất rất độc. Nếu sử dụng nó
trong việc tráng ruột phích thì sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Mặt khác, glucozo là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm anđehit có khả năng
tráng gương mà lại khơng có hại đối với sức khỏe con người.
c. Kết luận:
Để bảo vệ sức khỏe lồi người thì ta cần phải biết được các thuộc tính
của các hợp chất hữu cơ trước khi sử dụng.
Tình huống 9: Cách khử mùi cho đồ gỗ mới
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Tủ mới khi mua về thường phát ra cái mùi hăng cay rất khó chịu ở
trong hộc tủ. Mùi hăng cay đó là do anđehit HCHO gây ra Trong công
nghiệp người ta thường sử dụng ván ép/ keo dán có chứa anđehit HCHO.
Do đó, mắt ta thường bị cay là do anđehit HCHO. Để làm mất mùi hăng
cay của anđehit thì ta nên làm gì? Tại sao lại làm được như vậy?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Một trong những ứng dụng của anđehit trong sản xuất cơng nghiệp đó
là tạo ra các loại keo dán ván dán. Việc lựa chọn keo dán cho sản xuất ván
dán dựa trên nhiều yếu tố như giá cả, kết cấu làm việc, chịu ẩm, yêu cầu
nhiệt phản ứng...Các loại keo thường được sử dụng trong công nghiệp ván
dán bao gồm phenol fomanđehit, ure fomanđehit,...


Để khử mùi của chúng bạn có thể mua một bịch trà khô (100-200
gam). Dùng chày giã hay máy say làm nhuyễn lá trà khô. Cho vào túi vải
mùng 4 lớp. Phun rất nhẹ một màn sương nước lên túi. Để vào hộc tủ, hộc
bàn. Sau một thời gian mùi sẽ giảm đi rất nhiều. Khi túi hơi khơ thì lại
phun sương lần nữa.

Lý do ta có thể làm vậy là do trong trà có chất cephatin là một chất
hấp thụ mạnh và trung hịa được fomanđehit có chứa trong keo dán.
Biện pháp này rẻ tiền mà lại hiệu quả trong gia đình.
c. Kết luận:
Anđehit có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và nó tồn tại rất nhiều
xung quanh chúng ta. Vì vậy, ta phải biết được các thuộc tính của anđehit
để từ đó có các cách có thể làm hạn chế độc hại của anđehit đến sức khỏe
con người.
Anđehit có rất nhiều ứng dụng trong thực tế chẳng hạn như: Làm
thuốc khử trùng trong bệnh viện, trùng ngưng với ure, sản xuất nhựa, ngâm
tiêu bản mẫu,...
Tình huống 10: Cồn khơ
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Trước kia , cồn khô được sử dụng làm chất đốt rất thuận lợi cho các
thợ săn,...Hoạt động ở vùng Bắc Cực hoặc những ngọn núi quanh năm
băng tuyết bao phủ.
Thực chất, cồn khô là metanđehit. Vậy nguyên nhân do đâu mà người
ta lại có thể sử dụng nó làm chất đốt?
a. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Metanđehit cháy tỏa nhiệt mạnh như cồn, vì vậy được gọi là cồn khơ.
Trước kia, cồn khô được sử dụng làm chất đốt rất thận lợi cho các thợ
săn,...hoạt động ở vùng Bắc Cực hoặc những ngọn núi quanh năm băng
tuyết bao phủ.


Ngày nay, người ta thường dùng những chất đặc biệt để làm cho
etanol hóa rắn ngay ở nhiệt độ thường và cũng gọi là cồn khô.
Cồn khô được sử dụng để nấu ăn ngay trên các bàn tiệc vì nó an toàn
hơn so với các bếp ga nhỏ.
b. Kết luận:

Anđehit có rất nhiều ứng dụng ở trong thực tế. Ngồi ra, nó cịn là
ngun liệu cho nghành cơng nghiệp: Sản xuất keo dán, nhựa, Cồn khô,...
Tiết : Axit cacboxylic: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất vật lý
SGKHH11-SGKHH11NC
Tình huống 1: Tên gọi của axit HCOOH (axit fomic)
a. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:
HCOOH có tên gọi thơng thường là axit fomic và tên gọi thay thế là
axit metanoic.
Vậy tại sao theo tên thông thường người ta lại gọi HCOOH là axit
fomic? Nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu?

b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Khi gọi theo tên thay thế:
Axit+ tên HC no tương ứng với mạch chính + đi oic
Vậy HCOOH có tên gọi thay thế là axit metanoic.
Khi gọi theo tên thơng thường:
Tên gọi của nó có nguồn gốc từ một từ latinh: Nó là một sản phẩm
trung gian trong tổng hợp hóa học và xuất hiện trong tự nhiên, phần lớn
trong nọc độc của ong và vòi đốt của kiến (formica).


