Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

đồ án kỹ thuật công trình biển Thiết kế đê biển Ninh Phú – Hậu Lộc – Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 91 trang )

Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

LỜI CẢM ƠN
Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và được sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S.Nguyễn Quang Lương và Th.S Nguyễn Huyền
Nga cùng các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Biển - trường Đại học Thủy lợi, em đã
hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, với đề tài:

Thiết kế đê biển Ninh Phú – Hậu
Lộc – Thanh Hóa” .
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một khoảng thời gian có ích để em có điều kiện hệ
thống lại kiến thức đã được học và giúp em biết cách áp dụng lí thuyết vào thực tế, làm
quen với công việc của một kỹ sư thiết kế công trình biển.
Đây là đồ án tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế công trình thủy lợi và vận dụng tổng
hợp các kiến thức đã học. Dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do nội dung đồ án
nên trong đồ án em chưa giải quyết hết các trường hợp có thể xảy ra. Mặt khác trình
độ bản thân còn nhiều hạn chế nên trong đồ này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S.Nguyễn Quang Lương và Th.S Nguyễn Huyền
Nga đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu, thông tin, cũng như định hướng đồ án và
tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, Trường Đại học Thủy
Lợi, Khoa Kỹ Thuật Biển đã tạo cho em một môi trường học tập lành mạnh, cho em
những cơ hội để phấn đấu, rèn luyện, và trưởng thành trong suốt 4,5 năm học tập tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 01 năm 2011
Sinh Viên
Nguyễn Thành Trung
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
1
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển



Mục Lục
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 4
1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu 4
1.2 Xác định vấn đề 4
1.3 Mục tiêu của đồ án 5
1.4 Phạm vi của đồ án 5
1.6 Phương pháp thực hiện 6
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
2.1 Đặc điểm tự nhiên 7
2.1.1 Vị trí địa lí 7
2.1.2 Đặc điểm địa hình 8
2.1.3 Đặc điểm địa chất và bùn cát 8
2.2 Điều kiện khí hậu 13
2.2.1 Đặc điểm khí tượng 13
2.2.2 Đặc điểm thủy hải văn 13
2.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế-xã hội 14
2.3.1 .Dân số, xã hội 14
2.3.2 Nông nghiệp và ngư nghiệp 14
2.3.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 14
2.3.4 Giao thông vận tải 15
2.3.5 Nguồn điện 15
2.3.6 Nước dùng cho các ngành kinh tế khác và sinh hoạt 15
2.3.7 Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng 15
2.3.8 Các lĩnh vực liên quan khác 15
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG
TRÌNH 17
3.1 Hiện trạng khu vực nghiên cứu: 17
3.1.1 Các vấn đề về xói bồi vùng biển Hậu Lộc 17
3.1.2 Hiện trạng tuyến công trình 18

3.1.3 Nguyên nhân gây sạt lở và phá hỏng đê 21
3.2 Các giải pháp bảo vệ 21
3.2.1 Không làm gì và di dời,dịch chuyển tới nơi an toàn 21
3.2.2 Giải pháp phi công trình 21
3.2.3 Giải pháp công trình – Giải pháp “cứng” 22
3.3 Lựa chọn giải pháp kết cấu bảo vệ bờ khu vực nghiên cứu 23
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN ĐIỀU KIỆN THỦY HẢI VĂN THIẾT KẾ 24
4.1 Xác định cấp công trình và tiêu chuẩn thiết kế 24
4.1.1 Xác định cấp công trình 24
4.2 Tính toán mực nước thiết kế (MNTK) 25
4.2.1 Các thành phần của mực nước thiết kế 25
4.3 Tính toán các tham số sóng thiết kế 28
4.3.1 Xác định các tham số sóng nước sâu 28
CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ 43
5.1 Tính toán các cao trình thiết kế 43
5.1.1 Sơ bộ mặt cắt đê 43
5.1.2 Xác định cao trình đỉnh đê 44
5.2 Tính toán kích thước hình học các mặt cắt thiết kế điển hình 51
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
2
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

5.2.1 Chiều rộng đỉnh đê 51
5.2.2 Tính toán kích thước lớp bảo vệ mái 51
5.2.3 Tính toán thiết kế lớp đệm 55
5.2.4 Tính toán cấu kiện bảo vệ chân kè 55
5.3 Tính toán chi tiết phạm vi kích thước kết cấu bảo vệ cho các mặt cắt thiết kế điển hình
60
5.3.1 Kết cấu thân đê 60
5.3.2 Kết cấu đỉnh đê 61

5.3.3 Mái phía biển 61
5.3.4 Mái phía đồng 61
5.3.5 Chân kè 62
5.4 Tính toán ổn định mái đê bằng phần mềm Geo-Slope 62
5.4.1 Giới thiệu về phần mềm Geoslope V.6 sử dụng để tính ổn định tổng thể cho công trình 62
5.4.2 Trình tự tính toán 63
5.4.3 Tính ổn định mái phía đồng 70
5.4.4 Tính ổn định mái phía biển 72
6.1 Xác định kết cấu đặt tường đỉnh 74
6.2 Tính toán các lực tác dụng lên tường chắn sóng 74
6.3 Tính ổn định tường chắn sóng 81
7.1.2 Thi công vải lọc 87
7.1.3 Thi công dăm đệm 87
7.1.4 Thi công cấu kiện 87
7.1.6 Thi công phần đá xây 88
7.1.7 Thi công phần trồng cỏ mái phía đồng 89
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
3
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm
thành phố Thanh Hoá 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà
Trung; phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông nên
khá thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm
năng với 3 vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Hệ
thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc -
Nam và Quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ

