Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Xoa bóp bấm huyệt chữa bách bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 32 trang )

Lời nói đầu
Xoa bóp chữa bách bệnh giới thiệu các phác đồ điều trị nhiều loại bệnh dựa trên hệ thống kinh
lạc, huyệt vị của khoa Đông y. Sách không đi sâu về y lý hoặc chẩn đoán, mà chủ yếu giới thiệu về
thực hành, giúp cho thầy thuốc chấm dứt được đau đớn cho bệnh nhân khi chưa phải can thiệp bằng
thuốc, giúp cho bệnh nhân tự khắc phục được các bệnh thông thường khi chưa cần phải đến bệnh
viện.
Đây là cuốn sách được viết theo một lô gíc khoa học, giản dị, dễ hiểu giàu tính thông tin, tính
phổ cập và tính hiệu quả.
Hy vọng cuốn sách sẽ là cẩm nang hữu ích đối với đông đảo bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC MINH
Chi hội trưởng Chi hội Y học Esporanto
Chương I: Kiến thức cơ bản về huyệt vị
I. Khái quát
Hệ kinh lạc là chỉ mười hai đường kinh mạch, tám mạch riêng biệt, mười hai đường kinh
nhánh, mười hai đường kinh cơ bắp và mười lăm mạng kinh mạch v.v… Xuyên suốt cơ thể nối liền
từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Kinh là chỉ chủ can (mạch chính), lạc là chỉ phân chi (nhánh nhỏ). Kinh lạc bên trong nối liền
với tạng phủ, bên ngoài nối với chân tay, các khớp và các tổ chức, cơ quan trong cơ thể con người
thành một chỉnh thể thống nhất khiến cơ thể có được hoạt động sống bình thường.
Huyệt vị còn được gọi là "Du huyệt", là những điểm kinh lạc tạng phủ vận chuyển máu qua bề
ngoài của thân thể, là nơi phản ánh bề ngoài (bề nổi) của nội tạng và đó cũng chính là những nơi
thuật massage (xoa bóp) cần kích thích vào.
Kinh huyệt chính là cách gọi chung của kinh lạc và huyệt vị. Xoa bóp là một thủ pháp nhất định,
hoặc chủ động, hoặc bị động tác dụng lên một kinh, huyệt đặc biệt nào đó ở bên ngoài của thân thể
tạo ra hiệu ứng truyền cảm của kinh lạc, đạt tới mục đích cân bằng âm dương, điều tiết tạng phủ,
phát huy điểm tích cực v.v… vốn là những mục đích quan trọng trong chữa bệnh.
Lý thuyết của Đông y cho rằng khí huyết của mỗi con người sống đều phải lưu chuyển và kinh
lạc chính là đường vận hành, lưu chuyển của khí huyết. Nếu kinh lạc bị ách tắc, cản trở khí huyết
lưu thông thì cơ thể sẽ sinh bệnh, gây nên đau đớn. Đó chính là câu "bất thông tắc thống" (không
thông tất đau) trong Đông y. Tiến hành các thuật xoa bóp (massage) lên những kinh huyệt hữu quan
có thể giúp đạt được mục đích "thông tắc bất thống" (thông sẽ không đau) trong trị bệnh. Đó cũng


là cơ chế đơn giản nhất của việc ứng dụng học thuyết kinh lạc vào massage trị bệnh.
Massage trị bệnh cũng có phương pháp phối hợp nhất định, cái gọi là phương pháp phối hợp chỉ
căn cứ vào những bệnh khác nhau để áp dụng các thủ pháp tác động lên kinh lạc, huyệt vị khác
nhau và lượng thuốc khác nhau. Ví dụ khi điều trị các bệnh có liên quan tới đường tiêu hoá, đa số
người ta thường tác dụng lên những huyệt nằm trên vị kinh, tỳ kinh, bàng quang kinh; khi chữa
bệnh có liên quan đến tâm huyết, người ta thường tác động lên các huyệt trên tâm bào kinh, phế
kinh, bàng quang kinh v.v… Phương pháp phối hợp có hợp lý hay không, chọn và tác dụng lực lên
huyệt vị có đúng không, tìm kinh mạch, điểm huyệt đạo có chuẩn xác hay không, sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả trị liệu bằng phương pháp massage.
Ngoài ra, trong khi tiến hành xoa bóp kinh lạc, còn có thể xuất hiện cảm giác "đắc khí". Cảm
giác "đắc khí" tức là một loại hiệu ứng truyền cảm của kinh lạc. Ví dụ khi day, bấm lên huyệt Thiên
Khu, ta sẽ có cảm giác như có một luồng nhiệt chạy qua vùng Tiến phúc (bụng dưới) và bắp đùi.
Khi day, bấm lên huyệt Cực Tuyền, cả vùng chi trên sẽ có cảm giác như có một luồng nhiệt ấm
chạy qua. Đó chính là hiện tượng cụ thể do công năng của kinh lạc được điều chỉnh và tăng cường
trong thời gian được massage gây ra.
Kinh lạc không chỉ là con đường chủ yếu trong massage trị bệnh, đồng thời nó còn là nguồn
cung cấp chứng cứ quan trọng chẩn đoán bệnh. Bởi mỗi kinh ngạc đều thuộc về một bộ phận nào
đó trong tạng phủ và nó cũng có những đường lối, bộ vị nhất định. Ví dụ như dấu hiệu của bệnh có
liên quan đến tạng thận là đau lưng, có phản ứng đau khi bị đè lên Bàng Quang kinh hoặc thận
kinh. Bệnh về gan tạng có dấu hiệu là đau ở sườn, có phản ứng đau khi bị đè lên Can kinh hoặc
Đởm kinh v.v… Vì vậy ta có thể căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của người bệnh để tiến hành đoán
bệnh. Phán đoán xem bệnh do kinh nào sinh ra, do tạng phủ nào hoặc những tạng phủ nào sinh
ra. Sau đó lại căn cứ vào tình trạng của bệnh mà chọn lấy huyệt đạo một cách chính xác để tiến
hành trị liệu bằng phương pháp massage.
Tóm lại, học thuyết về kinh lạc luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong trị bệnh hoặc chẩn đoán
bệnh. Vì vậy người tiến hành massage bảo vệ sức khoẻ cần phải hiểu được học thuyết về kinh lạc
trong Đông y, nắm vững hướng di chuyển của khí huyết trong kinh lạc, mối quan hệ giữa kinh lạc
với các cơ quan trong nội tạng, mối quan hệ phụ thuộc vào mối quan hệ biểu lý giữa các kinh lạc
với nhau, nắm vững một số huyệt đạo chủ yếu, phương pháp tìm huyệt và công dụng chủ yếu của
huyệt trong chữa bệnh; từ đó nắm bắt tốt hơn về thuật massage dưỡng sinh, bảo vệ sức khoẻ và trị

bệnh truyền thống trong Đông y.
II. Mười bốn đường kinh và những huyệt cơ bản
Kinh lạc là những con đường có tác dụng bảo vệ cho sự vận dụng của khí huyết. Kinh lạc nối
liền giữa lục phủ ngũ tạng, giao lưu với tứ chi bách cốt, ngũ quan cửu khiếu, da, thịt, gân, mạch; có
tác dụng điều tiết các bộ phận trong cơ thể.
Kinh lạc chủ yếu trong thân thể mỗi người là thập tứ kinh - tức là Thủ Tam Âm Kinh, Thủ Tam
Dương Kinh, Túc Tam Âm Kinh v.v… 12 kinh, cộng với Nhâm Mạch, Đốc Mạch là 14 kinh.
Mỗi kinh đều có liên quan đến một bộ phận nào đó trong nội tạng. Lục tạng gồm tâm (tim), can
(gan), tỳ (lá lách), phế (phối), thận (quả cật) tâm bao; lục phủ là đảm (mật), vị (dạ dày), đại tràng,
tiểu tràng, bàng quang, tâm tiêu. Nếu nối với tim được gọi là tâm kinh bắt đầu hoặc chấm dứt tại
chân được gọi là túc kinh; lưu hành phía trong tứ chi, ngực, bụng được gọi là âm kinh, lưu hành
bên phía ngoài tứ chi, lưng, eo được gọi là Dương Kinh. Nhâm Mạch nằm ở chính giữa mặt,
cổ, ngực, bụng. Đốc mạch nằm giữa đầu, gáy, lưng, eo.
Thông thường người ta cho rằng trên thập tứ kinh có 361 huyệt, có 44 huyệt khác nằm ngoài
kinh lạc.
Trong cuốn sách này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 113 huyệt cơ bản.
III. Kinh phổi (phế) ở cánh tay (thái âm)
Hướng luân chuyển: hướng luân chuyển của kinh bắt đầu từ huyệt Trung Phủ ở vùng ngực, đi
dọc theo phần trong của cánh tay xuống tới vùng lõm của khuỷu tay, lại dọc theo bụng tay và Thốn
Khẩu, chấm dứt tại huyệt Thiếu Thương ở đầu ngón tay cái. Từ ngực xuống tới tay tổng cộng có 11
huyệt, dọc theo 2 bên phải - trái có cả thảy 22 huyệt. (xem tranh minh hoạt "hình 1").
Liệt Khuyết
Xích Trạch
Hình 1: Vị trí của Kinh Phế ở cánh tay (thái âm)
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ho, khó thở, hụt hơi, sưng, đau cổ họng, tắc ngực,
trướng ngực, và các loại bệnh vùng kinh mạch đi qua.
1. Trung Phủ
Xác định vị trí: Hố lõm phần ngoài bả vai, nơi tiếp giáp giữa xương đòn và xương bắp tay, dưới
vết lõm 1 thốn.
Chủ trị: Ho, khó thở, đau ngực, đau lưng, đau vai.

2. Xích Trạch
Xác định vị trí: Thả thẳng cánh tay, huyệt nằm giữa khe nối tiếp của 2 cơ bắp tay nơi khuỷu
tay (khớp khuỷu).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ho, khó thở, trướng ngực, tắc ngực, chứng kinh
phong ở trẻ nhỏ, đau mỏi cánh tay, khuỷu tay.
3. Liệt Khuyết
Xác định huyệt: Nằm phía trên lằn cổ tay, cách xương cổ tay 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, cứng gáy, ho, khó thở, méo mồm, lệch
mắt, xưng đau cổ họng, đau cánh tay, cổ tay .v.v…
IV. Đường kinh ruột già (đại tràng) ở tay (dương kinh)
Hướng luân chuyển: Hướng luân chuyển của đường kinh bắt đầu từ huyệt Thương Dương nơi
đầu ngón tay trỏ tiến lên phía trên dọc theo ngón tay và phần ngoài cánh tay, qua vai, cổ, mặt, chấm
dứt tại huyệt Nghinh Hương bên cạnh cánh mũi. Dọc từ tay lên đầu có 20 huyệt, kể cả các huyệt
hai bên phải trái, tổng cộng có 40 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ được các bệnh: Đầu, mặt, ngũ quan, đau cổ họng, các bệnh có liên
quan đến đại tràng, tiểu tràng và những nơi kinh mạch chạy qua.
1. Hợp Cốc
Xác định huyệt: Nằm giữa xương hai ngón cái và trỏ, khoảng giữa xương ngón 1-2 trên mu bàn
tay.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, mắt đỏ, chảy máu cam, đau răng, đau
cánh tay, trúng gió, méo mồm, lệch mắt, sưng đau cổ họng, ra mồ hôi nhiều, không có mồ hôi, bí
tiện, tắc kinh trệ sản (khó sinh) .v.v…
2. Thủ Tam Lý
Xác định huyệt: Dưới huyệt Khúc Trì 2 thốn Nghinh Hương
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau bụng, nôn mửa, đau bụng đi tả, đau vai
thượng chi bất toại (liệt tay) .v.v…
3. Khúc Trì
Xác định huyệt: Gập khuỷu tay vuông góc, huyệt nằm ở chỗ đầu nếp gấp phía ngoài. Hợp Cốc
Thủ Tam Lý
Hình 2: Vị trí các huyệt trên kinh đai trường ở cánh tay (dương minh)

