Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.7 KB, 52 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG THCS

1


PHẦN 1
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHƯƠNG 1
Phương pháp dạy học phần Vẽ kỹ thuật ở Trung học cơ sở
Số tiết: 08 (Lý thuyết: 04 tiết; Bài tập, thảo luận: 04 tiết)
A) MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này sinh viên hiểu được vị trí, cấu trúc chương trình, mục tiêu,
đặc điểm, những nội dung chính và phương pháp dạy học cơ bản khi dạy học phần Vẽ kĩ thuật ở
trường THCS (trung học cơ sở). Trên cơ sở đo lập kế hoạch dạy học, soạn và dạy học bài lí
thuyết và thực hành phần Vẽ kĩ thuật trong chương trình, SGK Cơng nghệ 8.
B) NỘI DUNG:
1.1. Những vấn đề chung về dạy học Vẽ kỹ thuật ở THCS
1.1.1. Giới thiệu chung về phần Vẽ kỹ thuật ở THCS
a. Vị tri
Vẽ kĩ thuật là phần nội dung đầu tiên nhằm cung cấp cho học sinh (HS) một số kiến thức,
kĩ năng cơ sở cho các phần tiếp theo về Cơ khí và Kĩ thuật điện trong chương trình Cơng nghệ 8
cũng như những nội dung khác của lĩnh vực kĩ thuật công nghiệp.
b. Mục tiêu
Học xong phần này, HS co khả năng:
- Về kiến thức: Hiểu được một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật (bản vẽ các khối hình học, bản
vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản).
- Về kỹ năng: Đọc được một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản (bản vẽ các khối hình học, bản vẽ chi


tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản).
- Về thái độ:
+ Ham thích tìm hiểu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
+ Co tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình, đúng kế hoạch.
c. Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa
- Chương trình phần Vẽ kĩ thuật trong SGK Công nghệ 8 gồm 18 tiết (9 tiết lí thuyết, 7 tiết thực
hành, 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra), được chia thành hai chương:
+ Chương 1. Bản vẽ các khối hình học với các nội dung về: hình chiếu; bản vẽ các khối
đa diện và bản vẽ các khối tròn xoay.
+ Chương 2. Bản vẽ kĩ thuật với các nội dung về: khái niệm bản vẽ kĩ thuật, hình cắt; bản
vẽ chi tiết; bản vẽ lắp; bản vẽ nhà đơn giản.
- Phần Vẽ kĩ thuật trong SGK Cơng nghệ 8 được trình bày thành 16 bài; trong đo co 7 bài thực
hành về các nội dung: hình chiếu của vật thể, đọc bản vẽ các khối đa diện, đọc bản vẽ khối trịn
xoay, đọc bản vẽ chi tiết đơn giản co hình cắt, đọc bản vẽ chi tiết đơn giản co ren, đọc bản vẽ
lắp đơn giản; đọc bản vẽ nhà đơn giản.
d. Đặc điểm
- Mang tính ứng dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Vì thế trong dạy học mỗi nội
dung (đối tượng) cần giải thích rõ: Là gì? Ở đâu? Trong điều kiện nào? Để làm gì?...
- Dựa trên cơ sở toán học (phần hình học, nhất là hình học khơng gian). Ở bậc THCS chưa được
2


học hình học khơng gian nên một số nội dung phải trình bày ỏ mức độ định tính, khơng chứng
minh cụ thể. Khi dạy học tốt nhất là dùng các phương tiện trực quan như hình vẽ, sơ đồ, bản vẽ
mẫu, mơ hình vật thể 3 chiều...để minh hoạ.
1.1.2. Một số phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học Vẽ kỹ thuật ở THCS
- Đới với các bài lí thuyết:
+ Phương pháp dạy học thường dùng là trực quan kết hợp với đàm thoại.
+ Các phương tiện dạy học thường là tranh vẽ, bản vẽ mẫu, mơ hình vật thể 3 chiều, phần
mềm mơ phỏng trên máy tính... và đặc biệt là các thao tác vẽ hình của GV (giáo viên) trên bảng.

Một số hình vẽ kho GV phải tập vẽ và phân tích trước khi lên lớp. Nên dùng phấn màu để thể
hiện các yếu tố của hình vẽ.
- Đối với các bài thực hành:
+ Phương pháp dạy học phổ biến là phương pháp làm mẫu - quan sát và huấn luyện luyện tập; trong đo phần làm mẫu, huấn luyện thường được hướng dẫn trên lớp còn phần luyện
tập thường giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà.
+ Phương tiện chủ yếu là các bài tập mẫu, mơ hình vật thể và các dụng cụ (thước, bút chì,
compa, êke, thước vẽ...), vật liệu vẽ (tẩy, giấy vẽ...).
+ Để hoàn thành một số bài tập - thực hành vẽ kĩ thuật đòi hỏi HS phải biết một vài thao
tác vẽ hình học (chia đoạn thẳng, đường trịn, goc... thành các phần đều nhau; dựng đường thẳng
vuông goc với đoạn thẳng cho trước; vẽ nối tiếp; vẽ hình elip hoặc hình trái xoan...). Những thao
tác này HS đã được thực hiện trong chương trình mơn Toán học, GV co thể tổng kết và hướng
dẫn thêm về kĩ thuật thực hiện.
1.2. Phương pháp dạy các bài lý thuyết
1.2.1. Dạy học chương 1- Bản vẽ các khối hình học
a. Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Trình bày được vai trị của vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống; khái niệm hình
chiếu, vị trí các hình chiếu vng goc của vật thể.
+ Nhận biết được bản vẽ một số khối đa diện và khối tròn xoay thường gặp.
- Về kĩ năng:
+ Đọc được bản vẽ của một số khối đa diện và khối trịn xoay thường gặp.
+ Vẽ được hình chiếu của khối lăng trụ chữ nhật và chop đều, hình trụ, hình non, hình cầu.
- Về thái độ: Tuân thủ quy trình và thực hiện đủ bài tập theo quy định.
b. Ch̉n bị
- Nghiên cứu chương trình, SGK Cơng nghệ 8, chương 1.
- Tham khảo tài liệu liên quan:
+ Nguyễn Quang Cự, Hình học hoạ hình, Giáo trình CĐSP, NXB ĐHSP năm 2003.
+ Trần Hữu Quế (Chủ biên),Vẽ kĩ thuật, Giáo trình CĐSP, NXB ĐHSP năm 2003.
+ SGK Toán 8, NXB Giáo dục, năm 2004
- Đồ dùng dạy học:

+ Tranh giáo khoa.
+ Mơ hình các khối hình học đơn giản.

3


c. Cấu trúc
Chương Bản vẽ các khối hình học gồm 7 bài (4 bài lí thuyết, 3 bài thực hành). Co thể tom
tắt nội dung chính phần lí thuyết của chương như sơ đồ 1.1.
Bản vẽ các khối hình học

Vai trị của bản
vẽ kỹ thuật
trong sản xuất
và đời sống

Hình chiếu

Bản vẽ các
khối đa
diện

Bản vẽ các
khối trịn
xoay

Thực hành (vẽ hình chiếu của vật thể, đọc bản vẽ khối đa diện, khối trịn xoay)
Sơ đờ 1.1 Tóm tắt nội dung chinh của chương 1- Bản vẽ các khối hình học
d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy học
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống: Khi dạy học nội dung này cần chú ý

