Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

THUẾ GTGT VÀ VAI TRÒ CỦA TGTGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.09 KB, 15 trang )

MỞ BÀI: Kể từ khi ban hành cho đến nay, Luật thuế GTGT luôn thu hút sự quan
tâm đặc biệt của mọi giới, nhất là các nhà kinh doanh. Tác động tích cực do thuế GTGT
mang lại rất rõ: thu ngân sách Nhà nước không giảm mà còn tăng nhiều so với thuế
doanh thu; sản xuất nội địa được gia tăng áp lực bảo hộ. Tuy nhiên đi vào thực tiễn thực
hiện hiện thuế GTGT thì vấn đề gian lận và chiếm đoạt thuế GTGT vẫn diễn ra phổ
biến, làm thất thoát trầm trọng NSNN. Sau đây chúng tôi xin làm rõ vấn đề thực thi
pháp luật thuế GTGT trên thực tế và đề xuất một số biện pháp khắc phục cụ thể.
I. KHÁI NIỆM THUẾ GTGT VÀ VAI TRÒ CỦA TGTGT
Điều 2 Luật TGTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Được gọi là thuế GTGT vì thực chất là chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tổng số thuế
thu được ở mỗi khâu chính bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối
cùng, còn cơ sở sản xuất kinh doanh,nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế
vào NSNN thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người
tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Ở Việt Nam, Thuế GTGT được ban hành thành Luật và được Quốc Hội khóa IX
thông qua tại kì hợp thứ 11 và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/1999, thay thế cho Luật
thuế doanh thu. Trong quá trình thực thi, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung
nhiều lần, và hiện này là LTGTGT 2008 đang có hiệu lực đã tháo gỡ kịp thời những
vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiến nước ta trong thời kì hội nhập, khắc phục
được những nhược điểm của thuế doanh thu trong cơ chế thị trường (không thu thuế
trùng lặp vào các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh), nên có tác dụng:
Đảm bảo nguồn thu lớn, ổn định, kịp thời về cho NSNN góp phần tăng cường tài
chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, xóa
đói, giảm nghèo và củng cố an ninh quốc phòng.
Khuyến khích SXKD phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu (do
cơ chế đặc thù về khấu trừ, hoàn thuế GTGT: Thuế đầu vào đã trả khi mua các sản
phẩm đầu tư dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu chịu thuế được khấu trừ toàn bộ,
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không phải nộp thuế khi xuất khẩu mà còn được hoàn lại
toàn bộ số thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ để sản xuất hàng xuất khẩu.


×