Khúc Trì
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Nóng sốt, ho, sưng đau, đau đầu, mắt hoa, khớp đau, cao huyết áp, kinh nguyệt không đều, chi
trên cứng không co duỗi được v.v…
4. Tý Nhu
Xác định huyệt: Bên ngoài khớp vai, đoạn dưới cơ tam giác (cơ bả vai) (cơ đen ta).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau vai, đau cánh tay.
5. Kiên Ngung
Xác định huyệt: Đưa tay sang ngang song song với mặt đất, ở vùng vai xuất hiện 2 vệt lõm,
huyệt nằm giữa vết lõm trước.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau khớp vai, liệt do trúng gió, cao huyết áp ra
mồ hôi nhiều.
6. Nghinh Hương
Xác định huyệt: Ngoài chân cánh mũi, chỗ rãnh mũi, chỗ rãnh mũi má (hoặc từ bờ ngoài chân
cánh mũi do ra 4/10 thốn).
Xoa bóp bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Viêm mũi, tê liệt thần kinh mặt, ngứa mặt, giun chui ống mật.
V. Đường kinh dạày (vị) ở chân (dương kinh)
Hướng luân chuyển: Hướng luân chuyển của đường kinh bắt đầu từ huyệt Thừa Khấp dưới
mắt; dọc theo gò má, mồm xuống dưới miệng, qua quai hàm ngược lên trước mang tai, lên tới trên
trán. Một nhánh khác đi xuống phía dưới, xuống qua vùng vú, bụng dọc ngoài xương đùi, xương
ống chân tới bàn chân, chấm dứt tại huyệt Lệ Đoài ở đầu ngón chân trỏ. Dọc đường kinh từ đầu
xuống tới ngón chân có 45 huyệt, 2 bên phải trái tất cả có 90 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, mặt, mắt, mũi, răng, miệng; các bệnh ở
cổ, bệnh đường ruột, đại tràng, thần kinh và những bệnh nơi kinh mạch đi qua.
1. Thừa Khấp
Xác định huyệt: Bên dưới, chính giữa vòm mắt và mí mắt dưới.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mắt đỏ, chảy nước mắt do gió tạt, quáng gà, méo
mồm, lệch mắt.
2. Tứ Bạch

Xác định huyệt: Bên dưới huyệt Thừa Khấp, nơi hố lõm giữa quầng mắt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mắt đỏ, méo mồm, lệch miệng, đau mặt, cận thị.
3. Địa Thương
Xác định huyệt: Nằm bên ngoài, cách góc miệng 4cm
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tê liệt thần kinh mặt, đau thần kinh tam thoa,
chảy rớt rãi .v.v…
4. Giáp Xa
Xác định huyệt: Nằm giữa điểm lõm trước xương quai hàm điểm gồ cao nhất của cơ nhai.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau răng, sưng gồ má, mất tiếng, tê liệt thần kinh
vùng mặt v.v…
5. Hạ Quan
Xác định huyệt: Nằm giữa điểm lõm tiếp giáp giữa vành tai với xương quai hàm, xác định khi
mím miệng.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tai điếc, vùng tai, viêm tai giữa, đau răng, co giật
cơ hàm.
6. Nhân Nghinh
Xác định huyệt: Cách yết hầu 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Sưng đau yết hầu, ho, khó thở, bán thân bất toại,
cao huyết áp .v.v…
7. Thiên Khu
Xác định huyệt: Cách rốn 2 thốn.
Hạ Quan
Giáp xa
Tứ Bạch
Địa Thương
Nhân Nghinh
Phục Thổ
Túc Tam Lý
Phong Long
Thuỷ Đạo

Nội Đình
Giải Khê
Chủ trị: Sôi bụng, trướng bụng, đau rốn, bí tiện, dịch tả, lỵ, kinh nguyệt không đều.
8. Thuỷ Đạo
Xác định huyệt: Bên dưới rốn 3 thốn, cách rốn sang bên 2 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Đầy, trướng bụng dưới, bí đái, đái sót, đái rắt, kinh nguyệt không đều.
9. Bễ Quan
Xác định huyệt: điểm lõm vào giữa khe tiếp giáp xương đùi với xương hông (háng).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Chi dưới tê mỏi, đau mông, đứng lên ngồi xuống
khó khăn.
10. Phục Thổ
Xác định huyệt: Nằm bên ngoài xương đùi, cách trên đầu gối 6 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: đau lưng đau sườn, lạnh đầu gối, chi dưới tê bại.
11. Túc Tam Lý
Xác định huyệt: Nằm bên dưới xương bánh chè 3 thốn, cách bên ngoài xương ống chân 1 hoành
chỉ.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng, trướng bụng, đi
tả, bí tiện, bại liệt nửa người, mất ngủ, cao huyết áp, tảo tiết, di tinh, liệt dương .v.v…
12. Phong Long
Xác định huyệt: Cách xương mắt cá chân 8 thốn, phía trước chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau ngực, khó thở, nhiều đờm, sưng đau yết hầu,
đau đầu, chóng mặt.
13. Giải Khê
Xác định huyệt: Điểm lõm vào giữa 2 gân của khớp cổ chân, giữa xương ống chân và mu bàn
chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt, trướng bụng, bí tiện, các bệnh
phầm mềm quanh cổ chân và khớp mắt cá.
14. Nội Đình
Xác định huyệt: Nằm giữa khe của hai ngón chân trỏ và giữa.

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau răng, sưng đau yết hầu, đau dạ dày, đau bụng,
đi tả lỵ, bí tiện, chân, lưng, sưng đau, chảy máu mũi .v.v…
VI. Đường kinh lá lách (tỳ) ở chân (thái âm)
Hướng luân chuyển: đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt Ẩn Bạch nơi đầu ngón chân cái,
dọc theo phía trong mu bàn chân, qua khớp đầu mu bàn chân thứ nhất, ngược lên trên phía trong
chi dưới tới phía ngoài bụng, trước ngực, chấm dứt ở huyệt Đại
Bao ở ngực, dọc đường kinh từ chân lên bụng có 21 huyệt, hai bên phải, trái có cả thảy 42 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh về lá lách, dạ dày, bệnh có liên quan đến
hệ thống sinh dục, tiết niệu và những vị trí kinh mạch đi qua.
Cơ Môn Huyết Hải Đại Hoành Tam Âm Giao Công Tôn
Hình 4: Vị trí các huyệt của Kinh Tỳ ở chân (thái âm)
1. Công Tôn
Xác định huyệt: Sườn trong gan bàn chân, phía trước khớp đầu mu ngón chân thứ nhất, nơi vết
hõm ở gan bàn chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng, bệnh tả lị.
2. Tam Âm Giao
Xác định huyệt: Đỉnh mắt cá chân trong lên 3 thốn, phía sau bên trong xương ống chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Tiêu hoá không tốt, bụng chướng, sôi bụng, tả lị, mất ngủ, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt
không đều, đái hạ, sa tử cung, di tinh, di niệu, liệt dương, bán thân bất toại, cước khí .v.v…
3. Âm Lăng Tuyền
Xác định huyệt: Giữa vệt lõm bên trong gối ngang mấu xương ống chân (xương chầy).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Chướng bụng, tả, kiết, xưng bọng đái, hoàng đản, đái dắt hoắc bí đái, đau xương bánh chè .v.v…
4. Huyết Hải
Xác định huyệt: Nằm trên xương đùi, phía trong cách khớp gối 2 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Kinh nguyệt không đều, tắc kinh, xuất huyết tử
cung, mẩn ngứa da, nổi mụn độc v.v…
5. Cơ Môn
Xác định huyệt: Nằm cách huyệt huyết Hải 6 thốn lên phía trên.

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: tiểu tiện không thông, đái rắt, sưng đau lườn
.v.v…
6. Đại Hoành
Xác định huyệt: Cách rốn 4 thốn ra phía sườn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tả lị, bí tiện, đau bụng.v.v…
VII. Đường kinh tim (tâm) ở tay (thiếu âm)
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ Cực Tuyền giữa hố nách, chạy dọc
xuống dưới theo phần trong của chi trên, chấm dứt tại huyệt Thiếu
Xung đầu ngón tay út. Dọc đường kinh từ hố nách xuống dưới tay có tất cả 9 huyệt, hai bên phải
trái tổng cộng có 18 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh có liên quan đến tim, ngực, thân trí và
những nơi kinh mạch đi qua.
Hình 5: Vị trí huyệt tim ở tay (thiếu âm)
1. Thần Môn
Xác định huyệt: Nơi điểm lõm lên trên lằn cổ tay, lõm giữa xương trụ và xương đậu.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau tim, bồi hồi, run tim, mất ngủ, yếu, bệnh tâm
thần, đau ngực.v.v…
VIII. Đường kinh tiểu tràng (ruột non) ở tay (thái dương)
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt Thiếu Trạch ở phần khe ngón tay
út, dọc lên theo mặt sau chi trên, qua bả vai, phần bên của cổ, lên gò má, chất dứt tại huyệt Thính
Cung trước tai từ tay lên đầu, dọc đường kinh có 19 huyệt, hai bên phải trái cả thảy có 38 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh về đầu, cổ, mắt, tai và yết hầu, tiểu tràng
vùng bụng, ngực và bệnh ở những nơi kinh mạch đi qua.
1. Tiền Cốc
Xác định huyệt: Kẽ nắm tay, huyệt nằm giữa vùng thịt nửa đen nửa trắng ở khớp ngón tay út.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tê tay, ngón tay, mắt hoa, tai ù.v.v…
2. Hậu Khê
Xác định huyệt: Nắm tay, nằm bên cạnh xương lòng bàn tay ngón út, nơi chỉ tay kéo dài tới
giữa điểm tiếp giáp của vùng thịt đen và trắng.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:

Cứng, đau ở đầu và cổ; đỏ mắt, điếc tai, cổ họng sưng đau, đau lưng cấp, động kinh, sốt rét, đau
co giật ngón tay và vai.
Quyền Liêu
Hình 6: Vị trí huyệt im ở tay (thiếu âm)
3. Quyền Liêu
Xác định huyệt: Thẳng đuôi mắt xuống, nơi vệt hõm dưới xương gô má.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau thần kinh Tam thoa, méo mồm lệch mắt, đau
răng, mắt vàng.
IX. Đường kinh bàng quang ở chân (thái dương)
Hướng luân chuyển: Đường kinh luôn chuyển bắt đầu từ huyệt Tinh Minh nơi đầu khoé mắt,
hướng lên trên qua đỉnh đầu, dọc theo hậu não, gáy, hai bên cột sống xuống tới gối, từ mông kéo
thẳng xuống phần sau chi dưới, chấm dứt tại Chí Âm huyệt nơi phần ngoài ngón chân út. Từ đầu
tới chân, dọc kinh mạch có 67 huyệt, hai bên phải trái cả thảy có 134 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các chứng bệnh trong hệ thống đường sinh dục,
tiết niệu, các bệnh có liên quan đến tinh thần, thần kinh, hô hấp, tiêu hoá, các bệnh có liên quan đến
hệ thống tuần hoàn và những bệnh tại những nơi kinh mạch chạy qua.
1. Tinh Minh
Xác định huyệt: Cách đầu khoé mắt trong 1cm.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mắt đỏ, sưng đau, chảy nước mắt, nhìn không rõ,
cận thị, quáng gà, hoa mắt.v.v…
2. Toản Trúc
Xác định huyệt: Nằm trên đầu trong của lông mày, Tĩnh Minh thẳng lên.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt, nhìn không rõ, chảy nước mắt
do gió tạt, mắt đỏ, sưng đau.
3. Thiên Trụ
Xác định huyệt: Sau gáy, nơi chân tóc, mỏm gai C1 ngang ra 1,3 tấc.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, cứng mỏi gáy, ngạt mũi, đau lưng, đau
vai.
4. Đại Trữ
Xác định huyệt: Tại điểm mỏm gai D1 ngang ra 1,5 thốn.

