Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

đồ án kỹ thuật cơ khí Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.93 KB, 201 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Phần Một : Biện Luận Đề Tài Thiết Kế
Chương 1.Vai Trò Của Sản Phẩm ,Giới Thiệu Địa Điểm Xây Dựng
Đ1. Vai Trò Của Sản Phẩm
Từ xa xưa sản phẩm sứ dân dụng đó đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong cuộc sống đời thường.Ngày ấy sản phẩm sứ dân dụng chủ yếu được sử
dụng để chứa đựng thức ăn ,nước uống ,đựng hoa… và không nhiều chủng lọai
sản phẩm lắm.
Ngày nay sứ dân dụng không những đóng vai trò chứa đựng thông thường nữa ,
mà nó cũn góp phần vào phát triển nền kinh tế quốc dõn .Giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều người.Điểm thú vị là sản phẩm sứ ngày càng đa dạng và nhiều
chủng loại sản phẩm.

Đ2. Nhu Cầu Về Sản Phẩm
Cũng như mọi sản phẩm khác thị trường gốm sứ được tiêu thụ ở trong và
ngoài nước. Trong những năm gần đõy trong điều kiện hội nhập kinh tế phát
triển, loại hàng này được tiờu thụ mạnh ở nước ngoài. Thị trường trong nước
được phõn làm 2 loại; nội hạt (trong vùng) và ngoại hạt (ngoài vùng).
Ngày nay trong nền kinh tế mở ,sản phẩm gốm sứ dân dụng của nước ta chịu sự
cạnh tranh lớn từ phía Trung Quốc.Mặc dù nhu cầu về sứ dân dụng của nước ta
là rất lớn. Song với tình hình sản xuất hiện nay ta cũng chưa đáp ứng được nhu
cầu cho nước nhà .Hàng Trung Quốc có đặc điểm là giá rẻ , mẫu mã hợp với thị
hiếu của dân ta .Song chất lượng của nó thì không phải lúc nào cũng tốt .Để cạnh
tranh thì ngoài việc hạ chi phí sản xuất ta còn chú ý vào chất lượng sản phẩm
nữa.
Sinh viên thực hiện : Trịnh Văn Hường
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Đ3. Phương Hướng Phát Triển
Ngày 22 tháng 12 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số
174 /2004/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-
Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020


Sau đây là trích dần bản Quy Hoạch .Những vấn đề liên quan đến sản xuất và
tiêu thụ Gốm Sứ dân dụng
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt
Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
nghiệp;
Căn cứ Công văn số 2659/VPCP-NN ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn
phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: Giao Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển
Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn
đến năm 2020;
Căn cứ các văn bản góp ý cho Dự án của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây
dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc
phòng và Giao thông Vận tải;
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực Phẩm
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công
nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung
sau:
1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu chiến lược phát triển Ngành:
1.1. Quan điểm phát triển:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành để
huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội; tập trung đầu tư để đưa

sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu,Thuỷ tinh cao cấp trở thành
những sản phẩm mũi nhọn của ngành.
- Trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại làm nòng cốt, chú trọng
đầu tư phát triển ngành theo chiều sâu. Đặc biệt đầu tư nghiên cứu sơ chế, tuyển
chọn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận với công nghệ cao
nhằm sản xuất các sản phẩm mới tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích một số doanh nghiệp lớn đầu tư mở rộng để nâng cao tiềm
lực kinh tế, xây dựng thương hiệu mạnh làm nòng cốt thúc đẩy cả Ngành phát
triển.
1.2. Định hướng phát triển của nhóm sản phẩm Gốm Sứ.
Vùng 1: Cần phát triển gốm sứ kỹ thuật. Vùng 2 và Vùng 5: Phát triển gốm
sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ truyền thống, gốm sứ kỹ thuật. Vùng 3,
Vùng 4 và Vùng 6: Phát triển gốm sứ mỹ nghệ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Đưa nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn
của Ngành.
Để sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị
trường đặc biệt là xuất khẩu, cần đầu tư các cơ sở sản xuất lớn, có trang thiết bị
tiên tiến. Đầu tư mở rộng những cơ sở sản xuất gốm sứ đó cú để nâng cao năng
lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá mặt hàng. Cụ thể là:
Gốm sứ gia dụng cao cấp và xuất khẩu: Khuyến khích Công ty Cổ phần Sứ
Hải Dương, Tiền Hải (Thái Bình), Công ty Sứ Minh Long I tiếp tục đầu tư mở
rộng sản xuất.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại gốm sứ kỹ
thuật mới phục vụ ngành công nghiệp Gốm sứ-Thuỷ tinh như: Sản xuất các loại
vật liệu chịu lửa, tấm kê, bao nung cỏc sản phẩm bi, các lớp lót cao nhụm, cỏc
loại vật liệu này đang phải nhập khẩu với khối lượng lớn.
1.3 Định hướng nguyên liệu phục vụ sản xuất Gốm Sứ.
Tập trung vào đầu tư khai thác và chế biến các loại nguyên vật liệu đầu vào
như: cao lanh, tràng thạch, thạch anh, cát trắng, đá vôi, dolomớt và Frớt đảm

bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ-Thuỷ
tinh hiện có và dự kiến hoạt động vào giai đoạn tới. Đặc biệt ưu tiên các Dự án
đầu tư vào khai thác và chế biến một số nguyên vật liệu cao cấp, các loại men
màu để sản xuất các sản phẩm Gốm sứ-Thuỷ tinh cao cấp, thay thế cho việc nhập
khẩu nguyên vật liệu này.
1.4 Định hướng về máy móc phục vụ sản xuất Gốm Sứ.
Hợp tác với các nhà khoa học, các Trường, Viện để nghiên cứu ứng dụng và
mua công nghệ hiện đại của nước ngoài tiến tới làm chủ được công nghệ. Kết
hợp mua công nghệ hiện đại với việc tổ chức hợp tác với ngành cơ khí trong
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
nước để phát huy nội lực, từng bước tự sản xuất để thay thế nhập khẩu. Đầu tư
sản xuất lò nung gốm và một số máy móc thiết bị chuyên ngành.
Tập trung đầu tư vào việc chế tạo các loại thiết bị máy móc phục vụ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm sứ mỹ nghệ như :
các loại thiết bị tạo hình sản phẩm, lò con thoi, lò tuy nen cỡ nhỏ, thiết bị sấy,
thiết bị nghiền, máy khử từ, lọc đất, luyện đất, tráng men, trang trí sản phẩm, sửa
và hoàn thiện sản phẩm, các loại khuôn mẫu cho thuỷ tinh nhằm thay đổi về
chất, thay thế công nghệ và thiết bị sản xuất thủ công lạc hậu hiện nay sang cơ
giới hoá và tự động hoá.
1.5 Các mục tiêu chiến lược.
- Duy trì tốc độ phát triển chung toàn Ngành từ 20-25% nhằm đáp ứng 90%
nhu cầu tiêu dùng trong nước giai đoạn từ nay đến năm 2010. Cụ thể cho nhóm
sản phẩm Gốm Sứ là:
Nhóm sản phẩm gốm sứ : Tăng trưởng bình quân 20-30%/năm.
- Đảm bảo cung cấp từng phần và tiến tới đáp ứng các nhu cầu về một số
loại nguyên vật liệu và thiết bị cho sản xuất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt gốm sứ gia dụng cao cấp Giai đoạn
2010-2020: Đáp ứng cơ bản toàn bộ nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm
gốm sứ gia dụng
2. Quy hoạch phát triển nhóm sản phẩm Gốm Sứ giai đoạn 2001-2010:

Sứ gia dụng cao cấp và sứ gia dụng phổ thông đầu tư mở rộng:
+ Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương nâng công suất lên 20 triệu sản phẩm/ năm.
Và tiếp tục nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
+ Công ty Sứ Tiền Hải nâng công suất lên 8 triệu sản phẩm/năm và tiếp tục
nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.
+ Các nơi khác nâng công suất lên 320 triệu sản phẩm/năm.
Đầu tư mới nhà máy sản xuất sứ gia dụng cao cấp, công suất 5 -7 triệu sản
phẩm/năm.
3. Dự kiến vốn đầu tư cho ngành Gốm Sứ dân dụng:
Vốn đầu tư giai đoạn 2001-2010 là 1.047 tỷ đồng
Điều 2. Một số giải pháp và chính sách để hỗ trợ cho sự phát triển Ngành Gốm
sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam.
1. Các giải pháp và tổ chức quản lý:
1.1. Quản lý ngành kinh tế kỹ thuật:
- Cần sớm thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ và Thủy
tinh Công nghiệp với quy mô toàn quốc trong đó cú cỏc Chi hội theo vùng lãnh
thổ và các địa phương.
- Thành lập trung tâm kiểm định kỹ thuật chung cho tất cả cỏc nhúm sản
phẩm, trung tâm dịch vụ kỹ thuật - tư vấn thiết kế, lắp đặt chuyển giao công nghệ
cho các cơ sở sản xuất.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm
thị trường và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Đón nhận và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ, trao đổi và đào tạo các chuyên gia, nghệ nhân, cán bộ quản lý và kỹ
thuật, công nhân lành nghề.
1.2. Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và tổ chức sản xuất:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
- Đa dạng hoỏ cỏc mô hình doanh nghiệp sản xuất trong Ngành: Công ty
nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, các doanh nghiệp tư