phân tích rõ hai ý:
+ Vai trị của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất: Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong tất cả các
quá trình: thiết kế, chế tạo, lắp ráp và kiểm ín phẩm.
+ Vai trị của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống: Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong giao tiếp,
trao đổi thông tin giữa người sản xuất và người sử dụng các sản phẩm.
Vì những vai trò, ý nghĩa trên, bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo những quy kí
hiệu thống nhất mang tính tiêu chuẩn trong phạm vi quốc gia (trong mỗi ngành các ngành) và
quốc tế. Những tiêu chuẩn này HS phải nắm được để hiểu và thể hiện những nội dung tiếp theo .
- Hình chiếu:
+ Trong nội dung Vẽ kĩ thuật ở THCS, hình chiếu là một khái niệm cơ bản nhưng chưa
được định nghĩa một cách tường minh mà thường chỉ nêu nội dung của no mang tính định tính
(hình nhận được trên mặt phẳng hình chiếu gọi là hình chiếu của vật thể). Điều đo là phù hợp vì
HS chưa đủ kiến thức cơ sở và thời gian để hiểu mọi khía cạnh của khái niệm này.
+ Để hình thành cho HS khái niệm này, trước hết GV co thể nêu hiện tượng tự nhiên sau:
khi ánh sáng (của mặt trời hoặc bong đèn) chiếu vào đồ vật (vật thể) và cho hình ảnh của chúng
trên mặt đất hoặc mặt tường; tuỳ theo vị trí của đồ vật và tia sáng chiếu mà ta co được hình ảnh
(bong) của chúng sẽ khác nhau. Hình ảnh nhận được đo được gọi là hình chiếu của vật thể.
- Các loại phép chiếu:
+ Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu cùng xuất phát từ một điểm gọi là tâm chiếu. Cùng
một kích thước trên vật thể nhưng nếu ở xa sẽ được biểu diễn nhỏ hơn ở gần. Phép chiếu này
được dùng để xây dựng hình chiếu phối cảnh, biểu diễn những vật thể lớn trong xây dựng, kiến
trúc như nhà cửa, cơng trình kiến trúc, cầu đường...
+ Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau theo một hướng nào đo (gọi là
hướng chiếu); do đo co thể coi là trường hợp đặc biệt của phép chiếu xuyên tâm khi tâm chiếu ở
xa vô tận. Tuỳ theo vị trí vật thể hoặc hướng chiếu mà ta nhận được hình chiếu khác nhau. Phép
chiếu này bảo tồn tính song song.
4


+ Phép chiếu vuông goc: Một cách trực quan co thể giải thích định tính bản chất của phép

chiếu này như sau: Chiếu vuông goc điểm A lên mặt phẳng P là qua A vẽ một đường thẳng vuông
goc với P, đường thẳng này cắt P tại A’ là hình chiếu vuông goc của A trên P, P là mặt phẳng hình
chiếu, AA’ gọi là tia chiếu. Như vậy, với mỗi điểm A trong không gian co thể xác định được một
điểm A’ là hình chiếu của no trên P; nhưng ngược lại với mỗi điểm A’ bất kì trên p lại co thể là
hình chiếu của vơ sơ điểm trong khơng gian (những điểm nằm trên đường thẳng AA’).
A1

A’
P
Hình 1.1 Phép chiếu vng góc

Hình 1.2 Phương pháp các hình chiếu vng góc

Phương pháp các hình chiếu vng goc:
+ Nội dung: trong không gian, chọn ba mặt phẳng P1, P2, P3 vuông goc với nhau, cắt nhau
theo các trục OX, OY, OZ (hình 2.3 SGK Cơng nghệ 8, trang 9); các trục này thể hiện chiều dài,
rộng, cao tương ứng của vật thể. Để vẽ các hình chiếu vng goc của vật thể (V) ta làm như sau:
chọn vị trí đặt vật thể sao cho các cạnh dài, rộng, cao của no song song với các trục tương ứng
OX, OY, OZ; chiếu vuông goc lần lượt vật thể lên các mặt phẳng P 1, P2, P3 ta sẽ được các hình
chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể (hình vẽ); xoay P 2, P3, quanh các trục
OX, OZ về trùng với mặt phẳng P1; hình chiếu bằng (thể hiện chiều dài và rộng của vật thể) ở
phía dưới hình chiếu đứng (thể hiện chiểu dài và cao của vật thể), hình chiếu cạnh (thể hiện
chiều cao và rộng của vật thể) ở bên phải hình chiếu đứng. Co nhận xét rằng: mỗi hình chiếu
vng goc cho ta biết kích thước hai chiều của vật thể, do đo để biểu diễn một vật thể co thể phải
dùng một, hai hoặc ba hình chiếu.
+ Cần lưu ý với HS rằng, trên bản vẽ quy định: không vẽ các đường bao, đường trục của
các mặt phẳng hình chiếu; cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm, cạnh khuất của vật
thể được vẽ bằng nét đứt, chiều rộng các nét vẽ tuân theo tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật (mục co thể em
chưa biết, trang 11, 12 SGK Công nghệ 8).
- Bản vẽ các khối đa diện:

Về thực chất nội dung phần này là ứng dụng phương pháp hình chiếu vng goc để xây
dựng các hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chop đều. Do đo co thể
đặt bài toán chung ở đây là: cho hình khơng gian của vật thể (thường được vẽ dưới dạng hình
chiếu trục đo); hãy vẽ hoặc đọc các hình chiếu vng goc của no.
Các bước cơ bản để giải loại bài toán này co thể là:
+ Đặt vật thể ở vị trí thích hợp (thường chọn sao cho trục đối xứng hoặc mặt đối xứng của
-

5


vật thể song song với một trong các mặt phẳng hình chiếu).
+ Chiếu lần lượt vật thể (bằng cách chiếu các điểm đặc biệt, xác định các kích thước chính
của vật thể) lên các mặt phẳng hình chiếu.
+ Ghi những kích thước cần thiết, đủ xác định vật thể trên các hình chiếu.
Các bước trên được thể hiện trong các hình 4.2 đến 4.7 SGK Cơng nghệ 8, trang 15,
16,17,18. Các bảng 4.1, 4.2, 4.3 SGK Công nghệ 8, trang 16,17,18 nhằm giúp HS nhận biết tên
gọi, hình dạng, kích thước các hình chiếu tương ứng của các khối đa diện noi trên.
- Bản vẽ các khối tròn xoay:
Mục tiêu và cách làm của nội dung này về cơ bản tương tự như phần Bản vẽ các khối đa
diện nêu trên. Khi dạy học hai nội dung này co thể sử dụng các tranh giáo khoa và các mơ hình
vật thể tương ứng để cho HS quan sát, nhận biết các vật thể và hình chiếu của chúng. Để vẽ được
hình chiếu của các vật thể trên phải sử dụng một số kĩ năng về vẽ hình học, dựng hình...; những kĩ
năng này HS đã được học trong môn Toán.
1.2.2. Dạy học chương 2- Bản vẽ kỹ thuật
a. Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm về: bản vẽ kĩ thuật, hình cắt, bản vẽ chi tiết, bản vẽ nhà.
+ Mô tả được quy ước về vẽ ren, một số loại ren thơng dụng và kí hiệu của chúng trên
bản vẽ kỹ thuật.

- Về kĩ năng: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản co hình cắt và co ren; bản vẽ lắp và bản vẽ hình
chiếu nhà đơn giản.
- Về thái độ: Làm việc theo quy trình, cẩn thận, tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.
b. Ch̉n bị
- Nghiên cứu chương trình, SGK Cơng nghệ 8, chương 2.
- Tham khảo tài liệu liên quan: Trần Hữu Quế (Chủ biên). Vẽ kĩ thuật. Giáo trình CĐSP, NXB
ĐHSP năm 2003.
- Tranh giáo khoa.
- Một số vật phẩm minh họa về hình cắt, mặt cắt, chi tiết cơ khí co ren, bộ vòng đai, bộ ròng rọc.
c. Cấu trúc
Chương Bản vẽ kĩ thuật gồm 9 bài (5 bài lí thuyết, 4 bài thực hành). Co thể tom tắt nội
dung của chương như sơ đồ 1.2.
Bản Vẽ kỹ thuật