công nghiệp và dịch vụ. Với đường bờ biển dài 12 km, cùng 2 cửa lạch lớn (Lạch
Trường và Lạch Sung) nên ở đây kinh tế biển là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng.
Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh
Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc , đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc,
Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải
Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
Theo số liệu điều tra 1/4/2009, toàn huyện có tất cả 163 971 nhân khẩu.Giá trị
tổng sản phẩm GDP năm 2005 đạt 755 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm(2000-2005) đạt 9,6 %.Cơ cấu kinh tế năm 2005. Nông – Lâm- ngư nghiệp: 55 %;
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng ( CN-TTCS-XD): 14,2 %; Thương
mại – dịch vụ 30,8 %.
1.2 Xác định vấn đề
Tuyến đê biển thuộc các xã ven biển Hậu Lộc từ năm 1991 đến năm 1996 đã có
6300m kè được xây dựng. Đến năm 1995 cơn bão số 5 đã làm sập hoàn toàn 700m
thuộc 2 xã Ngư Lộc và Hải Lộc. Năm 1996 đoạn kè này được làm lại với chiều dài
710m theo hình thức kết cấu bê tông tấm ghép, chân khay ống buy và đá đổ. Đến năm
2002 được làm thêm 3500m.
Đoạn đê, kè biển Ninh Phú hiện nay nằm trên địa bàn ba xã Đa Lộc, Hưng Lộc
và Ngư Lộc huyện Hậu Lộc bắt đầu từ đoạn cuối kè lát cấu kiện bê tông năm 2002 (Kè
I-Vích) đến cuối kè PAM 4617 xây dựng năm 1997. Đoạn này hiện tại mới có 853m
đê từ giáp kè I-Vích đến sau cống Ba Gồ, còn lại chưa có đê.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
4
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Tháng 3 năm 2005. Dự án đầu tư xây dựng công trình Đê, kè biển Ninh Phú đã
được lập và được phê duyệt tại Quyết định số: 1341/QĐ-CT ngày 23/5/2005 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.
Tháng 4 năm 2005. Công trình Đê, kè biển Ninh Phú đã được lập TKKT-BVTC
cho 546,7m từ K0+863,5-K1+410,2 và được phê duyệt tại Quyết định số: 1436/QĐ-

CT ngày 30/5/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.
Tháng 9 năm 2005 trong khi đoạn đê, kè 546,7m nêu trên đang được thi công
và các đoạn còn lại đang được hoàn thiện hồ sơ TKKT-TC thì gặp bão số 7, trận bão
đã phá hỏng đoạn đê hiện có từ giáp kè I-Vích đến sau cống Ba Gồ và phá huỷ hoàn
toàn đoạn đang thi công.
Sức phá hoại của bão và sóng biển với công trình đê biển là rất lớn. Vì vậy cần
xây dựng tuyến đê đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân, đảm bảo
ngăn không cho nước mặn tràn vào đồng các xã vùng ven biển.
1.3 Mục tiêu của đồ án
-Nghiên cứu các đặc điểm địa lý tự nhiên huyện Hậu Lộc bao gồm các mặt:vị trí
địa lý,địa hình, địa mạo,khí tượng,khí hậu,thủy hải văn và hiện trạng kinh tế xã hội để
nêu bật lên tính cấp thiết của đề tài.
-Đánh giá hiện trạng tuyến đê biển,phân tích các diễn biến và các nguyên nhân
gây nên các sự cố của đê biển.
-Nghiên cứu các tiêu chuẩn về phân cấp đê biển và tiêu chuẩn thiết kế đê biển để
làm cơ sở cho việc thiết kế đê biển khu vực
1.4 Phạm vi của đồ án
Tuyến đê, kè biển Ninh Phú thuộc dự án nằm trên địa bàn ba xã Đa Lộc, Hưng
Lộc và Ngư Lộc huyện Hậu Lộc bắt đầu từ đoạn cuối kè I-Vích đến cuối kè PAM
4617
Tu bổ, khôi phục đê, kè Ninh Phú đoạn từ giáp kè I-Vích đến sau cống Ba Gồ
dài 853m.
Xây dựng mới tuyến đê, kè Ninh Phú đoạn từ K0+666,8-K4+036,2.
Đối với đoạn đê có đông dân cư ngay sau đê; đoạn từ giáp kè I-Vích đến sau
cống Ba Gồ và đoạn K1+767,4 – K3+083,9 (từ sau thôn Ninh Phú đến đầu trục tiêu
T8): Cấp bão đưa vào tính toán thiết kế là cấp 10.
Đối với các đoạn đê còn lại : Cấp bão đưa vào tính toán thiết kế là cấp 9.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
5
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển


1.5 Nội dung đồ án
Đồ án gồm 8 chương gồm :
Chương 1 : Mở đầu.
Chương 2 : Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chương 3 : Phân tích nguyên nhân và lựa chọn giải pháp công trình.
Chương 4 : Tính toán điều kiện thủy hải văn thiết kế.
Chương 5 : Thiết kế công trình bảo vệ.
Chương 6 : Chuyên đề tính toán ổn định tường đỉnh.
Chương 7: Giải pháp thi công.
Chương 8: Kết luận.
1.6 Phương pháp thực hiện
-Thu thập các tài liệu, dự án, các công trình bảo vệ bờ và các số liệu địa chất,
thủy hải văn để phục vụ cho việc phân tích, tính toán, xác định nguyên nhân xói lở bờ
biển.
-Ứng dụng các tiêu chuẩn thiết kế đê (14TCN 130 – 2002) trong việc tính toán
xác định các thông số thiết kế của đê biển.Bao gồm: xác định cao trình mặt đê, cao
trình tường chắn sóng, chiều rộng mặt đê, kích thước cấu kiện lát mái đê… đồng thời
áp dụng lý thuyết mới và các phần mềm tính toán (phần mềm Cresswin, slope) để tính
toán vận chuyển bùn cát dọc bờ.
-Kế thừa những nghiên cứu trước đây và tìm hiểu các giải pháp bảo vệ bờ biển
cũng ở Hậu Lộc-Thanh Hóa để đề xuất các giải pháp bảo vệ đê biển.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
6
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lí
Hậu Lộc là huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích:141,5km2.Bao

