THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
A - MỞ ĐẦU
Bất kỳ nền kinh tế nào, từ mơ hình tập trung quan liêu bao cấp đến kinh
tế thị trường, muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đặc biệt tới tam
giác: tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát. Chúng liên kết hay đối lập, chúng
liên hợp những nhịp độ của tăng trưởng, sự tăng lên hay tụt xuống của những
lớp thất nghiệp dưới làm sóng lạm phát. Lạm phát, đó là hiện tượng mất cân
bằng kinh tế phổ biến, là căn bệnh kinh niên của kinh tế thị trường. Lạm phát
được coi là con quỷ gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét về triển vọng chính
sách kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Một
mặt nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những
biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng, như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc
làm, thu nhập bất bình đẳng, tỷ lệ thất nghiệp tăng....
Vì vậy, để có thể ổn định kinh tế ở một mức nhất định, lạm phát cần giảm
xuống ở mức có thể chấp nhận được. Và thực tế là xu hướng giảm lạm phát gây
ra tình trạng thiểu phát, đây cũng là biểu hiện của nền kinh tế trì trệ khủng
hoảng. Nên muốn ổn định đất nước cả về kinh tế và xã hội, để đảm bảo quyền
lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và chống lạm
phát phải được thực hiện một cách thống nhất. Đây là một vấn đề vĩ mơ lớn,
một mảng quan trọng của chính sách kinh tế .... vì vậy địi hỏi chúng ta phải
nắm vững lý luận chung về lạm phát. Chỉ có thấu hiểu một cách khoa học về lý
thuyết lạm phát thì mới có thể đạt được hiệu quả phát triển kinh tế xã hội.
Trong thực tế lạm phát là gì? Ngun nhân gây ra lạm phát có đa dạng khơng?
Nền kinh tế bị cơn sóng lạm phát tác động như thế nào? Chúng ta làm thế nào
để phòng chống và khắc phục hậu quả của nó?.. Hy vọng là với đề án “Lạm
phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế ” có thể phần nào trả lời được
các câu hỏi này.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Dọc chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều các nhà kinh tế học nghiên cứu về
lạm phát. Mỗi nhà kinh tế học, mỗi trường phái đều có quan điểm khác nhau về
lạm phát. Góc nhìn nào cũng có những sự đánh giá, lời khun và dự báo khách
quan, vô tư, nghiêm túc. Là sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng, một cử nhân
kinh tế tương lai, em thực sự say mê và hứng thú tìm hiểu về lạm phát. Nhưng
do hạn chế về kiến thức, giới hạn về thời gian và kinh nghiệm ... chắc hẳn “vấn
đề lạm phát” em nêu ra trong đề án này chưa toàn diện và sâu sắc. Đây cũng chỉ
là 1 góc nhìn về lạm phát dưới lăng kính của một sinh viên.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
B- NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LẠM PHÁT
1. 1 Những vấn đề chung về lạm phát
1. 1. 1 Khái niệm lạm phát
Khi nghiên cứu chế độ lưu thông tiền giấy, chúng ta thấy rằng do tiền giấy
là dấu hiệu của vàng, thay thế cho vàng trong chức năng phương tiện lưu thơng
và phương tiện thanh tốn. Tiền giấy là vật khơng có giá trị bản thân mà chỉ có
giá trị danh nghĩa. Vì vậy nó khơng thể tự phát điều hồ giữa chức năng phương
tiện lưu thơng và phương tiện cất trữ (tích lũy) do đó tiền giấy bị mất giá trở
thành một hiện tượng phổ biến và thường xuyên. Từ đó có thể nói rằng lạm phát
cũng là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên trong các quốc gia thực hiện
chế độ lưu thông tiền giấy hiện nay. Vậy có thể hiểu cơ bản lạm phát là việc
phát hành thừa tiền giấy vào lưu thông, làm cho tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng
hoá tăng lên, thu nhập quốc dân bị phân phối lại gây thiệt hại đến toàn bộ đời
sống kinh tế xã hội.
Lạm phát, một vấn đề kinh tế vĩ mô, một mối quan tâm lớn của nhiều nhà
kinh tế, có rất nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát khác nhau.
Theo lý luận của Các Mác trong Bộ Tư Bản thì lạm phát là tình trạng tiền giấy
tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm
cho tiền tệ mất giá, là phương tiện để phân phối lại thu nhập quốc dân và của
cải xã hội có lợi cho giai cấp thống trị dưới chế độ TBCN, là phương pháp để
tăng cường bóc lột lao động. Biểu hiện của lạm phát là giá cả tăng một cách tự
phát, nhất là các giá cả hàng tiêu dùng thông thường. Nội dung lạm phát là sự
liên tục tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. Nhà kinh tế học
Samuelson thì cho rằng lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả
chung. Theo ông “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng- giá
bánh mì, dầu xăng, xe ơtơ tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất
tăng“. Milton Friedman đã có câu phát biểu nổi tiếng “lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ “. Theo ý kiến của ông những biến động tăng
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
lên trong mức giá cả là một hiện tượng tiền tệ khi và chỉ khi những biến động
tăng lên đó từ một q trình kéo dài. Định nghĩa lạm phát là việc giá cả tăng
nhanh và kéo dài được đa số nhà kinh tế phái tiền tệ hay phái Keynes đồng ý
với Friedman.
