Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Đổi mới phương pháp dạy học văn trong trường THPT là vấn đề cấp
thiết, bắt buộc, bởi phương pháp dạy học cũ không còn phù hợp với tư duy và
nhu cầu cuộc sống con người trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.
- Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học văn đã có nhiều tiến
triển đáng kể, song so với yêu cầu vẫn chưa đồng đều ở các giáo viên, các tiết
học. Một số tiết học còn nặng thuyết giảng, giáo viên chưa tổ chức giờ học hợp
lí để học sinh tự khám phá lĩnh hội cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
- Đặc biệt ở một số tiết học của bài đọc thêm nhưng giáo viên còn quan
niệm đó chỉ là đọc thêm, không có trong phần thi cử nên chỉ hướng dẫn qua loa,
cũng là một tiết học trong chương trình và đó cũng là một tác phẩm văn chương
có giá trị nghệ thuật cao được chọn lọc từ nhiều tác phẩm khác.
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ sách chương trình chuẩn của Bộ
GD và ĐT do Phan Trọng Luận làm chủ biên, có hai bài đọc thêm: “Mùa lá
rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
Đây là hai tác phẩm hay, có giá trị, thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà văn về
những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam
trong giai đoạn xã hội chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp để chấp nhận nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo
cả hai chiều tích cực và tiêu cực trong quan niệm, cách sống và lựa chọn những
giá trị.
- Thực tế qua nhiều lần lên lớp, tôi thấy dạy hai bài này thật khó, làm sao
cho học sinh thấu hiểu được hiện thực cuộc sống một thời, giá trị văn hóa của
con người Hà Nội nói riêng, con người Việt Nam nói chung để từ đó tự hào và
có trách nhiệm giữ gìn, phát huy nét văn hóa, nền tảng đạo đức dân tộc. Và đây
cũng là điều rất cần thiết cho học sinh lớp 12, chuẩn bị tự lập trong cuộc sống,
dự giờ một số bạn đồng nghiệp, tôi thất vẫn chưa thỏa mãn, các giờ dạy vẫn
1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
chưa rõ các đơn vị kiến thức, học sinh chưa chủ động tiếp nhận, hiểu rất mơ hồ,
thụ động, cách tổ chức giờ học còn lúng túng, vì thế giờ học còn rời rạc, hiệu
quả chưa cao.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với niềm mong mỏi được cùng các
đồng nghiệp nâng cao chất lượng giờ dạy, tôi cố gắng nghiên cứu bài dạy tìm ra
phương pháp, hướng tiếp cận, cách thức tổ chức giờ học để học sinh chủ
động chiếm lĩnh tác phẩm, có thể xem là hợp lí và đã thể nghiệm thành công ở
lớp 12 học chương trình chuẩn ở trường THPT Lương Đắc Bằng.
2. Mục đích, nhiẹm vụ của đề tài.
2.1. Mục đích.
Nghiên cứu một cách tiếp cận tối ưu tác phẩm văn chương dưới góc nhìn
văn hóa, đảm bảo phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh trong
việc đọc hiểu tác phẩm văn chương.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tìm và thể hiện trong một giờ học đổi mới phương pháp học văn.
- Những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết mà học sinh phải tiếp
thu và thực hành trong bài học này.
3. Đối tượng của đề tài:
- Đề tài chỉ giới hạn ở việc tìm cách tiếp cận một tác phẩm cụ thể theo
tinh thần đổi mới tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Đối tượng thể nghiệm là học sinh lớp 12 học chương trình chuẩn.
4. Những luận điểm cần bảo vệ:
- Tính bắt buộc, tính bức xúc của việc đổi mới phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương.
- Đổi mới phương pháp học văn phải thể hiện ở việc thiết kế giáo án, cách
tiếp cận tác phẩm, cách tổ chức giờ học. Có thiết kế giờ học trong giáo án tốt, có
hướng tiếp cận tác phẩm hợp lý, dễ hiểu, tổ chức giờ học nhuần nhuyễn phát huy
được tính chủ động của học sinh thì giờ học sẽ thành công.
2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự phủ định các phương
pháp truyền thống mà là sự vận dụng tích hợp các phương pháp trong hai nhóm
truyền thống và hiện đại, sao cho thầy tạo được tình huống học tập nhằm kích
thích sự hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh mà vẫn không làm cho giờ học
mất chất văn chương.
5. Cơ sở lí luận và thực tiến:
5.1. Cơ sở lí luận:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn văn năm 1992 viết: “Mục đích của
dạy TV-VH hiện nay không phải chỉ nhằm truyền đạt những kiến thức đơn
thuần mà còn nhằm làm sao phát triển cho học sinh về mặt trí tuệ, năng lực nhận
thức, phương pháp nghiên cứu”.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT năm 1995 cũng chỉ rõ
“Mục đích giờ dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm, phương pháp mới
không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình mục đích cao nhất là làm
sao để chủ thể học sinh đưới sự hướng dẫn của thầy tự cảm nhận, khám phá,
chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó tạo được một sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm
hồn, nhân cách và năng lực”.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn năm
2008 xác định: văn bản là thông điệp, là đề án nhà văn gửi tới bạn đọc. Đặc
trưng cơ bản của văn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cuộc
đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống
và con người. Đây là điểm mấu chốt để phân biệt phương pháp tiếp cận văn học
đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường, biến tác phẩm văn chương
thành một đề cương giáo huấn, một sơ đồ xã hội học hay một hiện tượng lịch sử
cằn cỗi, một phương tiện minh họa đơn giản về bức tranh xã hội… Tuy nhiên, ở
đây cũng cần tránh khuynh hướng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của văn bản
nghệ thuật ở phương diện thẩm mĩ. Tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó
muôn màu, muôn vẻ của đời sống xã hội, con người mà bạn đọc không thể bỏ
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
qua, không thể không biết đến. Vả chăng, chính những yếu tố văn hóa của văn
bản lại càng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mĩ của văn bản.
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ngoài giá trị thẩm mĩ,
ý nghĩa nhân vật còn thể hiện giá trị văn hóa truyền thống. Khao khát cái đẹp,
tôn vinh cái đẹp, trân trọng người tài, lấy cái tài mà giữ gìn thiên lương trong
sáng cũng là nét văn hóa cần d dược khai thác và giáo dục những tình cảm
thẩm mĩ.
Thiếu vốn văn hóa cần thiết thì việc cảm thụ văn thơ cũng dễ bị thiếu lệch
hoặc thiếu sâu sắc. Trước đây khi học Tỏa nhị Kiều, học sinh đồng cảm với lòng
thiết tha được sống mạnh mẽ và có ý nghĩa. Văn chương vốn là cuốn SGK toàn
thư về cuộc sống. Mác đã từng ghi nhận tính chân thực sâu sắc của văn chương.
