Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.61 KB, 9 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011



12

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT
Hoàng Thanh Hải
1
, Võ Văn Sự
2
, Phạm Công Thiếu
1
, Dương Xuân Tuyển
3
, Nguyễn Khắc
Khánh
2
, Bạch Mạnh Điều
1
, Phạm Hải Ninh
2
, Đào Đoan Trang
1
và Trần Quốc Hùng
1

1
Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi;


2
Bộ môn Động vật quý hiếm và ĐDSH;
3
Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao TBKHKT chăn nuôi TP.HCM.
Tác giả liên hệ: Hoàng Thanh Hải, Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn
nuôi, DD: 0977455897, Email:
ABSTRACT
Growth performance and meat production of ring-neck pheasant in confined rearing
condition
During recent years, ring-neck pheasant has been widely bred and developed into animal
farming to meet the increasing requirement of community in terms of high quality meat.
In confined rearing condition, survival rate at 1-9 weeks of age was low but from 10 to 20
weeks it was higher. At 20 weeks, servival rate was 72.22%, body weight was 992.7g for
female and 1293.2g for male. Carcass rate of ring-neck pheasant was 70.80%, breast and leg
meat rate was higher than other poultry, fat rate was low. Dry matter, protein, amino acid
content of breast, leg meat was higher than other poultry. Feed consumption per kg weight
gain in 20 weeks was 4.95kg, feed cost of 1kg live weight was 57.181 VND
Keywords: Pheasant, growth performance, meat quality, feed consumption, confined
condition.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển, đời sống của con người không ngừng được nâng lên, nhu cầu thực phẩm
chất lượng thơm, ngon, bổ dưỡng, an toàn và mới lạ ngày càng tăng. Trong những năm gần
đây phong trào nuôi động vật quý hiếm có giá trị kinh tế phát triển rộng rãi trong chăn nuôi.
Đã xuất hiện nhiều nông dân giỏi, nhiều mô hình tỷ phú lợn rừng, nhím, baba… khắp cả nuớc.
Chính họ đã làm giàu cho gia đình mình và cung cấp cho xã hội một nguồn thực phẩm có giá
trị. Việc nhân giống và chăn nuôi trong môi trường nhân tạo cũng tạo điều kiện để cho các
loài động vật quý hiếm phát triển nhanh hơn, góp phần làm giảm áp lực săn bắn trong tự nhiên
và nguy cơ tuyệt chủng.
Chim trĩ đỏ khoang cổ là một đối tượng vật nuôi. Trong thời gian gần đây đã được một số người
nông dân nuôi với quy mô lớn. Ngoài vai trò cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao thì chim

trĩ cũng là vật nuôi cảnh khá phổ biến ở nhiều nước và hiện đang phát triển ở Việt Nam.
Từ trước tới nay ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ
thống về khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ. Để giúp người chăn
nuôi biết được nên nuôi chim Trĩ thương phẩm như thế nào? thời điểm giết thịt thích hợp
mang lại hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng hiểu được giá trị dinh dưỡng của thịt chim Trĩ là
cần thiết vì vậy chúng tôi triển khai đề tài “Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ
đỏ khoang cổ trong điều kiện nuôi nhốt”.

HOÀNG THANH HẢI – Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ

13

Mục tiêu đề tài: Xác định được khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ
từ đó giúp người chăn nuôi có những định hướng đúng trong việc phát triển chăn nuôi chim
Trĩ đỏ khoang cổ ở Việt nam.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Vật liệu: 180 con Chim Trĩ đỏ khoang cổ 1 ngày tuổi
Thời gian: Từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 09 năm 2011.
Địa điểm: Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Khả năng sinh trưởng
Thí nghiệm được nuôi 2 năm mỗi năm 90 con. Năm 2010 được nuôi từ tháng 6 đến tháng 9
Năm 2011 được nuôi từ tháng 5 đến tháng 8
Chế độ dinh dưỡng tham khảo kết quả nghiên cứu thuộc “Chương trình nhân giống chim Trĩ
của Viện nghiên cứu gia cầm tại Seven Hills” và khẩu phần nuôi thực tế tại Trung tâm thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi nhiều năm qua. Nguyên liệu thức ăn ổn định
trong quá trình nuôi
Bảng1: Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Giai đoạn 0-4 tuần tuổi 5-9 tuần tuổi 10- 20 tuần tuổi

