Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.64 KB, 20 trang )

Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông
nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 14% GDP của
cả nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra
mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy trong cơ cấu kinh
tế, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GNP và trong lao động xã
hội. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong
nhiều năm nữa. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã
giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan
trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.
Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản
lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống,
phân bón v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường
xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết
sức quan trọng.
Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn
(bình quân mỗi năm 8-9 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam
đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên
5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác
động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách ) nên việc nhập khẩu phân bón
của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-
Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh
gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
1
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Chính vì vậy, việc “Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của
Việt Nam” từ đó tìm ra các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón như: cung, cầu,


giá cả phân bón trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra
những giải pháp cơ bản ổn định vấn đề phân bón, thị trường phân bón ở Việt Nam
và thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón trên thị trường ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong thời
gian gần đây, cụ thể chúng tôi tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu
phân bón từ 2008 - 2010.
- Đề ra các phương án thích hợp đem lại hiệu quả cho người sản xuất, nhập
khẩu đồng thời có lợi cho người tiêu dùng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về nội dung:
 Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
 Nghiên cứu các giải pháp nâng cao nâng cao sản xuất trong nước và
tiềm năng phát triển của ngành phân bón Việt Nam.
Phạm vi về không gian
Tập chung nghiên cứu các số liệu đã công bố của tổng cục thống kê, các
trang wed và số liệu công bố của các nhà máy sản xuất phân bón.
Mặt khác ta cần nghiên cứu tình hình điều trên thị trường thế giới, các nước
trong khu vực: Campuchia, Lào, Thái Lan,…
2
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Phạm vi về thời gian
 Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón trong 2 năm gần
đây: 2008, 2009, những tháng đầu năm 2010.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung

Chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu tài liệu, phân tích đưa ra kết quả nghiên cứu, phân tích tình hình sản
xuất, nhập khẩu phân bón dựa trên kiến thức và tài liệu thu thập được.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu là số liệu thứ cấp: các số liệu từ các luận án,
luận văn, sách báo, tạp chí và trên Internet.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp dự báo
3
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
Phân bón có vai trò khá quan trọng trong việc tăng năng suất, bảo vệ cây
trồng cũng như giúp cải tạo đất. Phân bón bao gồm một hay nhiều dưỡng chất cần
thiết cho cây được chia thành ba nhóm sau:
Đa lượng: là nhóm các dưỡng chất thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm
Ni tơ (N), Phốt pho (P) và Ka li (K).
Trung lượng: là nhóm các dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở
mức trung bình bao gồm Can xi (Ca), Ma giê (Mg) và Lưu huỳnh (S).
Vi lượng: là nhóm dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây trồng cần với lượng ít
như Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu)….
Tùy theo từng loại cây trồng cũng như từng loại đất sẽ có những sản phẩm
phân bón phù hợp. Theo nguồn gốc, phân bón được chia thành hai loại:
- Phân bón hữu cơ: loại phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp
chất hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân rác. Ưu điểm của loại
phân này là có thể tận dụng nguồn rác thải từ động vật hay cây trồng để sản xuất phân
bón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên khuyết điểm của
nó là giá thành cao và khi sử dụng phân hữu cơ cây không thể sử dụng ngay dưỡng

chất từ phân mà phải trải qua một quá trình chuyển hóa nhờ vào các vi sinh vật vì vậy
cây chỉ có thể lớn từ từ. Hơn nữa mức độ hiệu quả của phân hữu cơ phụ thuộc khá
nhiều vào sự có mặt và mật độ của các vi sinh vật có ích trong môi trường.
- Phân bón vô cơ (phân hóa học): là loại phân chứa các yếu tố dinh dưỡng
dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Nguồn
nguyên liệu sản xuất được lấy từ khí thiên nhiên hay các mỏ khoáng sản. Ưu điểm
của loại phân này là có tác dụng nhanh trong việc tăng năng suất cho cây và giá
thành rẻ. Khuyết điểm lớn nhất của phân hóa học là gây ô nhiễm môi trường. Các
loại phân vô cơ phổ biến hiện nay:
4
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
- Các loại phân đơn:
+ Phân đạm: phân ure, phân sunphat đạm, phân amon nitrat…
+ Phân lân: supe lân, phân lân nung chảy…
+ Phân kali: kali clorua, sunphat kali…
- Các loại phân hỗn hợp: chứa từ 2 nguyên tố trở lên như phân SA, phân
NPK, phân DAP…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vai trò của phân hoá học đối với năng suất cây trồng ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh
tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện
đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con
tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu
khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó
chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân
khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng
độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất
cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ
tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo

tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón
cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn
thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng
lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã
góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo
dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc
hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều
kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm
5
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có
43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng,
lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số
lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và
sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ
thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón
nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con
người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt,
năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp
người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón của một số nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á
Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân bón
đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân
loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón,
nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh
lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết
định mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học
dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng
phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu

khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác
nhau để bón bổ sung. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử
dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu
nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc
và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước
sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng
cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng
nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999
6
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
như sau: - Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: bình quân 192,60 -
Thái Lan: bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 -
Myanma: bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49 Theo
số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân
khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón
của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng
phân bón cho họ có kết quả
2.2.3. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến hết năm 2010
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai,
đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể
đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến
năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha,
trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm
khoảng 2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các
diện tích này, đến hết năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân
DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung
chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian
ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP,
3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP

sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây
dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được
như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn
phân Kali nữa là tạm đủ. Năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1
triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản
xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân
NPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập
khẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số
7
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng
3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6
triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Công ty
Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ở
tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung
cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến nay, số
lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu.
Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm
chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì
đến hết năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu
kế hoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là
điều tất yếu. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng
đạm quá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải
trang bị cho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt
của phân bón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh
trưởng của cây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài
nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả được.
2.2.4 Quá trình sản xuất phân bón của Việt Nam.
Trước những năm 1960, Nông nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng phân hữu cơ và
phân chuồng để bón cho cây trồng; sau những năm 60 mới có sự chuyển hưởng kết

hợp dùng phân hóa học với phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
Trong thập kỷ 60, Nhà nước Việt Nam bắt đầu đầu tư xây dựng một số nhà
máy sản xuất phân bón hóa học: Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển Hà Nội, với
công suất thiết kế ban đầu là 20.000 tấn/ năm; Xí nghiệp Liên hợp Supe Phốt phát
Lâm Thao - Vĩnh Phú, công suất thiết kế ban đầu 100.000 tấn supephot-phát đơn/
năm; Xí nghiệp Liên hợp Phân bón và Hóa chất Hà Bắc, công suất 1 00.000 tấn urê/
năm. Về sau hai nhà máy phân lân chế biến khác đã được xây dựng thêm: Nhà máy
Phân lân nung chảy Ninh Bình đi vào vận hành từ năm 1975 có công suất thiết kế là
8
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
100.000 tấn/năm và Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành đi vào sản xuất từ tháng
12/1992 có công suất thiết kế 100.000 tấn/ năm.
Từ những năm 1979-1980 ngành sản xuất phân hỗn hợp NPK bắt đầu được
phát triển; đến những năm 1990- 1991 đã có năng lực sản xuất đạt trên 100.000
tấn/năm và từ đó đến nay ngành này đã phát triển không ngừng về số lượng, chất
lượng cũng như về chủng loại các sản phẩm.
Sản lượng NPK của các đơn vị ngoài VINACHEM chiếm khoảng 35-40%
tổng sản lượng NPK tiêu thụ trên thị trường và chiếm khoảng 20% tổng sản lượng
phân bón các loại trong toàn quốc. Ngoài những loại phân bón truyền thống trên, từ
những năm 1990 trở lại đây tại Việt Nam, người ta bắt đầu sử dụng phân vi sinh và
phân hữu cơ sinh học. Tổng lượng phân vi sinh và phân hữu cơ sinh học sử dụng
trong các năm 1999 - 2000 vào khoảng 100.000 tấn/năm.
Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, chúng ta xây dựng 2 nhà máy đạm urê từ
khí thiên nhiên ở miền Nam và 1 nhà máy đạm urê từ than cám ở miền Bắc. Ba nhà
máy này có công suất 2,2 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Nhà máy Phân đạm Bắc Giang
mở rộng với công suất 150.000 tấn urê/năm được đưa vào sản xuất từ cuối năm
2002 đưa tổng năng lực sản xuất phân đạm urê trong cả nước lên 2,35 triệu tấn/năm,
đạt xấp xỉ nhu cầu của toàn Ngành Nông nghiệp.
Về phân supe photphat đơn, chúng ta tiếp tục duy trì công suất các nhà máy
hiện tại ở mức 950.000 - 1.000.000 tấn/ năm và dần dần từng bước chuyển từ công