Như vậy, lạm phát là một vấn đề không mấy xa lạ đối với nền kinh tế hàng
hoá, và hầu hết quảng đại quần chúng đều có thể chứng kiến hay trải qua thời
kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì
thì khơng dễ cũng như khó có thể đi đến một định nghĩa thống nhất. Theo tiếng
Latinh Inflatio xuất phát từ chữ Inflare, nghĩa là một chỗ sưng phồng. Nếu một
cơ bắp bị căng phồng hoặc một phủ tạng bị sưng to đều không phải là biểu hiện
của bệnh b bệu, thì mọi sự tăng trưởng của một khối lượng kinh tế lại càng
không phải là lạm phát. Lạm phát là một sự phình ra gồm 2 đặc tính bất thường
và gây tổn thất cho nền kinh tế. Khẳng định coi lạm phát là một sự tăng phổ
biến của giá cả cần nắm rõ 4 điểm sau:
- Tính từ phổ biến phải được hiểu một cách hợp lý: không phải mọi giá đều
tăng lên. Trong khung cảnh chung giá đang tăng lên, có những giá vẫn ổn định
thậm chí lại có những giá hạ xuống. Cũng không phải là các giá tăng lên cùng
một lúc và với tỉ lệ % giống nhau. Trong mọi động thái phổ biến của giá cả thì
sự phân tán là quy luật.
- Việc ước tính tỷ lệ lạm phát là khó khăn. Nó có giá trị như giá trị các trị
số được sử dụng thời kỳ càng dài thì giới hạn sai lạc của các cơng cụ khơng
hồn hảo ấy càng tăng. Ngay trong điều kiện sử dụng thuận lợi nhất, tức là ở
ngay trong cùng một nước và trong thời gian ngắn, chỉ số giá cả cũng chỉ thể
hiện áng chừng sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Chỉ số giá cả sẽ được trình
bày rõ hơn ở phần tiếp theo.
- Mọi sự gia tăng trên một loạt giá cả không nhất thiết đã là lạm phát. Để
được gọi là lạm phát thì sự gia tăng đó phải tác động bằng một quá trình mạnh
mẽ-sự vận hành với các diễn biến nối tiếp, liên tục và cần có một thời gian nhất
định. Chỉ một lần nâng mặt bằng giá cả có thể khơng phải là lạm phát.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
- Lạm phát khơng chỉ bao hàm một tính chất thuần tuý tiền tệ. Cần thiết
phải kể đến các yếu tố khác như yếu tố hiện vật, tâm lý và trọng lượng của các
yếu tố xã hội.
1. 1. 2 Tỷ lệ lạm phát
Mục trên chúng ta đã xem xét Lạm phát về mặt định tính, cịn về mặt định
lượng thì sao? Làm thế nào để đo lường được sự gia tăng của giá cả? Lạm phát
được đo bằng chỉ tiêu nào?
- Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ, vượt
quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm cho tiền bị mất giá so với toàn bộ sản phẩm
hàng hoá, thể hiện là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Lạm phát thường được đo bằng chỉ số giá cả.
+ Mức giá trung bình thường lấy mức giá cả của những mặt hàng tiêu dùng
làm cơ sở (các nhóm chính là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa,
chất đốt, vật tư y tế). Tính chỉ số giá tiêu dùng để từ đó đo Lạm phát. Cơng thức
tính chỉ số giá tiêu dùng có thể được viết như sau:
CPI=∑cpi. d
CPI ( Consumer Price Index ) chỉ số giá tiêu dùng của cả giỏ hàng hoá
cpi: Chỉ số giá cả của từng loại hàng hố trong giỏ hàng hố đó.
d: Tỷ
trọng mức tiêu dùng trong từng loại hàng hố, nhóm hàng hố trong giỏ. Hay:
CPI t =
Pt gạo
x 100 x
p0 gạo
phần chi
cho gạo
+
pt chất đốt
phần chi
Những thay đổi của
x 100 x cho chất + giá cả được tính với
p0 chất đốt
đốt
các mặt hàng khác
Trong đó:
CPIt : giá trị của CPI trong năm t
pt gạo
: giá gạo trong năm t
po gạo
: giá gạo trong năm gốc
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Nhược điểm
của CPI là chỉ số này không phản ánh được sự chuyển động của mọi giá cả vì
trong đó nặng về giá của hàng hố hơn là giá của dịch vụ. Trong khi đó, cầu của
người tiêu dùng lại ngả về phía giá dịch vụ vì nhữmg loại giá này tăng nhanh
hơn giá hàng hố. Mặc dù có nhược điểm như vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
được sử dụng rộng rãi hơn cả. Vì họ thấy ở đấy trị số giá sinh hoạt, về phía các
nghiệp đồn thường dựa vào đó trong các yêu sách về tiền lương của họ. Chỉ số
này thường có giá trị kỹ thuật cao hơn các chỉ số giá khác và được xây dựng,
công bố thường xuyên, đều đặn.
