Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

bài giảng logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.73 KB, 38 trang )

KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
(Bài đã đăng trên Tạp Khoa học Pháp lý sỐ 02-2005 và trên « Báo cáo Khoa học » của Hội thảo về giảng
dạy lôgích học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại Hà Nội từ ngày 25-12-2006)
A. KHÁI NIỆM.
I. KHÁI NIỆM LÀ GÌ ?
Hoạt động tư duy của con người là hoạt động nhằm nhận thức các đối tượng (các sự vật, hiện tượng) của thế
giới khách quan. Trong thế giới khách quan có muôn vàn đối tượng (lớp đối tượng) và ở mỗi đối tượng đều có
những dấu hiệu nhất định. Trong nhiều dấu hiệu có ở đối tượng có những dấu hiệu luôn có, những dấu hiệu
không thể thiếu, nghĩa là những dấu hiệu mà không có nó thì đối tượng ấy không còn là nó, những dấu hiệu
mà nhờ đó chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, hay đồng nhất chúng với nhau. Những
dấu hiệu ấy được gọi là những dấu hiệu bản chất (hay còn gọi là thuộc tính), chúng tồn tại một cách ổn định,
phổ biến và tất yếu ở những đối tượng cùng loại. Những dấu hiệu khác là những dấu hiệu không bản chất.
Ví dụ, hành vi tội phạm (vi phạm pháp luật hình sự) được nhận biết bởi ba dấu hiệu bản chất sau:
- Hành vi ấy là hành vi nguy hiểm (đáng kể) cho xã hội .
- Hành vi ấy là hành vi có lỗi.
- Hành vi ấy là hành vi được quy định trong BLHS.
Một hành vi bất kỳ có đủ ba dấu hiệu này thì đều là hành vi tội phạm. Ngược lại, một hành vi nào đó chỉ cần
thiếu một trong ba dấu hiệu trên thì đều không là tội phạm.
Khi tư duy về đối tượng con người khó có thể (và nhiều khi không cần thiết) phản ánh hết các dấu hiệu có ở
các đối tượng mà chỉ ghi nhận, chỉ cố định, chỉ phản hồi những dấu hiệu bản chất mà thôi. Chẳng hạn khi phản
ánh “con người” vào trong tư duy dưới hình thức khái niệm người ta chỉ phản ánh các dấu hiệu bản chất như:
Có ý thức, biết sáng tạo công cụ lao động, biết dùng công cụ lao động để cải tạo thế giới, có bộ óc được tổ
chức tinh vi nhất … mà không phản ánh các dấu hiệu khác như mập, ốm, cao, thấp, da màu gì, tóc màu gì…
Cách thức nhận thức, phản ánh dối tượng như vậy được gọi là khái niệm.
Như vậy, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh các đối tượng hoặc lớp các đối tượng ở
những dấu hiệu bản chất của chúng.
Nói cách khác, khái niệm về một đối tượng nào đó chính là những hiểu biết, những ghi nhận, những phản
ánh của con người về những dấu hiệu bản chất của đối tượng ấy.
II. NỘI HÀM VÀ NGOẠI DIÊN CỦA KHÁI NIỆM.
Mỗi khái niệm đều có hai mặt, đó là: nội hàm và ngoại diên. Về mặt kết cấu lôgích, nội hàm được xem như
là chất, còn ngoại diên được xem như là lượng của khái niệm. Nội hàm và ngoại diên có liên hệ hữu cơ với nhau


để cùng diễn đạt đối tượng được khái niệm phản ánh. Mỗi nội hàm có một ngoại diên tương ứng. Muốn hiểu
chính xác một khái niệm, người ta không những cần biết rõ nội hàm của nó mà còn cần chỉ ra ngoại diên của
khái niệm ấy.
1. Nội hàm của khái niệm
Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
Nội hàm của khái niệm cho ta biết vật ấy là vật gì ? nó như thế nào ?
Như vậy, không phải mọi dấu hiệu của đối tượng đều được phản ánh trong nội hàm khái niệm mà chỉ là
những dấu hiệu (thuộc tính) riêng biệt, bản chất mà thôi.
Khái niệm nào cũng có nội hàm.Việc định hình được nội hàm của khái niệm vào trong đầu óc là kết quả của
một quá trình tư duy, tìm hiểu. Khi tiếp cận các đối tượng để nhận thức về chúng, bằng hàng loạt các thao tác
lôgích của lý trí như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá… trong đầu óc con người dần
dần hình thành khái niệm về đối tượng ấy tức dần dần định hình nội hàm. Họat động nhận thức ấy không thể
hoàn thiện trong một sớm, một chiều và không phải lúc nào cũng hoàn toàn chuẩn xác. Ngòai ra, chủ thể của
hoạt động nhận thức cũng không phải hoàn toàn giống nhau, họ có thể bị chi phối bởi các điều kiện như năng
lực tư duy, các yếu tố xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc khác nhau… Hơn nữa, bản thân đối tượng được
tư duy cũng luôn vận động, thay đổi… Từ các vấn đề vừa trình bày trên cho thấy, để phản ánh về một đối tượng
không phải lúc nào cũng chỉ có một khái niệm duy nhất về nó, tức là không phải chỉ có một nội hàm hoặc nội
hàm ấy là bất biến. Tuy nhiên khi đưa ra các nội hàm khác nhau để phản ánh về cùng một đối tượng thì chúng
không được bài xích , loại trừ nhau.
Trong khoa học pháp lý, nhiều khái niệm được xác định bằng Điều luật. Chẳng hạn nội hàm của khái
niệm “tội cướp” được xác định bởi điều 151(nay là điều 133) BLHS, đó là:
- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác.
- Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
- Nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp khái niệm pháp luật nào chưa được xác định rõ ràng bằng điều luật hoặc một điều luật
nào đó mà qua việc nghiên cứu luật học và hoạt động thực tiễn, người ta nhận thấy chúng chưa chuẩn xác thì
các khái niệm này phải được bổ sung hoàn thiện dần về nội hàm.
Việc hiểu rõ nội hàm của khái niệm và đưa ra nội hàm chính xác, rõ ràng, có ý nghĩa rất quan trọng trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chừng nào chưa hiểu rõ nội hàm của khái niệm thì chưa thể hiểu đầy đủ bản
chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó và do vậy không thể hiểu chính xác về đối tượng mà ta

nhận thức, hoặc nhầm lẫn giữa đối tượng này và đối tượng khác. Có thể nói nội hàm của khái niệm làm nên
khái niệm, là bản thân khái niệm và qua nội hàm của khái niệm ta xác định được ngoại diên của khái niệm đó.
2. Ngoại diên (cũng có thể gọi ngoại diện) của khái niệm.
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những đối tượng có cùng nội hàm.
Ngoại diên của khái niệm cho biết những đối tượng khác cùng loại với nó.
Ví dụ, ta có khái niệm "vi phạm pháp luật (VPPL)" Vậy hiện tượng nào thuộc ngọai diên của khái niệm
trên? Trả lời, ấy là tất cả các hiện tượng xảy ra trong thực tế mà thỏa mãn cả 03 dấu hiệu bản chất sau trong nội
hàm của khái niệm này:
- Hành vi (hành động hoặc không hành động của con người) được biểu hiện ra bên ngoài. Nếu chỉ tồn
tại dưới dạng ý nghĩ, ý định, tư tưởng, quan điểm, quan niệm mà chưa thể hiện bằng hành vi cụ thể thì chưa thể
xem là VPPL
- Hành vi được thực hiện phải trái pháp luật, tức là trái với các quy định chứa đựng trong các QPPL
nào đó. Như vậy những gì mà pháp luật không cấm, không bảo vệ, không quy định thì dù có hành vi sai trái
(như sai trái đối với các quy phạm XH chẳng hạn) thì cũng không bị xem là VPPL.
- Hành vi trái pháp luật được thực hiện phải chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó, nghĩa là được
thực hiện bởi các chủ thể mà các chủ thể này có khả năng nhận thức được hành vi của họ là trái pháp luật hoặc
nhận thức được hậu quả xấu mà hành vi đó có thể gây ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó mặc dù có thể lựa
chọn cách xử sự (hành vi) khác.
Như vậy, để biết một đối tượng bất kỳ có thuộc ngoại diên của một khái niệm nào đó không thì phải
xét xem đối tượng có đầy đủ mọi dấu hiệu bản chất của khái niệm không.
Trong pháp luật hình sự, cấu thành tội phạm chính là tập hợp các dấu hiệu bản chất có tính bắt buộc về chủ
thể, khách thể, chủ quan, khách quan của một hành vi mà Nhà nước coi là tội. Nói cách khác, trong điều luật về
tội danh, cấu thành tội phạm tội danh chính là nội hàm khái niệm tội danh đó.
III. KHÁI NIỆM VÀ TỪ
Trong quá trình sống và hoạt động thực tiễn con người cần và có thể nhận thức được các đối tượng của thế
giới khách quan ở những dấu hiệu bản chất của chúng, nghĩa là con người có được khái niệm về các đối tượng
ấy. Để định hình, lưu giữ những hiểu biết ấy (tức các khái niệm ấy) vào trong đầu óc cũng như để chuyển đạt,
trao đổi những hiểu biết của mình với những người khác, con người cần phải dùng đến phương tiện ngôn ngữ là
từ, cụm từ, hệ thống từ (gọi chung là từ). Không có từ con người khó có thể trừu tượng hóa và khái quát hóa
hiện thực khách quan để trên cơ sở đó định hình, lưu giữ và chuyển đạt các khái niệm. Do đó, có thể nói, khái

niệm liên hệ hết sức mật thiết với từ
Bất kỳ một khái niệm nào cũng được cố định lại và thể hiện bằng từ, nghĩa là, khi định hình một khái niệm,
con người sẽ đặt tên cho khái niệm đó bằng một từ hay một cụm từ. Ví dụ, để cố định, lưu giữ và thể hiện khái
niệm “người đang theo học ở bậc đại học, cao đẳng” người ta dùng từ “sinh viên”. Vì vậy, khi biết được mối
quan hệ này và khi nhận được tín hiệu ngôn ngữ “sinh viên” lập tức trong hoạt động tư duy của con người hình
thành một cách rõ nét đối tượng mà tư duy đang hướng tới, đang phản ánh. Nếu chúng ta quan niệm ngôn ngữ
là "hiện thực trực tiếp của tư duy" thì từ chính là “hiện thực trực tiếp" của khái niệm, là cái biểu hiện của khái
niệm. Từ là phương tiện để vật chất hoá các khái niệm đã định hình và lưu giữ trong đầu óc con người và
chuyển chúng ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho con người trao đổi các tư tưởng, khái niệm cho nhau, nhờ đó
làm tăng tốc độ và chất lượng tư duy.
Tuy nhiên, khái niệm và từ không phải luôn đồng nhất. Sự không đồng nhất này là vì một số các lý do chủ
yếu sau đây:
+ Thứ nhất: Từ là do con người tự quy ước, nó là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con người. Con người
có thể tùy ý thay đổi nó, còn khái niệm thì như đã trình bày ở trên, chính là những hiểu biết của con người về
những dấu hiệu bản chất của các đối tượng, nó là ánh phản của hiện thực khách quan vào đầu óc con người và
được định hình, lưu giữ ở đấy. Nói cách khác, khái niệm về các đối tượng thì do chính bản thân đối tượng quy
định, còn từ thì do con người tự quy ước, tự thoả thuận mà ra. Do vậy, dễ thấy ở các cộng đồng người có hệ
thống ngôn ngữ khác nhau thì các từ là khác nhau nhưng khái niệm về các đối tượng về cơ bản là khá giống
nhau và nhờ đó mà loài người hiểu được nhau. Khi trao đổi, chuyển giao các tri thức cho nhau thì về bản chất là
con người chuyển cho nhau các khái niệm chứ không phải là các từ - các khái niệm mà đã được quy ước, đã
được "gửi gắm" vào các từ.
+ Thứ hai: Ngay trong một hệ thống ngôn ngữ thì một khái niệm có thể được diễn đạt bởi nhiều từ và một từ
có thể thể hiện nhiều khái niệm.
Một khái niệm có thể được diễn đạt bởi nhiều từ. Chẳng hạn, khái niệm dùng để chỉ “sự chấm dứt
sự hoạt động về mặt sinh học ở một con người” được diễn đạt bởi các từ: chết, từ trần, hy sinh, tạ thế, viên tịch,
quy tiên, tử, nghẻo, đứt bóng Trong trường hợp trên, về phương diện khái niệm (lôgích) các từ ấy là tương
đương, nghĩa là chúng thay thế được cho nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giữa các từ này là có sự
khác biệt tương đối về mặt ngữ nghĩa hoặc tuỳ thuộc vào các văn cảnh khác nhau mà chúng có thể mang những
sắc thái biểu đạt khác nhau, mang những dấu ấn khác nhau về tình cảm, tâm trạng…. Khi sử dụng chúng một
cách tùy tiện, không có chọn lọc thì có thể đưa lại các hiệu quả khác nhau về tâm lý và thậm chí, đôi khi cả về

