Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

luận văn kế toán Quy trình kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa tại Tổng Công ty May 10 - CTCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.54 KB, 26 trang )

Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H

LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những điều kiện thiết yếu nhất cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người là sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với xã hội, các hoạt
động kinh tế ở các nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh ở các
doanh nghiệp nói riêng đã, đang được mở rộng và ngày càng phát triển không
ngừng.
Với điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
như hiện nay, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh
thuận lợi: các doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình
đẳng trước pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa; song cũng vấp phải
không ít khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới. Để
vượt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường các doanh nghiệp
phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là
vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, kế toán là một
trong những công cụ quản lý đắc lực ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán
bao gồm nhiều khâu, nhiều phần hành khác nhau nhưng giữa chúng có mối
quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý hiệu quả. Trong số đó,
kế toán tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu được
bởi nó phản ánh, giám sát tình hình biến động của thành phẩm, quá trình tiêu
thụ và xác định kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó , thông qua sự hướng dẫn nhiệt tình của
cô giáo Dương Thị Thiều– Giảng viên khoa Kế toán, Trường Cao đẳng Tài
chính-Quản trị kinh doanh và tập thể cán bộ phòng tài chính – kế toán của
Tổng Công ty May 10 - CTCP em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quy trình
kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa tại Tổng Công ty May 10 - CTCP”.
1


Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Đề tài gồm 2 phần :
Phần 1: Tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty May 10 - CTCP.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiệu thụ thành phẩm, hàng hóa
tại Tổng Công ty May 10 - CTCP.
Do trình độ , kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian được tìm hiểu tại công
ty không dài nên dù đã rất cố gắng song báo cáo tốt nghiệp này sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của
thầy cô cũng như của các cán bộ phòng Tài chính – kế toán công ty để bản báo
cáo này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !

2
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
PHẦN 1
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY
MAY 10 - CTCP
1.1 Khái quát tình hình phát triển của Tổng Công ty May 10 - CTCP
- Tên công ty : Tổng Công ty May 10 – Công ty Cổ phần
- Tên giao dịch : Garment 10 Corporation – Joint Stock Company
- Tên viết tắt : GARCO10.,JSC
- Mã số thuế : 0100101308
- Điện thoại : 04.3876923
- Fax : 04.38276925
* Lịch sử hình thành và phát triển :
Tổng Công ty May 10 - CTCP hiện nay tiền thân là các công xưởng và bán
công xưởng được tổ chức từ 1946 hoạt động phân tán phục vụ bộ đội chống
Pháp. Từ đó cho đến nay May 10 đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau :

• Giai đoạn từ 1946 đến 1960 : Sau CMT8 năm 1945 do nhu cầu phục
vụ bộ đội nên đã hình thành các tổ may. 19/12/1946, sau lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tổ may quân trang cũng di dời lên
chiến khu Việt Bắc. Ban đầu các xưởng may đều hoạt động trong hoàn cảnh
thiếu thốn và khó khăn về nguyên vật liệu. Từ 1949, các xưởng may quân trang
mở rộng ra ở nhiều vùng như Thanh Hóa, Ninh Bình … và được đặt tên theo
các bí số như X1 đến X30 là tiền thân của xưởng May 10 sau này.
• Giai đoạn từ 1961 đến 1964 : Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước
khi miền Bắc đi lên CNXH, 2/1961, Xi nghiệp May 10 đã được Bộ Công
nghiệp nhẹ giao hạch toán hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng. Tuy
chuyển đổi quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là quân trang ( 90-95%) còn
lại là một số mặt hàng phục vụ dân dụng.
• Giai đoạn từ 1975 đến 1985 : 1975 Xí nghiệp chuyển sang sản xuất và
gia công hàng xuất khẩu cho thị trường là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
3
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Năm 1984, Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước đã chứng nhận Xí nghiệp có 2
mặt hàng đạt chất lượng 1.
• Giai đoạn từ 1986 đến nay : Năm 1987 là thời kì đầu tư them máy
móc thiết bị và mở rộng sản xuất. Từ năm 1990 đến 1992, Xí nghiệp chuyển
hướng tập trung sang thị trường CHLB Đức, Nhật ,…Năm 1992, Bộ Công
nghiệp nhẹ quyết định chuyển Xí ngiệp May 10 thành Công ty May 10 có trụ
sở chính tại 25 Phường Sài Đồng- Quận Long Biên-TP Hà Nội. Năm 2004,
Công ty chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. Ngày 26/3/2010,
Công ty đổi tên từ Công ty Cổ phần May 10 thành Tổng Công ty May 10 –
Công ty Cổ phần. Từ một doanh nghiệp nhà nước nay đã được cổ phần hóa,
May 10 có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, chuyên sản xuất kinh doanh
hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu quốc tế, thực
hiện tốt các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