gồm thị trấn Hậu Lộc và 25 xã: Châu Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Thành Lộc,
Cầu Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc, Quang Lộc, Liên Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc,
Minh Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Hoà Lộc, Xuân Lộc, Thịnh Lộc, Lộc Tân, Lộc
Sơn, Tiến Lộc, Mỹ Lộc và Văn Lộc.
Khu vực ven biển huyện Hậu Lộc thuộc dải đất bồi lắng của phù sa sông biển
bao gồm 5 xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và Ngư Lộc.
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.799 ha với chiều dài bờ biển hơn 10 km.
+ Phía bắc là đê hữu sông Lèn;
+ Phía nam là đê tả Lạch Trường;
+ Phía Tây là đê kênh De;
+ Phía Đông là biển.
Xung quanh khu vực là sông và biển nên có nhiều bất lợi trong việc phòng
chống thiên tai do bão lũ gây ra.
Bờ biển Hậu Lộc có những nét riêng biệt so với các đoạn bờ biển khác: Nằm
giữa 2 cửa sông đồng thời ở phía Nam bị chắn bởi dãy núi Sơn Trang (hữu sông Lạch
Trường) nhô ra ngoài biển, phía Bắc có bãi bồi Nga Sơn và Kim Sơn (Ninh Bình)
ngày càng phát triển rộng ra phía biển tạo cho bờ biển Hậu Lộc có dạng cong lõm,
ngoài ra phía ngoài cách bờ biển khoảng 2km có hòn Nẹ. Tất cả những yếu tố trên đều
có tác động đến quá trình diễn biến bờ biển Hậu Lộc.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
7
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Hình 1. 1 Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình bãi biển phẳng, thoải và nông, độ dốc bãi nhỏ. Trong phạm vi cách bờ
1000 m, độ dốc bãi là 0,4%. Dưới cao trình +0,5 không thấy hiện tượng bãi biển bị
xói hoặc bồi. Tuy nhiên khi gặp gió, bão lớn các cồn cát và bãi phi lao ven biển (trên
cao trình +0,5) bị bào mòn bề mặt và sạt lở vào phí bờ làm biến đổi lớn địa hình bãi
vốn có. Đặc điểm này rất quan trọng để xem xét việc cần thiết khi lựa chọn biện pháp

bảo vệ bãi.
Cao trình mặt đất tự nhiên khoảng +2,0 đến +3,70 trên bờ và +0,0 đến +0,60
phần dưới nước. Trên toàn bộ diện tích đó chủ yếu là rừng phi lao chống cát.
Nước luôn luôn đục do sự vận chuyển phù sa của hai con sông Lạch Trường và
sông Lèn chuyển ra biển, gặp tác động ngược chiều của sóng vì vậy lượng phù xa đó
lại dạt vào bờ và lắng đọng tạo bùn ở khu vực cách đê kè khoảng 200 m về phía biển.
Xuất phát từ lý do đó cho nên bờ biển tại đây có phủ một lớp bùn màu nâu tương đối
dày từ 0,2 đến 1 m. Mặt khác do ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ với tác động của hai
mũi nhô của bãi ven 2 cửa sông Lèn và sông Lạch Trường tạo ra quy luật bồi lở tự
nhiên vùng chân bãi trong trường hợp triều cao có gió mùa đông bắc, gió tây nam với
tốc độ lớn hoặc gió bão.
2.1.3 Đặc điểm địa chất và bùn cát
a)Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền
Qua công tác khoan thăm dò và một số mẫu thí nghiệm (Tài liệu khảo sát năm
2002) cho thấy địa tầng trong phạm vi khảo sát tương đối đơn giản, kể từ trên xuống
bao gồm các lớp sau:
+ Lớp 1:
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
8
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Bảng 1. 1 Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 1
TT Chỉ Tiêu Kí Hiệu Đơn vị Giá Trị TB
1
Thành phần hạt
0,01 – 0,05 mm P % 7,5
0,05 – 0,1 mm P % 36,1
0,1 – 0,25 mm P % 30,4
0,25 – 0,5 mm P % 22,2
0,5 – 2,0 mm P % 3,8

2 Tỷ Trọng

2,67
3
Góc nghỉ của cát khi khô α
k
α
k
Độ
30
0
40'
4
Góc nghỉ của cát khi ướt α
ư
α
ư
Độ
23
0
58
5 Hệ số rỗng ở trạng thái xốp nhất e
xn
1,16
6 Hệ số rỗng ở trạng thái chặt nhất e
cn
0,79
7 Độ chặt của cát D 0,34
+ Lớp 2:
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B

9
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Bảng 1. 2 Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 2
TT Tên chỉ tiêu Kí Hiệu Đơn Vị Giá Trị TB
1 Độ ẩm tự nhiên W % 33,5
2 Khối lượng thể tích
γ
n
g/cm
3
1,80
3 Khối lượng thể tích khô
γ
k
g/cm
3
1,35
4 Tỷ trọng

g/cm
3
2,69
5 Hệ số rỗng
ε
0
1,00
6 Độ rỗng n % 49,9
7 Độ bão hòa G % 90,5
8 Giới hạn chảy W

ch
% 35,0
9 Giới hạn dẻo W
d
% 23,1
10 Chỉ số dẻo I
d
% 11,9
11 Độ sệt B 0,87
12 Lực dính đơn vị C kG/cm
2
0,725
13 Góc ma sát trong
ϕ
Độ 12
0
16'
14 Hệ số nén lún A
1-2
cm
2
/kG 0,074
15 Hệ số thấm K cm/s 4,9x10
-4
b.Các chỉ tiêu cơ lí của đất đắp:
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
10
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Bảng 1. 3 Các chỉ tiêu cơ lí của vật liệu cát đắp