nhận thức. Chẳng hạn, người ta không thể chấp nhận được trong lễ truy điệu một anh hùng liệt sỹ, người đọc
điếu văn đọc rằng: liệt sỹ Nguyễn Văn Nam đã nghẻo ở chiến trường Miền Đông Nam bộ. Ngược lại, người ta
cũng không thể chấp nhận được trong biên bản của hội đồng thi hành án tử hình lại viết rằng: tử tội Trương Văn
Cam đã hy sinh ở trường bắn Thủ Đức. Mặc dù từ nghẻo và từ hy sinh đều cho chúng ta một nhận biết chính
xác rằng, các chủ thể được phản ánh đều đã chấm dứt sự hoạt động về mặt sinh học nhưng dưới một góc độ
khác, rỏ ràng ý nghĩa của các từ này là không giống nhau.
Trường hợp ngược lại, ấy là một từ nhưng lại diễn đạt nhiều khái niệm. Ta biết khái niệm được
thể hiện bằng từ, nghĩa là thông qua từ người ta nhận diện một khái niệm nào đó, hoặc để phân biệt khái niệm
này với khái niệm khác. Nhưng số lượng các đối tượng trong thế giới khách quan là vô cùng lớn và theo đó,
khái niệm về chúng trong tư duy của con người là không nhỏ, trong lúc đó số lượng từ thì có hạn. Do vậy có
hiện tượng cùng một từ nhưng lại thể hiện nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu.
Ví dụ, trong đời thường người ta có thể hiểu “tội phạm” là từ dùng để chỉ người đã gây ra vụ án nghiêm
trọng nào đó. Trong một số sách báo người ta vẫn viết “truy nã tội phạm”, “cảm hoá tội phạm”. Ngay trong Từ
điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học ấn hành năm 1992, trang 993 cũng coi tội phạm là “kẻ phạm tội”, “tội
nhân”. Trong lúc đó, trong Luật Hình sự Việt Nam “tội phạm” chưa bao giờ lại là khái niệm dùng để chỉ người
mà chỉ được dùng để chỉ về hành vi !
Ngoài ra, các từ trong nhiều trường hợp còn được hiểu theo hàm ý, ngụ ý, ẩn ý Ví dụ, “ Đời y sẽ mốc lên,
sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê (…) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống ! (…)
Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã “ ( Nam Cao )
Trong ví dụ trên, từ “chết” vừa hiểu theo hàm ý vừa hiểu theo nghĩa thực.
Vì những lý do dẫn đến sự dị biệt giữa từ và khái niệm như vừa nêu và để tránh sự ngụy biện, nhầm lẫn
trong nhận thức, lập luận, suy nghĩ, một mặt cần phải hiểu rõ khái niệm, mặt khác cần thấy được mối quan hệ
giữa khái niệm và từ nhằm sử dụng từ một cách chính xác, hợp lý khi diễn đạt các khái niệm đã định hình trong
tư duy. Ngày nay, nhiều ngành khoa học đã xây dựng các hệ thống thuật ngữ (hay từ điển chuyên ngành) của
mình, những thuật ngữ này là từ hay nhóm từ có tính đơn nghĩa, tức là chỉ dùng để diễn đạt một khái niệm
tương ứng được sử dụng cho ngành khoa học đó. Trong khoa học pháp lý, về mặt kỹ thuật xây dựng các văn
bản pháp luật, các điều luật người ta luôn yêu cầu ở các văn bản, ở các điều luật ấy các khái niệm (thuật ngữ)
phải được hiểu theo một nghĩa, nhằm tránh tình trạng mỗi người, mỗi nơi hiểu và vận dụng một cách khác nhau.
Yêu cầu này được thể hiện rõ trong Điều 5 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: “Ngôn ngữ sử dụng
trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn

cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.”
B. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM.
Bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải sử dụng, cũng phải đụng chạm đến các khái niệm. Một lập luận, một
chứng minh, một bác bỏ, một kết quả nhận thức có được từ một suy luận bất kỳ có tin cậy được hay không, con
người ta có thể nhất trí với nhau về một vấn đề nào đó hay họ bất đồng về chúng …nhiều khi phụ thuộc vào các
khái niệm tham gia vào trong các quá trình này.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sự không giống nhau trong nhận thức về các khái niệm, sự dị biệt trong
việc sử dụng ngôn từ để cố định và chuyển tải các khái niệm … dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động tư duy,
làm cho tốc độ, chất lượng tư duy giảm sút và trong không ít trường hợp bị rối loạn, bế tắc.
Để hạn chế những bất lợi này cho hoạt động tư duy, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi có độ chính xác
cao, quy mô tác động và điều chỉnh lớn… từ lâu con người đã nghĩ tới một thao tác tư duy cực kỳ quan trọng và
hữu ích: định nghĩa khái niệm.
Ngay từ thời Hi Lạp cổ, trong nhiều tác phẩm, bài viết, các học giả đã tìm cách định nghĩa các khái niệm.
Ngày nay nhình lại, ta thấy, trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại và suy cho cùng cũng là lịch sử
phát triển của tư duy thì ở bất cứ khoa học nào, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn đến khoa học
thực nghiệm cũng đều có và cũng cần đến định nghĩa khái niệm. Người ta khó hình dung được rằng một ngành
khoa học nào đó có thể tồn tại và phát triển mà ở đó không có các định nghĩa khái niệm, hoặc có quá nhiều các
ĐN không chuẩn xác. Thật vậy, trong toán học ta bắt gặp các định nghĩa như: đạo hàm, quỹ tích, giai thừa…
Trong sinh vật học có các định nghĩa về di truyền, biến dị…Trong hóa học có các định nghĩa về axít, bazơ, chất
xúc tác, bão hoà….Trong ngôn ngữ học có các định nghĩa về danh từ, tính từ, câu đơn, câu phức…Trong luật
học có định nghĩa về nhà nước, bộ máy nhà nước, pháp luật, quy phạm pháp luật, vi phạm pháp luật, tội
phạm…Điều này phần nào cho thấy, định nghĩa khái niệm tồn tại phổ biến và không thể phủ nhận trong hoạt
động nhận thức, hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của các ngành khoa học khác nhau và trong đời sống
hàng ngày, bởi, nếu không có ý nghĩa hoặc không cần thiết thì cố nhiên nó đã không tồn tại hàng chục ngàn
năm nay ở các ngành khoa học!.
Định nghĩa khái niệm là hình thức phản ánh hịên thực khách quan, do đó, một mặt nó là sản phẩm của hoạt
động nhận thức, mặt khác, đến lượt mình, nó trở thành công cụ của nhận thức. Có định nghĩa, định nghĩa đúng,
tốt, nhất quán sẽ giúp con người hiểu thấu đáo, rõ ràng, chính xác và thống nhât các đối tượng, tránh được nguy
cơ cùng một đối tượng mà ai muốn hiểu thế nào cũng được.

Tuy nhiên, cũng cần thấy sự định nghĩa khái niệm trong khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và
các ngành khoa học còn trẻ là một việc làm rất khó khăn, rất phức tạp. Dễ thấy, trong nhiều ngành khoa học,
nhiều khái niệm chưa được định nghĩa một cách chính thức, hoặc không chính xác, không thống nhất.
Việc thiếu vắng các định nghĩa, định nghĩa không chính xác, không thống nhất làm cho trong nhiều các trường
hợp lập luận, chứng minh, bác bỏ (tức các thao tác cơ bản của tư duy) rơi vào tình trạng rối loạn, sai lầm, không
thống nhất bởi vì tuyệt đại đa số các thao tác tư duy ấy phải dùng các định nghĩa khái niệm làm lý do, làm căn
cứ, làm cơ sở, nói cách khác là làm xuất phát điểm.
• Các KN không được định nghĩa.
Ttrong đời thường không phải khái niệm nào cũng nhất thiết phải được định nghĩa. Tuy nhiên trong
lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý thì về nguyên tắc, các khái niệm cần phải được định nghĩa càng
sớm càng tốt, càng nhiều càng hay.Việc các khái niệm nào đó không được định nghĩa một cách chính thức (ở
Việt Nam, trong lĩnh vực pháp luật các định nghĩa được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới
dạng các quy phạm định nghĩa) sẽ gây nhiều khó khăn cho nhà giải thích pháp luật, nhà áp dụng pháp luật và
những người có liên quan. Sau đây là một ví dụ minh hoạ.
Trong mục “chat” với bạn đọc trên báo Pháp luật Tp.HCM số 592 ngày 02-5-2002 đăng bài của thẩm phán
Nguyễn Ngọc Quang, Phó chánh án TAND tỉnh Bình Thuận với đầu đề"Thẩm phán khổ lắm" với nội dung cơ
bản về vụ án như sau: A là công nhân. B là cô gái bán cà phê chưa đủ 16 tuổi (trẻ em theo BLHS). Hai người
quen nhau đã lâu. Một hôm A sang quán B chơi, thấy quán không có ai bèn nắm tay B, B cho nắm. Ôm ngang
lưng rồi ôm vai, B cũng cho luôn. A cởi cúc áo sờ ngực B, B cũng không phản đối. A bèn kéo B ra phía sau
quán. Đến lúc này B phản đối, sau đó làm đơn thưa A ra CA, rằng A hiếp dâm B.
Công tác điều tra làm rõ A không có hành vi hiếp dâm nhưng lời khai của A và B về các hành vi của A là
trùng khớp nhau như mô tả ở trên. Trong hồ sơ của cơ quan điều tra ghi:"A đã có hành vi sờ mó bộ phận sinh
dục của B" và vì vậy Cơ quan điều tra khẳng định A đãcó hành vi dâm ô đối với trẻ em nên đề nghị VKS truy tố
A theo tội dâm ô đối với trẻ em (đây là tội danh mới được quy định trong BLHS 1999, đ116: Người nào đã
thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì…. -NV). VKS đồng quan điểm với Cơ quan điều tra và đã
truy tố A theo tội danh này.
Trước Toà, Luật sư bào chữa cho A lại lập luận rằng, không thể kết luận thân chủ của ông phạm tội này
được bởi không có cơ sở để coi hành vi của thân chủ của ông là hành vi dâm ô vì từ trước đến nay luật nước ta
chưa hề đưa ra định nghĩa thế nào là bộ phận sinh dục, hoặc quy định bộ phận nào là bộ phận sinh dục (cũng là
một dạng của ĐN khái niệm). Đại diện VKS đáp trả: Ngực con người là bộ phận sinh dục chứ không việc gì