M. Go-rơ-ki nói nhờ văn chương mà hiểu cuộc và con người hơn. Đọc tiểu
thuyết M. Go-rơ-ki, ta càng hiểu ông già Nga hơn và hiểu rõ hơn chính ông
ngoại của mình. Cho nên, không có lí do gì chúng ta lại làm nghèo đi một văn
bản văn học, làm hạn hẹp tầm nhìn của học sinh về xã hội, con người và về
chính bản thân mình. Mặt khác, cũng cần nhận tjhấy rằng, đa số học sinh phổ
thông không phải ai cũng đều đi vào con đường văn chương. Họ cần được trang bị
vốn kiến thức về văn chương và rộng hơn là văn hóa văn chương để đi vào cuộc sông
công dân và đời sống chuyên môn sau này.
Vì vậy phải đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để học sinh nắm được
cái chìa khóa mở cửa chủ động khám phá vẻ đẹp tác phẩm văn chương, có năng
lực đọc hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương khác và đặc biệt trang bị thêm
văn hóa văn chương, văn hóa đời sống công dân để có được cách sống nhân văn.
5.2. Cơ sở thực tiễn:
Ở hai tiết dạy học tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng
và “Một người Hà Nội”, giáo viên phải tìm được hướng tiếp cận hợp lí, xây
dựng hệ thống câu hỏi, tạo được sự chủ động tích cực của học sinh để học sinh
tự rút ra được những kiến thức cơ bản.
Đơn vị kiến thức 1:
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Tìm hiểu về tác giả.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
+ Đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX.
+ Nét văn hóa của con người Hà Nội xưa- đặc trưng văn hóa của con
người Việt Nam.
Đơn vị kiến thức 2: Từ cách tiếp cận hợp lí kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở,
cách thuyết giảng của giáo viên giúp học sinh tìm hiểu và rút ra nội dung, tư
tưởng của tác phẩm, đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam ở một thời nét văn hóa
của con người Việt Nam trên nhiều phương diện từ đó rút ra những bài học văn
hóa cho bản thân.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm nghiên cứu lý thuyết: phương pháp dạy học Văn, tài liệu tham
khảo về chính trị xã hội, văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, tài liệu tham
khảo về văn hóa Hà Nội xưa và nay.
- Nhóm nghiên cứu thực thành.
+ Dự giờ đồng nghiệp.
+ Bản thân dạy nhiều tiết, nhiều đối tượng học sinh để rút ra kinh niệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. Cách tiếp cận bài “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và
“Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa.
1. Bố cục bài dạy:
Đây là những tác phẩm truyện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam ở những
năm đầu của thế kỷ XX, thể hiện sự quan sát và cảm nhận nhạy bén của tác giả
về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam
trong giai đoạn xã hội chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp để chấp nhận nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo
cả hai chiều.
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Vì thế khi tiếp cận hai tác phẩm, ngoài phần giới thiệu về tác giả, hoàn
cảnh ra đời tác phẩm, giáo viên nên giới thiệu đời sống kinh tế - xã hội của con
người Việt Nam ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn có tính
chất bước ngoặt, khác với đặc điểm xã hội giai đoạn sau này, để học sinh hình
dung, hòa mình vào không khí ấy mà hiểu và cảm tác phẩm một cách thấu đáo.
Nếu không học sinh sẽ không bao giờ hiểu được tại sao trong buổi lễ cúng gia
tiên cuối năm, ông Bằng lại không tấu với gia tiên về anh con trai tên là Cừ (Cừ,
em Luận, bỏ nghề, bỏ vợ cơn, trốn đi nước ngoài, đang bị truy nã,)… trong tác
phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và chi tiết cô Hiền không
đồng ý cho chồng mình mở xưởng,… trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của
Nguyễn Khải. Ngoài ra giáo viên cần phải cung cấp kiến thức văn hóa Hà Nội
xưa, sự vận động từ nét văn hóa vùng trở thành nét văn hóa của dân tộc.
Đây là đơn vị kiến thức rất quan trọng có ý nghĩa như chìa khóa để học
sinh hoàn toàn có thể chủ động tìm ra giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm, qua đó tự rút ra cho mình những giá trị cuộc sống cần có.
1.1. Tiểu dẫn:
1.1.1. Giới thiệu về tác giả.
1.1.2. Giới thiệu về tác phẩm.
1.1.3. Đặc điểm tình hình KT-XH Việt Nam ở những năm 80,90 của thế kỉ XX
1.1.4.Nét văn hoá kinh kì ccủa người Hà Nội
1.2. Đọc hiểu: Tìm hiểu giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩm qua hệ thống
nhân vật.
2. Nội dung bài dạy:
2.1. Bài “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng.
2.1.1. Tiểu dẫn:
a. Giới thiệu về tác giả: Ngoài những kiến thức trong SGK giáo viên bổ sung
thêm về nguồn gốc và bút danh của Ma Văn Kháng: Ông tên thật là Đinh Trọng
Đoàn người Hà Nội (em ruột của cố giáo sư ngôn ngữ học Đinh Trọng Lạc), để
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
kỉ niệm tình cảm gắn bó với người anh kết nghĩa ở Lào Cai(ông Ma Văn Nho)
nên tác giả lấy bút danh là Ma Văn Kháng
b. Giới thiệu về tác phẩm: Tiểu thuyết hoàn thành năm 1985, một tiểu thuyết
chọn đề tài gia đình Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ XX.
c. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của XHVN ở những năm 80, 90 của thế kỷ
XX.
Sau khi đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Tổ
quốc, thực hiện thống nhất nước nhà, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến
vào giai đoạn cách mạng mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dân ta được sự chỉ đạo sát sao của Đảng Cộng sản linh hoạt trong công tác
đối nội, đối ngoại đã anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại
đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là
4,9% so với 1% bình quân hàng năm thời kỳ 1976-1980. Thu nhập quốc dân
tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước, xây dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật. Đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng
nghìn công trình vừa và nhỏ trong đó có một số công trình quan trọng về điện,
dầu khí, xi măng, dệt, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước.
Đại bộ phận nhân dân Nam bộ đi vào con đường sản xuất tập thể, đồng bào các
dân tộc ở Tây Nguyên có tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Nhà
nước và nhân dân cố gắng chăm lo đảm bảo các nhu cầu của quốc phòng - an
ninh, thi hành chính sách hậu phương quân đội; chăm lo đời sống nhân dân là
nhiệm vụ thường xuyên và hết sức khó khăn của Đảng và Nhà nước ta trong nền
kinh tế còn yếu kém, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh, các ngành kinh tế
quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế,
TDTT, văn hoá nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc
xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.
Song bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang có nhiều khó
khăn, sản xuất tuy có tăng nhưng chậm so với khả năng sẵn có và công sức bỏ
ra, so với yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân; kế hoạch sản
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
xuất lương thực, than, xi măng không đạt đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và
đời sống của nhân dân lao động, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp
nói chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa công xuất thiết kế, năng xuất lao
động giảm, chất lượng sản phẩm giảm sút. Tài nguyên chưa được khai thác tốt
lại bị sử dụng lãng phí nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng, môi trường
sinh thái bị phá hoại, mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng; quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa chậm được củng cố. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh suy yếu,
các thành phần kinh tế phi XHCN được sử dụng và cải tạo tốt. Đời sống của
nhân dân nhất là công nhân viên chức còn có nhiều khó khăn, nhiều người lao
động chưa có việc làm và chưa đủ việc làm, nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu
của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được đảm bảo. Nông thôn
thiếu hàng tiêu dùng thông thường và thuốc men, nhà ở. Điều kiện vệ sinh, sinh
hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn, hiện tượng tiêu cực trong xã
hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm,
những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên Nhà
nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp chưa bị trừng trị nghiêm khắc.
