Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TƯỚI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT,CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG CÂY HỌ ĐẬU (LEUCAENA LEUCOCEPHALA K636 VÀ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 ) TRONG VỤ THU ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.2 KB, 16 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011

28

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TƯỚI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG CÂY HỌ ĐẬU (LEUCAENA LEUCOCEPHALA K636 VÀ
STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 ) TRONG VỤ THU ĐÔNG
Nguyễn Văn Quang
1
, Bùi Việt Phong
1
, Phạm Thị Xim
1
, Nguyễn Thị Mùi
1
và Nguyễn Đình Vinh
2
1
Viện chăn nuôi;
2
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Quang -

Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ - Viện chăn nuôi
Tel: 04 8.386.132; Mobi: 0989.637.328; Fax: 04 8.389.775; Email :

ABSTRACT
Effect of different level of irrigated water on growth, productivity and quality of two
leguminous varieties (Leucaena leucocephala K636 and Stylosanthes guianensis CIAT
184) in autumn-winter


One experiment aming at determing the appropriate irrigated water levels in the autumn-winter
season of two leguminous varieties: Leucaena leucocephala K636 and Stylosanthes guianensis
CIAT 184 was undertaken at the National Institute of Animal Sciences, Thuy Phuong commune,
Tu Liem district, Ha Noi city. A randomized complete design – RCD with two factors: variety and
water level included 6 irrigated water levels (0, 10000, 20000, 30000, 40000 and 50000 liters/ha/a
cutting. 20 tonnes of manure/ ha for stylo CIAT 184, 15 tons of manure/ha for Leucaena
leucocephala K636 and a similar amount of inorganic fertilizers were applied for two varieties.
The results showed that the amount of water irrigated was significantly affected the
productivity and quality of two tested varieties (significant P<0.05). It was appeared that
30000 liters of water /ha/per cutting was suitable for Stylosanthes guianensis CIAT 184. With
this level of water, dry mater yield and protein yield of Stylosanthes guianensis CIAT 184 was
the highest (6.74 tons of dry matter and 1.02 tons of protein/ha).
It was also appeared that 20000 liters of water /ha/per cutting was suitable for Leucaena
leucocephala K636. With this level of water, dry mater yield and protein yield of Leucaena
leucocephala K636 was the highest (4.23 tons of dry matter and 0.86 tons of protein/ha).
Key words: Leucaena leucocephala K636, Stylosanthes guianensis CIAT 184, Productivity,
Irrigation, Winter season, Water using efficiency
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc cung cấp nước cho cây cỏ họ đậu nói riêng và cây trồng nông nghiệp nói chung thường ở
2 dạng chính đó là nguồn sẵn có trong đất từ nước mưa và nguồn nước bổ sung do tưới hàng
ngày (Broner, 2004). Tưới nước cho cây lượng thực đã có ý nghĩa tăng năng suất trong những
vùng đất khô và bán khô cằn (Elasu và cs., 2009). Cỏ và cây thức ăn gia súc mang đặc tính cơ
bản khác với các cây ăn quả, thu hạt hoặc các giống cây lương thực khác là cho thu hoạch
ngọn lá nhiều lứa trong năm do vậy việc tưới nước mang một ý nghĩa quan trọng trong quá
trình tổng hợp sinh khối. Tưới nước trực tiếp cho cỏ cây thức ăn có tác động làm bão hoà ẩm
độ vùng rễ tăng sức khoẻ cho cây và tăng khả năng chống chịu côn trùng và bệnh cây, đặc biệt
là tăng tốc độ sinh trưởng của lứa tái sinh sau khi thu cắt góp phần tăng năng suất tổng số
(Rogers và CTV, 1996). Pennisetum glaucum và cỏ cây họ đậu (Vigna unguiculata, Sesbania
pachycarpa, and Stylosanthes hamata) đã được đánh giá là cây có khả năng cho năng suất cao
và hiệu quả sử dụng nước cao trên 1 kg sản phẩm (Garba và Renard, 1991). Cỏ Alfalfa được

tưới nước đã duy trì và cho năng suất cao duy trì cho đến tháng 7 (cuối mùa khô) nhưng trong
khi đó diện tích không được tưới nước năng suất xanh giảm nhanh chóng từ tháng 5 trở đi
(Lazaridou và Vrahnakis, 1997). Trong điều kiện đất khô dễ thoát nước việc tưới cho cỏ họ
đậu Lablab and Cowpea làm cây thức ăn xanh đã cho năng suất cao hơn so với không tưới

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

29

(Astatke, A và CTV, 2000). Tăng lượng nước tưới đã làm tăng năng suất vật chất khô của L.
leucocephala (Naji, K. và CTV, 2010). Để tạo ra 1 tấn chất khô, keo giậu cần 5,4 tấn hơi nước
thoát qua lá (Perez và Melendedez, 1980). Ở Việt nam nghiên cứu về ảnh hưởng của nước
tưới đến năng suất của cỏ Stylo, Lê Hà Châu (1999) đã chỉ ra rằng giống Stylo Cook có thể
cho năng suất xanh 21 tấn/lứa cắt/ha (4 lứa/năm) và bón phân ure (60kg/ha), cùng tưới nước
3-5 ngày 1 lần trong mùa khô đã làm tăng năng suất lên 44% so với không tưới. Nhiều kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giống cỏ cây thức ăn gia súc chỉ sinh trưởng mạnh trong mùa hè
và sinh trưởng rất chậm trong mùa đông. Hai nguyên nhân chính dẫn đến năng suất thấp của
cây thức ăn trong mùa đông là do nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp. Do vậy hầu hết các giống cây
thức ăn chăn nuôi đang được trồng phổ biến hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng có năng
suất rất thấp trong mùa đông chỉ khoảng 30% so với mùa mưa (Bùi Quang Tuấn, 2005). Một
trong những giải pháp có thể nâng cao năng suất chất xanh cho cỏ trong mùa đông đó là cung
cấp đủ nước cho cỏ phát triển. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của
nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của hai giống cây họ đậu (keo giậu K636
và Stylo CIAT 184) trong vụ thu đông” nhằm mục tiêu xác định lượng nước tưới thích hợp
trong vụ thu đông cho 2 giống cây họ đậu Leucaena leucocephala K636 (keo giậu K636) và
Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: được tiến hành trên 2 giống cây họ đậu là Leucaena leucocephala
K636 và Stylosanthes guianensis CIAT 184.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm: Vườn thí nghiệm – Viện chăn nuôi – Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội.
Thời gian: tháng 6 năm 2008 – tháng 5 năm 2009
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng nước tưới trong vụ thu đông đến: tốc độ sinh trưởng, tốc độ
tái sinh của cây; chiều cao thảm cỏ lúc thu hoạch và số nhánh cấp 1của 2 giống cây; năng suất
chất xanh, năng suất VCK và năng suất protein (tấn/ha).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized complete design – RCD),
bao gồm 6 công thức x 2 giống x 3 lần lặp lại = 36 ô thí nghiệm. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50
m
2
. Tổng diện tích thí nghiệm cho cả 2 giống cây bộ đậu và dải bảo vệ là 2000m
2
.
Công thức thí nghiệm được bố trí như sau:
Công thức Lượng nước tưới (lít/ha/lứa cắt) Lượng phân bón (nền)
CT1 (Đối chứng) Nền + 0
CT2 Nền + 10 000
CT3 Nền + 20 000
CT4 Nền + 30 000
CT5 Nền + 40 000
CT6 Nền + 50 000
- Phân hữu cơ: 20 tấn/ha
- Phân NPK:
75:750:300 kg/ha