Khái niệm
về bản vẽ
kỹ thuật –
Hình cắt

Bản vẽ chi
tiết

Biểu diễn
ren

Bản vẽ
lắp

Bản vẽ nhà


Thực hành( đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà…)
Sơ đồ 1.2 Tóm tắt nội dung chinh của chương 2- Bản vẽ kỹ thuậ
6


c. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy học
- Dạy học nội dung: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật: Về nội dung, cần làm rõ một số ý sau:
+ Khái niệm: Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và
những số liệu cần thiết cho việc chế tạo, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Nội dung bản vẽ kĩ thuật
trình bày các thơng tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy
tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
+ Co nhiều cách phân loại bản vẽ kĩ thuật, trong SGK Công nghệ 8 giới thiệu cách phân
loại theo các ngành sản xuất.
Khi giảng dạy nội dung này nên chuẩn bị một số bản vẽ để minh họa.
- Dạy học nội dung: Hình cắt:
+ Ý nghĩa: đối với những vật thể co kết cấu bên trong phức tạp (vật thể co phần rỗng,
ren...) nếu chỉ dùng hình chiếu vng goc để biểu diễn thì hình vẽ sẽ co nhiều nét đứt hoặc
không rõ. Khắc phục điều này, người ta dùng phương pháp mặt cắt - hình cắt để biểu diễn kết
cấu bên trong của vật thể.
+ Nội dung của phương pháp mặt cắt - hình cắt: Dùng một mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt
qua một vật thể thì: Hình nhận được trên mặt phẳng cắt, thể hiện phần tiếp giáp của vật thể với mặt
phẳng cắt được gọi là mặt cắt. Mặt cắt ở đây được kí hiệu bằng đường kẻ gạch gạch (trường hợp
tổng quát được kí hiệu theo quy ước vật liệu). Bỏ di phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt
phẳng cắt rồi chiếu phần cịn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt thì hình thu
được gọi là hình cắt. Hình cắt được kí hiệu gồm mặt phẳng cắt, hướng chiếu, mặt cắt trên đo.
- Dạy học nội dung: Bản vẽ chi tiết: Cần làm rõ một số ý sau:
+ Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn và các số liệu cần thiết cho việc chế
tạo và kiểm tra chi tiết. Chi tiết ở đây được hiểu là một bộ phận co cấu tạo hoàn chỉnh và thực
hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy hoặc một hệ thống kĩ thuật nào đo; tên gọi của chi tiết
thường thể hiện công đụng của no.

+ Nội dung của bản vẽ chi tiết co thể tom tắt như sơ đồ 1.3:
Nội dung của bản vẽ chi tiết

Các hình biểu
diễn chi tiết:
hình chiếu,
hình cắt, mặt
cắt, vẽ quy ước

Kích thước
chi tiết

Yêu cầu kĩ
thuật: dung sai,
nhám bề mặt,
xử lí nhiệt…

Khung tên: tên
gọi chi tiết, vật
liệu chế tạo, cơ
quan quản lí…

Sơ đờ 1.3 Tóm tắt nội dung chinh của bản vẽ chi tiết
+ Đọc bản vẽ chi tiết: Yêu cầu của đọc bản vẽ chi tiết: hiểu được tên gọi và công dụng của
chi tiết, vật liệu chế tạo, số lượng và khối lượng chi tiết; từ hình biểu diễn hình dung được hình
dạng và cấu tạo của chi tiết; các kích thước chi tiết; yêu cầu kĩ thuật đối với chi tiết...
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
+ Đọc khung tên
+ Đọc và phân tích các hình biểu diễn
7



+ Đọc các kích thước
+ Đọc các yêu cầu kĩ thuật ghi trên bản vẽ.
+ Tổng hợp các thông túi trên để hiểu được hình dạng, cấu tạo và cơng dụng của chi tiết.
- Dạy học nội dung: Biểu diễn ren:
Mỗi chiếc máy thường bao gồm nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau bởi các mối ghép tháo
được hoặc không tháo được. Trong các mối ghép tháo được, mối ghép bằng ren được sử dụng rộng
rãi. Co thể yêu cầu HS quan sát một số chi tiết co ren trên hình 11.1 SGK Cơng nghệ 8, trang 35,
sau đo đặt vấn đề: ren co nhiều loại, kết cấu phức tạp; do đo trên bản vẽ kĩ thuật ren thường được vẽ
theo quy ước sau:
+ Đối với ren ngoài: Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm;
đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh; đường trịn đỉnh ren được vẽ đong kín bằng nét liền
đậm; đường tròn chân ren được vẽ hở 1/ 4 bằng nét liền mảnh (chỗ hở thường đặt ở goc trên nửa
bên phải đường trịn); khơng vẽ đường trịn mép vát (nếu co).
+ Đối với ren trong: Đối với ren trong thấy trên hình cắt và mặt cắt thì được vẽ như ren
ngồi; nếu bị che khuất thì các đường của ren được vẽ bằng nét đứt. Trên hình cắt của ren lỗ ãn
khớp với ren trục thì ren trục không bị cắt và xem như che khuất ren lỗ.
- Dạy học nội dung: Bản vẽ lắp: Về nội dung, cần phân tích một số ý sau:
+ Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật gồm các hình biểu diễn của đơn vị lắp với các số liệu cần
thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra.
+ Nội dung chính của bản vẽ lắp co thể tom tắt như sơ đồ 1.4:
Nội dung của bản vẽ lắp

Các hình
biểu diễn chi
tiết: hình
chiếu, hình
cắt, mặt cắt,
vẽ quy ước


Bảng kê: tên
gọi các chi
tiết bộ phận,
số lượng,
các chỉ
dẫn…

Kích thước
và số liệu:
các loại kích
thước, số vị
trí, chỉ dẫn
lắp ráp

Khung tên:
tên gọi chi
tiết, vật liệu
chế tạo, cơ
quan quản
lí…

Sơ đờ 1.4 Tóm tắt nội dung chinh của bản vẽ lắp
Yêu cầu đọc bản vẽ lắp:
+ Hiểu được cơng dụng, tên gọi của sản phẩm.
+ Hình dung được hình dạng, kết cấu và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết (bộ phận) của
sản phẩm tức là giải thích được nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
+ Hiểu được nội dung các số liệu ghi trên bản vẽ.
Trình tự đọc bản vẽ lắp co thể như sau:
+ Tìm hiểu chung: đọc khung tên, bảng kê và các yêu cầu kĩ thuật.

+ Phân tích các hình biểu diễn.
+ Phân tích kích thước và phân tích từng chi tiết trên các hình biểu diễn.
+ Tổng hợp lại để hiểu cơng dụng và ngun lí hoạt động của sản phẩm, trình tự tháo lắp
sản phẩm.
8


Dạy học nội dung: Bản vẽ nhà:
Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thông dụng, bao gồm: các hình biểu diễn (mặt
bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà
dùng để thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
Nội dung bản vẽ nhà thường gồm các hình biểu diễn sau:
+ Bản vẽ tổng thể mặt bằng là bản vẽ hình chiếu bằng của các cơng trình trên khu đất xây dựng.
+ Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng ngơi nhà nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường vách,
cửa (cửa đi, cửa sổ), các thiết bị... Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
+ Mạt đứng: là hình chiếu vng goc các mặt ngồi của ngơi nhà lên mặt phẳng chiếu
đứng hoặc chiếu cạnh để biểu diễn mặt bên ngồi (mặt chính, mặt bên).
+ Mặt cắt: là hình cắt co mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt
phẳng chiếu cạnh nhằm biểu diẻn các bộ phận và kích thước của ngơi nhà theo chiều cao.
Trong SGK Công nghệ 8 chỉ yêu cầu giới thiệu ba loại hình biểu diễn là mặt bằng, mặt
đứng và mặt cắt của ngôi nhà đơn giản. Trên bản vẽ nhà thường sử dụng các kí hiệu quy ước thể
hiện các bộ phận của ngôi nhà. Một số quy ước thường gặp được giới thiệu trên bảng 15.1 (trang
47 SGK Công nghệ 8).
Trình tự đọc bản vẽ nhà co thể như sau:
+ Đọc khung tên.
+ Đọc các hình biểu diễn.
+ Đọc và phân tích kích thước.
+ Phân tích các bộ phận (phòng, cửa...).
1.3. Phương pháp dạy các bài thực hành
1.3.1. Cấu trúc

Cấu trúc các bài thực hành của phần 1 – Vẽ kỹ thuật được tom tắt bởi sơ đồ 1.5:
-

Thực hành Phần 1- Vẽ kỹ thuật

Thực hành chương 1

Bài 3
Hình
chiếu
của vật
thể

Bài 5
Đọc
bản vẽ
các
khối đa
diện

Thực hành chương 2

Bài 7
Đọc bản
vẽ các
khối trịn
xoay

Bài 10
Đọc bản

vẽ chi tiết
đơn giản
co hình
cắt

Bài 12
Đọc bản
vẽ chi tiết
đơn giản
co ren

Bài 14 Bài 16
Đọc
Đọc bản
bản vẽ vẽ nhà
lắp đơn đơn giản
giản

Sơ đồ 1.5. Tóm tắt nội dung thực hành phần 1- Vẽ kỹ thuật

9


1.3.2. Cấu trúc chung của bài dạy thực hành
Các bài dạy thực hành thường gồm 3 giai đoạn với các hoạt động chính sau:
- Giai đoạn hướng dẫn ban đầu.
Nội dung co thể gồm các công việc sau:
+ Nêu mục tiêu/ mục đích, yêu cầu của bài.
+ Phục hồi những kiến thức, kĩ năng co liên quan.
+ Nêu khái quát trình tự cơng việc.

+ Biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kết quả: tuỳ điều kiện cụ thể của bài dạy mà áp
dụng một trong 3 mức độ sau:
Mức 1: GV nêu tồn bộ quy trình và làm mẫu, HS luyện tập theo quy trình.
Mức 2: GV nêu một phần quy trình và làm mẫu, HS xây dựng tiếp quy trình và luyện tập.
Mức 3: GV hướng dẫn HS xây dựng quy trình và kế hoạch thực hiện.
- Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên (thực hành).
Nội dung co thể gồm các hoạt động chính sau:
+ Phân chia nhom, vị trí, vật liệu - dụng cụ.
+ HS tổ chức nơi làm việc và luyện tập.
+ GV quan sát, theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn trong suốt quá trình.
- Giai đoạn kết thúc (đánh giá):
+ Yêu cầu HS ngừng luyện tập, các nhom thảo luận, so sánh và tự nhận xét - đánh giá kết
quả thực hành.
+ HS hoàn thành báo cáo, sản phẩm.
+ GV nhận xét, đánh giá toàn diện về kết quả bài thực hành.
+ Thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học.
1.3.3. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy thực hành phần 1- Vẽ kỹ thuật
- Bài 3 - Hình chiếu của vật thể
+ Mục tiêu: Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu, vị trí của các hình
chiếu ở trên bản vẽ và rèn luyện kỹ năng vẽ hình chiếu của vật thể.
+ Chuẩn bị: GV yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết, bao gồm: Dụng
cụ (thước, ê ke, compa, bút chì, tẩy); vật liệu (giấy vẽ khổ A4); vở bài tập, giấy nháp.
+ Các bước tiến hành: Giáo viên yêu cầu HS đọc kỹ đề bài và gợi ý tiến trình thực hành
hoặc yêu cầu HS đưa ra tiến trình thực hiện nội dung thực hành, GV kết luận.
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Kẻ bảng 3.1 SGK Công nghệ 8, trang 13 vào bài làm và đánh dấu x vào ô đã
chọn trong bảng đo.
Bước 4: Vẽ lại ba hình chiếu 1,2 và 3 đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ.
- Bài 5 - Đọc bản vẽ các khối đa diện

+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thế co dạng các khôi đa diện.
+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập.
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
10


Bước 3: Đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 5.1 SGK Công nghệ 8, trang 20 vào bài
làm, sau đo đánh dấu (x) vào ơ thích hợp của bảng.
Bước 4: Vẽ các hình chiếu đứng, bằng và cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D.
- Bài 7 - Đọc bản vẽ các khối tròn xoay
+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ các hình chiêu của vật thể co dạng khối tròn.
+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập.
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Đọc kĩ các hình cho trong hình 7.1 SGK Công nghệ 8, trang 27 và đối chiếu với
các vật thể cho trong hình 7.2 SGK Cơng nghệ 8, trang 28. Nhận đúng hình dạng, sau đo đánh
dấu (x) vào ơ đã chọn trong bảng 7.1.
Bước 4: Phân tích hình dạng của từng vật thể xem vật thể được cấu tạo từ các khối hình
học nào và đánh dấu (x) vào ô đã chọn trong bảng 7.2 SGK Công nghệ 8, trang 28.
- Bài 10 - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản co hình cắt
+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản co hình cắt.
+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập.
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết đã học về quy trình đọc bản vẽ chi tiết ở bài 9 SGK
Công nghệ 8.
Bước 4: Tiến hành đọc bản vẽ theo quy trình.
- Bài 12 - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản co ren
+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản co ren
+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết đã học về quy trình đọc bản vẽ chi tiết ở bài 9 SGK
Công nghệ 8.
Bước 4: Tiến hành đọc bản vẽ theo quy trình giống như đã làm ở bài 10 SGK Công nghệ 8.
- Bài 14 - Đọc bản vẽ lắp đơn giản
+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.

11


Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết đã học về quy trình đọc bản vẽ chi tiết ở bài 13 SGK
Công nghệ 8.
Bước 4: Tiến hành đọc bản vẽ theo quy trình.
- Bài 16 - Đọc bản vẽ nhà đơn giản
+ Mục tiêu: Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

+ Chuẩn bị: Dụng cụ (thước, êke, compa, bút chì, tẩy....), vật liệu (giấy vẽ khổ A4, giấy
nháp, ...), sách giáo khoa, vở bài tập
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết đã học về quy trình đọc bản vẽ chi tiết ở bài 15 SGK
Công nghệ 8.
Bước 4: Tiến hành đọc bản vẽ theo quy trình.
1.4. Phương pháp hướng dẫn ôn tập
1.4.1. Dạy học bài tổng kết phần 1- Vẽ kỹ thuật
Tổng kết chương (phần kiến thức) nhằm giúp HS hệ thống hoa kiến thức đã học, làm rõ
mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, vì thế thường dùng các sơ đồ cấu trúc nội dung tương ứng
(graph nội dung) hoặc các bảng tổng kết chương. Đối với bài tổng kết GV nên tiến hành theo
hướng tăng tính tích cực chủ động của HS. HS phải tự tổng kết trên cơ sở những kiến thức đã
được học trong toàn bộ chương (phần kiến thức).
GV co thể cho học sinh tự tổng kết và tom tắt bằng sơ đồ, GV kiểm tra hoặc GV xây
dựng sơ đồ trên cơ sở phát vấn câu hỏi cho HS trả lời đồng thời kiểm tra kiến thức của HS.
Sơ đồ cấu trúc nội dung phần 1- Vẽ kỹ thuật co thể khai triển như mẫu sau:
Vai trò của bản
vẽ kỹ thuật
trong sản xuất
và đời sống

Vẽ kỹ thuật

Bản vẽ các khối
hình học

Bản vẽ kỹ thuật


Sơ đồ 1.6 Tổng kết nội dung phần 1- Vẽ kỹ thuật
1.4.2. Hướng dẫn một số câu hỏi, bài tập phần 1- Vẽ kỹ thuật
- Bài tập kĩ thuật là một phương tiện sư phạm nhằm: dạy HS vận dụng, củng cố, hệ thống kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy và lao động đọc lập snág tạo cho HS, kiểm tra, đánh giá
mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS.

12


- Co nhiều loại bài tập kĩ thuật, trong SGK Công nghệ 8 thường co các loại sau:
+ Bài toán kĩ thuật định tính (dưới dạng câu hỏi, vấn đề, tình huống...) và bài tập kĩ thuật
định lượng (yêu cầu tính toán, vẽ hình cụ thể...)
+ Bài toán tái hiện (chỉ yêu cầu nhớ các khái niệm, sự kiện, đối tượng cụ thể...) và bài tập kĩ
thuật sáng tạo (yêu cầu vận dụng tổng hợp, linh hoạt... trong những tình huống không quen biết...)
- Mỗi bài tập kĩ thuật noi trên co những đặc điểm, yêu cầu riêng và do đo co quy trình giải khác
nhau. Quy trình chung của bài tập kĩ thuật co thể là:
Bước 1: Phân tích bài tập (các dữ liệu, yêu cầu cần giải quyết hoặc cần tìm..., chọn
phương án giải quyết...)
Bước 2: Thực hiện phương án (vẽ hình, tính toán, lí giải vấn đề...)
Bước 3: Nhận xét kết quả và kết luận
Ví dụ: Hướng dẫn HS giải bài tập số 2- Ôn tập phần 1-Vẽ kỹ thuật, SGK Công nghệ 8.
Nội dung bài tập: Cho các hình chiếu đứng 1, 2, 3; hình chiếu bằng 4,5,6; hình chiếu
cạnh 7, 8, 9 và các vật thể A, B,C. Hãy điền số thích hợp vào bảng 16.2 SGK Công nghệ 8, trang
54 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể.
Các bước giải:
Bước 1: Phân tích bài tập:
+ Các yếu tố đã biết: 3 vật thể A, B, C với các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của chúng
được xếp chung trong 9 hình biểu diễn.
+ Các yêu cầu cần giải quyết: Chỉ rõ hình chiếu đo là của vật thể nào bằng cách đánh số
vào bảng co sẵn.