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ho, khó thở, tức ngực, thổ huyết, cơ vai bị thương
tổn do lao động.
5. Phế Du
Xác định huyệt: Ở chỗ lồi đốt sống thứ 3, (D3) nằm ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Nôn, nấc, khó thở, ho, đổ mồ hôi trộm, nóng, thổ
huyết.v.v…
7. Can Du
Xác định huyệt: Điểm gai D9 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Hoàng Đản (vàng da), đau sườn, đỏ mắt, hoa
mắt, động kinh, đau ngực.v.v…
8. Tỳ Du
Xác định huyệt: Cách điểm mỏm gai D11 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Chướng ngực, nôn mửa tả, sưng bọng đái,
đau lưng.v.v…
9. Vị Du
Xác định huyệt: Cách mỏm gai D12 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau khoang dạ dày, nôn mửa, chướng bụng, sôi
bụng, đau lưng, đau sườn.
10. Tam Tiêu Du
Xác định huyệt: Cách điểm gai của đốt xương sống thắt lưng L2 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau lưng đau eo, sôi bụng, chướng bụng, nôn
mửa, tiết tả, sựng bọng đái.v.v…
11. Thận Du
Xác định huyệt: Cách điểm mỏm gai đốt thắt lưng L2 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ù tai, điếc tai, đau eo, đái rắt, di tinh, liệt dương,
kinh nguyệt không đều, bạch đái, sưng họng đái.v.v…
12. Tiểu Trường Du
Xác định huyệt: Điểm mỏm gai xương hông S1 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau eo, di tinh, đái ra máu, trướng, đau bụng
dưới, lị, bí tiện.

13. Bàng Quang Du
Xác định huyệt: Điểm mỏm gai xương hông S2 ngang ra 1,5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Tiểu tiện không thông, đái rắt, tiết tả, bí tiện.
14. Thừa Phù
Xác định huyệt: Giữa nếp lằn mông
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau lưng, eo, mông, đau dây thần kinh toạ, chi
dưới tê mỏi, trĩ, bí tiện.
15. Uỷ Trung
Xác định huyệt: Giữa nếp lằn ở kheo chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau vùng thắt lưng, đau thần kinh toạ…
16. Trí Thất
Xác định huyệt: Dưới Uỷ trung giữa bắp cẳng chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Di tinh, liệt dương, sưng bọng đái, cứng, đau eo,
cột sống.
17. Thừa Sơn
Xác định huyệt: Nằm dưới phần bắp cẳng chân
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau eo, trĩ, bí tiện
18. Côn Lôn
Xác định huyệt: Khe hõm sau mắt cá ngoài.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Trĩ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mỏi gáy, thần
kinh bàn toạ, đau eo mông, sưng đau gót chân.
19. Thân Mạch
Xác định huyệt: Nằm ở điểm lõm dưới mắt cá ngoài.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Trĩ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, đau
mỏi eo chân.
X. Kinh thận ở chân (thiếu âm)
Hướng luân chuyển: Đường kinh mạch luân chuyển bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út, vào lòng
bàn chân huyệt Dũng Tuyền, dọc theo phía trong bàn chân, đi sau mắt cá trong tiến lên phần trên
của chi dưới, mặt trong đùi lên vùng bụng, chấm dứt tại huyệt Du Phủ ở ngực. Từ chân lên ngực

dọc kinh mạch có 27 huyệt, cả hai bên có 54 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh có liên quan đến hệ thống sinh dục, tiết
niệu, vai, phổi, đau cổ họng và bệnh ở những nơi kinh mạch đi qua.
1. Dũng Tuyền
Xác định huyệt: Nằm ở 1/3 chiều dài lòng bàn chân, khi co bàn chân lại, huyệt nằm ở điểm
lõm dưới lòng bàn chân.
2. Nhiên Cốc
Xá c định huyệ t: Bê n dướ i mắ t cá trong cạ nh nghiê ng củ a bà n châ n, nơi vệ t lõ m giữ a điể
m vồ ng lê n ở lò ng bà n châ n.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Kinh nguyệt không đều, di tinh, ho ra máu, tiết tả, tiểu đường.
3. Phục Lưu
Xác định huyệt: Cách mắt cá chân trong 2 thốn lên phía trên huyệt Thái Khê.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tả tiết, chướng bụng, sưng chân, mồ hôi trộm
4. Âm Cốc
Xác định huyệt: Hơi cong đầu gối, nằm giữa 2 gân nơi đầu nếp nhăn kheo chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Di tinh, liệt dương, sa nang, kinh nguyệt không
đều, tiểu tiện khó, đau mỏi đầu gối, kheo chân.
XI. Kinh tâm bao ở tay (quyết âm)
Hướng luân chuyển: Kinh mạch luân chuyển bắt đầu từ huyệt thiên chì bên ngoài đầu vú ở vùng
ngực,
Nội quan chạy qua phần giữa bên trong của chi trên, chấm dứt tại huyệt Trung Xung ở ngón tay.
Từ ngực tới tay, dọc kinh mạch có 9 huyệt, cả hai bên có 18 huyệt. Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị
được các bệnh: Các bệnh về tim, ngực, dạ dày, thần trí và các bệnh nơi kinh mạch chạy qua.
1. Nội Quan
Xác định huyệt: Cách giữa đường viền cổ tay, lên trên 2 thốn, giữa hai gân tay.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau tim, tim đập loạn nhịp, đau dạ dày, đau bụng,
mất ngủ, hoa mắt, đau nửa bên đầu, bệnh tâm thần.
2. Đại Lăng
Xác định huyệt: Nằm giữa 2 gân, giữa đường viền cổ tay

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau ngực đau eo, đau tim, tim đập loạn nhịp, đau
dạ dày, nôn mửa, mụn nhọt, động kinh.
3. Lao Cung
Xác định huyệt: Giữa lòng bàn tay nắm tay lại huyệt ở khe của ngón thứ 3 và thứ 4.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau tim, co giật, hôi mồm, nôn mửa.v.v…
XII. Kinh tam tiêu (thiếu dương) ở tay
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt Quan Xung ở đoạn đầu ngón tay
đeo nhẫn, chạy dọc theo giữa phần ngoài tay, qua phần cạnh của cổ, sau tai, thái dương, chấm dứt
tại huyệt Ty Trúc
Không tại cuối lông mày. Từ tay lên đầu, dọc kinh mạch có 23 huyệt, hai bên phải trái cả thảy có
46 huyệt.
1. Ngoại Quan
Xác định huyệt: Giữa hai xương cẳng tay, cách ngấn cổ tay lên 2 thốn, đối diện với Nội quan.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, đau khớp chi trên, bại liệt nửa người,
nhức mỏi gáy, điếc tai, váng tai, cảm mạo.v.v
2. Chi Câu
Xác định huyệt: Cách huyệt ngoại quan 1 thốn lên trên
Hình 10: Vị trí các huyệt của Kinh Tam tiêu (từ lưỡi đến bàng quang) ở tay (Thiếu dương)
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ù tai, điếc tai, nôn mửa, bí tiện.
3. Ế Phong
Nhĩ Môn
Ế Phong
Chi Câu
Ngoại Quan
Xác định huyệt: Nơi vết lõm dưới rái tai.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Điếc tai, ù tai, bệnh về mắt, đau răng, viêm khớp hàm dưới, tê liệt thần kinh mặt.
4. Nhĩ Môn
Xác định huyệt: Há miệng ra, huyệt nằm ở điểm hõm trước bình tai.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ù tai, điếc tai, đau răng

5. Tỳ Trúc Không
Xác định huyệt: phần hõm vào ngay đuôi lông mày.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt, mắt đau đỏ.
XIII. Kinh mặt (đởm) ở chân (thiếu dương)
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt Đồng Tử liêu bên ngoài mi mắt,
qua sau tai tới phần cổ, cơ ngực, bên eo, xuống qua phía ngoài chi dưới, chấm dứt tại huyệt Túc
Khiếu âm tại phần ngoài đầu ngón chân thứ 4. Từ đầu xuống chân, dọc kinh mạch có 44 huyệt, hai
bên phải trái tổng cộng có 88 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Bệnh ở bên đầu và bệnh ở ngũ quan, bệnh thuộc hệ thống thần kinh liên sườn, thần kinh toạ và
các chứng bệnh nơi kinh mạch đi qua.
1. Đồng Tử Liêu
Xác định huyệt: Cách đuôi mí mắt 5 phân, nơi điểm hõm bên cạnh xương sọ.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, mắt sưng đau, đỏ, mộng mắt.
2. Thính Hội
Xác định huyệt: Phía trước tai, ngang chân nắp tai, há miệng ra sẽ thấy lõm xuống.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tai điếc, ù tai, đau răng, tê liệt thần kinh vùng
mặt.
3. Thượng Quan
Xác định huyệt: Trước tai, phía trên lưỡng quyền
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, điếc tai, ù tai, đau răng, méo mồm, lệch
mắt.
4. Dương Bạch
Xác định huyệt: Mắt nhìn thẳng, huyệt nằm cách lông mi lên trên 1 thốn, thẳng đồng tử.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, đau mắt, nhìn vật không rõ.
5. Phong Trì
Xác định huyệt: Phía ngang đầu xương hộp sọ, từ
Phong phủ ngang ra 2 tấc, nằm giữa phần hõm bên ngoài cơ gân gáy.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, cảm, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mỏi
gáy, cao huyết áp, trúng phong.v.v…

6. Kiên Tỉnh
Xác định huyệt: Nằm ở trung điểm đường nối giữa đốt cổ thứ 7 và điểm nổi gồ trên vai, nơi cao
nhất ở vai (huyệt Kiên Ngung).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mỏi gáy, đau vai, đau lưng, trúng gió, hoa mắt
chóng mặt, viêm tuyến sữa, sữa không xuống.v.v…
7. Hoàn Khiêu
Xác định huyệt: Ở vùng mông, phía đùi bên ngoài, (trên xương cụt 2 thốn) khoảng 1/3 khe do
xương hông tạo thành khi vặn mình, hõm trên mấu chuyển lớn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau lưng, bán thân bất toại, chi dưới đau nhức,
bệnh về thần kinh toạ.v.v…
8. Phong Thị
Xác định huyệt: Chính giữa đùi phía ngoài, cách ngấn kheo lên trên 7 thốn. Đứng thẳng tay xuôi,
đầu ngón tay giữa là huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Bán thân bất toại, chi dưới đau nhức, bệnh thần
kinh toạ, đau sườn, cước khí.v.v…
9. Dương Lăng Tuyền
Xác định huyệt: Phần lõm nằm dưới khớp gối, trên phần bụng chân, nơi có vết lõm vào ở
phần ngang bên cạnh ngay dưới khớp gối.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau sườn, nôn mửa, bán thân bất toại, co giật
hoặc đau nhức chi dưới, đau thần kinh toạ, viêm gan, chứng kinh phong ở trẻ nhỏ.
10. Dương Phụ
Xác định huyệt: Nằm giữa cơ ngắn bụng chân và cơ dài phần sống chân, thẳng đỉnh mắt cá chân
lên 4 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau nửa bên đầu, đau nách dưới, đau phía ngoài
chi dưới.
11. Huyền Chung
Xác định huyệt: Giữa cơ bụng chân và cơ sườn chân, phía trên cách đầu mắt cá ngoài 3 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Cứng cổ cứng gáy, đau sườn, đau đầu gối, cẳng chân, bán thân bất toại.
12. Khâu Khư

Xác định huyệt: Lõm phía dưới mắt cá ngoài chân, nơi hõm khuất phía ngoài chùm gần trên
mu bàn chân.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau gáy, đau cổ, sưng nách dưới, nôn mửa, tê liệt
chi dưới, sưng đau mắt cá phía ngoài.
XIV. Kinh gan (can) ở chân (quyết âm)
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt Đại Đôn nơi đầu ngón chân cái,
dọc theo mu chân hướng lên trên qua phần trong chi dưới, chạy vòng qua bộ phận sinh dục ngoài
lên bụng, chấm dứt tại huyệt kỳ môn giữa khe do cơ số 6 tạo ra phía dưới vú. Từ chân lên tới bụng,
dọc kinh mạch có 14 huyệt, hai bên phải trái tổng cộng có 28 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh về gan, bệnh rong hệ thống đường sinh
dục, tiết niệu và những bệnh nằm trong vùng kinh mạch chạy qua.
1. Thái Xung
Xác định huyệt: Trên mu bàn chân, giữa điểm lõm được tạo thành bởi xương thứ nhất và xương
thứ 2 (ngón chân cái và ngón chân trỏ) lên 2 tấc.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt sưng đau, đỏ,
đau sườn, sa nang, đái rắt, kinh nguyệt không đều, động kinh, chứng kinh phong ở trẻ nhỏ, tê liệt
chi dưới.v.v…
2. Trung Phong
Xác định huyệt: Trước mắt cá chân phía trong 1 thốn, điểm lõm vào do cơ trước của xương ống
chân và cơ gân tạo thành.
Xoa bó p, bấ m huyệ t nà y sẽ trị đượ c cá c bệ nh: Di tinh sá n
3. Khúc Tuyền
Xác định huyệt: Nằm ở khớp đầu gối phía trong, nếp gấp kheo.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau bụng dưới, di tinh, đau trong khớp gối.
4. Chương môn
Xác định huyệt: Điểm đầu xương sườn cụt thứ 11.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Chướng bụng, tiết tả, tiêu hoá không tốt, đau sườn.v.v…
5. Kỳ Môn
Xác định huyệt: Giữa khe xương sườn số 7 tạo thành, với đường thẳng qua đầu vú xuống.