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011


30

Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Phương pháp tưới: tưới nước được thực hiện trong tháng mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4.
Lượng nước tưới cho mỗi lứa cắt theo đúng công thức cho mỗi giống. Thời gian tưới sau khi
thu cắt 10 ngày, tưới 2 lần/ lứa cắt, lần 2 cách lần 1 là 2 tuần, tưới phun đều trên thảm cỏ.
Cách gieo trồng: Trước khi gieo, đất được làm kỹ cày 2 lượt, bừa 3 lượt, nhặt tương đối sạch
cỏ dại, lên luống rộng 1,2 – 1,4 m. Hạt giống được cho vào hốc, mỗi hốc 3-4 hạt. Khoảng
cách giữa các cây là 25 – 30cm, giữa các hàng là 70cm. Sau khi gieo hạt xong được phủ 1 lớp
đất mỏng không quá 1 cm.
Phân bón: Phân bón lót phân chuồng, phân lân và phân kali. Phân đạm dùng bón thúc một lần
khi cây còn nhỏ (cây có độ cao 10-15cm).
Chăm sóc:Sau khi gieo trồng 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nảy mầm và trồng dặm vào những
chỗ có mật độ kém, không lên. Xới xáo váng, diệt cỏ dại ban đầu tạo điều kiện cho cây con phát
triển. Tiến hành làm cỏ dại 3-4 lần trong thời gian đầu đến khi thảm cỏ phát triển ổn định.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh: tiến hành đo 5 cây ngẫu nhiên/ô theo phương pháp đường
chéo và cứ 10 ngày đo độ cao thảm cỏ 1 lần (tốc độ sinh trưởng và tái sinh tương đối). Từ đó tính
tốc độ sinh trưởng và tốc độ tái sinh tuyệt đối của các giống cỏ trong 1 ngày đêm. Nếu gọi độ cao
sinh trưởng của cỏ trong 10 ngày đầu (1 – 10 ngày) là h
1
, 10 ngày tiếp theo (11 – 20 ngày) là h
2
,
tương tự ta có h
3
, h
4
,… h
n

(n Є N) thì tốc độ sinh trưởng trong 10 ngày đầu sẽ là:
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (cm/ngày) =
10
1
h

Tốc độ sinh trưởng từ ngày thứ (10n + 1) đến ngày thứ 10(n + 1) sẽ được tính theo
công thức:
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (cm/ngày) =
10
1
h
h
nn

+

- Chiều cao của thảm cỏ lúc thu hoạch (cm): Đặt thước thẳng, vuông góc với mặt đất
và lấy số đo ở độ cao của trên 50% số lá cây thức ăn đạt được đối chiếu vào thước đo. Đo tại 5
điểm theo hai đường chéo của ô thí nghiệm và lấy kết quả độ cao trung bình của 5 điểm là độ
cao của ô cỏ.
- Năng suất chất xanh: vào thời điểm thu hoạch, cắt toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, cân khối
lượng cả thân và lá, xác định năng suất chất xanh trên 1 ô thí nghiệm, từ đó tính ra năng suất
trên 1ha.
Năng suất chất khô: được tính dựa trên năng suất chất xanh và phần trăm VCK
NSCK (%) = NSCX x %VCK; Năng suất protein = %protein x NSVCK
Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm: Lấy mẫu gửi về phòng phân tích thức ăn gia súc và
sản phẩm chăn nuôi – Viện chăn nuôi. Cách lấy mẫu: Lấy ở các điểm theo hai đường chéo của
ô thí nghiệm (giống như trong độ cao thảm cây thức ăn) và số lượng lấy tại mỗi điểm đảm bảo
tương đương nhau và đạt được trọng lượng chất xanh của 1 mẫu gửi phân tích là 1 kg. Thời

điểm lấy mẫu vào buổi sáng khi cây đã khô sương.