+ Ngoài chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số thứ hai thường được sử dụng là
chỉ số giá bán buôn_giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index). PPI phản ánh
sự biến động của giá cả đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất.
Nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn
định. Chỉ số này rất có ích vì nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của
thực tế. Song PPI lại quá chuyên môn, chỉ liên quan tới nguyên liệu và các bán
thành phẩm mà loại trừ sản phẩm hoàn chỉnh, dịch vụ. Do đó nó khơng thể biểu
thị cho sức mua, khơng phân biệt loại hàng của đồng tiền.
+Bên cạnh đó, chỉ số giảm phát GNP cũng được sử dụng trong đo
lường lạm phát. Chỉ số này toàn diện hơn CPI vì nó bao gồm giá của tất cả các
loại hàng hoá dịch vụ trong GNP.
Chỉ số giảm phát GNP = GDP danh nghĩa/GDP thực tế
- Triệu chứng của lạm phát không chỉ nằm trong lĩnh vự giá cả. Trong
nhiều trường hợp, tỷ suất tiền lương được nâng lên so với mức tăng trưởng
trung bình của năng suất cũng có đặc điểm như giá cả lên cao. Vì các chi phí về
nhân công lên cao là báo hiệu chắc chắn của xu hướng lạm phát sắp tới.
Một trong những khó khăn về kỹ thuật của việc đo lường hiện tượng lạm
phát là sự lựa chọn điểm xuất phát dùnglàm căn cứ. Vào thời điểm được chọn
lại chẳng có gì chứng tỏ là giá cả đã được cân đối. Nhất là với sự tác động của
thuế hoặc các chính sách khác về kiểm soát giá cả, làm cho việc lựa chọn những
năm gốc thành bấp bênh. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế tồn cầu hố như hiện
nay, chỉ số giá tiêu dùng khác nhau từ nước này sang nước kia, còn chỉ số giá
sản xuất chỉ mang tính bộ phận và đầu cơ. Do vậy, cái chuẩn tốt nhất có lẽ là
chỉ số giá các sản phẩm công nghiệp thường được dùng làm hàng trao đổi rộng
rãi giữa các quốc gia. Bởi nó biểu thị rõ những biến động của chi phí sản xuất
cũng như những biến động trong sức mua của người tiêu dùng.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mơ
và sự biến động của nó phản ánh xu hướng và quy mô của lạm phát.
Tỉ lệ lạm phát được tính theo cơng thức:
I
gp = p − 1 x100%
I p −1
Trong đó:
gp
: tỷ lệ lạm phát(%)
Ip : chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên c0ứu
Ip-1: chỉ số giá cả thời kỳ trước đó.
Khi lạm phát xảy ra thì đồng nghĩa với việc tăng lên của chỉ số giá cả, nên
mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua khối lượng hàng
hoá cần thiết đã dự định. Như vậy thực chất của mức cầu tiền là cầu về cán cân
tiền tệ thực tế.
Nhưng trong thực tế thì lượng tiền danh nghĩa tăng nhanh hơn cả do vậy tỉ
lệ lạm phát cũng được tính bằng mức tăng lượng cung tiền danh nghĩa trừ đi
mức tăng nhu cầu tiền thực tế.
Theo lý thuyết định lượng đơn giản nói rằng: Do thu nhập thực tế và lãi
suất thường chỉ thay đổi nhỏ một vài phần trăm mỗi năm nên nhu cầu tiền thực
tế thường cũng chỉ thay đổi một cách chậm chạp. Khi lượng tiền danh nghĩa
tăng nhanh, về cơ bản nó kéo theo sự tăng nhanh của giá cả để đảm bảo mức
cung tiền thực tế chỉ thay đổi một cách chậm chạp tương ứng với những thay
đổi về nhu cầu tiền tệ. Lập luận cơ bản của lý thuyết định lượng về tiền tệ là ở
chỗ các biến số thực tế thường thay đổi một cách chậm chạp do đó những thay
đổi rất lớn trong một biến danh nghĩa (lượng tiền danh nghĩa) phải kéo theo
những thay đổi rất lớn trong các đại lượng danh nghĩa khác (giá cả và tiền
lương) để duy trì lượng cung tiền thực tế tại những giá trị cân bằng của chúng.
1. 1. 3 Phân loại lạm phát
Có rất nhiều cách phân loại lạm phát dựa trên các tiêu thức khác nhau. Mỗi
tiêu thức sẽ cho một hướng nhìn riêng về lạm phát. Người ta phân biệt lạm phát
lan dần biểu hiện ở sự tăng giá cả liên tục, thường xuyên và lạm phát lan nhanh
trong đó giá cả tăng lên vùn vụt và nhảy vọt. Tùy theo quá trình lạm phát bao
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
trùm khu vực này hay khu vực khác mà lạm phát được chia thành lạm phát thế
giới bao trùm một nhóm nước và lạm phát cục bộ chỉ phát triển trong phạm vi
một nước.