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Ngực, sườn sưng đau, trướng bụng, nôn mửa đau thần kinh liên sườn, viêm tuyến sữa.v.v
XV. Đốc mạch (mạch có vai trò chỉ huy toàn cơ thể)
Hướng luân chuyển: Kinh huyệt luân chuyển bắt đầu từ Hội âm qua huyệt trường cường dưới
đốt xương cụt, tiến lên theo đường cột sống, qua gáy, đỉnh đầu xuống vùng trán chấm dứt tại huyệt
Ngân giao ở môi trên. Dọc theo hướng đi của kinh mạch có 26 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các bệnh về thần kinh, hô hấp, tiêu hoá, tuần
hoàn, hệ thống tiết niệu, và các bệnh trên vùng đầu, gáy, lưng, eo, hông.
1. Trường Cường
Xác định huyệt: Thẳng dưới xương cụt 5 phần đầu chót xương cụt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Tiết tả, bí tiện, trĩ, di tinh, lòi dom.
2. Mệnh Môn
Xác định huyệt: Bên dưới đốt xương thắt lưng L2.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều, đái
hạ, cứng đau cột sống eo.
3. Đại Chuỳ
Xác định huyệt: Bên dưới điểm nổi gồ tại đốt xương cổ thứ 7.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Cứng cột sống gáy, mỏi gáy, cảm, viêm khí quản, khó thở, sốt rét, động kinh.
4. Á Môn
Xác định huyệt: Chính giữa gáy, điểm lõm cách chân tóc 5 phân, giữa đốt cổ C1 và C2.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Cứng gáy, đau sau đầu, khản tiếng, chảy máu mũi.
Các bệnh của phần ngực
Tiền Đình
Bách Hội
Phong Phủ
Á Môn
Đại Chuỳ
Mệnh Môn

Trường Cường
5. Phong Phủ
Xác định huyệt: Phía trên chân tóc giữa gáy 1 thốn, lõm dưới lồi xương chẩm.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, cổ họng sưng đau,
bán thân bất toại.v.v…
6. Bách Hội
Xác định huyệt: Từ chân tóc thẳng lên 7 thốn hoặc giữa đường nối liền hai điểm cao nhất của
tai (gặp mạch Đốc).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt, trúng phong, loà, lòi dom.v.v
7. Tiền Đình
Xá c định huyệ t: Phía trướ c huyệ t Bá ch Hộ i 1 thố n 5 phâ n.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, váng đầu, trúng phong, ù tai, ngạt mũi,
lòi dom.
8. Thượng Tinh
Xác định huyệt: Trên chân tóc giữa trán 1 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, đau mắt, chảy máu mũi, sốt rét, động
kinh.v.v…
9. Thần Đình
Xác định huyệt: Thẳng sống mũi lên, cách chân tóc 5 phần lên trên.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ.
10. Nhân Chung:
Xác định huyệt: Nằm tại 1/3 vùng Nhân Trung (giữa mũi với môi trên).
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Chứng kinh phong ở trẻ nhỏ, cảm nắng, trúng gió,
tê liệt thần kinh vùng mặt, đau sườn, eo cấp tính, động kinh.
XVI. Nhâm mạch
Hướng luân chuyển: Đường kinh luân chuyển bắt đầu từ huyệt hội Âm giữa vùng Giang Môn
(hậu môn) vùng sinh trực khí (bộ phận sinh dục) chạy thẳng lên theo tuyến giữa thân, chấm dứt, tại
huyệt Thừa tương tại vết lõm dưới môi dưới. Từ dưới lên trên dọc kinh mạch có 24 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp,
tiêu hoá, tiết niệu, bộ phận sinh dục, và các bệnh trên vùng mặt, cổ, ngực, bụng, hội âm.v.v…

1. Khúc Cốt
Xác định huyệt: Nằm trên đường giữa thân, bờ trên của xương mu
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, sốt
rét, bí tiểu.
Hình 14: Vị trí huyệt Nhâm Mạch
2. Trung Cực
Xác định huyệt: Nằm dưới rốn 4 thốn, trên bờ khớp xương mu 1 tấc.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Di tinh, liệt dương, đái sót, kinh nguyệt không
đều, vô sinh.v.v…
3. Quan Nguyên
Xác định huyệt: Dưới rốn 3 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đái sót, đái rắt, bí đái, tiết tả, đau bụng, di tinh,
liệt dương, tảo tiết, kinh nguyệt không đều, đái hạ, vô sinh.v.v…
4. Khí Hải
Xác định huyệt: Dưới rốn 1,5 thốn
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau bụng, tiết tả, bí tiện, đái sót, di tinh, kinh
nguyệt không đều, hư thoát khí.v.v…
5. Thần Khuyết
Xác định huyệt: Chính giữa rốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, lòi dom.
6. Hạ Quản
Xác định huyệt: Nằm giữa thân, trên rốn 2 thốn
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau dạ dày, trướng bụng, kiết lỵ, sôi bụng, nôn
mửa.
7. Trung Quản
Xác định huyệt: Trên rốn 4 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau dạ dày, nôn mửa, trướng bụng, ỉa chảy.
8. Thượng Quản
Xác định huyệt: Nằm giữa thân, trên rốn 5 thốn.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau dạ dày, nôn mửa.

9. Cự Khuyết
Xác định huyệt: Nằm giữa thân, cách rốn 6 thốn lên trên.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Tâm hư, nôn mửa, yếu tim.
10. Đản Trung
Xác định huyệt: Giao điểm đường giữa thân và đường nối 2 núm vú.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ho, khó thở, đau ngực, tức ngực, tim đập loạn
nhịp, nôn mửa.v.v…
11. Thiên Đột
Xác định huyệt: Chính giữa điểm hõm trên xương ngực.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Ho, khó thở, cổ họng sưng đau, đau ngực, mất
tiếng.v.v…
12. Thừa Tương
Xác định huyệt: Giữa điểm hõm vào dưới giữa môi dưới
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh:
Méo mồm, sưng đau vùng dưới, chảy nước miếng, mất tiếng, động kinh.v.v…
XVII. Các huyệt bên ngoài kinh mạch
Các huyệt nằm ngoài kinh mạch không được liệt vào hệ thống huyệt trong thập tứ kinh. Những
huyệt đạo này đều có tác dụng đặc biệt đối với vấn đề trị liệu một số chứng bệnh nhất định. Trong
quyển sách này, chúng tôi xin giới thiệu một số huyệt ngoài kinh mạch sau:
1. Ấn Đường
Xác định huyệt: Nằm giữa đường nối 2 đầu lông mày.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, chứng kinh
phong ở trẻ em, các bệnh về mũi.v.v…
2. Thái Dương
Xác định huyệt: Nơi hõm xuống phía trên đuôi mắt, phần nghiêng của đầu.
Hình 15: Huyệt Ấn Đường, Thái Dương và Ngư Yêu
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu, liệt mặt, các bệnh về mắt.v.v…
3. Ngư Yêu
Xác định huyệt: Nằm ở giữa lông mày.

Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mắt sưng, đau đỏ.
4. Hoa Đà Giáp Tích ở khe cột sống
Xác định huyệt: Cách mỗi điểm lõm phía dưới điểm gồ lên của các đốt xương sống, từ đốt thứ
nhất phần gáy tới đốt thứ 5 phần eo (thắt lưng) lệch ra ngoài 5 phân (xem bảng dưới đây):
5. Tất Nhãn
Xác định huyệt: Hai khe hõm ở hai bên đầu gối, được tạo bởi khớp xương bánh chè.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Đau đầu gối, sưng đau đùi, cẳng chân.
6. Bát phong
Xác định huyệt: Nằm giữa khe được tạo bởi 5 ngón chân, nơi tiếp giáp giữa ngón chân và mu
bàn chân. Hai bên phải trái có tất cả 8 huyệt.
Xoa bóp, bấm huyệt này sẽ trị được các bệnh: Mu bàn chân sưng đỏ.
Chương II: Cách xác định huyệt
I. Phương pháp đo bằng tay
3 thốn
Hình 18: Cách dùng đơn vị "thốn" để dò huyệt
Dùng chiều dài của đốt thứ hai ngón giữa của bệnh nhân để xác định huyệt. Độ dài của đốt thứ
2 ngón giữa và 1 thốn. Bề ngang được tạo ra khi áp bốn ngón tay trỏ, giữa, nhẫn, út, tính từ khớp
thứ 2 ngón trỏ và đốt thứ 2 ngón út tạo thành 3 thốn. (Trung chỉ đồng thân thốn là chiều dài của đốt
thứ hai ngón giữa của bệnh nhân khi họ co ngón tay vào. Mẫu chỉ đồng nhân thốn là chiều dài của
đốt thứ hai ngón trỏ của bệnh nhân khi họ co ngón tay vào. Hai kiểu đo trên đều được tính là 1
thốn).
II. Cách xác định huyệt đơn giản, tiện lợi
Dựa vào cơ thể biểu thị để dò huyệt - ví dụ huyệt.
Ấn Đường giữa hai đầu lông mày, giữa hai đầu vú để dò Đản Trung, thả lỏng tay dùng đoạn
ngón tay giữa dò Phong Thị, giao thoa một cách tự nhiên vùng hổ khẩu của hai tay; đầu ngón tay
trỏ chính là Liệt Khuyết.
Chương III: Phương pháp xoa bóp
Căn cứ vào hình thái động tác của thủ pháp, đại khái ta có thể chia ra làm: Thủ pháp loại lắc,
thủ pháp loại đấm, thủ pháp loại trấn động, thủ pháp lại vận động khớp.v.v…
Thủ pháp loại lắc có: Chỉ dồn (còn được gọi là nhất chỉ thiên), lăn, day.v.v…