*Lĩnh vực hoạt động :
• Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu
ngành may.
• Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm và
công nghệ tiêu dùng khác.
•Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
• Đào tạo nghề.
• Xuất nhập khẩu trực tiếp.
* Một số thành tích đạt được :
• Được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “ Đơn vị thi đua tiên tiến ” năm
1960.
• Được Nhà nước phong tặng Danh hiệu “ Anh hung lao động ” năm
1998 và Danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ” năm 2005.
• Được Nhà nước tặng thưởng 9 Huân chương lao động các hạng, 3
Huânchương độc lập các hạng, 1 Huân chương chiến công.
4
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
• Có 3 cá nhân và 1 tập thể tổ sản xuất được Nhà nước phong tặng Danh
hiệu “ Anh hùng lao động ”.
• Là đơn vị duy nhất trong ngành dệt may Việt Nam được nhận giải
thưởng “ Chất lượng Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương ” do APQO ( Asia
Pacific Quality Organization ) trao tặng năm 2003.
• Giải thưởng “ Sao vàng đất Việt ” 2006-2007.
• Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng Quốc gia 2006.
• Top 5 ngành hàng của thương hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao ”.
Nguồn www.garco10.vn
1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần tỷ đồng

490,124 609,657 690,755
Giá vốn hàng bán tỷ đồng 385,547 505,305 583,163
Chi phí SXKD tỷ đồng 92,710 92,603 94,815
LNST tỷ đồng 13,876 13,974 14,777
Thuế TNDN tỷ đồng 2,226 2,279 1,958
Tổng VCSH tỷ đồng 91,912 96,340 111,202
Tổng TS tỷ đồng 230,854 308,081 384,455
Tổng lao động người 7600 7780 7730
Thu nhập bq triệu đồng 1,750 1,920 2,250
Nguồn P. Tài chính kế toán
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là ngành hàng may mặc,
một ngành đòi hỏi phải ra nhiều quyết định nhanh chóng nhưng có tính lặp lại,
bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức
năng.
5
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H

Nguồn P. Tổ chức hành chính
1.4 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty bao gồm: 1 trưởng phòng kế
toán, 2 phó phòng kế toán và 11 kế toán viên.
• Trưởng phòng tài chính kế toán (Kế toán trưởng): Là người phụ trách
chung công việc của phòng tài chính kế toán, đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn
tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài
chính và kế hoạch kinh doanh của công ty.
• 2 Phó phòng tài chính kế toán: 1 phó phòng là kế toán tổng hợp phụ
trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, lập bảng cân đối số phát sinh,
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm; 1 phó phòng phụ

trách các kế hoạch tài chính của Công ty cũng như phụ trách phát triển phần
mềm kế toán.
P.TGĐ
P.QA
B.NCTCSX
Tr. CĐ
nghề
XN SX
P. TCKT
P. KD
P. TCHC
B.Marketing
B. BVQS
GĐĐH
P. Kế hoạch
B. YTMT
Tr Mầm non
XN dịch vụ
HĐQT
TGĐ
P.TGĐ
P.Kĩ thuật
P.Cơ điện
B.Đầu tư
B.TKTT
6
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
• 1 kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất
tồn, phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

• 2 kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ nội địa: có nhiệm vụ theo dõi,
hạch toán kho thành phẩm nội địa, tính doanh thu, lãi lỗ phần tiêu thụ nội địa,
theo dõi phần tiêu thụ của các cửa hàng, đại lý.
• Kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
• 2 kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi, vào sổ và lập báo cáo về tình
hình các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản nợ phải trả của công ty.
• Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp các chi
phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
• Kế toán tiền mặt và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền
mặt, tình hình hiện có của quỹ tiền mặt và giao dịch với ngân hàng.
• Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ quản lý nguyên giá, giá trị còn lại, tiến
hành trích khấu hao theo thời gian dựa trên tuổi thọ kỹ thuật của tài sản.
• Kế toán tiêu thụ xuất khẩu: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán kho thành
phẩm xuất khẩu, tính doanh thu, lãi lỗ phần tiêu thụ xuất khẩu.
• Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý, thu chi tiền mặt.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, nhưng giữa các bộ phận
này luôn có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, tiền đề
cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động có hiệu
quả.
7
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn P. Tài chính kế toán
* Các chế độ, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:
• Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung
• Kỳ hạch toán của công ty: 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
• Đơn vị tiền tệ áp dụng trong công ty: VNĐ

• Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Kế toán chi tiết HTK: phương pháp thẻ song song.
- Nguyên tắc đánh giá HTK: giá trị thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị HTK: phương pháp bình quân gia
quyền.
- Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên.
• Phương pháp tính thuế VAT: phương pháp khấu trừ.
• Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: giá thực tế.
- Phương pháp tính khấu hao: phương pháp đường thẳng.
• Phương pháp hạch toán ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế bình quân tháng,
cuối năm điều chỉnh theo tỷ giá ngày 31/12 trên báo Nhân Dân.
Trưởng phòng
Phó phòng Phó phòng
KT
tiền
lương

BH
XH
KT
tiền
mặt

thanh
toán
KT
TS

KT

tập
hợp
CP và
tính
giá
thành
KT
tiêu
thụ
xuất
khẩu
KT
kho
TP và
tiêu
thụ
nội
địa
KT
công
nợ
Thủ
quỹ
KT
NV
L
8
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
PHẦN 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM,
HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 – CTCP
2.1 Tiêu thụ thành phẩm và ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm
Thành phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua quá rình tiêu thụ
thành phẩm.
Tiêu thụ thành phẩm ( hay còn gọi là bán hàng ) là khâu cuối cùng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoàn vốn của
doanh nghiệp. Tiêu thụ thành phẩm là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị hàng
hóa, tức là chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ trạng thái hiện vật ( hàng ) sang
trạng thái tiền tệ ( tiền ).
Hàng được đem bán có thể là hàng hóa, thành phẩm, vật tư hay lao vụ dịch
vụ cung cấp cho khách hàng. Việc bán hàng có thể thỏa mãn nhu cầu của cá
nhân, đơn vị ngoài doanh nghiệp gọi là bán hàng ra ngoài; cũng có thể được cung
cấp giữa các đơn vị, cá nhân trong một công ty, một tập đoàn gọi là bán hàng nội
bộ.
Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi hội đủ hai điều kiện :
• Hàng hóa được chuyển giao cho khách,lao vụ dịch vụ đã được thực
hiện.
• Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Điều đó là nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao dịch xong hàng và nhận
được tiền hoặc giấy chấp nhận trả tiền của khách hàng. Đây là lí do dẫn đến tình
trạng doanh thu bán hàng và tiền hàng nhập quỹ không đồng thời.
Số tiền thu được do bán hàng gọi là doanh thu bán hàng gồm doanh thu bán
hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Tiền hàng nhập quỹ phán ánh toàn bộ số tiền mà người mua đã trả cho
doanh nghiệp.
9
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Phân biệt giữa doanh thu bán hàng và tiền hàng nhập quỹ giúp doanh nghiệp

xác định thời điểm kết thúc quá trình bán hàng, giúp bộ phận quản lý tìm ra
phương thức thanh toán hợp lý và có hiệu quả, sử dụng hiệu quả số tiền nhập quỹ
đem lại nguồn lợi lớn nhất cho doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi hàng hóa
chuyển cho người mua và thu được tiền hoặc người mau chấp nhận thanh toán
tùy theo phương thức thanh toán.
Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thông qua khâu bán hàng góp phần
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối tiền hàng, ổn
định đời sống nhân dân làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển vững mạnh.
Như vậy chỉ tiêu hàng hóa tiêu thụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với quá trình sản xuất trong phạm vi doanh
nghiệp nói riêng.
2.2 Chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ
Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán tiền hàng với người
mua phải có chứng từ phù hợp để phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tiêu thụ
và thanh toán, đồng thời làm cơ sở pháp lý để ghi sổ sau này.
Doanh nghiệp phải đưa ra trình tự luân chuyển chứng từ, kiểm tra và ghi
chép sổ một cách phù hợp, đồng thời chứng từ phải được lưu trữ một cách khoa
học và an toàn.
Hiện nay, Công ty sử dụng các chứng từ như: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất
kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Hoá đơn giá trị gia tăng. Các
chứng từ này được lập thành ba liên, tuỳ thuộc vào nội dung chứng từ mà mỗi
liên được gửi tới nơi theo quy định. Trình tự luân chuyển chứng từ có thể được
tóm tắt qua sơ đồ sau:
10
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
* Thủ tục xuất kho thành phẩm
• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ : Khi các đại lý, của hàng giới
thiệu sản phẩm hoặc xí nghiệp địa phương có yêu cầu hoặc xuất hàng để xuất