- Phổ biến là phân loại lạm phát về mặt định lượng. Tuỳ theo mức độ của
tỉ lệ % lạm phát tính theo năm mà người ta chia lạm phát thành ba loại sau:lạm
phát vừa phải(một con số mỗi năm), lạm phát phi mã (hai con số mỗi năm) và
siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải.
Lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng lên chậm ở mức một con số hay ở mức
dưới 10%/năm. Hiện ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa đang có lạm phát
vừa phải. Trong điều kiện lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm thường xấp xỉ
bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn một chút. Do vậy đồng tiền không bị
mất giá hoặc mất giá không lớn. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những
tác động đáng kể đối với nền kinh tế. Lạm phát vừa phải chính là mức lạm phát
mà nền kinh tế chấp nhận được.
Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con số
trong một năm. Mức lạm phát 2 chữ số thấp (11, 12, 13%/năm) nói chung
những tác động tiêu cực của nó là khơng đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp
nhận được. Nhưng khi tỷ lệ tăng giá ở mức 2 con số cao, lạm phát sẽ trở thành
kẻ thù của sản xuất và thu nhập. Lạm phát sẽ gây ra những biến dạng kinh tế,
gây mất ổn định XH nghiêm trọng. Khi các hợp đồng kinh tế được ký kết theo
các chỉ số giá hoặc theo một đồng ngoại tệ mạnh nào đó, nếu lạm phát xảy ra
với sự tăng lên rất nhanh của chỉ số giá cả làm cho đồng tiền mất giá so với các
chỉ số giá hoặc đồng ngoại tệ đó sẽ làm cho các chủ doanh nghiệp, các chủ hợp
đồng. . . có thể ″phất″ lên và trái lại cũng có các chủ doanh nghiệp, các ngành
nghề suy sụp thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột ngột tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, ở mức 3 con số. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng và sâu sắc. Nó phá vỡ quy luật lưu thông tiền tệ, lưu thông hàng
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
hố gặp nhiều khó khăn, xã hội đầy những tiêu cực, nền kinh tế suy sụp trì trệ
khơng thể phát triển được. Lạm phát ở Đức năm 1922-1923 là hình ảnh siêu lạm
phát điển hình trong lịch sử siêu lạm phát thế giới: giá cả tăng từ một đến mười
triệu lần; ở Việt Nam điển hình của siêu lạm phát là thời kỳ 1986-1988 (nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp) lạm phát đã ở mức 3 con số và ở mức cao.
Nếu được phép nói ẩn dụ thì có một động vật học trong lạm phát. Nếu phát
triển nhẹ nhàng thì như lồi bị sát, nếu tiến mạnh hơn thì như lồi ngựa, lạm
phát có thể chỉ bị đi hoặc trở thành phi mã. Trong cái vườn thú ấy còn phải
dành chỗ cho lồi dê có những bước nhảy bất thường.
- Bên cạnh đó, người ta cũng tiến hành phân loại lạm phát xét về mặt định
tính.
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
+ Lạm phát cân bằng: khi mà tỷ lệ lạm phát tăng tương ứng với thu
nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
+ Lạm phát không cân bằng: khi mà tỷ lệ lạm phát tăng không tương
ứng với thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất.
Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
+ Lạm phát dự đốn trước: đó là lạm phát xảy ra trong một thời gian
tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vây, người
ta có thể dự đốn trước được tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếp theo. Về mặt
tâm lý, người dân đã quen với tình hình lạm phát đó và người ta đã có những
chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phát này.
+ Lạm phát bất thường: là lạm phát xảy ra co tính đột biến mà trước đó
chưa hề xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều
chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế
và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
1. 2 Ngun nhân gây ra lạm phát
1.2.1. Lạm phát do tiền tệ
1.2.1.1. Lý thuyết về lượng của tiền tệ
- Hình thức hố thơng thường nhất của lý thuyết đó là cơng thức Irving Fisher:
M. V=P. T
Trong đó M là khối lượng tiền tệ lưu thông
V là tốc độ lưu thông của tiền tệ
P là mặt bằng chung của giá cả
T là khối lượng giao dịch phải bảo đảm
ý nghĩa của cơng thức đó là mọi sự tăng tiền tệ cao hơn tăng sản xuất thực tế
đều được thể hiện (đối với một tốc độ lưu thông không đổi của tiền tệ) ra bằng
sự hiệu chỉnh giá cả chung, sao cho giá trị tổng thể của trao đổi bằng giá trị của
khối lượng tiền tệ mới đang lưu thông. Trong thời han ngắn hoặc trong trường
hợp bộ máy sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tăng lên, biến động của giá
cả sẽ tỷ lệ thuận với biến động của khối lượng tiền tệ.
- Một cách diễn đạt mới của quan hệ về lượng được gọi là Phương trình
Cambridge _ gắn với các cơng trình của Marshall: M = k. P. Y
Trong đó M là khối lương tiền tệ lưu thông
Y là thu nhập thực tế của quốc gia
P là mặt bằng chung của giá cả
k là hệ số biểu thị tỉ số giữa khối lượng tiền tệ và thu nhập phụ thuộc vào
nhiều yếu tố không đơn thuần là một hệ số kỹ thuật.
