Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.34 KB, 19 trang )


MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu. 1
B. Nội dung. 1
I. Khái quát về công ty cổ phần và một số vấn đề về huy
động vốn trong công ty cổ phần.
1
1. Khái quát về công ty cổ phần. 1
1.1. Định nghĩa và đặc điểm về công ty cổ phần. 1
1.2 Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần. 5
2. Khái quát vốn và cấu trúc vốn của công ty cổ phần. 6
II. Huy động vốn trong công ty cổ phần. 6
1. Khái niệm huy động vốn của công ty cổ phần. 6
2. Phương thức huy động vốn của công ty cổ phần. 6
III. Một số hình thức huy động vốn của công ty cổ phần. 7
1.Phát hành cổ phiếu (vốn chủ sở hữu hay vốn tự có). 7
2. Huy động vốn thông qua các hình thức tín dụng. 11
IV. Một số nhận xét về các quy định của pháp luật về huy
động trong công ty cổ phần.
14
1.Về vốn chủ sở hữu. 14
2. Về vốn tín dụng.
15
V. Thực trạng và biện pháp huy động vốn của công ty cổ
phần hiện nay tại Việt Nam.
16
1
1. Thực trạng huy động vốn trong CTCP hiện nay 16
2. Biện pháp hoàn thiện huy động vốn trong CTCP hiện nay 17
C. Kết luận. 17


MỞ BÀI.
Từ khi ra đời, các doanh nghiệp đã tồn tại , từng bước phát triển và hoàn thiện
dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đang
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, quy luật phát triển tất yếu của thế giới
vừa tạo ra thuận lợi cũng như thách thức đối với nền kinh tế của nước ta. Các công ty,
doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công ty cổ phần là 1 loại hình doanh
nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó góp phần phát triển nền kinh
tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ
phần đã có lịch sử phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì do hoàn cảnh kinh tế-
xã hội nên công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần mới thực sự được người ta
quan tâm nhiều. Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình công ty cổ phần để
thực hiện hoạt động kinh doanh vì loại hình doanh nghiệp này có nhiều ưu điểm, đặc
biệt là khả năng huy động vốn lớn hơn so với các loại hình công ty Trách nhiệm hữu
hạn hay doanh nghiệp tư nhân. Để hiểu thêm về vấn đề này thì em xin trình bày về vấn
đề: “ Tìm hiểu pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần”
NỘI DUNG
I. Khái quát về công ty cổ phần và một số vấn đề về huy động vốn trong công ty cổ
phần.
1. Khái quát về công ty cổ phần.
1.1. Định nghĩa và đặc điểm về công ty cổ phần.
Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nó gắn
liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện năm 1602,
2
đó là công ty Đông Ấn Độ của Anh. Bước sang thế kỷ XIX thì công ty cổ phần phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần chính là1 phát
minh lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Ở Việt Nam, trong những năm 1950 đã xuất hiện 1 số xí nghiệp lớn là công ty cổ
phần. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( năm 1986) thực hiện chủ trương đổi mới
nền kinh tế hàng hóa bao gồm nền kinh tế nhiều thành phần, ở nước ta đã xuất hiện
nhiều xí nghiệp công ty cổ phần với quy mô bé, trình độ thấp, nguồn vốn công ty chủ

yếu do các xí nghiệp tự bỏ ra và đang ở giai đoạn sơ khai như xí nghiệp vận tải biển Hải
Phòng, xí nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Công thương thành phố Hồ
Chí Minh…do luật công ty 1990 điều chỉnh, sau đó là luật doanh nghiệp 1990, đã tạo
hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho sự ra đời, hình thành và phát triển của loại hình
công ty cổ phần ở nước ta. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới nên các công ty cổ phần ở nước ta ra đời ngày càng nhiều, góp phần phát triển nền
kinh tế của đất nước và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta.
* Định nghĩa: Với tính chất là 1 hiện tượng kinh tế, xã hội, công ty cổ phần nói
riêng cũng như các loại công ty nói chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học trong đó có khoa học pháp lý. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về
công ty cổ phần.
Trong cuốn từ điển bách khoa Việt Nam có đưa ra định nghĩa về công ty cổ phần
như sau: “ Công ty cổ phần là những công ty được hình thành trên cơ sở liên hiệp tư bản
tư nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu và lợi nhuận công ty được phân phối giữa
các cổ đông theo số lượng cổ phần”[3, tr 593]. Theo định nghĩa tại giáo trình luật
thương mại của Đại học Luật Hà Nội có định nghĩa như sau: “ Là loại hình đặc trưng
của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu” . Trong luật doanh nghiệp năm
2005 có đề cập đến định nghĩa công ty cổ phần tại khoản 1, điều 77 như sau:
“ 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
3
hợp quy định tại khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 của Luật này ”. *
Công ty cổ phần có những đặc điểm như sau: -