nghệ tiếp xúc đơn sang tiếp xúc kép để tăng hiệu suất chuyển hóa SO
2
nhằm đảm
bảo vấn đề môi trường; tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao khả năng điều
khiển tự động hóa của các dây chuyền sản xuất, sử dụng các loại xúc tác chuyển hóa
SO
2
có độ bền, độ hoạt hóa cao của các công ty Monsanto hoặc Haldor Topsoe. Về
phân lân nung chảy, công suất sản xuất của các nhà máy được nâng dần lên đạt mức
500.000 tấn/năm. Đây là sản phẩm theo công nghệ và thiết bị hoàn toàn của Việt
Nam. Chúng ta có đủ năng lực về thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị và chuyển
giao công nghệ sản xuất phân lân nung chảy.
9
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Về phân phức hợp, trong giai đoạn 2000 - 2005, chúng ta đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất DAP tại Hải Phòng, công suất 330.000 tấn/năm. Nhà máy này
được đi vào hoạt động từ 4/2009. Vào tháng 3/2009 nhà máy sản xuất phân bón cao
cấp DAP số 2 được xây dựng tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, có công suất
330.000 tấn/năm (bằng công suất Nhà máy DAP số 1 Ðình Vũ- Hải Phòng). Việc
xây dựng nhà máy tại nơi cung cấp nguyên liệu quặng apatít Cam Ðường sẽ giảm
chi phí vận tải, chủ động nguồn nguyên liệu, giải quyết việc làm cho khoảng 600 lao
động địa phương. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ năm 2012.
Hiện nay ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dung có xu hướng
giảm xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì
ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khá
nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây
trồng. Do lượng sử dụng nhiều nên các loại phân chứa các nguyên tố đa lượng
chiếm hầu như toàn bộ lượng phân bón sử dụng và cũng được đề cập nhiều nhất khi
nói về ngành phân bón. Trong nhóm phân đa lượng, phân đạm có lượng sử dụng cao
nhất, kế đến là phân lân, cuối cùng là phân kali. Mặc dù xét về mức độ cần thiết, cây

trồng cần nhiều kali hơn đạm hay lân nhưng do trong đât có tương đối nhiều K hơn
N và P nên lượng nhu cầu phân kali thấp hơn hai loại còn lại.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu thế sử dụng phân bón cũng có
khá nhiều thay đổi. Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho cây
nên người nông dân đang chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn. Vì
vậy, phân NPK, SA, DAP đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân Ure đang có
chiều hướng trong cơ cấu phân bón sử dụng của nước ta hằng năm.
10
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình sản xuất phân bón của Việt Nam.
3.1.1 Tình hình sản xuất phân bón trong nước
Hằng năm, Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu, trong đó
kali, SA phải nhập khẩu 100%. Sản xuất trong nước chỉ có khả năng đáp ứng các
loại:
- Phân đạm: do hai nhà máy Đạm Hà Bắc có công suất 180.000 tấn urê/năm.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 740.000 tấn urê/năm. Hiện cả hai nhà máy này
có khả năng đáp ứng được một nửa nhu cầu đạm trong nước
- Phân Lân: supe lân do 2 đơn vị CTCP Supe Phosphat và hóa chất Lâm Thao
công suất 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Phosphat Long Thành công suất
180.000 tấn/năm. Phân lân nung chảy do CTCP Phân lân Ninh Bình công suất
300.000 tấn/năm và CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển công suất 300.000
tấn/năm. Năng lực sản xuất phân lân trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu.
- Phân NPK phối trộn: số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong
nước khá nhiều có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK. Về cơ bản, lượng cung
trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân NPK. Hiện nay, một số doanh nghiệp
đã xuất khẩu loại phân này sang các thị trường lân cận là Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Phân DAP: nhà máy sản xuất DAP số 1 ở Hải Phòng công suất 330.000
tấn/năm. Nhà máy sản xuất phân bón cao cấp DAP số 2 Tằng Lỏng-Lào Cai, có
công suất 330.000 tấn/năm ( bằng công suất nhà máy DAP số 1 Đình Vũ- Hải