Sự tiếp cận này là lý thuyết về lượng với ý nghĩa độ lớn của khối lượng
tiền tệ quyết định giá trị của thu nhập quốc gia, nhưng nếu nó tìm cách đưa tiền
tệ vào nền kinh tế thì lại bỏ qua các quan hệ giữa cung và cầu của tiền tệ .
1.2.1.2. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự tiếp cận của các nhà tiền tệ học bước
vào thời kỳ mới, đặc biệt với cơng trình của Friedman. Ơng đã định rõ nhu cầu
tiền tệ nhờ hàm Md/P = f(y, w, RM, RB, RE, Gp, u). Trong đó
Md biểu thị nhu cầu tiền tệ
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
P là mặt bằng giá
y là thu nhập dự kiến tính bằng bình qn thu nhập hiện tại và quá khứ đã
chỉnh lý
w là tỷ lệ giữa thu nhập từ thiết bị và con người
RM, RB, RE là hiệu suất danh nghĩa dự kiến của tiền tệ, trái phiếu và cổ
phần.
Gp là tỷ lệ lạm phát dự kiến
u là biến lượng biểu thị tất cả những yếu tố khác có thể giải thích những
nhu cầu cá nhân và tiền tệ
Theo ông nhịp điệu tăng trưởng của tiền tệ phải cùng nhịp điệu tăng
trưởng của nền sản xuất đích thực duy trì trong một thời gian dài và bảo đảm
một nền kinh tế không lạm phát. Nếu làm khác đi, nghĩa là nếu phát hành tiền
quá nhiều, những người muốn gửi tiền mặt tồn quỹ xác định bằng sức mua của
nó(tiền mặt tồn quỹ thực tế là M/P) và hàm của các biến thành phần ổn định sẽ
biến một phần tièn mặt tồn quỹ đó thành nhu cầu của cải để giữ nguyên cấu trúc
tài sản của họ. Hiệu ứng tiền mặt tồn quỹ thực tế sẽ gây nên một nhu cầu quá
mức, kéo giá cả tng lờn.
(Tổng mức giá)
AS3
P
P3
3
P2
2
AS2
2
AS1
1
P1
AD3
1
AD2
AD1
0
Y
Yn
Y1
(Tổng sản phẩm)
Cung ng tin t v lạm phát tiền tệ
Chúng ta xem xét kết quả của việc cung tiền tệ tăng lên kéo dài ở đồ thị
1. Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1, với sản lượng đạt mức sản lượng tự nhiên Yn,
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả P1 (điểm giao nhau của đường tổng cung
AS1 và đường tổng cầu AD1). Khi cung tiền tệ tăng lên đều đặn dần dần trong
suốt cả năm, thì đường tổng cầu di chuyển sang phải đến AD2. Trong một thời
gian rất ngắn, nền kinh tế sẽ chuyển động đến điểm 1’ và sản phẩm tăng lên trên
mức tỷ lệ tự nhiên, tức là đạt tới Y1(Y1>Yn). Điều đó đã làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp xuống dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiê, tiền lương tăng lên và làm
giảm tổng cung-đường tổng cung dịch chuyển vào đến AS2. Tại đây, nền kinh
tế quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm trên đường tổng cung dài hạn.
Điểm cân bằng mới 2, mức giá đã tăng từ P1 lên P2. Cung tiền tệ tiếp tục tăng
lên, đường tổng cầu lại dịch chuyển ra đến AD3, đường tổng cung tiếp tục dịch
chuyển vào AS3, nền kinh tế đạt mức cân bằng mới là điểm 3. Nếu cung tiền tệ
vẫn tiếp tục tăng thì sự dịch chuyển của đường tổng cầu và tổng cung như trên
lại tiếp tục diễn ra và nền kinh tế đạt tới mức giá cả ngày càng cao hơn. Khi mà
cung tiền tệ còn tăng thì quá trình này sẽ tiếp tụcvà lạm phát sẽ xảy ra. .
Trong cách phân tích này của phái tiền tệ, cung tiền tệ được coi là nguyên
nhân duy nhất làm di chuyển đường tổng cầu, do vậy không co cái gì nữa có thể
làm nền kinh tế chuyển từ điểm 1 sang 2 và 3 và xa hơn. Theo quan điểm của
các nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ( trong đó có Friedman) , khi cung tiền tệ
tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.
Theo phân tích của phái Keynes thì ngồi cung tiền tệ cịn có những nhân
tố khác ảnh hưởng đến đường tổng cầu và tổng cung(như là các chính sách tài
chính và các cú sốc cung tiền tệ). Tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế
cũng làm tăng tổng cầu do đó đẩy giá lên cao. Nhưng những vấn đề của chính
sách tài khố lại có giới hạn của nó, chính phủ khơng có thể chi hơn 100%
GNP. Vì vây, việc tăng lên của tỷ lệ lạm phát trong trường hợp này chỉ là tạm
thời. Phân tích khác là về tác động của những cú sốc tiêu cực lên tổng cung(như
việc tăng giá dầu do hậụ quả của lệnh cấm vận dầu mỏ, đấu tranh của cơng nhân
địi tăng lương) cũng sẽ làm giá cả tăng lên. Song nếu cung tiền tệ không tiếp
tục tăng lên để tác động lên tổng cầu thì đến một lúc nào đó, tổng cung lại quay
trở lại vị trí ban đầu. Do vậy, tăng giá trong trường hợp này cũng chỉ là một
hiện tượng nhất thời mà thôi.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Rõ ràng là quan điểm của phái Keynes và phái tiền tệ tương đối thống
nhất nhau. Họ đều tin rằng lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ cao.