nhân và các liên doanh với nước ngoài.
- Đẩy mạnh việc tổ chức đổi mới và sắp xếp các Công ty nhà nước sang các
hình thức Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả
kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập.
- Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp trong
Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm, trên cơ sở
chuyên môn hoỏ sõu của từng doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết
như:
+ Liên kết theo hình thức vệ tinh: đối với các sản phẩm cần nung đốt tập
trung, kể cả các sản phẩm chiếu sáng, sản phẩm phích nước
+ Liên kết sản xuất để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt đẩy
mạnh sự liên kết giữa các hộ sản xuất với các doanh nghiệp ở các làng nghề.
Liên kết giữa cơ sở sản xuất thuỷ tinh với các cơ sở sản xuất Rượu, Bia, Nước
Giải khát, Thực phẩm xuất khẩu và điện lực.
2. Về phát triển thị trường:
2.1. Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm:
- Tổ chức tốt công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong
nước và nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại có sự hỗ trợ
của nhà nước.
- Thành lập các trung tâm hỗ trợ xuất khẩu ngành nghề theo khu vực, làm
đầu mối sáng tạo mẫu mã và giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài.
- Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm, tham quan du lịch làng nghề ở
một số địa phương.
- Xây dựng các Website của địa phương và Website riêng cho Ngành, thông
qua đó giới thiệu các sản phẩm Gốm sứ-Thuỷ tinh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quản quản lý Nhà nước để kiểm soát chặt chẽ
khối lượng hàng Gốm sứ-Thuỷ tinh nhập khẩu hạn chế tối đa hàng nhập lậu.
2.2. Tạo ra thị trường cung ứng đầu vào ổn định:
- Cần tổ chức hình thành các doanh nghiệp khai thác và chế biến nguyên

liệu ngay tại các mỏ hoặc gần mỏ để cung cấp theo nhu cầu của các nhà sản xuất
về tiêu chuẩn chất lượng và chủng loại nguyên liệu.
3. Về tài chính và tín dụng:
- Dành vốn Ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học trong việc tạo ra
nguyên liệu mới, sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất gốm sứ
và thuỷ tinh công nghiệp.
- Tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư trong xã
hội cho đầu tư phát triển Ngành thông qua các hình thức cổ phần hoá, phát hành
cổ phiếu, phát hành trái phiếu.
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, vốn từ các
chương trình của nhà nước cho phát triển làng nghề, vốn ODA cho các dự án hỗ
trợ phát triển nông thôn
- Huy động vốn trên thị trường quốc tế dưới các hình thức Đầu tư nước
ngoài trực tiếp, hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết.
4. Về Đầu tư :
- Đối với những sản phẩm trong nước chưa phát triển như sản phẩm vật liệu
chịu lửa, tấm kê trụ đỡ trong lò nung, các loại lò nung tiết kiệm năng lượng, các
thiết bị chuyên dùng khai thác và chế biến sẵn các loại nguyên vật liệu phục vụ
cho sản phẩm Gốm sứ-Thủy tinh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư. Đặc biệt khâu khai thác và chế biến nguyên vật liệu có chất lượng cao đòi
hỏi công nghệ cao, vốn lớn khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia.
- Quy hoạch lại các mỏ nguyên liệu và phân cấp quản lý các mỏ giữa các
Bộ, Ngành và Địa phương theo hướng các mỏ nhỏ giao cho Địa phương quản lý
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
để tổ chức khai thác có hiệu quả. Xây dựng qui chế cụ thể trong việc quản lý,
khai thác và chế biến để nâng cao hiờu quả khai thác, tiết kiệm tài nguyên và gắn
với việc đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đối với những sản phẩm truyền thống cùng loại, cần được phân công liên
kết sản xuất để tạo qui mô đủ lớn có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập
ngoại, tránh đầu tư khép kín, dàn trải, kém hiệu quả và tạo nên cạnh tranh không

cần thiết trong cùng một ngành trên thị trường.
5. Về khoa học công nghệ:
a) Các doanh nghiệp cần tận dụng có hiệu quả những dây chuyền công nghệ
và thiết bị sẵn có. Chú trọng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để hoàn thiện
và đồng bộ dây chuyền sản xuất.
b) Nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phục vụ thiết thực
cho sản xuất.
- Nghiên cứu những sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và
phục vụ các ngành sản xuất khác.
- Nghiên cứu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống và nguyên vật liệu
nhập ngoại bằng những nguyên vật liệu sẵn có trong nước.
- Nghiên cứu ứng dụng về tự động hoỏ cỏc dây chuyền sản xuất, chú trọng
các mặt an toàn, năng suất, chất lượng và môi trường.
- Ứng dụng tin học, dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hiểu hướng phát
triển chung của thế giới đối với ngành.
- Nghiên cứu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất của ngành.
c) Tăng cường tiềm lực cho khoa học công nghệ và môi trường.
- Đầu tư nâng cấp Viện nghiên cứu Sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đồng thời
Viện cần chủ động tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để có đủ năng lực
nghiên cứu, thực nghiệm trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ và trung
tâm nghiên cứu ứng dụng của Ngành.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
6. Về đào tạo nguồn nhân lực:
- Đối với các hệ đào tạo kỹ sư và kỹ thuật silicỏt:
Cần nâng cấp và bổ sung thêm những kiến thức, công nghệ hiện đại của thế
giới vào giáo trình giảng dạy ở bộ môn Silicỏt tại các trường Đại học.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các nhà khoa học,
các chuyên gia đầu ngành và các doanh nghiệp trong việc đào tạo. Từ nay đến
năm 2020 mỗi năm đào tạo cho ngành từ 150 đến 200 cán bộ Silicỏt có trình độ
đại học và trên đại học.