phải bàn cãi nữa. LS phản đối: Ông nói vậy đâu được. Này nhé, nếu anh em cán bộ cơ quan ông cởi trần đánh
bóng chuyền, bà con đi biển về thấy thế nói rằng:"Ồ, mấy ông cán bộ VKS để bộ phận sinh dục ra ngoài trông
bất lịch sự quá" thì ông có chịu không? Đại diện VKS phản ứng: Nhưng ngực anh em cơ quan tôi là ngực đàn
ông, còn đây là ngực đàn bà cơ mà. Ngực đàn bà không phải là ngực đàn ông, thưa ông LS!. LS đáp trả: Và
thưa ông đại diện VKS, do vậy mà ông suy ra, ngực đàn bà là bộ phận sinh dục chứ gì? (đây là phép suy luận
sai lầm, do đó không thể khẳng định kết luận được rút ra từ suy luận ấy là đúng đắn - NV).
Kết thúc bài viết này thẩm phán Nguyễn Ngọc Quang viết: Chúng tôi ngồi ở giữa và quả thật cảm thấy rất
lúng túng, rất khổ. Cho nên đành phải tìm cách hoãn phiên toà và sau đó thận trọng làm một văn bản trưng cầu
ý kiến để có được câu trả lời chắc chắn: Ngực con người nói chung và ngực phụ nữ nói riêng có phải là bộ phận
sinh dục không, rồi sau đó mới có hướng giải quyết. Ai bảo thẩm phán sướng?!
Có thể mẩu chuyện trên là chuyện vui (tán gẫu), tuy nhiên theo chúng tôi, nó đặt ra một vấn đề rất nghiêm
túc xét dưới góc độ khoa học, dưới góc độ pháp lý. Giả sử rằng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ em là dấu hiệu
buộc phải có để định tội danh này thì việc định nghĩa thế nào là bộ phận sinh dục là không thể không có trong
pháp luật nói chung và trong pháp luật hình sự nói riêng, bởi, như trong câu chuyện trên, nếu Toà xử theo
hướng quan điểm của vị đại diện VKS thì đó là theo quan niệm, theo cách hiểu của riêng ông ta chứ không phải
là quan niệm, là cách hiểu, là ý chí của nhà nước, mà điều này thì không thể chấp nhận được theo quan điểm
pháp chế XHCN. Còn nếu HĐXX xử theo quan niệm của vị luật sư thì tình hình cũng tương tự.Và, phải chăng
sự thận trọng của HĐXX của phiên toà này là cần thiết, là đáng trân trọng? và phải chăng sự thiếu vắng định
nghĩa trong trường hợp này dẫn tới hậu quả là những người tham gia tố tụng có quan điểm trái ngược nhau
trong việc đánh giá bản chất vụ án, xác định sai tội danh?
• Các định nghĩa không chuẩn xác.
Trong trường hợp đã đưa ra các định nghĩa một cách chính thức nhưng định nghĩa ấy không chuẩn xác
về nội dung hay hình thức cũng dẫn đến các hậu quả tương tự. Để chứng minh cho nhận định này chúng tôi xin
nêu lại định nghĩa khái niệm con chung tại Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình nước ta (có hiệu lực từ 01- 01-
2001): “Con chung là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (1) hoặc có thai trong thời kỳ đó (2)”. Chắc chắn
khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung (tranh chấp về con chẳng hạn) các nhà áp dụng pháp luật phải
dựa vào định nghĩa này. Giả định tình huống sau:Anh A kết hôn hợp pháp với chị C. Một tháng sau chị C có
bầu. Trong thời gian chị C có bầu anh A đâm ra hư đốn, phá tán tài sản, ngoại tình nhiều lần, đánh đập chị C tàn
nhẫn… nên chị C xin ly hôn và Tòa án đã cho họ ly hôn. Một thời gian ngắn sau khi quyết định cho ly hôn của
Toà án đã có hiệu lực pháp luật, chị C (vẫn đang mang bầu) kết hôn với anh B. Một tháng sau kết hôn với anh

B, chị C sinh bé D. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp con chung thì Toà án sẽ phán quyết như thế nào? D là
con chung của A với C hay là con chung của B với C? Nếu Toà án xử cho D là con chung của B với C (có lý, vì
D được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của họ chứ không sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của A và C) thì A có
thể kháng án (cũng có lý, vì D được có thai (hoài thai) trong thời kỳ hôn nhân của A với C chứ không phải trong
thời kỳ hôn nhân của B với C) và ngược lại !?. Rõ ràng, định nghĩa này không ổn. Đó là chưa nói đến các bất
cập khác của ĐN này mà chúng tôi có thể sẽ đề cập tới trong một bài viết khác.
• Các định nghĩa không thống nhất.
Chúng ta không phủ nhận một thực tế là, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng có nhiều định nghĩa khác nhau,
tùy vào yêu cầu cụ thể của ngành khoa học ấy, tùy theo mức độ nhận thức của người làm định nghĩa, tùy hoàn
cảnh lịch sử cụ thể khi làm định nghĩa đó, thậm chí tuỳ quan điểm của giai cấp thống trị xã hội như trong một số
định nghĩa liên quan đến luật học, triết học, chính trị học….
Ví dụ , trong hoá học khi định nghiã về nước, người ta có thể đưa ra các ĐN như: “ Nước là hợp chất được
tạo bởi hai nguyên tử Hiđro và một nguyên tử Oxi”; “Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị”; “
Nước là chất lỏng không duy trì sự cháy”… Trong pháp luật nước ta, với khái niệm tội phạm cũng có thể gặp
các ĐN khác nhau như: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa “ ( Điều 8 BLHS)
Hoặc trong một số sách báo khác tội phạm cũng đã được định nghĩa:
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý và được quy định trong BLHS.
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi , được quy định trong Bộ luật Hình sự
Theo chúng tôi, trong cùng một ngành khoa học, đặc biệt trong cùng một hệ thống pháp luật của cùng một
quốc gia, để tránh việc gây khó hiểu, rối rắm, lộn xộn … khi tiếp cận các định nghĩa, nếu không thật sự cần thiết
thì không nên dùng nhiều định nghĩa khác nhau cho cùng một đối tượng nhận thức.
Hơn thế nữa, với các đối tượng thuộc các lĩnh vực gần gủi nhau, chẳng hạn các ngành luật gần nhau, nhằm
tránh tình trạng dùng khái niệm (chuẩn) của nghành luật này để xem xét các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh
của nghành luật khác thì trong bản thân từng nghành luật ấy phải sớm đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc

hiểu chính xác các quy định liên quan đến các khái niệm của riêng nghành luật đó.
Ví dụ, trong điều 20 BLDS nước ta định nghĩa “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người chưa
đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”, nhưng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình lại cho phép “… không bắt
buộc nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn….” (điểm 1.a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-
12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao). Như vậy, với định nghĩa này và với quy định này
buộc người ta phải hiểu như sau:
Một là, Nhà nước ta cho phép người chưa thành niên kết hôn nếu lấy định nghĩa trong BLDS làm chuẩn.
Hai là, Nếu không như thế, nghĩa là không phải Nhà nước ta cho phép người chưa thành niên kết hôn thì
khái niệm người thành niên trong pháp luật Hôn nhân và trong pháp luật Dân sự là không đồng nhất, theo đó
khái niệm năng lực hành vi đầy đủ trong quan hệ pháp luật Dân sự và trong quan hệ pháp luật Hôn nhân là
không giống nhau. Điều này tất yếu dẫn tới các hệ quả rất rắc rối, phức tạp trong giải quyết các quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân trong các cuộc hôn nhân khi người nữ tham gia quan hệ hôn nhân chưa đủ 18 tuổi.
Những điều trình bày trên đặt ra vấn đề: Những khái niệm nào đó chưa được định nghĩa thì các nhà khoa học
cần phải định nghĩa nó. Những khái niệm đã định nghĩa rồi nhưng định nghĩa không chính xác hoặc do có sự
thay đổi, có sự phát triển của tự nhiên, của xã hội hoặc của tư duy đã làm cho các định nghĩa này không còn phù
hợp nữa thì cần phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về cùng
một sự vật, hiện tượng, trong cùng một lĩnh vực thì các dấu hiệu bản chất được đưa vào các định nghĩa ấy phải
không được mâu thuẫn, không được bài xích lẫn nhau. Cuối cùng, trong các lĩnh vực khác nhau có thể có và cần
phải có các cách hiểu khác nhau thì với từng lĩnh vực ấy cần đưa ra các định nghĩa tương ứng nhằm làm cho
nhận thức của mọi người về chúng đạt được sự tách bạch, chính xác, thống nhất.
Trong công tác pháp luật rất nhiều tư duy pháp lý nhất thiết phải dựa vào định nghĩa khái niệm đã được xác
định ở các điều luật, các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi người nói chung và những người có liên quan đến
công tác pháp luật nói riêng, phải có đủ trình độ đưa ra các định nghĩa đúng, nhất quán và khi giải thích pháp
luật, khi áp dụng pháp luật phải giải thích, phải hiểu chính xác, thống nhất các khái niệm đã được định nghĩa
đó.
II. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM LÀ GÌ?
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgích qua đó chỉ rõ ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Ví
dụ, định nghĩa “Tù có thời hạn” :
“Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất
định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi

năm”(Điều 33 BLHS 1999).
Căn cứ vào định nghĩa này cho phép người ta biết được thế nào là tù có thời hạn, đồng thời phân biệt nó về
mặt ngoại diên với các loại hình phạt khác, mặc dù chúng đều là hình phạt.
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỊNH NGHĨA.
Định nghĩa thường có dạng A là B, trong đó A là khái niệm cần được định nghĩa và B là phần dùng để định
nghĩa .
Trong ví dụ trên thì “tù có thời hạn” là khái niệm cần được định nghĩa (A) và “việc buộc người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có
mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm” là phần dùng để định nghĩa (B).
Ngoài cấu trúc A là B thì còn có một số cấu trúc khác nhưng ít phổ biến hơn.
IV. CÁC CÁCH ĐỊNH NGHĨA.
Có nhiều cách (hình thức) để định nghĩa một khái niệm. Sau đây là các cách định nghĩa thường được sử
dụng trong luật học.
1. Định nghĩa theo tập hợp ( thông qua loại và hạng).
Định nghĩa theo tập hợp là định nghĩa trong đó nêu lên một khái niệm đã biết, gần gũi và có ngoại diên
bao chứa đối tượng cần định nghĩa, sau đó chỉ ra các dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng cần được định
nghĩa để phân biệt nó với các đối tượng khác cùng lệ thuộc ngoại diên của khái niệm đã biết ấy.
Cấu trúc lôgích của định nghĩa này có thể được mô hình hóa như sau:
a = A + những dấu hiệu riêng của a
Ví dụ: “Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị”.Trong định nghĩa này, để định nghĩa “nước”
người ta nêu lên một khái niệm đã biết, đã được định nghĩa rồi, đó là “chất lỏng”. Khái niệm này gần gủi (về
tính chất) với khái niệm cần định nghĩa. Cụ thể ở đây người ta không nêu chất, chất rắn hay chất khí mặc dù
chúng cũng là các dạng vật chất. Nếu định nghĩa nước là chất không màu, không mùi, không vị thì người ta có
thể coi pha lê và ôxi cũng là nước vì nó thoả mãn định nghĩa này!
Khái niệm này (chất lỏng) là khái niệm có bao chứa đối tượng cần định nghĩa. Tuy nhiên khái niệm chất
lỏng, ngoài nước còn bao chứa một số đối tượng khác. Và, để phân biệt được nước với các đối tượng khác cùng
thuộc ngoại diên chất lỏng (như xăng, dầu, rượu, bia…), nhà làm định nghĩa đã chỉ ra các dấu hiệu bản chất, đặc
thù của nước, đó là: không màu, không mùi, không vị. Các dấu hiệu này (hoặc tập hợp các dấu hiệu này) chỉ có
ở “nước” mà không thể có ở các đối tượng khác, mặc dù chúng cũng đều là chất lỏng.
Xét một định nghĩa khác. “Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam từ ba tháng đến hai

