Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.04 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức
kinh tế đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra
đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa
loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát
triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hoá thường chịu tác động của các quy luật kinh tế chung (như quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
quy luật tăng năng suất lao động,…), trong đó quy luật giá trị giữ vai trò cơ sở,
chi phối nền sản xuất hàng hoá. Những tác động của quy luật giá trị trong nền
sản xuất hàng hoá không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có vai trò to lớn
trong thực tiễn. Trước thực trạng sự phát triển của nền kinh tế, nhóm B2 đã lựa
chọn đề tài : “Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy
luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn sẽ có cách
nhìn nhận sâu sắc, toàn diện hơn về các tác động của quy luật giá trị.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu
có sản xuất và trao đổi thì ở đó có sự tồn tại và tác động của quy luật giá trị. Để
tìm hiểu và nhìn nhận tác động của quy luật giá trị trong sự phát triển của nền
kinh tế ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc, cần lấy kiến thức lí
luận về tác động của quy luật giá trị làm tiền đề, cơ sở để áp dụng phân tích tác
động của quy luật đó trong thực tiễn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hóa, chi phối
toàn bộ hoạt động của những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Theo yêu cầu
của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết. Điều đó có nghĩa những người sản xuất hàng hóa
phải luôn tìm cách làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức
hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong trao đổi hoặc lưu thông thì phải theo


nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một
lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa được thực hiện với
giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Sự
vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là
cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
2. Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sán xuất và trao đổi hàng
hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
dụng của quy luật giá trị. Trong nên sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác
động chủ yếu sau:
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua
sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa lên cao hơn
giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do
đó tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên.
Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm
xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, tình hình ấy buộc người sản
xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả
hàng hóa cao hơn.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể
tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
- Trong lĩnh vực lưu thông, sự tác động của quy luật giá trị thể hiện ở
chỗ: sự biến động của giá cả thị trường có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá
cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp
phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện sản xuất khác nhau, do

đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường, hàng hóa
được lưu thông trên cơ sở mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, người
sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động cần thiết thì sẽ có lãi, càng thấp hơn càng lãi nhiều. Điều đó kích thích tổ
chức quản lí, thực hành tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, cố gắng hạ
thấp giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống ít nhất là bằng, càng thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hóa càng tốt.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn,
dẫn đến kết quả là năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí giảm
xuống, lực lượng sản xuất của xã hội ngày càng phát triển.
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành
người giàu, người nghèo
Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa không có điều
kiện sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều
lãi, giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất
kinh doanh, thuê lao động và ngày càng giàu có, trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất
thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết thì khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí
có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê.
* Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực (điều tiết sản xuất và
lưu thông hàng hóa, phát triển lực lượng sản xuất xã hội,…), vừa có tác động
tiêu cực (tạo sự phân hóa giàu nghèo). Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển, nhà nước ta cần có những biện pháp để phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. BA TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TẾ LÀM RÕ TÁC ĐỘNG CỦA
QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Sự tác động của quy luật trong điều tiết sản xuất và lưu thông cà
phê ở Việt Nam

Ví dụ về thị trường cà phê Việt Nam những năm gần đây là minh chứng
cho tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất tức là điều hóa phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động
của giá cả cà phê trên thị trường.
Trong thời gian thị trường cà phê đang lên cơn sốt. Giá thu mua cà phê
trong nước lên đến 40.000 đ, thậm chí vào thời điểm đầu tháng 3/2008 đã là
42.000 đ/ kg. Những nông dân trồng cà phê coi đây là “thời cơ” nên đã đầu tư
máy móc, tư liệu sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cà phê. Do đó,
quy mô trồng và sản xuất được mở rộng, số lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh
chóng, khiến cho năng suất cà phê ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới
(khoảng 1 triệu tấn/năm), chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở khu vực Bắc
bán cầu. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 520.000 ha cà phê. Năm 2006, mặc dù
chịu ảnh hưởng của suy thoái thế giới nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu khoảng
954.000 tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỉ USD. Tính trung bình cả năm 2008, giá cà
phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2044 USD/ tấn, tăng 31% so với năm 2007,
trong đó có lúc lên đỉnh điểm là 2240 USD/ tấn.
Tuy nhiên, việc thị trường cà phê phát triển đã khiến cho nhiều người tận
dụng mọi nguồn lao động, phá rừng, xóa bỏ diện tích các loại cây khác để tập
trung cao nhất cho việc trồng mới cà phê. Họ đang thấy cái lợi trước mắt mà
không nhìn thấy việc trồng ồ ạt như hiện nay về lâu dài sẽ ra sao! Tình trạng này
đã làm cho diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng, chỉ riêng diện tích cà
phê của huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) trong một năm đã tăng thêm 100ha. sản
lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu thì có hạn, tất yếu dẫn đến
tình trạng thừa thãi quá lớn, giá cà phê bị kéo xuống, buộc bà con nông dân phải
bán tống, bán tháo ra thị trường. Ngành cà phê Việt Nam lại rơi vào hoàn cảnh
như những năm trước đây (1999), giá cà phê không bằng cả giá cà pháo! Tình
trạng phát triển tự phát nói trên đã không chỉ phá vỡ quy hoạch phát triển của các
loại cây trồng khác, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà còn tăng nguy
cơ khiến cà phê `“cung” vượt quá “cầu”, dẫn đến những rủi ro về cả giá cả và thị

trường tiêu thụ cho người sản xuất.
Qua việc phân tích trên có thể thấy, thực chất điều tiết sản xuất cà phê của
quy luật giá trị là điều chỉnh các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao
động và tiền vốn từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác. Nó
làm cho sản xuất hàng hóa của ngành này, nơi này được phát triển mở rộng,
ngành khác nơi khác bị thu hẹp, thông qua sự biến động giá cả thị trường, từ đó
tạo ra những tỉ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành, các vùng.
Bên cạnh sự điều tiết sản xuất thì quy luật giá trị còn có tác động điều tiết
lưu thông. Tác động này của quy luật giá trị đối với thị trường cà phê thể hiện ở
chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Trước đây
thị trường thế giới rất nhiều tiềm năng, phần lớn cà phê nước ta tập trung cho
xuất khẩu. Thực tế cho thấy Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về sản lượng
cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên gần đây, do khuynh hướng kinh tế toàn cầu và rào
cản thương mại nên các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến thị trường nội địa.
Thông qua khảo sát, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp đã
nêu ra giải pháp đẩy mạnh các chương trình quảng cáo và xúc tiến thương mại
cho cà phê nội địa, chú trọng đến truyền thông và hội chợ. Trong đó, các thị
trường trọng điểm là Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng,... đặc biệt là các
thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,...
Như vậy, thực chất sự điều tiết lưu thông của quy luật giá trị là điều tiết
khối lượng hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi giá cả cao, tạo ra mặt bằng giá
cả xã hội và sự cân bằng hàng hóa giữa các thị trường. Giá trị hàng hóa mà thay
đổi thì những điều kiện làm cho tổng thể khối lượng hàng hóa có thể tiêu thụ
được cũng sẽ thay đổi.
2. Sự cạnh tranh của các “ông lớn” trong ngành sản xuất khoai tây
chiên ở Việt Nam

×