Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thực đơn ăn dặm cho bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.68 KB, 34 trang )

Phần I : Những vấn đề về dinh dưỡng và chế biến thức ăn bổ sung
Sữa cho bé - những điều cần lưu ý
Khi cần thiết cho trẻ bú một loại sữa nào khác sữa mẹ, bạn cần chú ý để chọn được loại sữa phù
hợp, bảo quản và pha chế đúng cách.
Sữa mẹ - Thức ăn không thể thay thế
Ngày nay, không còn ai nghi ngờ vào sự thật hiển nhiên rằng sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt
nhất cho bé, chỉ dành riêng cho bé. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, do sai sót về cách cho bú nên
nhiều bà mẹ, nhất là các bà mẹ có con đầu lòng, cảm thấy thiếu sữa, mất sữa, trẻ chậm tăng cân
Thật ra, các bà mẹ đều đủ sữa để nuôi trẻ khỏe mạnh tới 4 - 5 tháng tuổi, rồi sau đó tập cho trẻ ăn
dặm thêm. Chỉ sử dụng các loại sữa khác khi người mẹ phải đi làm. Trong các trường hợp này cần
tận dụng tối đa thời gian mẹ còn ở nhà để cho trẻ bú hoàn toàn, đồng thời biết lựa chọn 1 loại sữa
phù hợp với lứa tuổi của trẻ, khả năng kinh tế của gia đình và pha chế cho đúng cách.
Các loại sữa trên thị trường
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau làm cho các bà mẹ nhiều khi lúng túng
khi chọn lựa.
Nhóm sữa dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn:
Trẻ sau 1 tuổi đường tiêu hóa đã hoàn thiện hơn nên có thể sử dụng các loại sữa dành cho trẻ lớn
và người lớn như:
Các loại sữa tươi trong chai, bịch, hộp
Các loại sữa bột bán lẹ nguyeđn kem, tách bơ.
Trẻ từ 1-15 tuổi nếu gia đình có điều kiện nên cho uống 500ml sữa mỗi ngày. Sữa đặc có đường
được dùng khá thông dụng, tuy nhiên có bất lợi là quá nhiều đường. Không nên dùng sữa ở nhóm
này để nuôi trẻ < 12 tháng tuổi.
Nhóm sữa dành cho trẻ dưới 1 tuổi khi không có sữa mẹ:
Đặc điểm của nhóm sữa này là được chế biến để có thành phần gần với sữa mẹ hơn là sữa bò
tươi và các loại sữa ở nhóm trên. Đồng thời phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn của bảng quy định của
các tổ chức Quốc Tế về sức khỏe và lương thực WHO/FAO. Do vậy về mặt đại thể chúng tương tự
nhau, tức là đều cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và giúp trẻ tăng
trưởng tốt nếu được uống đủ số lượng và pha chế đúng cách. Các công ty sữa tiên tiến với công
nghệ hiện đại có nhiều nghiên cứu để sữa của họ càng gần với sữa mẹ hơn.
Có thể chia nhóm sữa này thành 3 nhóm chính:


Sữa dành cho trẻ sinh ra khỏe mạnh, bình thường như
Sữa dành cho trẻ sinh non tháng, nhẹ cân
Sữa dùng trong 1 số bệnh lý: trẻ dị ứng với sữa bò có thể dùng các loại sữa gốc thực vật; trẻ
tiêu chảy do kém hấp thu Lactose cũng dùng các loại sữa trên và 1 số sữa gốc động vật nhưng
không có đường Lactose. Hiện tại đa số các loại sữa này trên thị trường có công thức số 1 dành cho
trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng và công thức số 2 dành cho trẻ từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lớn hơn nữa.
Các công thức số 2 có nhiều chất đạm hơn và bao giờ cũng có bổ sung thêm chất sắt.
Cách bảo quản và sử dụng sữa
Tính toán số lượng sữa cần thiết
Điều này đặc biệt cần thiết để: Kiểm tra bé có uống đủ sữa không; gia đình có khả năng để mua
đủ số lượng cần thiết loại sữa này hay không? Nên lưu ý điều trước tiên bà mẹ cần mua đủ số lượng
rồi sau đó mới nghĩ đên loại sữa nào trong điều kiện hiện nay.
Tháng thứ nhất trẻ cần: 5 hộp loại 400 - 500gr
Tháng thứ II: 6 - 7 hộp loại 400 - 500gr
Từ tháng thứ III: 8 - 9 hộp loại 400 - 500gr
Tổng cộng trẻ cần 44 - 45 hộp trong 6 tháng đầu và khoảng 80 hộp cho 1 năm đầu.
Lựa chọn sữa
Bà mẹ nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế và dựa vào khả năng kinh tế của mình để quyết định
mua 1 loại sữa. Khi mua nên lưu ý:
Sữa còn trong hạn sử dụng: thường được ghi ở dưới đáy hộp, ví dụ: 10-1994; 10-1997 có nghĩa
là sản xuât vào tháng 10-1994 và hết hạn vào tháng 10-1997, có loại chỉ ghi ngày hết hạn.
Hộp sữa nguyên vẹn không bị méo hoặịc có vết lõm, được bảo quản ở nơi mát, không bị phơi
ngoài nắng. Có những hộp sữa còn hạn sử dụng nhưng do người kinh doanh bảo quản không tốt
nên khi mở có mùi khó chịu thì không được cho trẻ uống.
Pha sữa việc tưởng chừng đơn giản
Tôi cứ nhớ mãi câu chuyện xưa mỗi khi đứng trước quầy mua sữa cho con. Dạo đó, tôi khoảng
13-14 tuổi, mẹ đi làm vắng nhà, chị tôi có nhiệm vụ cho em bé uống sữa. Một lần, chị có việc cần
đi đâu đó, dặn tôi khi em khóc pha sữa cho em uống. Không nhớ là chị có hướng dẫn cách pha chế
hay không, hoặc là có mà tôi không chú ý. Lúc đó, đất nước mới độc lập, kinh tế còn khó khăn, làm
gì có sữa hộp hiệu này hiệu nọ, chỉ là những lon sữa đặc có đường, được thu gom từ tiêu chuẩn bồi

dưỡng của các cô chú trong cơ quan nhường lại khi mẹ sinh em bé, không hướng dẫn cụ thể, làm
sao đây? Thế là tôi pha đại, nếm theo khẩu vị của mình. Đêm đó, em bé quấy khóc, bụng chướng
lên, phải đưa đi bệnh viện, một phen hú vía. Có lẽ là do tôi pha chế sữa không đúng cho em bé chỉ
mới 7 tháng tuổi.
Nói như vậy để thấy rằng, cách pha chế sữa cũng rất quan trọng, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Cách thức pha sữa
Các loại sữa dành cho lứa tuổi này thông thường trong hộp đã có sẵn muỗng lường, một muỗng
gạt pha với 30ml nước (hoặc 60ml đối với loại có muỗng lớn gấp đôi). Dùng nước sôi để ấm đổ vào
bình tới số lượng cần thiết, sau đó mới cho sữa vào và lắc đều, nhỏ vài giọt vào bàn tay, nếu thấy
ấm là được. Có thể cho trẻ bú bình hoặc đổ ra ly, chén và cho uống bằng thìa, muỗng.
Nếu không thể nuôi trẻ bằng những loại sữa thay thế sữa mẹ, mà chỉ có loại sữa đặc có đường
hoặc những lít sữa bò tươi thì chúng ta cũng cần biết cách pha chế để giảm bớt một số nguy hại cho
trẻ.
- Sữa đặc có đường: dùng sữa pha theo tỷ lệ 1/5-1/6 (1 thể tích sữa pha với 4-5 thể tích nước).
Sữa này đủ năng lượng nhưng thiếu chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng và dư thừa đường.
Thường khuyên không nên dùng để nuôi trẻ, người bệnh bồi dưỡng sức khỏe và chống loãng
xương.
- Sữa bò tươi: phải được nấu chín trước khi dùng, để tiệt trùng và dễ tiêu hóa, có thể dùng cho
trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi. Sữa bò chứa nhiều protein và muối khoáng, nên đối với trẻ nhỏ hơn cần
được pha loãng: 2 phần sữa và 1 phần nước, thêm 1 muỗng cà phê đường trong 100ml sữa. Sữa pha
loãng này thiếu béo.
- Khi đong sữa không nên lắc hoặc gõ muỗng lường. Vì như vậy số lượng sữa có thể nhiều hơn
lượng sữa quy định, trẻ có thể khó tiêu hoặc táo bón, hoặc nếu pha lượng sữa ít hơn quy định (pha
loãng) thì trẻ sẽ không tăng cân.
Lượng sữa cần dùng giúp trẻ tăng trọng tốt?
Những ngày đầu chào đời, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thì lượng sữa ngoài cần dùng được
tính như sau:
Ngày 1: 10ml x 6-7 lần. Sau đó tăng thêm 10ml/cữ/ngày.
1 tuần: 70ml x 6-7 lần/ngày.
Sau đó trẻ cần 150ml/kg/ngày.

Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, cần số lượng sữa khoảng 180-200ml/kg/ngày để tăng
trưởng bù, có thể bắt kịp cân nặng trẻ bình thường.
Trẻ được nuôi bằng các loại sữa thay thế sữa mẹ thì không cần bổ sung gì thêm, vì các loại sữa
này không những có chứa các chất dinh dưỡng mà còn chứa các vitamin và muối khoáng, cần thiết
cho sự tăng trưởng của trẻ nếu được pha đúng cách và cho uống đủ số lượng.
Các loại sữa tươi và sữa đặc có đường khó pha chế hơn, ít phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, cần sớm
bổ sung sinh tố, khoáng chất cho trẻ.
Sau 4-6 tháng tuổi, ngoài lượng sữa, ta có thể cho trẻ tập ăn dặm, mỗi ngày ăn 1-2 lần từ ít rồi
tăng dần với bột lỏng hoặc khoai, chuối,… tán nhuyễn.
Khi trẻ được 6-9 tháng, trẻ ăn 2 chén bột đặc đủ 4 nhóm: bột, béo, đạm, rau và trái cây tươi. Để
đáp ứng nhu cầu của trẻ, lượng sữa cần dùng trong ngày khoảng 700-800ml/ngày.
Trẻ 10-12 tháng tuổi, ngoài 3 chén bột hoặc cháo đặc đủ chất và trái cây tươi các loại, lượng sữa
cần dùng khoảng 600ml/ngày.
Trẻ > 1 tuổi có thể ăn 3-4 chén cháo đặc hoặc cơm xay, tán đủ chất và trái cây tươi. Lượng sữa
khuyên dùng khoảng 500ml/ngày vừa cung cấp một phần năng lượng và một lượng Canxi đáng kể
cho sự tăng trưởng của trẻ.
Hãy kiên nhẫn
Có những trẻ bú sữa hay ói hoặc bú ít, ta có thể chia nhỏ lượng sữa ra nhiều lần, như vậy thời
gian giữa hai cữ phải rút ngắn lại. Ví dụ: trẻ 6 tháng trở lên, cứ mỗi 3 giờ trẻ có thể uống được
180ml-200ml sữa, nếu trẻ chỉ bú được 120ml mỗi cữ thì cứ mỗi 2 giờ ta phải cho trẻ bú lại, thậm
chí trẻ bú chỉ 60ml thì cứ mỗi 1 giờ bú một lần, miễn sao đảm bảo đủ tổng lượng sữa cần cho trẻ
trong ngày.
Không phải tất cả trẻ đều giống nhau, có trẻ rất háu ăn, háu uống, cũng có trẻ rất biếng ăn, uống
sữa rất ít, có trẻ thích ăn hơn thích uống, có trẻ lại thích uống hơn thích ăn. Do đó, tùy từng trường
hợp phải biết linh động. Nếu đến bữa trẻ ăn ít, mẹ chớ cố ép trẻ, vì điều đó sẽ gây nên tình trạng
biếng ăn tâm lý. Đối với trường hợp này, mẹ có thể bù thêm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa ngay sau
bữa ăn.
Có những bà mẹ không còn sự hào hứng khi chế biến thức ăn cho trẻ, bởi lẽ, bỏ bao nhiêu công
sức nấu những món ngon, món bổ cho con, nhưng con chỉ ăn vài ba muỗng, thế là chán nản, nên cứ
đến bữa pha cho trẻ một bình sữa, trẻ ôm bú, hết bình nọ đến bình khác suốt ngày. Trẻ cũng lên cân

đó, nhưng trẻ cũng mất dần phản xạ nhai và khó chấp nhận thức ăn khi trẻ đủ lớn đến tuổi tới
trường. Ta chỉ nên bù sữa sau mỗi lần trẻ ăn ít, chứ không bao giờ thấy trẻ ăn ít quá mà đến bữa
thay bằng những bình sữa để đỡ tốn công sức.
Sữa là một thực phẩm khá hoàn hảo cung cấp chất dinh dưỡng, chất khoáng và các vitamin, khi
sử dụng phù hợp lứa tuổi, biết cách pha chế, uống đủ số lượng, và đảm bảo an toàn vệ sinh thì trẻ
mới tăng trọng như mong muốn.
Ăn dặm
Sữa mẹ dù có tốt đến đâu thì sau 6 tháng cũng không còn là thức ăn duy nhất cho trẻ vì lúc
này trẻ đã lớn hơn và nhu cầu bắt đầu thay đổi về số lượng lẫn chất lượng. Đây cũng chính là thời
điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Nếu vẫn cứ cho bú hoàn toàn mà không ăn dặm lúc này cũng không
tốt vì trẻ sẽ thiếu năng lượng và không phát triển bình thường được.
Khái niệm ăn dặm ở đây cần được hiểu đúng, ăn dặm nghĩa là ăn thêm, tức ăn phụ thêm vào
chứ không phải là ăn chính. Ăn chính trong thời gian này vẫn là sữa mẹ. Dần dần sữa mẹ sẽ được
thay thế bằng thức ăn khác khi trẻ lớn lên, lúc này sữa mẹ là phụ còn thức ăn là chính, nhưng sữa
mẹ vẫn được khuyên nên cho bú đến lúc trẻ 2 tuổi bởi đây là nguồn thực phẩm tốt và tiện dụng.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sữa bột đã làm thay đổi thói quen cho bú của
các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ vị thành thị vì họ bận rộn với công việc sau sinh con và điều hỗ trợ
thêm là họ có đủ khả năng tài chính để mua sữa bột.
Với những bà mẹ nông thôn, không đủ tiền mua sữa bột thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ
yếu cho đứa trẻ. Tuy nhien vì không đủ kiến thức nên họ vẫn muốn cho trẻ ăn dặm sớm và cai sữa
sớm. Điều này vừa tốn tiền lại vừa không phù hợp với sự phát triển bình thường của trẻ.
Bà mẹ thành thị đang cố gắng thay sữa mẹ bằng sữa bột, bà mẹ nông thôn lại cố gắng thay
sữa mẹ bằng thức ăn khác như cháo, bột …Tất cả các nỗ lực trên đều không hợp lý về mặt tiền bạc
lẫn dinh dưỡng.
Thức ăn dành cho bé từ 4 - 6 tháng
Về thể chất. Cho bé ăn thức ăn sệt nghiền nhuyễn, vị nhạt (lạt) và mịn, không có cục lổn
nhổn.
Cách sửa soạn. Gọt vỏ cẩn thẩn, bỏ hột và xơ. Cách nấu: hấp hay luộc. Nghiền nhuyễn hay
rây nhỏ.
Các thức ăn ngon khác: Bột gạo em bé, cà rốt nghiền nhuyễn, táo nghiền nhuyễn, khoai tây

tán nhuyễn. Đậu Hà Lan hột nghiền, tủy xương, bông cải nấu chín mềm nghiền nhuyễn,
Thức ăn cho bé từ 6 - 8 tháng
Về thể chất. Thức ăn có thể được xắt nhỏ hoặc tán nhỏ tới thể chất như của phomat tươi,
thêm nước lỏng hay yaout vào. Bây giờ là lúc cho thức ăn xắt nhỏ bằng ngónn tay: bạn có thể cắt
chuối thành khoanh để bé gặm nhấm.
Cách sửa soạn: Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ, nghiền nhuyễn
hoặc tán nhỏ. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng mỡ và da, nướng hay trụng nước sôi, bỏ hết xương và
xắt miếng nhỏ phù hợp với bé.
Các thức ăn ngon khác: Thịt gà xắt miếng nhỏ, cá nạc thịt trắng xắt nhỏ, trứng luộc chín và
nghiền nhỏ, cà chua (bỏ vỏ trước và rây nhỏ), bắp non, sữa chua nguyên chất (bạn nên trộn với trái
cây nghiền nhuyễn thành một món tráng miệng dễ làm),
Các thức ăn nên tránh: Bánh quy, bánh bông lan, bánh ngọt, đồ ăn chiên.
Thức ăn cho bé từ 8 - 9 tháng
Về thể chất. Bây giờ, bạn hãy tập cho bé ăn những thức ăn thể chất thô hơn. Do đó, bạn hãy
băm hơn là nghiền thức ăn. Hãy cho bé ăn nhiều kiểu thức ăn nhón bằng tay (cà rốt chín nhừ cắt
thành thanh dài, chuối, ) để khuyến khích bé mau biết cách ăn.
Cách sửa soạn: Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ. Nếu là rau sống,
bạn cho ăn dưới dạng lát mỏng hay que hoặc nạo. Nếu là rau đã nấu chính, bạn có thể để nguyên
nhiều miếng lổn nhổn. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng bỏ mỡ và da; nướng, hầm hay trụng nước sôi.
Xắt thành miếng.
Các thức ăn ngon khác. Thịt bò băm nhỏ, cơm, bánh mì nướng, món ăn nhà nấu thí dụ như
phở, xúp hoặc bạnh khoai với thịt băm (nấu không bỏ muối - bạn có thể tự cho muối vào thức ăn
của người lớn khi ngồi vào bàn).
Thức ăn cho bé từ 10 - 12 tháng tuổi
Về thể chất. Hầu như em bé ăn được gần hết mọi thức ăn cả gia đình ăn, xắt nhỏ thành từng
miếng vừa miệng ăn. Tiếp tục tránh bỏ muối khi bạn nấu ăn.
Cách sửa soạn. Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ. Nếu đun nấu, hãy
dùng nồi hơi để hầm nếu có điều kiện. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng bỏ mỡ và da; nướng, hầm hay
trụng nước sôi, sau đó băm nhỏ.
Các thức ăn ngon khác.Bông cải xanh hầm (ăn nguội, theo thức ăn để nhón ăn), đậu cove (cứ