mươi năm”(Điều 25 BLHS năm 1985). Để xác định tù có thời hạn là gì? Nhà làm luật đưa ra khái niệm hình
phạt. Về nguyên tắc, hình phạt là khái niệm đã được biết, đã được định nghĩa rồi (đáng tiếc là trong BLHS 1985
khái niệm này lại không được định nghĩa, mặc dù nó là khái niệm rất cơ bản của Luật Hình sự. Trong BLHS
1999 khái niệm này đã được định nghĩa - NV). Hình phạt là khái niệm gần gủi với khái niệm cần định nghĩa. Cụ
thể ở đây không nêu là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước vì khái niệm này rộng (xa) hơn nhiều so với hình
phạt, bao chứa cả hình phạt và trong nhiều nghành luật khác cũng có biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Do
trong hình phạt lại còn có cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung; trong hình phạt chính lại cũng có nhiều loại.
Vì vậy, để tách biệt hình phạt được gọi dưới tên tù có thời hạn với các hình phạt khác, nhà làm luật buộc phải
đưa ra dấu hiệu bản chất, đặc trưng, dấu hiệu mà các hình phạt khác không có: buộc người bị kết án phải bị
giam từ ba tháng đến hai mươi năm.
Như vậy, đây là cách định nghĩa mà nhà làm định nghĩa chỉ ra một cách gián tiếp các đối tượng nghiên cứu
( thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa) thông qua việc chỉ ra các dấu hiệu bản chất trong nội hàm
của khái niệm phản ánh về chúng. Cách định nghĩa này về cơ bản gồm hai bước:
+ Xác định xem đối tượng thuộc loại nào bằng cách nêu lên một khái niệm đã biết, gần gũi và có ngoại diên
bao chứa đối tượng cần định nghĩa.
+ Chọn trong nội hàm của khái niệm cần định nghĩa một dấu hiệu nào đó (hoặc tập hợp một số dấu hiệu nào
đó) mà những đối tượng cùng loại khác không có.
Đây là cách định nghĩa cơ bản, chuẩn xác, rất khoa học, có tầm khái quát cao, mức độ uyển chuyển trong
việc vận dụng vào thực tiễn rất lớn và được dùng phổ biến trong nhiều nghành khoa học và trong đời thường.
Tuy nhiên, để làm được định nghĩa theo cách này là cực kỳ khó khăn và rất đáng tiếc, trong thực tế không phải
mọi khái niệm đều có thể định nghĩa được bằng cách này.
2. Định nghĩa thông qua liệt kê.
Định nghĩa thông qua liệt kê là định nghĩa trong đó liệt kê tất cả các đối tượng được khái niệm phản ánh.
Cấu trúc lôgích của định nghĩa này có thể được mô hình hóa như sau:
A = (a1, a2 …., an)
Ví dụ: Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết (điều 679 BLDS).
Đây là cách định nghĩa nhằm thẳng vào ngoại diên của khái niệm mà không phải gián tiếp thông qua nội hàm
để làm bộc lộ ngoại diên như cách định nghĩa trên. Mặc dù cách định nghĩa này khá phổ biến, đơn giản, tiện lợi,
có tính cơ động nhưng tính khoa học, tính chặt chẽ và tính khái quát không cao.

Trong một số các trường hợp, nếu dùng cách định nghĩa theo tập hợp gặp nhiều khó khăn, hoặc khi áp dụng
nó trong thực tiễn, do tính khái quát rất cao của hình thức định nghĩa này mà sẽ có một số trường hợp cá biệt,
ngoại lệ không thể đúng với định nghĩa hoặc gây nên những trở ngại nhất định cho hoạt động thực tiễn thì nhà
làm định nghĩa có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê, miễn là có thể dùng nó để giải quyết những trường hợp
nhất thời, cụ thể nào đó. Ví dụ, trong luật Phòng, chống ma tuý (năm 2000) nhà làm luật đưa ra định nghĩa “tiền
chất” tại khoản 4, điều 2 như sau: “Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành”. Thật ra, trong khoản 4 này phần
trước cụm từ “được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành” đã là một định nghĩa về tiền chất rồi.
Phần còn lại được hiểu là: Còn cụ thể chất nào là tiền chất sẽ được Chính phủ quy định sau (trong Nghị định
chẳng hạn).
Giả định chúng ta chấp nhận định nghĩa Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều
chế, sản xuất chất ma túy là đúng thì nước cũng chính là… tiền chất vậy! Và do đó không thể thực thi Điều 3
cũng của Luật này bởi Điều luật này cấm sản xuất, vận chuyển, mua bán … tiền chất.
Định nghĩa này có thể đúng xét về mặt khoa học nhưng chắc chắn không thể áp dụng được vào thực tế. Và
phải chăng vì vậy mà nhà làm luật phải thêm vào phần “được quy định trong danh mục do Chính phủ ban
hành”? để nhờ đó một số chất mặc dù thoả mãn định nghĩa trên nhưng vẫn được xem không phải là tiền chất, vì
vậy, Điều 3 trở nên khả thi hơn?. Và thật vậy, trong Danh mục IV của Nghị định số 67/2001 NĐ-CP ngày 01-
10-2001 của Chính phủ, với cách định nghĩa liệt kê, Chính phủ đã chỉ ra một cách cụ thể các chất nào được hiểu
(được coi) là tiền chất và … nước đã không được liệt kê ra.
Rỏ ràng, bằng cách định nghĩa liệt kê, trong không ít các trường hợp người ta có thể “né” được những điều
khó xử, có thể linh hoạt ứng phó với những bất cập mà khi sử dụng định nghĩa theo tập hợp có thể gặp phải.
Tiện lợi, nhưng dưới góc độ khoa học thì lại “có vấn đề”.
Trong thực tế, có không ít các trường hợp tương tự như tình huống trên dẫn tới tình trạng “vênh” khi đặt các
văn bản quy phạm pháp luật trong tính hệ thống, trong tính chỉnh thể của nó, dẫn tới tình trạng luật nói “có” còn
nghị định lại nói “không” hoặc Luật chờ Nghị định, tức là chờ một loại “giấy phép con”. Luật nhưng là “của
Chính phủ”.
Ví dụ thứ hai: Trong luật cạnh tranh mà Nhà nước ta vừa ban hành (tháng 12 năm 2004) tại Điều 39 đã
không có một định nghĩa chung về “cạnh tranh không lành mạnh” dưới hình thức định nghĩa tập hợp mà đã
dùng lối định nghĩa liệt kê, theo đó liệt kê ra một số hành vi bị cấm, tức bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
Ta biết, cuộc sống nói chung và thương trường nói riêng thì luôn vận động. Nếu ở thời điểm này chỉ có

chừng ấy hành vi bị cấm nhưng trong tương lai lại xuất hiện hành vi khác cũng cần bị cấm thì nhà làm luật có
đủ sức mãi chạy theo nó để sửa luật, để liệt kê thêm?, và, trong khi hành vi cần bị cấm mới đã xuất hiện mà luật
chưa được sửa đổi chắc hẳn sẽ xuất hiện “khoảng trống pháp luật”, tức, không có quy phạm pháp luật để điều
chỉnh?!
Theo chúng tôi, trong một văn bản pháp luật nói riêng và trong hệ thống pháp luật nói chung mà có quá
nhiều định nghĩa dạng liệt kê thì nó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng
“chết yểu” của nhiều quy phạm pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật – hiệu lực thời gian của chúng quá
ngắn ngủi!.
Ngoài ra, cách định nghĩa liệt kê còn có mặt hạn chế nữa là số đối tượng thuộc B phải là hữu hạn và không
nên quá nhiều. Ví dụ, người ta không thể định nghĩa số chẳn là các số sau đây: 2,4,6,8,10,12……… cũng như
thật bất tiện khi định nghĩa cá gồm: cá lóc, cá rô, cá trê, cá chép….
Tóm lại, trong hai cách định nghĩa trên xét dưới các góc độ khác nhau thì cách nào cũng có ưu điểm của nó
nhưng xét một cách toàn cục thì cách định nghĩa thứ nhất có nhiều lợi thế hơn. Một số trong những lợi thế của
cách định nghĩa theo tập hợp so với cách định nghĩa liệt kê là ở chổ tính khái quát, tính bao hàm, tính dự liệu
cao và do đó tính uyển chuyển (không cứng nhắc) của nó rất lớn, dẫn tới việc áp dụng nó một cách lâu dài và
thuận lợi hơn. Điều đó có nghĩa là khi nhà làm định nghĩa đã đưa ra một định nghĩa theo tập hợp mà chuẩn xác
thì dù có phát sinh một đối tượng mới, một hành vi mới người ta vẫn có thể dựa vào định nghĩa này để điều
chỉnh nó, miễn là đối tượng mới, hành vi mới … nằm trong ngoại diên của khái niệm đã được định nghĩa.
Theo chúng tôi, với những văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có tính ổn định lâu dài
như Bộ luật, Luật thì nên đưa vào nhiều định nghĩa cách này, còn những văn bản “dưới luật” thì trong những
trường hợp không thể khác được vẫn có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê.
Ngoài ra, về kỹ thuật lập pháp cũng có vấn đề cần bàn thêm là: Nếu trong quá trình làm luật, nhà làm luật
tiên liệu được rằng, khi đưa vào Luật một định nghĩa theo tập hợp nào đó mà nó sẽ gặp phải những trở ngại nào
đó như đã nói ở trên và chắc chắn phải dùng đến Nghị định để cụ thể hoá định nghĩa này bằng một định nghĩa
liệt kê thì nên chăng không nên đưa vào luật một định nghĩa theo tập hợp. Xin trở lại với khoản 4, điều 2 Luật
Phòng, chống ma tuý. Viết như trong khoản 4 này thì tất yếu phải dẫn chiếu đến “Danh mục do Chính phủ ban
hành”. Vậy thì cần gì phải định nghĩa: Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma túy. Nên chăng chỉ cần viết: Tiền chất là những chất được quy định trong danh mục do Chính
phủ ban hành. Đến lượt mình, Chính phủ, bằng định nghĩa liệt kê cứ thế liệt kê ra. Làm được như thế này thì
Luật sẽ ngắn gọn hơn, tránh được hiện tượng “phiên dịch” văn bản tiếng Việt này bằng một văn bản tiếng Việt

khác và nhiều phiền toái khác nữa.
V. CÁC QUY TẮC ĐỊNH NGHĨA.(chỉ dành cho cách định nghĩa theo tập hợp)
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, nghĩa là khái niệm được định nghĩa và phần dùng để định nghĩa phải có
ngoại diên bằng nhau.
Vi phạm quy tắc này có thể dẫn đến những sai lầm:
a. Định nghĩa quá hẹp, nghĩa là số lượng các phần tử nằm trong ngoại diên của B nhỏ hơn số phần tử nằm
trong ngoại diên của A. (A > B).
Ví dụ 1: “Giáo viên là người làm nghề dạy học ở bậc phổ thông”
Ví dụ 2: “Đồng phạm là hai người cùng cố ý thực hiện một tội phạm” là những định nghĩa quá hẹp.
b. Định nghĩa quá rộng, nghĩa là số lượng các phần tử nằm trong ngoại diên của A nhỏ hơn số phần tử nằm
trong ngoại diên của B. (A < B ).
Ví dụ, “đường kính là đoạn thẳng nối hai điểm của một đường tròn” là định nghĩa quá rộng vì hoá ra cả các
dây cung cũng là đường kính bởi chúng củng nối hai điểm của một đường tròn!. Và, nếu như vậy thì rõ ràng số
phần tử nằm trong B là quá lớn. Do đó, định nghĩa quá rộng. Để làm cho định nghĩa được cân đối, nhà làm định
nghĩa đưa thêm dấu hiệu “và đi qua tâm”. Nhờ vào việc đưa thêm dấu hiệu này mà số phần tử trong B đã giảm
đáng kể, nhờ đó định nghĩa trở nên cân đối.
Xét định nghĩa khác: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội” là định nghĩa quá rộng vì có nhiều hành vi
khác cũng nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm.
Nếu ta đưa thêm dấu hiệu “có lỗi ” thì định nghĩa này vẫn rộng vì nếu như vậy thì các hành vi vi phạm pháp
luật khác cũng bị xem là tội phạm.
Chỉ khi ta đưa thêm dấu hiệu “được quy định trong BLHS” thì định nghĩa trở thành thoả mãn quy tắc này.
Vi phạm quy tắc này đều dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là làm cho người ta hiểu không đúng, không chính
xác về các đối tượng được định nghĩa dẫn tới nguy cơ là nếu dựa vào nó người ta có thể đồng nhất các đối
tượng mà đúng ra không được đồng nhất.
Quy tắc 2: Định nghĩa không được lòng vòng, nghĩa là chỉ được sử dụng những khái niệm đã biết, đã được
định nghĩa để định nghĩa.
Vi phạm quy tắc này có thể dẫn đến sai lầm:
a. Định nghĩa vòng quanh, nghĩa là dùng B để định nghĩa A sau đó dùng A để định nghĩa B.
Ví dụ 1: Bộ máy Nhà nước là bộ máy được tạo thành bởi các cơ quan Nhà nước còn các Cơ quan Nhà nước
là các bộ phận hợp thành Bộ máy Nhà nước.