Do đó ban đầu người ta có thể tách nó dễ dàng từ việc chưng cất các
xác kiến. Một hợp chất hóa học như một muối từ việc trung hồ axit fomic
với các bazo, hoặc một este thu được từ axit fomic, được gọi là fomiat. Ion
fomiat có cơng thức HCOO-.
c. Kết luận:
Vậy axit HCOOH có thể gọi là axit fomic hay axit metanoic.
Tiết : Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng
SGKHH11NC-SGKHH11
Tình huống 2: Tại sao axit HCOOH lại tráng gương được.

a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Nhỏ vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%. Sau đó, nhỏ từ từ
đến dư dung dịch NH3 vào. Sau đó, tiếp tục nhỏ 1 ml dung dịch HCOOH,
rồi đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Sau 1 thời gian ta thấy có
một lớp bạc kim loại bám xung quanh thành ống nghiệm. Tại sao HCOOH
là axit mà lại có khả năng tráng gương?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Axit HCOOH có đặc điểm cơng thức cấu tạo:

Axit hữu cơ không phản ứng với AgNO3/NH3 nhưng axit HCOOH có
nhóm –CHO của anđehit nên có thể phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3
để giải phóng ra Ag.
HCOOH+2AgNO3+3NH3+H2O t
→ (NH4)2CO3+2Ag+ 2NH4NO3
o

c. Kết luận:
Vậy khi cho 1mol axit HCOOH phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
sẽ sinh ra 2mol Ag.


Tình huống 3: Tại sao rượu mới sản xuất ra khi uống vào thường
gây đau đầu
a. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:
Rượu vừa mới sản xuất ra khi uống vào thường có cảm giác gây đau
đầu, chóng mặt. Cùng là loại rượu này nhưng nếu được chơn dưới lịng đất
hay dưới lịng đại dương thì sau một thời gian ta uống vào sẽ khơng cảm
thấy đau đầu, chóng mặt nữa mà thay vào đó ta sẽ thấy rượu có mùi thơm
dễ chịu. Do vậy, những chai rượu này thường có giá trị đắt hơn những chai
rượu cùng loại vừa mới sản xuất. Tại sao lại như vậy?

b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Quy trình lên men là một quá trình phức tạp diễn ra theo nhiều giai
đoạn, trong đó có giai đoạn trung gian tạo thành anđehit, anđehit làm giảm
chất lượng mùi vị của rượu.
Rượu mới sinh ra thường chứa hàm lượng rất ít của anđehit nên chính
anđehit này làm cho người uống bị đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Nhưng
cùng là loại rượu này nếu ta chôn xuống đất thì ta sẽ khơng cảm thấy đau
đầu nữa là do:
1. Do vi khuẩn hiếu khí, lượng O2 dễ giảm xuống mức thấp nhất. Do đó,
hạn chế việc chất hữu cơ trong rượu bị phân hủy bởi vi khuẩn và bị oxi hóa.
2. Do chơn sâu trong lịng đất, hũ rượu sẽ hấp thụ được nguồn địa
nhiệt. Nguồn địa nhiệt này làm nhiệt độ rượu cũng ổn định hơn nhiều là
trên mặt đất.
3. Chất hữu cơ trong rượu sẽ hạn chế bị phân hủy do tác dụng của
nhiệt độ cao.
4. Trong thời gian ủ như vậy thì anđehit đó cũng sẽ bị oxi hóa để
chuyển thành axit hữu cơ và axit này sẽ phản ứng với ancol để tạo ra 1 hợp
chất hữu cơ mới có mùi thơm đó là este.
CH3COOH + C2H5OH