Công nhân - CBVC làm việc theo kiểu “tối ngày, đầy công”, cuối tháng nhận
lương bằng tem phiếu để đi mua một số mặt hàng thiết yếu cuộc sống như gạo,
dầu thắp, xà phòng với một số lượng ít ỏi không đủ chi tiêu trong tháng. Cả quý
trong đơn vị mới được phát một vài mảnh nên vải phải bình xét gắt gao, cả
tháng được có vài lạng thịt lợn, là một niềm hạnh phúc. Học sinh học buổi tối
phần nhiều là nhờ ánh sáng của nhiều con đom đóm, có khi xếp hàng mua gạo
nhưng hết gạo phải lấy khoai lang để ăn trừ bữa. Người nông dân mùa màng thất
bát hay có được mùa thì vẫn đói triền miên. Hậu quả đó do cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển
làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành
phần kinh tế khác, kìm hãm làm giảm năng xuất, chất lượng, hiệu quả, gây rối
loạn trong phân phối lưu thông đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong phân phối
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lưu thông, để ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Các cơ quan quản lý
hành chính- kinh tế can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các
đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất, các quy định của
mình. Các đơn vị cơ sở vừa không có quyền tự chủ, vừa không bị ràng buộc
trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh.
Với những thuận lợi và khó khăn như vậy, Đại hội VI(1986) đã chỉ ra
những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội trên tinh thần đối
mới nhằm phát huy vai trò làm chủ và nhiệt tình của người lao động tạo nên
phong trào quần chúng hăng hái thực hiện đồng thời cách mạng quan hệ sản
xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng- văn hoá. Cụ thể là
bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, sắp xếp lại nền kinh tế
quốc dân theo cơ cấu hợp lý trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh
tế, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố
trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền
kinh tế phát triển ổn định. Đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, mở rộng và hoàn
chỉnh các hệ thống thuỷ lợi ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và tiến
bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học, đưa vào sử dụng phổ biến và ổn định
các loại giống mới, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về phân bón, thuốc trừ
sâu, thuốc thú y, tăng thêm sức kéo đảm bảo công cụ thường và công cụ cải tiến.
Thực hiện từng bước và có trọng điểm việc cơ giới hoá, hạ thấp mức hư hao
nông sản trong các khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến. Chủ động
phòng chống lụt bão, phương châm phát triển nông nghiệp là kết hợp chuyên
môn hoá với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và
màu, cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn
ngày, phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên rừng, tăng thêm vốn rừng, phát triển có trọng điểm việc trồng rừng, tập
trung chuyên canh, đẩy nhanh nhịp độ phủ xanh đất trống. phát triển công
nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát huy mạnh mẽ động lực
KHKT.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoạiThực hiện công bằng xã
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
hội, lối sống có văn hoá, đảm bảo an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương
trong lĩnh vực của đời sống xã hội.
Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là
một đặc trưng của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Đối với tiểu thương, thông qua nhiều hình thức tuỳ theo ngành hàng để sắp
xếp cải tạo và sử dụng họ thành lực lượng bổ sung cho thương nghiệp XHCN,
giúp đỡ số người không cần thiết trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất
và dịch vụ, xoá bỏ thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người
lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước có chính sách ưu
đãi về kinh tế, phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa song về pháp luật phải thực
hiện nguyên tắc bình đẳng.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây
dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của
nền kinh tế, tính kế hoạch, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, tiền tệ là những
đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý.
Kết quả của việc thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội theo
phương hướng nhiệm vụ của Đại hội VI:Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ
trương chính sách đổi mới bắt đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, tình hình kinh tế và
đời sống nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng
được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.
Về kinh tế: Tình hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt, từ chỗ
thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay (1991) đã
vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần
quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu,
góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất-
nhập khẩu, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương
thực trên phạm vi cả nước. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng lưu thông tương đối
thuận lợi, các cơ sở gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường đáp ứng được yêu cầu
10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
thị trường, đặc biệt bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
Về thực hiện chính sách xã hội: Vấn đề lương thực xét cân đối chung trên
phạm vi cả nước được giải quyết tốt hơn thị trường thực phẩm dồi dào, nhu cầu
mặc được đáp ứng, nhà ở một số bộ phận dân cư cả ở thành thị và nông thôn
được cải thiện. Tiện nghi sinh hoạt trong nhiều gia đình được tăng thêm, sung
túc. Việc đi lại của nhân dân dễ dàng hơn, đời sống tinh thần của nhân dân có
một số mặt được cải thiện như được tự do làm ăn theo pháp luật, làm chủ nguồn
thu hợp pháp. Một bộ phận nhân dân có thu nhập cao chính đáng nhờ có kinh
doanh hoặc có lao động xuất khẩu, giải quyết được nhiều việc làm cho nhân
dân 4,2 triệu người có việc làm, thanh niên xung phong đi xây dựng các khu
kinh tế mới hoặc đảm nhiệm các công trình xây dựng tiếp tục phát triển.
V ề lĩnh vực giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ trong việc xác định mục
tiêu, nội dung và phương pháp cũng như cơ cấu hệ thống giáo dục.
Công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân vẫn được duy trì,
hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình
thức và thể loại.
Về Quốc phòng - an ninh:: Đã chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp cu8ả
quân đội trước hết là về mặt chính trị, bảo đảm quân đội vững mạnh trước tình
hình phức tạp ở trong nước và trên thế giới; kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội
chủ nghĩa, chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc được khôi phục và phát triển ở nhiều địa bàn, từng bước hình thành một số
tuyến khu vực có phong trào liên hoàn, với nội dung, hình thức phong phú
phòng ngừa và tấn công tội phạm.
Về công tác đối ngoại: Giữ vững được hoà bình, tranh thủ được nhiều điều
kiện Quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ Quốc.
Với những thành tựu trên tạo nền tảng vững chắc, làm tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay.
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Bên cạnh những mặt đạt được đã kéo theo những tiêu cực: đó là lối làm ăn
chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ,
làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, của công
dân, nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau, nhiều trường hợp không có khả
năng thanh toán, xu hướng thương mại hoá tràn lan vào cả các cơ quan văn hoá,
y tế, giáo dục, nội chính, bất công bằng xã hội tăng lên.
Một bộ phận lớn hợp tác xã gặp khó khăn trong kinh doanh, 20% các HTX
đã giải thể hoặc chuyển sang hoạt động dưới dạng tự nhân.
Một bộ phận không nhỏ nhân dân còn sống dưới nhu cầu tối thiểu. Tuy
mức sống còn thấp nhưng trong tiêu dùng của một bộ phận nhân dân và cán bộ
còn nhiều xa hoa, lãng phí, có một số mặt vượt quá trình độ và khả năng của nền
kinh tế chinh.