Ví dụ 2: Lề đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi lòng đường và các công trình xây dựng hợp
pháp và lòng đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi hai lề đường.
b. Định nghĩa luẩn quẩn, nghĩa là dùng chính A để định nghĩa A.
Ví dụ: Công xưởng là nơi sản xuất có các công cụ kiểu công xưởng.
Ví dụ 2: Chứng cứ buộc tội là chứng cứ khẳng định một hành vi là tội.
Cả hai dạng sai lầm trên đều có đặc điểm chung là trong phần dùng để định nghĩa có chứa ngay khái niệm
cần được định nghĩa và nó đều không giúp người ta hiểu gì hơn về khái niệm cần được định nghĩa. Định nghĩa
mắc lỗi này thì coi như chưa định nghĩa gì cả.
Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn, nghĩa là không nên nêu những dấu hiệu nào đó mà người ta có thể
suy ra từ các dấu hiệu khác đã được nêu, những dấu hiệu mà không có nó người ta vẫn nhận diện được một cách
chính xác đối tượng đang được định nghĩa và không có nó người ta vẫn phân biệt được đối tượng được định
nghĩa với các đối tượng khác.
Giả định có định nghĩa: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi , được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu hình phạt”.
Ở ví dụ này người làm định nghĩa đã nêu thừa dấu hiệu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện” vì trước đó đã nêu dấu hiệu “có lỗi “, tức là dấu hiệu có lỗi đã bao hàm trong nó dấu hiệu “do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý” rồi, bởi, nếu người không có năng lực trách
nhiệm hình sự thì hẳn nhiên hành vi của họ đã được xem là không có lỗi.
Vậy, trong Điều 8 BLHS nhà làm luật nêu dấu hiệu: do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý có bị thừa không?. Không thừa. Đơn giản là vì trước đó không nêu dấu hiệu có lỗi!
Ngoài ra, theo chúng tôi, trong định nghĩa này còn nêu thừa dấu hiệu “phải chịu hình phạt” vì một hành vi
bất kỳ chỉ cần thoả mãn ba dấu hiệu: nguy hiểm (đáng kể) cho xã hội, có lỗi và được quy định trong BLHS thì
hành vi đó đương nhiên bị coi là tội phạm và cũng chỉ cần dựa vào ba dấu hiệu này người ta đã đủ để phân biệt
được tội phạm (vi phạm pháp luật hình sự) với các hành vi vi phạm pháp luật khác rồi. Vậy, đưa thêm dấu hiệu
này vào định nghĩa là không cần thiết (có nó hay không có nó thì cũng bị xem là tội phạm) mà chỉ làm rối hơn
hoạt động nhận thức. Phải chăng vì vậy mà trong điều 8 BLHS nhà làm luật cũng không hề nêu dấu hiệu này?
Phải chăng đây không phải là dấu hiệu bản chất của tội phạm mà chỉ là nguyên tắc của luật hình sự? Phải chăng
nó là dấu hiệu thứ phát? Là hậu quả của việc thực hiện tội phạm? Là anh làm nên “cái nhân” này thì anh chịu
“cái quả” kia. “Cái quả“ ấy, theo chúng tôi, không là bộ phận làm nên “cái nhân”! Còn nếu cho rằng: "chịu
hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà

nước nghiêm khắc nhất là hình phạt." (Giáo trình Đại học Luật Hà Nội năm 2000, tr.41 do đó coi chịu hình phạt
là dấu hiệu bản chất (thuộc tính) của tội phạm thì lại càng sai lầm vì “có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất là hình phạt” thì cũng có nghĩa là “có thể không phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất là hình phạt”. Như vậy là có thể có mà cũng có thể không ở một tội phạm. Vậy, dấu
hiệu này không thể là dấu hiệu bản chất (thuộc tính) vì thuộc tính luôn được hiểu là “đặc tính vốn có của một sự
vật (hiện tượng- NV) nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật
này với sự vật khác” (Từ điển tiếng Việt,Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ, tr 949)
Quan niệm sai lầm rằng, chịu hình phạt là thuộc tính của tội phạm dẫn tới sự lý giải về mối quan hệ giữa
chúng tỏ ra rất lúng túng, bất nhất, mâu thuẩn và thiếu tính thuyết phục như trong trường hợp sau đây: “Thông
thường, một hành vi đã thừa nhận là tội phạm thì phải bị xử lý bằng hình phạt hình sự. Do đó, nếu hành vi khi
đã không bị xử lý bằng hình phạt hình sự thì không thể bị coi là tội phạm. Không có tội phạm thì không có hình
phạt hình sự và ngược lại. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, tội phạm không phải chịu hình phạt vì
người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (Điều 48 BLHS) hoặc miễn chấp hành hình
phạt (Điều 51 BLHS). Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt
không phải là nhằm xác định không có tội phạm. Ở đây, tội phạm đã xảy ra, nhưng vì một lý do nào đó mà
không cần phải áp dụng hình phạt. Tóm lại, tội phạm bao giờ cũng phải đủ bốn dấu hiệu cơ bản là: hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, phải được quy định trong luật hình sự, phải bị xử lý bằng hình phạt. Bốn dấu
hiệu này là tiêu chuẩn phân biệt có tội phạm hay không có tội phạm, cũng là cở sở để xác định xem phải áp
dụng biện pháp cưỡng chế của luật hình sự hay cần truy cứu trách nhiệm pháp lý khác đối với mỗi hành vi mà
pháp luật cấm thực hiện hoặc buộc phải thực hiện thường xảy ra trong xã hội”. (Trang 58-59 . Giáo trình
LHSVN phần chung, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Khoa Luật. Hà Nội 1993)
Minh họa cho quy tắc “định nghĩa phải ngắn gọn” ta có thể tham khảo thêm định nghĩa hình vuông trong
toán học.
Một hình được gọi là hình vuông tất yếu phải có tất cả các dấu hiệu bản chất sau đây, nghĩa là chỉ cần thiếu
dù là một trong các dấu hiệu này thì hình ấy không phải là hình vuông: là tứ giác; có bốn góc vuông; có các cặp
cạnh đối song song và bằng nhau; có các cạnh kề liên tiếp bằng nhau; có hai đường chéo bằng nhau; hai đường
chéo cắt nhau ở trung điểm của mỗi đường; hai đường chéo là trục đối xứng cùa hình vuông; hai đường chéo cắt
nhau tạo thành các góc vuông; điểm cắt nhau của hai đường chéo là tâm của đường tròn nội tiếp, đồng thời là
ngoại tiếp …
Thế nhưng khi định nghĩa khái niệm hình vuông, các nhà định nghĩa không nhất thiết phải nêu toàn bộ các

dấu hiệu, dù đó có là dấu hiệu bản chất của đối tượng cần định nghĩa. Thật vậy, ta có thể gặp định nghĩa sau đây
về hình vuông: Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và có một góc vuông.
Tuân thủ quy tắc này, nhà làm định nghĩa không những không được đưa vào định nghĩa những dấu hiệu
không bản chất mà cả với những dấu hiệu bản chất thì cũng chỉ cần nêu vừa đủ các dấu hiệu nào đó thôi, miễn
sao giúp người tiếp cận định nghĩa nhận diện đúng đối tượng được định nghĩa và phân biệt nó với các đối tượng
khác. Điều này giúp cho tư duy của họ không bị rối và cũng giúp cho họ tiết kiệm được tư duy, thời gian và trí
nhớ. Có thể vì vậy mà người ta gọi định nghĩa khái niệm là khái niệm của khái niệm.
Quy tắc 4: Định nghĩa phải chuẩn xác, rõ ràng (không được mơ hồ).
Vi phạm quy tắc này thường thấy ở các định nghĩa mà ở đó người làm định nghĩa sử dụng câu chử không rõ
ràng, không chặt chẽ, không đúng văn phạm hoặc sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ của từ
hoặc của câu mà hậu quả của nó là không thực hiện được chức năng của một định nghĩa khoa học: xác định nội
hàm và loại biệt được ngoại diên của khái niệm, không giúp hiểu được đối tượng cần được định nghĩa, gây hiểu
nhầm hoặc mỗi người hiểu mỗi cách.
Ví dụ, “Mua dâm là hành vi giao cấu có trả tiền” (trong dự thảo Pháp lệnh phòng chống mại dâm).
Vậy, có giao cấu nhưng không trả bằng tiền mà trả bằng vàng, bằng các lợi ích vật chất khác thì sao? Chắc chắn
không phải là mua dâm. Vì về nguyên tắc, sau khi đã đưa ra định nghĩa thì định nghĩa đó được xem như một
đẳng thức mà vế phải được dùng để xác tín vế trái. Chúng cân bằng nhau, hoán đổi được cho nhau. Do đó, mọi
biến động của vế phải, tất yếu kéo theo sự biến động của vế trái. Trong trường hợp vừa nêu, vế phải đã biến
động. Có thể nói, dùng từ “trả tiền” ở đây là không chặt, không bao quát.
Quy tắc 5: Không nên định nghĩa phủ định.
Quy tắc này yêu cầu không nên đưa vào định nghĩa những dấu hiệu mà những dấu hiệu này không có ở đối
tượng của khái niệm được định nghĩa. Ví dụ, “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân không phải là quản lý một
xí nghiệp cơ khí” Đây là một định nghĩa phủ định. Trong định nghĩa này chỉ mới vạch ra sự tách rời của ngoại
diên khái niệm “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân” và khái niệm “Quản lý một xí nghiệp cơ khí” nhưng rõ
ràng không nêu lên được những dấu hiệu bản chất của đối tượng cần được định nghĩa và do đó người ta vẫn
chưa hiểu được thật sự “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân” là gì. “Không phải là quản lý một xí nghiệp cơ
khí” Vậy nó là gì? là quản lý một xí nghiệp dược phẩm? là quản lý một xí nghiệp may mặc? là quản lý một xí
nghiệp chăn nuôi? Không biết! Khái niệm này coi như chưa được định nghĩa.
Cần lưu ý một điều là, ở quy tắc này nói là “không nên” định nghĩa phủ định chứ không phải là không được.
Theo chúng tôi định nghĩa được phủ định nếu sự phủ định đó cho phép giới hạn được ngoại diên và làm rõ được

