Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ, LỆ PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.26 KB, 12 trang )

MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 02 KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là một thành phần trong hệ thống tài
chính. Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi
trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm
về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra
nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường
phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan
niệm: Ngân sách nhà nước là bảng kiệt kê các khoản thu, chi
bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật ngân
sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị
để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá
trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như
vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền
được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân sách
nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu
ngân sách nhà nước bao gồm: thu trong cân đối ngân sách và thu
bù đắp thiếu hụt của ngân sách. Đứng về phương diện pháp lý,
thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền Nhà nước
huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước. Về mặt bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống
những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong
quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành
nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu


cầu chi tiêu của mình. Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm
tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước
nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này,
em xin phép bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ
phí và bước đầu đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
1
MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 02 KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
I. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU
NGÂN SÁCH TỪ PHÍ, LỆ PHÍ:
1. Khái quát chung về phí và lệ phí:
a. Khái quát về phí:
* Khái niệm:
Theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH về Phí và lệ
phí thì tại Điều 2 của Pháp lệnh này có quy định: “ Phí là khoản
tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban
hành kèm theo Pháp lệnh này.”
Chủ thể đầu tư vốn để cung cấp dịch vụ được phép thu
phí có thể là Nhà nước hoặc tư nhân nên khoản thu về phí cũng
có thể là khoản thu của Nhà nước (được tập trung vào NSNN)
hoặc thu của các tổ chức, cá nhân. Khoản thu từ phí vào NSNN,
như vậy chỉ bao gồm những khoản thu từ những đối tượng thụ
hưởng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Tuy nhiên giá phí này
thông thường không hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế mà còn mang
ý nghĩa chính trị - xã hội. Do vậy phần lớn chúng không được
tính đủ chi phí (Nhà nước chỉ thu hồi một phần) và không bị chi
phối nhiều bởi quy luật thị trường.
* Đặc điểm:

Có rất nhiều loại phí tuy nhiên không phải mọi loại phí
đều là khoản thu của ngân sách nhà nước; Phí thu về không bù
đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra; và Phí do cơ quan sự nghiệp thu.
* Các loại phí:
- Có những loại phí tập trung toàn bộ vào NSNN, các
đơn vị trực tiếp cung cấp không được sử dụng. Các loại phí này
thường do Chính phủ trực tiếp ban hành và quản lí mang tính
chất quan trọng liên quan đến lợi ích quốc gia nnhư: phí cầu
đường, phí bảo vệ môi trương…
- Có loại phí nộp một phần cho NSNN, đối với các loại
phí này đơn vị trực tiếp cung cấp được giữ lại một phần. Phổ
biến là các cơ quan đơn vị nghiên cứu…
2
MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 02 KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
- Các loại phí để lại toàn bộ cho đơn vị cung cấp sử
dụng để nâng cao chất lượng hoạt động. Ví dụ; học phí, viện
phí.
* Tác dụng của phí:
Phí là khoản thu có mục đích cụ thể được xác định
ngay khi thu phí và được phân bổ ngay.
- Tăng thu ngân sach, từ đó làm tăng khả năng đầu tư
vào sản xuất trở lại hàng hóa dịch vụ đồng thời duy trì bảo
dưỡng, tái tạo chúng.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội (giữa người
hưởng và không hưởng dịch vụ), nâng cao ý thưc cộng đồng của
người dân, nâng cao ý thức giữ gìn của công của người dân.
b. Khái quát về lệ phí
* Khái niệm lệ phí
Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định để nhà nước

phục vụ công việc quản lý hành chính nhà nước theo yêu cầu
hoặc theo quy định của pháp luật.
Việt Nam có khoảng 15 loại lệ phí như lệ phí trước bạ,
lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí chứng thư, công chứng, lệ phí
cấp quota.
Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực
hiện. Đó là những đơn vị dự toán ngân sách, tức là toàn bộ thu
chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó là một
bộ phận của thu chi ngân sách.
Tiền lệ phí được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát
sinh khi giải quyết công việc của bộ phận quản lý trực tiếp và
gián tiếp. Ví dụ tiền lệ phí trước bạ nhà, đất không chỉ để đảm
bảo hoạt động của bộ phận trước bạ mà còn bảo đảm hoạt động
của cả hệ thống cơ quan quản lý nhà đất như Tổng cục địa
chính,… Do đó có một số lệ phí có số tiền thu lớn như lệ phí
trước bạ nhà đất lên tới 2% giá trị nhà đất.
Thu lệ phí nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo
khả năng đóng góp trong chính sách động viên vào ngân sách
3
MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 02 KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
nhà nước và công bằng trong việc hưởng thụ các lợi ích từ chi
tiêu của ngân sách.
Tóm lại, lệ phí vừa mang tính chất phục vụ cho người
nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa
mang tính chất động viên đóng góp cho ngân sách nhà nước.
* Đặc điểm:
Mọi khoản lệ phí đều là khoản thu của ngân sách nhà
nước
Lệ phí bù đắp toàn bộ, đôi khi còn lớn hơn cả chi phí đã

