Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Nghiên cứu phương án dự báo lũ trên song Cả tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 99 trang )

Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
MỞ ĐẦU
Tài nguyên nước là tài nguyên vô cùng quá giá của con người trên hành
tinh. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất được sử
dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế và xã hội có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động
của con ngươi. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói
riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một
vùng lãnh thỗ hay một quốc gia.
Từ xa xưa, lịch sử phát triển nhân loại cho thấy rằng các thành phố, thị xã
thị trấn thường phát triển ven các con sông. Nhiều người cho rằng có thể chọn
khối lượng nước tiêu thụ cho mỗi đầu người làm chỉ số đánh giá mức độ văn minh
của một vùng dân cư. Điều đó chứng tỏ rằng, nước rất quan trọng trong cuộc sống
của mọi vật thể trên trái đất.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể không chú ý tới mặt gây hại của nó.
Trên thế giới cũng như ở nước ta từng có những trận lũ lịch sử lũ lớn đã gây
những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của cải mà phải mất khá nhiều thời
gian để khắc phục hậu quả do nó gây ra.
Ở nước ta hàng năm không ở tỉnh này thì ở tỉnh khác, không ở lưu vực này
thì ở lưu vực khác xẩy ra những trận lũ lớn gây ra nhiều thiệt hại to lớn làm ảnh
hưởng không nhỏ đến các cộng đồng dân cư. Đặc biệt là khu vực ven biển miền
Trung. Con người khó tránh khỏi những thảm hoạ do thiên nhiên gây ra, tuy nhiên
con người có thể hạn chế được những thiệt hại, như đối với thiên tai bão lũ chúng
ta hoàn toàn có thể phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của chúng bằng cách xây dựng
các phương án dự báo phòng lũ. Bên cạnh các biện pháp trị thủy như xây dựng
các công trình hồ chứa điều tiết lũ ở thượng lưu, xây dựng củng cố các tuyến đê,
kè giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai thì trong thời gian gần đây con người đã chú
trọng đến việc dự báo thủy văn nhằm biết trước khả năng lũ xẩy ra để có biện
pháp phòng tránh.
Dự báo thủy văn là tính trước một cách khoa học tình hình biến đổi các đặc
trưng thủy văn trên các sông suối, ao, hồ, kho nước,… để phục vụ cho việc phòng


chống thiên tai và sử dụng hợp lý nguồn nước trong các ngành kinh tế quốc dân.
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Dự báo thủy văn chính xác mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ví dụ như dự
báo lưu lượng rất cần thiết cho việc khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi
như vận hành hồ chứa.
Dải đất ven biển miền Trung nước ta do địa hình đặc biệt nên sông ngòi
ngắn và dốc, lũ tập trung nhanh, cường suất lũ lớn, thời gian xuất hiện lũ từ khi có
mưa lớn đến lúc có lũ lớn là rất nhanh, thông thường từ 6 đến 12 giờ, các lưới
trạm quan trắc mưa và dòng chảy trên lưu vực lại rất thưa và chưa đầy đủ, cho nên
công tác dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề dự báo lũ
và cảnh báo ngập lụt cho hệ thống các sông miền Trung nói chung và hệ thống
sông của tỉnh Nghệ an nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giảm
thiểu những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cho nhân dân hiện đang sống ở các
vùng hạ lưu và ven biển miền Trung. Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp “ Nghiên
cứu phương án dự báo lũ trên song Cả tỉnh Nghệ An ” nhằm phục vụ cho công
tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh. Đây là một trong những đề
tài cơ bản đối với sinh viên Thủy văn – Môi trường và có ý nghĩa thực tế giúp em
đúc kết lại những kiến thức đã học trong những năm học tại trường và hình dung
được những công việc và nhiệm vụ của người Kỹ sư Thủy Văn sau này.
Với những nhiệm vụ như trên cấu trúc của đồ án sẽ được thể hiện cụ thể các
nội dung chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về lưu vực sông Cả.
Chương 2: Đặc điểm khí tượng thủy văn hệ thống sông Cả.
Chương 3: Nêu các phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả
Chương 4: Xây dựng phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả
Kết luận và kiến nghị
Sau 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy PGS.TS Lê
Văn Nghinh và Th.S Nguyễn Thị Thu Hà em đã hoàn thành tốt đồ án này.

Thời gian làm đồ án là khoảng thời gian rất bổ ích đối với em, đây là dịp để em
tổng hợp lại những kiến thức đã học, đặc biệt là kiến thức về dự báo lũ của ngành Thủy
Văn và Môi Trường. Đồng thời cũng là dịp để em bổ sung những kiến thức thực tế từ
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
các thầy cô và quá trình thu thập tài liệu. Tuy nhiên do thời gian quá ngắn và kiến thức
còn hạn hẹp nên trong đồ án này em không tránh khỏi những thiếu sót trong khi tính
toán. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện và làm tốt hơn các
công việc sau này khi là một kỹ sư.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Văn Nghinh và Th.S
Nguyễn Thị Thu Hà cùng toàn thể các thầy cô,các phòng ban trong trường đã giảng dạy,
truyền đạt nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt 4 năm học
và nhất là trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Chung
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG CẢ
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên của lưu vực
1.1.1 Vị trí địa lý
Lưu vực sông Cả nằm ở vị trí từ 18
0
15'05" đến 20
0
10'30" vĩ độ Bắc và
103
0

14'10" đến 105
0
15'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông
Bạng. Phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông. Phía Tây Nam giáp lưu vực sông
Gianh. Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông.
Hình I-1: Vị trí lưu vực sông Cả
Diện tích toàn bộ lưu vực là 27.200 km
2
chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu
vực, phần diện tích còn lại 9.470 km
2
thuộc đất Xiêm Khoảng của Lào chiếm
34,8% diện tích toàn lưu vực. Diện tích phần đá vôi là 273 km
2
, chiếm 1% diện
tích toàn lưu vực. Vùng núi cao chiếm 19.486 km
2
, chiếm 71,6% diện tích toàn
lưu vực. Vùng bán sơn địa đồi núi thấp và trung du chiếm 5.604 km
2
, vùng đồng
bằng là 2.110 km
2
. Dòng chính sông Cả có chiều dài 531 km; đoạn sông chảy qua
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
lãnh thổ Lào là 170 km, còn lại là 361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Hội.
Giới hạn lưu vực nghiên cứu là phần diện trên lãnh thổ Việt Nam, cửa ra
của lưu vực tại trạm thủy văn Chợ Tràng, bao gồm nhánh sông Hiếu và dòng