Nền giáo dục chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém do trình độ kỹ thuật, do
thiếu sự quan tâm đúng mức ở tầm chỉ đạo chiến lược, số học sinh phổ thông
chán học và bỏ học ngày một nhiều.
Mức hưởng thụ văn hoá, văn nghệ của đông đảo nhân dân còn thấp nhất là
ở vùng nông thôn và miền núi.
Bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân còn cồng kềnh,
phong cách làm việc còn quan liêu, kém hiệu lực, không ít cán bộ, đảng viên
không đủ năng lực và phẩm chất đảm đương nhiệm vụ, thậm chí thoái hoá biến
chất không được quần chúng tín nhiệm.
Như vậy từ Đại hội VI đến Đại hội VII (Từ 1986 - 1991) trong bối cảnh
Quốc tế và trong nước cực kỳ phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đổi mới
theo những phương hướng và bước đi về cơ bản là đúng đắn, nhân dân ta với
lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng đã chấp nhận thử thách, chịu đựng và vượt qua nhiều khó khăn trong
quá trình đổi mới, từng bước làm chuyển biến tình hình, đó là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển xã hội hiện nay.
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Sự thay đổi về kinh tế - văn hoá- xã hội, an ninh - quốc phòng đã tác động
lớn đến đời sống toàn thể nhân dân từ quan điểm, nhận thức đến đời sống kinh tế
nên ai ai cũng hân hoan đón chào cuộc sống mới nhưng cũng ngậm ngùi nhận ra
mặt trái của nền kinh tế thị trưởng, có những người chấp nhận hiện thực ấy, có
những người phản ứng quyết liệt, đấu tranh bằng hành động cụ thể, có những
người lại tìm cho mình một hướng đi, một cuộc sống khác vừa giữ được mình
vừa không bị lỗi thời trước cuộc sống hiện tại. Tất cả sự đổi thay trong bước
chuyển mình của lịch sử có tính chất bước ngoặt ở những năm 80,90 của thế kỷ
XX đều được nhà văn ghi lại và phản ánh bằng hiện tượng nghệ thuật trong các
tác phẩm như “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng; “ Môt người Hà
Nội” của Nguyễn Khải.
2.1.2. Đọc hiểu:
a. Nhân vật chị Hoài.
- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người
thon gọn trong cái bông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn
mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi”.
- Nét đằm thắm, mặn mà của chị toát ra từ tâm hồn, từ tình cảm đôn hậu,
từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông
Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan
riêng nhưng mọi người vẫn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị. Bởi vì “người phụ nữ
tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ
buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này” (Mặc dù ở xã, chị vẫn
biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác; nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông
buồn nên phải lên ngay; chu đáo, xởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người
lớn bé; chị thành tâm trước bàn thờ gia tiên chiều 30 tết,…) Trong tiềm thức mỗi
người “Vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết”.
- Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền
thống trước những “cơn chấn địa” của xã hội.
b. Cảnh xum họp trước giờ cúng tất niên:
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
+ Ông Bằng “sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn.
Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông
sắp khóc òa”, “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?”. Nỗi vui
mừng xúc động khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý
mến thể hiện không chút giấu giếm.
+ Chị Hoài “gần như không chủ động được mình”, “lao về phía ông Bằng,
quên cả đôi dép, đôi chân to bản […] kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng
gạch hoa” Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc: “Ông!”.
+ “Cảnh gặp gỡ vui mừng kèm thêm một nỗi tiếc thương, đau buồn, ê
nhức cả tim gan”.
- Khung cảnh sum họp ngày Tết trong gia đình ông Bằng được miêu tả rất
cụ thể: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều
khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…”, mọi người trong gia đình tề tựu,
quây quần,… Tất cả chuẩn bị chu đáo khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong
chiều 30 Tết. Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái cà vạt, ho khan một
tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. “Thoáng cái, ông Bằng như quên hết
xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen
thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn
hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn ông
cha, tiên tổ”.
Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã khuất trong lễ cúng
tất niên chiều 30 Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đáng trân trọng
và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách
rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thủy chung”. Dù cuộc sống
hiện đại muôn sự đổi thay cùng với sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống,
những quan niệm mới, thì nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang và rất cần
được giữ gìn, trân trọng.
2.1.3. Tổng kết:
14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Bằng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật hết sức tinh tế và sắc sảo,
nhất là nhân vật chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều 30 tết, từ
đó thấy được sự quan sát tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay
trong tư tưởng, tâm lí của con người Việt Nam trước những “cơn địa chấn” tinh
thần từ bên ngoài.
- Hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.
2.2. Bài “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
2.2.1. Tiểu dẫn:
a. Giới thiệu về tác giả:
Ngoài những kiến thức trong SGK giáo viên bổ sung thêm: Nguyễn Khải
qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. Những tác phẩm cuối cùng của
ông “Thượng đế thì cười” “Trôi theo tự nhiên”…
b. Giới thiệu về tác phẩm:
Giáo viên bổ sung thêm tâm sự của Nguyễn Khải về Hà Nội: “Bây giờ Hà
Nội lại đang đẹp. Mỗi ngày một đẹp ra. Lắm lúc nghĩ cũng tiếc đã trót đưa vợ
con vào sống trong Sài Gòn, tiếc thì tiếc chứ không thể làm lại được. Một chân
đã vào cõi hư vô rồi thì không nên bắt đầu bất cứ việc gì nữa. Không còn thì giờ
để ganh ghét, để hờn giận. Chỉ còn đủ thời gian để làm lành, có thua thiệt vẫn cứ
nên làm lành. Văn chương làm lành cố nhiên là không hay rỗi. Thôi kệ! Vì cũng
chẳng còn hơi sức đâu mà gây sự, dẫu chỉ là gây sự vặt. (Theo bìa 4, truyện
ngắn “Hà Nội trong mắt tôi” nhà xuất bản trẻ - TP Hồ Chí Minh năm 2005).
c. Nét văn hóa kinh kì của người Hà Nội xưa.
Văn hoá người Tràng An - Thăng Long - Hà Nội.
Người Tràng An tức là người Thăng Long.
Tràng An nguyên là một địa danh thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây,
Trung Quốc. Nơi mà 12 vương triều Trung Quốc đã đóng là kinh đô. Do vậy
Tràng An là một danh từ riêng trở thành danh từ chung đồng nghĩa với danh từ
kinh đô. Là kinh đô từ thế kỷ XI nên Thăng Long cũng được coi là đất Tràng
An. Và do vậy có câu ca dao:
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Thăng Long (rồi Hà Nội) vốn là nơi tứ chiếng quần cư, thu hút người ở
khắp nước về sinh cơ lập nghiệp và lại cũng từ nơi đây người ta loại toả đi sinh
sống ở nhiều miền khác nhau như máu từ tram dòng mạch lọc qua trái tim rồi lại
từ trái tim mà về trăm dòng mạch. Suốt ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội tiếp thu
mọi tài hoa của khắp các địa phương, nhào nặn lại, nâng cao lên theo yêu cầu
của đời sống toàn dân tộc. Chính do vậy, do thu hút tinh hoa khắp miền đất
nước, người Thăng Long - Hà Nội trở thành nơi tập trung nhiều đức tính tốt đẹp
của dân tộc mà đặc biệt là tính thanh lịch.