+

0

H ,t


¬ 



CH3COOC2H5 + H2O
Etyl axetat


Quy trình này làm cho nồng độ anđehit-là chất độc gây nhức đầu trong
rượu giảm đi. Do đó, khi uống rượu này vào sẽ khơng cịn cảm giác gây
đau đầu, mệt mỏi. Cũng nhờ phương pháp này mà ngày xưa người Trung
Quốc có một loại rượu rất nổi tiếng có tên là Nữ Nhi Hồng.
c. Kết luận:
Vậy rượu muốn ngon và đỡ đau đầu thì ta phải tìm cách làm biến mất
anđehit có trong rượu. Cách dễ thực hiện nhất chính là lên men và ủ.
Tình huống 4: Cách chữa bỏng vơi bằng dấm ăn
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Nhiệt độ của thùng vôi mới tôi lên tới 150°. Vì vậy nếu chẳng may bị
ngã vào thùng vơi mới tơi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt ướt, vừa bị
bỏng do kiềm. Đây là một thực tế thường gặp, nhất là ở vùng nông thôn.
Bỏng vôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lổ trông rất xấu.
Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ dược giảm nhẹ rất
nhiều. Dựa vào kiến thức hóa học thì ta có thể dùng dấm ăn để sơ cứu tạm
thời. Có nhiều cách chữa bỏng như:
1. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi tôi rồi rồi dùng
dấm ăn dội lên.
2. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi tôi rồi phủ kem
dánh răng lên.
3.Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi tôi rồi dùng nước
mắm đổ lên (nước mắm có pH<7).
4. Chỉ dội liên tục nước lạnh cho sạch vơi.
Có các cách chữa bỏng như vậy thì trong trường hợp bỏng vơi ta nên
chọn cách nào cho phù hợp? Giải thích?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:

Khi bị bỏng vơi tức là ta đã vừa bị bỏng nhiệt ướt, vừa bị bỏng kiềm.
Dấm ăn có thành phần chính là axit axetic với hàm lượng nhỏ (khoảng 3-5%).
Vết bỏng do nhiệt nên phải làm mát nó


Vết bỏng do kiềm nên cần dùng thứ gì đó có tính axit để trung hịa.
Trong các chất đã cho thì dấm ăn có tính axit ́u, kem đánh răng có
tính bazo ́u, nước mắm có tính axit ́u, nước có tính trung tính.
Từ đó, ta chỉ có thể chọn dấm ăn hoặc nước mắm nhưng nước mắm có
hàm lượng muối cao nên có thể gây xót cho vết thương. Dấm ăn có thành
phần chính là axit ́u với hàm lượng nhỏ (khoảng 3-5%).
Vậy trong trường hợp này ta nên chọn dấm ăn thích hợp hơn cả
Vậy trong trường hợp này ta nên chon đáp án 1.
c. Kết luận:
Vậy trong một số trường hợp bị bỏng ta nên xem xét và vận dụng kiến
thức đã học để có thể áp dụng các phương pháp chữa bỏng tốt nhất để khắc
phục hậu quả xấu nhất do bỏng gây ra. Chẳng hạn như khi bị bỏng vơi thì
ta nên dùng dấm ăn,... Dấm ăn không chỉ là gia vị trong nhà bếp mà nó cịn
có nhiều ứng dụng khác nữa trong thực tế.
Tình huống 5: Khi bị ong, kiến đốt ta nên làm thế nào?
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Khi ta bị ong hay kiến đốt thì rất đau thậm chí nó cịn bị sưng tấy.
Trong dân gian, người ta thường sử dụng vôi để bôi vào vết bị ong, kiến
đốt. Và thực tế là vết sưng tấy đó đã giảm. Vậy vơi có tác dụng như thế nào
đối với nọc độc của ong, kiến? Dựa vào đâu mà người ta lại làm như vậy?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Trong nọc độc của ong, kiến có chứa một loại axit HCOOH. Khi bị
ong, kiến đốt tức là nó đã đem axit fomic(HCOOH) vào trong cơ thể
chúng ta và nó làm cho những chỗ có chứa nọc độc đó bị sưng lên. Để
làm giảm vết sưng đó thì ta phải làm giảm axit HCOOH bằng cách dùng

một chất nào đó có tính bazơ để trung hịa axit. Và thực tế thì vơi trong
trường hợp này là thích hợp hơn cả vì vơi có tính bazơ, hơn nữa vơi lại
rất sẵn có và rất rẻ.
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca+2H2O
c. Kết luận:


Trong thực tế thì axit hữu cơ tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta.
Khi đã học về các tính chất của axit hữu cơ nói chung hay những axit thơng
dụng như HCOOH, CH3COOH,..nói riêng thì ta cần phải biết vận dụng
những mặt tích cực cũng như các mặt có lợi của nó vào trong thực tiễn đời
sống. Chẳng hạn như: Dùng vôi tôi để bôi vào vết ong, kiến đốt hay dùng
dấm ăn để chữa bỏng vơi,...
Tình huống 6: Dùng dấm ăn để tẩy rửa cặn ấm
a. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:
Trong thực tế, sau một thời gian sử dụng thì ấm nước sẽ bị bám
cặn làm cho việc đun sơi nước bị tốn thời gian. Ngồi ra, các cặn bẩn
trong nước sẽ vào trong ruột ta khi ta uống nước và gây ra các bệnh như
sỏi thận,...
Vậy ta phải làm sao để loại bỏ cặn ấm sau một thời gian sử dụng?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Ta đã biết trong nước thường chứa Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,...
Khi ta đun sơi nước thì sẽ sinh ra các chất rắn như CaCO3,MgCO3,...
Bám cặn vào dưới đáy ấm. Để loại bỏ cặn này thì ta sẽ dùng
CH3COOH có trong dấm ăn bằng cách:
Ta cho một ít dấm ăn vào trong ấm nước đun sôi. Đến khi nước trong
ấm nguội thấy một lớp váng màu trắng xuất hiện trên mặt nước thì ta vớt
lớp váng đó đi và khi đó ta sẽ loại bỏ được lớp cặn bám dưới đáy ấm.
2CH3COOH + CaCO3


(CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

c. Kết luận:
Dấm ăn có thành phần chính là axit axetic với hàm lượng nhỏ (khoảng
3-5%).
Dấm ăn không chỉ là gia vị trong nhà bếp mà nó cịn có nhiều ứng
dụng khác nữa trong thực tế như: Để tẩy rửa cặn ấm, chữa bỏng vôi....


Tình huống 7: Tại sao khi người bán rượu khi khơng bán hết
rượu thì để qua ngày rượu lại có vị chua.
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Trong những quán bán rượu người ta thường chỉ lấy đủ lượng rượu
trong ngày để bán chứ không để thừa. Khi mang bán người ta cũng thường
rót ra những chai vừa chứ khơng để cả vào bình to. Thơng thường ta uống
rượu trong bình to lúc gần hết của những người bán này ta thường thấy nó
có vị chua chua khơng cịn là rượu nguyên chất như lúc đầu nữa? Tại sao
lại như vậy?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Rượu khi để cả trong bình to hay mở nắp ra thì sẽ có lượng O 2 trong
khơng khí chui vào trong bình rượu làm cho rượu C 2H5OH trong bình bị
oxi hóa thành axit CH3COOH (thành phần chính của dấm ăn) có vị chua.
C2H5OH +

O2 → CH3COOH

Khi bán thì ta thường hay mở nắp ra để lấy rượu chính vì vậy, nếu ta
chia ra thành các bình nhỏ hơn rồi đậy nắp chặt lại thì lượng rượu tiếp xúc
với O2 sẽ ít hơn. Do đó, ta sẽ bảo quản được chất lượng rượu.
c. Kết luận:

Ta có thể sản xuất axit axetic (CH3COOH) từ etanol (C2H5OH).
Tình huống 8: Bột ngọt và axit glutamic
a. Hồn cảnh xuất hiện tình huống:
Bột ngọt ăn ít thì kích thích sự tư duy và làm cho các món ăn được
ngon hơn. Nhưng nếu ăn nhiều thì lại rất có hại. Trên thực tế thì bộ y tế lại
khuyến cáo khơng nên lạm dụng bột ngọt (mì chính). Vậy thành phần chính
của bột ngọt là gì? Nó có tác dụng và tác hại như thế nào đối với sức khỏe
con người?
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay
mononatri glutamat:


Công thức cấu tạo của axit glutamic là:
HOOC─CH2─CH2─CH─COOH

NH2
Công thức cấu tạo của natri glutamat là:
-

OOC─CH2─CH2─CH─COO- Na+

+

NH3

Axit glutamic là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại
hạt ngũ cốc ,như prolamin của hạt đậu chứa 43-46% axit này. Axit
glutamic đóng vai trị rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể
động vật nhất là cơ quan não bộ, gan, cơ, nâng cao khả năng hoạt động của

cơ thể. Axit glutamic tham gia phản ứng thải ammoniac, một chất độc đối
với hệ thần kinh (ammoniac là chất thải trong quá trình trao đổi chất). Axit
glutamic phản ứng với ammoniac cho amino axit mới là glutamine. Trong
y học, axit glutamic được dùng làm thuốc chữa bệnh về yếu cơ và chống
choáng.
Bột ngọt được dùng làm gia vị nhưng vì làm tăng ion Na + trong cơ thể
làm hại các nơron thần kinh.
c. Kết luận:
Trong thành phần chính của bột ngọt chứa axit glutamic có tác dụng
rất tốt đối với sức khỏe con người nhưng ngược lại nó cũng chứa ion Na +
trong cơ thể làm hại các nơron thần kinh cũng như có hại cho sức khỏe con
người. Chính vì vậy, ta khơng nên lạm dụng nhiều bột ngọt.
Tình huống 9: Tại sao lại sử dụng

AXIT LACTIC, AXIT

AXETIC, AXIT PROPIONIC trong việc bảo quản thịt cá
a. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:


×