chính sông Cả, nằm gọn trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An, bao gồm các huyện Quế
Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ (nhánh sông Hiếu). Kỳ Sơn,
Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương.
1.1.2 Điều kiện địa hình
Dựa theo tài liệu đã thu thập, khảo sát và dựa theo bản đồ 1/50.000,
1/100.000, 1/250.000 cho thấy lưu vực nghiên cứu trên sông Cả có các dạng địa
hình chính:
1.1.2.1 Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển
Đồng bằng sông Cả nằm dọc hai bên bờ sông tính từ phần trung lưu của
sông trở xuống bao gồm Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn. Đây là vùng đất đã
được khai thác lâu đời đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay vùng đồng
bằng này cũng là nơi tập trung phát triển kinh tế xã hội của lưu vực. Địa hình
đồng bằng sông Cả theo dạng lòng máng. Sát mép sông cao độ cao dần đến vùng
đáy máng trũng và sau đó sát với sườn đồi, điển hình của dạng địa hình này là
vùng hữu Thanh Chương.
Đồng bằng sông Cả thuộc loại nhỏ, hẹp và nằm sát với dòng chính. Toàn
bộ đồng bằng được bảo vệ bằng đê hai bên bờ sông trừ vùng hữu Thanh Chương
và vùng hữu Nam Đàn chỉ bảo vệ bằng đê bối và đây được xác định là vùng chứa
lũ khi mực nước sông Cả vượt báo động III. Đây là vùng cần chủ động về thuỷ lợi
tưới, tiêu, chống lũ để thâm canh. Tổng diện tích mặt bằng vùng đồng bằng
khoảng 350.000ha chiếm 10% diện tích lưu vực sông Cả và khu hưởng lợi.
I.1.2.2 Vùng đồi trung du
Trung du lưu vực sông Cả nằm ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ,
Anh Sơn, Thanh Chương. Diện tích đất đai vùng trung du thường hẹp nằm ở hạ
lưu các sông nhánh lớn cấp I của sông Cả. Đây là dạng địa hình phức tạp, dạng
đồi bát úp và đồi cao xen kẽ có các thung lũng thấp như khu Bãi Tập - Quỳ Hợp,
vùng sông Sào - Nghĩa Đàn. Dạng địa hình này ít khi ngập úng và ít bị lũ đe doạ
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
nhưng lại thường xuyên thiếu nước cho cây trồng. Tổng diện tích mặt bằng dạng

địa hình này khoảng 680.000 ha. Tiềm năng đất đai trên dạng địa hình này còn rất
lớn cần có kế hoạch khai thác gieo trồng hợp lý. Vùng này chiu ảnh hưởng của lũ
khá mạnh, nhất là những trận lũ lớn, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất
sỏi cát thường bị nước lũ mang về, bồi lấp diện tích canh tác vùng ven bãi sông
gây trở ngại cho sản xuất.
Tuy nhiên dạng địa hình đồi thấp ở đây do có nhiều sông suối nên rất nhiều
vị trí cho phép xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ. Điều này rất thuận lợi cho công
tác phát triển nguồn nước để tưới và cấp nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế
trên lưu vực.
I.1.2.3 Dạng địa hình vùng núi cao
Vùng đồi núi cao bao gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông,
Quế Phong, Quỳ Châu và một phần đất đai của Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn,
Thanh Chương, Nam Đàn. Đây là vùng đồi núi cao gồm các dãy núi chạy dài theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên những thung lũng sông hẹp và dốc
nối hình thành sông nhánh lớn sông Hiếu. Xen kẽ với những dãy núi lớn thường
có những dãy núi đá vôi như ở thượng nguồn sông Hiếu. Vùng đất được xác định
chủ yếu là vùng lâm nghiệp phòng hộ đầu nguồn, là vùng dự trữ cung cấp nước
chủ yếu cho sông Cả về mùa kiệt và là vùng cắt lũ cho hạ du. Do thung lũng tạo ra
dọc dòng chính sông Cả, sông Hiếu lại nằm trong vùng địa chất tốt nên trên dạng
địa hình này có thể tìm được những vị trí xây dựng kho nước lớn như Bản Lả, Bản
Mồng, Khe Bố để điều tiết lũ và kiệt cho hạ du. Ngoài ra còn nhiều vị trí có thể
phát triển những thuỷ điện vừa và nhỏ như Bản Kộc, Nhạn Hạc, Sao Va, Yên Na,
Cánh Tráp, Cốc Nà… Có thể nói dạng địa hình này là tiềm năng về thuỷ điện và
phát triển lâm nghiệp của lưu vực sông Cả.
Tóm lại: Địa hình sông Cả là một dạng địa hình tổng hợp nhiều dạng có thế
dốc chung theo hướng Tây - Đông, Tây Bắc - Đông Nam, Tây Nam - Đông Bắc
và rốn trũng nhất là cửa sông Cả. Độ dốc bình quân lưu vực lớn, phần đồng bằng
hẹp. Địa hình ở lưu vực đa dạng thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp đồng
thời rất thuận lợi cho nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và có khả
năng tạo ra các vùng chuyên canh cây hàng hoá, cây công nghiệp.

SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
I.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật
I.1.3.1 Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất trong vùng khá phức tạp. Đới Trường Sơn Bắc, đới Phu
Hoạt trên lưu vực sông Hiếu, đới Sầm Nứa thượng nguồn sông Cả. Do sự nâng lên
và hạ xuống đã tạo nên những nếp đứt gãy phân tầng chạy dọc theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Tạo nên sự phân cách riêng biệt giữa hệ thống sông chính và
các sông nhánh lớn cấp I.
Ở miền núi đất đai chủ yếu là đất trầm tích, đá quặng chứa nhiều Mica và
Thạch Anh có xen kẽ đá vôi. Đất đá vùng trung du chủ yếu là đất đá bị phong hoá
mạnh như đất Bazan xốp nhẹ, đất vùng đồng bằng chủ yếu là đất trầm tích giàu
chất sét.
Sơ lược về địa chất thuỷ văn:
Với nguồn tài liệu địa chất thuỷ văn nghiên cứu trên lưu vực còn ít có thể
sơ bộ xác định các dạng tồn trữ của nước dưới đất trên lưu vực như sau:
- Nước trong tầng phủ: Cấu tạo tầng phủ vùng sông Cả hầu hết là á sét, á
cát lẫn dăm sạn, chiều dày mỏng, khả năng giữ nước kém. Nước trong tầng này
chỉ tồn tại trong mùa mưa.
- Nước trong tầng phong hoá nứt nẻ: Các loại đá gốc trong vùng có tầng
phong hoá nứt nẻ dày, khả năng chứa và thông nước tốt, lưu lượng Q = 5 l/phút.
- Nước dưới đất trong đới phá huỷ kiến tạo dạng tồn tại này có lưu lượng
rất nhỏ ít có ý nghĩa khai thác do bị lấp, nhét kín của các đứt gãy.
- Nước Oanh Sơn phát triển ở vùng đá vôi Mường Lống khả năng chứa dồi
dào và là nguồn cấp cho các sông suối mùa cạn.
Nước dưới đất còn tồn trữ ở các trầm tích đệ tứ, trầm tích sông biển và các
dạng trầm tích khác. Theo bản đồ sơ bộ địa chất thuỷ văn có thể đánh giá khả
năng khai thác của nước dưới đất vùng sông Cả.
Bảng 1.1: Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả
Vùng