TT Chỉ Tiêu Kí Hiệu Đơn vị Giá Trị TB
1
Thành phần hạt
0,01 – 0,05 mm P % 4,5
0,05 – 0,1 mm P % 40,0
0,1 – 0,25 mm P % 33,3
0,25 – 0,5 mm P % 18,2
0,5 – 2,0 mm P % 4,0
2 Tỷ Trọng

2,68
3
Góc nghỉ của cát khi khô α
k
α
k
Độ 31
0
05’
4
Góc nghỉ của cát khi ướt α
ư
α
Độ 23
0
22’
5 Hệ số rỗng ở trạng thái xốp nhất e
xn
1,14
6 Hệ số rỗng ở trạng thái chặt nhất e

cn
0,73
7 Độ chặt của cát D 0,61
8 Độ ẩm bão hòa W
bh
% 20,4
9 Dung trọng bão hòa lớn nhất
γ
max
g/cm
3
1,93

SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
11
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Bảng 1. 4 Các chỉ tiêu cơ lí của vật liệu đất đắp
TT Tên chỉ tiêu Kí Hiệu Đơn Vị Giá Trị TB
1 Độ ẩm tự nhiên W % 17,1
2 Khối lượng thể tích
γ
n
g/cm
3
1,90
3 Khối lượng thể tích khô
γ
k
g/cm

3
1,62
4 Tỷ trọng

g/cm
3
2,70
5 Hệ số rỗng
ε
0
0,66
6 Độ rỗng n % 39,9
7 Độ bão hòa G % 69,6
8 Giới hạn chảy W
ch
% 39,7
9 Giới hạn dẻo W
d
% 23,6
10 Chỉ số dẻo I
d
% 16,1
11 Độ sệt B -0,40
12 Lực dính đơn vị C kG/cm
2
0,513
13 Góc ma sát trong
ϕ
Độ
16

0
49'
14 Hệ số nén lún A
1-2
cm
2
/kG 0,018
15 Hệ số thấm K cm/s 4,8x10
-5
c.Vật liệu xây dựng
Đá: Lấy tại Hà Tân – Hà Trung .
Cát: lấy tại Đò Lèn.
Xi măng, sắt thép và các vật liệu khác lấy tại thị trấn Hậu Lộc. Xi măng dùng xi
măng PC30 Bỉm Sơn, sắt thép dùng sắt thép của Công ty gang thép Thái Nguyên.
Đất đắp cấp 3 thân đê và đường thi công lấy tại núi Ngẳn – xã Quang Lộc, diện
tích khai thác khoảng 60.000m2. Khối lượng khoảng 90.000m3. Cự ly vận chuyển tính
đến giữa tuyến công trình dài trung bình 11,3-15 km.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
12
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

2.2 Điều kiện khí hậu
2.2.1 Đặc điểm khí tượng
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng
1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi
cao
2.2.2 Đặc điểm thủy hải văn
a.Thủy triều
Vùng biển Hậu Lộc mang tính chất chế độ thuỷ triều biển Bắc bộ và chuyển tiếp

trung bộ nên chế độ nhật triều không đều. Trong một chu kỳ triều có 50% thời gian
mực nước triều lớn hơn cao trình 0,00 khoảng 25% thời gian có mực nước triều lớn
hơn +1,00.
b.Gió
Gió: gió thịnh hành ở vùng biển Hậu Lộc là gió Đông Bắc và Đông Nam. Hướng
gió Đông Bắc có tốc độ cấp 5 trở lên chiếm 17,1 %, hướng gió Đông Nam chiếm
29,7%. Hướng gió Đông Bắc tạo với bờ góc 200 - 300, hướng gió Đông Nam với bờ
góc 600 - 700. Gió Đông Nam chiếm ưu thế và hiện tượng xói bãi, sạt lở bờ Hậu Lộc
trội hơn trong mùa hè.
Bão: Theo số liệu thống kê 30 năm gần đây thì vùng bờ biển Thanh Hoá chịu ảnh
hưởng của bão bình quân 1,2 cơn bão/ năm. Trong đó có 30 % số cơn bão có gió trên
cấp 10.
Bão đổ bộ vào thời gian mực nước triều ở các cao độ khác nhau, đa số đều ở lúc
triều thấp và trung bình. Mặc dầu vậy đê biển Hậu Lộc đều bị hư hỏng sau các đợt bão,
ngay cả khi triều ở mức trung bình và thấp.
Nước dâng: Theo tài liệu về nước dâng phân bố theo đoạn bờ từ 1960- 1990
trong tổng quan đê biển Việt Nam thì bờ biển Hậu Lộc nằm trong đoạn bờ có độ lớn
nước dâng 2,0- 2,5 m tần suất 3%; 1,5- 2 m là 8%; 1,0-1,5 m là 17%, 0,5- 1m là 38%.
Một số tài liệu khảo sát thực tế trong các cơn bão cũng cho thấy bờ biển Hậu lộc
là đoạn bờ có độ cao nước dâng vào loại khá lớn. Ví dụ: Bão số 6 năm 1960 gió cấp
10, mực nước dâng 1,77m. Bão số 3 năm 1987 gió cấp 9, nước dâng 1,5m.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
13
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

2.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế-xã hội
2.3.1 .Dân số, xã hội
Hệ thống đê kè biển Hậu Lộc bảo vệ cho 5 xã vùng biển huyện Hậu Lộc là: Đa
Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và Ngư Lộc với diện tích tự nhiên là 2.799 ha, dân
số 61.778 người.