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

31

VCK và protein được phân tích theo phương pháp của AOAC (1990) (Association of Official
Analyticial Chemists).
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng Excel và Minitab 13 để tính toán, xử lý thống kê và xây dựng các phương trình hồi
quy.
Mô hình thống kê sử dụng cho thí nghiệm là: Y
ij
= µ + G
i
+ NT
j
+ (G*NT)
ij
+ e
ijk
Trong đó:
Y
ijk
: Giá trị quan sát K của chỉ tiêu theo dõi

µ: Giá trị trung bình mẫu
G
i
: Ảnh hưởng của giống

NT
j
: Ảnh hưởng của mức nước tưới
(G*NT)
ij
: Ảnh hưởng tương tác giữa giống với các mức nước tưới
e
ijk
: Sai số ngẫu nhiên
ijk: Các giá trị quan sát
(các giá trị trung bình của các công thức được so sánh ở mức ý nghĩa P<0,05 bằng phương
pháp so sánh cặp Tukey).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả
Tốc độ sinh trưởng theo thời gian
Tốc độ sinh trưởng và tốc độ tái sinh được theo dõi từ khi gieo cho đến 90 ngày ở cả hai giống
cỏ thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Tốc độ sinh trưởng lứa đầu và lứa tái sinh của các giống thí nghiệm theo thời gian
Thời gian theo dõi (ngày) Mức độ sai khác

Giống thí
nghiệm/Chỉ
tiêu
30 40 50 60 70 80 90
SEM

GiốngTN

Giống


*TG
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu, cm/ngày
Stylo CIAT
184
0,33
a
0,31
a

0,36
ab

0,42
b
0,48
c

0,43
bc

0,39
ab

Keo giậu
K636
0,42
b
0,48
c


0,66
d
0,90
e
1,11
f
1,19
g

1,09
f

0,023

*** ***
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa tái sinh, cm/ngày
Stylo CIAT
184
0,84
a
0,64
b

0,55
c
0,47
d
0,41
d


0,37
de

0,34
e

Keo giậu
K636
1,61
f
1,23
g

0,99
h
0,84
a
0,75
j
0,69
bj

0,72
j

0,022

*** ***

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011


32

Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa đầu, cm
Stylo CIAT
184
9,95
a
13,09
b

16,74
c

20,94
d

25,69
e

29,94
f

33,84
g

Keo giậu
K636
12,50
a


17,29
c

23,94
de

32,98
fg

44,03
h

55,94
i

66,88
j

1,156

*** ***
Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa tái sinh, cm
Stylo CIAT
184
25,18
a

31,60
b


37,07
c

41,75
d

45,85
e

49,53
f

52,92
f

Keo giậu
K636
48,25
ef

60,53
g

70,40
h

78,83
i


86,28
j

93,14
k

100,3
m

1,458

*** ***
a,b,c,d,e
Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê; *** Sự sai
khác giữa các số trung bình ở mức xác xuất P<0,05
Kết quả Bảng 1 cho thấy tốc độ sinh trưởng và tốc độ tái sinh giữa hai giống thí nghiệm có sự
khác nhau rất rõ rệt (sai khác có ý nghĩa P<0,05), đã theo đúng quy luật cây thân bụi và cây
thân gỗ. Giữa các mức thời gian khác nhau cũng cho tốc độ sinh trưởng và tốc độ tái sinh
khác nhau (P<0,05). Theo thời gian, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu thể hiện sự phát triển
của cả hai giống cỏ thí nghiệm đều tuân theo sự phát triển thông thường, tuy nhiên ở mỗi
giống lại có sự khác nhau. Giống Stylo CIAT 184, giai đoạn đầu 0-40 ngày sinh trưởng chậm,
sau đó 41-70 ngày tăng mạnh và giai đoạn 71-80 ngày sinh trưởng lại không tăng, đến giai
đoạn 81-90 ngày lại có xu hướng giảm xuống và đạt cao nhất ở giai đoạn 61-70 ngày (0,48
cm/ngày đêm). Giống Keo giậu K636, cũng có sự phát triển tương tự giống Stylo CIAT 184,
tuy nhiên giai đoạn phát triển đạt cao nhất ở 71-80 ngày sau gieo (1,19 cm/ngày đêm) và đến
giai đoạn 81-90 ngày tốc độ sinh trưởng cũng có xu hướng giảm xuống. Đối với tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối lứa tái sinh ở các giống cỏ thí nghiệm có xu hướng giảm xuống theo thời gian
(thể hiện rõ ở Biểu đồ 1).
y = 0.0189x + 0.3143
r = 0,69

y = -0.4865Ln(x) + 1.5682
r = 0,98
y = 0.4338Ln(x) + 0.3074
r = 0,94
y = -0.0779x + 0.8286
r = 0,95
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
30 40 50 60 70 80 90
Thời gian (ngày)
Tốc độ sinh trưởng, tái sinh (cm)
ST Stylo CIAT 184 ST Keo giậu K636 TS Stylo CIAT 184 TS Keo giậu K636

Biểu đồ 1: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu và lứa tái sinh của các giống
cỏ thí nghiệm theo thời gian
Biểu đồ 1 cho thấy, theo thời gian thì tốc độ sinh trưởng lứa đầu của giống Stylo CIAT 184 có
xu hướng tương quan tuyến tính thuận đến 90 ngày tuổi nhưng mối tương quan này không

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

33


chặt chẽ (với r

= 0,69) và lứa tái sinh tốc độ sinh trưởng có mối tương quan nghịch rất chặt với
tuổi tái sinh (r = 0,95). Kết quả chỉ ra cho thấy cần xác định thời điểm thu cắt thích hợp cho cỏ
Stylo khi tuổi tái sinh càng dài tốc độ sinh trưởng của cỏ Stylo sẽ chậm lại.
Đối với giống Keo giậu K636, không có xu hướng tuyến tính đối với tốc độ sinh trưởng lứa
đầu (hàm log thuận với r = 0,94 ) và lứa tái sinh (hàm log nghịch với r