Thủ pháp loại ma xát có: Xoa, xát, dồn, quệt, nhào.
Thủ pháp loại đè, ấn có: Ấn, đè, điểm, bấm, nắm, nặn, véo, vặt, túm, vỗ, dẫm.
Thủ pháp loại đấm có: Đấm, vỗ, phát, dúi, mổ.v.v…
Thủ pháp loại động có: Trần, lắc.
Thủ pháp loại vận động khớp có: Lắc, cõng, phách, nhổ (tuốt).v.v…
Ngoài ra còn có thủ pháp điểm huyệt chữa bệnh như: Ấn, đấm (còn được gọi là khấu huyệt hoặc
điểmđả), day bằng, áp phóng.v.v… Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp đơn
giản, tiện lợi thường được dùng.
I. Dồn
Còn gọi là đẩy. Tay áp vào da thịt, vận sức vào một điểm nhất định, hơi có sức đè, dồn đi theo
đường thẳng. Có thể phân thành dồn ngón tay, dồn lòng bàn tay, dồn bằng nắm đấm.v.v… Có tác
dụng làm lưu thông kinh lạc, điều hoà khí huyết, giảm bầm tím, tiêu sưng, chống co giật, giảm
đau.v.v… Thích hợp dùng trên toàn thân.
Dồn ngón tay: Dùng khớp ngón hoặc đầu ngón tay cái dồn đẩy trên vùng kinh lạc hoặc bó cơ
theo phương nằm ngang. Thích hợp áp dụng ở vai, lưng, ngực, bụng, eo, mông và tứ chi. Thường
dùng trị các chứng phong thấp, tê bại, đau, chuột rút, co cơ gân vốn là những bệnh ở vùng phần
mềm.
Hình 19: Cách đẩy khi gấp ngón tay và thẳng ngón tay
Dồn bàn tay: Dùng lực sườn, cạnh bàn tay hoặc ức bàn tay dồn đẩy theo một hướng nhất định.
Có thể kết hợp với tay bên kia đè lên để tăng lực đè. Thường được áp dụng vào những vùng có diện
tích khá lớn như eo lưng, ngực, bụng và đùi.v.v… Có tác dụng chữa các bệnh như đau lưng, mỏi
lưng, sưng đau ngực bụng.v.v…
Hình 20: Cách đẩy dùng lòng bàn tay
Dồn bằng nắm đấm: Nắm tay lại, dùng sức khớp tiếp giáp với mu bàn tay của 4 ngón trỏ, giữa,
nhẫn, út dồn đẩy theo một hướng nhất định. Cách này tạo ra lực kích thích rất mạnh, thích hợp sử
dụng vào các vùng bị thương tổn do lao động như eo lưng, đùi hoặc những người bị mắc chứng
phong thấp, tê bại khiến cảm giác bị kém đi.
II. Phương pháp ấn
Dùng sức của đầu ngón tay, lòng bàn tay hoặc cùi trỏ ấn vào một vùng nào đó, dùng sức ấn dần
xuống.

Có thể chia thành ấn ngón tay, ấn lòng bàn tay và ấn bằng cùi trỏ. Có tác dụng lưu thông, thả
lỏng kinh mạch, khai thông những nơi bế tắc, tập trung sức nóng làm tan khí hàn, hoạt huyết, giảm
đau.
Ấn ngón tay: Dùng sức đầu ngón tay cái hoặc đốt thứ hai ngón trỏ, giữa ấn xuống, thường dùng
tại các huyệt hoặc A thị huyệt. Phương pháp này có diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ, dễ khống chế,
điều tiết sức mạnh hay nhẹ, thích hợp cho toàn thân, có tác dụng đả thông những điểm bế tắc rất tốt,
tán hàn, giảm đau.
Hình 22: Phương pháp ấn bằng ngón tay
Ấn lòng bàn tay: Dùng sức của cả lòng, cạnh bàn tay ấn xuống, có thể dùng một tay hoặc dùng
tay kia đặt chồng lên để ấn. Thích hợp cho những nơi có bề mặt tiếp xúc to, bằng phẳng, dùng trong
trị liệu các chứng như đau lưng mãn tính, chuột rút cơ eo lưng, hoặc vùng cột sống đau mỏi.
Ấn bằng cùi tay: Gập cánh tay lại dùng phần nhọn của khuỷu tay. Thường dùng cho các bộ phận
như eo, mông hoặc huyệt Hoàn Khiêu; trị liệu cho các chứng căng cứng cơ eo, eo đùi nhức
mỏi.v.v…
Hình 24: Phương pháp ấn bằng khuỷu tay
III. Phương pháp bấm
Dùng ngón tay ấn xuống huyệt được gọi là phương pháp bấm, còn được gọi là phương pháp chỉ
thiết hay chỉ trâm (hình 24). Thích hợp dùng cho tất cả mọi huyệt đạo trên toàn thân, thường dùng
trị liệu các chứng cấp tính như khơi chỗ tắc, giải chỗ tê, cảm nắng hoa mắt chóng mặt, kinh
phong.v.v… Khi áp dụng phương pháp này tác động lên Nhân Trung, Thái Xung, Hợp Cốc, Nội
Quan.v.v… Có tác dụng trấn kinh (trấn tỉnh) an thần, hoạt huyết giảm đau.
Hình 25: Phương pháp bấm
IV. Phương pháp nắm
Dùng ngón tay cái và 2 ngón tay trỏ, giữa như một gọng kìm, dùng sức nắm lấy một điểm hoặc
một huyệt nào đó để nặn hoặc kéo lên. Thường được áp dụng tác động lên phần gáy, cổ, có tác
dụng đuổi phong tán hàn, trấn tĩnh giảm đau, khai những nơi bế tắc, gây hứng phấn.v.v…
V. Phương pháp xoa
Dùng bề mặt các ngón tay hoặc cả lòng bàn tay xoa theo đường thẳng hoặc hình tròn trên một
vùng nhất định, có thể chia thành xoa ngón tay và xoa bàn tay. Có tác dụng hoa trung lý khí, tiêu ứ
giải ngưng, điều tiết dạ dày co bóp, hoạt huyết tan xưng.v.v…

Xoa ngón tay: Áp bề mặt các ngón tay lên vùng cần trị liệu; dùng cổ tay hoặc cánh tay làm động
tác xoa tròn.
Hình 27: Phương pháp xoa bằng ngón tay
Xoa lòng bàn tay: Áp toàn bộ lòng bàn tay lên vùng cần trị liệu, dùng sức cổ tay, cánh tay làm
động tác xoa tròn. Phương pháp xoa thường được áp dụng khi tác dụng lên các vùng ngực, bụng,
eo, lưng. Trị liệu các bệnh như chướng sưng ngực sườn, đau dạ dày, đau bụng do ăn uống, bí tiện,
tiêu hoá không tốt.v.v… vốn là những bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hoá.
Hình 28: Phương pháp xoa bằng lòng bàn tay
VI. Phương pháp xát
Dùng lòng bàn tay áp chặt vào da thịt, hơi dùng sức ấn xuống và làm động tác ma xát theo chiều
từ trên xuống dưới hoặc từ phải sang trái khiến vùng bị ma xát nóng lên ở một mức độ nhất định.
Có thể chia ra thành xát bàn tay, xát cạnh bàn tay và xát bằng Ngư tế (mô ngón cái) (phần cạnh bàn
tay, nơi tiếp giáp của ngón cái và bàn tay). Phương pháp xát thường được áp dụng để tác động lên
các vùng vai, lưng, bụng; trị liệu các bệnh có liên quan đến đường hô hấp, tiêu hoá, và thể hư, thoát
lực.v.v… Phương pháp xát bằng ngư tế thường dùng trị liệu cho vùng gân, cơ bị thương ở tứ chi,
phần mềm sưng đau, khớp cử động khó. Xát cạnh bàn tay thường dùng để tác động lên các vùng
vai, lưng, sườn, mông và chi dưới, trị liệu các chứng như eo, lưng tê, đau, phong, thấp, co rút cơ,
gân, dương hư.v.v…
Hình 29: Phương pháp xát
1. Xát bằng Ngư tế, (mô ngón tay cái)
2. Xát bằng lòng bàn tay
3. Xát bằng cạnh bàn tay
Phương pháp xát là thủ pháp thao tác trực tiếp lên bề mặt vùng cần trị liệu. Khi tiến hành xát,
nên bôi lên đó một chút dầu trơn, ví dụ như dầu Đông Thanh Cao chẳng hạn… Như vậy có thể bảo
vệ da, đề phòng khi sát khiến da bị xước lại có thể khiến sức nóng do ma sát tạo ra được ngấm sâu.
VII. Phương pháp day
Phương pháp day là dùng vùng lòng ngón tay, ức bàn tay hoặc cạnh bàn tay áp lên một bộ phận
hoặc một huyệt nhất định nào đó, làm động tác day tròn nhẹ nhàng và chậm rãi. Có thể chia ra các
cách: day ngón tay, day bàn tay - có tác dụng thoát hung lý khí, kiện tỳ hoà vị, hoạt huyết tan sưng,
tiêu bầm giảm đau.v.v…

Hình 30: Phương pháp day bằng ngón tay
1. Day bằng một ngón
2. Day bằng bốn ngón
Day bằ ng bà n tay: Dù ng ứ c bà n tay hoặ c cạ nh bà n tay, thả lỏ ng cổ tay, là m độ ng tá c day
và cá nh tay, sứ c đè lê n nhẹ nhà ng. Thườ ng dù ng trong trị liệ u cá c bệ nh như sưng, đau khoang
dạ dà y, đau bụ ng, tứ c ngự c, đau sườ n và cá c vế t sưng đỏ , đau do ngoạ i thương ở phầ n mề m.
Hình 31: Phương pháp day bằng bàn tay
VIII. Phương pháp xoa
Dùng hai lòng bàn tay áp vào hai bên của một vị trí nhất định trên chi, dùng lực theo chiều
ngược nhau, làm động tác xoa day tốc độ nhanh với chiều ngược nhau của hai tay. Thường dùng
tác động lực lên các bộ phận như: tứ chi, cơ sườn - có tác dụng lưu thông kinh mạch, hành khí hoạt
huyết, tan cơ.
IX: Phương pháp đấm
Tay nắm hờ, đấm khe khẽ, hai tay thay nhau đấm trên và dưới theo kiểu đánh trống. Cũng có thể
áp hai bàn tay vào nhau, năm ngón tay khẽ mở, dùng phần cạnh (nơi ngón út) của hai bàn tay đánh
nhẹ lên một vùng nhất định (ta gọi là băm). Có thể dùng phương pháp này tác động lên vai, lưng
hoặc tứ chi, có tác dụng thả lỏng cơ gân, giảm mệt mỏi.
X. Phương pháp nắn
Đó là phương pháp dùng sức của hai ngón tay nắn, đè lên huyệt. Khi đè, nắn thông thường người
ta dùng hai ngón cái và trỏ. Có thể dọc theo hướng luân chuyển của đường kinh mạch tiến hành nắn
ở hai bên hoặc trong một lúc nắn nhiều huyệt đạo trên hai đường kinh mạch, như nắn huyệt gáy,
nắn cột sống.v.v…
Khi tiến hành thao tác nắn, lực nắn luôn từ nhẹ mạnh dần lên, đến khi bệnh nhân có cảm giác
"tắc khí" có thể giữ thêm vài chục giây nữa hoặc từ từ thả ra, sau đó lại tiếp tục làm như lúc trước.
Số lần làm và thời gian nắn huyệt nên vận dụng linh hoạt tuỳ theo bệnh và đòi hỏi của phương pháp
trị liệu, thông thường mỗi huyệt trong khoảng từ 2-5 phút là được.
Phương pháp nắn thường dùng để tác động lực lên các bộ phận và huyệt đạo vùng tứ chi. Nó có
tác dụng đả thông kinh lạc, thông nơi bế tắc, hoạt huyết tản bầm, trấn kinh giảm đau, tỉnh lão khai
tắc, điều chỉnh tạng phủ.v.v… Đặc biệt thích ứng khi áp dụng vào chữa một số bệnh cấp, mãn tính.
XI. Phương pháp lăn