Thượng
Sông Cả
Thượng
lưu
Sông Hiếu
Trung lưu
sông Hiếu
Q(l/s-km
2
) 2,2 3,5 2,8
Độ sâu có thể (m) 30 30 25
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Nước dưới đất vùng sông Cả chỉ có thể khai thác để phục vụ cấp nước sinh
hoạt, công nghiệp và kinh tế, khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ phải
đầu tư tốn kém.
1.1.3.2 Đặc điểm về thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thổ nhưỡng theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai
lưu vực sông Cả thành 2 loại chính: đất thuỷ thành và đất địa thành được phân loại
như bảng sau:
Bảng 1.2: Phân loại đất đai trên lưu vực nghiên cứu
Tên đất
Diện tích
(ha)
%
Tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng 1.640.849 100
Trong đó diện tích các loại đất ( đã trừ sông suối và núi đá ) 1.498.492 100
I. Đất thuỷ thành 173.600 11,58
Trong đó nhóm phù sa dốc tụ 146.400 84,33
II. Đất địa thành 1.324.892 88,42

Trong đó: Nhóm đất Feralít vàng vùng đồi (170÷200 m )
381.120 29,92
Nhóm đất Feralít vàng trên núi từ 170÷200m đến
800÷1000m)
568.264 42,89
Nhóm mầu vàng trên núi
( từ 800-1000m đến 1.700-2000m)
302.069 28,19
( Nguồn: Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1990 )
Ghi chú: Cả phần thổ nhưỡng của khu hưởng lợi từ nguồn nước sông Cả
a. Đất thuỷ thành
Đất này phân bố chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng và đồng bằng
ven biển, bao gồm một phần đất của Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn.
Loại đất này có 5 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa dốc tụ phân bố các huyện ven sông Cả.
- Nhóm đất mặn chủ yếu ven cửa sông và ven biển.
- Nhóm phèn mặn.
- Nhóm đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 300.000 ha đất phù sa và nhóm đất
cát. Đây là nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất trên lưu vực. Có hai loại
chính:
- Đất cát cũ ven biển có 31.400 ha tập trung ở vùng ven biển. Đất có thành
phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Loại đất này thích hợp
cho trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, đỗ, cây ăn quả. Khi
sử dụng cần hết sức chú ý đến phát triển cây họ đậu, tăng cường phân truồng,
không để hở đất bằng biện pháp xen canh gối vụ.
- Đất phù sa thích hợp với canh tác lúa nước và màu như đất phù sa được
bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa vùng úng, đất phù sa cũ sản

phẩm của Feralit. Trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm khoảng 74%.
Đất này bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm. Quá trình rửa trôi xảy ra liên
tục cả trên bề mặt và tầng sâu. Thành phần cơ giới đa số là nhẹ. Độ dày tầng canh
tác mỏng, dung tích hấp thụ thấp, thường chua. Nghèo dinh dưỡng đặc biệt là
nghèo lân.
Ngoài hai loại đất chính trên còn một số loại đất cồn cát ven biển, đất bạc
màu, nhiễm mặn, với diện tích nhỏ. Loại này đang được nghiên cứu chuyển sang
nuôi trồng. Nhưng đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt cung cấp thường xuyên và có
biện pháp tiêu tốt để đảm bảo môi trường.
b. Đất địa Thành
Loại đất này có 1.518.892 ha chiếm 83,51% diện tích đất điều tra thổ
nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi bao gồm các nhóm đất:
- Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi nằm ở cao trình dưới 200 m.
- Đất sói mòn trơ sỏi đá nằm ở sườn núi dốc và ven sông bị khai phá làm
nương rẫy do chế độ canh tác du canh và phá rừng.
- Đất đen nằm kẹp giữa các thung lũng.
- Đất Feralit vàng trên núi thấp từ cao trình 200 m ÷100 m.
- Đất màu vàng trên núi từ cao trình 1.000 ÷ 1.500 m.
- Đất vàng trên núi cao.
Tóm lại: Các loại đất trên lưu vực sông Cả được hình thành và phân bố
trên nền địa hình phức tạp, hơn 83% diện tích là đồi núi, với điều kiện khí hậu thời
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
tiết nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều theo mùa và có các
trận mưa có cường độ lớn. Nền địa chất lưu vực sông Cả nhiều loại đá gốc khác
nhau tạo cho lưu vực có nhiều chủng loại thổ nhưỡng đó là một điều kiện thuận
lợi lớn cho việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên lưu vực, đồng thời là một địa
bàn phát triển cây lâm nghiệp tốt, đóng góp vào chương trình 5 triệu ha rừng của
nhà nước.
1.1.3.3 Đặc điểm về thảm phủ thực vật

Diện tích rừng lưu vực sông Cả ngày càng bị thu hẹp. Tỷ lệ rừng tự nhiên
bị giảm từ 75% năm 1943 xuống còn 29 % năm 2002.
Dù tỷ lệ đất rừng tự nhiên còn khá cao (51,5% diện tích tự nhiên), nhưng
diện tích có rừng rất thấp (29%) và do bị khai thác nên độ che phủ không cao,
những cánh rừng nguyên sinh chỉ ở trên núi cao nơi không thể khai thác được,
rừng mới trồng độ che phủ càng thấp. Độ che phủ thấp, đất rừng bị phong hoá dẽ
bị xói mòn, cây rừng bị chặt phá nên rất nhiều cành khô củi mục khi có mưa lớn
rất dẽ bị cuốn trôi theo dòng lũ tạo nên dòng chảy có nhiều bùn, rác và thậm chí
có cả các cây gỗ lớn gây ra hậu quả rất nặng nề.
Rừng trên lưu vực sông Cả vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng của các
ngành công nghiệp chế biến, tổng trữ lượng gỗ còn khoảng 57÷ 60 triệu m
3
trong
đó có 42,5 vạn m
3
gỗ Pơ Mu, Tre, Nứa , Mét khoảng 1 tỷ cây.
Rừng trên lưu vực sông Cả đa dạng và phong phú cả động vật và thực vật-
đặc biệt có những loài quý hiếm như Sao La, Gỗ Pơ Mu. Đây cũng là nguồn lực
lớn để hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế trên lưu vực đồng thời cũng là một
vốn quý để duy trì nguồn nước mùa kiệt và hạn chế nước trong mùa lũ, Cần phải
có quy hoạch sử dụng, bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững tạo môi trường
sinh thái của lưu vực tốt hơn.
1.2 Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực
1.2.1 Mạng lưới sông ngòi
Hệ thống sông Cả - khu vực nghiên cứu bao gồm dòng chính sông Cả và
nhánh sông Hiếu .Tổng số sông suối có chiều dài lớn hơn 10 km là 132 sông,
trong đó có gần 8 sông nhánh lớn.
Một số sông nhánh lớn trên hệ thống sông Cả được trình bày trong bảng sau:
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước

Bảng 1.3: Sông nhánh lớn trên hệ thống sông nghiên cứu
TT Tên sông
Chiều
dài
Diện
tích
Dòng chảy
km
3
m
3
/s
1 Sông Cả 531 27.200 21,90 690 Toàn lưu vực
2 Sông Hiếu 230 5.340 4,44 141 Toàn lưu vực
Mật độ sông suối trung bình của sông Cả từ 0.60 - 0.70 km/ km
2
thuộc cấp
mật độ sông suối tương đối dày của miền Bắc. Phù hợp với phân bố mưa và địa
hình, những vùng ít mưa ở dưới thung lũng thấp, mật độ sông suối cũng thưa nhất,
chỉ khoảng 0.5 km/km
2
. Ngược lại những vùng núi cao, mưa nhiều thì mật độ
sông suối phát triển dày, từ 1 - 1.26 km/ km
2
.
Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc tỉnh Xiêm Khoảng bên
Lào có độ cao đỉnh núi 2.000m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt
Nam, cách cửa biển 40km chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc rồi đổ ra biển
tại Cửa Hội. Sông Cả không có phân lưu, toàn bộ lượng nước về mùa lũ và mùa
kiệt đều được chảy ra biển tại Cửa Hội. Nhánh sông Hiếu đổ vào đoạn trung hạ

lưu sông Cả. Nhánh sông này bắt nguồn từ vùng có lượng mưa năm lớn đạt từ
2.000mm, đây là nguồn nước đáng kể cung cấp cho hạ du sông Cả. Dòng chính
sông Cả già và ổn định với các bãi bồi. Chiều rộng đoạn sông ở thượng nguồn từ
50 ÷ 60m, phần trung du từ 60 ÷ 150m. Đoạn sông hạ du độ rộng trung bình 200 ÷
300m, càng ra cửa sông, sông càng mở rộng dần và đạt tới độ rộng 1.500m tại
Cửa Hội. Độ dốc trung bình đoạn sông từ biên giới tới Cửa Rào là 0,25‰, từ Cửa
Rào tới Con Cuông là 0,76%o, từ Dừa tới Đô Lương là 0,22‰, từ Đô Lương tới
Nam Đàn là 0,22‰, từ Nam Đàn tới biển là 0,09‰. Độ dốc trung bình đoạn sông
từ biên giới Việt Lào ra biển là 0,5‰.
1.2.2 Các phụ lưu chính trên lưu vực sông Cả
1.2.2.1 Đặc điểm dòng chính sông Cả
Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ đỉnh núi Phulaileng thuộc Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào, sông chảy theo hướng Tây bắc Đông Nam. Nhập vào đất Việt
Nam tại bản Keng Đu, dòng chính đi sát biên giới Việt Lào chừng 40 km và đi
hoàn toàn vào đất Việt Nam tại chân đỉnh 1.067. Đến Bản Vẽ sông đổi dòng chảy
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
theo hướng Bắc Nam về đến Cửa Rào sông nhập với nhánh Nậm Mô và lại
chuyển dòng chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Qua nhiều lần uốn lượn đến
Chợ Tràng sông Cả nhập với sông La và đổi dòng một lần nữa theo hướng Tây -
Đông. Dòng chính sông Cả có chiều dài 514 km, phần chảy trên đất Việt Nam là
360 km còn lại là chảy trên đất Lào. Phần miền núi lòng sông hẹp hình chữ V
chảy len lỏi giữa các núi cao và dọc đường nhận rất nhiều các nhánh suối nhỏ. Tại
đất Việt Nam đến Cửa Rào sông Cả nhận thêm nhánh Nậm Mô ở phía hữu, đến
cuối Tương Dương; trên Khe Bố sông Cả nhận nhánh sông Huổi Nguyên ở phía
tả, đến Con Cuông nhận nhánh Khe Choang ở phía hữu đến ngã ba cây Chanh
nhận sông Hiếu ở phía Tả và đến Thanh Chương nhận nhánh sông Giăng ở phía
hữu, sông Gang ở phía tả đến Chợ Tràng sông Cả nhập với sông La ở phía hữu và
cũng chảy ra biển tại Cửa Hội. Đoạn sông nhập lưu cuối cùng này được gọi là
sông Lam. Sông Cả tính đến cửa sông có diện tích lưu vực là 27.200 km

2
. Phần
diện tích sông Cả chảy trên đất Lào là 9.740 km
2
còn lại là nằm ở địa phận Việt
Nam. Đoạn sông Cả từ Cửa Rào đến Đô Lương được gọi là sông miền núi có
nhiều ghềnh cao từ 2 ÷ 3 m. Điển hình là Khe Bố, bề rộng trung bình ở đoạn này
mùa kiệt là 150 ÷ 200m. Nhưng mùa lũ có nơi lên đến 2.000 m, lòng sông cắt sâu
vào địa hình và có hướng chảy tương đối thẳng ít gấp khúc. Từ Đô Lương đến
Yên Thượng lòng sông mở rộng dần và có đôi chỗ gấp khúc như đoạn Rú Guộc,
chiều rộng sông mùa kiệt từ 200 ÷ 250 m. Mùa lũ từ 2.500 ÷ 4.000 m, vì khi có lũ
lớn toàn bộ vùng hữu Thanh Chương đều tham gia vào dòng chảy, đến Yên
Thượng do địa hình núi phát triển ngang của dãy núi thượng Nam Đàn nên dòng
chảy lại bó gọn vào trong lòng chỉ chừng 150 ÷ 200 m mùa kiệt và 800 ÷ 900 m
trong mùa lũ.
Tóm lại đặc điểm dòng chính sông Cả là nếp đứt gãy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam của miền địa chất cũ, lòng sông sâu, ít bãi sông và ít bãi bồi trên sông.
Đoạn hạ lưu sâu và rộng đoạn trung lưu rộng nhưng lại nông. Phần thượng nguồn
có nhiều ghềnh thác hai bên mép sông là núi cao và đồi. Phía thượng nguồn có
nhiều vị trí có thể xây dựng được kho nước lợi dụng tổng hợp. Sông Cả không có
phân lưu có một cửa thoát duy nhất.
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
1.2.2.2 Nhánh sông Hiếu
Sông Hiếu là một chi lưu phía tả nhập vào sông Cả ở đoạn trung lưu tại
Ngã ba Cây Chanh. Sông Hiếu có diện tích lưu vực tính đến cửa sông là 5.340
km
2
với chiều dài sông 314 km bắt nguồn từ dãy núi Cao Phú Hoạt thuộc Quế
Phong. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần song song với dòng