Thanh có thể là thanh tú, thanh nhã, thanh cảnh, thanh cao lịch là lịch
thiệp, lịch duyệt, lịch lãm, lịch sự Dù thế nào, thanh lịch chính là chỉ tính cách
của một nếp sống, một lối sống có văn hoá. Người thanh lịch là người mà từ
trang điểm, phục sức, nói năng, giao tiếp, ăn mặc, đi đứng, làm lụng… đều được
chăm chút, cân nhắc, chỉnh tề, không buông tuồng, trễ tràng…
Chất thanh lịch ấy biểu hiện trước hết ở sự nói năng. Cái thanh, cái đẹp của
tiếng nói Hà Nội không chỉ ở chỗ chuẩn xác, mẫu mực mà còn là biết sử dụng
ngôn ngữ lưu loát, nhã nhặn, tế nhị. Ấy là do bên cạnh tiếng nói “bản địa”,
người Hà Nội đã tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại
những gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất. Lời nói ở đây thường ý nhị, tôn trọng người
đối thoại. Người Hà Nội không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ, tục tĩu…
Người Hà Nội lại rất sành trong ăn uống. Họ đã nâng việc nấu nướng ăn
uống thành một nghệ thuật: nghệ thuật “ẩm thực”. Món ăn Hà Nội ngon từ cách
chế biến, từ chút gia vị, nước chấm cho đến cách bày biện cho đẹp mắt, gợi cảm,
tạo thích thú trong thưởng thức. Chính vì vậy mà các món quà Hà Nội trở nên
nổi tiếng. Vẫn là các món ăn tiếp thu từ các miền nhưng qua tay người Hà Nội,
nhiều món được cải tiến, nâng cao và trở thành món “đặc sản” không đâu sánh
kịp. Chẳng thế mà đã có những nhà văn tên tuổi dành nhiều chương sách hoặc
toàn bộ một tập sách cho đề tài này, như Tản Đà với Tản Đà thực phẩm, Thạch
16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Lam với Hà Nội băm sáu phố phường, Vũ Bằng với miếng ngon Hà Nội. Những
hiện tượng ăn tục, uống phảm, xô bồ, ầm ĩ luôn xa lạ với phong cách Hà Nội.
Trong trang phục, người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, chỉnh tề và trang
nhã. Mặc đẹp nhưng kín đáo, không cầu kỳ, loè loẹt, không phô trương lố lăng.
Chiếc áo dài của phụ nữ là một ví dụ. Sau nhiều năm vắng bóng, do hoàn cảnh
chiến trang và khó kăhn về kinh tế, hôm nay chiếc ái dài ấy lại trở lại với hai tà
áo dài thướt tha, với cái cổ dài dù thấp dù cao cũng rất duyên dáng và ý nhị.
Hiện tại trên đường phố nhiều cô gái mặc quần áo, xống váy theo kiểu Tây
phương, cũng rất đẹp, hiện đại mà không kém phần nền nã. Điều đó chứng tỏ
người Hà Nội không bảo thủ. Họ biết tiếp thu cách ăn mặc hợp thời trang, phù
hợp với cuộc sống sôi động nhưng từ những trang phục ấy cũng toát lên một sự
lựa chọn đầy ý nhị. Còn khi sử dụng những mẫu rực rỡ, họ thường biết cách
phối hợp chúng, “hoà sắc” chúng để bộ quần áo vẫn giữ được phong cách nền
nã, lịch sử.
Không chỉ trong nói năng, giao tiếp, ăn mặc mà tính thanh lịch còn thể hiện
trong cách làm ăn, sản xuất. Nghề ở đây có nét đẹp riêng, tài hoa, tinh xảo, điêu
luyện trong tay nghề, gìn giữ chữ tín về chất lượng hàng hoá. Đó là vì Hà Nội
trải nghìn năm, đã là nơi hội tụ bao nhân tài, vật lực của khắp bốn phương đất
nước. Hà Nội tiếp thu nọi tài hoa và chắt lọc, phát triển thành lề thói Hà Nội.
Ngạn ngữ có câu : khéo tay hay nghề, đất lề kẻ Chợ là để ca ngợi cung cách làm
ăn của Hà Nội.
Trong lịch sử, cũng từ khi thành kinh đô, những tài khéo khắp nơi tập hợp
về đây lập ra phố ra phường tạo nên những kỳ tích văn hoá. Nghề đúc đồng đã
làm ra trong số “Tứ đại khí”- Bốn báu vật của nước Nam là chuông Quy Điền,
tháp Báo Thiên. Nghề gốm sứ đã tạo ra những ngói vàng, ngói bạc điểm tô cho
các lớp mái cong của các cung điện, chùa chiền. Trong hội đua thuyền trên sông
Hồng có máy Kim Ngao hình con rùa lớn bơi được trên mặt nước. Mắt rùa lúng
liếng, miệng rùa phun nước, đầu rùa cử động biết cả cúi chào. Quy hoạch Thăng
Long thời Lê gồm 36 phường, phường trồng hoa, phường trồng dâu nuôi tằm dệt
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lụa, phường nhuộm điều, phường làm quạt, phường là bến cảng thuyền mạn
ngược, mạn xuôi, thuyền Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan… tới lui nhộn nhịp tạo
ra cảnh “Phồn hoa thứ nhất Long Thành”. Tranh dân gian Hàng Trống, Hàng
Nón in đậm nét tươi vào thời gian. Nhạc và hát múa dân gian còn rung vang âm
hưởng trong không gian qua các làn điệu chèo tuồng, trống quân, ca trù ở Thuỵ
Lâm, Kim Nỗ, Lỗ Khê và các hội lễ nổi tiếng khắp đồng bằng sông Hồng: Hội
Dóng, hội Láng, hội Đăm…
Văn hoá dân gian ở Thăng Long ngày một phát triển kéo theo văn hoá bác
học ở Thăng Long đi lên. Thời Lý, trường đại học đầu tiên của đất nước- Quốc
Tử Giám- được thành lập chỉ sau 5 năm thành lập Văn Miếu. Ở Khâm Thiên
giám đời Trần, Đặng Lộ tự làm ra máy “lung linh nghi” quan sát bầu trời, vạch
ra đường đi của các vì sao rồi soạn ra lịch riêng cho nước Việt. Đời Lê, Lương
Thế Vinh và Vũ Hữu soạn ra sách toán học, so với nay là sơ học nhưng ở thế kỷ
XV thì không phải là ai cũng soạn được. Vũ Như Tô ở thế kỷ XVI xây dựng bên
Hồ Tây đài Cửu Trùng trăm nóc, bệ ngọc, thềm vàng. Cũng tại Thăng Long,
Nguyễn Trãi viết Cáo Bình ngô và làm thơ quốc âm. Nguyễn Giản Thanh soạn
phú Phụng Thành xuân sắc ca ngợi kinh kỳ là một nơi “văn vật thanh danh”. Tồi
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm ở làng quê Kẻ Mọc, Nguyễn Gia Thiều
viết Cung oán ngâm khúc bên bờ Hồ Tây, Hồ Xuân Hương ở chân núi Khán
Sơn làm thơ lỡm đời, Nguyễn Du viết thơ về Hồ Giám, về phường Hà Khẩu-
Hàng Buồm. Trong làng hoa Nghi Tàm, bà huyện Thanh Quan làm những bài
thơ đẹp, tình sâu. Cùng với bà, Hà Nội có Thần Siêu, Thánh Quát, có ông nghè
Vũ Tông Phan mà tư cách và học vấn đã làm sáng danh cho kẻ sĩ Bắc Hà.