1.2.2. Lạm phát do nhu cầu
1.2.2.1. Tiền tệ và nhu cầu quá mức
Quan hệ tiền tệ và nhu cầu quá mức đặc biệt chặt chẽ khi thừa nhận định
luật Say cổ xưa. Theo định luật này, sự cung cấp sản phẩm tạo ra nhu cầu chính
nó, nghĩa là nhu cầu tổng thể được tạo nên bởi toàn bộ thu nhập được phân phối
vào dịp sản xuất. Nhu cầu quá mức chỉ có thể có do sự tăng khơng kiểm sốt
được các phương tiện chi trả trong tay những người có nhu cầu.
Tính đặc thù của quan điểm giải thích lạm phát do nhu cầu, so với quan
điểm của phái tiền tệ là ở chỗ việc phát hành tiền tệ chỉ dẫn đến lạm phát trong
trường hợp bộ máy sản xuất không thể đáp ứng mức tăng của nhu cầu. Thế là
hiệu chỉnh cung-cầu được thực hiện bằng giá cả thay cho số lượng. Lạm phát
xảy ra khi khi nhu cầu q mức lại nảy sinh và khơng có yếu tố nào(năng lực
sản xuất vật chất tăng, tuyển thợ mới, thêm nguyên liệu mới) can thiệp vào để
làm tăng mức cung ứng tổng thể đủ để thoả mãn nhu cầu.
1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo
Trong chính sách kinh tế vĩ mơ, Chính phủ vì muốn đạt được mục đích
của mình(cơng ăn việc làm cao) nên phải áp dụng một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ
cao và xảy ra lạm phát. Chính các nhà hoạch định theo đuổi các chính sách làm
đường tổng cầu di chuyển ra dẫn đến lạm phát cầu kéo.
Ngay cả khi công ăn việc làm đầy đủ, thất nghiệp lúc nào cũng tồn tại do
những xung đột trên thị trường. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp khi có cơng ăn việc làm
ổn định-tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ lớn hơn không. Sự ấn định tỷ lệ thất nghiệp
dưới mức tự nhiên dẫn tới diễn biến như thế nào?Chúng ta sẽ chỉ ra điều đó
thơng qua phân tích đồ thị tổng cung tổng cầu sau đây
THệ VIEN ẹIEN Tệ TRệẽC TUYEN
(Tổng mức giá)
AS3
P
AS2
P3
3
P2
2
P1
1
AS1
2
1
AD3
AD2
AD1
0
Y
Yn
Yt
(Tổng sản phẩm)
Lm phát cầu kéo
Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1 với mức sản phẩm tiềm năng Yn. Các nhà
hoạch định chính sách đưa ra những biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản phẩm
lơn hơn mức sản lượng tiềm năng, mức chỉ tiêu cần đạt dó là Yt (Yt > Yn). Các
biện pháp mà họ đưa ra sẽ tác động lên tổng cầu và làm tăng tổng cầu, đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển ra đến AD2, nền kinh tế dịch chuyển đến điểm 1’. Đó
là giao điểm giữa đường tổng cầu mới AD2 và đường tổng cung ban đầu AS1.
Sản lượng bây giờ đã đạt tới mức Yt, mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên đã đạt được. Cũng chính vì vậy tiền lương tăng lên và
đường tổng cung sẽ di chuyển vào đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ sang
điểm 2’. Nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 cao hơn P1.
Đến lúc này tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn mục tiêu mà các nhà hoạch định
cần đạt được. Do đó, họ lại tiếp tục thực hiện các chính sách làm tăng đường
tổng cầu. Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục và đẩy giá cả trong nền kinh tế lên
cao hơn. Nhưng vì giới hạn của những chính sách tài chính(giới hạn trong tăng
chi tiêu chính phủ và giảm thuế) nên họ phải áp dụng chính sách tiền tệ bành
trướng, nghĩa là liên tục tăng cung tiền tệ và dẫn tới một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ
cao. Họ không thu được điều tốt của một mức sản phẩm thường xuyên cao mà
lại gây nên điều xấu là một cuộc lạm phát. Lạm phát cầu-kéo cũng là một hiện
tượng tiền tệ.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
1.2.3. Lạm phát do chi phí
1.2.3.1. Quan điểm về lạm phát do chi phí
Theo ý kiến lạm phát do nguyên nhân chi phí sản xuất, lạm phát phát sinh
từ chỗ tăng tiền chi cho các yếu tố sản xuất cao hơn khả năng sản xuất của
chúng. Sự tăng đó đã kích động các chủ doanh nghiệp tăng giá sản phẩm của
họ(hàng hoá hoặc dịch vụ) bán cho các doanh nghiệp, gia đình. Những người
này lại có xu hướng tăng giá của họ hoặc yêu cầu tăng tiền lương. Cứ thế từ thời
kỳ này qua thời kỳ khác, quá trình lạm phát được hình thành và duy trì. Vậy,
nguồn gốc của lạm phát là ở trong q trình hình thành chi phí và cung cấp.