chính sông Cả. Đến Nghĩa Đàn dòng chảy đổi hướng theo hướng Bắc Nam. Từ thị
trấn Tân Kỳ dòng chảy lại đổi hướng theo Đông Nam - Tây Bắc và nhập vào sông
Cả tại Ngã ba Cây Chanh. Dòng chính sông Hiếu đoạn từ Phà Châu tiến xuống
đến Nghĩa Đàn lòng sông rộng, nông, nhiều bãi cuội, sỏi độ sâu dòng chảy mùa
kiệt chỉ đạt từ 0,5 ÷ 2 m. Có thác lớn nhất là thác Đũa chênh lệch đầu thác cuối
thác từ 6 ÷ 7 m dài gần 50 m. Phần qua Quỳ Châu, Quỳ Hợp dòng chảy rất hiền
hoà. Từ Nghĩa Đàn đến Ngã ba Cây Chanh lòng sông bị biến động thường xuyên
do dòng chảy bị đổi chiều nhiều lần, ở đây bờ sông có đoạn thẳng đứng không có
bãi ven sông. Đáy sông chênh với bờ sông có nơi tới 20 m. Lòng sông rộng trung
bình mùa kiệt 100 ÷ 120 m, mùa lũ 150 ÷ 280 m, cũng chính vì mặt nước mùa kiệt
và mùa lũ không chênh nhau nhiều mà khi nước hạ thấp dòng chảy xiết trong sông
làm ra hiện tượng lở bờ sông. Sông Hiếu là con sông cấp nước quan trọng đối với
các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Nhưng mùa kiệt
trên sông Hiếu có khi chỉ còn 6 ÷ 7 m
3
/s không đủ lượng nước cấp cho nhu cầu.
Sông Hiếu có các chi lưu quan trọng như Nậm Quàng, Nậm Giải, Kẻ Cọc - Khe
Nhã, sông Chàng, sông Dinh, Khe Nghĩa, Khe Đá. Trong số các chi lưu có 2 chi
lưu lớn là sông Chàng và sông Dinh, hai sông này đều là sông miền núi cấp nước
quan trọng của sông Hiếu.
I.2.2.3 Đánh giá chung về đặc trưng hình thái sông Cả
Sông Cả là con sông lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ có hình dạng lưu vực
phát triển lệch về phía Tây Bắc, diện tích lưu vực đa phần là miền núi và núi cao,
hệ thống sông Cả bao gồm nhiều sông nhánh hợp thành, có một cửa thoát duy
nhất vuông góc với bờ biển. Lưới sông phát triển đều trên các vùng địa hình rất
thuận lợi cho công tác phát triển tưới và cấp nước. Là một lưu vực sông rộng nằm
trên nhiều vùng mưa tiểu địa hình khác nhau lại đối mặt trực tiếp với hướng gió
Lào hàng năm do vậy các loại hình thiên tai trên sông Cả rất đa dạng xảy ra
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước

thường xuyên cả về không gian lẫn thời gian. Có những vùng rất khan hiếm nước
trong mùa kiệt, đồng thời có những vùng bị lũ uy hiếp thường xuyên.
Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh
giá lưu vực trong bảng I-10 dưới đây:
Bảng 1.4: Đặc trưng hình thái một số lưu vực sông
TT
Lưu vực
F
(km
2
)
L
sông
(km)
Độ cao
bq(m)
Độ dốc
bqlv
(%o)
B
bq
(km/km
2
)
Mật số
lưới sông
(km/km
2
)
Hệ số

không
đối
xứng
Hệ số
hình
dạng
lưu vực
1 Sông Cả 27.200 531 294 1,83 89 0,60 -0,14 0,29
2 Sông Hiếu 5.340 228 303 1,30 32,5 0,71 0,02 0,20
1.3 Tình hình kinh tế xã hội trên lưu vực
1.3.1 Đặc điểm dân sinh kinh tế
1 3.1.1 Dân số
Tính đến năm 2002 tổng dân số trên lưu vực sông Cả kể cả vùng hưởng lợi
là 3.358.333 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm bình quân năm là:1,27 %
Trong đó khoảng 20% dân số sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Còn lại
hầu hết sống ở nông thôn, có tới gần 30% dân số sống ở đồi núi và núi cao. Mật
độ dân số bình quân ở đồng bằng là 453 người/km
2
. Kinh tế ở đồng bằng cao hơn
miền núi và nhu cầu về sử dụng nước, chống lũ, môi trường ở đồng bằng hạ du
sông Cả đòi hỏi lớn hơn ở miền núi và trung du.
1.3.1.2 Tổ chức xã hội trên lưu vực sông Cả
Mô hình tổ chức xã hội trên lưu vực sông Cả theo mô hình hành chính các
cấp từ Tỉnh - Huyện - Xã - Thôn bản và cộng đồng dân cư.
Sông Cả phần nằm ở Việt Nam (khu vực nghiên cứu) trải trên địa bàn tỉnh
Nghệ An:
Tỉnh Nghệ An gồm các huyện: Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Con
Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế
Phong.
Toàn bộ lưu vực có 8 dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm tới 90%

dân số trên lưu vực. Dân tộc ít người nhất là dân tộc Chút có 250 người, các dân
tộc ít người đến định cư sinh sống ở miền núi dọc biên giới Việt Lào, nơi đây
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
nhân dân có trình độ dân trí thấp. Kinh tế kém phát triển, sự phân chia ranh giới
giữa các dân tộc chỉ là tương đối, các dân tộc phần lớn sống đan xen nhau tạo
thành cộng đồng dân cư chung sống trên lưu vực.
1.3.1.3 Đời sống văn hoá xã hội
Nghệ An xưa là đất Việt Thường, đời Tần thuộc Tương Quân, đời Hán
thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Chân và đặt là Cửu Đức, đời Tống đặt là
Châu Hoan, sau đổi là quận Nhật Nam, đời Đường đặt là Ba Châu (Hoan, Diễn và
Đường Lâm). Nước ta đời Đinh, Lê là Châu Hoan, đời Lý năm 1010 lấy Châu
Hoan làm trại, năm 1036 đời Lý Thái Tông đổi là châu Nghệ An. Tên Nghệ An có
từ đó.
Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh xã hội hàng
ngàn năm đã tạo ra vùng đất Xứ Nghệ khá nhiều giá trị văn hoá trong nếp sống,
cách ứng xử và quan hệ xã hội.
Lưu vực sông Cả là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi Chủ Tịch Hồ Chí
Minh - một nhà giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới sinh ra và
lớn lên ở đây. Nơi quê hương của đồng chí Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của
Đảng và là người đã xây dựng Luận cương cách mạng của Đảng Công Sản Việt
Nam.
Nghệ An đã đào tạo cho đất nước biết bao thế hệ nhân tài, các nhà khoa
học đã và đang đưa hết đức tài xây dựng quê hương, đất nước.
Tổ chức xã hội, mức sống, trình độ dân trí của nhân dân trên lưu vực sông
Cả đang ngày một nâng cao cả về chất lượng cuộc sống, mức sống. Sự đổi mới
trên lưu vực hơn 10 năm qua là kết quả đáng kể.
Về văn hoá giáo dục đã và đang được nâng cao theo phương châm bảo tồn
văn hoá dân tộc, giáo dục cộng đồng. Các dân tộc miền núi đều có các trường văn
hoá nội trú đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Cơ sở hạ tầng nông thôn, điện