= 0,98). Kết quả cho
thấy đến 60 ngày tuổi tốc độ sinh trưởng của Keo giậu đã bắt đầu giảm ở cả lứa đầu và lứa tái
sinh
Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa đầu và lứa tái sinh thể hiện chiều cao thảm cỏ ở các giai
đoạn phát triển khác nhau của cây. Kết quả bảng 1 cho thấy, có sự khác biệt rất rõ giữa hai
giống cỏ thí nghiệm (P<0,05). Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa đầu và lứa tái sinh của giống
Keo giậu K636 luôn cao hơn nhiều so với giống Stylo CIAT 184, điều này thể hiện sự đúng
quy luật của cây thân gỗ và cây thân bụi.
Tốc độ sinh trưởng theo mức nước tưới
Kết quả Bảng 2 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ tưới nước khác nhau các giống thí nghiệm
cho thấy tốc độ sinh trưởng lứa đầu và lứa tái sinh cũng khác nhau (P<0,05). Giống Keo giậu
có tốc độ sinh trưởng cao hơn rất nhiều so với giống cỏ Stylo và là sự biểu hiện rất rõ về sự
khác biệt giữa giống cây thân bụi mềm (Stylo CIAT 184) và giống cây thân gỗ (Keo giậu
K636).
Sự khác nhau rất rõ rệt về tốc độ sinh trưởng lứa đầu và lứa tái sinh ở các mức tưới nước khác
nhau. Chỉ tiêu theo dõi về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu đối với giống Stylo CIAT 184
cho thấy: Không tưới nước cho Cỏ Stylo đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của
cỏ. Khi tưới nước với các mức CT2 (10000 lít/ha) và CT3 (20000 lit/ha) tốc độ sinh trưởng
tuyệt đối lứa đầu đã tăng rõ rệt so với CT1: 0,29cm/ngày đêm (P<0,05), tuy nhiên giữa 2 mức
tưới ở CT2 và CT3 sự khác nhau là không có ý nghĩa (P>0,05). Khi tăng lượng nước tưới đến
CT4 (30000 lít/ha), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu đã tăng cao nhất: 0,52 cm/ngày đêm
(P<0.05) và mặc dù tăng lượng nước tưới lên tới CT5 (40000 lít/ha) và CT6 (50000 lít/ha) tốc

độ sinh trưởng tuyệt đối của cỏ Stylo CIAT 184 không có chiều hướng tăng mà có su thế giảm
xuống.
Bảng 2. Tốc độ sinh trưởng lứa đầu và lứa tái sinh của các giống thí nghiệm theo các mức tưới
nước khác nhau
Các mức tưới nước (lít/ha)
Mức độ sai
khác
Giống thí
nghiệm/Chỉ
tiêu
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
SEM
Giống
TN
Giống

*Tưới

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu (cm/ngày đêm)
Stylo CIAT
184
0,29
c
0,36
b
0,39
b
0,52
a
0,36

b
0,41
ab

Keo giậu
K636
0,68
c
0,80
b
0,94
a
0,86
b
0,88
ab
0,84
ab

0,049

*** NS
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa tái sinh (cm/ngày đêm)
Stylo CIAT
184
0,39
d
0,49
c
0,50

bc
0,67
a
0,53
b
0,52
b
0,057

*** NS

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011

34

Keo giậu
K636
0,84
c
0,93
bc
1,12
a
0,99
ab
0,99
ab
0,97
ab



Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa đầu (cm)
Stylo CIAT
184
15,57
a

19,80
a

21,37
a

29,76
b
20,14
a
22,10
a

Keo giậu
K636
29,20
c

33,97
c

43,00
a


37,00
bc

38,03
bc

36,14
bc

3,279

*** NS
Tốc độ sinh trưởng tương đối lứa tái sinh (cm)
Stylo CIAT
184
34,36
a

39,04
a

39,54
a

48,93
b
40,91
a
40,56

a

Keo giậu
K636
66,33
c

74,25
b

88,90
a

77,50
b
77,39
b
76,54
b

3,101

*** NS

a,b,c,d,e Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê; *** Sự
sai khác giữa các số trung bình ở mức xác xuất P<0,05; NS: Không có sự sai khác thống kê
P>0,05
Đối với cây Keo giậu K636 thì CT1 (không tưới nước) có sự sai khác lớn so với các công
thức được tưới nước (P<0,05). Ở CT3 (20000 lit/ha) thể hiện chỉ số tốc độ sinh trưởng tuyệt
đối đạt cao nhất (0,94 cm/ngày đêm), tuy nhiên lại không có sự sai khác thống kê đối với mức

nước tưới ở CT4(30000 lít/ha); CT5(40000 lít/ha) và CT6(50000 lit/ha) (P>0,05).
Đối với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa tái sinh, ta thấy đối với Stylo CIAT 184, ở CT4
(30000 lit/ha) cho giá trị cao nhất (0,67 cm/ngày đêm), có sự sai khác rõ rệt so với CT1
(P<0,05) và không sai khác với các công thức còn lại (P>0,05). Đối với Keo giậu K636, ở
mức nước tưới tại CT3 (20000 lit/ha) thể hiện giá trị cao nhất (1,12 cm/ngày đêm) không có
sự sai khác thống kê với mức tưới ở CT4 (30000 lít/ha), CT5 (4000 lít/ha) và CT6 (50000
lit/ha). Có sự sai khác rõ rệt giữa CT3 so với CT1 và CT2 (P<0,05).
Về chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng tương đối lứa đầu và lứa tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm
cũng cho kết qủa tương tự với kết quả về chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối của 2 giống thí nghiệm
y = -0.0236x
2
+ 0.1841x + 0.688
r = 0,81
y = -0.0229x
2
+ 0.1874x + 0.524
r = 0,91
y = -0.0205x
2
+ 0.1706x + 0.231
r = 0,83
y = -0.0154x
2
+ 0.1284x + 0.172
r = 0,75
0
0.2
0.4
0.6
0.8

1
1.2
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức tưới
(lít/ha)
Tốc độ sinh trưởng, tái sinh (cm)
ST Stylo CIAT 184 ST Keo giậu K636
TS Stylo CIAT 184 TS Keo giậu K636

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của các mức nước tưới đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
và lứa tái sinh của các giống thí nghiệm

