Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học bằng hình thức tổ chức cho học sinh thảo luận môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.29 KB, 11 trang )

Đổi mới phương pháp dạy học bằng hình thức tổ chức cho học sinh thảo luận:
mơn Tốn
A. Phần mở đầu:
1. Lời nói đầu:
Nâng cao chất lượng dạy – học, cụ thể nâng chất lượng học của học sinh là yêu
cầu, đòi hỏi của xã hội, là mục tiêu của giáo dục, là trách nhiệm của nhà trường mà
trực tiếp là giáo viên.
Với tư cách người đứng lớp, gánh trách nhiệm trực tiếp chất lượng học của học
sinh, cứ mỗi tiết giáo án chuẩn bị lên lớp là một lần người thầy giáo đứng trước câu
hỏi phải trả lời dạy cái gì? dạy thế nào? và hình dung kết quả sau giờ dạy.
Dạy cái gì? - Phân phối chưng trình đã có, nội dung có sẵn trong sách giáo khoa và
cả trong sách giáo viên. Trả lời dạy thế nào để có kết quả tốt cho học sinh sau giờ
lên lớp, đó chính là giáo án, là tư duy, là lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.
Vẫn 5 bước lên lớp ư? Đúng, đó là kinh nghiệm chuẩn mực tích lũy của bao thế hệ
thầy giáo. Ổn định tổ chức, khởi động cho 1 tiết học; kiểm tra bài cũ để đánh giá,
rút kinh nghiệm kết quả những tiết học trước; giảng bài mới; củng cố, hệ thống
những gì cần nhớ; dặn dò, động viên học sinh về nhà tự học, soạn bài. Trong đó,
giảng bài mới là nhiệm vụ trọng tâm.
Giảng bài mới bằng phương pháp thông tin, truyền thụ, thầy giảng, trò tiếp thu, ghi
nhớ, trả bài theo ý thầy đã thật sự quá lỗi thời trong thời đại thơng tin, kiến thức lồi
người tăng cấp theo số lũy thừa. Vì vậy “phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ” theo
tinh thần Nghị quyết X của Đảng.
Với suy nghĩ đó, tơi đã tập trung tìm tịi, nghiên cứu các tài liệu, hướng dẫn, các bài
viết liên quan trên các phương tiện thông tin để soạn giáo án, tìm phương pháp dạy
thế nào trong các tiết lên lớp đối với học sinh lớp 10TN 2 mơn Tốn mà tơi đảm
trách của năm học 2008 – 2009 đạt kết quả cao nhất có thể.

1



Tuy kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng với tâm tư được sẻ chia để cùng thầy cô giáo,
đồng nghiệp bổ sung. Mong sao đóng góp được phần nhỏ bé trong tiến trình nâng
chất lượng học cho học sinh THPT.
2. Một số khái niệm
2.1. Dạy học: (theo từ điển Tiếng Việt – nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội)
- Dạy: Là truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương
pháp
- Học: Là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại
- Dạy học: Dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức theo chương
trình nhất định
Theo “Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục Đại Học – Hà Nội 2007 – dịch từ
nguyên bản Tiếng Anh “Guide to teaching and learning in higher Education”:
-Dạy học: Có thể đựơc định nghĩa như là tập hợp các quá trình và các thủ tục được
giáo viên sử dụng để tạo ra việc học tập. Obanga (1998) xem đó như là một q
trình đem lại những thay đổi tích cực trong người học.
-Học tập: Việc học có thể định nghĩa như là một quá trình nội tại xảy ra bên trong
người học. Nó thường xuyên biến đổi trong hành vi của người học. Nghiên cứu của
các nhà tâm lý nhận thức (ví dụ, Brainard, 1997) chỉ ra rằng việc học xảy ra trong 3
giai đoạn: giai đoạn động cơ học tập (motivation), giai đoạn tiếp nhận và giai đoạn
thực hiện
Pha tiếp nhận: Các thông tin tiếp nhận, chúng đi vào bộ nhớ tạm, từ đó chúng có
thể gợi ra và được sử đụng trong một thời gian rất ngắn. Nhưng năng lực của bộ
nhớ tạm rất hạn chế. Thông tin đã tiếp nhận, đựoc nhắc lại tiếp theo, sẽ lưu trữ trong
bộ nhớ lâu dài.
2.2. Phương pháp dạy học:
Phương pháp (theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội)
là hệ thống cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.
Phương pháp dạy học chính là hệ thống cách sử dụng để tiến hành hoạt động dạy –
học