Dùng mu bàn tay, ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ đặt lên một vị trí nhất định nào
đó; sau đó làm động tác co duỗi cổ tay, chuyển động ra hướng ngoài khiến phần mu bàn tay liên tục
lăn qua lăn lại. Động tác này được gọi là lăn; thích hợp khi tác động lực lên các vùng cơ thịt nổi cao
như lưng, vai, eo, mông. Có tác dụng như kinh hoạt lạc bôi trơn khớp, giảm đau trừ tê mỏi. Khi làm
động tác này, vùng vai và vùng khuỷu tay nên thả lỏng; khi lăn yêu cầu động tác đều, liên tục, tăng
dần áp lực, tránh ma xát, kích động hoặc băm.
Chương IV: 8 nguyên tắc cơ bản và những điều đặc biệt lưu ý khi xoa bóp huyệt
I. 8 nguyên tắc lớn (bát đại pháp tắc)
Trong Đông y, người ta căn cứ vào những khác nhau về bệnh tình, tình trạng và sinh lý để tìm
ra nguyên tắc trị bệnh, chia phương pháp trị bệnh bằng xoa bóp ra làm "Ôn, thông, bổ, tả, hãn, hoà,
tán, thanh". Đó là tám nguyên tắc cơ bản trong xoa bóp huyệt.
1. Nguyên tắc ôn
Phương pháp ôn có tác dụng ôn dương phù chính, có thể làm tiêu trừ hàn khí, âm hàn hay còn
được gọi với cái tên khác là "hàn giả ôn chi". Trong xoa bóp thường dùng các động tác dồn, đè,
xoa, day là những động tác có tác dụng làm nóng, đạt tới mục đích ôn dương khử hàn (dùng nhiệt
độ nóng (dương) để đuổi hàn khí). Ví dụ: trong khi trị liệu chứng thống kinh, đau bụng, lạnh bụng
ở phụ nữ, người ta thường day huyệt Bát Phong, đè Tam Âm Giao.v.v… Khi trị các chứng phong
hàn, cảm mạo, người ta thường áp dụng day Đại Chuỳ, xát Nghinh Hương.v.v… Đúng như
câu "Ân chi đắc nhiệt khí chí, nhiệt khí chí đắc thống chỉ" (ấn đè cho khí nóng tới, khí nóng tới sẽ
hết đau) trong "Tố Vấn" đã viết.
2. Nguyên tắc thông
Phương pháp thông có tác dụng điều hoà doanh vệ, đả thông kinh lạc. Xoa bóp theo hướng
luân chuyển của kinh mạch có thể làm thông những nơi tắc mà "thông tắc bất thống”. Phương pháp
thông có thể làm hoạt huyết, hoá bầm, tiêu trừ sưng chướng; trị được các bệnh do huyết bầm ngưng
tụ không thông, kinh lạc bế tắc gây ra. Phương pháp thông chủ yếu gồm các động tác xoa, ấn,
dồn.v.v…
3. Nguyên tắc bổ
Phương pháp bổ là vận dụng các thủ pháp có tác dụng bổ ích để bù đắp những khiếm khuyết của
thể chất hoặc cơ năng trong bản thân, phù chính khu tà, từ đó tiêu trừ các chứng bệnh do hư nhược
gây ra. Phương pháp bổ được áp dụng rất rộng như hao hụt khí huyết, tỳ vị hư nhược, nóng nảy,

bồn chồn, ra mồ hôi trộm, di tinh.v.v… Phương pháp bổ thường dùng các động tác hài hoà. Xoa
bóp dọc theo kinh mạch gọi là bổ, xoa bóp ngược với kinh mạch gọi là tả. Trong lúc thực hiện động
tác day, xoa, làm theo chiều kim đồng hồ gọi là bổ, ngược chiều kim đồng hồ gọi là tả. Trong lúc
xác định huyệt, đè từ từ và nhấc lên từ từ gọi là bổ; đè thật nhanh, nhấc lên thật nhanh gọi là tả.
4. Nguyên tắc tả
Phương pháp tả là một cách dồn những điểm ứ đọng, bế tắc trong thân thể, tả kỳ hiển tà. Dùng
trị các bệnh về thấp trong thời kỳ lâm sàng. Ngoài tác dụng thông, tiện xa, khi áp dụng phương
pháp này vào chữa trị các bệnh mang tính nhiệt, nó còn tác dụng bài trừ tà nhiệt, có tác dụng thanh
nhiệt. Các chứng bệnh do tà thấp gây ra thường khiến chướng bụng, đầy bụng, ứ hơi nóng do hoả
vượng, bí tiểu tiện. Ta đều có thể dùng phương pháp này để trị.
5. Nguyên tắc hãn
Hãn là đổ mồ hôi, có nghĩa là phát tán khiến tà bệnh bị hoá giải từ bên ngoài. Trong "nội kinh"
nói: "tà tại bì giả, hạn nhi phát chi, thế nhược phiếm viêm, hạn xuất khi tán". Phương pháp hãn có
tác dụng khu phong tán hàn, khai thông thấu lý. Ví dụ như khi bị ngoại cảm phong hàn, dùng
phương pháp nắm trước nhẹ sau mạnh, tăng cường kích thích khiến lực tác dụng thẩm thấu dần
dần, nặng tất sinh ôn, khiến toàn thân toát mồ hôi, đạt tới mục đích trừ hàn giải biểu. Nếu mắc
chứng ngoại cảm phong nhiệt nên dùng phương pháp đánh nhẹ, nhu hoà mà nhanh khiến thấu lý
được mở ra. Khi làm thuật này, người bệnh cảm thấy thư thái, dễ chịu, bên ngoài cơ thể rịn mồ hôi,
ẩm tất tà bệnh tự tan.
6. Nguyên tắc hoà
Trong "nội kinh" nói "bệnh tại mạch, điều chi huyệt, bệnh tại huyệt, điều chi lạc; bệnh tại khí
điều chi vị". Hoà có nghĩa là điều hoà. Phàm bệnh khi nửa rõ nửa không, không nên để người bệnh
toát mồ hôi, nôn, tả, ta nên dùng phương pháp hoà để điều trị cho họ. Khi tiến hành xoa bóp theo
phương pháp hoà, tư pháp nên bình ổn, nhu hoà. Có thể dùng điều trị các chứng khí huyết bất hoà,
kinh lạc không thông, âm dương không đều, gây ra bệnh. Ví dị tỳ vị bất hoà, can vị khí thống, kinh
nguyệt không đều, sưng đau toàn thân, sưng đau ngoại khoa.v.v… đều có thể dùng phương pháp
hoà để điều trị.
7. Nguyên tắc tán
Tán tức là tiêu tán, sơ tán, phân tán. Phương pháp tán có thể làm "kiên giả tiêu chi, kết giả tán
chi, hữu hình dụng tiêu pháp, vô hình dụng tán pháp" (điểm nghẽn thì tiêu, điểm kết thì tán, có hình

thì tiêu, vô hình thì tán). Tiêu pháp và tán pháp tuy hình thức giống nhau nhưng thực tế không phải
là một. Tán thì nhanh mà tiêu thì chậm. Phương pháp tán có thể làm lưu thông những nơi kế tụ, đưa
tới tác dụng "phù nhi tán chi, tiêu nhi tán chi".
8. Nguyên tắc thanh
Phương pháp thanh có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng can, trừ sốt giải khát. Trong "Nội kinh" nói:
"nhiệt giả thanh chi" và cái gọi là phương pháp thanh chủ yếu dùng trị liệu những bệnh mang tính
nhiệt, thường dùng trị các loại bệnh cần thanh nội nhiệt (làm mát bên trong); thông bí tiện (giúp bí
tiện được đại, tiểu tiện rõ ràng); ninh tâm thần (giúp tinh thần thoải mái); khi phiền não (giúp hết
phiền não, bực tức); bình can hoả (dẹp sức nóng trong gan).
II. Những điều đặc biệt lưu ý khi xoa bóp
Thủ pháp là vấn đề quan trọng nhất trong xoa bóp chữa bệnh. Kỹ thuật là bề ngoài, khéo léo phải
bắt đầu từ bên trong, thủ tuỳ tâm chuyển (tay làm theo tâm), pháp tùng thủ xuất (phương pháp xuất
phát từ tay). Các loại hình thức thủ pháp và thủ pháp khéo léo đều phải trải qua tập luyện công phu.
Thường được nói gọi bằng tám chữ: "nhu hoà, mạnh mẽ, thẩm thấu, kiên trì".
1. Nhu hoà : Nhu hoà chỉ thủ pháp cần đều đặn, có tiết tấu, bình ổn nhưng có tính đàn hồi, cần
nhẹ nhàng mà không hời hợt, mạnh mà không trệ. Tốc độ của thủ pháp không nên lúc nhanh lúc
chậm, lực đè không nên lúc nhẹ lúc nặng. Thủ pháp không nên cứng rắn, thô bạo, càng không được
làm thương tổn tới da thịt, cơ và các bộ phận khác.
2. Mạnh mẽ : Cùng với nhu hoà còn cần có cả mạnh mẽ. Mạnh mẽ ở đây là chỉ mức độ vận
dụng lực. Thủ pháp xoa bóp cần có một nguồn áp lực nhất định thì kinh mạch mới phát sinh phản
ứng đắc khí, từ đó đạt tới mục đích của trị bệnh. Mức độ vận dụng lực trong thủ pháp cần căn cứ
vào thể chất của người bệnh, chứng bệnh, nơi mắc bệnh - vốn là những đặc điểm không đồng nhất
cho nên phải để nắm bắt nó một cách linh hoạt.
3. Thẩm thấu và kiên trì: Sau khi thủ pháp đã ở một mức độ vận dụng lực, biên độ, tốc độ, độ
mềm và dai nhất định, trên cơ sở nhu hoà và mạnh mẽ, ta có thể đạt tới yêu cầu thẩm thấu. Lại cùng
với vấn đề công lực không ngừng tăng lên, thủ pháp ngày càng điêu luyện, dần dần đạt đến mức độ
lâu dài và có sức nhẫn nại.
Chương V: Các loại chất liệu hỗ trợ khi xoa bóp huyệt
Trong khi tiến hành xoa bóp, để giảm thiểu những cản trở, làm trơn da, tránh những tổn
thương do ma sát tạo ra hoặc để có được tác dụng hỗ trợ của thuốc, người làm xoa bóp thường xoa

lên tay một chút chất lỏng, phấn. Những loại chất lỏng, phấn này được gọi là giới chất của xoa bóp.
Có rất nhiều loại giới chất của xoa bóp với đủ các loại như thể nước, thể dầu, thể phấn, loại
thường được sử dụng nhất có:
Dung dịch hàng và gừng: Xay nát hành và gừng rồi cho vào lọ dùng dần. Trước khi xoa bóp
thường xoa một chút lên tay làm nền. Chất dịch của hành, gừng có tác dụng nóng làm toát mồ hôi,
rất tốt cho trừ tả, đặc biệt khi xoa bóp cho trẻ nhỏ.
Dầu cọ: Thông thường người ta dùng loại dầu này bôi lên vết thương do bị bỏng hoặc xoa vào
những nơi đã tiến hành phương pháp xát xong, giúp tăng hiệu quả trị liệu.
Dung dịch nhựa cây họ thanh hao và thảo mộc:
Là hỗn hợp của dầu gió và tinh chất thảo mộc. Tên khoa học là cây Nhựa ruồi (Ilex
Pedunculosa). Nên căn cứ theo nhu cầu và chỉ dẫn của thầy thuốc để sử dụng thích hợp loại dầu
này.
Dầu vừng: Có tác dụng chủ yếu là bôi trơn. Trong dân gian, khi áp dụng các phương pháp
masage hoặc phương pháp véo thường dùng dầu vừng làm giới chất.
Dầu nhờn thực vật : Loại dầu này được phối chế từ dầu Ngọc thụ thần, Gli-xê-rin, dầu tùng tiết,
cồn tinh chất. Có tác dụng tiêu sưng giảm đau, trừ phong tán hàn.
Dầu nhục quế: Hâm nóng dầu hương quế rất hay được dùng làm giới chất trong xoa bóp, có tác
dụng trị các bệnh phong hàn.
Nước vỏ bào: Ngâm tẩm vỏ bào trong nước và dùng chất nước đó làm giới chất trong xoa bóp.
Nước vỏ bào rất trơn, vì vậy rất thích hợp làm giới chất trong xoa bóp cho trẻ em.
Nước lạnh: Nước lạnh tinh khiết cũng có thể dùng làm giới chất cho xoa bóp. Đặc biệt khi trẻ
nhỏ bị sốt nóng, người ta thường dùng nước lạnh làm giới chất.
Lòng trắng trứng gà: Châm một lỗ nhỏ trên vỏ quả trứng, lấy lòng trắng trứng gà làm giới chất.
Theo truyền thuyết, những cung nữ làm công việc xoa bóp, làm đẹp trong cung thường dùng lòng
trắng trứng gà làm giới chất. Lòng trắng trứng gà có tác dụng làm đẹp, cung cấp thành phần dinh
dưỡng cho da.
Tùng hoa phấn: Xay hoa tùng ra thành bột mịn, trộn phấn này với phấn rôm, rắc lên chỗ cần xoa
bóp làm giới chất. Phấn hoa tùng có tác dụng bôi trơn, hút ẩm nên rất hợp khi dùng trong mùa hè.
Phấn rôm: Có tác dụng chủ yếu là bôi trơn nên thường được dùng xoa bóp cho vùng tứ chi, lưng,
vai.