khẩu thì phòng kho vận sẽ viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu
này được lập thành 3 liên :
- Liên 1 : Lưu tại phòng kho vận
- Liên 2 : Do đôn vị nhận hàng giữ
- Liên 3 : Thủ kho giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển
lên phòng kế toán.
• Phiếu xuất kho : Khi có nhu cầu xuất hàng cho các xí nghiệp thành viên
thì phòng kho vận sẽ căn cứ vào yêu cầu viết phiếu xuất kho.
• Hóa đơn giá trị gia tăng : Khi công ty xuất trả hàng gia công hay xuất
bán trực tiếp thì sử dụng trực tiếp hóa đơn GTGT để ghi.
• Mẫu phiếu như sau:
Phiếu nhập kho
Phòng kho vận
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phiếu XK kiêm
vận chuyển nội bộ
Phiếu XK
Hóa đơn GTGT
Thủ kho
Khách hàng
Phòng Tài
chính kế toán
Người nhập
11
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội địa:
Đơn vị: Mẫu số : 03 PXK 3LL
Địa chỉ: Kí hiệu : AA102

Điện thoại: Số : 000167
Mã số thuế:
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
( Liên 3: Nội bộ )
Ngày 23 tháng 12 năm 2010
Căn cứ vào lệnh điều động số……… ngày …tháng…năm…
Của ……………Về việc : Xuất cho đại lý
Họ tên người vận chuyển : Ông Nam. Hợp đồng số: 01 - MAN
Phương tiện vận chuyển : ô tô 29Z - 5421
Xuất tại kho : Thành phẩm nội địa 1
Nhập tại kho : Cửa hàng 12 – Hai Bà Trưng
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách,
phẩm chất vật tư
(sp, hh)

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Thực
xuất
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Sơ mi XK dài tay HHXN Chiếc 100 90.500 9.050.000
2 Sơ mi Prim 3087 Chiếc 10 100.000 1.000.000
Tổng cộng 10.050.000

Xuất ngày 23 tháng 12 năm 2010 Nhập ngày 23 tháng 12 năm 2010
Người lập biểu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
( kí, họ tên ) (kí, họ tên) ( kí, họ tên ) (kí, họ tên)
12
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
- Hóa đơn giá trị gia tăng

HÓA ĐƠN GTGT Mẫu 01 GTGT – 3LL
( Liên 3 : Nội bộ ) Kí hiệu : AK/2008B
Ngày 09 tháng 08 năm 2010 Số : 0005658
Đơn vị bán hàng: Kho thành phẩm nội địa Tổng Công ty CP may 10 - CTCP
Địa chỉ: Sài Đồng-Long Biên-Hà Nội Số tài khoản:……
Điện thoại:……… Mã số:…………
Họ và tên người mua hàng: Ông Ngô Đức Dũng
Đơn vị: Đại lý bao tiêu
Địa chỉ: Tiểu khu 8 - T
2
Mộc Châu - Sơn La Số tài khoản:…….
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số: …………
STT Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
1
2
3
Sơ mi dài tay HHXN
Quần LP/051431

Quần LP/211321
Chiếc
Chiếc
Chiếc
16
05
10
150.000
130.000
180.000
2.400.000
650.000
1.800.000
Cộng tiền hàng 4.850.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Thuế GTGT 485.000
Tổng cộng thanh toán 5.335.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu ba trăm ba mươi lăm nghìn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( kí tên ) ( kí tên ) (kí tên, đóng dấu)
- Phiếu xuất kho
Đơn vị: Mẫu : 02-VT
13
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Địa chỉ: Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC
Điện thoại: Ngày 30/02/2006 BT - BTC
Mã số thuế:
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 11 năm 2010
Nợ :