2


Theo Prégen (1990) định nghĩa phương pháp dạy học như là một cách tổ chức
riêng các hoạt động sư phạm được thực hiện phù hợp với một số qui tắc nào đó để
đưa người học đạt tới mục tiêu cụ thể.
Có thể có một số phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình (đọc giảng –
lecture), sermina, thảo luận nhóm, bài tập tình huống (case study), mơ phỏng, hội
thảo, giải quyết vấn đề…
2.3. Thảo luận: là trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lĩ lẽ (theo Từ điển
Tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa Xã hội – Hà Nội)
Thảo luận phát triển trong học sinh khả năng nghe, hiểu, tổng hợp, phân tích có phê
phán và khả năng diễn đạt, thông tin được nhắc lại
3. Cơ sở pháp lý:
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của
người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”
Luật giáo dục số 38/2005/QH11 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2001 – 2010 chỉ rõ: Đổi mới và
hiện đại hóa phương pháp giảng dạy, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động
sang hướng dẫn người học chủ động nắm tri thức, dạy phương pháp tự học, dạy tư
duy…
B. Phần nội dung:
I. Thực trạng phương pháp dạy – học trong trường THPT Lê Thánh
Tông

1. Giáo viên – phưng pháp dạy:
3


Trường THPT Lê Thánh Tông (trường THPT Ayun Pa cũ) được thành lập năm
1975. Trên 30 năm, 3 thế hệ giáo viên đặc trưng cho 3 lối dạy
a. Lối thứ nhất của thế hệ “lớn tuổi”, trên 15 năm giảng dạy. Đây là những thầy cô
dày dặn kinh nghiệm, kiến thức vững vàng, nắm rất vững phương pháp đặc trưng bộ
môn. Kinh nghiệm giảng dạy theo lối truyền thụ, thuyết giảng là chủ yếu. Cũng có
những câu hỏi vấn đáp hay, trọng tâm nhưng phần trả lời thường là của học sinh
khá giỏi và của chính thầy cơ dạy. Vẫn thiên về thầy gạn lọc, rút gọn kiến thức từ
sách giáo khoa, đọc, học sinh chép, ghi nhớ, học thuộc lòng, trả bài cho thầy theo
những nội dung thầy đã cho ghi.
b. Lối thứ hai của thể hệ tuổi nghề dưới 5 năm. Đây là lớp giáo viên mà chất
lượng đầu vào của các trường Đại học khá tốt. Đa số xuất thân từ những học sinh
phổ thông khá, giỏi, chọi và lọt được vào các trường Đại học (trừ số cử tuyển). Chất
lượng sinh viên các trường Đại học những năm gần đây tốt lên nhiều (ý kiến của
thầy cơ dạy học Đại học và Cao đẳng). Trình độ kiến thức bộ mơn, trình độ ngoại
ngữ, tin học cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo viên THPT. Tuy nhiên, phương
pháp giảng dạy họ thật sự lúng túng, có người hoang mang. Một đằng là lý luận, là
tài liệu hướng dẫn, là kêu gọi đổi mới theo phương pháp tích cực hóa đối tượng;
thầy thiết kế, trị thi cơng; lấy học sinh làm trung tâm; phát huy tính chủ động, sáng
tạo của người học; chống dạy truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò chép… Một đằng
là thực tế mẫu hình dạy của các thầy cơ, chủ yếu thuyết trình ở các trường Đại học,
mẫu hình của giáo viên lớp “cây đa cây đề”, hướng dẫn thử việc, hầu hết có lối dạy
thứ nhất nêu trên ở trường phổ thông. Thực ra, họ cũng rất cố gắng, soạn giáo án chi
tiết, soạn được nhiều câu hỏi với ý tưởng vấn đáp, đối thoại. Nhưng do thiếu kinh
nghiệm, họ “ném” ra, dàn trải quá nhiều câu hỏi rồi vứt bừa bãi, không gom, không
kết lại được. Học sinh lan man, ngơ ngác như lạc giữa biển khơi. Xong một tíêt học,
hầu như khơng đọng lại được gì trong đầu học sinh.

