Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CAO HỌC - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEER INSTRUCTION TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÍ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.92 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----------

TRƯƠNG TRUNG THÀNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEER INSTRUCTION
TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG”
VẬT LÍ 11
Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí
Mã số : 601410

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BIÊN

Hà Nội – 2011


Mục lục
Nội dung
I. MỞ ĐẦU

……………………………………………………………………………………………..

1. Lý do chọn đề tài

………………………………………………………………………………

Trang
3



3. Giả thuyết khoa học của đề tài ………………………………………………………

3
5
5

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………………………………………………

5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ………………………………………………………

5

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ………………………………………………

6

II. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………

6
6

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ……………………………………………………

III. DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI …………..……………………………
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP
PEER INSTRUCTION MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG
“MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÍ 11.

6
7

CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

8

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …………………………………………………………
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….…

8
9


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng Đất
nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) có nêu rõ: “ Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải
ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện thành công các mục tiêu
trên, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến cơng, ý
chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ,…”.
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây

dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo
cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng
theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập
quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh
xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được
học tập suốt đời.
Những thành tựu của khoa học công nghệ đầu thế kỷ XXI, nền kinh
tế tri thức và nền giáo dục hiện đại phát triển có tính chất tồn cầu hóa đã
làm thay đổi nhiều hoạt động của xã hội loài người. Trong xu thế bùng nổ
tri thức, mục đích giáo dục ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở
việc truyền thụ cho HS những kiến thức, kĩ năng lồi người đã tích lũy
trước đây mà cịn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho các em năng
lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn
đề mới. Đặc biệt là người học phải đạt đến trình độ: học để biết, học để
làm, học để phát triển. Muốn vậy, giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ,
sâu sắc, toàn diện. Cụ thể, nhà trường phải đào tạo những mẫu người lao
động mới có khả năng đánh giá, nhận xét vấn đề và biết vận dụng lí thuyết
đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn, đồng thời cũng phải biết tự
bồi dưỡng, tự học để trao dồi kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp
với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Thực tế cho thấy giáo dục nước ta
đã và đang có những đổi mới, chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung
chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
Đó là “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ tri thức một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học,
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”.
Luật Giáo dục năm 2005 điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ
thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù



hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
HS”. Cũng như chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm
theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “ Đổi mới và hiện đại hóa
phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy
giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình
tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thơng
tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực
của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tích cực của HS, sinh viên trong
q trình học tập…”.
Hiện nay chúng ta đang đổi mới nội dung chương trình và phương
pháp dạy học ở trường phổ thơng mà nội dung cốt lõi là hướng tới hoạt
động học tập chủ động với tinh thần học tập tự giác, chống lại thói quen học
tập thụ động, khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều. Vì vậy, việc xây
dựng và vận dụng những hình thức dạy học lấy HS làm trung tâm trong dạy
học vật lí đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện được những yêu
cầu nêu trên. Các phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng như: Dạy
học vấn đáp – đàm thoại, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ... Có một phương pháp dạy học hiện đại đã và
đang được áp dụng ở Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, đó là
phương pháp dạy học Peer Instruction do giáo sư Mazur khởi xướng năm
1991. Phương pháp dạy học Peer Instruction - tạm dịch là: Hướng dẫn
đồng đẳng. Mazur là một giáo sư giảng dạy vật lí tại Đại học Havard từ
năm 1984, ông khởi xướng phương pháp dạy học Peer Instruction nhằm
thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ kiến thức một
chiều - vốn chỉ tạo ra những HS rất giỏi giải các bài tập vật lý mà không hề

hiểu sâu các khái niệm vật lý và thụ động trong việc xây dựng tri thức cho
mình. Sau hơn 2 thập niên, đến nay Peer Instruction được giới nghiên cứu
giảng dạy vật lí tại Mỹ đánh giá là một trong những phương pháp dạy học
tiên tiến, giúp phát huy tính tích cực của HS, đồng thời vẫn cung cấp cho
các em sự trợ giúp cần thiết từ giáo viên trong việc xác định các tiêu điểm
của bài học và tiếp thu kiến thức mới.
Phương pháp dạy học Peer Instruction chưa được áp dụng vào các
trường phổ thông ở Việt Nam và cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu
về việc vận dụng phương pháp dạy học Peer Instruction để giảng dạy ở
trường phổ thơng. Vì vậy việc nghiên cứu lí luận và triển khai thực nghiệm
phương pháp dạy học Peer Instruction ở trường phổ thông là một vấn đề
cần thiết. Trong chương trình vật lí 11 - THPT chương “Mắt. Các dụng cụ
quang” có nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn, có nhiều ứng dụng