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

35

Qua Biểu đồ 2 chúng ta thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lứa đầu và lứa tái sinh của cả hai
giống thí nghiệm đều có xu hướng phi tuyến tính (hàm bậc 2) và các mối tương quan tương
đối chặt chẽ, đối với Stylo (r = 0,75 và 0,83 và Keo giậu (r = 0,81 và 0,91) Kết quả cho thấy
tại mức tưới nước ở CT4 (30000 lít/ha) cho cỏ Stylo CIAT 184, tốc độ sinh trưởng đạt giá trị
cao nhất sau đó ở các mức tưới CT5 và CT6 giá trị này có xu hướng giảm nhẹ. Đối với giống
Keo giậu K636, tốc độ sinh trưởng đạt cao nhất ở CT3(20000 lít/ha), mức tưới nước ở các
CT4, CT5, CT6 cũng có chiều hướng giảm
Số nhánh cấp 1, cao thảm, năng suất xanh theo mức nước tưới khác nhau
Chiều cao thảm cỏ và số nhánh cấp 1 là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển của các giống cỏ và cây thức ăn xanh. Chiều cao thảm cỏ càng lớn và sự
phân nhánh cấp 1 càng mạnh sẽ làm cơ sở tạo ra nguồn sinh khối chất xanh càng cao. Sau 2
lứa cắt, kết quả thu được phản ánh mức độ ảnh hưởng của lượng nước tưới đến số nhánh cấp
1, cao thảm, năng suất chất xanh, năng suất VCK, năng suất protein của 2 giống họ đậu được
thể hiện qua Bảng 3. Kết quả cho thấy, nước có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu như số

nhánh cấp 1, chiều cao thảm cỏ và năng suất của các giống thí nghiệm (P<0,05). Tuy nhiên
mức độ phản ứng với nước tưới của mỗi giống có sự khác nhau.
Đối với giống Stylo CIAT 184, khi tăng lượng nước tưới từ CT1 đến CT4 thì các chỉ tiêu đều
tăng và sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở mức tưới tại CT4 (3000 lít/ha) có giá trị
đạt cao nhất, bình quân số nhánh cấp 1 là 9,67 nhánh/cây; cao thảm 53,87 cm; năng suất chất
xanh 25,10 tấn/ha; năng suất vật chất khô 6,74 tấn/ha; năng suất protein 1,02 tấn/ha và chi phí
tưới nước cho 1 kg chất xanh là thấp nhất (125,66 đồng). Khi tăng mức tưới nên CT5, CT6
mặc dù các chỉ tiêu đều tăng hơn so với CT1, CT2, CT3 nhưng so sánh với CT4 thì không có
sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05).
Đối với giống Keo giậu K636, khi tăng lượng nước tưới từ CT1 đến CT3 thì các chỉ tiêu cũng
đều tăng và sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở mức tưới tại CT3 (2000 lít/ha) có
giá trị đạt cao nhất, bình quân số nhánh đạt 5,47 nhánh/cây; cao thảm 108,0 cm; năng suất
chất xanh 14,83 tấn/ha; năng suất vật chất khô 4,23 tấn/ha; năng suất protein 0,86 tấn/ha và
giá chi phí tưới nước cho 1 kg chất xanh đạt thập nhất (212,59 đồng).
Bảng 3. Số nhánh cấp 1, cao thảm và năng suất của các giống thí nghiệm theo các mức tưới
nước khác nhau
Các mức tưới nước (lít/ha)
Mức độ sai
khác
Giống thí
nghiệm/Chỉ tiêu
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
SEM

Giống
TN
Giống
*Tưới

Số nhánh cấp 1 (nhánh/cây)

Stylo CIAT 184 6,73
a
8,36
b
8,67
b
9,67
c
9,33
bc
8,93
b

Keo giậu K636 4,33
d
4,73
d
5,47
e
4,87
de
4,73
d
4,80
de

0,278 *** ***
Bình quân độ cao thảm cỏ khi thu cắt (cm)
Stylo CIAT 184 38,40
a

45,04
b
47,57
b
53,87
c
51,23
bc

50,97
bc

Keo giậu K636 90,7
d
101,3
e
108,0
f
103,7
ef

104,4
ef
103,0
ef

2,307 *** NS
Năng suất xanh (tấn/ha)

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011


36

Stylo CIAT 184 13,56
a
16,02
b
19,71
c
25,10
d
22,65
e
22,53
e

Keo giậu K636 7,07
f
9,95
g
14,83
h
12,72
i
13,20
hi
12,5
hi

0,912 *** ***

Năng suất Vật chất khô (tấn/ha)
Stylo CIAT 184 3,87
a
4,37
b
5,33
c
6,74
d
6,03
cd
5,96
c

Keo giậu K636 2,13
e
2,89
ef
4,23
b
3,59
a
3,58
a
3,31
af

0,251 *** ***
Năng suất protein (tấn/ha)
Stylo CIAT 184 0,52

ad
0,64
b
0,80
ce
1,02
d
0,94
c
0,96
c

Keo giậu K636 0,41
d
0,58
a
0,86
ce
0,73
be
0,77
e
0,73
be

0,045 *** ***
Giá chi phí tưới nước (đồng/kg chất xanh)
Stylo CIAT 184 232,30

196,72


159,96

125,66

139,31 140,12 - - -
Keo giậu K636 445,54

316,72

212,59

247,97

239,06 252,35 - - -
a,b,c,d,e Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê; *** Sự
sai khác ở mức xác suất P<0,05; ; NS:Không có sự sai khác thống kê P>0,05;
Như vậy đối với giống Stylo CIAT 184 lượng nước tưới phù hợp nhất là CT4 (3000 lít/ha) và
Keo giậu K636 là CT3 (2000 lít/ha). Ở mức tưới này vừa đảm bảo về năng suất và mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả này được thể hiện qua Biểu đồ 3
Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa lượng nước tưới với năng suất xanh của các giống cỏ thí
nghiệm, chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính được trình bày ở Biểu
đồ 4
Kết quả Biểu đồ 4 cho thấy: ở cả hai giống thí nghiệm, lượng nước tưới và năng suất xanh có
mối quan hệ tuyến tính thuận với nhau (P<0,05), tuy nhiên mối quan hệ này không được chặt
chẽ. So sánh 2 giống với nhau cho thấy mối quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất của
giống Stylo CIAT 184 (r = 0,64) chặt chẽ hơn giống Keo giậu K636 (r = 0,49). Điều đó chứng
tỏ là giống Stylo CIAT 184 có nhu cầu tưới nước cao hơn nhiều so với giống Keo giậu K636.
Nguyên nhân có thể giả thích do giống Stylo CIAT 184 là cây có rễ không ăn sâu vào lòng đất
như Keo giậu nên nguồn nước cung cấp cho cây chủ yếu là nước trên bề mặt đất còn giống

Keo giậu K636 có rễ cọc, rễ ăn sâu vào lòng đất nên lấy được nguồn nước ngầm trong lòng
đất nhiều hơn do đó nhu cầu tưới nước của giống Keo giậu K636 thấp hơn so với giống Stylo
CIAT 184.


NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

37

0
5
10
15
20
25
30
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Stylo CIAT 184 Keo giậu K636
Công thức tưới
(lít/ha)
Năng suất (tấn/ha)
NS xanh
NSVCK
NS Pro

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất trong vụ khô của
các giống cỏ thí nghiệm
y = 3.3818Ln(x) + 8.005
r = 0.49
y = 5.7114Ln(x) + 13.617

r = 0.64
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0 1 2 3 4 5 6 7
Công thức tưới
(lít/ha)
Năng suất (tấn/ha)
NS Stylo CIAT 184 NS Keo giậu K636

Biểu đồ 4. Mối quan hệ giữa năng suất xanh với lượng nước tưới
của các giống cỏ thí nghiệm
Chi phí sản xuất theo các công thức nước tưới
Trong nghiên cứu sản xuất thức ăn thì xác định giá chi phí sản xuất là rất quan trọng, mức độ
đầu tư phải tính toán đến hiệu quả kinh tế để lựa chọn phương án tối ưu nhất áp dụng vào sản
xuất. Tổng chi phí của các công thức tưới và mức độ khác nhau về chi phí liên quan đến năng
suất của các giống thí nghiệm được hoạch toán chi tiết và trình bày ở Biểu đồ 5.
Kết quả cho thấy giống Stylo CIAT 184 có chi phí tưới nước dao động giữa các công thức từ
125,66 – 232,30 đồng/kg chất xanh, trong đó tại mức tưới nước CT4 (30000 lít/ha) cho năng
suất đạt cao nhất và chi phí tưới nước thấp nhất là 125,66 đồng/kg chất xanh.
Đối với giống Keo giậu K636, chi phí tưới nước dao động trong khoảng 212,59 – 445,54
đồng/kg chất xanh, ở mức tưới CT3 (20000 lít/ha) cho năng suất đạt cao nhất và chi phí thấp
nhất là 212,59 đồng/kg chất xanh


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011

38

0
5
10
15
20
25
30
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức tưới
(lít/ha)
Năng suất (tấn/ha)
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Chi phí cho 1 kg chất xanh (đồng)
NS xanh Stylo CIAT 184 NS xanh Keo giậu K636
Giá thành 1 kg Stylo CIAT 184 Giá thành 1 kg Keo giậu K636


Biểu đồ 5: Năng suất xanh và giá chi phí tưới nước của các giống cỏ thí nghiệm
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 2 giống thí nghiệm
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và gửi mẫu đi phân tích tại phòng Phân tích Thức ăn và Chất
lượng Sản phẩm của Viện Chăn nuôi. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của giống cỏ thí nghiệm (tính theo %VCK)
Giống Công thức VCK Protein Xơ Lipit DXKN Khoáng TS
CT1 28,54 13,48 28,74

4,85 40,55 8,65
CT2 27,30 14,65 26,65

4,32 41,12 9,12
CT3 27,04 15,07 26,42

4,15 41,30 9,37
CT4 26,87 15,18 26,08

3,77 41,53 9,66
CT5 26,62 15,54 25,83

3,54 41,64 9,87
Stylo CIAT 184

CT6 26,47 16,05 25,56

3,36 41,77 10,25
CT1 30,08 19,12 26,65

3,35 45,71 5,17
CT2 29,02 20,15 24,42


3,08 45,38 5,35
CT3 28,54 20,26 24,30

2,84 44,46 5,56
CT4 28,21 20,28 24,21

2,44 43,75 5,69
CT5 27,15 21,48 24,03

2,21 43,54 5,75
Keo giậu K636
CT6 26,44 21,98 23,75

2,12 43,36 5,93
Phòng phân tích Thức ăn gia súc và Sản phẩm Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi
Kết quả Bảng 4 cho thấy, đối với giống Stylo CIAT 184 có hàm lượng VCK dao động từ
26,47 – 28,54%; Protein dao động từ 13,48 – 16,05%; Xơ từ 25,56 - 28,74%; Lipit từ 3,35 -
4,85%; DXKN từ 40,55 - 41,77% và KTS là 8,65 - 10,25%. Đối với giống Keo giậu K636 thì
hàm lượng VCK dao động trong khoảng là 26,44 – 30,08%; Protein từ 19,12 – 21,98%; Xơ từ
23,75 - 26,65 %; Lipit từ 2,12 - 3,35 %; DXKN từ 43,36 - 45,71% và KTS là 5,17 - 5,93%.
Kết quả Bảng 3 cho thấy, khi tăng lượng nước tưới đã làm tăng hàm lượng protein, DXKN,
KTS đạt cao nhất ở CT6 và làm giảm hàm lượng VCK, Xơ và Lipit của cả 2 giống thí
nghiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của cây thức ăn nói chung. Hai giống Stylo
CIAT 184 và Keo giậu K636 đều có hàm lượng VCK và protein rất cao nên đây là nguồn thức
ăn rất giàu dinh dưỡng cho gia súc.