dấu hiệu bản chất của đối tượng cần định nghĩa. Trong khoa học, và đặc biệt là trong khoa học tự nhiên có một
số khái niệm cho phép và thậm chí bắt buộc phải định nghĩa theo cách này và người ta chấp nhận chúng. Ví dụ:
- Khí trơ là khí không tham gia phản ứng hoá học.
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. (trong hình học phẳng)
Ths. Lê Duy Ninh
Trường Đại học luật Tp. HCM
Bài tập : Hãy cho các định nghĩa và phân tích chúng để thấy được rằng có sự vi phạm các quy tắc
1,2,3,4 của định nghĩa khái niệm.
Bia cũng là rượu?
( Bài của tác giả Hải Li đăng trên báo Pháp Luật Tp.HCM 20-04-2008)
Mới đây, dựa trên đề nghị của Bộ Công thương, Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2008 về sản
xuất, kinh doanh rượu. Theo nghị định này thì việc bán buôn, bán lẻ rượu phải xin giấy phép.
Trước nghị định này, chỉ khi nào kinh doanh rượu trên 30 độ cồn thì mới phải xin phép và chỉ nhà hàng,
khách sạn, siêu thị mới được cấp phép. Quán ăn uống bình dân không được cấp phép bán rượu trên
30 độ cồn, chỉ được bán rượu dưới 30 độ cồn (không cần xin giấy phép) mà thôi.
Tuy nhiên, từ Nghị định 40 thì cứ bán rượu là phải xin phép chứ không còn “xả láng” nữa.
Vấn đề trở nên phức tạp đối với các quán nhậu vốn bán bia nhiều hơn bán rượu khi tìm hiểu xem “rượu”
của Nghị định 40 là gì, có gồm cả bia trong đó hay không.
Nghị định 40 định nghĩa: “Rượu là đồ uống chứa cồn rượu. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có
hoặc không chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả”. Bên
cạnh đó, “cồn rượu” cũng được định nghĩa rằng: “có tên khoa học là etanol, có công thức hóa học là
C2H5OH”.
Như vậy, khái niệm “rượu” này đã bao gồm cả rượu mạnh, rượu nhẹ, bia và các loại nước hoa quả có
chút “tê tê”. Bia được sản xuất từ lúa mạch, một ít gạo, hoa Houblon và trong bia có chứa khoảng 3%-
5% etanol.
Như vậy, hiểu theo Nghị định 40 thì quán nhậu bình dân muốn bán bia cũng phải xin giấy phép kinh
doanh rượu. Vấn đề này rồi sẽ làm cho các chủ quán nhậu phải đau đầu!
Một thành viên trong ban soạn thảo nghị định này, xuất thân từ Bộ Thương mại, phụ trách vấn đề kinh
doanh rượu, cho rằng nghị định về rượu này không bao gồm bia vì “cách thức sản xuất rượu, bia là khác
nhau”. Một người khác, xuất thân từ Bộ Công nghiệp, phụ trách về sản xuất bia, rượu, nước giải khát thì

cho rằng rượu là rượu mà bia là bia, hai khái niệm này khác nhau và xưa nay được dùng riêng biệt, nếu
muốn quản lý cả bia thì phải gọi là “nghị định về sản xuất, kinh doanh rượu, bia” mới được.
Một cán bộ quản lý cấp sở cho rằng dựa trên giải thích của Nghị định 40 thì “rượu” bao gồm cả bia,
không thể tách bia ra được.
Rõ ràng giải thích của Nghị định 40 là có vấn đề. Nếu không giải thích rõ ràng hơn sẽ khiến các điểm bán
bia gặp khó vì không biết có phải xin giấy phép kinh doanh hay khỏi phải xin.
Qua bài viết trên anh / chị hẳn đã nhận thấy tác hại của việc định nghĩa không
chuẩn xác khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Một số định nghĩa vui về thuật ngữ tin học từ những
chữ cái do viết tắt mà có:
+www: World Wide Wait (Cả thế giới phải chờ)
+MICROSOFT: Most Intelligent Customers Realize Our Software Only Fools Teenagers
(Khách hàng thông minh nhất nhận ra phần mềm của chúng tôi chỉ lừa phỉnh được đám
choai choai).
+IBM: I Blame Microsoft (Tôi chê Microsoft).
+MACINTOSH: Most Applications Crash; If Not, The Operating System Hangs (Hầu hết
các ứng dụng đều trục trặc; nếu không thì hệ điều hành bị treo).
+APPLE: Arrogance Produces Profit-Losing Entity (Sự kiêu ngạo khiến cho công ty thua
lỗ).
+WINDOWS: Will Install Needless Data On Whole System (Sẽ cài đặt dữ liệu không
cần thiết lên toàn bộ hệ thống).
+DOS: Defective Operating System (Hệ điều hành đầy khiếm khuyết).
+PENTIUM: Produces Erroneous Numbers Thru Incorrect Understanding of
Mathematics (Tạo ra những con số thiếu chuẩn xác do không hiểu toán học).
+PCMCIA: People Can't Memorize Computer Industry Acronyms (Người ta không thể
ghi nhớ hết những từ viết tắt của ngành máy tính).
Thực ra đây là Personal Computer Memory Card International Association (Tổ chức
quốc tế về chuẩn thẻ nhớ cho máy tính cá nhân).
+ISDN: It Still Does Nothing (Nó vẫn không làm được gì cả!)
Nghĩa gốc: Integrated services digital network (mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số).

+SCSI: System Can't See It (Hệ thống không thể thấy nó). Nghĩa gốc: Small Computer
System Interface (giao diện cho hệ thống máy tính nhỏ).
Trên đây là những chữ viết tắt cuả ngôn ngữ tin học,chúng là các chữ cái viết tắt
cuả tiếng Anh,nhưng đã được sưã chưã để tạo ra những định nghiã vui mà trên
thực tế giá trị thật cuả chúng không phải vậy.
Còn dưới đây là những định nghĩa trong một số từ
điển mà người đọc vui không được và…không được
phép…vui !
- Đế quốc là nước có hoàng đế, có vua. (tác giả Việt Tân, NXBVăn hoá- Thông tin, 2001)
- Bút ký là văn tùy bút mà ghi chép. ( Từ điển tiếng Việt phổ thông của Minh Đức, NXB Thống
kê, 12-2005)
- Chợ phiên là một trò vui và bán hàng ngoài trời nhằm mục đích từ thiện. (tác giả Hùng Thắng,
Thanh Hương, NXB Thống kê, 2005)
- Khai quật là đào mồ lên. (tác giả Vũ Chất, NXB Trẻ,2001)
- Bụi đời là người lăn lóc, cực khổ nhiều trong xã hội. (tác giả Vũ Chất, NXB Trẻ,2001)
- Buồn cười là buồn mà cười. (tác giả Vũ Chất, NXB Trẻ,2001)
- Phá án là hủy một bản án của toà án. (tác giả Vũ Chất, NXB Trẻ,2001)
- Phá án là hủy một bản án của toà án dưới xử và yêu cầu toà án đó xử lại. (tác giả Nguyễn Minh
Hoàng, NXB Thống kê, 2005)
- Phá án là toà án cấp trên hủy một bản án của toà cấp dưới đã xử chung thẩm và yêu cầu toà án
đó xét xử lại. (tác giả Việt Tân, NXBVăn hoá- Thông tin, 2001)
- Điều khoản là sự hạn định trong một điều luật. (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005) Lưu ý :
Không phải của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam mà chỉ là hình thức ngụy danh- Lê Duy Ninh.
- Điều luật là điều khoản trong bảng luật. (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005)
- Điều ước là điều khoản hai bên giao ước nhau. Nếu bên nào vi phạm điều ước thì bên đó phải
bồi thường theo hợp đồng đấy. (từ điển Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005)

PHÁ VỤ ÁN "CƯỠNG HIẾP" BẢO VỆ DANH DỰ CHO DÒNG HỌ KENƠĐI
Dùng các kiến thức lôgích đã học phân tích câu chuyện sau.
Mùa xuân năm 1991, trên bải biển Cây Cọ bang Floriđa tràn ngập ánh nắng, khí hậu ấm áp dễ chịu.

Nhiều du khách đua nhau đến đây để tận hưởng bầu không khí ấm áp, trong lành trên bải biển.Đương nhiên
ngoài cái đó ra thì ở đây còn có nhiều thú vui vàtro tiêu khiển rất lãng mạn và quyến rũ.Uyliam Kenơđi-
cháu ngoại của cố tổng thống Kenơđi cũng là một trong số các du khách đó. Một hômUyliam làm quen với
một cô gái trẻ và đẹp có tên là Patritxia Paoman tại một quán bar.Một bên xuất thân từ dòng dõi thế gia, còn
một bên thì có sắc đẹp mê hồn do trời phú, nên cả hai đã nhanh chóng mến nhau và chỉ sau vài lần gặp mặt,
họ đã kéo nhau đến khách sạn Kenơđi
Nhưng ngay sáng hôm sau Patritxia đã đến Cục Cảnh sát địa phương tố cáo Uyliam đã "cưỡng hiếp"
cô. Cô khai rằng, khi cô theo Uyliam ra sau nhà xe của biệt thự thì anh ta đã trêu ghẹo cô, sau đó muốn làm
tình với cô, nhưng bị cô cự tuyệt. Cô đã giãy dụa vùng ra và chạy tới bãi cỏ, nhưng Uyliam chạy theo đẩy
ngã cô xuống. Patritxia dùng hết sức mình chống cự lại, nhưng vì sức yếu, nên cuối cùng đã bị Uyliam
cưỡng hiếp.
Cảnh sát ngay lập tức thu giữ váy và quần lót của Patritxia và lấy được mẫu tinh dịch trong quần lót
của cô. Qua xét nghiệm ADN thì cho kết quả tinh dịch là của chính Uyliam.Trước chứng cứ và lời tố cáo
đó, Uyliam đành phải thừa nhận đã làm tình với Patritxia, nhưng cương quyết không thừa nhận là đã cưỡng
hiếp cô ta, mà là cả hai người đã đồng thuận. Khi Viện Kiểm sát khởi tố thì người cháu của Kenơđi đã thề
rằng sẽ chiến đấu đến cùng đễ bảo vệ danh dự và uy tín của dòng họ mình. Gia đình của Uyliam đã mời một
số luật sư nổi tiếng để bào chữa cho Uyliam,vì họ biết rằng, luật sư bào chữa là nhân vật then chốt quyết
định cho việc thắng kiện trước tòa. Bị cáo trong vụ án này chẳng những là người giàu có mà còn là thành
viên của dòng tộc nổi tiếng nhất nước Mỹ, bởi vậy gia đình Kenơđi quyết định phải mời cho bằng được các
luật sư tài giỏi nhất để bào chữa cho anh ta.
Trước khi phiên toà bắt đầu, Rôi Blếch - luật sư của Uyliam Kenơđi tuyên bố ông ta cần tìm chuyên
gia về nhân chứng, vật chứng giỏi để giúp vào việc bào chữa cho thân chủ của ông. Người đó chính là tiến
sỹ Lý Xương Ngọc. Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm khoa học pháp lý hình sự của Cục Cảnh sát bang
Connécticớt.
Blếch gọi điện cho tiến sỹ họ Lý nhưng Lý Xương Ngọc không muốn dính líu vào các vụ án của
những gia đình danh giá, nên ông đã khéo léo từ chối.
Nhưng Blếch và Lý là bạn rất thân của nhau, nên Blếch vẫn kiên trì thuyết phục. Ông bảo với Lý là
phong cảnh ở bãi biển Cây Cọ là tuyệt đẹp, thân chủ của ông ta đồng ý mời Lý và cả vợ Lý xuống đó nghỉ
cuối tuần, đồng thời xem xét luôn hiện trường của vụ án và nếu cần có thể giám định luôn một số vật chứng.
Blếch nói, ngoài 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất và toàn bộ chi phí ăn ở trong khách sạn 5 sao ra, thân chủ

