Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Có những điểm gì đặc biệt trong các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.87 KB, 4 trang )

Có những điểm gì đặc biệt trong các phương pháp điều chỉnh của tư pháp
quốc tế.
BÀI LÀM
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách thức
mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu
tố nước ngoài (gọi là quan hệ Tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát triển
theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Vậy trong các phương pháp điều chỉnh của
tư pháp quốc tế có những điểm gì đặc biệt, nguyên nhân do đâu?
1. Định nghĩa: Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách
thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có
yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ Tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát
triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
Các biện pháp cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ Tư
pháp quốc tế được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể là (gọi là phương pháp điều
chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp).
1.1. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất):
Đây là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để tác động trực
tiếp lên quan hệ Tư pháp quốc tế.
Sự tác động của nhà nước lên quan hệ Tư pháp quốc tế được thực hiện thông qua
quy phạm thực chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định sẵn các quyền,
nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế.
Khi quan hệ Tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì
các bên chủ thể cũng như cơ quan có thẩm quyền (toà án, trọng tài…) căn cứ ngay
vào đó để xác định vấn đề họ đang quan tâm (chẳng hạn: việc xác định các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ, trách nhiệm pháp lý…).
Trong thực tiễn, việc điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế được áp dụng bởi
các quy phạm thực chất thống nhất (là quy phạm thực chất được xây dựng bằng
cách các quốc gia ký kết, tham gia các Điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng
các Tập quán quốc tế). Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực nhất định, như xác định
địa vị pháp lý của người nước ngoài, điều chỉnh quan hệ về sở hữu trí tuệ có yếu tố


nước ngoài, các quốc gia cũng ban hành trong hệ thống pháp luật nước mình những
quy phạm pháp luật thực chất, trực tiếp điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong
các lĩnh vực này.
- Tính ưu việt của việc áp dụng phương pháp điều chỉnh này: làm cho mối quan hệ
Tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác
định ngay, các chủ thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết
tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh được việc phải tìm hiểu pháp luật
nước ngoài là vấn đề rất phức tạp.
- Mặt hạn chế của phương pháp này: do quy phạm thực chất thống nhất có số lượng
không nhiều (vì mỗi nước có những lợi ích khác nhau nên khó cùng nhau thoả
thuận ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế, hoặc cùng sử dụng các Tập quán
quốc tế; một số lĩnh vực hiện nay hầu như rất ít quy phạm thực chất thống nhất,
như lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình...), không đáp ứng được yêu cầu điều
chỉnh hết quan hệ Tư pháp quốc tế diễn ra rất đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, khi
không có quy phạm thực chất thống nhất thì phải có phương pháp khác để điều
chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế.
1.2. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột):
Đây là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp
luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể
đang xem xét.
- Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật không quy định sẵn quyền, nghĩa
2
vụ, các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế mà
nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng. Quy phạm xung
đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành trong hệ thống pháp luật
của nước mình (gọi là quy phạm xung đột nội địa), ngoài ra nó còn được xây dựng
bằng cách các quốc gia thoả thuận ký kết các Điều ước quốc tế (gọi là quy phạm
xung đột thống nhất).
- Tính chất phức tạp của phương pháp điều chỉnh này thể hiện: do phải thông qua
khâu trung gian “chọn luật” áp dụng nên việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế

mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật
nước ngoài, việc tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài là rất khó khăn đối với các
bên đương sự và cơ quan có thẩm quyền vì do các nước có các điều kiện kinh tế,
chính trị - xã hội khác nhau nên việc xây dựng pháp luật cũng có những điểm khác
nhau như đã trình bày.
- Tuy nhiên, do việc xây dựng quy phạm thực chất thống nhất rất phức tạp, số
lượng các quy phạm này không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ Tư
pháp quốc tế, trong khi đó số lượng các quy phạm xung đột lại nhiều hơn và tham
gia điều chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp quốc tế; bởi vậy phương pháp điều
chỉnh trực tiếp là phương pháp chủ yếu hiện nay.
2. Nguyên nhân dẫn đến Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng và
cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Đây là phương pháp điều chỉnh chỉ được áp dụng trong ngành luật Tư pháp
quốc tế mà không được áp dụng trong các ngành luật và hệ thống pháp luật
khác.
- Qua việc nghiên cứu các ngành luật khác cho thấy, không ngành luật nào áp
dụng phương pháp điều chỉnh này. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của
các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và ngay cả Luật quốc tế
thực hiện bằng cách sử dụng quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật
3
là nguồn của chúng, mà không cần phải thông qua khâu trung gian là “chọn
luật”.
- Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế, do các quy phạm thực chất thống nhất có
số lượng ít, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ Tư pháp
quốc tế phát sinh ngày càng đa dạng; trong khi đó quy phạm xung đột được
xây dựng một cách đơn giản hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do
đó quy phạm xung đột đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp quốc tế. Vì
vậy phương pháp điều chỉnh gián tiếp được coi là phương pháp cơ bản trong
giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong những giai đoạn tiếp theo, để tránh sự
phức tạp, các quốc gia trên thế giới sẽ cố gắng ký kết ngày càng nhiều Điều

ước quốc tế để từ đó xây dựng nên càng nhiều quy phạm thực chất thống
nhất, hoặc ít nhất là xây dựng nên các quy phạm xung đột thống nhất. Đây
chính là xu hướng phát triển tất yếu của Tư pháp quốc tế trong tương lai.
4

×