để nguyên cả que đậu để bé ăn nhón), cá thu đóng hộp (lâu lâu cho ăn một lần, bỏ hết nước cho ráo
và gỡ thành mảnh nhỏ), trái cây (bạn nên tập cho ăn những mùi vị mới: dâu, cam hoặc dứa chẳng
hạn), thịt lợn (nấu thật chín), rau xanh có mùi hăng hơn thí dụ như cải bắp, ớt tây xanh, cà chua
nguyên trái (lột bỏ vỏ trước).
Thức ăn nên tránh: Thức ăn có gia vị, mỡ màng hay mặn, thức ăn ngọt nhiều đường, trái cây
nghiền nát.
Hãy cẩn thận
Đừng bao giờ cho trẻ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ăn những hạt để y nguyên cả hạt, và đặc biệt là
đậu phộng (hạt lạc). Một hạt đậu len vào đường hô hấplà điều rất dễ xảy ra, có thể làm cho bé sặc,
và với những mảnh nhỏ hơn, có thể gây nên kích thích trầm trọng trong phổi em bé.
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị ốm
Khi ốm, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa, hoặc ăn rất ít nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh
dưỡng. Vì vậy, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc
và cho trẻ ăn uống đầy đủ.
Trong thời gian trẻ ốm, người mẹ cần chọn cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu cần
cho trẻ ăn thành nhiều bữa, với thức ăn loãng hơn và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để
giúp trẻ thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn. Mỗi độ tuổi cần có chế độ dinh dưỡng khác
nhau, tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc chung:
- Tiếp tục cho ăn (không cho trẻ ăn kiêng).
- Tăng cường uống nước.
- Cho trẻ đến bác sĩ để khám và tái khám theo hẹn.
Với trẻ dưới 4 tháng tuổi
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú ít
nhất 10-12 lần/ngày. Thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn (khi bị ốm trẻ sẽ mệt mỏi, nên khả năng
mút vú của trẻ kém hơn). Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra
và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, cốc thìa để ngăn ngừa vi khuẩn
xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy.
Với trẻ từ 5 đến 12 tháng tuổi
Ngoài sữa, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và
từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá và cho thêm dầu, mỡ để tăng

năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa. Cho
trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm nước quả
chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ để tăng cường vitamin và chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm
ít nhất 3 bữa/ngày nếu trẻ còn bú mẹ, 5 bữa/ngày nếu không được bú mẹ.
Sau khi trẻ khỏi ốm, vẫn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ hồi phục nhanh
và tránh suy dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với tất cả các trẻ bị
tiêu chảy kéo dài:
- Nếu vẫn còn bú mẹ, cho trẻ bú lâu hơn cả ngày lẫn đêm.
- Nếu đang được cho ăn sữa khác: Thay thế sữa đó bằng cách cho bú mẹ tăng lên hoặc có thể
thay thế bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành, hoặc thay thế nửa lượng sữa bằng thức ăn mới dễ tiêu
hóa giàu chất dinh dưỡng.
Với trẻ từ 1 tuổi trở lên
Vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ hay uống sữa ngoài vì đây là giai đoạn tăng trưởng và phát triển cả
về thể chất lẫn trí não nên các bà mẹ phải lưu ý chế độ ăn phù hợp. Sau ốm, phải tăng cường các
thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm giàu vitamin như các loại trái cây,
nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí tuệ của trẻ
sau này.
Một số lưu ý
Về chế độ dinh dưỡng, khi trẻ ốm, người mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.
- Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
- Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo
muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ
chất dinh dưỡng.
- Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas vì có thể
làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều xơ, ít dinh dưỡng như các loại
rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu.
- Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn
được nhiều. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp sẽ bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi trẻ

bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. Gia đình cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ
khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên hay trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số
lần, số lượng đi ngoài như vậy sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh
viện kịp thời.
Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ
Trong 4 tháng đầu đời, trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ. Khi bắt đầu bước vào tháng thứ 5, ngoài sữa
mẹ trẻ cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vào thời điểm này, các bà
mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm.
Ngoài những loại bột cho con để bé vừa đủ chất dinh dưỡng, lại vừa ăn ngon miệng, không
bị ngán. Có một vài công thức làm bột "tự chế" đã được chỉ định của bác sĩ, chúng ta có thể tự thực
hiện như sau: bột sữa bí đỏ, bột trứng gà, đậu xanh (trứng gà chỉ cho trẻ em ăn 1/2 lòng đỏ, 1 tuần
ăn từ 1 - 2lần), bột đậu hũ, bí xanh.
Chú ý cho dầu mè vào bột ăn dặm vì dầu mè có vai trò quan trọng, thuộc nhóm thức ăn xây
dựng, có tác dụng hỗ trợ sự chuyển hóa vitamin cho cơ thể trẻ. Hai tuần đầu khi trẻ mới bắt đầu ăn
dặm chỉ cho trẻ ăn 2 bữa/ngày, với mức độ từ loãng đến đặc.
Khi trẻ từ 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn 3 bữa bột mặn, bằng cách xay thêm thịt, cá bổ sung vào
bột của trẻ. Nên dùng nước mắm cho bột ăn dặm của trẻ vì muối không tốt cho thận. Đồng thời bổ
sung thêm vitamin, khoáng chất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước trái cây xoài, đu đủ
Khi trẻ được 12 tháng tuổi, là lúc bạn nên cho trẻ ăn 4 bữa/ngày như người lớn và tập nhai
bằng cách ăn cháo nấu bằng gạo xay nhỏ. Khi nấu cháo nên chọn loại gạo thơm nguyên cám và
thêm một ít gạo nếp để trẻ dễ tiêu hóa. Bạn nên tăng lượng dầu mè lên 1 muỗng và bắt đầu xay các
loại rau, củ ít xơ như: rau muống, rau dền, rau bí để bổ sung chất cho trẻ.
Tự chế biến thức ăn cho con ăn tuy khá vất vả, lại lỉnh kỉnh trong khi không có nhiều thời
gian nhưng vì sức khỏe của con, các bà mẹ hãy tranh thủ thời gian vào buổi sớm để chế biến thức
ăn. Nhờ vậy, con bạn sẽ lớn lên và khỏe mạnh từng ngày.
Thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm, ăn thêm) cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa
suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Nhiều bà mẹ do thiếu hiểu biết nên đã cho con ăn quá sớm (trước 3
tháng) hoặc quá muộn (sau 7 tháng), cách cho ăn không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ
sinh dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, rối loạn về tiêu hóa, suy dinh dưỡng và mắc bệnh tật.
Nguyên tắc cho ăn và chế biến thức ăn bổ sung.

Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, bảo đảm thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
Chế biến các thức ăn phối hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có tại địa phương.
Bát bột, bát cháo của trẻ cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên màu sắc thơm
ngon hấp dẫn và đủ chất. Ví dụ: cho thêm trứng để có màu vàng, thêm rau xanh để có màu xanh,
thêm thịt, tôm, cua để có màu nâu.
Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
Thêm dầu, mỡ hoặc dầu vừng, dầu lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo,
mềm trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho
trẻ ăn.
Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
Cho trẻ ăn sam nhiều hơn trong và sau khi ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt
khi bị tiêu chảy và sốt cao.
Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn uống như vậy trẻ sẽ bỏ
bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
Các thức ăn dùng cho trẻ ăn bổ sung
- Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang, khoai sọ.
- Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, đỗ.
- Rau xanh (rau ngót, mồng tơi, rau muống, rau dền, rau cải, bắp cải, su hào, bí đỏ, bí xanh,
cà rốt ).
- Dầu, mỡ, lạc, vừng (đậu phộng, mè).
- Các loại quả chín.
Số bữa ăn cụ thể trong ngày của trẻ
- 6-7 tháng: Bú mẹ là chính + 1 bữa bột loãng + nước quả, sau tăng dần lên 2 bữa mỗi ngày
và nấu đặc dần.
- 7-12 tháng: Bú mẹ là chính + 3-4 bữa bột đặc mỗi ngày + hoa quả nghiền.
- 13-18 tháng: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo + hoa quả, tập ăn cơm nát lúc ăn cùng gia đình.
- 19-24 tháng: Bú mẹ + mỗi ngày 4-5 bữa cơm nát + hoa quả.
- Từ 25 tháng trở đi cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng được ưu tiên thức ăn. Thức ăn cần