Có :
Họ tên người nhận hàng : Xí nghiệp May 1
Lý do xuất kho : Xuất cho Xí nghiệp May 1
Xuất tại kho : Thành phẩm nội địa
STT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật

(SP, HH)

số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Thực
xuất
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Sơ mi DT
0.0273.00
Chiếc 95 150.000 14.250.000
Tổng cộng 14.250.000

Xuất ngày 31 tháng 11 năm 2010
Người lập biểu Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( kí tên ) ( kí tên ) ( kí tên ) ( kí tên, đóng dấu )
2.3 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán tại Công ty
* Các hình thức tiêu thụ

• Tiêu thụ nội địa : Mạng lưới phân phối trong nước của Tổng Công ty
May 10 – CTCP được chia làm 3 khu vực chính :
- Khu vực 1 (khu vực miền Bắc): Được tính từ Lạng Sơn đến Quảng
Bình. Khu vực này chiếm 70% doanh thu nội địa. Sản lượng tiêu thụ cao chủ
yếu tập trung ở: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An còn ở mức trung bình thuộc về
Thái Bình, Sơn Tây…
14
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
- Khu vực 2 (khu vực miền Trung): Tính từ Quảng Trị đến Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khu vực này chiếm 20% doanh thu nội địa, sản
phẩm bán ra chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi… còn ở mức trung bình thuộc về Quảng Trị, Bình Định…
- Khu vực 3 (khu vực miền Nam): Tính từ Nha Trang đến Cà Mau
với doanh số bán chiếm 10% và các thị trường tiêu thụ lớn là Thành phố Hồ
Chí Minh, Nha trang, Cần Thơ…
• Tiêu thụ xuất khẩu: Công ty mở rộng việc xuất khẩu ra thị trường
quốc tế dưới hình thức FOB: là hình thức mà căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm đã ký kết với khách hàng, Công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm
cho khách hàng. Hiện nay, công ty thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng
khắp. Có thể kể ra một số khách hàng lớn của công ty như Đức, Nhật Bản,
EU, Hồng Kông…
* Các phương thức bán hàng
• Bán trực tiếp trả tiền ngay: Là hình thức bán hàng mà khách hàng
trực tiếp nhận hàng tại kho và thanh toán ngay.
• Bán trả chậm: Là trường hợp khách hàng nhận hàng và viết giấy nhận
chậm thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (Thường áp dụng với
khách hàng thường xuyên của công ty) kể từ khi xuất hàng khỏi kho. Thường
thì khi lấy hàng chuyến sau phải trả tiền hàng chuyến trước và chuyến hàng
cuối cùng của năm phải trả truớc 28/2 của năm kế tiếp. Sau khi thanh toán nốt