- đường - trường - trạm đã được đầu tư thích đáng bằng mọi nguồn vốn. Y tế công
đồng, Y tế điều trị, ngày càng được cải thiện có mạng lưới y - Bác sĩ về tận xã để
đảm bảo duy trì sức khoẻ cho người dân.
Chương trình lồng ghép nước sạch nông thôn chương trình 135 đã có tác
dụng nâng cao mức sống của dân vùng sâu vùng xa.
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Nền kinh tế chung trên lưu vực đã thoát khỏi nền kinh tế tự cấp, tự túc với
chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã dần đưa
nền kinh tế lên ở mức độ nhất đinh nhất là nông nghiệp. Đã tham gia vào xuất
khẩu hàng nông sản và chế biến hàng nông sản.
Nói tóm lại nền kinh tế chung trên lưu vực được nâng lên mặt bằng mới và
cũng từ đó mà văn hoá xã hội trên lưu vực cũng được nâng lên tạo cơ sở cho
người dân tin tưởng hơn vào sự thành công của Chủ nghĩa xã hội.
1.3.1.4 Hiện trạng các ngành kinh tế trên lưu vực
a. Cơ cấu kinh tế trên lưu vực
Theo thống kê 5 năm gần đây 1998 ÷ 2002 cơ cấu kinh tế trên lưu vực đã
có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nhưng tỷ
trọng kinh tế ngành nông nghiệp vấn đóng vai trò chủ đạo. Cơ cấu chung nền kinh
tế lưu vực vẫn là Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp. Theo tài liệu thống
kê cơ cấu kinh tế trên lưu vực sông Cả năm 2002 theo địa bàn hành chính như
trong bảng I-11 phần phụ lục.
Cơ cấu kinh tế trên đây phản ánh rõ nét nền kinh tế trên lưu vực sông Cả
vẫn là Nông - Lâm - thuỷ sản. Công nghiệp đang có xu hướng phát triển với tốc
độ tương đối cao. Xu thế cơ cấu kinh tế đang giảm ở khu vực Nông – Lâm - ngư
nghiệp và tăng ở khu vực công nghiệp dịch vụ. Nhưng tốc độ tăng trưởng chung
của nền kinh tế còn thấp so với kinh tế toàn quốc. Nền kinh tế chậm phát triển của
lưu vực sông Cả có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ
yếu là công tác thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đảm bảo
an toàn trong sản xuất còn nhiều bất cập, cần có sự điều chỉnh thích đáng để các

ngành kinh tế phát triển bền vững hơn.
b. Hiện trạng các ngành kinh tế trên lưu vực sông Cả
 Hiện trạng kinh tế nông nghiệp
Diện tích có khả năng nông nghiệp trên lưu vực sông Cả và vùng phụ cận
hưởng lợi theo điều tra năm 1999 là 172.364 ha. Diện tích đã huy động vào sản
xuất cây hàng năm và cây lâu năm là: 173.235 ha. Diện tích nông nghiệp đang
được sử dụng để sản xuất lương thực chiếm tới 80% tổng diện tích đang gieo
trồng trong đó có tới 70% là sản xuất lúa còn lại là các cây trồng khác như ngô,
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
khoai, cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, đậu đỗ các loại, mía. Diện tích cây
dài ngày chủ yếu tập trung ở vùng đồi, núi với các loại cây cao su, chè, cà phê, cây
ăn quả có múi, dứa. Đất trồng chưa sử dụng 249.346 ha diện tích này có khả năng
huy động vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khoảng 45%. Đất đai
trên lưu vực sông Cả được phân bổ theo đơn vị hành chính như sau:
Theo điều tra đất đai trên lưu vực, khả năng tăng diện tích trồng trọt còn
khá lớn, tập trung ở khu ruộng một vụ và đất nông nghiệp khác, khu vực đất trống
đồng bằng và ven biển.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên lưu vực những năm gần đây cũng
biến động rất lớn, tuỳ theo tình hình khí tượng thuỷ văn, khả năng đảm bảo tưới,
tiêu và sự biến động giá cả thị trường. Theo tài liêu thống kê của các tỉnh diện tích
gieo trồng bình quân 5 năm 1998 ÷ 2002 trên lưu vực như trong bảng sau:
Bảng 1.5: Diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân trên lưu vực sông Cả và
vùng hưởng lợi
Đơn vị hành chính Diện tích (ha)
Diện tích canh tác 124.643,6
Diện tích gieo trồng 34.9854
Đông Xuân
Lúa 76.910,1
Màu 26.130,4

Tổng 103.040,5
Hè Thu
Lúa 41.320,6
Màu 0
Tổng 41.320,6
Vụ mùa
Lúa 38.242,5
Màu 25.396,5
Tổng 63.639
Vụ Đông 32.196,75
Hệ số sử dụng đất 1,92
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Bảng 1.6: Diện tích gieo trồng lúa trong lưu vực
Năm Mùa Vụ Diện tích (ha)
1999 Lúa cả năm 148.366,5
Lúa Đông Xuân 72.110,81
Lúa Hè thu 38.827,08
Lúa Mùa 37.398,57
2000 Lúa cả năm 157.130,8
Lúa Đông Xuân 76.386
Lúa Hè thu 41.129
Lúa Mùa 39.615,8
2001 Lúa cả năm 159.035,7
Lúa Đông Xuân 77.312,01
Lúa Hè thu 45.627,6
Lúa Mùa 36.096,05
2002 Lúa cả năm 157.388,98
Lúa Đông Xuân 7.766.518
Lúa Hè thu 48.657,7

Lúa Mùa 31.066,11
Bảng 1.7: Diện tích gieo trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2000
Tỉnh Đông Xuân Thu Mùa
Màu CCN Màu CCN
Diện tích (ha) 9.313,1 4.940,8 9.162,9 6.787,1
Bảng 1.8: Đàn gia súc, gia cầm nuôi trên lưu vực nghiên cứu đến 2002
Tên gia súc,
gia cẩm
Tổng đàn
Trâu
Tổng đàn bò Hươu, dê Gia cầm Lợn
Số lượng (con)
281.095 294.403 40.500 9.693.000 1.090.363
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Chăn nuôi
Hình thức chăn nuôi hiện tại trên lưu vực sông Cả là chăn nuôi theo hộ gia
đình. Một vài nơi đã hình thành trang trại nhỏ với quy mô đàn gia súc khoảng
dưới 100 con, đàn gia cầm dưới 10 nghìn con và đàn lợn dưới 200 con. Những
điểm nuôi tập trung như vậy vẫn là hộ gia đình và có sự hợp tác của nhiều hộ.
Vật nuôi chủ yếu đại gia súc có trâu, bò, hươu, dê, gia cầm gà vịt, chim cút
và nuôi lợn.
Theo thống kê của các tỉnh đàn gia súc đang nuôi trên lưu vực được trình
bày trong bảng I-15 phần phụ lục.
Cơ cấu vật nuôi cũng được thay đổi để phù hợp với kinh tế thị trường, hầu
hết các giống vật nuôi đều hướng tới hàng hoá như vịt siêu nạc, siêu trứng, ngan
lai, gà tam hoàng, bò laisin chỉ còn khoảng 20% giống nội địa. Chăn nuôi trên lưu
vực đã đóng góp tới 30% thu nhập trong cơ cấu tăng trưởng của nông nghiệp. Khả
năng phát triển đàn bò, trâu cũng chỉ đến khoảng 850.000 con, khả năng phát triển
đàn lợn và gia cầm còn rất lớn.