bỏ ra, khi đó còn được gọi là thuế
Do cơ quan quản lý Nhà nước thu.
* Các loại lệ phí:
Lệ phí hành chính gắn liền với các hoạt động cung cấp
dịch vụ hành chính của cơ quan Nhà nước: lệ phí cấp giấy phép
hành nghề, lệ phí công chứng…
* Tác dụng của lệ phí:
Phần nhỏ để trả cho các chi phí cụ thể để tạo ra dịch
vụ, phần lớn để trả cho sự đảm bảo về mặt hành chính pháp lí
của Nhà nước. Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường
phù hợp với tên gọi của nó.
Lệ phí mang lại cho Nhà nước một khoản thu đáng kể.
Chỉ riêng lệ phí công chứng của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
hàng năm cũng lên tới hàng chục tỉ đồng, Ngoài ra còn có các
loại lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, nhà đất… Vì vậy quản lí lệ phí
tốt sẽ tăng thêm nguồn thu cho NSNN.
2. Bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ
phí:
a. Ưu điểm:
Hiện nay, phí và lệ phí được quy định chủ yếu qua pháp
lệnh cụ thể tại pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH. Ngoài ra,
phí và lệ phí trong từng ngành cụ thể được quy định trong các
Nghị định và các văn bản hướng dẫn khác. Có thể thấy, các văn
4
MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 02 KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
bản pháp luật hiện hành quy định khá đầy đủ và chi tiết về từng
loại phí và lệ phí. Điều này tạo điều kiện cho mọi người có thể
tiếp cận một cách cụ thể và rõ ràng về từng loại phí, lệ phí; hiểu
được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc nộp phí và lệ

phí. Đồng thời cũng là khung pháp lý giúp cho các chủ thể thẩm
quyền làm đúng chức trách của mình cũng như đưa ra các xử lý
phù hợp đối với những sai phạm xung quanh vấn đề thu phí và
lệ phí.
Hơn nữa, Nhà nước cũng đưa ra một số loại phí; lệ phí
được miễn như Phí an ninh, trật tự; Phí phòng, chống thiên tai;
Lệ phí cấp hộ tịch, hộ khẩu, CMND; Lệ phí địa chính khi cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc SXKD nông, lâm, ngư
nghiệp.
(Đó là một nội dung ban hành kèm Chỉ thị 24/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ)
b. Nhược điểm:
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của các quy định pháp
luật điều chỉnh về vấn đề thu ngân sách từ phí, lệ phí. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn đề thu ngân sách từ phí
và lệ phí vẫn còn một số hạn chế sau:
- Hiện nay thì trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban
hành kèm Nghị định của Chính phủ có quy định rất nhiều loại
phí và lệ phí, tuy nhiên Theo báo cáo giám sát về phí, lệ phí của
Ủy ban Tài chính - Ngân sách (Quốc hội), tính đến 15/8/2007,
còn 31 khoản phí, lệ phí trong tổng số 301 khoản phí, lệ phí có
tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm Nghị định
của Chính phủ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn và chưa được
phép thu.
- Các quy định về thu phí và lệ phí vẫn chưa thực sự
triệt để đã tạo nên những thực trạng trong việc thực thi vấn đề
này: Vào hạ tuần tháng 9, Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc
hội cho rằng đã có tình trạng vi phạm trong việc thu phí và lệ
phí, mà hậu quả là các khoản thu này đang đè nặng trên vai
người dân. Theo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định

của pháp luật về phí, lệ phí, thì việc huy động đóng góp sức dân
đang nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong nhân
5

×