thực tế trong đời sống và kĩ thuật. Nội dung kiến thức của chương này rất
phù hợp cho việc dạy học bằng phương pháp Peer Instruction.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy cần thiết phải đưa
phương pháp dạy học Peer Instruction vào dạy học ở trường THPT và tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Vận dụng phương pháp Peer Instruction
trong dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí
11.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học hiện đại và phương pháp
dạy học Peer Instruction để tổ chức dạy học chương “Mắt. Các dụng
quang” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
3. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ
quang theo phương pháp Peer Instruction sẽ phát huy tính tích cực, tự lực
và năng lực sáng tạo của HS.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 11 Trường THPT Lê Hữu Trác,
Thị trấn Quảng Phú – Huyện CưM’gar – Tỉnh Đăk Lăk.
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động dạy và học một số kiến
thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lí luận về tâm lí dạy học để làm cơ sở cho những biện pháp sư
phạm nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, quan điểm dạy học phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction.
- Nghiên cứu chương trình giáo khoa Vật lí 11, chương “Mắt. Các dụng cụ
quang” và phân tích những khó khăn hiện tại, sai lầm mà HS còn mắc phải
khi học chương này.
- Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng vật lí 11 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện giảm tải chương trình THPT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, năm 2011.
- Điều tra thực trạng dạy và học vật lí ở khối 11, Trường THPT Lê Hữu
Trác.
- Vận dụng phương pháp dạy học Peer Instruction để tổ chức dạy học một
số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 theo hướng phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
- Xây dựng một số giáo án để thực nghiệm sư phạm.


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài, qua
đó sửa đổi, bổ sung, hồn thiện để có thể vận dụng linh hoạt phương pháp
Peer Instruction vào dạy học một số kiến thức khác thuộc chương trình vật
lí trung học phổ thơng.

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học vật
lí nói riêng làm cơ sở cho q trình nghiên cứu.
- Đọc và tìm hiểu lí luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm
sáng tỏ quan điểm đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu
liên quan, xác định nội dung các kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững
từ những kiến thức đã học, để học sinh có thể tự tìm hiểu và có thể ứng
dụng vào thực tế.
- Phương pháp thống kê tốn học: Xử lí kết quả các bài kiểm tra để đánh
giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành giảng dạy ở
trường THPT theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính khả thi
của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự
giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở trường THPT. Lập phiếu điều tra
khảo sát, phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình dạy học
chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11.
- So sánh, phân tích kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng,
từ đó rút ra kết luận của đề tài.
II. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction.
- Vận dụng phương pháp dạy học Peer Instruction để dạy học một số kiến
thức của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11.
- Xây dựng được một số giáo án thực nghiệm sư phạm ở trường THPT.
- Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lí THPT.
- Góp phần đổi mới giờ dạy vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo của HS.

III. DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học Peer Instruction


1.1.2 Nhiệm vụ của giáo viên
1.1.3 Nhiệm vụ của học sinh
1.1.4 Các bước tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học Peer
Instruction
1.1.5 Xây dựng câu hỏi ConcepTest
1.2 Các biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong học tập theo phương pháp
dạy học Peer Instruction.
1.3 Phát triển năng lực sáng tạo của HS
1.3.1 Khái niệm năng lực
1.3.2 Khái niệm năng lực sáng tạo
1.3.3 Sự khác nhau giữa hoạt động nhận thức sáng tạo của nhà khoa học
và hoạt động nhận thức sáng tạo của HS
1.3.4 Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP PEER
INSTRUCTION MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “MẮT. CÁC
DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÍ 11.
2.1 Nội dung kiến thức và kĩ năng cần hình thành
2.1.1 Kiến thức quang học cấp THCS
2.1.2 Nội dung một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.1.2.1 Thấu kính mỏng

2.1.2.2 Kính hiển vi
2.2 Mục tiêu kiến thức và kĩ năng cần đạt trong chương “Mắt. Các dụng cụ
quang”
2.2.1 Mục tiêu kiến thức
2.2.2 Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện
2.2.3 Phát triển tư duy
2.2.4 Về thái độ
2.3 Tình hình dạy và học chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.3.1 Tình hình dạy học của giáo viên
2.3.2 Tình hình học sinh
2.3.3 Nguyên nhân và hướng khắc phục
2.4 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.5 Tổ chức nội dung dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
2.6 Bài 29. Thấu kính mỏng
2.7 Bài 33. Kính hiển vi
2.8 Tổ chức dạy học theo phương pháp Peer Instruction


2.9 Kiểm tra kết quả học tập
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.3 Đối tượng thực nghiệm
3.4 Phương pháp thực nghiệm
3.5 Thời gian thực nghiệm
3.6 Các bước tiến hành thực nghiệm
3.7 Kết quả thực nghiệm
3.7.1 Phân tích diễn biến giờ học

3.7.2 Kết quả bài kiểm tra
3.8 Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.8.1 Mục đích đánh giá
3.8.2 Đối tượng và hình thức đánh giá
3.9 Kết quả đánh giá
3.9.1 Đánh giá định tính
3.9.2 Đánh giá định lượng
3.10 Đánh giá chung về việc tổ chức dạy học theo phương pháp Peer
Instruction
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
KẾT LUẬN CHUNG
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Các nhiệm vụ chi tiết
Viết và bảo vệ đ/cương
Nội dung chương 1
Nội dung chương 2.
Nội dung chương 3
Viết luận văn
Nộp luận văn