+ Kiến thức liên quan: Kiến thức liên quan trực tiếp là các khái niệm và quy ước về vẽ
hình chiếu của vật thể trên bản vẽ, hình chiếu của các khối hình học đơn giản tạo nên vật thể.
+ Phương án giải quyết: Các hình chiếu ở đây đã được sắp xếp riêng và chỉ rõ từng loại,
do đo co 2 phương án thực hiện: Phương án 1: từ vật thể đối chiếu với hình chiếu để tìm sự
tương ứng (3 lần đối chiếu); phương án 2: từ hình chiếu đối chiếu từng vật thể để tìm sự tương
ứng (9 lần đối chiếu).
Bước 2: Chọn phương án: chọn phương án 1. Đối chiếu vật thể A với các hình chiếu để tìm các
hình chiếu của no. Đối chiếu vật thể B, C theo cách làm trên. Kết quả cuối cùng ghi vào bảng.
Với phương án này tiết kiệm được thời gian, dễ làm vì theo lối tư duy thuận, kết quả thường đạt
độ chính xác cao.
Bước 3: Nhận xét kết quả và kết luận: Bằng phương pháp loại trừ nên sau lần đối chiếu thứ 3 đã
cho ra kết quả cụ thể. Riêng hình chiếu cạnh số 8 và 9 tương đối giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Vì
vậy để phân biệt chúng phải dựa trên hình chiếu đứng và bằng nếu thực hiện theo phương án 2.
- Đối với bài tập số 4 - Ơn tập phần 1-Vẽ kỹ thuật, Cơng nghệ 8, mức độ yêu cầu kho hơn so với
các bài tập dạng nhận biết trên. Vì vậy khi hướng dẫn HS giải bài tập này, GV nên vẽ mẫu hình
cắt của một vật thể để HS quan sát và học cách vẽ.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Văn Khôi (2007), Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp ở THCS, NXB ĐH Sư phạm.
2. Nguyễn Minh Đường (tổng chủ biên)(2006),Công nghệ, Công nghiệp 8, NXB Giáo dục.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỢI DUNG ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Trình bày mục tiêu tổng quát của phần 1- Vẽ kỹ thuật trong chương trình Cơng nghệ 8.
13


2. Phân tích đặc điểm chung của phần 1- Vẽ kỹ thuật trong chương trình Cơng nghệ 8.
3. Nêu các phương pháp thường sử dụng trong dạy học phần 1- Vẽ kỹ thuật trong chương trình
Cơng nghệ 8.
4. Lập kế hoạch dạy học phần 1- Vẽ kỹ thuật theo phân phối chương trình Cơng nghệ 8.
5. Ch̉n bị phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài 2, bài 3, bài 4, bài 6 SGK Cơng nghệ 8.
6. Trình bày một số nội dung cần lưu ý khi dạy học bài 2, bài 3, bài 4, bài 6 SGK Công nghệ 8.

7. Soạn giáo án dạy học một bài lí thuyết và một bài thực hành.
8. Thảo luận: Những thuận lợi và kho khăn trong dạy học Vẽ kỹ thuật, chương trình Cơng nghệ 8
ở bậc THCS.

14


CHƯƠNG 2
Phương pháp dạy học phần Cơ khí ở THCS
Số tiết: 06 (Lý thuyết: 04 tiết; Bài tập, thảo luận: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
Hiểu được vị trí, cấu trúc chương trình, mục tiêu, đặc điểm, những nội dung chính và phương
pháp cơ bản trong dạy học phần Cơ khí ở trường THCS. Trên cơ sở đo lập kế hoạch dạy học, soạn và
dạy học bài lí thuyết và thực hành phần Cơ khí trong chương trình, SGK Cơng nghệ 8.
B) NỘI DUNG:
2.1. Những vấn đề chung về dạy học Cơ khí ở THCS
2.1.1. Giới thiệu chung về phần Cơ khí ở THCS
a. Vị tri
Cơ khí thuộc phần thứ hai của chương trình Cơng nghệ 8. Ở đây chủ yếu mới chỉ đề cập
đến những kiến thức co tính chất cơ sở, nguyên lí chung của kĩ thuật cơ khí. Phần vận dụng cụ
thể sẽ được thực hiện tiếp ở chương trình Cơng nghệ 9 (mơ đun sửa chữa xe đạp).
b. Mục tiêu
Học xong phần này, HS co khả năng:
- Về kiến thức: Hiểu được một số kiến thức cơ bản về vật liệu, dụng cụ và phương pháp gia công
cơ khí; các mối ghép cơ khí, nguyên lí truyền và biến đổi chuyển động.
- Về kĩ năng:
+ Nhận biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến.
+ Sử dụng và bảo dưỡng được các dụng cụ cơ khí.
- Về thái độ:
+ Ham thích tìm hiểu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Co tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình, đúng kế hoạch.
+ Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và bảo vệ mơi trường.
c. Cấu trúc chương trình và SGK
Theo chương trình mơn Cơng nghệ THCS, phần Cơ khí được bố trí dạy ở lớp 8 với thời
lượng 16 tiết (12 tiết lí thuyết, 4 tiết thực hành).
SGK Cơng nghệ 8 thể hiện chương trình phần này với 15 bài (từ bài 17 đến bài 31); trong
đo co 11 bài lí thuyết và 4 bài thực hành. Ngoài Bài mở đầu, phần Cơ khí được cấu trúc thành 3
chương. Co thể tom tắt nội dung của phần này theo sơ đồ 2.1
Cơ khí

Mở đầu: Vai trị của
cơ khí trong sản xuất
và đời sống

Chương 3:
Gia cơng cơ
khí:

Chương 4: Chi
tiết máy và lắp
ghép

Thực hành
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt nội dung chinh của phần 2 - Cơ khi
15

Chương 5:
Truyền và biến
đổi chuyển động



d. Đặc điểm
- Cơ khí mang tính ứng dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Vì thế trong giảng dạy
mỗi nội dung (đối tượng) cần giải thích rõ: là gì? ở đâu? trong điều kiện nào? để làm gì?
- Kiến thức về Cơ khí được thể hiện dựa trên cơ sở Vẽ kĩ thuật ở chương 1 (nhất là các hình vẽ
minh họa). Khi giảng dạy tốt nhất là dùng các phương tiện trực quan (hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật,
mơ hình...) để minh hoạ.
- Phần Cơ khí được xây dựng theo quan điểm cơng nghệ; nghĩa là chú trọng đến đầu vào (vật
liệu), đầu ra (sản phẩm) và quá trình cơng nghệ biến đầu vào thành đầu ra (dụng
cụ, phương tiện và kĩ thuật gia công).
2.1.2. Một số phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học Cơ khí ở THCS
- Đối với các bài lí thuyết : Thường dùng phương pháp dạy học trực quan kết hợp với đàm thoại.
Các phương tiện dạy học thường là: tranh vẽ, vật mẫu, mô hlnh, phần mềm mô phỏng trên máy
tính... và đặc biệt là các thao tác của GV trên lớp.
- Đối với các bài thực hành: Phương pháp dạy học phổ biến là phương pháp làm mẫu - quan sát
và huấn luyện - luyện tập; trong đo phần làm mẫu, huấn luyện thường được hướng dẫn trên lớp
còn phần luyện tập thường phải kết hợp giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà. Phương tiện chủ yếu
là các bài tập mẫu, các dụng cụ, vật liệu cơ khí. Co thể tham khảo các mẫu báo cáo kết quả thực
hành trong SGK hoặc chia nhỏ thành các phiếu giao việc như đã hướng dẫn trong giáo trình Lí
luận dạy học Cơng nghệ (phần KTCN). Để hồn thành một số bài thực hành đòi hỏi HS phải biết
sử dụng dụng cụ và thao tác cụ thể. Do đo cần hướng dẫn HS thực hiện đúng quy trình cơng
nghệ và các quy định về an toàn lao động.
2.2. Phương pháp dạy các bài lý thuyết
2.2.1. Dạy học chương 3- Gia cơng cơ khí
a. Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Trình bày được vai trị của cơ khí trong sản xuất và đời sống; quy trình tạo ra một sản
phẩm cơ khí đơn giản; cách phân loại một số vật liệu cơ khí thơng dụng và tính chất của chúng.
+ Mơ tả được hình dạng, cấu tạo của một số dụng cụ cầm tay phổ biến; quy trình gia
cơng cơ khí bằng cưa, đục, dũa, khoan.