 Thuỷ sản
- Thuỷ sản khai thác tự nhiên theo hai nguồn: Thuỷ sản nước ngọt trên đầm
ao, sông suối và thuỷ sản biển. Theo thống kê bình quân 5 năm trên lưu vực thu
hoạch được khoảng 21.000 tấn/năm.
- Nuôi trồng thuỷ hải sản
Cá nước ngọt được nuôi trồng trên mặt nước và nuôi cá lồng, cá bè trên
sông. Trong các vùng đất trũng nhân dân tận dụng số hồ để nuôi với diện tích nuôi
trồng cá nước ngọt tới 3.500 ha sản lượng biến động từ 3.500 ÷ 4.200tấn.
Diện tích nuôi trồng và sản lượng đánh bắt trên lưu vực được trình bày
trong bảng sau:
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Bảng 1.9: Diện tích nuôi trồng và sản lượng đánh bắt trên lưu vực nghiên cứu:
Năm Loại thống kê Đơn vị Số lượng
1999
Tổng sản lượng Tấn 7.400
Diện tích nuôi trồng TS Ha 10.200
- Nước Lợ Ha 7.809,9
- Nước Ngọt Ha 2.390,1
2000
Tổng sản lượng Tấn 10.094
Diện tích nuôi trồng TS Ha 12.200
- Nước Lợ Ha 10.072,8
- Nước Ngọt Ha 2.127,2
2001
Tổng sản lượng Tấn 11.735
Diện tích nuôi trồng TS Ha 13.200
- Nước Lợ Ha 11.410,4
- Nước Ngọt Ha 1.789,62
2002

Tổng sản lượng Tấn 13.979
Diện tích nuôi trồng TS Ha 13.800
- Nước Lợ Ha 11.206,64
- Nước Ngọt Ha 2.593,36
Thuỷ sản đang là ngành được quan tâm đầu tư. Đây là một hộ sử dụng
nước đòi hỏi khối lượng lớn, chất lượng đảm bảo nhưng vị trí lại thường xa nguồn
nước và nằm cuối các hệ thống cấp nước. Trong vòng 5 năm qua ngành này đã sử
dụng tới 250 ha đất canh tác nông nghiệp và diêm nghiệp để nuôi trồng. Sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng đang diễn ra rất sôi động ở khu vực ven
biển này.
Tương lai của ngành thuỷ sản sẽ phát triên mạnh mẽ hơn nhất là khu vực
nuôi trồng, đây cũng là ngành hướng tới xuất khẩu nhiều nhất.
 Ngành Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp trên lưu vực sông Cả chiếm tới 65% diện tích nằm
trên lãnh thổ Việt Nam. Do chế độ khai thác rừng không có bảo dưỡng, do đốt
nương làm rẫy và do cháy rừng nên trong giai đoạn từ 1945 ÷ 1990 rừng càng
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
ngày càng cạn kiệt. Đất trống đồi núi trọc tăng lên. Từ 1990 ÷ 2004 với chương
trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng và một số vùng được đưa vào làm khu bảo
tồn vốn rừng, khu bảo tồn quốc gia như Phù Mát (Thượng nguồn sông Cả) và
chương trình giao đất giao rừng nên dần dần rừng được phục hồi.
Theo đánh giá của đoàn điều tra quy hoạch rừng và diễn biến rừng trên lưu
vực sông Cả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.10: Diễn biến rừng trên lưu vực nghiên cứu
Năm Loại thống kê Diện tích (ha)
- Rừng tự nhiên 998.500
- Rừng giàu &TB 578.869
1992 - Rừng tự nhiên 593.570
- Rừng trồng 35.000

- Rừng giàu &TB 89.035
- Rừng tự nhiên 554.519
- Rừng trồng 30.481
Độ che phủ trên lưu vực năm 2002 đạt 41,58% tăng lên gần 12% so với
mức che phủ năm (1990÷1992). Tập đoàn cây lâm nghiệp phong phú hơn. Một số
loài thú quý hiếm như sao la, voi, hổ Đông Dương, bò tót, khỉ đuôi dài, khỉ bạc
má và hành chục loài chim đã quay lại rừng sông Cả do chế độ bảo dưỡng rừng tốt
hơn. Sản phẩm thu được từ ngành lâm nghiệp rất đa dạng như mây, gỗ củi, nấm
hương, thảo mộc, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ hầm lò. Hàng năm rừng trên lưu vực
sông Cả cung cấp tới 40 ÷ 50 nghìn m
3
khối gỗ cho các ngành kinh tế. Đây là một
tiềm năng kinh tế lớn trên lưu vực và là khu vực có khả năng tạo công ăn việc làm
cho nhiều lao động của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp trên lưu vực sông Cả trong những năm qua đã có bước phát
triển nhất định. Công nghiệp đã hình thành cơ cấu đa ngành: cơ khí luyện kim,
hoá chất, dệt may, thuộc da, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, vật liệu xây
dựng v.v Nhưng công nghiệp trên địa bàn vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của lưu vực.
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Đã bước đầu hình thành các cụm công nghiệp tập trung:
- Cụm công nghiệp Hoàng Mai gồm nhà máy xi măng 1,5.10
6
tấn/năm, sản
xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đá các loại.
- Cụm công nghiệp Nghĩa Đàn gồm nhà máy hoa quả hộp, ép dầu, mía
đường Quỳ Hợp, chế biến lâm sản.
- Cụm công nghiệp Đô Lương gồm chế biến gỗ, cơ khí, sản xuất công cụ

máy móc nông nghiệp và cơ khí quốc phòng.
- Khai thác Thiếc ở Quỳ Hợp với công suất tinh chế 3000 tấn/năm và khai
thác đá quý ở Quỳ Châu, quặng Thiếc ở Quế Phong.
- Cụm công nghiệp Anh Sơn gồm xi măng quốc phòng 800.000 tấn/năm,
mía đường sông Lam.
- Cụm công nghiệp Thanh Chương (Dùng) gồm Diêm, gỗ dán, bột giấy và
gia công chế biến nông sản.
Ngoài ra đã hình thành các tổ hợp sản xuất thuộc sở hữu tư nhân hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp đã phát triển theo hình thức làng nghề đã thu hút hàng vạn
lao động dư thừa ở vùng nông thôn và thu hút lực lượng lao động nông nhàn. Tuy
nhiên ngành công nghiệp trên lưu vực đang đứng trước khó khăn:
- Thiếu vốn để sản xuất.
- Thiếu công nghệ, thương hiệu và đầu ra cho sản phẩm
Vấn đề này sẽ được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
 Giao thông vận tải
Cùng với việc phát triên kinh tế trong lưu vực các cơ sở hạ tầng cũng được
xây dựng tương đối đồng bộ để hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Ngành giao thông
vận tải trên lưu vực đã phát triển cả trên lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ và đường hàng không.
- Giao thông đường bộ khá thuận lợi trên hai tuyến đường bộ Bắc Nam là
tuyến đường 1A chạy dọc ven biển từ đèo Hoàng Mai đến thị xã Hà Tĩnh và chạy
vào phía Nam đã được nâng cấp từ 2001.
- Đường Hồ Chí Minh chạy cắt ngang lưu vực từ Đông Hiếu chạy dọc sông
Con đến Anh Sơn chạy cắt ngang vùng đồi hữu Thanh Chương qua Hương Sơn,
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Khê Vũ Quang, Hương để vào Quảng Bình. Tuyến đường này là một thế mở kinh
tế mới cho lưu vực.
- Đường Đông Tây có tuyến đường 48 chạy lên Quế Phong, Đồng Văn,