- Đối với hệ công nhân kỹ thuật:
Cần đầu tư vào hệ thống đào tạo chuyên ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh, trước
mắt khi chưa thành lập được một trường đào tạo riêng cho Ngành, các trường
công nhân kỹ thuật của Bộ Công nghiệp và các địa phương cần bổ sung thêm
ngành nghề đào tạo công nhân chuyên ngành Silicỏt, phấn đấu đạt mức 2000
công nhân kỹ thuật/năm cho Ngành vào năm 2005 và tăng dần vào các năm sau.
- Đối với các nghệ nhân và chuyên gia giỏi của Ngành:
Cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng như cấp chứng nhận “Bàn tay vàng” tạo
điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân truyền nghề (cấp đất để xây dựng cơ sở
đào tạo).

Điều 3. Tổ chức thực hiện Quy hoạch.
Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Uỷ ban
Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, phát triển Ngành
theo Quy hoạch.
Các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Khoa học Công nghệ,
Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quĩ Hỗ trợ
phát triển, theo chức năng của mình phối hợp Bộ Công nghiệp để hỗ trợ các
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê
duyệt.
Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: thông qua
hệ thống quĩ khuyến cụng, cỏc chương trình quốc gia và các chính sách của Nhà
nước và địa phương khuyến khích phát triển đầu tư các cơ sở khai thác và chế
biến nguyên liệu tại địa phương. Chủ trì quy hoạch chi tiết phân bổ đất cho phát
triển các cụm, điểm Công nghiệp, làng nghề Gốm sứ-Thuỷ tinh, các nhà máy
khai thác, chế biến nguyên vật liệu và sản xuất Gốm sứ-Thuỷ tinh trên địa bàn.
Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh là cơ quan đầu mối
hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai xúc tiến thương mại, chuyển giao các
dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư.


Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng
Công báo. Các qui định trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục
trưởng các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ, Viện trưởng Viện
nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp sản
xuất gốm sứ và thuỷ tinh (nếu được thành lập) và Thủ trưởng các doanh nghiệp
trong Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Qua việc phõn tớnh đánh giá như trên ,cũng như chính sách phát triển của nhà
nước cho ta thấy , xây dựng một nhà máy Sản xuất Sứ Dân dụng là hết sức cần
thiết và phù hợp với nhu cầu của thời đại.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Chương Hai . Lựa Chọn Địa Điểm Xây Dựng Nhà Máy
Theo nhu cầu về sản phẩm sứ dân dụng, cần thiết kế một nhà máy với năng
suất thiết kế 12 triệu tấn /1 năm .Để xây dựng được một nhà máy như vậy ,có rất
nhiều địa điểm để cho ta có thể lựa chọn.Mỗi địa điểm có những thuận lợi và khó
khăn riêng .Do đặc điểm nhà máy sản xuất sứ dân dụng của ta cần nhiều loại
nguyên liệu khác nhau .Các loại nguyên liệu lại không tập trung vào một mỏ ,vì
thế nhà máy không nhất thiết cần đặt gần một mỏ nguyên liệu nào cả .Tốt hơn
hết là nhà máy nên chọn gần nơi tiêu thụ thì tốt hơn. Qua việc đi thực tế và khảo
sát nhiều vựng trờn đất nước .Tôi đã đến Xã Tam Hưng –Huyện Thủy Nguyên
Thành phố Hải Phòng và thấy rằng nơi đây rất là thích hợp để đặt một nhà máy
sản xuất sứ dân dụng trên .Sau đây tôi xin giới thiệu về vùng đất Công Nghiệp
đầy tiềm năng này .Những khó khăn cũng như những thuận lợi cho việc Xây
dựng nhà máy Sứ Dân dụng.
Đ1.Đặc Điểm Vùng Được Chọn Để Xây Dựng Nhà Máy
I.>Điều kiện tự nhiên.
1.Vị trí địa lý.

Tam Hưng _Thủy Nguyờn_Hải phũng là vùng đất Công Nghiệp phía đông
bắc của thành phố .
-Mặt phía đông là cửa biển Bạch Đằng Lịch Sử
-Phía bắc tiếp giáp huyện Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.
-Phía Tây gần cảng Chùa Vẽ .Một cảng biển lớn của Thành phố Hải Phòng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
-Phía Nam cách trung tâm thành phố 14 cây vị trí địa lý như trên đã mang lại cho
Xã Tam Hưng những thuận lợi về giao thông vận tải và giao lưu với cỏc vựng
kinh tế trọng điểm khác.
Để cú thờm hiểu biết về vùng đất đầy tiềm năng này .Sau đây tôi xin minh họa
bằng hai bản đồ chi tiết .Bản đồ thứ nhất là bản đồ chi tiết về Xã Tam Hưng,và
cỏc Xó phụ cận.
Bản đồ thứ hai là bản đồ Thành Phố Hải Phòng và các vùng phụ cận
2. Bản đồ Xã Tam Hưng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
3. Bản đồ Thành Phố Hải Phòng và các vùng phụ cận
II>.Điều kiện khí hậu.
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu á, sát biển Đụng nên Tam Hưng
chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ
tháng 6 đến tháng 9.
Thời tiết của Tam Hưng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương
đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Tam Hưng ấm hơn 1
0
C và về mùa hè
mát hơn 1
0
C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 23