nấu mềm. Lúc này bữa ăn của trẻ thường chung với gia đình, vì vậy ở nông thôn ngoài 3 bữa ăn
chính cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ bằng các thực phẩm mà gia đình có như: khoai lang, khoai
tây, ngô, chuối, bánh còn ở thành phố hoặc các gia đình có điều kiện nên cho ăn thêm 2 bữa phụ:
cháo, phở, bún, súp, sữa Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.
Một số sai lầm hay gặp khi cho trẻ ăn bổ sung
Chúng ta hay nghĩ sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ nhất
của thực phẩm đã tan vào trong nước tuy nhiên các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy
chất đạm có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác. Vì vậy muốn nạp đủ chất dinh dưỡng, phải
cho trẻ ăn cả phần cái của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, nấu mềm
Chỉ cho bé ăn nước hầm (ninh)
Trước giờ chúng ta hay nghĩ sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất
bổ nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước tuy nhiên các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho
thấy chất đạm có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác. Vì vậy muốn nạp đủ chất dinh dưỡng,
phải cho trẻ ăn cả phần cái của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, nấu mềm
Món bổ "ruột" là súp xương với khoai tây, cà rốt
Rất nhiều bà mẹ gặp bác sỹ bức xúc là bỏ nhiều công sức chăm con mà con vẫn bị suy dinh
dưỡng khi ngày nào cũng tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ.
Khi bác sỹ hỏi: "Nếu ăn canh súp này liên tục trong một tuần thì chị có ăn nổi không?" thì bà mẹ
mới nhận ra sai lầm của mình. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi nước xương
làm sao mà không ngán. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé
nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngấy.
Nấu nồi cháo to, hâm đi hâm lại nhiều lần
Khi bạn hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị
khó ăn. Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sâu đó lần lượt chia thành 3 chén nhỏ nấu theo
từng bữa với lượng thịt cá và rau củ vừa đủ. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan
phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục.
"Lạm dụng" máy xay sinh tố
Có nhiều trẻ mọc đầy đủ răng nhưng vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn
là bị nôn ói. Để tránh điều này, nên tập cho bé ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm,
như: 4-6 thángtuổi thì ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng tuổi ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12

tháng ăn cháo và các thức ăn mềm như phở, bún ; 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi
chuyển tiếp chế độ ăn, nên chuyển đổi dần để thích nghi. "Cai" máy xay sinh tố bằng cách xay thô
dần, sau đó cho cháo nấu qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần qua cháo hột, cháo đặc, cơm nhão
chan canh
Nêm thức ăn vừa miệng mình
Khi nêm nếm thúc ăn cho bé, bạn cần nêm nhạt hơn "lưỡi" của mình một chút. Nếu bạn nêm
vừa miệng mình là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Sử dụng chất đạm không đúng quy cách
Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ
hóc), nước xương hầm Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt cá như: ăn
trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm, cua sợ trẻ ho và tiêu chảy. Không biết dùng các loại đậu đỗ, lạc, vừng là
nguồn đạm thực vật, tuy giá rẻ nhưng cũng rất cân đối.
Ít sử dụng dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ
Vì cho rằng dầu, mỡ khó tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Không cho trẻ ăn các loại rau xanh
Thường các bà mẹ chỉ dùng nước luộc rau, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ
lấy nước ninh để khuấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm cho rằng trẻ không ăn được
rau và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa.
Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng
Các bà mẹ cho rằng ăn cơm sớm trẻ sẽ cứng cáp, nhanh biết đi. Thực tế nếu cho trẻ ăn cơm
quá sớm, trẻ chỉ nuốt chửng với nước rau luộc hoặc nước canh, vì vậy ảnh hưởng tới sự tiêu hóa
của trẻ. Khi ăn cơm thường là ăn chung với gia đình, nên rất qua loa, không đủ số lượng cũng như
chất lượng.
Bữa ăn phụ cho trẻ nhỏ
Gọi là bữa phụ, nhưng đối với trẻ em chẳng có bữa ăn nào là phụ. Trẻ nhỏ ngoài 3 bữa ăn
chính còn cần "phụ đạo" thêm 2 - 3 bữa ăn khác xen kẽ. Nói cách khác, trẻ em cần được ăn 5 - 7
bữa mỗi ngày và bữa ăn nào cũng đều quan trọng như nhau.
Tại sao nên ăn nhiều bữa?
Trẻ nhỏ thì dạ dày cũng nhỏ và dạ dày của trẻ sẽ "nở" lớn dần theo tuổi. Cùng một lúc, trẻ
không thể "kham" một bữa "thịnh soạn" mà dạ dày nhỏ xíu của bé không chứa nổi. Chia nhỏ chúng

ra và bé sẽ "giải quyết" nhiều lần!
Phải liên tục "cơi nới diện tích" bao tử trẻ bằng những bữa ăn no nê để bé có đủ dinh dưỡng
cho quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, trí não.
Mẹ nên tăng lượng thức ăn dần dần mỗi 2 – 4 tuần sao cho vừa sức của trẻ. Đừng ép nhiều
quá, bé sẽ bị nôn ói ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, do sữa vón cục nhanh chóng trong dạ dày nên trẻ
có thể bù nhiều hơn "thể tích" bao tử của trẻ.
Trẻ chủ yếu ăn các thức ăn lỏng như sữa, bột, cháo, bún, nui vốn ít năng lượng, mau tiêu,
mau đói nên trẻ cần ăn nhiều lần, kể cả ban đêm. Dù vậy, mẹ cũng không nên quá cực đoan mà xốc
ngược trẻ dậy đúng bốn giờ để ép trẻ ăn hoặc bú. Khi đói, trẻ sẽ tự khắc thức dậy và đòi "măm".
Ban đêm, nên cho trẻ bú hoặc uống sữa để trẻ có thể nhanh chóng ngủ trở lại. Giấc ngủ của trẻ rất
quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và nhất là tăng chiều cao.
Khi nào ăn bữa phụ?
Trẻ sơ sinh bú sữa 8 - 14 lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ 4 tháng tuổi, mẹ bắt
đầu tập cho trẻ ăn dặm với thức ăn sệt như bột sữa, bột ngũ cốc. Lúc này, thức ăn chủ yếu vẫn là
sữa và bữa ăn dặm được xem là bữa phụ. Dần dà, lượng thức ăn đặc (bột, cháo) ngày càng tăng dần
lên, thay thế dần các cữ sữa.
Đến 6 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần ăn 2 bữa phụ với đủ bốn nhóm thực phẩm (bột, đạm, rau,
béo) cùng với 6 - 8 cữ sữa. Sau 8 tháng, mẹ có thể cho trẻ ăn cháo. Hơn 1 tuổi, trẻ tập ăn nui, bún.
Khoảng 2 tuổi thì ăn được cơm ngày 3 bữa và 4 - 5 cữ sữa mỗi ngày. Nếu bé ăn được quá ít,
nên cho trẻ ăn thêm chút gì khác như bánh flan, sữa chua, kem, trái cây hoặc uống thêm một ít sữa
cho đủ no bụng. Từ 3 tuổi trở lên, 3 bữa chính của trẻ không có cơm thì phải có hủ tíu, nui và cộng
thêm ít nhất là 3 cữ sữa (200ml/cữ) mỗi ngày.
Nên phân chia thời gian và thức ăn ra sao?
Có thể cho trẻ em ăn sau khi trẻ thức dậy khoảng 30 phút. Bữa tiếp theo cách nhau khoảng 2
-3 giờ sau. Các bữa ăn nên đổi món để trẻ ăn ngon miệng hơn. Khoảng cách các bữa lâu không nên
quá 4 giờ, sẽ không có đủ thức ăn cần thiết trong ngày cho trẻ.
Bữa phụ không chỉ là ly nước cam, cái bánh quy, viên kẹo hay vài múi quýt là được, vì sẽ
không cung cấp đủ lượng và chất cần thiết cho trẻ. Nhưng món ăn vặt này nên ăn ngay sau bữa ăn
chính như là món tráng miệng, không nên ăn rải rác suốt ngày sẽ làm bé bị "no ngang", khiến bé
không ăn đủ khẩu phần cần thiết trong bữa chính.