- Về kĩ năng: Đo, vạch dấu và kiểm tra được kích thước bằng các dụng cụ cầm tay đơn giản như
thước lá, thước cặp, mũi vạch, chấm dấu.
- Về thái độ: Co ý thức tiết kiệm vật liệu, tuân thủ quy trình và thực hiện quy định về an toàn lao động.
b. Chuẩn bị
- Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV Cơng nghệ 8, phần 2 chương 3.
- Tham khảo tài liệu liên quan: Nguyễn Trọng Bình (Chủ biên), Gia cơng cơ khi, Giáo trình
CĐSP, NXB ĐHSP, 2004.
- Tranh giáo khoa.
- Bộ dụng cụ gia công cơ khí trong bộ đồ dùng dạy học Cơng nghệ 8.
- Một số mẫu vật liệu cơ khí bằng kim loại, phi kim loại.
c. Cấu trúc
Ngoài bài mở đầu, chương này co 4 bài lí thuyết, 2 bài thực hành. Co thể mô tả nội dung
chương 3 trên theo sơ đồ 2.2.

16


Gia cơng cơ khí

Vật liệu cơ
khí

Dụng cụ cơ
khí

Cưa và đục kim
loại

Dũa và khoan
kim loại


Thực hành (vật liệu cơ khí, đo và vạch dấu)
Sơ đồ 2.2 Tóm tắt nội dung chương 3- Gia công cơ khi
d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy học
- Khái niệm về vật liệu cơ khí: Trong SGK Cơng nghệ 8, khái niệm này chỉ được nêu một cách
khái quát là “Vật liệu cơ khí bao gồm tất cả các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí”. Chính
vì thế, khi phân loại cũng chỉ căn cứ vào cấu tạo, tính chất của vật liệu mà chia ra:
Vật liệu kim loại (hình 18.1 SGK Công nghệ 8, trang 60, sơ đồ phân loại vật liệu kim loại), gồm:
kim loại gang và thép); kim loại màu (đồng và hợp kim của đồng, nhôm và hợp kim của nhôm).
Vật liệu phi kim loại (chủ yếu chỉ giới thiệu hai loại là chất dẻo và cao su).
Trong SGK Công nghệ 8 co đưa ra một số sản phẩm cơ khí, yêu cầu HS nhận biết loại vật
liệu chế tạo tương ứng.
- Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: trong 4 tính chất đã nêu trong SGK Cơng nghệ 8 cần phân
biệt rõ tính chất cơ học (khả năng chịu được tác dụng của các lực bên ngồi) và tính chất cơng
nghệ (khả năng gia cơng vật liệu dễ hay kho) ở mức độ định tính. Những tính chất này sẽ cịn
được học tiếp trong chương trình Cơng nghệ 11.
- Các dụng cụ cơ khí được giới thiệu trong SGK Công nghệ chủ yếu là các dụng cụ của nghề
nguội thủ công, tuy đơn giản nhưng lại là cần thiết đối với mọi nghề cơ khí. Co thể tom tắt như
sơ đồ 2.3.
Dụng cụ cơ khí
Dụng cụ đo và kiểm tra
(thước lá, thước cặp…)

Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
(ê tơ, kìm, cờ lê, mỏ lết…)

Dụng cụ gia công (đục,
giũa, cưa, mũi khoan…)

Công dụng, cấu tạo, phân loại…


Sơ đồ 2.3 Tóm tắt nội dung Các dụng cụ cơ khi
- Một số phương pháp gia công cơ khí được giới thiệu trong SGK Cơng nghệ 8 bao gồm: cưa,
đục, dũa, khoan kim loại. Mỗi phương pháp gia cơng này thường được trình bày theo cấu trúc
sau: Khái niệm; kĩ thuật (chọn dụng cụ, tư thế đứng, thao tác...); an toàn lao động.
17


Co thể tom tắt nội dung của phần này theo sơ đồ 2.4.
Một số phương pháp gia cơng cơ khí

Cưa và đục kim loại

Dũa và khoan kim loại

Khái niệm, công dụng
Dụng cụ, thiết bị, vật liệu
Kỹ thuật (chọn dụng cụ, tư thế, kĩ thuật thao tác…)
An toàn lao động (cho người, dụng cụ, sản phẩm…)

Thực hành đo và vạch dấu: xây dựng quy
trình cơng nghệ, thực hiện cơng việc
Sơ đờ 2.4 Tóm tắt nội dung Một số phương pháp gia công cơ khi
Trong thực tế, để làm ra một sản phẩm co thể phải dùng nhiều phương pháp gia cống khác
nhau; ngược lại, mỗi phương pháp gia công co thể dùng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Việc lựa chọn phương pháp gia công cho một sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất
của vật liệu gia công, yêu cầu kĩ thuật và điều kiện làm việc của sản phẩm, mức độ phức tạp về
kết cấu sản phẩm và vào số lượng sản phẩm cần gia công...Khi giảng dạy nội dung này co thể sử
dụng tranh giáo khoa và bộ dụng cụ cơ khí trong “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Công nghệ
8” của BGD&ĐT đã cấp cho các trường THCS. Ngoài ra co thể sưu tầm một số sản phẩm cơ khí

thơng dụng để minh hoạ cho mỗi phương pháp gia công noi trên.
2.2.2. Dạy học chương 4 - Chi tiết máy và lắp ghép
a. Mục tiêu
Học xong chương này, HS co khả năng:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
+ Mô tả được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy (ghép cố định tháo được và không
được, ghép động) và ứng dụng của chúng trong cơ khí.
- Về kĩ năng: Tháo, lắp được một số mối ghép đơn giản trên ổ trục trước (sau) của xe đạp.
- Về thái độ: Tuân thủ quy trình và thực hiện quy định về an toàn lao động.
b. Chuẩn bị
- Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV Cơng nghệ 8, phần 2 chương 4.
- Tham khảo tài liệu liên quan:Nguyễn Trọng Bình (Chủ biên), Gia cơng cơ khi, Giáo trình
CĐSP, NXB ĐHSP, 2004.
- Tranh giáo khoa.
- Bộ mơ hình chi tiết máy và lắp ghép trong bộ đồ dùng dạy học Công nghệ 8.
- Một số chi tiết máy và mối ghép thường gặp (bu lông, đai ốc, then, chốt...).
18


c. Cấu trúc
Chương này gồm 4 bài lí thuyết, 1 thực hành. Co thể mô tả cấu trúc nội dung của chương theo
sơ đồ 2.5.
Chi tiết máy và lắp ghép

Khái niệm về
chi tiết máy
và lắp ghép

Mối ghép tháo

được

Mối ghép
động

Mối ghép cố
định – mối ghép
không tháo được

Thực hành ghép nối chi tiết (tháo, lắp ổ trục trước, sau xe đạp)
Sơ đồ 2.5 Tóm tắt nội dung chương 4 - Chi tiết máy và lắp ghép
d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy
Chi tiết máy là phần tử (bộ phận) co cấu tạo hoàn chỉnh, co nhiệm vụ nhất định trong máy.
Phân loại chi tiết máy theo công dụng (sơ đồ 2.6):
Phân loại chi tiết máy theo công dụng

Chi tiết co cơng dụng chung
(bu long, đai ốc, bánh răng, lị xo…)

Chi tiết co công dụng riêng
(trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp…)

Sơ đồ 2.6 Phân loại chi tiết máy theo công dụng
Lắp ghép các chi tiết máy là liên kết các chi tiết với nhau theo những yêu cầu kĩ thuật nhất
định. Việc liên kết các chi tiết máy tạo thành các mối ghép. Các loại mối ghép cơ bản:
Phân loại mối ghép chi tiết máy

Mối ghép cố định: tháo được (ren,
vít, then..) và khơng tháo được
(hàn, đinh tán..)