0
C, cao
nhất có khi tới 40
0
C, thấp nhất ít khi dưới 5
0
C. Độ ẩm trung bình trong năm là
80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất
là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ
mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
III>.Tài nguyên.
Tam Hưng nằm trờn vựng đất phù xa mầu mỡ rất thích hợp cho phát triển
Nụng Nghiệp.Cú hai mặt là tiếp giáp sông và cửa biển đây là thuận lợi lớn cho
nghề đánh bắt thủy hải sản.
IV>Điều kiện chớnh Trớnh trị xã hội.
Tụi đã sinh ra và lớn lên ở vùng đất đầy tiềm năng này và cũng đã được đi
nhiều nơi ,biết cách sống của con người ở nhiều vựng trờn đất nước .Tôi thấy
con người ở miền đất này cú cỏc đức tính rất quý ,rất đáng để thương,để nhớ và
trân trọng.Mọi người ở đây sống một cuộc sống chân thực ,mộc mạc đơn sơ
thắm đượm đầy tình làng nghĩa xúm.
Tình hình trớnh trị ở đây rất ổn định mọi người sống rất ôn hòa với nhau.Con
người ở đây rất ham học hỏi 100 % đều biết viết biết đọc.Tỉ lệ vào Đại Học năm
sau cao hơn năm trước.
Mức thu nhập trung bình trên một đầu người ở đây là 1 triệu đồng /1 người
V>Cơ Sở Hạ Tầng.
Do đặc điểm nằm ở vùng Công Nghiệp phía đông bắc thành phố .Nên đường
xá giao thông ở đây khá tốt .Mới đây lại có dự án mở rộng đường 10 .Đây là
tuyến đường quan trọng ,mạch máu giao thông để nối liền Tam Hưng với trung
tâm thành phố Hải phòng .Để từ đó nối liền với tam giác kinh tế Hà nội – Hải

Phòng—Quảng Ninh
Mặt khác do đặc điểm một mặt là cửa biển bạch đằng nên đây là điều kiện rất tốt
cho giao thông thủy .Trong tương lai khi xây dựng song nhà máy thỡ đõy có thể
giao thông thủy là con đường giao thông chủ yếu của nhà máy .

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Đ2.Thuận Lợi Và Khó Khăn Cho Việc Xây Dựng Nhà Máy
Xuất phát từ đặc điểm tình hình chung của địa điểm đặt nhà máy ,ta cú cỏc
phõn tớnh và nhận xét tổng quan sau.
I>Về Vị Trí Địa Lý.
Tam Hưng nắm ở vị trí rất thuận lợi cho việc thông thương trao đổi hàng
hóa với các vùng phụ cận khác . Cỏch trung tâm thành phố không xa ,nên dễ
dàng giao dịch với Tam giác kinh tế Hà nội – Hải Phũng—Quảng Ninh
Đặc biệt là mảnh đất này nằm trên tuyến Quốc lộ 10 mạch máu giao thông nối
liền hai trọng điểm kinh tế Hải Phòng và Quảng Ninh.
II>Nhiờn Liệu.
Địa điểm đặt nhà máy rất thuận tiên cho việc nhập nhiên liệu vì hai lý do sau
-Tại Tam Hưng hiện đang có Công Ty luân chuyển dầu Caltex dầu nhập về
Công Ty qua đường thủy .Sau đó vận chuyển vào các tỉnh thông qua đường
bộ.Do đó khi xây dựng song nhà máy ta có thể liên hệ và đặt mua dầu tại Công
Ty .Sẽ bớt đi được kinh phí vận chuyển nhiên liệu dầu về nhà máy
-Tam Hưng lại giáp danh uụng bớ nơi có trữ lượng than rất lớn ,có thể vận
chuyển về nhà máy qua đường thủy ,nờn chớ phí vận chuyển sẽ không tốn lắm.
III>Điện Năng.
Hiện tại ở Tam Hưng đang khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện rất
lớn .Trong tương lai không xa ,khi nhà máy xây dựng song sẽ có điều kiện sử
dụng điện của nhà máy này .Đây là một thuận lợi rất lớn giảm đi chớ phớ kộo
dõy mắc điện .Còn hiện tại tình hình cung cấp điện tại địa phương cũng khá tốt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
do thuộc vào khu công nghiệp có nhiều nhà máy ,và luôn được sự quan tâm ưu