Chế độ ăn Tự do
Mật độ (con/m
2
) 30 (Nuôi lồng) 6 – 10 (Nuôi nền) 3 – 5 (Nuôi nền)
Nhiệt độ 35-37
0
C hai tuần đầu, giảm dần các tuần tiếp theo
Chế độ chiếu sáng 24/24h
CP (%) 23,03 21,04 19,03
ME (kcacl) 3004 3100 3205
Lipit (%) 10 8,3 7
Xơ thô (%) 5,5 4,6 3,8
Khoáng (%) 5 3,9 3,3
Ca (%) 0,8 0,8 0,7
P tổng số (%) 0,4 0,4 0,4
Lysin tổng số (%) 1,4 1,2 1
Methionine (%) 0,4 0,4 0,3
Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh dựa theo quy trình nuôi chim Trĩ thực tế của Trung tâm
thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nuôi sống: ghi chép đầy đủ hao hụt hàng tuần. Khối lượng chim
trĩ qua các tuần tuổi: chim hàng tuần được cân từng con. Tiêu thụ thức ăn/con/tuần: Hàng tuần
cân một lượng dư thức ăn cho từng lô thí nghiệm. Đến cùng thời gian đó tuần sau cân và ghi
chép lại.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011



14


Khả năng cho thịt và chất lượng thịt
Mổ khảo sát 5 con trống và 5 con mái để xác định: Khối lượng thân thịt (khối lượng cơ thể
sau khi cắt tiết vặt lông, bỏ phủ tạng, bỏ đầu và chân), khối lượng thịt lườn, thịt đùi và khối
lượng mỡ bụng. Phân tích chất lượng thịt là phân tích chất lượng thịt ngực và thịt đùi. Bao
gồm các chỉ tiêu: vật chất khô, protein, lipit, axitamin (phân tích tại bộ môn phân tích thức ăn
gia súc và sản phẩn chăn nuôi – Viện chăn nuôi)
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được thu thập và phân tích theo phương pháp thống kê
sinh học bẳng phần mềm Excel và Minitab14.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống được thể hiện ở bảng 3 và cho thấy tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ đến 20 tuần
tuổi đạt 72,22%. Nhưng trong 8 tuần đầu chỉ đạt 78,33%. Qua hai năm nuôi cho thấy giai
đoạn 0-8 tuần tuổi là giai đoạn hao hụt nhiều nhất và đến các tuần tuổi tiếp theo tỷ lệ nuôi
sống đạt khá cao. So sánh tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ với một số giống gà địa phương của
Hồ Xuân Tùng (2009) trên gà Hồ là 76,65%, trên gà mía là 77,3%, gà móng 77,15% thì sự sai
lệch là không đáng kể.
Bảng 3: Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%)
Tuần tuổi Năm 2010 (n=90) Năm 2011 (n=90) TB
2 94,44 92,22 93,33
4 90,00 87,78 88,89
8 78,89 77,78 78,33
12 76,67 75,56 76,11
16 72,22 75,56 73,89
20 71,11 73,33 72,22
Sinh trưởng qua các tuần tuổi
Sinh trưởng tích luỹ
Bảng 4: Khối lượng cơ thể chim Trĩ qua các tuần tuổi năm 2010 – 2011
2010 (n=90) 2011 (n=90) Chim trống (g) Chim mái (g)
TT
Mean ± SE