công nợ mới được ký tiếp hợp đồng.
• Bán hàng thông qua đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm:
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Nhằm giới thiệu sản phẩm của
Công ty tới người người tiêu dùng. Người bán là người của Công ty.
- Đại lý: Trưng bày biển hiệu và bán sản phẩm theo đúng quy định
của Công ty. Trong trường hợp không bán được hàng, Công ty chấp thuận cho
15
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
trả lại hàng. Hàng tháng, các đại lý được hưởng hoa hồng đại lý, mức hoa
hồng phụ thuộc vào doanh thu của đại lý đó.
- Đại lý bao tiêu: Trưng bày biển hiệu và bán sản phẩm theo đúng
quy định của Công ty. Đại lý bao tiêu được mua hàng của Công ty với giá ưu
đãi được chiết khấu trực tiếp trên hoá đơn nhưng Công ty không chấp nhận
cho trả lại hàng.
• Bán hàng theo hợp đồng: Căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách
hàng, công ty tổ chức sản xuất và giao hàng cho khách hàng theo đúng thoả
thuận trong hợp đồng. Công ty chia khách hàng làm hai loại: khách hàng
chính là những khách hàng có hợp đồng mua bán, còn lại là những khách hàng
lẻ. Khách hàng chính thường được hưởng tỷ lệ chiết khấu luỹ tiến theo giá trị
ghi trên hoá đơn. Ngoài ra trong quá trình sử dụng hay tiêu thụ, khách hàng
thấy sản phẩm bị hỏng do lỗi thuộc về Công ty thì sẽ được đổi sản phẩm mới
và Công ty chịu trách nhiệm khoản tiền vận chuyển về Công ty.
* Các hình thức thanh toán
Hiện nay ở Công ty việc thanh toán tiền hàng được áp dụng bao gồm:
• Thanh toán bằng tiền mặt
• Thanh toán bằng chuyển khoản
• Thanh toán bù trừ
Phương thức bán hàng trong nước chủ yếu là bán hàng qua đại lý và đại
lý bao tiêu với hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Đối với hàng xuất khẩu, khách có thể thanh toán ngay bằng tiền, séc,
ngân phiếu hoặc hai bên dùng uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi để thanh toán.
2.4 Kế toán doanh thu tiêu thụ
Tổng Công ty May 10 - CTCP là doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng
may mặc, phong phú về chủng loại đa dạng về mẫu mã và hoạt động tiêu thụ
được diễn ra thường xuyên. Hoạt động bán hàng của Công ty được chia làm
hai hình thức chủ yếu: Tiêu thụ nội địa và tiêu thụ xuất khẩu.
16
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Doanh thu bán hàng của Công ty được ghi nhận khi hoàn thành việc giao
hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Kế toán bán
hàng của công ty sử dụng một số tài khoản chủ yếu như sau:
• TK 511: Doanh thu bán hàng
- TK 5111: Doanh thu hàng xuất khẩu
- TK 5112: Doanh thu nội địa
- TK 5113: Doanh thu tiêu thụ khác
• TK 532: Giảm giá hàng bán
• TK 632: Giá vốn hàng bán
• TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
• TK 131: Phải thu của khách
- TK 1311: Phải thu của khách (bán tại công ty)
- TK 1312: Phải thu của cửa hàng, đại lý
• TK 911: Xác định KQKD
Và các sổ kế toán như:
• Bảng kê phát sinh tài khoản
• Báo cáo bán hàng
• Báo cáo tổng hợp doanh thu
• Bảng tổng hợp nợ và thanh toán công nợ
• Sổ cái tài khoản

Hàng ngày, theo thứ tự tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
phản ánh vào sổ Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ bán hàng (Ví
dụ: Hoá đơn giá trị gia tăng) kế toán nhập số liệu vào phần xuất bán hàng trên
máy tính. Mỗi lần chỉ nhập được một mặt hàng. Tuỳ thuộc vào cách thức bán
hàng, máy sẽ kết chuyển số liệu vào Bảng kê bán hàng, đồng thời số liệu cũng
được chuyển vào Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra.
17
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Mẫu biểu như sau
BẢNG KÊ BÁN HÀNG
Từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010
Số
Ngày
tháng

hiệu
Tên mặt hàng Kho
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
TK
nợ
TK


8/12 00102 Áo sơ mi TPNĐI 500 88.000 44.000.000 1311 51122
9/12 00111

Áo sơ mi Nhật
CT
TPNĐI 520 70.000 36.400.000 1311 51122

BẢNG KÊ HÓA ĐƠN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ NỘI ĐỊA BÁN RA
Từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010
STT
Số
hóa đơn
Ngày Tên khách hàng
Doanh thu
chưa thuế
Thuế
Ghi
chú
Tổng kho (Sơ mi) (001)
1 0075191 10/12 ĐLBT 109 HQViệt 33.600.000 3.360.000
2 0075196 10/12 ĐLBT 125 Cầu Giấy 13.592.748 1.359.252
3 0075197 10/12 ĐLBT Xuân Hoà 20.286.010 2.028.590

Tổng cộng 4.946.455.282 494.645.528
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Người lập biểu Kế toán trưởng
( kí tên ) ( kí tên )
Ngoài ra, số liệu còn được tổng hợp trên “Bảng kê phát sinh tài khoản
511” theo chỉ tiêu số tiền để làm cơ sở hoạch toán doanh thu sau này. Cụ thể
số liệu được tổng hợp trên bảng kê phát sinh tài khoản 5112 như sau:
Bảng kê phát sinh tài khoản 5112
Từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010
18

Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Ngày
Số chứng từ Nội dung
Thu chi
TK đối
ứng
Số tiền
Có Nợ Nợ Có
31/12/10
KC-
TTN
KC TTND: Tiền
doanh thu 51123
1312 62.768.083
31/12/10
KC-
TTN
KC TTND: Tiền
doanh thu 51123
1312
35.888.156
31/12/10
KC-
TTN
KC TTND: Tiền
doanh thu 51123
1312 11.799.985
31/12/10
KC-