Vùng dự án thuộc địa phận 3 xã Ngư Lộc, Hưng Lộc và Đa Lộc với tổng diện
tích đất tự nhiên 1.976ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.097ha. Dân số
39.699 người.
Tuy nhiên diện tích đất sử dụng đang ngày càng bị thu hẹp lại do sự bùng nổ
dân số và mấy năm gần đây biển lại lấn vào làng, đặc biệt là đoạn bờ biển khu vực tiếp
giáp với đoạn cuối đê kè Hậu Lộc (đoạn bờ biển thuộc xã Đa Lộc) nên nhu cầu về đất
và bảo vệ đất là vấn đề thời sự cấp bách.
2.3.2 Nông nghiệp và ngư nghiệp
a.Nông nghiệp
Ngành sản xuất trong vùng chủ yếu là nông nghiệp, các ngành kinh tế khác
như: làm chiếu, sản xuất muối,v.v hầu như không phát triển. Tổng số người làm
nông nghiệp là 15.923 người trong đó xã Đa Lộc là 7.341 người, Hưng Lộc là 8.492
người. Cây trồng chủ yếu trong vùng là trồng lúa, lương thực bình quân đầu người đạt
480kg/người/năm (Đa Lộc) và 315kg/ngươi/năm(Hưng Lộc). Tổng sản lượng lương
thực của cả hai xã là 7.043 tấn.
b.Ngư nghiệp.
Ngoài nghề nông, trong vùng dự án còn có nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ
sản tuy nhiên hai nghề này còn kém phát triển. Cả hai xã có tổng cộng 55 thuyền đánh
cá nhưng chủ yếu là thuyền nhỏ, công suất bé không có khả năng đánh bắt xa bờ, sản
lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng hàng năm đạt 539 tấn (Hưng Lộc 390 tấn). Với
bờ biển dài 12km có hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ thuận tiện, tiềm năng kinh tế
biển là rất lớn được Đảng bộ huyện khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngư nghiệp với 3.115 lao động chủ yếu tập trung chính ở xã Hưng Lộc (2.658
lao động).
2.3.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp của huyện Hậu Lộc nói chung và vùng dự án nói riêng đều nằm
trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Trong vùng chỉ có nghề trồng cói với diện tích
56ha ở xã Đa Lộc.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
14

Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

2.3.4 Giao thông vận tải
Về đường thuỷ: Với bờ biển dài 12km có hệ thống giao thông đường thuỷ, rất
thuận tiện
Về đường bộ có đường nhựa từ Quốc lộ 1A vào tới xã Hoa Lộc, còn lại là
đường đã được rải cấp phối.
Đường giao thông nông thôn tương đối thuận tiện, có đường ra tới khu vực xây
dựng kè.
2.3.5 Nguồn điện
Nguồn điện ở đây đã được phát triển sớm, các địa phương trong vùng dự án đều
đã có điện lưới quốc gia.
2.3.6 Nước dùng cho các ngành kinh tế khác và sinh hoạt
Nước cho nhu cầu này chủ yếu là nguồn nước từ các sông và khai thác nước
ngầm.
Hình thức khai thác này chủ yếu khai thác thủ công nguồn nước dưới sông và
thông qua kênh dẫn nước tưới qua vùng làng mạc kết hợp phục vụ cấp nước cho sinh
hoạt, chăn nuôi
Nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm trong đất khai thác bằng giếng khoan.
2.3.7 Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng
Trong vùng dự án đều đã có các trạm y tế của xã, người dân trong vùng dự án
đều được chăm sóc tại chỗ khi bị ốm đau, bệnh tật. Hầu hết trẻ em trong vùng đều
được tiểm chủng mở rộng.
2.3.8 Các lĩnh vực liên quan khác
Trong vùng dự án, các địa phương đều có hệ thống truyền thanh, có các trạm
bưu điện văn hoá xã. Hiện nay trong vùng dự án có 2 trường trung học cơ sở, 4 trường
tiểu học và 6 trường mầm non với 132 lớp học và 4190 học sinh. Công tác hoạt động
tuyên truyền văn hoá thông tin luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Công tác
chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng đều
được địa phương quan tâm giúp đỡ.

Từ năm 1994 đến nay kinh tế biển huyện Hậu Lộc tuy có một số mặt đang phát
triển nhưng nhìn chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Do tính tự phát của kinh tế hộ nên
chủ yếu tàu thuyền là tàu nhỏ, toàn vùng dự án chỉ có tổng cộng 55 tàu thuyền các loại
không có khả năng đánh bắt xa bờ do vậy tổng công suất khai thác thuỷ hải sản không
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
15
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

đạt được định mức. Trong khi đó vốn vay với lãi suất cao làm cho nhiều hộ ngư dân
trở nên hết sức khó khăn. Đặc biệt thiên tai năm 1996 xảy ra liên tiếp ở huyện Hậu Lộc
đã có 66 tàu thuyền bị đắm chìm, 118 người bị mất tích. Tổng giá trị thiệt hại về tài
sản, tư liệu sản xuất lên tới 50 tỷ đồng.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
16
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
CÔNG TRÌNH
3.1 Hiện trạng khu vực nghiên cứu:
3.1.1 Các vấn đề về xói bồi vùng biển Hậu Lộc
Các về vấn đề xói bồi vùng biển Hậu Lộc có thể chia ra hai loại:
+Quá trình diễn biến lâu dài.
+Quá trình bồi xói cấp tính
*Quá trình diễn biến lâu dài:Tại đoạn bờ được xét xẩy ra hai quá trình trái ngược
nhau:quá trình xói và quá trình bồi.
+ Quá trình bồi lâu dài:
Khi dòng bồi tích dọc bờ gặp chướng ngại vật hoặc làm giảm lượng vận chuyển
theo phương vận chuyển chính (dòng hội tụ) nó sẽ là nguồn cung cấp bùn cát cho bờ
và là nhân tố gây bồi.
Vì một phần bùn cát trong dòng bồi tích dọc bờ được lắng đọng ở phía bắc cửa