Triển cẩn đan (Viên làm rắn rỏi cơ bắp) : Còn được gọi là thuốc bóp.
Phương pháp pha chế: Nhũ hương 10gam, Mai dược 10gam, Tàng hồng hương 5 gam, Tạ
hương 2,5gam, Băng phiến 2,5 gam, Chương não 2,5 gam,
Huyết hạt 25 gam, xây nhỏ đổ vào lọ bịt kín dùng dần. Triển cân đan có tác dụng tiêu sưng giảm
đau, nên thường được dùng làm giới chất khi xoa bóp những chỗ ngoại thương.
Rượu nóng: Dùng rượu nặng đốt cháy lên làm giới chất, thường dùng khi xoa bóp cho người lớn.
Có tác dụng hoạt huyết, khu tà khi bị các chứng bệnh như trúng gió, phong thấp, tà khí xâm nhập,
đối với người sốt nóng, nó cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Rượu thuốc: Dùng các loại thuốc bắc ngâm trongrượu mạnh, mấy ngày sau lấy rượu ấy làm giới
chất.
Thông thường người ta dùng các loại thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết để làm thang (toa)
hoặc cũng có thể cắt theo người hoặc cắt theo bệnh.
Cách thứ nhất: Nhũ hương 5 gam, Mai dược 5 gam, Huyết hạt 15 gam, Chương não 10 gam,
Tam thất 5 gam, Quảng mộc hướng 1,5 gam, Băng phiến 1 gam,
Tàng hồng hoa 5 gam. Ngâm với 1 lít rượu nặng trong hai tuần. Dùng cho những trường hợp
bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
Cách thứ hai: Hồng hoa, xuyên ô, thảo ô, quy vĩ, đào nhân, cam thảo tươi, gừng tươi, ma hoàng,
đoạn tự nhiên đồng, hạt mã tiền, quế chi, nhũ hương, mai dược mỗi vị 50 gam, ngâm trong 1,5 lít
rượu nặng trong hai tuần; dùng cho những trường hợp bị thương do va chạm thông thường, đặc biệt
công hiệu đối với bệnh tổn thương cấp tính hoặc cấp tính vùng xương hoặc sụn.
Chương VI: Phương pháp xoa bóp dưỡng sinh
Phương pháp xoa bóp (mát xa) dưỡng sinh là phương pháp tác động kích thích lên các huyệt vị,
các đương kinh lạc để khí huyết vận hành thông suốt.
Kinh ngạc có tác dụng vận hành khí huyết toàn thân; nối liền trên - dưới, trong - ngoài toàn thân;
liên lạc phế phủ với các chi, khớp khiến con người trở thành một chỉnh thể hữu cơ. Vì vậy tất cả
mọi tác dụng của sinh lý, bệnh lý trong cơ thể con người đều do hệ thống kinh lạc tiến hành điều
tiết và khống chế, là vấn đề mấu chốt của việc bảo vệ sức khoẻ và trường thọ của mỗi con người.
Xoa bóp kinh lạc có thể khiến tuần huyết trong cơ thể được lưu thông dễ dàng tuần hoàn thông
suốt, đạt mục đích cường thân kiện thể.
Xoa bóp kinh lạc được chia làm nằm phần là: Chi trên, phần đầu, phần ngực bụng, phần eo lưng

và phần chi dưới. Mỗi ngày xoa bóp hai lần theo thứ tự như sau:
I. Xoa bóp hai tay
Xoa tay (rửa tay): Xoa lòng bàn tay, xát mu bàn tay, mỗi thứ 45 lần.
Nắm bóp 10 ngón tay: Nắm tay trái - nắn huyệt Hợp Cốc 180 lần (phụ nữ mang thai tránh làm).
Nắn từ điểm tiếp giáp của ngón cái với lòng bàn tay xuống đầu ngón tay, lại nắn từ đầu ngón tay
ngược lên tới điểm tiếp giáp với bàn tay. Sau đó chuyển sang các ngón trỏ, giữa, nhẫn, út - mỗi
ngón 27 lần.
Nắn huyệt Lao Cung 27 lần, nắn huyệt Ngư Tế 18 lần. Chuyển sang nắn tay phải.
Vận thủ công
Áp hai lòng bàn tay vào nhau theo hình chữ thập, trước tiên tay trái nằm trên, hai tay bóp nhau
27 lần; sau đó đổi tay phải nằm trên, bóp nhau 27 lần.
Xoa ngón: Áp hai bàn tay vào nhau, 10 ngón tay thẳng nhau, dùng sức xoa miết 27 lần.
Đan tay: Đan ngón của hai bàn tay vào nhau, nắm chặt trước, thả lỏng sau, làm 27 lần.
Dồn tay: Các ngón của hai bàn tay đan như trước, lòng bàn tay dồn lên trước 3 lần, dồn lên trên
3 lần.
Nắm tay: Thả lỏng các ngón tay, nắm vào 18 lần. Đưa ngang thẳng vai, nắm tay 18 lần. Đưa tay
sang ngang nắm tay 18 lần. Khi nắm nhớ vận sức nắm chặt tay.
Xoa bóp hai cánh tay: (rửa cánh tay)
Xoa bóp cánh tay trái: Trước khi tiến hành xoa bóp nên dùng tay nọ xoa nắn tay kia cho móng
lên.
Dùng lòng bàn tay trái ấn lên huyệt Đại Năng, Nội Quan; đẩy dọc lên vùng vai theo phía trong
cánh tay trái, vòng qua bả vai, vuốt xuống tận ngón tay theo hướng phần ngoài cánh tay. Mỗi lần
như vậy được tính là một động tác, làm 27 lần. Đổi tay, làm cho tay phải.
Sau khi làm động tác rửa cánh tay xong, dùng đầu ngón tay cái bên pải đè lên huyệt Nội Quan
của tay trái, ngón trỏ đè lên huyệt ngoại quan, ngón giữa đè lên huyệt Chi Câu, xoa bóp 180 lần.
Đổi tay, tay trái làm như vậy cho tay phải.
II. Xoa bóp đầu
Xoa bóp đầu được chia làm gội đầu, đỡ trán, dồn mặt, xát đốt sống gáy, sáng mắt, rửa mũi, đánh
hai hàm răng vào nhau và thông nhĩ.
a. Gội đầu: Được chia làm 3 phần là xoa bóp mặt, xát vùng chân tóc và móng tay chải đầu.

- Xoa bóp mặt: Hai tay đè lên huyệt Bách Hội, vuốt từ trước trán xuống dưới cằm, chia ra hai
bên vòng qua tai vuốt ngược lên huyệt Bách Hội làm như vậy 27 lần.
- Xát chân tóc: Dùng đầu ngón tay xát toàn bộ các vùng chân tóc quanh dầu 54 lần.
- Dù ng mó ng tay cà o: Dù ng 10 mó ng tay chả i đầ u, 54 lầ n.
b. Đỡ trán dồn mặt: (hình 35) Chia các ngón trỏ, giữa, nhẫn của hai bàn tay ra hai bên đặt lên
giữa trán, vuốt ấn sang hai bên. Áp hai lòng bàn tay xuống dưới cằm dồn ngược lên trán, làm như
vậy 27 lần. Sau khi làm xong động tác đỡ trán dồn mặt dùng hai lòng bàn tay vỗ nhè nhẹ vào hai
bên mặt 180 lần.
c. Xát đốt sống gáy: Ngón của hai tay đặt lên các huyệt Phong Trì, Thiên Trụ, Á Môn, Phong
Phủ; quay đầu sang hai hướng phải và trái, các ngón của hai bàn tay dồn, xát vào các huyệt trên.
Làm 36 lần.
Những người có bệnh liên quan đến đốt sống gáy làm nhiều hơn.
d. Minh mục: Chia làm hai giai đoạn là rửa mắt và vận động mắt.
- Rửa mắt: Trước khi rửa mắt nên cắt ngắn móng tay, rửa sạch hai tay. Dùng hai ngón tay giữa
xát hai bên mi mắt trên, dưới 27 lần. Ngón giữa tay phải ấn huyệt Ngư Yêu, ngón nhẫn ấn Toản
Trúc, ngón trở ấn Ty Trúc không. Tay trái cũng làm như tay phải, làm 36 lần.
Ngón giữa tay trái ấn vào Thừa Khấp, ngón trỏ ấn Đồng Tử Liêu. Tay phải cũng như tay trái,
làm 54 lần.
Dùng đầu ngón tay cái day Tinh Minh Thượng 108 lần. Dùng hai ngón tay cái ấn lên huyệt Thái
Dương, day theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi hướng 27 vòng.
Dùng hai ngón tay cái, trỏ nắm huyệt Ấn Đường 27 lần, dùng ngón tay trỏ day 27 lần.
- Vận động mắt: Mắt khép hờ, uốn lưỡi lên vòm ếch, ý nghĩ về huyệt Tinh Minh. Nhắm mắt, đảo
tròng mắt theo chiều kim đồng hồ một vòng, tất cả làm 7 lần. Đảo mắt theo chiều ngược kim đồng
hồ 7 lần. Sau khi nhìn chăm chú vào phía trước 10 giây, đảo mắt nhìn sang hai bên phải, trái tất cả
ba lần. Cuối cùng nhìn thẳng vài phút.
c. Rửa mũi: được chia làm ba động tác.
- Xát sống mũi: Dùng hai ngón cái, trỏ xát từ sống mũi xuống Nghinh Hương lại dồn ngược lên
sống mũi được coi là một lần, làm 27 lần.
- Day Nghinh Hương: Dùng hai ngón tay trỏ day hai bên huyệt Nghinh Hương theo chiều trái
phải 27 lần.