Phòng), mới đưa vào hoạt động bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phân bón DAP trong
nước ( mỗi năm khoảng 700.000 tấn), không phải nhập khẩu từ bên ngoài.
3.1.2 Khả năng phát triển nguồn phân bón sản xuất trong nước
Phân đạm có thể sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu là than đá và khí thiên
nhiên. Việt Nam đang có thế mạnh ở cả hai nguồn nguyên liệu này nhờ đó phân urê
11
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
sản xuất trong nước thường rẻ hơn giá thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh hai nguồn
nguyên liệu cho sản xuất phân đạm hiện nay, khí thiên nhiên đang có ưu thế hơn
than đá về cả chi phí cũng như nguồn cung.
Do chi phí khai thác than đang có xu hướng tăng mạnh nên giá nguyên liệu
than vì thế cũng tăng theo. Hơn nữa than đá cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất của ngành điện, xi măng và giấy nên sẽ dẫn đến tình hình cạnh tranh
nguyên liệu với những ngành trên cộng thêm thách thức về an ninh năng lượng quốc
gia cũng làm hạn chế nguồn cung loại năng lượng này.
Phân lân, hai yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất phân lân trong nước
hiện nay là quặng apatit (nguyên liệu) và than cốc (nhiên liệu). Mỏ Apatit Lào Cai là
mỏ có trữ lượng quặng Apatit rất lớn và duy nhất tại Việt Nam, cung cấp gần như
toàn bộ quặng apatit làm nguyên liệu cho sản xuất phân lân. Trữ lượng lớn tuy nhiên
các Công ty sản xuất phân lân thường bị thiếu nguyên liệu do công suất tuyển quặng
của đơn vị khai thác cũng như khả năng vận chuyển quặng đến các nhà máy quá
yếu. Còn nguồn nhiên liệu than cốc cho sản xuất phân bón trước đây đều phải nhập
khẩu nhưng nay đã được thay thế bằng than antraxit nội địa. Nhìn chung, các yếu tố
đầu vào cho sản xuất phân lân Việt Nam đều có khả năng cung cấp đủ cho nhu cầu
sản xuất.
Phân Kali, hiện tại ở Việt Nam không có mỏ khai thác Kali nên nước ta phải
nhập khẩu toàn bộ loại phân này.
Phân DAP là một loại phân tổng hợp của phân lân và phân đạm. Phân DAP
cũng được sản xuất từ quặng apatit. Từ trước đến nay, phân DAP vẫn được nhập
khẩu 100%. Hiện nay nước ta đã xây dựng được 2 nhà máy sản xuất phân DAP ở