của ông ta sẽ trả cho Lý một khoản tiền giám định đáng kể nữa.
Lý Xương Ngọc nghĩ đến việc phòng thí nghiệm của mình cần có một máy giám định hiện đại, mà
tiền giải thưởng về Khoa học pháp lý hình sự vừa mới nhận thì không đủ mua, nên anh đã đồng ý, nhưng
với điều kiện là bị cáo không được trực tiếp trả tiền cho anh mà là trả dưới dạng một khoản tiền quyên góp
cho phòng giám định. Blếch đã vui vẽ đồng ý.
Ngay sau khi đến Floriđa, Lý Xương Ngọc cùng với Blếch đến xem xét những chứng cứ mà cảnh sát
đang thu giữ, trong đó bao gồm cả váy và quần lót của người bị hại.Tiếp đó họ lại đến biệt thự Kenơđi. Lý
xem xét một lượt cái gọi là "hiện trường của vụ cưỡng hiếp", rồi anh rút trong túi áo ra hai chiếc khăn tay
đang còn mới, một cái anh lau vào đám cỏ, cái còn lại lau vào vũng bùn bên cạnh bãi cỏ, sau đó anh lặng lẽ
bỏ cả hai chiếc khăn vào túi áo của mình. Xong xuôi, anh rời khỏi hiện trường mà không nói một lời nào cả.
Blếch rất ngạc nhiên và khó hiểu, bèn hỏi:"Tiến sỹ Lý, anh làm cái gì kỳ vậy?"
Lý hơi mỉm cười và trả lời:"Đến lúc đó rồi sẽ hiểu!"
Phiên toà xét xử vụ án xảy ra một thời gian ngắn sau đó. Rất nhiều phóng viên trên nước Mỹ đã ùn
ùn kéo đến. Đài truyền hình và báo chí liên tục đưa tin về quá trình xét xử vụ án.Và thế là trong một thời
gian cái tên Kenơđi lại trở thành hấp dẫn nhất trên các phương tiện thông tin của nước Mỹ.
Sau khi bên công tố kết thúc bản cáo trạng, đến lượt luật sư bào chữa cho bị cáo. Hôm đó Lý Xương
Ngọc bay từ Conécticớt tới floriđa. Anh bước ra trước tòa, theo tập quán của mình anh chào quan tòa và bồi
thẩm đoàn và ngồi vào ghế, sau khi đã trịnh trọng giơ tay tuyên thệ.
Bằng những câu trả lời các vấn đề mà luật sư Blếch nêu ra, tiến sỹ Lý trước hết giới thiệu về chuyên
môn nghề nghiệp của mình, sau đó nói về "Định luật trao đổi chất vi lượng" nổi tiếng do Rôcátđơ-nhà kỹ
thuật vật chứng người Pháp, phát minh ra đầu thế kỷ này.
Định luật này có nội dung cơ bản như sau:"Khi bề mặt của 2 vật thể trong quá trình vận động có sự
tiếp xúc với nhau thì bao giờ cũng xảy ra việc có một lượng vật chất hết sức nhỏ, người ta gọi là vi lượng
trao đổi cho nhau, tức là một vi lượng vật chất từ bề mặt của vật thể này chuyển dịch sang bề mặt vật thể
kia.Ví dụ khi ngón tay của một người tiếp xúc với một vật thể bất kỳ thì một vi lượng vật chất của mồ hôi
trên ngón tay sẽ lưu lại trên bề mặt vật thể kia và như vậy là dấu vân tay của người đó được lưu lại.Tương tự
như vậy, khi hai chiếc xe đâm vào nhau hoặc va vào nhau thì một vi lượng chất sơn và chất dầu của chiếc xe
này sẽ chuyển dịch sang bề mặt của vỏ chiếc xe kia và nằm lại ở vết tích đâm vào hoặc va chạm với nhau.
Bởi vậy, chúng ta có thể dựa vào kết quả của sự trao đổi vi lượng vật chất mà dựng lại quá trình xảy ra vụ
việc. Điều này có thể tiến hành từ hai phương diện: một là, nếu trên bề mặt của một vật thể nào đó có dấu

vết của sự trao đổi chất vi lượng gì đó thì chúng ta có thể suy ra rằng vật thể đó đã có sự tiếp xúc với vật thể
khác bằng một cách nào đó; hai là, nếu trên bề mặt của một vật thể nào đókhông có dấu vết của sự trao đổi
chất vi lượng khác thì chúng ta cũng suy ra được rằng vật thể đó không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với vật thể
kia.Việc này có ý nghĩa rất lớn trong giám định về khoa học pháp lý hình sự.
Lý Xương Ngọc nhình vào các vị trong bồi thẩm đoàn, rồi tiếp tục: "Trong vụ án này theo cách nói
của bên công tố thì cô Patrítxia đã bị bị cáo đẩy xuống vũng bùn bên cạnh luống hoa, sau đó lại bị đẩy ngã
xuống bãi cỏ, hai người đã vật lộn với nhau kịch liệt trong vòng chừng 20 phút.Vậy thì quá trình đó, nếu
những lời khai của cô ấy là đúng thì cả hai với một cách tiếp xúc mạnh như vậy ở trên vũng bùn và bãi cỏ,
tất yếu sẽ có một vi lượng vật chất tương ứng lưu lại trên váy và quần lót của cô ta. Vậy những dấu vết đó
đâu?
Lý Xương Ngọc đi về chỗ của người làm chứng và móc trong túi áo của mình ra hai chiếc khăn tay
mà trước đây anh đã dùng để lau bùn và bãi cỏ trong "hiện trường của biệt thự Kenơđi" đưa cho các vị trong
bồi thẩm đoàn xem. Anh nói:"Đây là hai chiếc khăn tay mà tôi đã dùng để lau ở chỗ mà cô Patrítxia gọi là
hiện trường của vụ cưỡng hiếp" có luật sư Blếch đã chứng kiến khi tôi lấy mẫu vật chứng đó. Xin mời các
quý bà, quý ông và các quý vị trong bồi thẩm đoàn hãy xem đây, một cái chà lên cỏ thì có màu xanh lục,
còn cái kia có màu xám vì đã chà lên bùn và có những sợi xenlulô xơ ra trong rất rõ, đúng vậy! Nhưng các
vị hãy xem váy và quần lót của cô Patrítxia thì hoàn toàn không có các dấu vết ấy. Tôi đã dùng kính hiển vi
có độ phóng đại lớn để xem xét kỹ chiếc váy và quần lót của cô ta cũng không hề thấy dấu vết bị xơ của
những sợi xenlulô và cũng không thấy dấu vết của lá cỏ.Vậy điều này đã nói lên điều gì? Tôi nghĩ rằng câu
trả lời đã quá rõ ràng'.
Trong bồi thẩm đoàn bắt đầu có những tiếng trao đổi rì rầm.Công tố viên Sakhrin không nén nổi bực
bội đứng bật dậy gay gắt:"Cái khăn tay khác với cái quần lót.Tại sao ông lại dùng khăn tay mà không dùng
quần lót của các quý bàđể chứng minh cái luận điểm hoang đường của ông?". Lý Xương Ngọc quay lại phía
Sakharin rồi mới quay sang phía bồi thẩm đoàn và nói bằng giọng chậm rãi:"Thưa, bởi về bản chất chúng
không khác nhau, vã lại thưa ông tôi không có thói quen mang theo quần lót của các quý bà"
Tiếng cười vang lên khắp nơi trong toà án. Lý Xương Ngọc kết luận:"Căn cứ vào các chứng cứ của
vụ án, tôi cho rằng: ông Uyliam Kenơđi có thể đã từng làm tình với cô Patrítxia ở khách sạn Kenơđi, nhưng
sự việc không diễn ra như như cô ta đã khai. Hay nói một cách khác là trong vụ án này, không có chứng cứ
để chứng minh rằng đã xảy ra một vụ cưỡng hiếp.
(Theo một chuyên gia bậc thầy về phá án)

PHẦN ĐỌC THÊM
LOGIC HỌC TÁN GÁI
Tôi là kĩ sư CNTT trong lứa tuổi hai mươi mấy: thân thể tráng kiện và tinh thần minh mẫn. Ở trọ
chung với tôi là tên bạn nối khố, 2 đứa tôi cùng mê 1 cô bé đang học tại ĐH Bách Khoa tên
Hương, cũng theo ngành CNTT.
Dạo ấy phong trào mặc áo da đang lên cao cho nên thằng bạn chung phòng của tôi mới tậu một
cái áo da bò vàng, với ý định dùng nó để cưa cô bé Hương. Phần tôi, tôi tin rằng với cái đầu sắc
bén của một kĩ sư, với cái logic khổ luyện trong học đường, Hương sẽ thấy nó đáng giá gấp bội
cái áo da màu vàng nhảm nhí ấy.
Rình rập mãi tôi cũng rủ được Hương đi chơi lần đầu. Thật đúng là sắc đẹp thường tỉ lệ nghịch
với trí thông minh… Vì thế tôi quyết định phảu dạy cô bạn gái tương lai của tôi lô gích trước khi
tỏ tình. Tôi thì thầm bảo Hương:
- Em có muốn học logic không?
+ Logic là gì hở anh?
- Logic là môn khoa học trí tuệ em ạ. Không có logic nói chẳng ai muốn nghe. Biết logic rồi thì
có đuổi thiên hạ cũng kéo tới nghe mình buôn dưa lê đấy.
+ Hay quá, thế anh dạy em logic được không?
- OK, nhưng trước khi học cách Lý Luận Đúng, em phải biết thế nào là Lý Luận Sai trước đã.
Tiếng Anh họ gọi là logical fallacy.
+ Vậy anh dạy em cái con fallacy trước nhá?
Tôi bắt đầu:
- Cái đầu tiên em phải biết là Dicto Simpliciter!
+ Là gì thế anh?
- Tức là Đơn Giản Hóa Vấn Đề. Thí dụ nhá: mấy cô lấy chồng Việt Kiều toàn ham tiền, mình
phải nói cho họ biết là…
+ Đúng thế anh ạ. Gần nhà em có 1 con bé…
Tôi ngắt lời:
- Thế là sai em ạ: đâu phải ai lấy chồng Việt Kiều cũng là vì tiền. Cũng có người vì tình yêu, hay
biết đâu họ quen nhau trước khi anh ta xuất ngoại. Đó là chưa kể đâu phải Việt Kiều nào cũng
giàu hơn người trong nước?

+ Ờ nhỉ. Logic vui quá anh nhỉ, anh nói tiếp đi.
- Cái logic sai thứ hai tiếng Anh gọi là Hasty Generalization, trong đời thường tiếng Việt ta gọi
là Vơ Đũa Cả Nắm. Thí dụ nhá: anh có ông bạn buôn thuốc lá bên Đức, em cũng có cô bạn buôn
thuốc lá bên ấy… Vậy là ai ở Đức cũng buôn thuốc lá!
+ Đúng đấy anh ạ, con bạn em nó …
- Đúng là đúng thế nào? Tôi bật cười: "Mình biết có 2 người bên Đức buôn thuốc lá, đâu có
nghĩa là ai bên ấy cũng đi buôn. Sai lầm này lôgích học gọi là khái quát hoá vội vã".
+ Logic hay quá anh ơi, tiếp nữa đi anh.
+ Bây giờ tới Post Hoc. Thí dụ nhá: đừng cho thằng em của em đi chơi theo chúng mình. Lần
nào nó đi theo cũng mưa. Lý luận thế là sai vì trời mưa chả liên quan gì tới nó cả. Lôgích học gọi
là vi phạm quy luật lý do đầy đủ đấy !
Thấy Hương tròn xoe mắt thán phục, tôi nả đạn liên tục:
- Tiếp theo là Contradictory Premises: Nếu Thượng Đế làm gì cũng được, thì Thượng Đế có thể
làm ra 1 cục đá nặng đến chính Ngài cũng không nâng nổi. Có đúng thế không em?
+ Được chứ anh, chuyện nhỏ như con thỏ. Ngài có thể …
- Được là được thế nào? Nếu mà làm được thì có nghĩa là có 1 cục đá TĐ không nâng nổi, mà
lúc đầu mình nói là cái gì TĐ cũng làm được mà.
Tôi nổi hứng nói tiếp, sùi cả bọt mép:
- Tiếng Việt ta gọi là Mâu Thuẫn. Lôgích học gọi là vi phạm quy luật phi mâu thuẫn vì trong
trường hợp này trả lời « có thể » cũng vô lý mà trả lời « không có thể » cũng vô lý luôn. Em biết
mâu thuẫn là gì không? Mâu là cái giáo. Xưa có 1 anh chàng bán cái mâu, anh nói: Mâu của tôi
vô cùng sắc bén, đâm gì cũng thủng. Sau đó anh đem bán cái thuẫn, tức là cái khiên, anh lại nói:
Thuẫn của tôi bền chắc vô cùng, không gì đâm thủng. Có người đi ngang bèn hỏi: thế lấy cái
mâu của anh đâm vào cái thuẫn thì sao? Anh ta không trả lời được.
Hương nhìn tôi như Tử Cống nhìn Khổng Tử:
+ Anh quả là thông thái, nhưng sao càng nghĩ em càng thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy …
- Yên lặng nào, để anh giảng tiếp về Ad Misericordiam. Thí dụ nhá: có 1 anh chàng kia thi rớt,
nên anh ta năn nỉ ban giám hiệu cho anh vào Đại Học, nói rằng mẹ anh ta đang ốm nặng, trước
khi chết chỉ muốn thấy anh có được mảnh bằng. Cha anh ta là 1 nhà hảo tâm đóng góp rất nhiều
cho xã hội, có công với đất nước… Nếu anh mà không vào được thì chắc mẹ anh sẽ đau lòng mà