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

39


Hiệu suất sử dụng nước
Hiệu suất sử dụng nước là số đơn vị sản phẩm thu hoạch thêm được khi tưới 1 lít nước. Kết
quả nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Hiệu suất sử dụng nước ở các công thức thí nghiệm
Các mức tưới nước (lít/ha)

Giống thí
nghiệm/Chỉ tiêu
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
SEM

Stylo CIAT 184 0,00 0,13
ab
0,15
ab
0,19
a
0,11
b
0,09
bc

Keo giậu K636 0,00 0,14
ab
0,19
a
0,09
bc
0,08

bc
0,05
c

0,026

a, b, c,
Các chữ khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05
Kết quả Bảng 5 cho thấy hiệu suất sử dụng nước ở các công thức tưới khác nhau là khác nhau
ở cả 2 giống thí nghiệm (sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05). Hiệu quả sử dụng nước thể
hiện cao nhất của giống Stylo CIAT 184 ở mức tưới 30000 lít/ha và Keo giậu K636 ở mức
20000 lít/ha đều cho giá trị 0,19 kg chất xanh/lít nước tưới (Biểu đồ 6).
0 0
0.13
0.14
0.15
0.19
0.19
0.09
0.11
0.08
0.09
0.05
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12

0.14
0.16
0.18
0.2
Kg chất xanh/lít nước tưới
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức tưới
(lít/ha)
Stylo CIAT 184 Keo giậu K636

Biểu đồ 6: Hiệu suất sử dụng nước của các giống cỏ thí nghiệm
Thảo luận
Tổng lượng nước tiêu thụ trong hệ thống cây trồng nông nghiệp chiếm tới 70% nguồn nước
sẵn có (MWI, 2007). Vì vậy mục tiêu của nhiều nghiên cứu trên thế giới là tập trung vào việc
tìm ra được phương pháp tưới thích hợp, mức độ sử dụng nước có hiệu quả cao và quản lý
nguồn nước. Hiệu quả sử dụng nước cao sẽ tăng sản phẩm nông nghiệp và giảm được lượng
nước tiêu tốn. Trong nông nghiệp rất nhiều giống cây trồng có thể trồng và phát triển tốt trong
các điều kiện khô hạn, nghèo dinh dưỡng. Trong đó phải kể đến 2 giống cỏ cây họ đậu là
Leucaena và Stylo. Đây là những cây đa mục đích có giá trị làm thức ăn bổ sung protein cho
chăn nuôi và giá trị cải tạo đất, chống xói mòn.
Giữa hai giống cỏ đã cho các kết quả ở các chỉ tiêu theo dõi rất khác nhau và lượng nước phù
hợp cho sinh trưởng và tích luỹ sinh khối cũng khác nhau. Năng suất cây trồng và hiệu quả sử
dụng nước không giống nhau ở tất cả các giống cây trồng nông nghiệp bởi vì phụ thuộc vào
các yếu tố nguồn nước, phương pháp tưới, tính chất đất và địa hình đất khác nhau. Ảnh hưởng

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011

40

của việc tưới nước cho các giống cây trồng nông nghiệp đã làm tăng năng suất rất rõ rệt đặc

biệt trên các vùng đất khô cạn hoặc khan hiếm nguồn nước (Elasu và cs, 2009). Lượng nước
trong đất thấp sẽ làm tăng sự khủng hoảng nước vào những tháng cuối mùa khô (Kramer và
Boyer, 1995). Kỹ thuật tưới nước có hiệu quả sẽ gìn giữ được nguồn nước mà không ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng (Speer và cs., 2008). Kireger và Blake, (1994) đã chỉ ra trong
kết quả nghiên cứu của mình rằng năng suất vật chất khô của cây Acacia không tương quan
với hiệu quả sử dụng nước. Hiệu quả sử dụng nước luôn luôn có ý nghĩa rất cao cho những
vùng mà nguồn nước luôn bị thiếu hụt. Năng suất cây trồng lương thực bị giảm do thiếu nước
tưới (Speer và cs, 2008). Hàm lượng nước trong lá cây có tương quan chặt chẽ với sức trương,
sinh trưởng, độ dẫn khí khổng và vận chuyển nước (Kramer và Boyer, 1995, Yamasaki và
Dillenburg, 1999). Lá cây phát triển trong điều kiện khô hạn đòi hỏi phải có giai đoạn hấp thụ
dài hơn so với bộ lá cây trong điều kiện sẵn có nguồn nước. Điều này có thể liên quan đến
hiện tượng thay đổi cấu trúc tế bào lá khô cằn (Yamasaki và Dillenburg, 1999). Trong điều
kiện thiếu nước việc tưới nước theo phương pháp nhỏ giọt trên bề măt lá không ảnh hưởng rõ
nét về lượng nước tổng số và các mối tương quan khác và đem lại hiệu quả của việc áp dụng
tưới nước cao hơn (Romero và cs, 2004).
Các chỉ tiêu Hàm lượng nước tương đối trong lá cây và tiềm năng nước sẵn có trong lá đã được
sử dụng rộng rãi để xác định sự thiếu hụt nước trong tế bào lá. Hàm lượng nước tương đối trong
lá cây được biểu thị bằng số lượng nước tương đối trong tế bào cây và hàm lượng nươc tương
đối của lá rất mẫn cảm trong điều kiện cây trồng thiếu hụt nước lâu dài (Santana và cs, 2008).
Mrema và cs (1997) đã báo cáo rằng sự thiếu hụt nước đã dẫn đến hàm lượng nước tiềm tàng
thấp trong lá cây Leucaena trồng trong chậu và sự thiếu nước đã gây ra hiện tượng giảm hàm
lượng nước tiềm tàng trong suốt thời gian sinh trưởng. Trong một thí nghiệm của Santana và cs.
(2008) và thí nghiệm của Grattan và cs. (2006) đã chỉ ra rằng hàm lượng nước tiềm tàng trong lá
không biến động khác nhau khi tưới nước ở các mức độ cao hơn nhưng lại xuất hiện sự giảm
lượng nước tiềm tàng trong lá khi áp dụng tưới nước ở mức độ thấp.
0
50
100
150
200

250
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức tưới
(lít/ha)
Tỷ lệ tăng (%)
Số nhánh cấp 1
NS chất xanh
NS VCK
NS protein

Biểu đồ 7: Tỷ lệ gia tăng các chỉ tiêu (%) của các mức nước được tưới so với không tưới ở
giống S. CIAT 184
Trên cơ sở lấy mức không được tưới nước là 100% làm công thức đối chứng so với các công
thức tưới, tỷ lệ gia tăng (%) về các giá trị ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi được tính toán và tổng
hợp lại từ các giống thí nghiệm trong Biểu đồ 7 và Biểu đồ 8.