Hải Phòng và Lào Cai bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phân bón DAP trong nước ( mỗi
năm khoảng 700.000 tấn), không phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Phân NPK cũng là một loại phân tổng hợp của ba loại phân đạm, kali và
DAP, do đó sự thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất phân NPK sẽ phụ thuộc vào nguồn
cung của 3 loại phân trên. Đến nay, với việc xây dựng 2 nhà máy DAP (số 1 ở khu
12
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
công nghiệp Đình Vũ- Hải Phòng và số 2 ở khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã nâng sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nước lên
660.000 tấn/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường về phân bón DAP, góp phần
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn
của Việt Nam.
Các khó khăn tồn tại
Đánh giá
13
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
3.2. Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam
3.2.1 Tình hình nhập khẩu phân bón năm 2008
Theo số liệu thống kê, năm 2008 Việt Nam nhập về khoảng 3 triệu tấn phân
bón các loại với kim ngạch 1,46 tỷ USD, giảm 17,9% về lượng nhưng lại tăng
32,73% về trị giá so với năm 2007.
So với năm 2007, lượng phân bón nhập về từ một số thị trường chính đều
giảm như lượng phân bón nhập về từ thị trường Trung Quốc giảm 28,17%; Nhật
Bản giảm 26,3%; Belarus giảm 37,37%; Đài Loan giảm 9,65% và Philippines giảm
42,08%.
Ngược lại, lượng phân bón nhập về từ một số thị trường khác lại tăng như từ
Nga tăng 28,46%, Hàn Quốc tăng 3,78% và Đài Loan tăng 23,52%. Đáng chú ý,
lượng phân bón nhập về từ thị trường Indonesia tăng rất mạnh, từ 2,5 ngàn tấn năm
2007 lên 67 ngàn tấn trong năm 2008.
Giá nhập khẩu trung bình phân bón năm 2008 đạt 469 USD/tấn, tăng 86,64%

so với giá nhập trung bình năm 2007. Trong đó, giá nhập trung bình về từ thị trường
Nga tăng tới 203,63% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2007, đạt 450 USD/tấn;
Hàn Quốc tăng 103%, đạt 518 USD/tấn; Canada tăng 116,82%, đạt 568 USD/tấn;
Belarus tăng 135,92% đạt 578 USD/tấn; Trung Quốc tăng 72,95% so với giá nhập
ihẩu năm 2007, đạt 474 USD/tấn…
Thị trường nhập khẩu phân bón năm 2008
Năm 2008 So với năm 2007
Lượng (tấn) Trị giá (USD) % lượng % trị giá
Trung Quốc 1.517.100 719.621.549 -28,17 24,23
Nga 340.318 165.323.878 28,46 201,91
Nhật Bản 206.857 56.789.329 -26,30 36,53
Hàn Quốc 146.098 75.809.452 3,78 119,71
Canada 134.981 76.665.786 23,52 152,66
Đài Loan 112.340 35.452.058 -9,65 100,15
Belarus 135.247 71.539.477 -37,37 29,69
Ixraen 82.156 39.597.443 -49,93 -7,88
14
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Philippine 87.500 50.180.324 -42,80 12,61
Indonesia 67.903 13.814.245 2.594,56 3929,27
Ấn Độ 56.452 17.446.508 546,64 679,89
Singapore 55.548 32.899.385 -29,16 50,41
Qata 45.908 24.464.278 818,16 1504,21
Nauy 22.176 17.323.837 563,75 1617,54
Tunisia 20.405 28.021.553
Malaysia 17.353 7.595.790 -57,18 -36,56
Anh 13.598 4.337.792 21146,95 97247,21
Thái Lan 9.412 3.625.952 -33,72 66,95
Mỹ 7.570 870.754 -42,99 -76,07
Bỉ 7.429 4.870.845 -58,57 5,66