- Nắn hai bên mũi: Dùng hai ngón cái và giữa kẹp lấy hai bên mũi, ngón tay di theo sống mũi từ
trên xuống dưới lại từ dưới lên trên, làm 27 lần.
g. Đánh hai hàm răng: Hai mắt khép hờ, đánh hai hàm răng vào nhau, cần đánh cho mạnh. Mỗi
lần đánh hai hàm răng vào nhau lại ngừng trong 3 giây, làm trong 36 lần. Nghỉ 10 giây lại đánh hai
hàm răng 36 lần, tất cả làm 108 lần.
h. Nuốt nước bọt: Uốn lưỡi lên hàm ếch đợi khi nước bọt tiết ra đầy miệng, súc miệng bằng
nước bọt trong vài phút, sau đó chia làm ba lần nuốt, nuốt hết số nước miếng ấy.
- Thông nhĩ: Chia làm ba phần là Minh Thiên cổ, Xát nhĩ hồ, Dẫn nhĩ.
- Minh thiên cổ: Dùng hai lòng bàn tay bịt kín hai lỗ tai, dùng ngón tay trỏ búng vào các huyệt
Phong Trì, Á Môn, Thiên Trụ sau ót mỗi huyệt 9 lần, làm như vậy 3 lần.
- Xát nhĩ hồ: Dùng hai nóng tay trỏ, cái kẹp lấy vành tai bóp xoa từ trên xuống dưới 36 lần.
Dùng hai ngón cái, trỏ nắm lấy vành tai nắn 3 lần, sau đó nắn ngược lên trên đến điểm cao nhất của
tai. Dùng ngón tay trỏ xoa, xát bên trong vành tai 9 lần.
- Dẫn nhĩ: Tay phải vòng qua đầu, dùng 3 ngón cái, giữa nắm lấy đỉnh tai trái kéo lên; đồng
thời dùng tay trái day ấn huyệt Đại Chuỳ 27 lần. Đổi tay làm với tai phải cũng vậy.
III. Xoa bóp vùng bụng, ngực
Xoa bóp vùng ngực bụng chia làm xoa ngực, xoa bụng, xoa tử cung, hô hấp bụng.
a. Xoa ngực: dùng hai ngón tay cái (ngón cái tay trái đằng trước, ngón cái tay phải đằng sau) dồn
từ huyệt Đản Trung theo Nhâm Mạch xuống dưới, qua Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Hạ
Quản, Thần Khuyết, (rốn), Khí Hải, Quan Nguyên, Trung
Cực tới Khúc Cốt; sau đó hai ngón tay chia đôi ra hai bên dồn ngược lên tới huyệt Đản Trung.
Làm như vậy 27 lần. Sau đó dùng ngón giữa tay trái ấn vào Thần Khuyết, ngón trỏ tay trái ấn Đản
Trung; ngón trỏ tay phải ấn Thiên Đột, day 36 lần.
b. Xoa bóp bụng trên: Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên. Lòng tay trái đặt lên lưng bàn tay
phải, lòng tay phải áp vào rốn day theo chiều kim đồng hồ 9 vòng nhỏ, 9 vòng trung bình và 9 vòng
rộng. Lòng tay phải đặt lên lưng bàn tay trái, lòng bàn tay trái áp vào rốn day ngược chiều kim
đồng hồ 9 vòng nhỏ, 9 vòng trung bình và 9 vòng lớn. Trong lúc xoa bóp thả lỏng toàn thân, tinh
thần thư thái, nghĩ về huyệt Đan điền.
c. Xoa bụng dưới
Nam giới dùng phương pháp túm kiên nhượng, chia làm 4 bước.

- Nặn tinh tố: Ngón tay giữa đặt vào huyệt Hội Âm, hai ngón cái, trỏ nắn tinh tố trong âm
nhượng 108 lần.
- Túm kiên nhượng: Tay phải nắm lấy kiên nhượng (tinh hoàn) tay trái áp gần vùng huyệt
Khúc Cốc, hai tay cùng dùng sức kéo lên trên 108 lần. Đổi tay, tay trái nắm tinh hoàn, tay phải áp
gần vùng huyệt khúc cốt dùng sức kéo lên trên 108 lần.
- Nắn tinh hoàn: Ngón cái, trỏ của tay phải nắn hai bên tinh hoàn bên phải, hai ngón cái, trỏ nắn
hai bên tinh hoàn bên trái, nắn khẽ 108 lần.
Hai ngón cái, trỏ tay phải túm lấy vùng âm kinh căn, nhẹ nhàng xoa nắn vùng âm kinh căn 108
lần.
- Ấn, xoa Đan Điền: Lòng bàn tay trái đặt lên mu bàn tay phải, lòng bàn tay phải, lòng bàn tay
phải lấy huyệt Đan Điền (Khí Hải) làm trung tâm day ấn theo chiều kim đồng hồ 27 lần. Đổi tay
xoa ấn ngược chiều kim đồng hồ 27 lần.
Phụ nữ xoa tử cung: Lòng bàn tay trái úp lên mu bàn tay phải, lòng bàn tay phải đặt lên huyệt
Khí Hải day tròn theo chiều kim đồng hồ 108 lần; đổi tay day tròn theo chiều ngược kim đồng hồ
108 lần.
Xoa tử cung có tác dụng điều kinh hoạt huyết, kiện vị ích khí.v.v…
d. Thở kiểu bụng: Năm ngửa lưỡi uốn lên vòm ếch; đặt 3 ngón trỏ, giữa, nhẫn của tay phải lên
Tam Quản (thượng, trung, hạ), tay trái đặt lên huyệt Đan
Điền hít chầm chậm bằng mũi, bụng phình to lên, dừng lại 1 chút, từ từ thở ra. Mỗi lần hít vào
thở ra trong vòng 10 giây. Làm như vậy 27 lần xong nuốt nước bọt.
IV. Xoa bóp vùng eo, lưng
Xát vùng thận, eo: chia làm 4 động tác.
- Xát đốc mạch: Xoa hai tay vào nhau khiến lòng bàn tay nóng lên, hai tay áp vào hai bên Đốc
Mạch dồn xát từ Can Du xuống Trường Cường, lại dồn lên đến Can Du. Làm như vậy 27 lần.
- Phương pháp nắn cột sống: Dùng hai tay vê nắn bắt đầu từ huyệt Trường Cường dọc theo Hoa
Đà Giáp Tích lên đến đốt xương cổ thứ nhất rồi lại nắn xuống. Làm như vậy 3 lần.
- Xát Mệnh Môn: Hai bàn tay dùng Mệnh Môn làm trung điểm, dồn xát qua lại 27 lần.
- Vận động vai và lưng
+ Quy trúc: Nhắm mắt, lưỡi uốn lên hàm ếch, hít khí vào, đầu cúi xuống, cổ co lại, hai vai vươn
lên, lưng cong, gập hai khuỷu tay lại, dùng sức vẩy ra hai bên phải trái, một lần bên phải, một lần

bên trái là một lượt. Làm xong thở khí ra.
+ Hạc dẫn: Ngẩng đầu, vươn cổ, lưỡi uốn lên hàm ếch hít khí vào, nắm hai tay lại. Dùng nắm tay
trái đấm vào ngực phải, đồng thời đầu quay sang bên phải, mở mắt nhìn thẳng về bên phải. Tay
phải đấm vào ngực trái, đồng thời đầu quay sang bên trái, mở mắt nhìn thẳng về bên trái.
Một lần bên phải, một lần bên trái tính là một lượt. Làm 9 lần, làm xong thở ra.
V. Xoa bóp hai chân
Xoa chân: Hai tay đặt lên khớp háng chân trái dùng sức dồn xuống dưới qua khớp đầu gối từ
khớp mắt cá thì dừng lại. Sau đó lại dồn ngược từ khớp mắt cá lên tới khớp háng được coi là một
lượt, làm 18 lượt.
Xoa đầu gối: Ngồi xổm, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng đặt lên hai khớp gối. Tay phải
day sang bên phải, tay trái day sang bên trái, theo hình tròn làm 18 lần. Day ngược lại 18 lần. Dùng
3 ngón cái, trỏ, giữa nắn 4 huyệt Tất Nhãn hai bên đầu gối 36 lần, ngón tay cái ấn lên huyệt Túc
Tam Lý 54 lần.
Xoa lòng bàn chân: Xoa chân trái trước. Tay trái nắm lấy các ngón chân, mỗi đầu ngón cân day
22 lần; đồng thời dùng huyệt Lao Cung tay phải đã được xoa nóng, xoa lên huyệt Dũng Tuyền của
chân trái 110 lần. Dùng móng tay phải cào vào lòng bàn chân trái 54 lần, đồng thời nghiên cạnh
bàn tay trái day qua các huyệt ở vùng khe chân và mu bàn chân như Bát Phong, Nội Đình, Thái
Xung, Công Tôn, Nhiên Cốc, Trung Phong.v.v… Tay phải véo nắn huyệt Dũng
Tuyền 54 lần, đồng thời cạnh tay trái day qua các huyệt ở gót chân như Giải Khê, Khâu Khư,
Thân Mạch, Côn Lôn, Thái Khê, Tam Âm Giao; xong đổ tay làm cho chân kia.
Chương VII: Chữa bệnh bằng phương pháp xoa, bấm huyệt
Phối hợp các phương pháp: Dùng hai lòng bàn tay xoa xát 54 lần lên hai bên huyệt Phong Trì,
day, Bách Hội, Ấn Đường, Thái Dương; nắn Hợp Cốc, day Nội Quan, Ngoại Quan. Day Thiên Đột,
Đản Trung, Trung Phủ, day Đại Truỳ, Phế Du, Can Du.
Dùng phần nghiêng đầu ngón tay trỏ day ấn Nghinh Hương 27 lần.
Cô ng hiệ u: Phổ i đượ c thô ng, khô ng cò n cả m giá c tứ c ngự c.
- Phối hợp các phương pháp: Day xát Đại Trữ, Phế Du - mỗi huyệt 54 lần, day ấn Nội Quan 54
lần. Day Đản Trung, Trung Phủ, Nhân Nghinh - mỗi huyệt 54 lần.
- Công hiệu: Giải nhiệt, hạ hoả; có lợi cho phổi, tránh được viêm nhiễm.
Phối hợp các phương pháp: Làm động tác gội đầu; day Bách Hội, Xuất Cốc, Ấn Đường, Thái

Dương, Phong Trì, Thiên Trụ. Hai tay chia ra hai bên dồn trán.
Xoa ngực: Day Đản Trung, Trung Quản, Quan Nguyên.
Xoa cánh tay: Day Khúc Trì, Hợp Cốc, Nội Quan, Ngoại Quan, Thần Môn.
Xoa eo: Day Phế Du, Chi Thất
Rửa đầu gối: Day Túc Tam Lý, Âm Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Tam Âm Giao, Phong
Long, Thái Xung, Thái Khê, Dũng Tuyền.
Công hiệu: Có lợi cho lá lách (bổ tỳ); thận được lưu thông tốt; gan luôn ở trạng thái được bình
ổn, không có cảm giác cồn cào bức bối.
Phối hợp các phương pháp: Sau khi làm động tác gội đầu, ấn vào huyệt Bách Hội, Nhân Trung,
Nhân Nghinh, Đại Truỳ, Nội Quan, Thần Môn, Khúc Trì.
Làm động tác xát eo lưng xong day vào huyệt Cách Du, Phế Du, Can Du, Mệnh Môn, và xát cơ
môn, Huyết Hải, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao, Thái Xung.
Công hiệu: Bổ tỳ - tức là kích thích sự tạo máu của lá lách.
Phối hợp các phương pháp: Day Đại Truỳ, Phế Du, Mệnh Môn, Chí Thất.
Day ngực bụng, lại day Đản Trung, Trung Quản, Khí Hải, Quan Nguyên, Chương
Môn.v.v… Xoa Hợp Cốc, Nội Quản, Ngoại Quan, Thần Môn, Xích Trạch.
Day Túc Tam Lý, Tam Âm Giao, Thái Xung.
Công hiệu: Dưỡng tim bổ khí, giúp cho sự lưu thông ứ đọng máu. Lá lách được khoẻ và bổ thận.
Phối hợp các phương pháp: Day Đại Tràng Du, Kiên Tỉnh; xát Vị Du; xoa Trung Quản, Chương
Môn, Khí Hải.
Day Hợp Cốc, Nội Quan, Ngoại Quan.
Day Âm Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao, Thái Xung, Nội Đình.
Công hiệu: Khai thông hoạt động của gan để gan hoạt động được ổn định; lá lách khoẻ và bổ
thận.
Phối hợp các phương pháp: Day Bá Hội, Đại Truỳ cảm thấy nóng lên thì thôi.
Xoa Trung Quản, Chương Môn, Khí Hải. Day Tỳ Du, Vị Du
Day Hợp Cốc, Nội Quan, Ngoại Quan, Âm Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Tam
Âm Giao.
Công hiệu: Bổ trung ích khí.
Phối hợp các phương pháp: Day Đại Truỳ, Phong Trì, xát Vị Du, Phế Du. Day Đản Trung,

Trung Quản, Khí Hải, Chương Môn.
Day Hợp Cốc, Nội Quan, Ngoại Quan, Túc Tam Lý.
Công hiệu: Làm giảm cơn đau thắt, thở được dễ dàng làm tan đờm chặn đường thở.
Phối hợp các phương pháp: Day Đại Truỳ; xát Can Du, Tỳ Du, Tam Tiêu Du, Thận Du, Bàng
Quang Du. Day Nội Quan, Ngoại Quan, Hợp Cốc.
Day Trung Quản, Chương Môn, Thiên Khu, Đại Hoành, Khí Hải, Quan Nguyên.

×