Lạch Sung, tạo điều kiện cho doi cát cửa đáy- Nga Sơn lấn biển với tốc độ tương đối
lớn. Một phần bùn cát còn lại vượt qua cửa Lạch Sung và lắng lại tại thềm triều của
đoạn bờ Hậu Lộc nên bãi biển nhiều năm nay nông và bằng phẳng.
+ Quá trình xói lâu dài:
Tại vùng biển Hậu Lộc điều đáng chú ý là do sự nhô ra của mũi đất Kim Sơn-
Nga Sơn làm gia tăng dòng ven trong trường hợp sóng từ hướng Đông Nam tác động
vào thềm bờ đã vận chuyển bùn cát ra khỏi chân công trình và bờ. Tại đoạn bờ đê kè
cửa Lạch Trường do được mỏm đất phía nam và núi che chắn nên bùn cát được tích tụ.
Ngược lại phần bờ còn lại cũng chịu tác động mạnh của hiện tượng trên. Tuy nhiên đối
với bờ biển Hậu Lộc còn có hiện tượng xói chủ yếu do tai biến đột xuất.
Từ thực tế việc sạt lở bờ biển ở đây cho thấy:
- Quá trình sạt lở bờ biển Hậu Lộc xẩy ra khi thuỷ triều cao (thường từ 0,50m
trở lên), mực nước tiến sát chân bờ, gặp gió hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc cấp 5,
cấp 6 trở lên và nhất là gặp bão gây sóng lớn đập vào bờ moi sập cát chân bờ. Khi
sóng rút kéo đất cát ra phía ngoài đồng thời sóng và dòng ven bờ mang bùn cát dịch
chuyển đi nơi khác. Những hạt vật chất sau khi bị sóng bứt ra khỏi bờ không có khả
năng di chuyển đi xa mà phần lớn được bồi lắng ở ngay phía ngoài nên bãi biển rất
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
17
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

nông và bằng phẳng. Quá trình trên được thúc đẩy rất nhanh vì địa chất ở đây là hạt
mịn, thành phần hạt chủ yếu có d<0,2 mm.
- Ngoài ra theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học Việt Nam thì
mấy năm gần đây nguồn phù sa sông Mã do dãy núi Sơn Trà (Hữu ngạn sông Lạch
Trường) chắn lại gây bồi lắng ở phía Hoằng Hoá (Thanh Hoá) nên nguồn phù sa đưa
đến ít hơn làm mất sự cân bằng nguồn phù sa bồi lắng ở bãi biển Hậu Lộc. Vì vậy hiện
tượng sạt lở bờ có điều kiện phát triển mạnh hơn.
*Quá trình bồi xói cấp tính:
Quá trình bồi xói cấp tính xảy ra khi sóng lớn do bão thâm nhập đến bờ gây

thiệt hại nghiêm trọng cho bờ và hệ thống đê biển. Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp
đến an toàn của tuyến đê kè biển Hậu Lộc. Giải pháp công trình để nâng cấp đê kè
biển Hậu Lộc căn cứ chủ yếu vào nguyên nhân tai biến đột xuất nói trên.
3.1.2 Hiện trạng tuyến công trình
Tuyến đê biển thuộc các xã ven biển Hậu Lộc từ năm 1991 đến năm 1996 đã có
6300m kè được xây dựng. Đến năm 1995 cơn bão số 5 đã làm sập hoàn toàn 700m
thuộc 2 xã Ngư Lộc và Hải Lộc. Năm 1996 đoạn kè này được làm lại với chiều dài
710m theo hình thức kết cấu bê tông tấm ghép, chân khay ống buy và đá đổ. Đến năm
2002 được làm thêm 3500m.
Đoạn đê, kè biển Ninh Phú hiện nay nằm trên địa bàn ba xã Đa Lộc, Hưng Lộc
và Ngư Lộc huyện Hậu Lộc bắt đầu từ đoạn cuối kè lát cấu kiện bê tông năm 2002 (Kè
I-Vích) đến cuối kè PAM 4617 xây dựng năm 1997. Đoạn này mới có 853m đê từ giáp
kè I-Vích đến sau cống Ba Gồ, còn lại chưa có đê.
-Hiện trạng đoạn đê, kè biển Ninh Phú :
Đoạn từ K0 - K0+853 kè đã được lát đá có chiều dày từ (30-80)cm. Qua đào hố
thăm dò chúng tôi thấy từ chân kè đến cao trình +3,50 chiều dày lát đá là 80cm, từ cao
trình +3,50 đến đỉnh kè lát đá dày 30cm, lớp đá dăm lót bằng đá 4x6 dày 10cm, có mái
phía biển m=4-5 và mái phía đồng m=1-2. Một số đoạn đá lát mái kè đã bị sạt lở
xuống chân kè. Trước bão số 7 đoạn đê, kè này còn khá tốt cao trình đỉnh đê từ +4,0 -
4,5m, mặt rộng từ 3 - 5m, mặt đê và mái trong đồng chưa được gia cố, kè mái phía
biển đã được lát đá.
Tuy nhiên trận bão số 7 tháng 9 năm 2005 đoạn đê trên đã bị phá hỏng hoàn toàn
370m, đoạn còn lại mái kè cũng bị phá hỏng nghiêm trọng, nay mới được địa phương
hàn khẩu tạm thời đến cao trình +3,5m, bề rộng mặt từ 3 - 4m.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
18
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Hình 1. 2 Đoạn từ K0
÷