Thuỵ Sỹ 7.068 3.290.526 16,38 255,30
Đức 5.555 3.246.545 247,40 528,58
… … … … ….
(Nguồn tinthuongmai.vn)
3.2.2 Tình hình nhập khẩu phân bón năm 2009
Theo số liệu thống kê, năm 2009 Việt Nam nhập về trên 4,5 triệu tấn phân
bón các loại với kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tăng
48,9% về lượng song lại giảm 4% về trị giá so với năm 2008. Nguyên nhân khiến
lượng phân bón nhập về tăng mạnh trong năm vừa qua là do các doanh nghiệp đã
tranh thủ gia tăng nhập khẩu khi giá phân bón thế giới giảm mạnh.
Theo ước tính, lượng phân bón cung cấp cho thị trường năm 2009 lên tới 9
triệu tấn (bao gồm: 2,38 triệu tấn sản xuất trong nước, 4,5 triệu tấn nhập khẩu và 2
triệu tấn tồn kho của năm 2008). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2009
chỉ vào khoảng từ 8 – 8,5 triệu tấn. Do đó, có thể thấy nguồn cung phân bón cho sản
xuất nông nghiệp năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 là khá dồi dào.
Chính vì nguồn cung dồi dào, nên đã dẫn tới chênh lệch cung cầu trong nước,
ảnh hưởng tới giá và đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản
xuất trong nước. Vị vậy, ngày 30/10/09 Bộ công thương đã tạm thời bãi bỏ quota
xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu mặt
hàng này.
15
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Cơ cấu nhập khẩu: Năm 2009, cơ cấu nhập khẩu phân bón của nước ta đã có
sự thay đổi rõ rệt so với năm 2008. Nhập khẩu một số chủng loại như: Urea, DAP, SA,
NPK đều tăng mạnh, trong khi đó lượng Kali nhập về lại sụt giảm, cụ thể:
Urea là chủng loại được nhập về nhiều nhất trong năm qua, với 1,4 triệu tấn,
trị giá 416,7 triệu USD, tăng 2 lần về lượng và tăng 45,51% về trị giá so với năm
ngoái. Trung Quốc là thị trường cung cấp Urea chính cho nước ta chiếm gần 50% tỷ
trọng Urea nhập về của cả nước, đạt 700 ngàn tấn trị giá 198,6 triệu USD, giá nhập
khẩu trung bình đạt 284 USD/tấn, giảm 28,82% so với mức giá nhập trong năm

2008. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu Urea từ một số thị trường mới như: Ukraina,
Inđônêxia, Nga, UAE, đều đạt mức cao lần lượt là: 176,6 ngàn tấn, 139 ngàn tấn, và
108,4 ngàn tấn, 97,4 ngàn tấn.
Nhập khẩu DAP cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, khi tăng tới 2,2 lần
về lượng, tuy nhiên do giá nhập khẩu của chủng loại này lại sụt giảm mạnh, tính ra
chỉ bằng 43,68% so với giá nhập về năm ngoái (tức là chưa bằng một nửa), đạt trung
bình 382 USD/tấn, nên mặc dù tăng mạnh về lượng nhưng kim ngạch nhập khẩu lại
giảm nhẹ 1,17%. Chủng loại này được nhập về chủ yếu từ: Trung Quốc, Mỹ, Hàn
Quốc…
Trong khi lượng nhập khẩu các chủng loại khác đều tăng mạnh, thì nhập khẩu
Kali lại sụt giảm đáng kể, cả năm đạt 466,8 ngàn tấn, trị giá 267,4 triệu USD giảm
23,87% về lượng và giảm 25,65% về trị giá so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu
từ Ixraen đạt 119,5 ngàn tấn, giá nhập khẩu trung bình 564 USD/tấn; Bêlarút đạt
78,9 ngàn tấn với giá nhập khẩu trung bình 581 USD/tấn; Nga đạt 52 ngàn tấn, giá
nhập khẩu trung bình 530 USD/tấn…
Chủng loại phân bón nhập khẩu năm 2009
Thị trường
Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008
Lượng (tấn) Trị giá (USD) % Lượng % Trị giá
Tổng 4.518.932 1.414.920 48,91 -3,92
Phân U rê 1.425.565 416.782 101,67 45,51
16
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Phân NPK 334.615 132.273 96,29 33,65
Phân DAP 980.622 374.332 126,07 -1,27
Phân SA 1.166.365 156.041 61,47 -15,33
Loại khác 481.772 278.824 -51,89 -46,77
(Nguồn tinthuongmai.vn)
Về thị trường nhập khẩu: Trong năm 2009, có tất cả 15 thị trường cung cấp
phân bón tới Việt Nam. Với lợi thế giá rẻ, lại thuận lợi về mặt địa lý nên Trung