TB
Con Mean ± SE con Mean ± SE
SS 21,70±0,32 21,83±0,32 21,77


2 69,64±1,46 70,82±1,59 70,23


4 176,58±3,64 174,33±3,59 175,46


8 404,37±9,42 409,44±9,52 406,66


9 470,80±11,0 475,50±10,9 473,15


10 535,30±12,8 539,0±12,5 537,15

78 603,69±8,25 63 454,68±9,96
14 843,5±20,3 853,2±20,0 848,35

76 958,2±11,9 60 709,3±15,2

HOÀNG THANH HẢI – Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ

15

16 989,1±21,5 998,8±20,0 993,95


74 1110,8
a
±12,3

59 847,6
b
±14,0
18 1103,8±23,9 1119,0±21,1 1111,40

73 1225,4
a
±15,1

58 968,2
b
±16,8
20 1156,9±26,5 1165,9±21,8 1161,40

73 1293,2
a
±15,3

53 992,7
b
±15,3
Ghi chú: TT là tuần tuổi; Theo hàng ngang những số trung bình mang chữ cái giống nhau thì
sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng cơ thể của chim Trĩ tăng dần qua các tuần tuổi. Đến 8 tuần tuổi khối lượng trung
bình đạt 404,44g, thấp hơn không đáng kể so với gà Hồ 462,3g (Hồ Xuân Tùng và cs, 2009).
Đến 16 tuần tuổi khối lượng trung bình trống mái đạt 993,5g; Kết quả này thấp hơn nhiều so

với nghiên cứu của Phạm Công Thiếu và cs (2009) trên gà H’Mông đến 12 tuần tuổi khối
lượng trung bình trống mái đạt 1158,47g. Đến 20 tuần tuổi khối lượng trung bình trống mái
năm 2010 đạt 1156,9g, năm 2011 là 1165,9g; không có sự sai khác về mặt thống kê giữa 2
năm, nhưng có sự sai khác rõ rệt về giới tính với mức P<0,05.
Bảng 5: Sinh trưởng tuyệt đối qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tuần tuổi 2010 2011 TB
2 4,80 4,94 4,87
4 7,87 6,97 7,42
6 8,22 8,18 8,20
8 8,48 8,11 8,29
10 9,20 9,07 9,14
12 11,06 11,33 11,19
14 9,81 10,24 10,03
16 9,10 8,61 8,86
18 7,80 8,71 8,26
20 4,22 4,37 4,30

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011



16

Sinh trưởng tuyệt đối của chim Trĩ
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00

12.00
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
tuần tuổi
g/con/ngày
ST tuyệt đối

Đồ thị 1: Sinh trưởng tuyệt đối
Nhìn kết quả Bảng 5 và đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của chim Trĩ thấy qua 2 năm 2010, 2011
tăng dần từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 15 và cao nhất ở tuần tuổi 12, 13 đạt tương
ứng 11,19 và 12,66 g/con/ngày, sau đấy có xu hướng giảm dần.
Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của chim Trĩ cũng tuân theo quy luật sinh trưởng chung
của gia cầm.
Khả năng cho thịt và chất lượng thịt
Khả năng cho thịt
Qua bảng 7 cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ của chim Trĩ trung bình 70,80%, nằm trong giá trị trung
bình gia cầm nói chung. Tuy nhiên tỷ lệ thịt lườn và đùi trung bình của chim Trĩ lần lượt
23,08%, 17,56% cao hơn so với gà H’mông. Tỷ lệ thịt xẻ của gà H’mông 72,95%, thịt lườn
17,56% của Phạm Công Thiếu và cs (2009). Ngoài ra ở chim Trĩ ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ
mỡ bụng khá thấp chỉ 1,56%.
Bảng 6: Khả năng cho thịt

Khối lượng
sống (g)
Tỷ lệ thịt
Xẻ (%)
Tỷ lệ thịt đùi
(%)
Tỷ lệ thịt
lườn (%)
Tỷ lệ mỡ

bụng (%)
N 5
Mái
Mean
±
SE
966,00±7,79 70,96±0,36 16,12±0,13 25,03±0,20 1,69±0,047
N 5
Trống
Mean
±
SE
1463,0±17,4 70,65±0,84 18,99±0,27 21,13±0,16 1,43±0,152
N 10
Chung
Mean
±
SE
1164,5±99,9 70,80±0,43 17,56±0,05 23,08±0,66 1,56±0,086