1.2.3.2. Lạm phát phí đẩy
Tương tự như lạm phát cầu kéo, cũng từ chính sách ổn định năng động
nhằm thúc đẩy một mức cơng ăn việc làm cao, lạm phát phí đẩy xảy ra do
những cú sốc cung tiêu cực hoăc do cơng nhân địi tăng lương cao hơn gây nên.
(Tỉng møc giá)
AS3
P
AS2
3
P3
P2
P3
P1
P1
2
AS1
3
2
AD3
1
AD2
1
AD1
Y
0
Y Yn
(Tổng sản phẩm)
Lm phỏt phớ y
Lỳc u nn kinh tế ở tại điểm 1, là giao điểm của đường tổng cầu AD1
và đường tổng cung AS1, với mức sản lượng tự nhiên Y’ và tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên. Do mong muốn có được mức sống cao hơn hoặc cho rằng tỷ lệ lạm phát
dự tính trong nền kinh tế sẽ tăng cao, những người công nhân đấu tranh địi tăng
lương. Vì tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên những đòi
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
hỏi tăng lương của cơng nhân dễ được chấp nhận. ảnh hưởng của việc tăng
lương( cũng giống như ảnh hưởng của những cú sốc cung tiêu cực) làm đường
tổng cung AS1 dịch chuyển vào đến AS2. Nền kinh tế sẽ xhuyển từ điểm 1 đến
1’- giao điểm của đường tổng cung AS2 và đường tổng cầu AD1. Sản lượng đã
giảm xuống dưới mức sản lượng tự nhiên Y’ ( Y’ < Yn ) và tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đồng thời mức giá cả tăng lên đến P1’. Vì mục
đích muốn duy trì một mức cơng ăn việc làm cao hơn hiện tại, Chính phủ sẽ
thực hiện các chính điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, làm tăng
tổng cầu, lúc này đường tổng cầu AD1 dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế quay
trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại điểm cân bằng
mới-điểm 2, mức giá cả tăng lên đến P2.
Các công nhân đã được nhượng bộ và được tăng lương vẫn có thể tiếp tục
địi tăng lương lên cao hơn. Đồng thời, những sự nhượng bộ đó đã tạo ra sự
chênh lệch mức lương trong tầng lớp công nhân. Tình trạng địi tăng lương lại
tiếp tục diễn ra, kết quả là đường tổng cung lại di chuyển vào AS3, thất nghiệp
lại tăng lên cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Chính phủ phải tiếp tục thực hiện các
chính sách điều chỉnh năng động( chính sách điều hồ) làm dịch chuyển đường
tổng caàu ra AD3 để đưa nnền kinh tế trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả cũng tăng lên đến P3. Nếu qua trình này cứ tiếp
tục được tiếp diễn thì kết quả sẽ là việc tăng liên tục của mức giá cả. Đây chính
là tình trạng lạm phát phí đẩy.
Theo cách phân tích của phái Keynes , sự di chuyển đầu tiên của đường
tổng cầu đến AD2 chắc chắn có thể đạt được bằng sự tăng lên “ một đợt “ của
chi tiêu chính phủ hoặc giảm xng “ một đợt “ của thuế. Song vì giới hạn của
chi tiêu và giảm thuế, chính sách này gây ra những tác động làm tăng tổng cầu
trong thời gian ngắn. Việc di chuyển liên tục đường tổng cầu chỉ có thể là việc
tăng cung ứng tiền tệ liên tục. Nên lạm phát phí đẩy cũng là một hiện tượng tiền
tệ vì nó khơng có thể xảy ra mà khơng có chính sách điều hồ, được các nhà
chức trách tiền tệ đồng ý một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn.
1.2.4. Lạm phát do một số nguyên nhân khác
1.2.4.1. Thâm hụt ngân sách và lạm phát
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Khi ngân sách của 1 quốc gia thâm hụt, để bù đắp sự thâm hụt này Nhà
nước phát hành tiền hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Với các nước đang phát triển, thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát
hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là rất khó
thực hiện. Chủ yếu là trang trải bằng cách in tiền, làm tăng trực tiếp cơ số tiền tệ
do đó tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát. Khi
thâm hụt còn dai dẳng quá trình này sẽ tiếp tục và đưa đến lạm phát kéo dài.
Nếu thêm hụt tạm thời thì không gây nên lạm phát do chỉ diễn ra “ một đợt “,
chỉ gây nên sự tăng lên một đợt trong mức giá cả, lạm phát không mở rộng.
Với các nước có nền kinh tế phát triển giải pháp bù đắp thâm hụt ngân
sách thường là phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn
trong dân chúng. Một khối lượng lượng lớn trái phiếu chính phủ có thể được
bán ra, nguồn vốn vay này sẽ bù vào phần thâm hụt. Tuy nhiên, nếu chính phủ
cứ tiếp tục phát hàng trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng do đó lãi
suất sẽ tăng cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất thị trường, Ngan hàng TƯ sẽ phải
mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho cung tièn tệ tăng.