Thông Thụ trục đường này hỗ trợ phát triển kinh tế thượng nguồn sông Hiếu.
- Tuyến đường 40 từ TP Vinh đi Thanh Chương và cửa khẩu Thanh Thuỷ
nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế đường Hồ Chí Minh và vùng miền núi Thanh
Chương.
Các tuyến đường liên huyện, liên thôn, liên xã cũng đã được mở rộng và
nâng cấp nhờ vào chương trình phát triển công nghiệp, chương trình 135, chương
trình xoá đói giảm nghèo và chương trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Các xã đã có đường ô tô tải vào tận trung tâm xã trừ mấy xã vùng dẻo cao của
Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông. Việc đầu tư xây dựng các công trình miền núi sẽ
giảm bớt chi phí hơn nhờ vào mạng lưới giao thông này. Đồng thời mạng lưới
giao thông cũng là tiền đề quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Các loại hình giao thông toàn lưu vực đã phát triển đúng hướng kinh tế thị
trường và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng trên lưu vực đưa vào phát
triển kinh tế. Tuy nhiên công tác đầu tư về giao thông và duy tu bảo dưỡng còn
phải đầu tư lớn trong tương lai. Công cuộc khai thác tài nguyên nước cũng sẽ tác
động lớn tới sự phát triển này, ngược lại sự phát triển giao thông cũng hỗ trợ lớn
cho sự phát triển tài nguyên nước.
 Dịch vụ- Y tế- Xã hội
o Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh.
Lưu vực sông Cả nằm ở vị trí cầu nối Bắc Nam và có hướng mở mạnh ra hướng
Đông và sang phía Tây. Bằng các cửa khẩu, cầu cảng và các danh lam thắng cảnh,
các di tích lịch sử đã hỗ trợ cho ngành dịch vụ du lịch và thương mại trên lưu vực
phát triển mạnh. Vùng sông Cả có các khu du lịch sinh thái Pù Mát, Vũ Quang, du
lịch lễ hội như đền Cuông, Cỡn, khu di tích Kim Liên và du lịch thương mại như
cửa khẩu Cầu treo, Nậm Cắn, Thanh Thuỷ.
o Y Tế
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Mạng lưới y tế trên lưu vực phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng,

tính đến năm 2003 các tuyến xã đã có biên chế 1÷2 bác sĩ, 1 y sĩ và 2 y tá. Bình
quân cứ 10.200 dân có 1 bác sĩ, 5 y sĩ và 16 y tá để phục vụ chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân và thực hiện chức năng y tế cộng đồng. Tuy nhiên trong lưu vực còn
tồn tại những vùng dịch sốt rét như thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu. Y tế môi
trường còn nhiều vấn đề cần đầu tư để có cơ sở kiểm soát môi trường y tế.
o Giáo Dục
Trung tâm giáo dục việc làm thành phố Vinh đã có một hệ các trường đại
học, cao đẳng, dạy nghề để đào tạo lao động cho lưu vực và cả khu vực Bắc Trung
Bộ. Trong giáo dục thường xuyên và hệ trường phổ thông các cấp đã hình thành
khắp các xã trên lưu vực. Bình quân 1 huyện có từ 1 đến 4 trường phổ thông trung
học, mỗi xã ở đồng bằng có một trường PTCS, ở miền núi 2÷3 xã có một trường
tuy nhiên ở các bản làng xa xôi vẫn tồn tại lớp ghép. Mỗi huyện miền núi có từ
1÷2 trường dân tộc nội trú. Tỷ lệ học sinh phổ thông chiếm tới 24,5 % dân số trên
lưu vực. Trẻ em đến tuổi đi học đã đến lớp đạt 92%. Toàn lưu vực đã hoàn thành
phổ cập tiểu học. Lực lượng lao động ở đồng bằng có tới 40% đã có trình độ phổ
thông trung học. Đây là một thuận lợi lớn cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật
và chuyển giao công nghệ trong sản xuất.
Công tác truyền thông giáo dục cộng đồng được Đảng và nhà nước chú ý
phát triển ở mọi nơi với mọi hình thức. Các chủ trương, chính sách của Đảng đã
được đưa đến tận người dân để quán triệt thực hiện.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp đào tạo cho đất nước và các ngành kinh tế
lực lượng lao động có chuyên môn và nghiệp vụ. Đây là bước phát triển tiềm năng
xã hội để xây dựng một nền kinh tế hiện đại.
o Dịch vụ bưu chính viễn thông
Các xã đều đã có nhà văn hoá bưu điện trung tâm xã. Bưu chính viễn thông
trên toàn lưu vực phát triển mạnh đã phủ sóng điện thoại di động toàn bộ vùng
đồng bằng hạ lưu. Việc thông tin liên lạc trong khu vực rất thuận lợi để hỗ trợ cho
việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Đánh giá chung về phát triển kinh tế trên lưu vực sông Cả:
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V

Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước
Từ thời kỳ 1996 ÷ 2004 kinh tế xã hội trên lưu vực sông Cả đã bắt đầu phát
triển trên một số lĩnh vực. Năng lực sản xuất được nâng lên, kết cấu hạ tầng được
cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút
ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với bình quân cả nước, tạo tiền đề cho
bước phát triển kinh tế xã hội thời kỳ tiếp theo. Đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân được cải thiện một bước.
Tuy nhiên so với tiềm năng và yêu cầu phát triển thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm GDP bình quân thu nhập đầu
người chỉ bằng 70% mức bình quân toàn quốc.
Kinh tế trên lưu vực sông Cả chủ yếu là nông lâm nghiệp chiếm từ 43-46%,
lực lượng lao động 91% là sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy sản xuất nông nghiệp
chú trọng nhất vào sản xuất lương thực nhưng bình quân lương thực mới chỉ đạt
286÷290 kg/người-năm. Sản phẩm cây công nghiệp, nông nghiệp hàng hoá và
chăn nuôi chưa nhiều.
Công nghiệp chỉ chiếm 18,9% trong GDP. Sản xuất công nghiệp chưa vững
chắc, sản xuất hàng hoá và chế biến nông lâm sản chưa nhiều, chất lượng hàng
hoá chưa cao, hiệu quả thấp. Sức cạnh tranh trên thị trường còn kém.
Tỷ lệ đói nghèo trên lưu vực còn cao, lao động thiếu việc làm thường
xuyên ở mức 3,6 ÷ 3,8 vạn người. Số lượng lao động đông nhưng chất lượng lao
động thấp. Chỉ có 1,7% số lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng.
Tiềm năng về đất đai, lao động, con người xã hội, môi trường đầu tư phát triển
kinh tế trên lưu vực còn rất lớn. Cần có một chiến lược phát triển đồng bộ để phát
huy hết các nội lực, điều kiện tự nhiên, xã hội để thực hiện thành công hiện đại
hoá, công nghiệp hoá nền kinh tế trên lưu vực.
1.3.2 Các công trình hồ chứa, đập dâng nằm trên lưu vực sông
Tổng lượng nước của sông Cả là 21.9 km
3
và được đánh giá là lưu vực
sông thuộc loại tương đối nhiều nước so với các sông miền Bắc( trong khi sông

Mã liền kề có diện tích lư vực lớn hơn nhưng chỉ có tổng lượng là 16.6 km
3
). Sông
Cả có tiềm năng về thuỷ điện ước tính khoảng 1.5 triệu kw.
Trên dòng chính hệ thống sông chưa có một hồ chứa đa mục tiêu quy mô
lớn nào ở thượng nguồn lưu vực. Lưu vực có độ dốc lớn, hẹp là nguyên nhân hình
SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V

×