Tháng
2011
2012
T.9 T.10 T.11 T.12 T.04 T.05 T.06 T.09
x
x
x
x
x
x

x
x


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lương Duyên Bình (2007), Sách giáo viên vật lí 11, Nhà xuất bản
Giáo dục.
2.
Lương Dun Bình (2007), Sách giáo khoa vật lí 11, Nhà xuất bản
Giáo dục.
3.
Lương Duyên Bình, Vũ Quang (2007), Sách bài tập vật lí 11, Nhà
xuất bản Giáo dục.
4.
Nguyễn Trọng Sửu (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Văn
Phán, Nguyễn Sinh Quân (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng mơn vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
5.
Ngô Diệu Nga (2006), Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu
khoa học vật lí, Hà Nội.
6.
Ngô Diệu Nga (2010), Bài giảng về chiến lược dạy học vật lí ở
trường trung học phổ thơng, Đại học sư phạm Hà Nội.
7.
Vũ Quang (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình sách giáo khoa vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
8.
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động
nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thơng, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
9.
Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kĩ năng phát triển trí
tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế, (2006), Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên chu kì III (2004-2007), Nhà xuất bản
Đại học sư phạm.
11.
Nguyễn Thanh Hải (2011), Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh (Bài viết trên báo điện tử), Trường Đại học Phạm Văn
Đồng.
12. Nguyễn Quang Đơng (2009), Tuyển tập câu hỏi định tính vật lí, (Bài
viết trên báo điện tử), Trường Đại học Thái Nguyên.
13. Lê Thanh Sơn, Bài tập phần mắt và các dụng cụ quang, (2010)
, truy cập ngày 19/8/2011.
14. Lê Phước Lượng (2011) Sử dụng câu hỏi và bài tập định tính liên
quan với thực tế để kiểm tra, đánh giá trong dạy học vật lí,
, truy cập ngày 16/9/2011.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2011


Chữ ký của CBHD

Chữ ký học viên
LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Trương Trung Thành
Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 10/5/1975
Nơi sinh: Bình Định
Q qn: Hồi Nhơn – Bình Định
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị cơng tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:
Tổ trưởng Tổ vật lí - Cơng nghệ, Trường THPT Lê Hữu Trác - CưM’gar Đăk Lăk.
Chổ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: SN 20, Đường Bà Triệu – Quảng Phú CưM’gar - Đăk Lăk
Điện thoại cơ quan:
05003.835028
Điện thoại nhà riêng:
05003.834953
Fax:
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Thời gian đào tạo từ
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:

/

đến

/

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy.
Thời gian đào tạo từ tháng 9/1994 đến tháng 6/1998
Nơi học: Đại học sư phạm Quy Nhơn, Thành phố Quy Nhơn

Ngành học: Sư phạm Lý- KTCN
Tên luận văn tốt nghiệp: “Vấn đề dạy học thực hành điện tử ở trường trung
học phổ thông”
Ngày và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: 25 tháng 6 năm 1998, Đại học sư
phạm Quy Nhơn
Người hướng dẫn: Trần Bích Thủy
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo:
Thời gian đào tạo từ tháng 11/2010 đến tháng 11/2012
Nơi học: Đại học sư phạm Hà Nội
Ngành học: Lí luận và phương pháp dạy học vật lí


Tên luận văn: “Xây dựng hệ thống bài tập vật lí có nội dung gắn liền với
thực tiễn để dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11”
Ngày và nơi bảo vệ luận văn:
/11/2012, Đại học sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Biên
4. Trình độ ngoại ngữ : Tiếng Anh - Trình độ B1.
5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng,
ngày và nơi cấp: Cử nhân khoa học Lý-KTCN; B112094, ngày 1 tháng 7
năm 1998, Đại học sư phạm Quy Nhơn.
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
Nơi công tác
9/1998 đến Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Thị
8/1999
trấn Phù Mỹ - Huyện Phù Mỹ - Tỉnh
Bình Định

9/1999 đến Trường THPT Lê Hữu Trác, Thị trấn
8/2003
Quảng Phú - Huyện CưM’gar - Tỉnh
Đăk Lăk
9/2003 đến Trường THPT Lê Hữu Trác, Thị trấn
nay
Quảng Phú - Huyện CưM’gar - Tỉnh
Đăk Lăk

Công việc đảm nhiệm
Giáo viên dạy mơn Vật
lí và KTCN
Giáo viên dạy mơn Vật
lí và KTCN
Tổ trưởng chun
mơn,
Giảng dạy mơn Vật lí
và Cơng nghệ

IV. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ:
Ngày 25 tháng 9 năm2011
Người khai ký tên



×