c. Lối thứ ba của thế hệ “trung gian”, phương pháp dạy mang dáng dấp pha trộn
giữa 2 lối dạy nêu trên.
Tóm lại, phương pháp dạy của giáo viên vẫn nặng truyền thống, truyền thụ một
chiều, kết quả mong đợi đơn giản, chỉ mới yêu cầu học sinh ghi chép đầy đủ nội
4


dung giáo viên ghi bảng, về nhà học thuộc lòng, tái hiện được các kiến thức đó, trả
bài đúng.
2. Học sinh – phương pháp học:
2.1. Học ở lớp:
Hoạt động chủ yếu của học sinh trên lớp là ngồi nghe giáo viên giảng bài, ghi chép
những kiến thức thầy cô ghi trên bảng hoặc đọc cho học trò chép. Học sinh từ khá
trở lên có hoạt động trả lời những câu hỏi do thầy cô nêu ra. Học sinh từ trung bình
trở xuống chỉ đứng dậy trả lời khi được giáo viên gọi đến. Hầu như trả lời của học
sinh chỉ là đọc sách giáo khoa. Học sinh yếu, hiếm khi được thầy cơ gọi trả lời, sửa
bài tập, vì sợ mất thời gian, cháy giáo án. Kết quả sau gìờ học chỉ cịn lại một ít kiến
thức rời rạc ở một số học sinh gọi là học được.
2.2. Học ở nhà:
Ngoài giờ đến trường, đến lớp, việc học ở nhà có thể phân làm 2 đối tượng
- Những học sinh có tinh thần học tập, khơng q khó khăn về kinh tế, nhà ở thị xã
và những học sinh nhà ở ngồi thị xã nhưng có điều kiện kinh tế, hầu hết thời gian ở
nhà dành cho đi học thêm tại nhà các thầy cơ giáo. Có học sinh kín lịch học thêm,
sau 21h00’ hàng ngày mới về nhà, thư giãn, nghĩ, hết thời gian chuẩn bị bài cho
ngày mai đến lớp.
- Số học sinh không đi học thêm, hầu hết có khó khăn kinh tế, thời gian phần lớn để
giúp đỡ gia đình, Có em lao động nặng nhọc. Đêm về mệt mỏi, nghĩ, sự chuẩn bị
bài cho ngày mai đến lớp không đáng kể. Học sinh thị xã và có điều kiện mà khơng
đi học thêm, thường tụ tập lêu lổng giết thì giờ trong các quán cà phê, internet (có
cả quán nhậu).