tiên .
IV>Nước.
Nước ở vùng Tam Hưng này cực kỳ phong phú .Nguồn chủ yếu là nước ngầm và
nước sông ,và đây là nguồn nước vô tận của vùng .Do đặc điểm giáp biển nên ở
đây có rất nhiều mạch nước ngầm ,chỉ cần đào sâu xuống 5 mét là sẽ gặp mạch
nước ngầm khá tinh khiết .
Nên việc lấy nước sử dụng cho nhà máy là hết sữ dễ dàng .Do là cửa biến nên
sự đối lưu dòng nước là rất lớn nên nước thải của nhà máy chỉ cần qua khâu sử
lý độc tố là có thể thải về nguồn sông .Khâu sư lý nước thải bớt đi tính phức tạp
và tốn kém.
V.Nguyên Liệu.
Đây có thể là khó khăn của vùng do sự hình thành vùng chủ yếu là do sự
bồi đắp phù sa ,nờn không trải qua các quá trình phun trào mắc ma, nên không
có các mỏ cao lanh và đất sét tốt cho sản xuất.Song đây không phải là nhược
điểm quá lớn vì nguyên liệu có thể vận chuyển về nhà máy dễ dàng.
VI>Giao Thông Vận Chuyển.
Khi nhà máy xây dựng song và đi vào hoạt động thì con đường giao thông
chính sẽ là đường thủy .Ngoài ra cũn cú thờm đường bộ ,dự kiến sẽ xây một
cảng để phục vụ cho giao thông thủy .Ngoài ra trong tương lai nếu cần mở rộng
các tuyến đường giao thông thì công việc này không khó lắm vì dễ dàng có thể
liên hợp với các công ty trên địa bàn để cùng làm.
Từ nhà máy chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 10 để đến được Quốc lộ năm không xa
lắm khoảng 20 cây .Vận chuyển bằng đường bộ là hoàn toàn khả thi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
VII>Điều Kiên Tổ Chức Xây Dựng.
Khi bắt tay vào thi công các công trình và các hạ mục cho nhà máy với đặc
điểm của vùng như hiện nay sẽ gặp rất nhiều thuận lợi như sau
-Đá sỏi rất dễ kiếm chỉ cách địa điểm nhà máy khoảng 3 cây số là dẫy núi đá vôi
đồ sộ
-Cũng cách nhà máy 3 cây là nhà máy xi măng chinhFong

-Cát cho xây dựng cũng rất dễ mua do ở Tam Hưng có bãi tập kết Cát rất lớn
-Việc xây dựng các công trình cảng cho nhà máy rất dễ vì có thể học hỏi kinh
nghiệm của nhà máy sản xuất sửa chữa tầu biển Nam Triệu ( nhà máy này cũng
được đặt ở Tam Hưng)
-Mặt bằng ở Tam Hưng tương đối bằng phẳng
VIII>Cỏn Bộ Công Nhân.
Như trên đã giới thiệu trình độ dõn chớ ở đây khá cao ,mọi người dường như
đã quen với nếp sống công nghiệp .Để đào tạo cán bộ công nhân cho nhà máy là
việc không khó lắm.
Hải phòng lại có rất nhiều trường dậy nghề đây sẽ là nguồn nhân lực lớn cho nhà
máy.
IX> Kết Luận.
Tam Hưng sẽ là miền đất đầy hứa hẹn nhất để đầu tư và xây dựng bất kỳ
một nhà máy nào .Minh chứng là ngày qua ngày có rất nhiều dự án đầu tư vào
vùng này trong mấy năm gần đây .Chọn địa điểm xây dựng nhà máy tai miền đất
hứa hen này là một lựa chọn vô cùng sáng suốt của người thiết kế .
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Phần Hai :Phần Kỹ Thuật
Chương 1. Lựa Chọn Mặt Hàng Và Dây Chuyền Sản Xuất
Đ1. Lựa Chọn Và Giới Thiệu Mặt Hàng
Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm sứ dân dụng trong và ngoài
nước .Căn cứ vào quyết định của Bộ Công Nghiệp và các chính sách ưu đãi từ
chính phủ .Quyết định xây dựng nhà máy sản xuất Gốm Sứ dân dụng với năng
suất thiết kế ban đầu là 12 triêu sản phẩm /1 năm. Khi đi vào hoạt động nhà máy
sẽ sản xuất bốn chủng lọai sản phẩm chính là ,bát ,đĩa ,chộn,ấm trà.
1.Thông số kỹ thuật của bát
Với chủng loại là sản phẩm bát ,dự kiến nhà máy sẽ sản xuất hai loại bỏt,bỏt
cơm và bỏt to.Kớch thước mẫu mã và các thông số kỹ thuật được cho như hình
vẽ
1.1 Bát con

Lượng sản xuất : 4
triệu sp/năm
tương đương : 800 tấn sản phẩm /năm
Sản phẩm này hiện đang rất phổ biến và thị trường đang cần nhiều nhất trong số
các sản phẩm sứ dân dụng .
1.2Bát To 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Lượng sản xuất : 500.000 sp /năm tương đương :170 tấn sản phẩm /năm
1.3 Bát To 2
Lượng sản xuất : 500.000 sp /năm tương đương : 180 tấn sản phẩm /năm
2.Thông số kỹ thuật của đĩa
2.1 Đĩa to 1
Lượng sản xuất : 1 triệu sp/năm tương đương : 240 tấn sản phẩm /năm
2.2 Đĩa to 2
Lượng sản xuất : 1 triệu sp/năm tương đương : 170 tấn sản phẩm /năm
3.Thông số kỹ Thuật của bộ ấm chén
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
3.1 Chén
Lượng sản xuất : 1,2 triệu sp /năm tương đương :120 tấn sản phẩm /năm
3.2 Ấm (đó tớnh cả nắm ,quay ấm) 24000 sp/năm tương đương : 80tấn /năm
Đ2.Lựa Dây Chuyền Sản Xuất
I>Dây Chuyền Sản Xuất Xương.
II>Dây Chuyền Sản Xuất Men.
Đ3.Thuyết Minh Dây Chuyền
I>Dây Chuyền Sản Xuất Xương.
Đầu vào dây chuyền gồm bốn nguyên liệu chính : Đất sét nhập về từ mỏ sét
Trỳc Thụn cú độ ẩm 12 % . Cao lanh La Phù nhập về dưới dạng hạt mịn độ ẩm
10% ,Felspat Vĩnh Phú nhập về dưới dạng bột độ ẩm 9 % và cuối cùng là cỏt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Võn Hải nhập về dưới dạng hạt mịn độ ẩm 0%.Ngoài ra để điều chỉnh quá trình