Tới thời Pháp thuộc, Đông Kinh nghĩa thục là một phong trào văn hoá, giáo
dục tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của trí thức Hà Nội. Tuy ra đời chậm hơn
Sài Gòn nhưng báo chí Hà Nội cũng nhanh chóng chiếm vị trí đáng nể với các
tờ báo và tạp chí vang danh khắp nước: Đông Dương tạp chí, Nam Phong,
Phong Hoá, Ngày Nay. Phong trào thơ mới nếu coi như bắt đầu bằng bài “Con
ve sầu và con kiến” của Nguyễn Văn Vĩnh hoặc bằng bài “Đờn là đờn, thơ là
18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
thơ” của Tản Đà thì cũng là nhóm lên từ Hà Nội. Với nhóm Tự lực văn đoàn,
văn xuôi Việt Nam bắt đầu mang đậm dấu ấn hiện đại. Tân nhạc được Nguyễn
Văn Tuyên soạn và trình diễn đầu tiên ở Hà Nội. Trường mỹ thuật Đông Dương
ở Hà Nội đào tạo những hoạ sỹ hiện đại tài danh mở đầu cho nền mỹ thuật hiện
đại Việt Nam. Phim truyện đầu tiên ở Việt Nam là bộ phim Kim Vân Kiều làm
năm 1921 do các diễn viên rạp Quảng Lạc thủ vai, quay ngoại cảnh ở làng Bưởi.
Từ năm 1869, Hà Nội đã có hiệu ảnh gần Ô Quang Chưởng.
Đến khi tư tưởng cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt Nam thì ở Hà
Nội một mạch dòng văn hoá mới hình thành lấy chủ đề là nhân dân, là người lao
động. Mạch dòng đó đã mang một diện mạo mới với một quan niệm “sống vì
mọi người” và những hành động đầy giá trị nhân bản . Mạch dòng văn hoá đó
chảy theo dòng lịch sử, với tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại, với Cách mạng Tháng
Tám 1945, với hai cuộc kháng chiến thần kỳ và với sự nghiệp đổi mới hiện nay,
đã tự khẳng định những giá trị nhân bản, đã đi vào ổn định và chịu được sự thử
thách của thời gian, tạo nên nền văn hoá mới có giao lưu, có tiếp biến, có sự cấu
trúc lại để phát huy truyền thống kết hợp hiện đại, cách tân nhưng không xa rời
bản sắc dân tộc và xứng đáng là văn hoá của một vùng kinh kỳ nghìn năm văn
hiến.
- Quá trình tiếp biến văn hoá Tràng An- Thăng Long- Hà Nội.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tiếp biến văn hóa thì tiến trình văn hóa Hà Nội
chịu tác động của những điều kiện lịch sử, xã hội mấy ngàn năm qua. Những
điều kiện ấy khiến cho Hà Nội so với các địa phương khác trong cả nước vừa có
nét chung, lại có những nét riêng. Cần nhìn nhận rằng giữa bạt ngàn những làng
quê sống bằng nghề trồng lúa nước, Hà Nội trong nhiều thế kỉ là một đô thị duy
nhất ở đồng bằng Bắc Bộ này. Mặt khác, ngay từ tâm thức, dân gian đã coi
Thăng Long là Kẻ Chợ, nghĩa là có sự phân biệt với “kẻ quê”. Cũng chính từ
đặc điểm này mà Thăng Long đã thu hút tài hoa của cư dân các vùng về với
mình, nâng chất những tài hoa đó lên một tầm cao hơn và từ đó trở thành nét văn
hóa “bản địa” của riêng đất Thăng long. Nhìn vào xuất xứ một nghề thủ công ở
19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hà Nội hiện tại, chúng ta có thấy rõ đặc điểm trên. Chẳng hạn nghề đúc bạc thì
có gốc gác ở Châu Khê nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nghề kim
hoàn thuộc gốc Đồng Sâm (Đông Quan, Thái Bình) và Định Công (Thanh Trì),
nghề nhuộm điều gốc ở Quất Động (Thường Tín, Hà Tây), nghề quạt ở Đào Xá
(Kim Động, Hưng Yên). Tầng lớp dân cư Kẻ Chợ có gốc là dân các làng quê,
khi đến cư trú ở Thăng Long, họ đem theo tập quán văn hóa nông nghiệp của
làng quê mình. Nhưng trải qua sự sàng lọc của thời gian, họ trở thành những thị
dân. Tầng lớp thị dân này, ngay cả khi căn cốt nông dân của họ chưa phai nhạt
hết thì họ đã có một thị hiếu khác với nông dân ở các làng quê. Bởi lẽ, họ vừa là
chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng tiếp nhận và lưu giữ rồi lưu truyền vốn văn
hóa kinh kỳ trau chuốt hơn, thanh lịch hơn. Ví như nghệ thuật chèo chỉ tồn tại ở
thôn quê như một hình thức sân khấu dân dã nhưng đến thế kỷ XX, chèo vào
diễn ở một số rạp ở Hà Nội, từ đó mang tính chất chuyên nghiệp và được nâng
cao cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hà Nội còn là nơi hội tụ, thăng hoa của nhiều
trí thức, quan lại, nhà Nho… Trải hàng ngàn năm lịch sử, những Tô Hiến Thành,
Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ
Xuân Hương v.v… - những tài hoa của mọi thuở tụ hội về Thăng Long. Thời kỳ
người Pháp cai trị Đông Dương, hàng loạt trí thức của các miền cũng tụ hội về
Hà Nội. Tại đây, họ tiếp nhận truyền thống của vùng đất ngàn năm văn vật để
rồi sáng tạo ra những giá trị mới. Sự cọ xát với thực tiễn cuộc sống khiến tầng
lớp trí thức đất kinh kỳ, dù là nhà Nho hay trí thức Tây học, đã tự điều chỉnh để
trở thành chủ thể sáng tạo và tiếp nhận văn hóa Hà Nội.