Đối với trẻ em, tổng lượng thức ăn trong ngày mới là quan trọng. Nếu thức ăn không "hợp
khẩu vị" lắm, trẻ ăn ít hơn. Nhưng mẹ vẫn có thể cho trẻ uống bù thêm một ít sữa ngay sau khi ăn
hoặc cho trẻ ăn cữ sau sớm hơn một chút.
Trái cây tươi, sữa chua, kem, bánh quy, phô mai, đậu hũ nước đường là những món ăn "phụ
thêm" để bổ sung vào bữa chính hoặc thỉnh thoảng thay thế một cữ sữa. Tuy nhiên, cơm (với thịt
cá, rau củ, dầu mỡ) và sữa mới là những thức ăn cung cấp năng lượng chính yếu của trẻ em.
Trẻ tăng cân và chiều cao đều đặn theo đúng biểu đồ tăng trưởng khi trẻ được ăn uống đầy
đủ và phù hợp. Nếu thấy trẻ không lên cân hay chậm lên cân vài tháng liên tiếp, nên xem lại chế độ
ăn. Đặc biệt, tăng cường các bữa phụ ngoài cơm, các món tráng miệng trong bữa chính giúp trẻ có
đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong những năm tháng đầu đời.
Thành phần dinh dưỡng của trẻ (200ml cháo/bột) gồm bốn nhóm:
- Bột hoặc cháo (cơm, bún, hủ tíu, nui ) và 2 muỗng canh chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gan,
trứng, đậu hũ ) băm nhuyễn, đong ngang miệng muỗng.
- 2 muỗng canh lá rau, củ, bí bầu băm nhuyễn.
- 1-2 muỗng canh dầu ăn (mè, nành )
Chế độ ăn cho trẻ:
Trẻ sơ sinh: Bú mẹ theo yêu cầu (ngày 10 - 14 lần).
Trẻ 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm bột sữa, bú mẹ nhiều lần.
Trẻ 6 - 8 tháng: 1 chén bột (mặn/ngọt), ngày 2 bữa. Sữa (120ml - 150ml), ngày 6 lần.
Trẻ 9 - 12 tháng: 1 chén bột/cháo, ngày 3 bữa. Sữa (180ml - 200ml), ngày 4 - 5 lần.
Trẻ 13 - 24 tháng: 1 chén bột/cháo, ngày 3 - 4 bữa. Sữa (200ml), ngày 3 - 4 lần.
Trẻ 24 - 30 tháng: Sáng: Cháo, bún, hủ tíu: 1 chén. Cơm: 1/2 chén, ngày 2 bữa trưa tối. Sữa
(200ml), ngày 3 - 4 lần.
Trẻ 30 tháng - 6 tuổi: Cơm 1 chén, ngày 3 - 4 bữa. Sữa (200 ml), ngày 3 - 4 lần.
Trẻ 7 - 10 tuổi: Cơm 1 -2 chén, ngày 3 - 4 bữa. Sữa (200 ml), ngày 3 -4 lần.
Tập cho trẻ ăn nhai
Khi được một tuổi, trẻ đã có khả năng nhai và cần nguồn năng lượng từ thức ăn đặc là chủ
yếu. Nếu bạn không tập cho trẻ ăn nhai sớm, sẽ không tạo được cho trẻ cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ sau này.
Tầm quan trọng của việc ăn nhai

Khi nhai, răng hàm và răng cửa của trẻ sẽ hoạt động để cắt và nghiền nát thức ăn đồng thời
các cơ hàm cũng giúp cho việc nhai trở nên hoàn thiện hơn. Hoạt động nhai giúp kích hoạt sự bài
tiết của các men tiêu hóa và tuyến nước bọt giúp phân giải tinh bột chín thành đường maltose, đồng
thời kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, trong đó có men pepsin giúp tiêu hóa chất đạm.
Nhờ vào các men tiêu hóa của dịch vị, dịch tụy, dịch ruột và muối mật mà các thức ăn là chất
đạm, chất béo, chất bột được tiêu hóa thành những sản phẩm dễ hấp thu.
Khẩu phần của trẻ
Từ 1 đến 2 tuổi, hầu hết các trẻ cần từ 900 đến 1400 calo/ngày. Tuy nhiên, bạn không nhất
thiết phải cân, đo, đong, đếm lượng calo quá kỹ. Điều quan trọng là cung cấp cho trẻ nhiều sự chọn
lựa tốt.
Vào độ tuổi này, trẻ cần ăn thêm từ 3 đến 4 bữa/ngày. Khi chọn khẩu phần ăn hàng ngày từ
mỗi nhóm thức ăn cho trẻ, bạn tránh chế biến quá cầu kỳ. Trẻ có thể dung nạp năng lượng từ nhóm
thực phẩm này hôm nay và nhóm thực phẩm khác vào hôm sau. Nếu trẻ ăn đều đặn các thức ăn từ
mỗi nhóm, trẻ sẽ có được sự cân bằng dinh dưỡng cần thiết sau vài ngày.
Một số loại thực phẩm cần thiết cho trẻ
- Protein thịt, cá, gia cầm (từ 2-4 khẩu phần/ngày). Có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng + 50g thịt,
cá hoặc gia cầm + 60g đậu phụ.
- Các chế phẩm từ sữa (4 khẩu phần/ngày). Có thể cho trẻ ăn ½ cốc sữa + ½ cốc sữa chua +
25g pho-mát.
- Hoa quả và rau (từ 4-6 khẩu phần/ngày, gồm ít nhất 1 khẩu phần cam, quýt). Có thể cho trẻ
ăn ¼ chén cải xanh + đậu Hà Lan + cà rốt + bí đỏ + ½ chén trái cây như lê hoặc ½ chén trái cây
nghiền.
- Ngũ cốc, đậu xanh và rau (từ 4-6 khẩu phần/ngày). Có thể cho trẻ ăn ½ lát bánh mì + 25g
ngũ cốc + ½ chén cơm + mì, đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nghiền.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn nhai
Cần băm nhuyễn thực phẩm thay vì xay để tập cho trẻ thói quen tập nhai và nuốt. Trừ bột
gạo và dầu ăn, bạn có thể linh hoạt thay thế các loại chất đạm như cá, trứng, thịt, tôm, cua hoặc
các loại rau như rau muống, rau ngót, trái su su
Khi hệ răng của trẻ chưa phát triển đầy đủ, trẻ sẽ không thể nhai thức ăn mà chỉ nuốt. Vì thế,
dẫn đến ăn khó tiêu và trẻ sẽ ăn ít hơn vào bữa kế tiếp.

Ngược lại, nếu mọi thứ đều cho vào máy sinh tố, xay nhừ thành hỗn hợp mềm, mịn mà trẻ
không nhai chỉ nuốt, sẽ không tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng, các cơ nhai và hàm không được
tập luyện sẽ yếu dần. Từ đó, việc tiêu hóa không triệt để vì men tiêu hóa không được kích thích một
cách trọn vẹn. Điều này có khuynh hướng làm cho trẻ sinh chán ăn, thường ngậm thức ăn trong
miệng và không muốn ăn thức ăn dưới dạng hỗn hợp xay mềm.
Chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ
Chất béo bao gồm dầu, mỡ, thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và đóng vai trò thiết yếu với
cơ thể, là nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thêm vào đó, cơ thể trẻ luôn
cần một lượng chất béo dự trữ để phòng tật bệnh cũng như giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cứ mỗi gram chất béo cung cấp gấp hai lần lượng calorie so với thành phần protein và
carbohydrate. Chất béo thường có trong thịt lợn, thịt gia cầm và các chế phẩm từ sữa.
Có hai loại chất béo: Chất béo bão hòa chủ yếu từ nguồn động vật và chất béo không bão
hòa chủ yếu từ nguồn thực vật. Chất béo bão hòa có trong các thực phẩm như thịt, mỡ lợn, trứng,
phô mai, yaourt béo Chất béo không bão hòa có trong các thực phẩm như mè, dầu cá, đậu nành
Tầm quan trọng của chất béo đối với sự phát triển của trẻ
Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Việc thiếu chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan,
nhất là cơ quan thần kinh. Đặc biệt, chất béo giúp cho sự phát triển sớm về thể lực và trí tuệ của trẻ.
Vì thế với trẻ em, trong khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
Trong chất béo có chứa vitamin K, cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin như
vitamin A, K, D và E cần có dầu mỡ. Thiếu vitamin K, trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh chảy máu não
và màng não rất nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh thường có những cơn khóc thất thường, nôn trớ, bỏ bú,
da xanh xao, nhợt nhạt và co giật li bì
Các bà mẹ khi sinh nếu kiêng cữ dầu mỡ dễ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu chất vì dầu mỡ giúp
hấp thụ vitamin K ở ruột. Thay vào đó, bà mẹ cần bổ sung những thực phẩm chứa vitamin K như
sữa, trứng gà, đậu phụ, rau cải
Chất béo từ dầu thực vật: Trong dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành chứa nhiều axít
arachidonic, loại axít béo chưa no cần thiết có 3 liên kết kép trong thành phần cấu tạo và có nhiều
vai trò quan trọng đối với cơ thể.
Chất béo từ mỡ động vật: Bữa ăn của trẻ cần có cả mỡ động vật. Mỡ động vật, đặc biệt là mỡ

cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A và D, axít arachidonic cần thiết cho cơ
thể. Mỡ động vật chứa nhiều cholesterol (có lợi), một chất cần thiết cho trẻ nhỏ.
Cho trẻ ăn chất béo như thế nào?
Cụ thể, với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40% tổng năng lượng
khẩu phần. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30 đến 35% tổng năng
lượng khẩu phần. Do bữa ăn của trẻ thường có thịt, cá, trứng, sữa là đã có một lượng chất béo động
vật nhất định nên khi bổ sung thêm chất béo, bạn cần xen kẽ cho trẻ một bữa cho trẻ ăn dầu và một
bữa ăn cho trẻ ăn mỡ là hợp lý nhất.
Phô mai chế biến từ sữa đã gạn kem chứa ít chất béo nên thường dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, bạn
có thể cho trẻ ăn phô mai trộn với rau củ còn tươi nghiền nhuyễn, trái cây hoặc nước táo. Các loại
phô mai khác chứa nhiều chất béo cần tập cho trẻ ăn từ từ từng lượng nhỏ. Bạn cũng có thể cho trẻ
ăn kèm với thực phẩm nghiền nhuyễn hoặc cắt miếng.
Thực đơn gợi ý cho trẻ
Món ăn có thêm dầu mỡ không chỉ giúp trẻ dễ tiêu, mà còn kích thích sự linh hoạt của trẻ
nhỏ.
Cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên:
1. Rau nấu nhừ, tán nhuyễn rồi thêm 20g bột đã hòa tan với nước lã vào, nếu đặc có thể thêm
chút nước. Đun sôi, khuấy đều tay. Bột vừa chín, cho một nửa trứng gà đã đánh tan vào, nêm thêm
tí nước mắm hoặc muối, dầu hoặc mỡ.
2. Băm nhuyễn thịt nạc lẫn mỡ cùng rau, nấu thật nhừ, nghiền nhỏ và thêm bột đã hòa tan
với nước lã vào. Đun sôi và khuấy đều tay đến khi bột chín. Nêm thêm nước mắm hoặc muối cho
vừa ăn.
Cho trẻ trên 1 tuổi
1. Cháo gan nấu cà chua
Gạo lức đãi sạch, ngâm trong một giờ, sau đó đổ nước vào nấu cho chín nhừ. Gan lợn rửa
sạch, băm nhuyễn (hoặc xay), ướp chút nước mắm. Cà chua rửa sạch, bỏ hột, băm nhuyễn (hoặc
xay). Cho gan cá và cà chua vào chảo dầu đã phi chút hành, xào chín, nêm nếm vừa ăn. Cho cháo
ra chén, rắc thêm hành lá cắt nhỏ cho thơm.
2. Súp nui sao khoai tây
Nui sao luộc chín, để ráo nước, rửa sạch. Sườn lợn chặt nhỏ, hầm với nước cho mềm. Vớt ra,

gỡ nạc và xé nhỏ. Khoai tây cắt hạt lựu, cho vào nước hầm sườn nấu cho mềm. Thịt xào qua với
dầu, phi hành cho thơm, đổ vào nước hầm khoai tây. Nêm nếm cho vừa ăn, sau đó cho nui vào.
Nhắc xuống, đổ ra chén, thêm vào chút hành ngò cho thơm.
Rau tươi, quả chín với sức khoẻ trẻ em
Rau tươi và quả chín là một nguồn thức ăn quan trọng, cần thiết trong bữa ăn hằng ngày, đặc
biệt đối với trẻ em. Đây là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Điều quan trọng là
phải biết cách cho trẻ ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi.
- Trẻ dưới 4 - 6 tháng tuổi sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn
diện về thể chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi,
cúm, ho gà
- Trẻ 4 - 6 tháng tuổi bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm bột, thịt, cá,
trứng, rau và quả. Ngoài các quả chín, lứa tuổi này cần ăn thêm rau để vừa bổ sung thêm vitamin,
vừa cân bằng tỷ lệ Ca/P của thức ăn sam.
- Trẻ từ 5 - 10 tháng tuổi, ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột (với
thịt, cá, trứng nghiền nhỏ), mỗi bữa bột nấu với 200ml nước rau (luộc 50g rau lấy 200ml nước).
Cũng có thể cho 5 - 10g rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin
và muối khoáng vì các chất này tan một phần trong nước.
Về quả, cho trẻ uống 5 - 10 muỗng cà phê nước quả ép và cho ăn thêm quả nghiền nát.
- Từ 10 - 16 tháng tuổi, trẻ có thể ăn hai bữa sữa, hai bữa cháo (mới đầu loãng sau đặc dần)
và một bữa quả (sau ngủ trưa). Thường ta cho trẻ ăn chuối tiêu, vừa bổ sung vitamin, vừa cung cấp
nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít vitamin C (6mg) nên trong ngày cần cho trẻ uống thêm vài muỗng
cà phê nước cam, nước bưởi.
Một điều nữa cần chú ý là với trẻ 6 tháng tuổi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu
cầu tạo huyết của trẻ nữa, vì thế cần cho trẻ ăn thêm các loại rau có nhiều chất sắt, như rau muống,
bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải Tốt nhất là hỗn hợp rau hoặc thay đổi rau từng bữa.
Lưu ý khi cho trẻ ăn sữa bột
Nếu con bạn ăn đến 1.000 ml sữa bột một ngày mà vẫn chưa no thì đã đến lúc cho ăn bổ
sung, hoặc bé đã được ăn bổ sung nhưng chưa đủ.
Nếu bạn không có sữa hay vì bệnh mà phải nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bột thì cách tính
thông thường là dựa vào thể trọng. Trung bình cứ mỗi kg thể trọng cần 100-200 ml sữa. Nhu cầu

của từng trẻ khác nhau, chênh lệch cũng khá lớn; nhưng tổng lượng ăn mỗi ngày cũng không được
vượt quá 1.000 ml. Nếu trẻ ăn đến 1.000 ml mà vẫn không no, chứng tỏ cần phải cho ăn bổ sung,
hoặc đã cho ăn bổ sung nhưng vẫn chưa đủ. Khi trẻ đã ăn dặm thì nên coi trọng các thức ăn bổ trợ
ngoài sữa. Nếu sau 1 tuổi mà sữa bột vẫn là thức ăn chính thì sau này trẻ khó hình thành thói quen
ăn uống tốt, dễ ăn thiên lệch.
Ăn sữa bột dễ gây táo bón bởi chất casein trong protein sữa bò dễ bị kết thành cục cứng
trong dạ dày, khó tiêu hóa. Do đó, cần cho ăn thêm nước hoa quả, nước rau, rau quả xay, luyện cho
trẻ đại tiện đúng giờ.
Các chất hay được bổ sung trong sữa bột
DHA và AA: Là các axit béo có ích cho não, thúc đẩy sự phát triển võng mạc và hệ thống
thần kinh trung ương. DHA có nhiều trong cá biển nước sâu như cá hồi.
Khuẩn latic: Là loại khuẩn tự nhiên có ích trong ruột, giúp tiêu hóa tốt.
Đường loãng Oligo: Là loại môi chất giúp cho khuẩn hữu ích trong đường ruột phát triển.
Cân bằng thực phẩm trưa tối cho trẻ
Thời kỳ ăn dặm là thời kỳ trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Vì thế, vấn đề cân
bằng thực phẩm bữa trưa và tối cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý của trẻ cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp đa năng lượng,
protein, vitamin và các khoáng chất. Khuyến khích trẻ ăn đều 3 bữa/ngày, tăng cường thêm năng
lượng và các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn phụ (1 – 2 bữa/ngày).
Mỗi bữa ăn chính cần có đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng
sữa, đậu đỗ,…), tinh bột (gạo, mì, ngô,…), nhóm cung cấp chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng,…), nhóm
cung cấp vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả).
Lập thực đơn thích hợp
Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau. Cần phải chú ý đến thức ăn bữa
trưa để chuẩn bị một bữa ăn tối hợp lý cho trẻ. Nếu trẻ đã ăn thịt vào bữa trưa, không nên cho
chúng ăn thêm các thức ăn có chứa protein vào bữa tối.
Do không có nhiều thời gian và trẻ thường chỉ ăn một lượng nhỏ, vì thế các bà mẹ thường
mua thức ăn cả bữa trưa và tối cho trẻ. Như thế, trẻ sẽ không cảm nhận được vị mới, không tạo màu
sắc mới để kích thích vị giác và cảm quan của trẻ, làm trẻ không muốn ăn. Hơn nữa, bộ máy tiêu

hóa của trẻ sẽ không thể hấp thu và chuyển hóa hết cho cơ thể. Nên thay đổi thực đơn 2 bữa cho trẻ
bằng cách: bạn có thể mua kết hợp với thức ăn của cả gia đình bạn vừa phong phú vừa cân bằng
được thức ăn bữa trưa và bữa tối cho trẻ.
Bữa ăn hợp lý hằng ngày cho trẻ trên 1 tuổi được khuyên như sau:
Buổi sáng: một bình sữa 140ml với một chén bột hay một chút bánh ngọt. Khoảng 10h: 50ml
nước trái cây
Buổi trưa: 30 – 50gr thịt hoặc cá nấu kèm với 150gr rau, 50gr bột, 5gr dầu ăn và ăn thêm
100gr trái cây 2 giờ sau đó. Khoảng 16h, bữa ăn như buổi sáng hoặc một lát phô mai trắng với một
miếng bánh mì.
Buổi tối: bữa ăn như buổi trưa nhưng không có thịt mà thay vào đó là tôm, cá, … và một ly
sữa.
Làm gì khi trẻ hay nôn ói?
Trẻ con thường khó tránh khỏi việc nôn ói, song mức độ và liều lượng ở mỗi bé khác nhau. 7
giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những lần trẻ muốn phun thức ăn ra ngoài:
1. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân trẻ bị ói do bệnh (ví dụ: viêm họng, bệnh
lý đường tiêu hóa )
2. Tạo không khí thoải mái khi cho trẻ ăn như kể chuyện, chơi đồ chơi, bố làm trò, xem
tivi Tuy nhiên, nên giảm dần khi trẻ ăn khá hơn để tránh trở thành điều bắt buộc phải có cho mỗi
bữa ăn.
3. Đừng cố ép trẻ ăn quá no. Thay vào đó, bạn nên chia làm nhiều bữa ăn. Quan trọng là
lượng thức ăn cả ngày.
4. Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng
có thể làm trẻ bị ói.
5. Nên sắp xếp cữ ăn gần cữ ngủ; giấc ngủ sẽ giúp cho cữ ăn của bé được an toàn.
6. Không nên la mắng khi trẻ bị ói. Một số trẻ giả vờ ói để dọa hay phản đối khi không muốn
ăn nữa, lúc đó bạn vờ như không chú ý đến điều đó. Sau một vài lần thực hiện không hiệu quả, trẻ
sẽ không làm điều đó nữa.
7. Cuối cùng, tình thương của bạn sẽ giúp trẻ vượt qua tất cả.
Thực phẩm không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi
Một số loại thực phẩm không thích hợp cho hệ thống tiêu hóa còn "non yếu" của trẻ dưới 1