Dù ở đối tượng nào, phương pháp tự học để phát huy nội lực, để phát triển, rèn
luyện tính chủ động, sáng tạo của học sinh chỉ là trong lý thuyết. Tỉ lệ tự học ở nhà
của học sinh thật là hiếm.
II. Phương pháp dạy – học bằng hình thức tổ chức thảo luận ở lớp
10TN2 năm học 2008 – 2009
Dạy – học bằng phương pháp thảo luận là dạy học hướng tập trung vào học sinh,
phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, chính là dạy người học cách học.
5


Dạy học bằng phương pháp thảo luận giúp học sinh tự mình cá biệt hóa sự giáo dục
để phát triển tiềm năng nội tại của cá nhân, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng thích
ứng, kiến tạo con người cá nhân hài hòa với con người cộng đồng.
Khi thảo luận học sinh phải cùng lúc vận dụng kiến thức cũ, tiếp nhận kiến thức
mới, tổ hợp kiến thức, suy luận, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, diễn giải, học sinh
sẽ cùng lúc phát triển, rèn luyện được nhiều kỹ năng, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thích ứng…
Ỏ khn khổ một lớp học trong một tiết học tôi tổ chức cho học sinh thảo luận dưới
2 hình thức: thảo luận chung tồn lớp và thảo luận theo nhóm.
1. Thảo luận chung tồn lớp:
1.1. Khi nào thì thảo luận chung tồn lớp:
Thảo luận chung toàn lớp được tổ chức khi kiểm tra bài cũ, ở bước củng cố và
những tình huống phát sinh, chẳng hạn ý kiến thắc mắc của học sinh
1.2. Trình tự thảo luận:
Giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi → suy nghĩ riêng của từng học sinh → từ 2 đến 3
học sinh trả lời (có thể học sinh tự nguyện hoặc do giáo viên chỉ định tùy hoàn cảnh
cụ thể. Thông thường tôi cho học sinh tự nguyện khi củng cố bài, chỉ định khi kiểm
tra bài cũ hoặc chỉ định học sinh yếu, kém ít hoạt động) (Giáo viên không can thiệp,
bổ sung, đánh giá, nhận xét) → Học sinh toàn lớp thảo luận bổ sung, nhận xét, đánh
giá → giáo viên kết luận (chú ý lời khen).

2. Thảo luận theo nhóm:
2.1. Khi nào thảo luận theo nhóm:
Thảo luận theo nhóm được tổ chức khi dạy kiến thức mới, vận dụng kiến thức để
làm bài tập tại lớp và các bài tập về nhà.
2.2. Các hình thức phân nhóm: Phân nhóm thế nào để khơng xơ cứng, để học
sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc nhau, để kích thích hứng thú và tạo điều kiện thuận
tiện trong giao lưu, học hỏi. Tơi thường sử dụng hình thức phân nhóm sau:
-Phân nhóm theo vần a,b,c… của tên học sinh (8 học sinh thành 1 nhóm), ngồi ở 2
hàng bàn của cùng một dãy, trên quay xuống dưới quay lên

6


- Phân nhóm theo mùa sinh: học sinh sinh trong cùng mùa xn, hạ, thu, đơng được
xếp cùng nhóm. Mỗi nhóm 8 học sinh và phân chỗ ngồi như trên
- Phân nhóm theo định hướng nghề nghiệp: Giáo viên đưa ra 5 hướng nghề (chẳng
hạn Sư phạm, Y khoa, Tài chính - Ngân hàng, Cơng nghệ thơng tin, Nơng lâm) học
sinh dự định tương lai trùng nhau thành 1 nhóm ngồi ở 2 dãy bàn sát nhau như trên.
- Phân theo sở thích, u động vật: (Chẳng hạn: Sóc, Hổ, Mèo, Rắn, Thỏ, Ngựa…)
5 lồi tưng ứng 5 nhóm, mỗi nhóm cùng ngồi ở 2 dãy bàn kề nhau…
Cách phân nhóm trên áp dụng tại lớp, mỗi tháng phân lại nhóm một lần.
- Phân nhóm theo địa bàn cư trú: gồm những học sinh cư trú gần nhau. Thường áp
dụng khi ra bài tập về nhà.
2.3. Trình tự thảo luận:
Để học sinh tìm ra, nắm bắt chuẩn của một đơn vị kiến thức hoăc giải một số bài
tập, giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi, ra bài tập → giáo viên giao nhiệm vụ cho
từng nhóm → học sinh làm việc cá nhân trên giấy nháp → trong nhóm đối chiếu kết
quả của từng thành viên, thảo luận, thống nhất kết quả → từng thành viên sửa trên
giấy nháp của mình (đây là kết quả của nhóm) → giáo viên gọi mỗi nhóm một
thành viên bất kỳ lên bảng trình bày → thảo luận tồn lớp về kết quả trình bày của

từng nhóm → giáo viên kết luận
III/ Minh họa một tiết dạy:

0
0
Bài: GIÁ TRỊ LỰƠNG GIÁC CỦA MỘT GÓC BẤT KỲ (từ 0 đến 180 )

7


I/ Kiểm tra bài cũ: Trên nửa đường tròn tâm O trong hệ trục tọa độ Oxy, lấy
1 điểm M (xo; yo) sao cho MƠX là một góc nhọn. Dựng MH vng góc với OX,
MK vng góc với OY.
1/ Xác định hồnh độ, tung độ của điểm M
2/

Đặt

góc

MƠX

=

α.Viết

các

tỉ


số

lượng

giác

của

góc

α

Cách tiến hành: Giáo viên ra đề → gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm một
câu (cả lớp làm ở giấy nháp) → cả lớp thảo luận, nhận xét, đánh giá bài làm trên
bảng → giáo viên kết luận.
II/ Bài mới:
1/ Định nghĩa:
Cách tiến hành: Từ kết quả kiểm tra bài cũ, giáo viên giới thiệu các giá trị lượng
giác của góc α → 3 học sinh nêu định nghĩa → cả lớp thảo luận 3 định nghĩa vừa
nêu → giáo viên kết luận
2/Giá trị lượng giác của hai góc bù nhau:

Học sinh thảo luận nhóm
Cách tiến hành: Từ định nghìa, giáo viên cho học sinh xét các giá trị lượng giác của
2 góc bù nhau, thảo luận theo nhóm ( nhóm 1: sinα và sin(180o- α); nhóm 2,3: cosα
và cos(180o-α); nhóm 4: tanα và tan(180o-α); nhóm 5: cotα và cot(180o-α) → gọi 5
đại diện nhóm lên bảng trình bày (giáo viên kết hợp kiểm tra giấy nháp đã thảo luận
của 5 học sinh khác dưới lớp) → cả lớp thảo luận, nhận xét nội dung trình bày của
từng nhóm → giáo viên kết luận.
8



3/Giá trị lương giác của các góc đặc biệt: (học sinh xem bảng ở sách giáo khoa)
III/ Củng cố: Mỗi học sinh làm việc cá nhân → đối chiếu, trao đổi trong
nhóm:
Biểu diễn trên hình vẽ và tìm các giá trị lượng giác của các góc:
Nhóm 1: Góc 0o và góc 180o
Nhóm 2: Góc 30o và góc 150o
Nhóm 3: Góc 45o và góc 135o
Nhóm 4: Góc 60o và goc 120o
Nhóm 5: Góc 90o

Giáo viên dự giờ
IV/ Đánh giá, nhận xét:
Bản thân chỉ dạy một lớp, khơng có lớp đối chứng nên kết quả mong đợi khơng có
điều kiện so sánh để đánh giá chính xác được. Tuy vậy, một số biểu hiện và cảm
nhận trực giác có thể đánh giá như sau:
Trước tiên, có thể khẳng định sự thành cơng bước đầu. Khơng khí giờ học sơi nổi,
sự thi đua giữa các nhóm tạo động lực cho sự hợp tác trong nhóm. Học sinh đã
mạnh dạn hơn rất nhiều trong thảo luận, phát biểu. Các em đã có thói quen nhận
xét, đánh giá nội dung trình bày của người khác. Học sinh được làm việc tích cực,
biết hợp tác, biết tự sửa, điều chỉnh kiến thức chưa đúng. Việc tiếp nhận kiến thức
mới của học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Đặc biệt hứng thú thích học bộ
mơn Tốn trong học sinh tăng lên. Nếu như đầu năm học, chỉ có 1/3 học sinh thích
học bộ mơn Tốn thì tỉ số nầy tăng lên 2/3 vào đầu học kì 2. Những tuần Đoàn
9


trường tổ chức các lớp thi đua đăng kí tiết học tốt, các tiết học sinh lớp 10TN 2 đăng
kí sẽ là Tốn.