chết …
Hương thút thít khóc:
+ Tội quá anh ạ, thôi thì cho anh ta …
Tôi gắt lên:
- Tội là 1 chuyện, nhưng xứng đáng hay không là chuyện khác. Bộ cứ bố làm việc công ích, mẹ
đau nặng thì con cái được đặc quyền hay sao? Mà thôi, để anh dạy cái False Analogy cho em.
+ False Analogy là sao hở anh?
- Thí dụ như bạn anh, nó nói là "Học sinh đi thi phải cho phép mang theo sách. Luật sư ra toà có
sách luật, kĩ sư đi làm cũng có sách tra cứu, đến như thầy đi dạy nhiều khi cũng phải liếc vào tài
liệu mới giảng bài được, thế sao học sinh lại không được"?
+ Em hoàn toàn nhất trí…
- Nhất trí cái con khỉ. Em tư duy lối mòn quá. Luật sư hay kĩ sư thì đi làm, còn học sinh đi thi để
thầy cô kiểm tra xem họ học và nhớ được những gì mà. Hai việc hoàn toàn khác nhau. Cái này ở
yêu cầu 2 của quy luật đồng nhất hồi đi học lôgích học thầy đã cho nhiều ví dụ và phân tích nó
rất hay, có điều, không hiểu sao người ta vẫn rất hay mắc lỗi này trong tư duy.
+ Anh thật là thiên tài, nói đến đâu đầu em quốc lộ ra đến đấy.
Hứng chí quá, tôi vênh mặt lên:
- Cái fallacy kế là Hypo Contrary to Fact. Thí dụ như ông thầy dạy Sử, ông ấy nói không có
Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh thì chắc ta vẫn còn bị Bắc trị …
+ Đúng đấy anh ạ, hồi ấy vua Lê…
- Đúng cái chỗ nào? Đúng là Ngài có công, nhưng nếu không có Ngài, có thể cũng sẽ có người
khác đứng lên đánh đuổi quân Thanh mà, mà biết đâu lại lấy lại được Lưỡng Quảng ấy là khác.
+ Ừ nhỉ, cái ông Quang Trung này rách việc…
Tới đây thì tôi không còn đủ kiên nhẫn:
- Hương à, cũng khuya rồi, thôi để anh dạy em 1 cái fallcy cuối rồi hôm khác ta học tiếp. Cái này
gọi là Poisoning the Well, tức là Chụp Mũ. Thí dụ nhá: tên bạn chung phòng với anh, hắn nói
"không nên đọc báo viết về CNTT, mấy tay nhà báo biết gì mà viết".
Hương ngắt lời:
+ Nói thế là sai vì đâu cứ phải dân CNTT mới biết CNTT, vả lại nhiều khi nhà báo họ có bạn
làm CNTT anh nhỉ. Sao bạn anh tư duy lối mòn thế.

Tôi đắc chí:
- Ừ, thằng bạn anh nó lối mòn lắm em ạ.
***
Đêm nào cũng thế, chẳng mấy chốc Hương đã sắc bén về logic chẳng kém ai. Đêm hôm nay, tôi
dẫn nàng ra bờ hồ đi quanh quẩn. Đợi nàng mỏi chân, tôi dìu nàng ngồi xuống băng ghế đá thủ
thỉ:
- Em à, tối nay anh không nói chuyện logic nữa, anh sẽ nói chuyện 2 đứa mình.
Hương ngắt lời:
+ Hai đứa mình đã có gì đâu mà nói hở anh?
- Em yêu, sao lại không? Mình đã đi chung với nhau cả tháng rồi, rõ ràng chúng ta rất hợp nhau.
+ Anh ơi, đừng Hasty Generalization anh nhá.
- Em nói gì thế?
+ Em nói Hasty Generalization. Đi chung với nhau đâu có nghĩa là hạp nhau hả anh. Vả lại, cũng
mới chỉ có 1 tháng.
Tôi bật cười:
- Em đùa vui quá. Một tháng là đủ rồi em, đâu cần phải ăn hết cái bánh mới biết cái bánh ngon…
+ False Analogy đấy anh: em đâu phải là cái bánh. Anh so sánh khập khiễng quá.
Tôi cảm thấy gáy mình bắt đầu nóng lên:
-Hương à, em là niềm hy vọng của anh, em mà từ chối thì sao anh sống nổi, tội cho anh, cái công
của anh mấy tháng nay…
+Ad Misericordiam anh ơi, tội là một chuyện, có công là một chuyện, xứng đáng hay không là
chuyện khác.
Tôi thấy nóng bừng cả mặt:
- Em nói quái quỉ gì thế, em muốn logic hả? Được, anh cho em logic. Thế ai dạy em logic thê'?
+ Thì anh chứ còn ai vào đây.
- Tức là em nợ anh, không có anh thì làm sao em biết logic?
+ Hypo Contrary to Fact anh ơi. Không có anh thì có thể sẽ có người khác dạy, mà biết đâu lại
chả dạy tốt hơn anh đấy chứ. Anh không nhớ Quang Trung Nguyễn Huệ à?
Tôi la lớn lên:
- Hương này, đâu phải cái gì học được cũng nên đem ra áp dụng? Đừng có nói loanh quanh nữa.

+ Anh nhá, đấy là Dicto Simplicite đấy.
Đến đây thì tôi không kiềm nổi mình nữa:
- Em có thằng nào khác phải không? Thằng nào thế, em cứ nói tuột ra cho xong.
Hương dịu dàng đáp:
+ Thì anh bạn chung phòng của anh đấy chứ ai.
- Cái gì? Nó là cái thằng Sở Khanh, anh ở chung với nó mấy năm nay, anh biết nó rõ lắm…
+ Anh đừng có Poisoning the Well nhá. Thế là chụp mũ đấy.
Tôi thở dài:
- Thôi được, anh chịu thua em. Anh bỏ cuộc. Em giỏi lắm, chỉ xin em cho biết tên chiến thắng ấy
nó có cái gì hơn anh cơ chứ?
Hương mở tròn đôi mắt, thật thà đáp:
+ Anh ấy có cái áo da bò màu vàng.
Tôi giận giữ hét toáng lên: Đúng là lý luận chị là màu xám…màu xám…màu xám !!!
Logic của sơ Logic
Có hai nữ tu sỹ, một trong số họ rất giỏi toán và được gọi là Sơ Toán (ST) còn người kia thì rất
giỏi về Logic nên được gọi là Sơ Logic (SL). Một hôm, trời tối mà họ vẫn chưa về tới tu viện.
ST: Sơ có nhận thấy một người đàn ông đi theo chúng ta suốt 38 phút và 30 giây không? Không
biết hắn tính làm gì?
SL: Suy luận một cách logic thì hắn định hãm hại chúng ta.
ST: Trời ơi! Không! Với tốc độ này thì 15 phút 03 giây nữa hắn sẽ đuổi kịp chúng ta. Làm thế
nào bây giờ?
SL: Điều logic duy nhất là chúng ta phải đi nhanh lên.
ST: Không có kết quả rồi, Sơ ơi!
SL: Tất nhiên là không hiệu quả rồi. Vì theo lẽ logic thì tên đó cũng sẽ đi nhanh lên.
ST: Thế làm gì bây giờ? Với vận tốc như thế thì chỉ 1 phút nữa là hắn tóm được chúng ta.
SL: Cách logic nhất bây giờ là chúng ta hãy chia làm hai. Sơ đi đường kia, tôi đi đường này.
Theo lẽ logic thì hắn sẽ không đuổi được cả hai người.
Họ chia ra làm hai ngả. Tên đàn ông quyết định đuổi theo Sơ Logic. Sơ Toán về đến tu viện và
vô cùng lo lắng cho Sơ Logic. Một lát sau, Sơ Logic cũng về đến nơi.
ST: Sơ Logic! Cám ơn đức Chúa là Sơ đã về! Nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra đi!

SL: Theo suy luận logic, vì hắn không thể đuổi theo cả hai nên hắn theo tôi.
ST: Đúng! Nhưng sau đó chuyện gì xẩy ra?
SL: Chỉ một điều có logic diễn ra. Ðó là tôi chạy thục mạng và hắn cũng chạy thục mạng.
ST: Và?
SL: Hắn đuổi kịp tôi, đó là khả năng logic nhất.
ST: Thế sơ đã làm gì?
SL: Tôi đã hành động lôgíc nhất. Tôi vén váy lên.
ST: Ôi trời, Sơ ơi! Thế hắn làm gì?
SL: Hắn cũng thực hiện một hành động lôgíc nhất. Hắn tụt quần xuống.
ST: Lạy cha! Chuyện gì xảy ra sau đó?
SL: Logic quá còn gì nữa Sơ? Một bà sơ với cái váy vén lên chắc chắn chạy nhanh hơn một
thằng đàn ông với cái quần đang tụt xuống
Ðó là lý do tại sao bạn nên học thật tốt môn Logic học nếu bạn được dạy ở trường!
(Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ trong tư duy chính xác có sự khác biệt nhất
định)
Thư của vợ, chồng nông dân
Một chú nông dân mới cưới vợ có việc phải đi xa . Sau vài tháng chú nhận được thư vợ
Đám ruộng 2 bờ ở đầu hông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
Nước non vẫn đủ , cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được ko ??
Chú chàng đọc xong tức khí trả lời
Đám ruộng 2 bờ là của ông
Cho dù ko cấy vẫn để không
Mùa này ko cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông .
Đọc xong thư chồng , ả vợ nóng lòng quá viết tiếp :
Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
Hạ đi thu đến sắp lập đông
Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa

Thợ cày đấy rẫy chẳng tính công
Chồng hồi đáp :
Biết ruộng lâu ngày bỏ trống không
Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
Kỹ thuật thua ông có biết ko
Ả vợ rằng :
Ruộng vẫn nơi này quá mêng mông
Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
Ông về vẫn đó chi mà ngại
Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công
Chồng bực mình tiếp :
Này này ông nói có nghe ko
Ruộng ông , ông kệ cứ chơi ngông
Khi nào ông rảnh ông gieo giống
Còn bao kẻ khác cấm cho trồng
Ả vợ ko chịu nổi gửi tiếp :
Ông à cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi thì làm phước cho họ cấy
Ông về thu hoạch thế là xong
Chồng càng tức giận hơn
Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn phải cứ để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông về ông nhổ tổng tồng tông
Ả vợ tiếp :
Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
Ông về gấp gấp, có nghe ko
Ruộng đang thiếu nước, trời khô hạn

Ông về tuới hộ tôi trả công
Chồng reply :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×