K0+853 đê biển Ninh Phú sau cơn bão số 7 năm 2005
+ Đoạn từ K0+853-K1+410 dài 547m. Trước bão số 2 và số 6 tháng 7 năm 2005
đoạn này là bãi cát có cao trình từ 2-3,0m, bãi biển ở cao trình 0-0,5m phẳng và rộng
ra phía biển từ 200 đến 1000m. Sau 2 trận bão trên đoạn này bị sạt lở nghiêm trọng từ
2-10m.
Hình 1. 3 Đoạn từ K0 +853
÷
K1+410 dài 547m trước bão số 2 và số 6 tháng 7 năm
2005
Tháng 6 năm 2005 đoạn này đã được đầu tư xây dựng đê, kè kiên cố thiết kế với
mức độ gió bão cấp 9 và triều trung bình, cao trình đỉnh đê ở +5,0m.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
19
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Tháng 7 và tháng 9 năm 2005 trong khi đoạn đê đang được thi công khẩn
trương thì gặp liên tiếp 2 trận bão số 6 và số 7 làm phá hủy hoàn toàn những gì đã làm
được.
Hình 1. 4 Đoạn từ K0 +853
÷
K1+410 dài 547m sau bão số 2 và số 6 tháng 7 năm
2005
+Đoạn từ K1+410 đến giáp đê PAM4617 đoạn này hiện nay chưa có đê, là bãi
cát trồng phi lao có cao trình từ +1,5 - 2,50m. Phía biển là bãi bùn cát có chiều rộng
trên 300m ra phía biển. Đoạn cuối khoảng 800m đến hết đê PAM4617 là rừng sú dày
đặc cây cao 2-3m, bề rộng khoảng 100-200m.
Hình 1. 5 Đoạn từ K1 +410
÷
đến giáp đê PAM4617
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B

20
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Kết luận: Đoạn đê Ninh Phú hiện nay, đặc biệt đoạn K0-K1+410 đã bị phá huỷ
hoàn toàn hoặc sạt lở nghiêm trọng vào phía bờ từ 2-10m so với thời điểm tháng 3
năm 2005. Đặt ra yêu cầu cần xây dựng khẩn cấp để bảo vệ an toàn tính mạng và tài
sản của nhân dân trong khu vực.
3.1.3 Nguyên nhân gây sạt lở và phá hỏng đê
Tuyến đê, kè biển Ninh Phú thực tế mới chỉ có 853m. Hiện trạng đê trước bão
số 7 đê ở cao trình +4,0 - 4,5m, mặt đê rộng từ 3 - 5m, mặt đê và mái trong đồng chưa
được gia cố, kè mái phía biển tuy đã được lát đá khan nhưng một vài chỗ đã bị bong
hỏng. Đoạn đê này đã ổn định và tồn tại với sóng gió và bão qua nhiều năm. Tháng
9/2005 trong khi đoạn đê đang được hoàn thiện hồ sơ TKKT-TC nâng cấp thì gặp bão
số 7 với cấp gió vượt mức thiết kế kết hợp đúng thời điểm mức triều cao và nước dâng
do bão đã làm sóng lớn tràn qua đỉnh đê, gây xói mái đê phía đồng sau đó bào mòn và
cuốn trôi đất mặt đê làm mặt đê và mái trong đồng bị phá hỏng hoàn toàn kéo theo
đánh sập và cuốn trôi mái kè phía biển.
3.2 Các giải pháp bảo vệ
3.2.1 Không làm gì và di dời,dịch chuyển tới nơi an toàn.
Giải pháp dễ nhất và cũng là rẻ nhất khi gặp phải các diễn biến bất lợi ở bờ biển là
không làm gì cả và để mặc cho các diễn biến bất lợi tự phát triển. Tuy nhiên giải pháp
này không phải là lúc nào cũng thực hiện được vì nhiều lý do về mặt chính trị, xã hội
và anh ninh quốc phòng.
Giải pháp “không làm gì cả” thường phải kết hợp với giải pháp “di dời và dịch
chuyển đến nơi an toàn”. Khi di chuyển tới nơi an toàn, điều quan trọng là phải thiết
lập đường “tựa” ở ven bờ, để quy hoạch và bố trí dân cư, công trình ở vùng ven biển.
Đường “tựa” có tính chất như một hành lang an toàn đối với các diễn biến bất lợi xảy
ra ở bờ biển.
Thông thường gải pháp “Không làm gì và di dời,dịch chuyển tới nơi an toàn.”
được lựa chọn khi hậu quả xảy ra xói lở tại khu vực là không lớn so với việc đầu tư

vào các giải pháp bảo vệ.
3.2.2 Giải pháp phi công trình
Các giải pháp phi công trình được áp dụng bảo vệ bờ biển ở khu vực này chủ yếu
là trồng rừng ngập mặn,cụ thể là trồng cây chắn sóng, cản gió như: sú, vẹt, đước, phi
lao Biện pháp này có tác dụng chống xói lở, giữ cát dưới chân đê đặc biệt là có khả
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
21
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

năng giảm năng lượng của sóng cao. Do đó có thể hạn chế xói lở bờ biển và dẫn tới
việc đường bờ dần tiến tới ổn định.
Đây là giải pháp có tính “thân thiện” với môi trường nhất và sau khi rừng ngập
mặm đã phát triển thì nó có tác dụng hiệu quả và mang tính chất “bền vững” so với
giải hai giải pháp trên.
Do bờ biển bị xâm thực mạnh bởi sóng và dòng chảy, đê Ninh Phú ngoài việc
được bảo vệ trực tiếp bằng kè gia cố mái đê cần kết hợp bảo vệ bằng giải pháp; trồng
rừng cây ngập mặn trước đê.Loại cây ngập mặn có tác dụng chống sóng bảo vệ đê và
thích hợp với điều kiện tự nhiên của bãi biển Ninh Phú là cây Sú. Là loại cây bụi cao
0,5-3m, nhiều cành, nhánh, sinh trưởng mạnh ở vũng bãi lầy. Thích nghi với độ mặn
khác nhau, có ở cả 3 miền Bắc, Trung , Nam.
Tuy nhiên việc trồng cây chắn sóng trước đây đã được triển khai nhưng hiệu quả
không cao do bãi nông, ít bùn để cây có thể sinh trưởng, sau khi trồng gặp sóng cây đã
bị nhổ gốc. Vì vậy cần xem xét trong các giai đoạn tiếp theo sau khi xây dựng đê
nghiên cứu trồng cây trở lại, coi đó là một hợp phần bắt buộc của đê. Trong trường
hợp không thể trồng cây chắn sóng có thể cho xây dựng một số mỏ hàn để giữ bãi và
chân kè.
3.2.3 Giải pháp công trình – Giải pháp “cứng”
Tái định cư, di chuyển tới nơi an toàn để ứng phó với xói lở bờ biển không phải
lúc nào cũng là giải pháp khả thi, còn giải pháp “mềm” cũng có những hạn chế, lúc đó
giải pháp “cứng” dưới hình thức xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển là cần thiết.