TTN
KC TTND: Tiền
doanh thu 51123
1312 103.505.576

Tổng 4.946.455.282 4.946.455.282
Ở các đại lý, việc bán hàng được theo dõi trên báo cáo bán hàng do phòng
TCKT của Công ty lập và giao cho các đơn vị nhận đại lý. Báo cáo này cho biết
tình hình nhập, trả, bán và tồn thành phẩm ở các đại lý này. Trong tháng, khi
nhận được các báo cáo bán hàng từ các đại lý, kế toán tiêu thụ nhập số liệu vào
máy để làm cơ sở tổng hợp số liệu lên báo cáo tổng hợp doanh thu và bảng tổng
hợp công nợ và thanh toán công nợ sau này.
Cuối tháng, số liệu trên báo cáo bán hàng đại lý lại được tự động kết
chuyển vào bảng kê doanh thu và hoa hồng bán hàng. Bảng kê này phản ánh
doanh thu và hoa hồng của từng đại lý trong từng quý .
Ở Tổng Công ty May 10-CTCP, việc xác định doanh thu và xác định kết
quả được tiến hành theo từng tháng. Doanh thu được theo dõi riêng cho hàng
tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu.
Để phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng kế toán công ty sử dụng sổ cái
các TK và Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng:
19
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
• Sổ cái tài khoản 511 được tổng hợp vào thời điểm cuối tháng. Số liệu
trên sổ cái được tổng hợp từ các bảng kê chi tiết tài khoản. Số liệu trên sổ cái
TK 5112 phải được đối chiếu với số liệu trên “Bảng kê phát sinh TK 5112 ”.
• Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng phản ánh doanh thu bán hàng
nội địa của công ty trong từng tháng. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, kế
toán sử dụng phiếu thu. Số liệu sẽ được tự động chuyển đến Bảng kê thu tiền.
Mẫu như sau

Tổng Công ty May 10-CTCP
Phòng TCKT
Bảng kê thu tiền mặt
Từ ngày 1/1/2010 đến 31/1/2010
STT
Chứng từ
Tên Nội dung Số tiền
Số ctừ Ngày
1 01/01 14/01/2010Võ Lệ My Nộp tiền mua tủ thanh lý
HĐ:0075433
2.180.002
2 03/01 15/01/2010Đỗ Thu Hà Nộp tiền hàng T12/04 65.000.000
3 04/01 16/01/2010 Lê Tuyết Minh Nộp tiền hàng T12/04 25.000.000

Tổng 92.180.002
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Kế toán Thủ quỹ
( kí tên ) ( kí tên )
Trong trường hợp thành phẩm của công ty đã giao cho khách hàng nhưng
khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán hay thanh toán một phần thì kế toán ghi
vào “ Bảng kê chi tiết TK131” (được lập tương tự như bảng kê chi tiết phát
sinh TK5112).
20
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Cuối tháng, số liệu trên Bảng kê phát sinh TK131, trên Báo cáo bán hàng
được chuyển vào Sổ cái TK 131 (Mẫu tương tự như sổ cái các TK khác), đồng
thời cũng được kết chuyển vào Bảng tổng hợp công nợ và thanh toán công nợ.
2.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Ở công ty thường không xuất hiện trường hợp hàng bán bị trả lại bởi hàng

bán ra của công ty được phòng QA kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất bán.
Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, trong một số
trường hợp nhất định, chẳng hạn do giá nguyên vật liệu tại thời điểm 1 khách
hàng của công ty bán hàng ra thấp hơn thời điểm mà họ nhập hàng về làm
khách hàng này gặp khó khăn trong tiêu thụ thì công ty có thể chấp nhận giảm
giá.
Hàng ngày, khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, căn cứ vào đơn
xin giảm giá và chấp nhận giảm giá của giám đốc, kế toán nhập số liệu vào
cửa sổ nhập dữ liệu. Số liệu được chuyển tới bảng kê chi tiết phát sinh TK 532
theo định khoản:
Nợ TK 532 (Chi tiết): Số giảm giá hàng bán
Nợ TK 33311 : Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tính theo số giảm
giá khách hàng được hưởng.
Có TK 131 (Chi tiết): Trừ vào số tiền phải thu của người mua
Có TK 111, 112: Xuất tiền trả cho người mua
Cuối tháng, kết chuyển số giảm giá hàng bán để xác định doanh thu
thuần:
Nợ TK 511 (Chi tiết)
Có TK 532 (Chi tiết): Kết chuyển số giảm giá hàng bán.
Đối với các khoản chiết khấu: Khi phát sinh các khoản chiết khấu, kế
toán ghi trực tiếp trên hoá đơn GTGT và chỉ nhập số liệu vào máy là số liệu đã
trừ đi khoản CK, vì thế công ty không phải hoạch toán riêng cho khoản này.
2.6 Kế toán các khoản thuế tiêu thụ
21
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Tổng Công ty May 10-CTCP khi tiêu thụ không phải nộp các khoản thuế
xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, chỉ phải nộp thuế GTGT.
Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi bán sản phẩm hàng hoá, kế toán lập hoá đơn GTGT. Sau đó căn cứ