Một vấn đề khác cũng cần nêu trong sự tiếp biến văn hóa ở Thăng Long
là mọi luồng văn hóa, tư tưởng đến từ các nẻo trời khác nhau đến đây đều qua
“bộ lọc” của các tầng lớp thị dân sở tại để trở thành sản phẩm văn hóa Thăng
Long – Hà Nội. Khi xem xét gốc gác cư dân Hà Nội, chúng ta tất phải thừa nhận
sự có mặt của các tộc người như Hoa, Chăm v.v… Cuộc di cư của những cư dân
này diễn ra trên cả hai phương diện: tự nguyện và cưỡng bức. Không kể việc các
thế lực phương Bắc đưa cư dân Hán sang cư trú ở Bắc bộ suốt 10 thế kỷ thời
20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Bắc thuộc (từ năm 178 trước CN đến năm 938 sau CN), các sử sách sau này vẫn
ghi chép về cả hai phương diện di dân của các tộc người này. Như thế, diện mạo
dân cư hay nói cách khác là nguồn gốc tạo ra người Hà Nội xuất phát từ nhiều
tộc người khác nhau. Chính đặc điểm này sẽ tạo ra những nét riêng, những nét
đặc sắc của văn hóa nghệ thuật Hà Nội.
Văn hóa nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội, trong suốt quá trình phát triển
có chịu sự tác động của quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa. Có điều, do vị
thế địa chính trị, địa văn hóa của mình mà quá trình này diễn ra một cách đặc
biệt, dù nhìn theo chiều không gian hay thời gian, lịch đại hay đồng đại.
Đầu tiên là sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa. Sự giao lưu này vừa
lâu dài, vừa sâu rộng, xuyên suốt lịch sử. Trong quá trình tiếp biến, giao lưu đó,
dấu vết văn hóa Trung Hoa đã lưu lại trong văn hóa Thăng Long – Hà Nội ở
nhiều cấp độ khác nhau từ dạng mô hình đến dạng biểu hiện cụ thể. Ở tầm vĩ
mô, quá trình tiếp biến, giao lưu này in đậm dấu vết trên mô hình tư tưởng của
văn hóa Hà Nội. Trong các luồng tư tưởng từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam,
vị thế quan trọng nhất thuộc về Nho giáo làm nền tảng tổ chức xã hội của các
vương triều, một hệ Nho sĩ ra đời, lấy của Khổng sân Trình làm nơi rèn luyện và
tiến thân. Nhưng họ đã Việt Nam hóa Nho giáo (tùy thời điểm, tùy cá nhân) cho
thích hợp với truyền thống văn hóa bản địa. Thăng Long đã chứng kiến sự ra đời
bao nhiêu thế hệ Nho sĩ vì đã lấy những giá trị Nho giáo làm nền tảng tổ chức xã
hội của các vương triều, một hệ Nho sĩ ra đời, lấy cửa Khổng sân Trình làm nơi
rèn luyện và tiến thân. Nhưng họ đã Việt Nam hóa Nho giáo (tùy thời điểm, tùy
cá nhân) cho thích hợp với truyền thống văn hóa bản địa. Thăng Long đã chứng
kiến sự ra đời bao nhiêu thế hệ Nho sĩ vì đã lấy những giá trị Nho giáo kết hợp
với truyền thống bản địa đó làm căn cốt cho mọi việc ứng xử (với quốc gia, xã
hội, làng xóm, gia đình và cá nhân) nên trở thành các danh nhân được tôn vinh.
Có thể nêu một số tên tuổi gốc người Thăng Long – Hà Nội như Chu Văn An,
Phan Phu Tiên, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Phan Kế
Bính…
21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Đạo giáo chỉ hợp với những thời điểm tao loạn và với tuổi già nên các trí
thức chủ yếu là hưu quan, trí sĩ đã tạo dựng các đạo quán (Trấn Vũ, Huyền
Thiên, Đồng Thiên, Đế Thích) ra đời là để đáp ứng nhu cầu đó. Việc xây đền
Ngọc Sơn – thờ Văn Xương là chính – cũng là như vậy. Tư tưởng Lão – Trang,
chỗ dựa của Đạo giáo cũng đi vào tác phẩm nhiều danh Nho mà tiêu biểu nhất là
Nguyễn Gia Thiều. Bên cạnh đó, cũng phải kể tới một nhánh của Đạo giáo là
đạo “phù thủy” dùng bùa phép trừ tà ma, trị bệnh khá phổ biến trong dân chúng.
Ở dạng vi mô, ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa cũng khá đặc biệt.
Trong nghệ thuật sân khấu, sử sách còn ghi chú nghệ nhân Đinh Bằng Đức –
một người Hoa di cư sang Đại Việt – đã đưa vào ta môn leo dây múa rối. Cũng
ở thời Trần, hoạt động nghệ thuật nôti bật là việc Lý Nguyên Cát – một kép hát
của quân Nguyên Mông bị bắt làm tù binh – đã truyền dạy trong cung vua Trần
vở Tây Vương Mẫu hién bàn đào gồm có những vai kép (quan nhân), đào (đào
nương)… được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục như sau: “… mặc
quần áo gấm vóc, đánh trống thổi sáo, gảy đàn, vỗ tay, đàn phách rất là nhộn
nhịp, người vào buồng trò, người ra sân rạp thay đổi nhau, diễn trò đau thương
thì người xem cũng đau thương, trò vui thì người xem cũng vui…”. Những trò
diễn của Lý Nguyên Cát được lưu truyền và nhận xét của Lê Quý Đôn là sự gợi
mở cho chúng ta nhìn nhận quá trình du nhập của thể loại diễn xướng này vào
Việt Nam cũng như sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa để có thể cho ra đời loại
tuồng sân khấu Việt Nam.
Luồng giao lưu, tiếp biến thứ hai là giao lưu với văn hóa Chăm. Như đã
nêu ở trên, có những người Chăm tự nguyện đến Việt Nam, có những người là
tù binh cư ngụ lại. Trong số dân cư này có các nghệ sĩ. Khâm định Việt sử thông
giám cương mục cho biết đời Tiền Lê, vua Lê Đại Hành đã bắt được hàng trăm
ca nhi ở kinh đô Chiêm Quốc – khi ông chinh phạt Chiêm Thành – mang về
nước, bắt họ múa hát vui chơi… Đời Lý, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm
Thành vào năm 1044, đã bắt được hơn 100 cung nữ Chiêm Thành, đưa về kinh
22
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
đô Thăng Long, làm cung riêng cho họ ở, ca nữ và vũ nữ Chiêm Thành hát múa
điệu Khúc tây Thiên rất khéo.
Luồng giao lưu, tiếp biến thứ ba là với văn hóa Ấn Độ. Giống như ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa
Thăng Long diễn ra ở cả hai dạng: dạng mô hình và dạng biểu hiện cụ thể. Ở
tầm vĩ mô, văn hóa Ấn Độ tác động đến văn hóa Thăng Long – Hà Nội ở chỗ
người Thăng Long đã tiếp nhận một hệ tư tưởng lớn của Ấn Độ: Phật giáo.