Giải pháp này phù hợp trong điều kiện việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ bờ
có chi phí thấp hơn nguồn lợi thu được từ khu vực đó hoặc là những vị trí có vai trò
quan trọng về an ninh – quốc phòng, vùng đông dân cư.
Các công trình thông dụng bao gồm:
 Để biển – đê biển kết hợp kè bảo vệ
 Đập mỏ hàn:ngăn vận chuyển bùn cát dọc bờ và đẩy dòng chảy ven bờ ra xa bờ.
 Đập phá sóng xa bờ: Tiêu tán năng lượng sóng khi sóng tiến vào bờ.
Xuất phát từ nguyên nhân gây sạt lở bờ biển chủ yếu là do sóng, đồng thời căn cứ
vào đặc điểm địa hình và địa chất công trình vùng bờ biển Hậu Lộc là cát mịn, thành
phần hạt nhỏ dễ bị xói. Vì vậy biện pháp công trình chính ở đây là tu sửa, khôi phục
đê, kè chống gió bão kết hợp nước dâng và chống sóng do gió bão, đảm bảo ổn định
cho đê, kè kể cả khi mức gió bão và nước dâng vượt tần suất thiết kế, sóng leo tràn qua
đỉnh đê nhưng không phá hỏng được đê, kè.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
22
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

3.3 Lựa chọn giải pháp kết cấu bảo vệ bờ khu vực nghiên cứu
Căn cứ bào những ưu nhược điểm, cơ chế phá hỏng của các giải pháp bảo
vệ.Phương án công trình là phương án tối ưu cho khu vực nghiên cứu.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình 1. 6 Sơ bộ mặt cắt đê biển

(1) Lớp bảo vệ ngoài chân kè.
(2) Chân kè.
(3) Mái dưới phía biển.
(4) Cơ đê phía biển.
(5) Mái trên phía biển.
(6) Đỉnh đê.
(7) Mái trong.
(8) Tường đỉnh.
(9) Thân đê.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
23
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN ĐIỀU KIỆN THỦY HẢI VĂN THIẾT KẾ
4.1 Xác định cấp công trình và tiêu chuẩn thiết kế
4.1.1 Xác định cấp công trình
Việc xác định cấp công trình ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất của công trình.Đê
biển được chia làm năm cấp được xác định phụ thuộc vào tiêu chuẩn an toàn trong
vùng được đê bảo vệ.Tiêu chuẩn an toàn được xác định trên cơ sở kết quả tính toán bài
toán tối ưu xét tới mức độ rủi ro về kinh tế,khả năng tổn thất về con người của vùng
được đê bảo vệ và khả năng đầu tư xây dựng.Tiêu chuẩn an toàn được thể hiện bằng
chu kì lặp lại năm.
Hệ thống đê kè biển Hậu Lộc bảo vệ cho 5 xã vùng biển huyện Hậu Lộc:Hưng
Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Ngư Lộc với diện tích tự nhiên là 2.799ha dân số
61.778 người. Tra bảng tiêu chuẩn an toàn 3.1(tài liệu dự thảo hướng dẫn thiết kế đê
biên 26/3/2010) tiêu chuẩn an toàn của khu vực là 30 năm.
Bảng 1. 5 Tiêu chuẩn an toàn của đê biển
Vùng
Tiêu chuẩn an toàn (TCAT)
(chu kỳ lặp lại: năm)

Vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển:
- Diện tích bảo vệ: từ 10.000 đến 50.000 ha
- Dân số: từ 50.000 đến 100.000 người
50
Vùng nông thôn nông nghiệp phát triển trung bình:
- Diện tích bảo vệ: từ 5.000 đến 10.000 ha
- Dân số: từ 10.000 đến 50.000 người
30
Vùng nông thôn nông nghiệp ít phát triển:
- Diện tích bảo vệ: < 5.000 ha
- Dân số : < 10.000 người
10 < TCAT < 30
Với tiêu chuẩn an toàn 30 năm dựa vào bảng tiêu chí phân cấp đê,tuyến đê
Hậu Lộc được phân cấp là cấp IV.
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
24
Đồ án tốt nghiệp Ngành : Kĩ Thuật Biển

Bảng 1. 6 Tiêu chí phân cấp đê
Cấp đê I II III IV V
TCAT
(chu kì lặp lại: năm)
150 100 50 30 10<TCAT<30
(Nguồn: dự thảo hướng dẫn thiết kế đê biển 26/3/2010)
Cấp của công trình là cấp IV ứng với tần suất thiết kế P = 5%.
4.2 Tính toán mực nước thiết kế (MNTK)
Sơ đồ tính toán MNTK như sau:
Hình 1. 7 Sơ đồ tính toán MNTK
MNTK = MNTB
0 lục địa

+ A
trmax
+ H
nd
(4.1)
Trong đó:
MNTK - Mực nước thiết kế (m);
MNTB
0 lục địa
- Mực nước trung bình tại khu vực xây dựng công trình (m);
A
trmax
- Biên độ triều lớn nhất tại khu vực xây dựng công trình (m);
H
nd
- Chiều cao nước dâng ứng với tần suất thiết kế (m).
4.2.1 Các thành phần của mực nước thiết kế
a.Xác định MNTB
0 lục địa
SVTH:Nguyễn Thành Trung Lớp:48B
25

×