Mối ghép động: bản lề, ổ trục, trục
vít…

Sơ đờ 2.7 Phân loại mối ghép chi tiết máy
Trong đo:
+ Mối ghép cố định là mối ghép mà các các chi tiết được ghép không co chuyển động
tương đối với nhau; bao gồm mối ghép không tháo được (nghĩa là muốn tháo các chi tiết phải
phá hỏng một bộ phận nào đo của mối ghép) và mối ghép tháo được (nghĩa là co thể tháo các chi
tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp).
+ Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép co thể chuyển động tương đối với
nhau; chúng còn được là khớp động. Chẳng hạn: khớp tịnh tiến (pittong - thanh truyền trục
19


khuỷu trên động cơ đốt trong), khớp quay (bản lề cửa, ổ trục xe đạp...), khớp cầu (các đăng ôtô,
giá gương xe máy, cần số ôtô.. .).
Đặc điểm của các loại mối ghép này đã được nêu khá rõ trong SGK Công nghệ 8.
2.2.3. Dạy học chương 5- Truyền và biến đổi chuyển động
a. Mục tiêu
Học xong chương này, HS co khả năng:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm và lí do phải truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí.
+ Mơ tả được cấu tạo, ngun lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi
chuyển động (bộ truyền đai, bánh răng, xích; bộ biến đổi chuyển động quay thành chuyển động
tịnh tiến và thành chuyển động lắc).
- Về kĩ năng: Tháo, lắp và xác định được tỉ số truyền của một số bộ truyền động đơn giản như
truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động xich.
- Về thái độ: Tuân thử quy trình và thực hiện quy định về an tồn lao động.
b. Ch̉n bị

- Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV Công nghệ 8, phần 2 chương 5.
- Tham khảo tài liệu liên quan: Nguyễn Trọng Bình (Chủ biên). Gia cơng cơ khi. Giáo trình
CĐSP, NXB ĐHSP, 2004.
- Tranh giáo khoa.
- Bộ mơ hình truyền và biến đổi chủn động trong bộ đồ dùng dạy học Công nghệ 8.
- Một số chi tiết máy hoặc bộ truyền và biến đổi chuyển động thường gặp (bánh đai, y đai ma
sát, bánh răng, xích ...).
c. Cấu trúc
Chương này gồm 2 bài lí thuyết, 1 thực hành. Co thể mơ tả cấu trúc nội dung của chương
theo sơ đồ 2.8.
Truyền và biến đổi chuyển động

Truyền chuyển động: truyền chuyển
động giữa hai trục song song

Biến đôit chuyển động: biến chuyển
động quay thành chuyển động tịnh tiến
và thành chuyển động lắc.

Thực hành: Ghép nối chi tiết
Sơ đồ 2.8 Tóm tắt nội dung chương 5- Truyền và biến đổi chuyển động
d. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy
- Cơ cấu truyền động (bộ truyền động) là tập hợp các chi tiết máy dùng để truyền hoặc biến đổi
một chuyển động co trước thành một chuyển động mong muốn. Trong cơ cấu truyền động, các
chi tiết máy được ghép với nhau tạo thành một hệ thống co chuyển động tương đối với nhau (hệ
thống co thể gồm nhiều khâu); chỗ nối động hai khâu với nhau gọi là khớp động. Cơ cấu truyền
động nào cũng thường co khâu cố định (còn gọi là giá), các khâu còn lại chuyển động tương đối
với nhau. Khâu co chuyển động cho trước gọi là khâu dẫn (vật dẫn); các khâu phụ thuộc vào quy
20



luật chuyển động của khâu dẫn gọi là khâu bị dẫn (vật bị dẫn). Như vậy, trong cơ cấu, chuyển
động được truyền từ vật này sang vật khác qua các khớp nối động.
Tuỳ theo tính chất chuyển động của vật bị dẫn mà cơ cấu truyền động được chia ra là cơ
cấu truyền (chuyển động của vật bị dẫn giống với chuyển động của vật dẫn) hoặc biến đổi
chuyển động (chuyển động của vật bị dẫn khác với chuyển động của vật dẫn). Trong chương
trình phổ thơng chỉ giới thiệu truyền chuyển động quay giữa hai trục song song.
- Truyền (bộ truyền) chuyển động là cơ cấu làm nhiệm vụ truyển và biến đổi tốc độ cho phù
hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- Thông số đặc trưng cho cơ cấu truyền chuyển động quay về mặt truyền động là tỉ số
truyền (i):
số vòng quay trong 1 phút của trục bị dẫn
n1 D1 Z1
=
=
i=
= = hay i =
n 2 D 2 Z2
số vòng quay trong 1 phút của trục dẫn
Tuỳ theo yêu cầu cần truyền hoặc biến đổi chuyển động mà người ta chọn thiết kế bộ
truyền cụ thể.
- Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động, cơ cấu tay quay thanh lắc (biến chuyển
động quay thành-chuyển động lắc) là phức tạp, kho hiểu với HS. Bản chất của cơ cấu
này là: Chuyển động lắc là chuyển động quay của vật qua lại trong một goc nào đo (khơng trọn
vịng). Ví dụ, chủn động của bàn đạp chân máy khâu, quạt điện co tuốc năng, máy dệt, xe đẩy
dùng cho người tàn tật ... là loại chuyển động lắc. Co nhiều loại cơ cấu biến đổi cụ thể (cơ cấu cam cần tịnh tiến, cơ cấu tay quay thanh lắc...). Trong SGK Công nghệ 8 co giới thiệu loại cơ cấu tay
quay thanh lắc.
2.3. Phương pháp dạy các bài thực hành
2.3.1. Cấu trúc
Cấu trúc các bài thực hành của phần 2 – Cơ khí được tom tắt bởi sơ đồ 2.9:

Thực hành của phần 2 – Cơ khí

Chương 3

Bài 19 – Thực
hành vật liệu
cơ khí

Chương 4

Bài 28 – Thực
hành ghép nối
chi tiết

Bài 23 - Thực
hành đo và
vạch dấu

Chương 5

Bài 31 – Thực hành
truyền và biến đổi
chuyển động

Sơ đồ 2.9. Tóm tắt nội dung thực hành phần 2 – Cơ khi
2.3.2. Một số nội dung cần lưu ý khi dạy thực hành phần 2- Cơ khí
Cấu trúc chung của bài dạy thực hành đã được trình bày ở mục 1.3.2. Dưới đây chỉ ra một
số lưu ý về cấu trúc của bài thực hành trong phần 2 – Cơ khí.

- Bài 19 – Thực hành Vật liệu cơ khí

21


+ Mục tiêu: Phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến; Biết phương pháp đơn giản đê
thử cơ tính của vật liệu cơ khí.
+ Chuẩn bị: 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép và 1 thanh nhựa co đường kính
∅4mm; 1 bộ tiêu bản vật liệu gồm : gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, chất dẻo;
dụng cụ (búa nguội nhỏ, đe nhỏ, dũa nhỏ); mẫu báo cáo.
+ Tiến trình:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết đã học về vật liệu cơ khí ở bài 18 SGK Công nghệ 8.
Bước 4: Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại và điền vào bảng trong báo
cáo thực hành.
Bước 5: So sánh vật liệu kim loại đen và vật liệu kim loại màu và điền vào bảng trong
báo cáo thực hành.
Bước 6: So sánh vật liệu gang và thép và điền vào bảng trong báo cáo thực hành.
- Bài 23 – Thực hành Đo và vạch dấu
Nội dung bài 23 co tính chất đặc trưng của một bài thực hành, mà mục tiêu là rèn luyện
kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, dụng cụ gia cơng trong cơ khí. Vì vậy khi dạy bài này GV cần tuân
thủ quy trình 3 bước của bài dạy thực hành.
Bước 1: Giai đoạn hướng dẫn ban đầu: Nội dung co thể gồm các công việc sau:
+ Nêu mục tiêu/ mục đích, yêu cầu của bài: Rèn luyện kỹ năng gì? Sản phẩm sau thực
hành cần đáp ứng được yêu cầu gi?
+ Phục hồi những kiến thức, kĩ năng co liên quan: kiến thức về dụng cụ đo, kiến thức lý
thuyết về vạch dấu, chấm dấu.
+ Nêu khái quát trình tự cơng việc.
+ Biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kết quả: GV nêu tồn bộ quy trình và làm mẫu,
HS luyện tập theo quy trình.
Bước 2: Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên (thực hành): GV phân chia nhom, vị trí, vật