tuổi. Nếu ăn vào có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay thậm chí dị ứng.
Sữa bò tươi
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn
nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hóa do thiếu enzim thẩm thấu.
Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia
đình có "tiền sử" mắc bệnh tiểu đường.
Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò tươi khi bé được 1 tuổi trở lên.
Nho, các loại hạt và xúc xích
Trẻ nên tránh ăn nho cả quả, các loại hạt, hay xúc xích, bởi chúng tiềm ẩn những mối nguy
hiểm. Trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi ăn chúng. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn cho trẻ ăn, hãy chia nhỏ
chúng thành nhiều phần.
Khi trẻ lên 4 tuổi thì bạn có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này mà không cần cắt nhỏ bởi
trẻ có thể tự nhai được.
Đậu phộng
Đậu phộng là một trong số những loại hạt không chỉ nguy hiểm mà còn có thể tăng nguy cơ
dị ứng cho trẻ.
Thêm vào đó, đối với nhiều bé, món đậu phộng chiên là một trong những món khoái khẩu
nhưng hãy thận trọng bởi trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi nuốt.
Mật ong
Trong mật ong có chứa chất botulism, là thành phần không tốt đối với tiêu hóa của trẻ.
Không giống như những loại vi khuẩn khác, botulism không bị phân hủy trong khi nấu hay đun
nóng.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng "tập trung" rất nhiều protein. Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến
cho trẻ bị dị ứng. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng từ 1 tuổi trở lên.
Lòng đỏ trứng được xem như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng
chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ sau 9 tháng tuổi.
Thịt miếng
Dạ dày và ruột của trẻ còn rất yếu, nếu được cung cấp quá nhiều hàm lượng protein sẽ khiến
dạ dày phải làm việc nhiều, rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày về sau. Chỉ nên cho trẻ ăn thịt sau 9 tháng

tuổi.
Lúa mì
Do có chứa một lượng lớn protein gluten nên rất dễ gây dị ứng cho bé. Các chuyên gia
khuyên bạn chỉ nên cho trẻ ăn các sản phẩm từ lúa mì khi bé ngoài 8 - 9 tháng tuổi.
Cam quýt
Trong cam quýt có chứa rất nhiều axit, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vậy nên tốt nhất là không
nên cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi hay các loại quả chua trước 9 tháng tuổi.
Nếu như bạn muốn bổ sung hàm lượng vitamin C, có thể cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn có
bổ sung vitamin này.
Phần II : Cách chế biến món ăn và thực đơn cho trẻ
I. Nấu bột cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn trẻ từ 4- 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối
với trẻ.
Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên
cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7.
Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn ăn cho trẻ từ 4 - 6
tháng tuổi như sau:
Nước dưa hấu
Nguyên liệu:
Ruột dưa hấu 100g
Đường trắng 10g
Cách làm:
Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào,
khuấy đều là được.
Nước cam (quýt) tươi
Nguyên liệu:
Cam (quýt) tươi
Đường trắng, nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút

nước ấm và đường trắng khuấy đều.
Nước cà chua
Nguyên liệu:
Cà chua tươi.
Đường trắng và nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào,
khuấy đều với nước ấm là được.
Nước rau dền
Nguyên liệu:
Rau dền 100g
Muối tinh một ít
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái vụn.
Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút,
bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được.
Nước rau muống
Nguyên liệu:
Lá rau muống tươi non 100g
Muối tinh một ít.
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau muống, thái vụn.
Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 - 6 phút, tắt lửa, ninh thêm
10 phút, đổ nước ra là có thể uống.
Caramen trái cây
Nguyên liệu:
2 trái ki-wi, 1 trái chuối, 1 miếng táo tàu, 1 múi cam, 8 hạt nho khô, 4 hộp caramel.
Cách làm:

Ki-wi lột vỏ, bổ đôi, xắt lát mỏng. Chuối lột vỏ, xắt lát mỏng. Táo tàu ngâm, rửa sạch, để
nguyên vỏ, xắt miếng hình tam giác. Cam lột vỏ, xắt miếng mỏng.
Úp caramel ra đĩa, trang trí những miếng trái cây thành hình mặt người
Bột rau củ
Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 - 100g thật
tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau
củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ
xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.
Khoai tây - cà chua
Nguyên liệu:
Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín
nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho
vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Bí xanh - khoai tây - hoa lơ xanh
Nguyên liệu:
Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh mỗi thứ 50g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi đun chín nhừ. Sau đó cho bí xanh, hoa lơ xanh vào
đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để nguội rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa hoặc chút đường,
muối tinh rồi bón cho bé.
Cà rốt - hoa lơ trắng
Nguyên liệu:
Cà rốt và hoa lơ trắng mỗi thứ 50g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.

Cách làm:
Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun
tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có
thể dùng được.
Cà rốt - đậu hà lan
Nguyên liệu:
Cà rốt 200g
Đậu Hà Lan 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp
trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.
Xúp cà rốt - củ cải - khoai tây
Nguyên liệu:
Cà rốt 40g
Củ cải trắng 40g
Khoai tây 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào
đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là
được.
Bột chuối tiêu
Nguyên liệu:
Chuối tiêu chín nục 1 quả
Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
Cách làm:
Rửa sạch chuối, bỏ vỏ
Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn
đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

Bột táo đỏ
Nguyên liệu:
Táo đỏ 100g
Đường trắng 20g
Cách làm:
Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.
Bột cà rốt - táo đỏ
Nguyên liệu:
Cà rốt 75g
Táo đỏ 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong,
đảo đều là được.
Bột táo - khoai lang
Nguyên liệu:
Khoai lang 50g
Táo tàu 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ
xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.
Bột đào
Nguyên liệu:
Đào chín 1 quả
Nước, đường trắng vừa đủ
Cách làm:
Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay
nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

Đào - táo - lê
Nguyên liệu:
Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
Nước, đường trắng vừa đủ.
Cách làm:
Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa
trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây,
thêm chút đường cho vừa ăn là được.
Bột đậu phụ – bí xanh
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Đậu phụ 30g
Bí xanh 30g
Đường 2g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí xanh nấu chín xay nhuyễn
Đậu phụ xay nhuyễn
Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ,
đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm
nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.
Bột lòng đỏ trứng gà - đậu phụ
Nguyên liệu:
Bột gạo 20g
Đậu phụ 30g
Lòng đỏ trứng gà 15g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:

Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào
đảo đánh đều.
Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và
đậu phụ.
Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc
muối iốt vừa ăn.
Bột khoai tây - bí đỏ - thịt gà
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Thịt gà 15g
Bí đỏ 15g
Khoai tây 15g
Cách làm:
Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn.
Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột trong một chút nước.
Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến
khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa
ăn.
Bột gan lợn – cải xanh
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Gan lợn 20g
Rau cải xanh 20g
Nước 200ml
Cách làm:
Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.

Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều
cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm
nhạt hơn người lớn một chút
Các món giàu can xi (0-3 tuổi)
Chất can xi có nhiều trong các món ăn được chế biến từ gà, trứng, đậu phụ, tôm Để chế
biến những món cụ thể cho bé. Xin giới thiệu các món ăn giàu can xi, hy vọng các món ăn sẽ giúp
các bé ngon miệng và chóng lớn.
1. Bột gạo - Cá
Nguyên liệu: Bột gạo (hoặc bột dinh dưỡng), cá lọc lấy thịt, rau cải mỗi thứ 15-20g, muối ăn
một ít.
Cách làm: Cho bột vào nước lã khuấy đều thành hồ, sau đó cho vào nồi, đun sôi khoảng 8
phút thì cho riêng từng loại rau cải, cá đã làm sạch vào. Nấu cho đến khi chín, nêm muối vừa ăn là
được.
Trong cá chứa hàm lượng canxi rất cao, giúp ích cho sự phát triển của bé, bên cạch việc giúp
chắc xương còn giúp cho quá trình phát triển não của bé. Cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể. Nếu được thì nên thường xuyên cho bé từ 4 tháng trở lên ăn .
2. Trứng gà – Đậu phụ (tàu hũ)
Nguyên liệu: trứng gà, đậu phụ (tàu hũ), nước hầm xương 150g, một ít hành thái nhỏ .
Cách làm: Trứng gà đập vỡ, đánh đều, đậu phụ bóp nát, nước xương hầm nấu sôi; sau đó cho
đậu phụ (tàu hũ) vào nấu chín, tiếp tục cho gia vị vào ,sau đó cho trứng gà vào. Cuối cùng cho thêm
ít hành vào là được .
Trứng gà, đậu phụ (tàu hũ) không chỉ giàu chất canxi, mà còn rất mềm dễ ăn. Đặc biệt dùng
cho bé dưới 6 tháng tuổi chưa biết nhai rất tốt.
3. Xương hầm - Mì đũa
Nguyên liệu: Xương ống lợn, hoặc xương bò 200g, mì đũa 5g, rau cải 50g, muối ăn một ít,
dấm gạo 1 ít .
Cách làm: xương ống đập dập, cho vào nước lạnh hầm chín, sau khi nước sôi cho một ít dấm
gạo vào tiếp tục hầm 30 phút cho mềm. Sau đó, lọc lấy nước bỏ xương, tiếp tục cho mì đũa vào nồi
nấu sôi. Cho sau đã rửa sạch thái mỏng vào nồi nước dùng nấu chín. Cuối cùng cho gia vị vào nếm

vừa ăn là được.
Nước xương hầm chứa hàm lượng can xi rất cao, đồng thời cũng rất giàu Protein, chất béo,
sắt, và các loại vitamin, bổ sung chất can xin và sắt, phòng bệnh loãng xương và thiếu máu rất tốt
cho bé từ 1 tuổi trở lên.
Các món ăn bài thuốc chống ra mồ hôi trộm
Ra mồ hôi trộm là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, thậm chí có cả người lớn. Chúng tôi xin giới
thiệu một số món ăn- bài thuốc ngon miệng mà có thể chữa ra mồ hôi trộm tới các bậc cha mẹ và
các bé.
Cháo trai
Nguyên liệu: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực
vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến và dùng: Pha nước muối loãng ngâm trai sau một giờ vớt ra rửa sạch cho vào
nồi cùng 100ml nước, đun sôi, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất,
thái nhỏ ướp bột gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ như sợi
miến, gạo tẻ gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy
đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị bột ngọt, cháo sôi lại là được. ngày
ăn hai lần, lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.
Cháo ô mai
Nguyên liệu: Ô mai mơ 10 quả (mặn), củ cà rốt 50g, gạo tẻ 100g, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến và dùng: Ô mai bóc lấy vỏ, giã nhỏ lọc lấy 300ml nước, cà rốt rửa sạch, nạo
thành sợi như miến, gạo tẻ xay thành bột mịn, cho bột gạo vào nước ô mai quấy đều, đun nhỏ lửa,
cháo chín cho cà rốt, nêm gia vị vừa đủ. ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền trong 5 ngày.
Cháo cá mực
Nguyên liệu: Cá mực khô 50g, củ mài 150g, hạt ý dĩ 50g, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến và dùng: Cá mực khô rửa sạch, thái hay xay nhỏ, hạt ý dĩ bỏ hết vỏ xay thành
bột, củ mài gọt vỏ thái miếng cho vào nồi cùng 300ml nước, ninh nhừ, cho cá mực, bột ý dĩ vào
quấy đều, nêm gia vị vừa đủ. ăn ngày hai lần, ăn trong 10 ngày.
Tim lợn hấp lá dâu
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, lá dâu non 30g, hạt sen 20g, dầu thực vật, bột gia vị vừa
đủ.

Cách chế biến và dùng: Tim lợn rửa sạch thái nhỏ và mỏng, ướp bột gia vị, dùng dầu thực
vật xào chín, lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, hạt sen giã nhỏ, cả ba thứ trộn đều đem hấp cách thủy,
ngày ăn 1 lần vào buổi chiều, trong 5 ngày.
Mộc nhĩ xào
Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 20g, tim lợn 1 quả 250g, cà chua 40g, dầu thực vật, bột gia vị.
Cách chế biến và dùng: Mộc nhĩ đen ngâm nước nóng, rửa sạch thái thành sợi, ướp bột gia
vị, dùng dầu thực vật xào chín đổ ra bát, cà chua rửa sạch thái miếng bỏ hạt, cùng mộc nhĩ xào
bằng dầu thực vật, khi cà chua chín nhừ, cho tim lợn vào đảo đều, sau 2 phút cho bột ngọt vào. ăn
ngày 1 lần vào lúc đói, buổi chiều, cần ăn liền trong 5-7 ngày.
Tim lợn hầm đậu đen
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, hạt sen 30g, đậu đen 30g, bột ngọt, gia vị.
Cách chế biến và dùng: tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu
đen hầm chín, ăn cả nước lẫn cái, ngày một lần vào lúc đói, buổi chiều, ăn trong 5 ngày.
Nước uống lá dâu
Lá dâu khô 10g, rau má khô 5g. Cả hai thứ trên rửa sạch cho vào ấm cùng 200ml nước đun
sôi kỹ chắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày, cần uống trong 5 ngày liền.
Chè đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách chế biến và dùng: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào
ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy
đều, đun cho sôi lại là được. ăn trong 7 ngày, vào lúc đói, ngày ăn 2 lần.
Chè đậu đen
Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g.
Cách chế biến và dùng: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long
nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được, chia 2
lần ăn trong ngày, sáng tối, lúc đói, cần ăn liền trong 5 ngày.
II. Thực đơn của bé 6 tháng tuổi
Đối với các bé từ 5 đến 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu quan sát các dấu hiệu cho thấy con
bạn đã sẵn sàng phát triển chế độ ăn uống của bé. Bởi vì bây giờ, bé cứng cổ. Bé còn có thể bắt đầu
cho bạn thấy rằng bé quan tâm đến thức ăn, nhìn vào các khẩu phần ăn của người khác và có khả

năng với lấy đĩa thức ăn của bạn.
Thức ăn đặc đầu tiên của em bé phải thực sự lỏng
Thức ăn dặm của con bạn không hoàn toàn đặc; trên thực tế, bất kỳ thức ăn dặm đầu tiên nào
cũng cần loãng. Thức ăn phổ biến nhất là bắt đầu từ ngũ cốc làm từ gạo có bổ xung sắt, loại thức ăn
này giúp bé dễ dàng tiêu hoá và và ít gây ra phản ứng dị ứng.
Để bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn hãy hoà một muỗng cà phê bột ngũ cốc với 4 hoặc 5 thìa sữa
mẹ, sữa pha theo công thức, hoặc nước ấm. Bạn có thể sử dụng một chiếc thìa cho em bé ăn, nhưng
các chuyên gia khuyên bạn sử dụng ngón tay của bạn để cho em bé ăn. Bạn hãy nhúng đầu ngón
tay của bạn vào bát bột và đưa cho con bạn mút. Bạn đừng mong đợi rằng bé ăn nhiều ngay một lúc
- dạ dày nhỏ xíu của bé cần ít thực phẩm, và hầu hết các dinh dưỡng cung cấp cho bé đều lấy từ sữa
mẹ hoặc sữa pha theo công thức cho những tháng sắp tới.
Loại thực phẩm khác mà bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm gồm có chuối, lê xay hoặc nước
ép, và nước táo ép.
Bột sữa bí đỏ
Nguyên liệu: chế biến 1 chén bột
Bột gạo 4 muỗng canh vun (40g)
Bí đỏ hấp chín tán nhuyễn 1 muỗng canh vun (20g)
Sữa bột 4 muỗng vun (20g)
Dầu ăn 1 muỗng canh đầy (5g)
Nước 1 chén đầy (250ml)
Chế biến:
Cho bột gạo vào nước khuấy tan. Bắc lên bếp nấu sôi (khuấy đều tay trên bếp để bột không
bị vón cục)
Bột chín, cho bí đỏ và dầu ăn vào khuấy đều. Nhắc xuống để nguội bớt. Cho sữa vào từ từ,
khuấy cho sữa hoà vào bột, cho đến khi hết lượng sữa. Nhắc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.
Bột Trứng, Bí xanh
Nguyên liệu:
Bột gạo 4 muỗng canh vun (40g)
Bí xanh cắt nhuyễn hấp chín 1 muỗng canh vun (20g)
Trứng gà 1 quả (40g)

Dầu ăn 1 muỗng canh đầy (5g)
Nước 1 chén đầy (250ml)
Chế biến:
Cho bột gạo vào nước khuấy tan. Bắc lên bếp nấu sôi (khuấy đều tay trên bếp để bột không
bị vón cục)
Trứng gà dập ra chén đánh tan, cho từ từ trứng vào nồi bột khuấy đều tay. Bột chín, cho dầu
ăn và bí vào khuấy đều. Nhắc xuống để vừa ấm và cho bé ăn
Bột thịt lợn, cà rốt
Nguyên liệu:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×