sản xuất hay tính chất nào đó của sản phẩm ta có đưa thêm phụ gia
Do đặc điểm nhà máy ở xa vùng nguyên liệu và để giảm bớt sự phức tạp cho dây
chuyền cùng như lượng rác thải nên nguyên liệu được nhập về nhà máy đều ở
dạng tinh khiết (đã được sử lý tại nơi khai thác )
Khi nhập về nhà máy nguyên liệu được phân thành cỏc lụ sản xuất ,sau đó cán
bộ kỹ thuật sẽ đi kiểm tra lại thành phần hóa của các loại nguyên liệu từ đó đề ra
bài phối liệu hợp lý .Sau khi ra được bài phối liệu hợp lý ,người công nhân sẽ
cân định lượng cỏc lụ nguyên liệu theo bài rồi qua băng tải chuyền vào máy
nghiền bi.Nguyờn tắc nạp liệu vào máy nghiền bi là nguyên liệu gầy sẽ được nạp
trước sau 3 tiềng mới tiếp tục nạp nguyên liệu dẻo và phế phẩm.
Phối liệu sau nghiền có độ ẩm khoảng 60% đưa qua sàng thô để lọc các hạt
không đạt kích thước,sau đó chuyển xuống bể khuấy ,cỏnh hỡnh mỏi chốo.Sau
đú từ bể chứa hồ được bơm màng cấp vào qua sàng 1 vạn lỗ /1mm
2
rồi vào máy
khử tử để khử sắt .Ra khỏi máy khử sắt ,phối liệu chuyển xuống bể chứa sau đó
được hệ thống bơm màng chuyển sang hai bể lớn sử dụng cho hai dây chuyền
tạo hình đổ rót và tạo hình bằng xõy ộp lăn .
1 Dây Chuyền Tạo Hình Đổ Rót.
Từ bể chứa lớn hồ được bơm màng chuyển sang bể chuẩn bị hồ cho dây
chuyền đổ rót .Tại đây hồ được lấy mẫu đi kiểm tra thành phần ,cỡ hạt ,tỷ
trọng ,độ lưu động để từ đó cú cỏc bổ xung chất điện giải hợp lý theo yêu cầu
của sản phẩm .Đối với sản phẩm của ta là sản phẩm sứ dân dụng nên sau khi
điều chỉnh hồ đổ rút cú cỏc thông số kỹ thuật như sau :
-Độ ẩm của hồ : 32ữ33 %
-Tỷ trọng hồ : 1,7 ữ1,72 g/cm
3
-Hồ có độ linh động tốt nhất
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
Hồ ra khỏi bể hồ đã đạt các tiêu chuẩn trên được đem đi đổ rót vào cỏc khuụn

thạch cao ,yêu cầu đối với khuôn thạch cao là :
-Độ ẩm của khuôn 6ữ8%
-Cường độ của khuôn >12 kg
Sau khi đổ hồ đầy vào khuôn ,sau một thời gian khi độ dầy của lớp mộc bám vào
thành khuụn đó đạt yêu cầu thì người công nhân đổ hồ thừa ra ,khoanh miệng
,gạt hồ thừa rồi thỏo khuụn .Khuụn sau khi thoát được sấy rồi đem sử dụng lại
.Lượng hồ thừa được hồi lưu quay lại bể chuẩn bị hồ.Sau khi thoỏt khuụn, khi độ
ẩm của mộc đạt được 17 ữ20 % và không có khuyết tật thì sản phảm sẽ được
chuyển qua khâu sửa ướt và gắn rỏp cỏc chi tiết phụ quai chén …
Sau khi đã sửa và gắn ráp song sản phẩm được mang đi sấy .Đối với sản phẩm
tạo hình theo dây chuyền đổ rót ta sử dụng phương pháp sấy phòng .Sản phẩm
mộc vào phòng sấy có độ ẩm khoảng 18ữ20 % ra khỏi phòng sấy có độ ẩm
1ữ3%.Nhiệt độ của tác nhân 40 ữ150
0
C. Sản phẩm ra khỏi phòng sấy được qua
khâu kiểm tra phân loại và cùng với sản phẩm bên dây chuyền tạo hình xõy ộp
lăn vào phân xưởng trang trí và nung