Quốc vẫn là nhà cung cấp phân bón hàng đầu của nước ta. Tỷ trọng nhập khẩu phân
bón từ Trung Quốc chiếm 51% tổng lượng nhập, bỏ khá xa so với nhà cung cấp lớn
thứ hai là Nga với tỷ trọng chiếm 10,26% tổng nhập. Trung Quốc hiện là nhà cung
cấp duy nhất có lượng phân bón xuất khẩu tới Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn mỗi
năm. Trong năm 2009, lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1, 95 triệu tấn,
tăng 29,44% so với năm 2008.
Sau Trung Quốc, nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như: Nga,
Philippin, Ucraina, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc…cũng tăng trưởng khá ấn tượng.
Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng tới 2,1 lần so với năm trước, đạt 355 ngàn tấn.
Còn nhập khẩu từ Nga, thị trường cung cấp phân bón lớn thứ 2, trong năm qua cũng
tăng khá, tăng 14,10% về lượng lên 394,8 ngàn tấn. Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ
Mỹ và Ucraina tăng rất mạnh, thị trường Mỹ từ 1,1 ngàn tấn của năm ngoái lên 154,7
ngàn tấn, Ucraina từ 1,5 ngàn tấn của năm ngoái lên 189 ngàn tấn. Tuy nhiên, do giá
nhập khẩu đứng ở mức thấp nên mặc dù về lượng tăng mạnh, nhưng do giá phân bón
giảm mạnh nên kim ngạch nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều giảm: Trung Quốc
giảm 17,21%, Nga giảm 29,45%, Hàn Quốc: 7,76%…
Nhập khẩu từ Philippin và Ấn Độ cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận,
trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ tăng từ 17,4 ngàn tấn lên 40,7 ngàn tấn tăng 2,3 lần,
nhập khẩu từ Philippin từ mức 80,52 ngàn tấn trong năm 2008, tăng gấp 2,7 lần lên
17
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
294 ngàn tấn. Kim ngạch nhập khẩu từ Philippin và Ấn Độ cũng tăng khá lần lượt
152,6%, và 86,22 %.
Trong khi đó, nhập khẩu phân bón từ một số thị trường lại giảm
mạnh so với năm 2008, như: Nhật Bản, Canada, Nauy, Bỉ, Malaixia. Cụ thể: nhập
khẩu từ Nhật Bản giảm 4,07% về lượng và 53,27% trị giá, Canada giảm 26,53% về
lượng, 23,17% trị giá; Nauy giảm 87,42% về lượng, 92,27% trị giá; Bỉ giảm 55,72%
về lượng, 51,02% trị giá; còn Malaixia về lượng giảm 7,17%, trị giá là 31,78%.
Thị trường cung cấp phân bón chính cho Việt Nam năm 2009
Thị trường

Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
%
Lượng
%
Trị giá
Trung Quốc 1.951.305 596.026 29,44 -17,21
Nga 394.840 110.201 14,10 -29,45
Hàn Quốc 355.073 72.904 119,66 -7,76
Philippin 294.260 115.085 265,43 152,60
Nhật Bản 191.137 25.746 -4,07 -53,27
Ucraina 189.306 55.137 12.520 9.325
Hoa Kỳ 154.712 62.033 13.851 2.087
Đài Loan 130.159 21.442 27,23 -28,07
Canada 101.755 60.847 -26,53 -23,17
Ấn Độ 40.742 17.542 133,13 86,22
(Nguồn tinthuongmai.vn)
3.2.3 Tình hình nhập khẩu phân bón 6 tháng đầu năm 2010
Theo số liệu thống kê, tháng 8/2010, Việt Nam đã nhập khẩu trên 315 nghìn
tấn phân bón các loại, đạt trị giá 109,9 triệu USD, tăng 41,36% về lượng và tăng
45,68% về trị giá so với tháng 7, nâng tổng lượng phân bón nhập khẩu trong 8 tháng
18
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
năm 2010 lên 1,9 nghìn tấn, trị giá trên 623 triệu USD giảm 31,94% về lượng và
giảm 32,22% về trị giá so với 8 tháng năm 2009.
Việt Nam đã nhập khẩu phân bón từ 13 thị trường trên thế giới trong 8 tháng
đầu năm 2010, trong đó có tới 7 thị trường giảm cả về lượng và trị giá (chiếm 53,8%