Một số tồn tại cần khắc phục: Đó là học sinh khá, giỏi thường lấn át khi thảo luận
nhóm, học sinh yếu kém cịn thụ động, thậm chí không quan tâm nếu giáo viên
thiếu kiểm tra, động viên. Muốn thảo luận có hiệu quả, bảo đảm thời gian, học sinh
phải soạn bài trước ở nhà. Điều này quá khó vì học sinh phải học q nhiều mơn
(hiện 16 mơn và các hoạt động ngồi giờ), ngồi giờ học ở trường, học sinh khơng
có thời gian học, ơn bài cũ chứ chưa nói đến soạn bài như phần thực trạng ở trên đã
đề cập.
C. Kết luận- Mong đợi
Tính pháp lý của đổi mới phưng pháp dạy – học thể hiện đầy đủ ở Nghị
quyết X Trung ưng, ở Luật giáo dục 2005, ở chiến lược phát triển Giáo dục 2001 –
2010. Tình lý luận về ưu điểm nỗi trội của hình thức dạy – học tổ chức cho học
sinh thảo luận để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, suy luận, phân tích,
tổng hợp, trừu tượng, khái quát; bồi dưỡng khả năng, phương pháp tự học cho các
em là mục tiêu của dạy, học. Tuy nhiên trong thực tế hầu hết giáo viên vẫn phương
pháp truyền thống truyền thụ một chiều là chủ yếu.
“Bắt chước”, một thuộc tính bản năng của động vật cấp cao. Bé lên ba “bắt chước”
nói, hát múa theo hướng dẫn của người lớn. Lớn lên, trẻ em “bắt chước”, học theo
cộng đồng xung quanh, thầy cô, cha mẹ, anh chị, bạn bè, hàng xóm. Trưởng thành,
con người “bắt chước”, vận dụng những thành công của người khác và phát triển,
sáng tạo. Mẫu hình dạy – học bằng phưng pháp tổ chức cho học sinh thảo luận để
giáo viên bắt chước còn khá hiếm trong các trường Đại học, các trường đào tạo
nghề thầy. Ở các trường phổ thông, giáo viên “rường cột”, “thâm niên”,thường đảm
trách hướng dẫn tập sự cho giáo viên trẻ thì việc thay đổi một động hình “thầy
thuyết trình, trò im lặng, trật tự tiếp thu”đã thành nếp thật khó khăn.
Mong đợi:

10


- Các trường Đại học, các trường đào tạo sư phạm nhanh chóng “phổ cập” đổi mới

phương pháp dạy – học để thế hệ thầy giáo đang được đào tạo được nghe, được thấy
mà học tập, rèn luyện, chuẩn bị, thực hành; để bồi dưỡng, đào tạo lại thiết thực cho
giáo viên đương nhiệm.
- Thầy cô giáo phổ thông “rường cột”,”thâm niên” cần đổi mới mạnh mẽ tư duy,
gột bỏ, “goodbye” với phương pháp truyền thống đã một thời phát huy tốt, nay
khơng cịn phù hợp để làm gương cho thầy cô giáo trẻ.
- Thầy cô giáo trẻ hãy đừng dựa dẫm, đừng rụt rè, e ngại, mạnh dạn tạo bứt phá,
xung phong đi đầu để áp dụng phương pháp dạy – học tích cực, phương pháp tổ
chức cho học sinh thảo luận.
Chân thành mong được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp.

11



×