Về thành viên công ty: Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì phải có ít
nhất 3 thành viên tham gia công ty cổ phần, không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
Đối tượng có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu.
Một cổ phiếu có thể phản ảnh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào
công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần , mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
Luật không hạn chế mỗi thành viên mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng
các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà mỗi thành
viên có thể mau nhằm chống lại việc một thành viên nào đó nắm quyền quản lý công ty.
- Về tự do chuyển nhượng phần vốn góp: Phần vốn góp ( cổ phần) của các thành viên
được hình thành dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ti phát hành là một loại
hàng hóa. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng
cổ phần đó cho người khác ( khoản 3, điều 81, luật doanh nghiệp năm 2005). Về tính tự
do chuyển nhượng phần vốn: Phần vốn góp( cổ phần) của các thành viên được thể hiện
dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa. Người
có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật( trừ trường hợp: “
cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho
người khác - khoản 3, điều 81) ” . Về chế độ chịu trách
nhiệm: Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của
công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi vốn đã cam kết. Trong quá trình hoạt động,
công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán( như cổ phiếu, trái phiếu) ra công
chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện
khá năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần. Công ty cổ phần là doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có
cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt: Với đặc trưng là loại công ty đối vốn, quyền lực
trong công ty sẽ thuộc về ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Vốn trong công ty

chính là 1 dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Vốn của công ty là yếu tố năng
động nhất: sự phát triển của công ty cổ phần tỉ lệ thuận với sự chí chủ quan của con
4
người. Điều đó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức
và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự linh hoạt của vốn, tạo cho bản thân công ty cổ
phần khả năng chuyển dịch các phần vốn 1 cách dễ dàng song tư cách pháp nhân không
vì sự chuyển dịch đó mà bị thay đổi.. Công ty cổ phần có cơ chế
quản lý tập trung cao: Với tư cách là 1 pháp nhân độc lập, trong công ty cổ phần có sự
tách biệt giữa quyền sở hữu và có chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra hội
đồng quản trị và hội đồng quản trị sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty. Như vậy
trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa vào hội đồng quản lý mà không
dàn trải việc quản lý cho các cổ đông như công ty hợp danh.
CTCP phải có Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên
mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
1.2 - Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần.
a. Ưu điểm của công ty cổ phần.
So với các loại hình doanh nghi chuyển nhượng cổ phệp khác thì công ty cổ phần
có rất nhiều ưu điểm. Cụ thể như sau:
* Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn
góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
* Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực,
ngành nghề;
* Cơ chế điều phối vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều
người cùng góp vốn vào công ty;
* Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành
cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; Việc chuyển
nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng
được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền

mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
b. Nhược điểm của công ty cổ phần.
Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình Công ty cổ phần cũng có những hạn
chế nhất định như.
* Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ
đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự
phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
5
* Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình
công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ
tài chính, kế toán.
* Vì loại hình công ty cổ phần là loại doanh nghiệp đại chúng, số lượng các cổ
đông không hạn chế do đó vị trí Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) Công ty cổ phần rất
quan trọng các quyết định của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty cổ phần ảnh
hưởng lớn đến nhiều cổ đông khác và để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kinh
tế của loại hình này nên tại khoản 2 điều 116 Luật doanh nghiệp quy định hạn chế
quyền của Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần : “….Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp
khác... ”
2. Khái quát vốn và cấu trúc vốn của công ty cổ phần.
Vốn của doanh nghiệp nói chung là giá trị được tính bằng tiền của những tài
sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được doanh nghiệp
sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vốn được xem là nhân tố cơ bản không thể thiếu
của tất cả các doanh nghiệp bởi các chủ thể muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì
phải có vốn. Công ty cổ phần cũng thế. Là loại hình công ty đối vốn điển hình nên vấn
đề vốn của công ty cổ phần là vấn đề hết sức quan trọng. Vốn của công ty cổ phần có
thể tiếp cận dưới nhiều góc độ, dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc
hình thành vốn của công ty cổ phần có thể chia thành : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có) và
vốn tín dụng( vốn vay).
+ Vốn của chủ sơ hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành

từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần tự bổ sung từ lợi nhuận của
công ty.
+ Vốn tín dụng: Là nguồn vốn được hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức
khác nhau: Vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc vay bằng cách phát
hành trái phiếu . Điều quan trọng là công ty cổ phần phải có 1 tỉ lệ vốn vay trên vốn cỏ
phần hợp lý đẻ phản ánh sưc mạnh tài chính của công ty, vừa tạo niềm ti cho các đối tác
của mình.
II. Huy động vốn trong công ty cổ phần.
1. Khái niệm huy động vốn của công ty cổ phần.
Huy động vốn của công ty cổ phần là hoạt động tạo vốn bằng cách phát
hành các loại giấy tờ có giá trị gọi là tài sản tài chính hay các chứng khoán để tài trợ
cho nhu cầu vốn đầu tư của công ty. Các tài sản tài chính không chỉ bao gồm các khoản
6
vay nợ ngân hàng mà còn bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ khác
2. Phương thức huy động vốn của công ty cổ phần.
Các chủ thể kinh doanh muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì yếu tố
đầu tiên rất quan trọng đó là phải có nguồn vốn lớn. Công ty cổ phần có hai cách để huy
động vốn: tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Theo luật daonh nghiệp năm 2005 thì
doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh: “ không được phát hành bất kì loại chứng
khoán nào” ( khoản 3, điều 130 và khoản 2, điều 141), công ty trách nhiệm hữu hạn có
thuận lợi hơn nhưng lại “ không được được phát hành cổ phần” ( khoản 3, điều 38).
Công ty cổ phần khẳng định sự lý tưởng trong mô hinh kinh doanh của mình bằng
quyền phát hành chứng khoán được quy định trong khoản 3 điều 77 Luật doanh nghiệp
2005: “Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn”.
Trong các loại chứng khoán ấy, cổ phiếu là công cụ riêng của công ty cổ phần, nó đem
lại ưu thế rất lớn cho công ty cổ phần nhờ khả năng thu hút vốn dễ dàng: có thể huy
động được một nguồn vốn lớn do mở rộng đối tượng huy động; có thể giảm chi phí huy
động vốn do tiếp cận trực tiếp với người đầu tư…Như vậy, với quy định trên của pháp
luật doanh nghiệp thì cấu trúc vốn của công ty cổ phần sẽ rất linh hoạt, đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của người đầu tư.

Phần vốn của cổ đông có thể tự do chuyển nhượng thông qua việc chuyển quyền sở
hữu cổ phần (trừ trường hợp do pháp luật quy định) mà biểu hiện hình thức là chuyển
nhượng cổ phiếu. Tính chuyển nhượng cổ phiếu mạng lại cho nền kinh tế sự vận động
nhanh chóng của vốn đầu tư mà không phá vỡ tính ổn định của tài sản công ty. Việc
chuyển vốn dưới hình thức này rất dễ dàng và thuận lợi thông qua thị trường chứng
khoán.
Mặt khác, cổ phần có mệnh giá nhỏ kết hợp với tính thanh khoản và chuyền
nhượng đã khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đầu tư.
Những đặc điểm cơ bản đó đã góp phần đưa công ty cổ phần trở thành một hình
thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động một số lượng vốn lớn ngầm chảy trong
các tấng lớp dân cư, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ có thể cọi là
lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
III.Một số hình thức huy động vốn của công ty cổ phần.
1.Phát hành cổ phiếu (vốn chủ sở hữu hay vốn tự có).
7

×