2 Dây Chuyền Tạo Hình Xây Ép Lăn.
Từ bể chuẩn bị hồ cho tạo hình dẻo ,hồ có độ ẩm khoảng 60 % được bơm
pitston bơm với áp lực cao chuyển vào máy ép lọc khung bản .Phối liệu sau ra
khỏi máy ép là cỏc bỏnh đất có độ ẩm 28ữ30 % .Các bỏnh đất này được chuyển
vào máy luyện thô .Sau luyện thô phối liệu có dạng các cục tròn được chuyển
vào kho ủ .Tại phòng ủ phải đảm bảo nhiệt độ của phũng 27ữ32
0
C ,và độ ẩm hợp
lý .Thời gian ủ 15 ữ 20 ngày .Sau khi ủ phối liệu đựợc chuyển qua khâu luyện
tinh cú hỳt chân không .Ra khỏi máy luyện tinh phối liệu cú cỏc thông số kỹ
thuật sau :
-Chỉ số dẻo : 13ữ14

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
-Độ ẩm : 23ữ23,5%
-Cường độ mộc : >13 kg/cm
2

Các phoi thừa và phế phẩm của khâu tạo hình dẻo được chuyển qua và luyện lại
Sản phẩm sau khi tạo hình sấy ép lăn cùng với khuôn được đưa vào hệ thống sấy
xích .Tại đây sản phẩm và khuôn được sấy lần một sau đó tỏch khuụn ,nhiệt độ
sấy lần một khống chế trong khoảng 40ữ45
0
C và thời gian sấy khoảng 45 phút
.Sau đó sản phẩm được chuyển qua thoỏt khuụn rồi đưa tiếp sang phòng sấy
hai ,nhiệt độ khống chế tại phòng sấy này dao đông từ 75
0
ữ80
0
C và thời gian sấy
khoảng 80 phỳt.Đối với các sản phẩm có quai sau khi thoỏt khuụn được gắn quai
luôn sau đó mới chuyển tiếp sang phòng sấy hai.
Sản phẩm ra khỏi phòng sấy có độ ẩm từ 1 ữ3 % cùng với sản phẩm từ dây
chuyền đổ rót chuyển san khâu trang men ,trang trí và nung .
Đối với sản phẩm sứ dân dụng dùng hai phương pháp trang trí là trang trí trên
men.Sản phẩm sau khi tráng men đem nung ,rồi dỏn cỏc hỡnh hoặc vẽ mầu rồi
đem nung lại ở nhiệt độ thấp khoảng 600 ữ650
0
C .
Cách trang trí thứ hai là sản phẩm sau sấy đem đi vẽ trang trí mầu nên rồi đem
nung .Phương pháp này gọi là trang trí dưới men.
II>Dây Chuyền Sản Xuất Men.
Đầu vào dây chuyền gồm 3 loại nguyên liệu chính là cao lanh ,felspat ,thach

anh .Các loại nguyên liệu này cùng được nhập về từ các mỏ như phần phối liệu
cho xương .Để tăng các tính chất quý cho men như độ bóng ,độ trong và dễ
dàng cho quá trình tráng men và nung luyện ta bổ xung thờm cỏc ụxớt …
Nguyên liệu là men được cân định lượng theo bài men rồi đổ vào máy nghiền
bi ,và được nghiền cho tới khi phối liệu qua hết sàng 1 vạn lỗ/1cm
2
.Sau đó men
cho chẩy qua hệ thống nam châm để khử sắt .Sau đó đổ vào các thùng chứa
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sứ Dân Dụng
,thườn thì men rất dễ lắng .Để chống sự lắng của men ta thêm vào chất thủy tinh
chống lắng CMC. Sau đó men được cấp sang các dây chuyền để sản xuất.
Chương 2 :Tính Toán Phối Liệu Mộc Và Men .
Đ1. Lựa Chọn Nguyên Liệu Để Sản Xuất.
Nguyên liệu dùng để sản xuất sứ dân dụng gồm có bốn loại nguyên liệu
chính:
1 Đất Sét Trúc Thôn.
Bảng một thành phần hóa
Thành phần SiO
2
Al
2
O
3
Fe
2
O
3
CaO MgO K
2
O Na

2
O MKN Tổng
Đ.S Trỳc Thụn 64,36 23,94 0,93 0,91 0,60 1,93 0,28 6,47 99,42
Bảng 2: Thành phần cỡ hạt
Thành phần cỡ hạt > 0,5 0,5-0,25 0,25-0,1 0,1-0,05 0,05-0,01
0,01-
0,005
0,005-
0,002
0,002-
0,001
< 0,001
Đ.S Trỳc Thụn 0,60 0,80 1,80 8,40 10,80 7,60 13,20 12,60 44,20
2 Thạch Anh Thanh Thủy.
3 Cao Lanh La Phù.
4 Feldspat Vĩnh Phú.
Đ2.Tớnh Toán Phối Liệu Xương.
Do đặc điểm sứ của ta là sứ cứng nên nhiệt độ nung dự kiến là : 1280°C.


Nhiệt độ nóng chảy T°
chảy
=
1600
8,0
1280
=
°C.

×