Trong đời sống văn hóa nghệ thuật hàng ngàn năm qua, Phật giáo là tôn giáo có
vị thế tương đối đặc biệt, từ ảnh hưởng đề tài, chủ đề đến nội dung và phương
thức thể hiện. Bởi lẽ, mỗi tôn giáo, để tồn tại và đi vào con người, bao giờ cũng
dẫn theo những hình thức nghệ thuật như âm nhạc, ca hát, múa. Những ngón
đuổi nhau, cuộn vào, mở ra như cánh hoa khéo nở cùng với sự uyển chuyển
mềm mại của đôi tay trong múa chèo phải chăng là biến dạng tài tình và độc đáo
của đôi cánh tay và bàn tay trong múa Ấn Độ? Với văn học Thăng Long, Phật
giáo cũng để lại nhiều dấu ấn. Trần Nhân Tông chẳng đã là người Thăng Long
đấy sao và là tổ của dòng thiền Trúc Lâm. Năm thế kỷ sau, Ngô Thì Nhậm cũng
đi vào Phật giáo và tự xưng là Trúc Lâm đệ tứ tổ, viết cả một quyển sách về
nguyên lý của dòng thiền này. Thăng Long còn là quê hương của nhiều thiền sư
đã có nhiều tác phẩm về Phật giáo, như sư Viên Chiếu (người Thanh Trì), sư
Chân Không (người Phù Đổng, Gia Lâm), sư Khánh Hỷ (người Giao Tất, Gia
Lâm), sư Đại Xả (người phường Đông Tác may thuộc quận Đống Đa) v.v…
Luồng giao lưu, tiếp biến thứ tư diễn ra trong giai đoạn khá đặc biệt. Sự
giao lưu, tiếp biến lần này diễn ra giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương
Tây, trong bối cảnh nhân dân Việt Nam, một mặt phải tiến hành đấu tranh với
chủ nghĩa thực dân, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, một mặt phải tiếp nhận nền
văn hóa phương Tây để hiện đại hóa đất nước trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Buổi ban đầu là sự giao lưu cưỡng bức nhưng dần dà, việc giao lưu, tiếp biến đã
trở nên chủ động. Quá trình tiếp biến giao lưu giữa văn hóa Việt và văn hóa
23
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
phương Tây, chủ yếu là văn hóa Pháp, đã khiến cho diện mạo văn hóa nghệ
thuật Hà Nội cũng như cả nước thay đổi rõ nét, ít nhất ở các phương diện sau:
Thứ nhất là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ, theo đó là báo chí, xuất bản
và nhà trường kiểu mới …Một tầng lớp trí thức mới xuất hiện, tồn tại bằng lao
động chất xám của mình, họ viết văn, vẽ tranh, chơi nhạc, biểu diễn nghệ thuật,
khác với thế hệ trước, họ là người nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tính chất văn hóa đô
thị càng đậm đặc.
Thứ hai là sự tiếp biến diễn ra theo trình tự dập khuôn, đến mô phỏng,
đến bản địa hóa rồi biến thành sản phẩm văn hóa của Thăng Long.
Thứ ba là hướng biến đổi các giá trị văn hóa theo yêu cầu dân tộc, khoa
học, đại chúng để tạo nên diện mạo nền văn hóa Hà Nội hiện đại.
Sự thay đổi của nền văn học nghệ thuật Hà Nội trong giai đoạn này khiến
văn hóa Hà Nội có diện mạo khác với văn hóa truyền thống.
Với mỹ thuật, cuộc tiếp biến văn hóa mang tính áp đặt và đứt đoạn hơn,
nền mỹ thuật Việt Nam, khi tiếp xúc với phương Tây (qua Pháp) đã trải qua một
quá trình vật lộn bởi ở Việt Nam trước đó chưa có cơ sở xã hội cho cách nhìn
theo kiểu phương Tây. Mỹ thuật ở Hà Nội là tâm điểm của quá trình tiếp biến
này. Vì vậy, có thể nói, trong cuộc tiếp biến, giao lưu văn hóa nghệ thuật
phương Tây, diện mạo hội họa Hà Nội đã thay đổi một cách căn bản. Trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1925 do V.Tardieu (và một họa
sĩ Việt Nam là Nam Sơn) sáng lập và đã lần lượt đào tạo các họa sĩ như Nguyễn
Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái v.v…
Còn như về văn hóa thì dù Hà Nội vốn có một bề dày đáng nể song cũng
lại ở trong cuộc giao lưu tiếp biến này, nhiều loại hình văn học mới đã khai sinh,
đó là Thơ Mới với Thế Lữ, Huy Thông, Vũ Hoàng Chương… là Tiểu thuyết mới
viết theo cấu trú phương Tây mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất
Linh, Khái Hưng, Thạch Lam v.v…, nhóm Tiểu thuyết thứ bảy với Vũ Trọng
Phụng, Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan…
24
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật Hà Nội phát triển trong quá trình tiếp
biến, giao lưu văn hóa với văn hóa nhiều nước. Trong quá trình đó, Hà Nội đã
Việt Nam hóa, Hà Nội hóa các yếu tố vay mượn từ văn hóa các nước khác nhau,
biến chúng trở thành những giá trị rất riêng của Hà Nội.
- Văn hoá Thăng Long- Hà Nội- Hướng tới nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Ngày trước có câu thơ cổ: Thăng Long phi chiến địa với nghĩa là “Thăng
Long không là nơi có chiến tranh”, lại có câu thơ khác: Long Đỗ không dư bạch
chiến thành với nghìa là “Đất Long Đỗ (tức cũng là Thăng Long) còn đó thành
bách chiến”.
Thoạt nghe thì mâu thuẫn: Không là chiến địa thì sao lại là nơi bách
chiến. Song thực ra đó chỉ là hai sắc thái của một hiện thực lịch sử Thăng Long
– Hà Nội phức hợp, đa dạng. Câu thơ trên là ước vọng. Câu thơ dưới là thực
tiễn. Qua nhiều năm tháng dải đất này quả đã hứng chịu không ít bão táp của
chiến tranh, gánh chịu nhiều mất mát to lớn về vật chất và tinh thần do chiến
tranh gây ra, chính vì vậy mà Thăng Long – Hà Nội đã anh dũng kiên cường
đứng lên chiến đấu chống mọi ách xâm lược áp bức để bảo vệ phẩm giá và
quyền sống. Mong muốn của người dân là tạo dựng một cuộc sống yên ổn, hòa
bình.
Vì vậy, một ngàn năm kiến lập kinh đô còn là một ngàn năm xây dựng
hòa bình, bảo vệ hòa bình. Văn hóa hòa bình từng tồn tại như một lẽ sống của
dân ta, có dân tộc nào yêu quý hòa bình hơn dân tộc Việt Nam? Cho nên người
Việt Nam, người Thăng Long – Hà Nội luôn mong muốn một cảnh thanh bình
để sống yên vui, để phát huy tài năng và lao động sáng tạo, xây đắp cho quê
hương. Xin nêu một biểu thị thú vị là khi đặt tên gọi các vùng đất ở kinh đô này,
thường nhân dân ta gửi gắm vào đó mong ước thanh bình, yên ổn, yên lành. Từ
Bắc xuống Nam ta thấy có các phường xóm Yên Hoa, Yên Ninh, Yên Định, Yên
Tĩnh, Yên Thành, Yên Viên, Yên Quang, Châu Yên, Yên Thái
Không gian khu phố cổ.
25