trong tổng số thị trường). Nếu như 7 tháng đầu năm Trung Quốc là thị trường cung
cấp chính mặt hàng phân bón cho Việt Nam thì sang đến 8 tháng đầu năm Trung
Quốc – tiếp tục vẫn là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam.
8 tháng năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 800 nghìn tấn phân bón các
loại từ thị trường Trung Quốc, chiếm 41,2% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả
nước từ đầu năm đến nay, đạt trị giá trên 24,2 triệu USD, nhưng giảm 29% về lượng
và giảm 32,57% về trị giá so với 8 tháng năm 2009.
Đứng thứ hai và chiếm 14,6% trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng, Nga là
thị trường đứng sau Trung Quốc về nhập khẩu phân bón của Việt Nam, với lượng
nhập là 283,6 nghìn tấn, trị giá 97,2 triệu USD, giảm 2,45% về lượng nhưng lại tăng
15,39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy thứ ba, nhưng thị trường Canada, lại có lượng và trị giá tăng so với cùng
kỳ. 8 tháng đầu năm, Canada đã xuất khẩu 94,3 nghìn tấn phân bón các loại sang thị
trường Việt Nam, đạt trị giá 39,2 triệu USD, tăng 95,55% về lượng và tăng 19,98%
về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ một số thị trường có sự tăng trưởng mạnh
trong 8 tháng đầu năm. Tiếp tục đứng đầu Top về sự tăng trưởng, sang đến 8 tháng
Nauy tiếp tục giữ vị trí về sự tăng trưởng, tăng 6599,31% về lượng và 4.261,82% về
trị giá so với cùng kỳ đạt 19,4 nghìn tấn đạt kim ngạch 8,3 triệu USD; đứng thứ hai
sau Nauy là Malaixia tăng 255,97% về lượng và 230,57% về trị giá đạt 54,7 nghìn
tấn , kim ngạch đạt 16,4 triệu USD…
Thống kê thị trường nhập khẩu mặt hàng phân bón 8 tháng năm 2010
ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)
19
Nhóm 4 –PTNT52 Tiểu luận Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Kim ngạch
8T/2010 8T/2009
So sánh 8T/2010 với
8T/2009 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

1.941.640 623.052.972 2.853.041 919.244.964 -31,94 -32,22
Trung Quốc 800.478 242.884.702 1.127.476 360.185.497 -29,00 -32,57
Nga 283.632 97.200.234 290.746 84.234.550 -2,45 +15,39
Canada 94.311 39.363.884 48.229 32.809.627 95,55 +19,98
Philippin 111.455 38.893.388 193.085 77.415.695 -42,28 -49,76
Hàn Quốc 81.087 21.402.424 198.212 42.378.987 -59,09 -49,50
Nhật Bản 130.234 18.515.245 95.502 13.143.879 +36,37 +40,87
Malaixia 54.719 16.410.127 15.372 4.964.214 +255,97 +230,57
Nauy 19.495 8.345.086 291 191.321 +6.599,31 +4.261,82
Đài Loan 43.205 7.737.299 83.754 13.800.279 -48,41 -43,93
Hoa Kỳ 7.988 5.471.544 129.149 52.101.675 -93,81 -89,50
Ấn Độ 4.090 3.429.004 29.394 12.502.402 -86,09 -72,57
Bỉ 4.589 2.529.526 2.159 1.688.514 +112,55 +49,81
Thái Lan 2.636 1.547.548 19.481 4.592.340 -86,47
(Nguồn tinthuongmai.vn)
3.2.2 Xu hướng phát triển của nguồn nhập khẩu phân bón vô cơ.
2.2.Vấn đề nhập khẩu phân bón:
2.3. Vấn đề tổ chức thị trường phân bón trong nước
2.4. Về quản lý nhà nước
IV. Kết luân và kiến nghị
20

×