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

41

Như vậy đối với giống Stylo CIAT 184 thì tốc độ sinh trưởng lứa đầu và lứa tái sinh, số nhánh
cấp 1, và chỉ tiêu quan trọng là năng suất (xanh, vật chất khô, protein) đều đạt được giá trị tỷ
lệ gia tăng cao nhất ở mức tưới 30000 lít/ha so với các mức tưới nước khác
Tương tự như giống Stylo CIAT 184, giống Keo giậu K636 có các chỉ tiêu đạt tỷ lệ gia tăng
cao nhất ở mức tưới 20000 lít/ha (biểu đồ 8). Như vậy, công thức tưới nước thích hợp cho
giống Keo giậu K636 là sử dụng mức 20000 lít/ha.
0
50
100
150

200
250
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức tưới
(lít/ha)
Tỷ lệ tăng (%)
Số nhánh cấp 1
NS chất xanh
NS VCK
NS protein

Biểu đồ 8: Tỷ lệ gia tăng các chỉ tiêu (%) của các mức nước được tưới so với không tưới ở
giống Keo giậu K636
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng của hai giống cỏ thí nghiệm trong
vụ đông (P<0,05).
Mức nước tưới thích hợp cho giống Stylo CIAT 184 là sử dụng 30000 lít/ha/lứa cắt cho năng
suất xanh 25,10 tấn/ha, năng suất vật chất khô 6,74 tấn/ha, năng suất protein 1,02 tấn/ha và
chi phí tưới nước là 125,66 đồng/kg chất xanh.
Mức nước tưới thích hợp cho giống Keo giậu K636 là sử dụng 20000 lít/ha/lứa cắt cho năng
suất xanh 14,83 tấn/ha, năng suất vật chất khô 4,23 tấn/ha, năng suất protein 0,86 tấn/ha và
chi phí tưới nước là 212,59 đồng/kg chất xanh.
Đề nghị
Công nhận kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AOAC (1990). Association of Analytical Chemists, 15th ed. Official Methods of Anaylysis.
Washington, DC.
Lê Hà Châu (1999), “Phản ứng của cỏ Stylosanthes guianensis cv Cook đối với các mức bón
phân đạm”, Tuyển tập nghiên cứu chăn nuôi, Phần dinh dưỡng và thức ăn.


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011

42

Bùi Quang Tuấn (2005). Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm
Hà Nội và Đan Phượng Hà Tây. Tạp chí Chăn nuôi, số 11/2005. Trang 17-20.
Astatke, A. Mohamed Saleem M. A. and WakeelA. El (2000). Soil water dynamics under
cereal and forage legume mixtures on drained vertisols in the Ethiopian highlands.
Agricultural Water Management. Volume 27, Issue 1, April 1995, Pages 17-24
Broner, I. (2004). Irrigation Scheduling: The Water Balance Approach, Colorado State
University Cooperative Extension
Elasu BK, Steyn JM, Soundy P (2009). Rose–scented geranium (Pelargonium capitatum x P.
randens) growth and essential oil yield response to different soil water depletion
regimes. Agric. Water. Manage., 96(6): 1-16.
Garba M & Renard,C., (1991). Biomass production, yields and water use efficiency in some
pearl millet/legume cropping systems at Sadore, Niger. Soil Water Balance in the
SudanoSaheUan Zone. Proceedings of the Niamey Workshop, Niger
Grattan SR, Berenguer MJ, Connell JH, Polito VS, Vessen PM (2006). Olive oil production as
influenced by different quantities of applied water. Agric. Water Manage., 85(1-2): 33-
140.
Ibrahim M. Aref (2004). Performance of Leucaena leucocephala and Albizia lebbeck trees
under low irrigation water in the field.

Kireger EK, Blake TJ (1994). Genetic variation in dry matter production, water use efficiency
and survival under drought in four Acacia species. Advan. Geoecol., 27: 195-204.
Kramer PJ, Boyer JS (Eds.) (1995). Water Relations of Plants and Soils. Academic Press, 32
Jamestown Road, London NWI 7BK, UK.
Lazaridou M. and M.S.Vrahnakis (1997).Combined effects of irrigation and cutting regimes
on lucerne forage production.

MWI (2007) Water budget. Ministry of Water and Irrigation. Amman-Jordan.
Mrema AF, Granhall U, Forsse LS (1997). Plant growth, leaf water potential, nitrogenase
activity and nodule anatomy in Leucaena leucocephala as affected by water stress and
nitrogen availability. Treesure, 12: 42-48.
Naji K. Al-Mefleh* and Maher J. Tadros (2010). Influence of water quantity on the yield,
water use efficiency, and plant water elations of Leucaena leucocephala in arid and
semi arid environment using drip irrigation system. African Journal of Agricultural
Research Vol. 5(15), pp. 1917-1924
Perez,P & P. Melendedez (1980). The effect of hight and friquency of defoliation on
formation of buds of leucaena leucocephala in the state of Tabasco, Mecico. Trop.
Anim. Prod, 280.
Romero P, Botia P, Garcia F (2004). Effects of regulated deficit irrigation under subsurface
drip irrigation conditions on water relations of mature almond trees. Plant. Soil., 260:
155-168.

NGUYỄN VĂN QUANG - Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất

43

Santana VH, Fernandez JM, Moran C, Cano A (2008). Response of Quercus pyrenaica
(melojo oak) to soil water deficit: a case study in Spain. Euro. J. Forest. Res., 127:
369-378.
Spreer W, Ongprasert S, Hegele M, Wunshe J N, Muller J (2008). Yield and fruit
development in mongo (Mangifera India L.V. Chok) under different irrigation
regimes. Agric. Water. Manage., 96 (4), 1-14.
Yamasaki S, Dillenburg LR (1999). Measurements of leaf relative water content in araucaria
angustifolia. Rev. Brasil. Fisiol. Vegetable, 11(2): v 69-75.
Rogers, Danny H., Willam M. Sothers (1996). Soil, Water and Plant Relationships, L-904,
Irrigation Management Series, Kansas State University, Manhattan, Kansas,
Cooperative Extension Service

Người phản biện: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn; ThS. Lê Xuân Đông.

×