Như vậy, trong mọi trường hợp tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước
nếu cao va kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền tệ gây lạm phát.
1.2.4.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là
nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá. Trước hết nó
tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng
lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái. Đồng thời, tỷ giá tăng cũng khiến giá
nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên liệu
tăng lênm lại quay về lạm phát phí đẩy. Việc tăng giá cả hàng hố nhập khẩu và
nguyên liệu thường gây ra phản ứng dây chuyền. Nó làm tăng giá cả ở rất nhiều
hàng hố khác, đặc biệ là hàng hoá ở những ngành sử dụng nguyên liệu nhập
khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau( như nguyên liệu ngành
này là sản phẩm ngành kia)
Vậy, nguyên nhân cảu lạm phát rất đa dạng và được hiểu theo nhiều cách nhìn
khác nhau. Lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân như: nền kinh tế quốc
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
dân bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt ; bội chi
ngân sách cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức ; hệ thống chính trị bị khủng
hoảng làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ bị xói mịn, sức mua và
uy tín của đồng tiền bị giảm sút ; nguyên nhân chủ quan là việc nhà nước chủ
động sử dụng lạm phát như là một cơng cụ để thực thi chính sách kinh tế của
mình. . . Lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là một công cụ
kinh tế. Rõ ràng là lạm phát mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc chứ không
phải là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ
Lạm phát không phải lúc nào cũng là một tai hoạ, đối với mọi người , đối
với mọi quan điểm. Nó cũng có những tác động tích cực tới nền kinh tế. Nó
kích khích việc sử dụng nhân cơng hoặc ít ra cũng trùng với việc ấy, lạm phát
kéo theo sự tăng trưởng của các năng lực sản xuất. Lạm phát có tác dụng địn
bẩy với khả năng sinh lợi tài chính. Hiển nhiên, vì nó giảm bớt trọng lượng
cơng nợ nên càng thúc đẩy các doanh nghiệp tìm vốn đầu tư bên ngồi khi tỷ lệ
lợi nhuận trong nước cao hơn lãi suất vốn đi vay, vì một tình trạng như vậy
nâng cao doanh lợi của tài sản tự có của họ.
Song cái bề mặt sáng sủa chỉ là giả tạo. Ngoại trừ lạm phát nhỏ, lạm phát
vừa phải cịn có tác động tích cực tới nền kinh tế, nói chung lạm phát gây ra
nhiều cái bất lợi nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên
của nền kinh tế xã hội.
2.1. Lạm phát tác động tới lãi suất
Lạm phát tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội
của một quốc gia. Đáng kể đầu tiên là tác động lên lãi suất. Với hệ thống ngân
hàng, để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, nó ln ln cố gắng duy trì
tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có. Nghĩa là luôn luôn cần giữ cho lãi
suất thực ổn định.
Ta biết rằng Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn giữ cho lãi suất thực ổn
định, khơng cịn cách nào khác là lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ
lệ lạm phát. Trong một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường vấn đề lãi
suất là cực kỳ quan trọng và có tác đơng mạnh mẽ. Tăng lãi suất danh nghĩa dẫn
tới hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia
tăng.
2.2. Lạm phát và thu nhập
2.2.1. Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập thực tế
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm
giảm thu nhập thực tế của người lao động
Ví dụ như với 600000 đồng tiền lương/ tháng, một công nhân sẽ mua
được 2 tạ gạo giá 3000đồng/kg. Vào năm sau nếu tiền lương của người công
nhân này không dổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào năm sau tăng
thêm 50% so với năm trước. Tức là giá gạo tăng lên thành 4500đồng/kg, với số
tiền lương nhận được trong 1 tháng, người công nhan này chỉ mau được 133, 3
kg gạo.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản khơng có lãi
( tức tiền mặt ) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi. Tức là giảm
thu nhập thực tế từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính
sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm
phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm
phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay
phải nộp tăng cao, mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Kết quả cuối cùng là thu
nhập ròng (thu nhập sau thuế), thu nhập thực(sau khi đã loại trừ tác động của
lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi. Suy thoái kinh tế, thất nghiệp
gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lịng
tin của dân chúng đối với Chính phủ. Từ đó, những hậu quả về chính trị xã hội
có thể xảy ra.
2.2.2. Lạm phát khiến phân phối thu nhập khơng bình đẳng
Nhìn một cách xác thực thì khi lạm phát xảy ra thì người bị thiệt hại là
người làm công ăn lương, những người cho vay là bị thiệt hại, cịn những người
có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi. Điều này tạo nên sự phân phối
thu nhập khơng bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay, giữa công nhân
và nhà tư bản. Hơn thế nữa, nó cịn thúc đẩy những người kinh doanh tăng
cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy, càng tăng thêm nhu cầu tiền
vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao. Để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì
chúng ta phải làm như thế nào, điều đó đã được một số nhà kinh tế đưa ra bài
toán lãi suất cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với đúng tỉ lệ lạm phát.