vào hoá đơn GTGT để kê vào “Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra”.
Định kỳ, trước ngày 10 tháng kế tiếp, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn chứng
từ hàng hóa dịch vụ bán ra, kế toán thuế sẽ lập tờ khai thuế GTGT. Tờ khai
thuế bao gồm 3 bản:
• 2 bản nộp cho cục thuế Hà Nội
• 1 bản lưu tại phòng kế toán
Các bút toán định khoản thuế GTGT được thực hiện như sau:
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của số hàng được chấp nhận
Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp của hàng tiêu thụ.
Khi nộp thuế ghi:
Nợ TK 3331 (33311): Số thuế VAT phải nộp
Có TK 111,1121
2.7 Kế toán giá vốn hàng bán
Phương pháp xác định: phương pháp bình quân gia quyền
TK sử dụng:
TK 632: giá vốn hàng bán. Trong đó:
TK 6321: giá vốn tiêu thụ hàng xuất khẩu
TK 6322: giá vốn tiêu thụ hàng nội địa
TK 6323: giá vốn tiêu thụ khác
TK 6324: giá vốn tiêu thụ hàng nhận dệt
* Khi xuất bán, kế toán phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 (Chi tiết)
Có TK 155, 157 (Chi tiết)
22
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
Ví dụ : kế toán phản ánh giá vốn xuất bán của hàng tiêu thụ nội địa
Nợ TK 6322: 1.730.470.000
Có TK 1552: 1.730.470.000

Đồng thời cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp trị giá vốn hàng bán
trong tháng từ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 632.
Tổng Công ty May 10-CTCP
Phòng TCKT
SỔ CÁI TK 632
Đến tháng 12/2010
Dư nợ:
Dư có:
TK Có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Cộng lũy kế
15212 1.303.221 1.303.221
1524 414.000 414.000
1526 3.258.251 3.258.251
1528 954.600 954.600
153 608.458 608.458
1551 50.810.289 50.810.289
15521 470.585.748 470.585.748
15522 313.052.447 313.052.447

+PSNO 20.603.265.895 20.603.265.895
+PSCO 20.603.265.895 20.603.265.895
Dư nợ
Dư có
23
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“Quy trình kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa tại Tổng Công ty May 10 -
CTCP”.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của toàn công ty trong hơn nửa thế kỷ

qua, công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm – tiêu thụ thành phẩm
nói riêng cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các
yêu cầu quản lý và việc hạch toán của công ty. Trong cơ chế quản lý mới, hệ
thống kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ với
một đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt tình, ham học hỏi và niềm hăng say công
việc.
Tuy nhiên do trình độ , kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian được tìm hiểu
tại công ty không dài nên dù đã rất cố gắng song báo cáo tốt nghiệp này sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉ
bảo của thầy cô cũng như của các cán bộ phòng Tài chính – kế toán công ty để
bản báo cáo này hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình hướng dẫn
của cô giáo Dương Thị Thiều và các cán bộ phòng tài chính kế toán của công
ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Tạ Thị Thanh Hường
24
Trường Cao đẳng TC-QTKD Khoa Kế toán
Tạ Thị Thanh Hường Lớp:KT41H
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các báo cáo tổng kết của Công ty May 10 các năm gần đây
- Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp 1,2,3
NXB Lao Động – Xã hội
- Website của Tổng Công ty May 10-CTCP :
- Có một May 10 ở Việt Nam
NXB Chính trị Quốc gia - 1999
- Chuẩn mực Kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác (Ban hành theo
QĐ 149/2001/QĐ-BTC).

- Các tạp chí kế toán có liên quan .
25

×