liệu - dụng cụ, HS luyện tập, GV quan sát, theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn trong suốt quá trình.
Bước 3: Giai đoạn kết thúc (đánh giá):
+ Yêu cầu HS ngừng luyện tập, các nhom thảo luận, so sánh và tự nhận xét - đánh giá
kết quả thực hành.
+ HS hoàn thành báo cáo, sản phẩm.
+ GV nhận xét, đánh giá toàn diện về kết quả bài thực hành.
+ Thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học.
- Bài 28 – Thực hành Ghép nối chi tiết
+ Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và sau xe đạp.
+ Chuẩn bị: Bộ ổ trục trước và sau xe đạp, cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm nguội, giẻ lau, mỡ,
xà phịng, HS chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu.
+ Nội dung: Tìm hiểu cấu tạo của ổ trục trước và sau xe đạp.
+ Tiến trình:
Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài tập thực hành.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Bước 3: Liên hệ kiến thức lý thuyết.
22


Bước 4: Tiến hành tháo ổ trục trước, sau xe đạp theo đúng quy trình.
Bước 5: Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước, sau xe đạp.
Bước 6: Tiến hành lắp ổ trục trước, sau xe đạp theo đúng quy trình.
Khi giảng dạy nội dung này, tuỳ điều kiện dạy học cụ thể mà GV co thể áp dụng một
trong các mức độ sau:
Mức 1: GV giới thiệu toàn bộ quy trình, làm mẫu một số động tác kho sau đo HS luyện
tập và làm theo quy trình.
Mức 2: GV giới thiệu một phần quy trình, hướng dẫn HS xây dựng tiếp quy trình và
thực hiện theo quy trình.
Mức 3: GV hướng dẫn HS tự xây dựng tồn bộ quy trình và thực hiện.
Quy trình tháo ổ trục trước xe đạp như sơ đồ 2.10, quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.


Đai
ốc

Vịng
đệm

Đai ốc
hãm cơn

Cơn

Trục

Nắp
nồi
trái

Nắp
nồi
phải

Bi

Nồi
trái

Bi

Nồi

phải

Sơ đờ 2.10 Quy trình tháo ổ trục trước xe đạp
- Bài 31 – Thực hành Truyền và biến đổi chuyển động
Bài thực hành về truyền và biến đổi chuyển động (bài 31 SGK Công nghệ 8 ) co 3 nội
dung:
+ Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.
+ Lắp ráp các bộ truyền và kiểm tra tỉ số truyền theo bộ mơ hình lắp ráp truyền và biến đổi
chủn động của BGD&ĐT quy định. Kết quả đo và tính toán được ghi vào báo cáo theo mẫu
báo cáo thực hành (trang 108 SGK).
+ Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chủn
động co trên mơ hình động cơ đốt trong 4 kì: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (biến chuyển động
quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pittong hoặc ngược lại); cơ cấu phàn phối
khí (biến chuyển động quay của trục cam thành chuyển động tịnh tiến của xupáp để đong/mở
các cửa nạp/thải); sự truyền chuyển động quay giữa trục khuỷu và trục cam thông qua cặp bánh
răng với tỉ số truyền i=l/2.
Đối với nội dung thứ 3, cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong 4 kì là một
khái niệm khá mới đối với cả GV và HS. Vì vậy khi dạy nội dung này GV cần phải tìm hiểu kỹ
cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong trong các tài liệu chuyên ngành.
Trong trường hợp không co mơ hình GV co thể tham khảo các mơ hình động mơ tả cấu
tạo và ngun lí làm việc của động cơ đốt trong 4 kì và trình chiếu cho HS quan sát.
2.4. Phương pháp hướng dẫn ôn tập
2.4.1. Dạy học bài tổng kết phần 2- Cơ khí
Đối với bài tổng kết phần 2 – Cơ khí, phương pháp tiến hành tương tự như bài tổng kết
phần 1.
23


Sơ đồ tổng kết nội dung như mẫu gợi ý:
Vật liệu cơ khí


Dụng cụ và
phương pháp gia
cơng cơ khí
Cơ khí

Chi tiết máy và
lắp ghép
Truyền và biến
đổi chuyển động

Sơ đồ 2.11 Tổng kết nội dung kiến thức phần 2 – Cơ khi
2.4.2. Hướng dẫn một số câu hỏi, bài tập phần 2- Cơ khí
Phương pháp chung hướng dẫn HS giải bài tập kỹ thuật đã được học trong chương trình
Lý luận dạy học kỹ thuật cơng nghiệp và được trình bày tom tắt ở mục 1.4.2.
Khi hướng dẫn HS trả lời, làm bài tập phần này cần chú ý một số điểm sau:
- Câu hỏi số 4- Bài 24, trang 85, SGK Công nghệ 8: Để trả lời câu hỏi này HS phải liên hệ thực
tế trên cơ sở kiến thức đã biết. GV co thể đưa ra các gợi ý cho HS bằng cách lấy một ví dụ cụ thể
về một chiếc máy cụ thể co cấu tạo gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau. Trong quá trình hoạt
động, giả sử một chi tiết bị hỏng thì cần phải làm gì? Việc sửa chữa chỗ hỏng đo co ảnh hưởng
gì tới các chi tiết cịn lại hoặc ảnh hưởng tới cả chiếc máy không?
- Câu hỏi số 3- Bài 25, trang 89, SGK Công nghệ 8: Để trả lời câu hỏi này HS cần phải co sự mở
rộng kiến thức ra ngồi phạm vi bài học. Vì vậy GV cần tìm hiểu kỹ bản chất, đặc điểm và phạm
vi ứng dụng của mối ghép hàn, mối ghép đinh tán. GV co thể đưa ra các gợi ý cho HS bằng cách
tìm hiểu điều kiện làm việc của quai nồi, xét sự ảnh hưởng của điều kiện làm việc đo đến mối
ghép quai với nồi để co kết luận chính xác.
- Câu hỏi số 6 – Bài tập tổng kết và ơn tập phần 2- Cơ khí, trang 110, SGK Công nghệ 8.
Đây là câu hỏi ôn tập dạng bài tập tính toán, khi hướng dẫn GV nên thực hiện theo quy
trình hướng dẫn HS giải bài tập kỹ thuật như đã trình bày ở mục 1.4.2.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Nguyễn Văn Khôi (2007), Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp ở THCS, NXB ĐH Sư phạm.
2. Nguyễn Minh Đường (tổng chủ biên)(2006),Công nghệ, Công nghiệp 8, NXB Giáo dục.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Trình bày mục tiêu tổng quát của phần 2- Cơ khí trong chương trình Cơng nghệ 8.
2. Phân tích đặc điểm chung của phần 2- Cơ khí trong chương trình Cơng nghệ 8.
3. Nêu các phương pháp thường sử dụng trong dạy học phần 2- Cơ khí trong chương trình Cơng
nghệ 8.
4. Lập kế hoạch dạy học phần 2- Cơ khí theo phân phối chương trình Cơng nghệ 8.
24


5. Chuẩn bị phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài 18, bài 20, bài 25, bài 30 SGK Cơng
nghệ 8.
6. Trình bày một số nội dung cần lưu ý khi dạy học bài 18, bài 20, bài 25, bài 30 SGK Công nghệ 8.
7. Soạn giáo án dạy học một bài lí thuyết và một bài thực hành.
8. Thảo luận: Những thuận lợi và kho khăn trong dạy học phần Cơ khí, chương trình Cơng nghệ
8 ở bậc THCS.

CHƯƠNG 3
Phương pháp dạy học phần Kỹ thuật điện ở THCS
Số tiết: 08 (Lý thuyết: 04 tiết; Bài tập, thảo luận: 04 tiết)
A) MỤC TIÊU
25


×