HOÀNG THANH HẢI – Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ

17

Chất lượng thịt
Thành phần hóa học của thịt
Bảng 7: Thành phần hoá học của thịt (%)
VCK Protein thô Chất béo thô Khoáng TS
Thịt lườn
N 4 4 4 4

Mean
± Se
25,48 ± 0,56 23,31 ± 0, 26 0,42 ± 0,08 1,51 ± 0,09
Max 26,71 23,81 0,65 1,74
Min 24,08 22,57 0,27 1,35
Thịt đùi
n 4 4 4 4
Mean
±Se
23,58 ± 0,21 20,34 ± 0,062 0,76 ± 0,063 1,4 ± 0,09
Max 24,15 20,5 0,93 1,57
Min 23,14 20,20 0,64 1,25
Kết quả phân tích thành phần hóa học và chất lượng thịt cho thấy tỷ lệ vật chất khô trung bình
của thịt lườn 25,48%, thịt đùi là 23,58% tương đương vật chất khô của gà ác 25,28, cao hơn
so với chim Bồ câu 22,41%. Tỷ lệ protein thịt lườn và thịt đùi của chim Trĩ rất cao, tương ứng
là 23,31% và 20,34%; cao hơn đáng kể so với các loài vật nuôi thông thường khác như đối với
bò chỉ khoảng 17%, lợn 15%, thỏ 18,4%, chim bồ câu 17,22% gà ác 21,64%, đà điểu 20,83%.
Trong khi đó hàm lượng chất béo thô rất thấp chỉ 0,42% với thịt lườn và 0,76% đối với thịt
đùi thấp hơn cả gà ác là 0,92% và thấp hơn rất nhiều chim bồ câu 3,32%.
Thành phần, giá trị một số loại axit amin
Bảng 8:Thành phần, giá trị một số loại axit amin trong thịt (%)
Tên axit amin Thịt lườn (n=4) Thịt đùi (n=4)
Aspartic 1,755 1,455
Glutamic 3,54 3,28
Serine 0,81 0,727
Histidine 0,439 0,416
Glycine 0,933 0,851
Threonine 0,458 0,415
Alanine 1,859 1,407
Arginine 1,656 1,466

Tyrosine 0,765 0,664
Valanine 1,112 0,938
Methionine 0,818 0,745
Phenylalanine 0,893 0,758

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011



18

Isoleucine 1,207 1,049
Leucine 2,194 1,912
Lysine 1,58 1,813
Proline 1,126 1,097
Nhìn chung tất cả các axit amin không thay thế của thịt chim Trĩ đều cao hơn so với gà Ác
nuôi trong điều kiện nuôi nhốt. Hàm lượng axitamin không thay thế trong thịt lườn của chim
Trĩ cao nhất là Glutamic 3,54%, tiếp đến là Leucine 2,194%, thấp nhất Histidine 0,439%;
Threonine 0,458%; Serine 0,81%.Trong thịt đùi cũng tương tự cao nhất vẫn là Glutamic
3,128%. Kết quả phân tích của Trần Thị Mai Phương (2004) trên gà Ác hàm lượng axit
Glutamic là 3,3%, Leucine 2,0%.
Tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế
Tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng và giá thành 1kg thịt hơi.
Đến 20 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của chim Trĩ khá cao 4,95 kg, giá thành
của 1 kg thịt chim Trĩ là 57.181 đồng. Trong khi đó giá 1kg thịt chim trĩ thời điểm hiện tại là
khoảng 300.000đ/1kg. Như vậy chưa tính các chi phí khác ngoài thức ăn lợi nhuận/1kg thịt là
242.819 đồng, một con số rất cao mà không nhiều vật nuôi khác có được.
Như vậy kết hợp giữa kết quả nghiên cứu về khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn của chim
Trĩ thì chúng ta có thể kết luận tuổi giết thịt thích hợp nhất của chim Trĩ là ở tuần tuổi 16-18
vì lúc này đường cong sinh trưởng chậm dần hay đồng nghĩa với việc chi phí thức ăn/1kg tăng

khối lượng cơ thể sẽ cao dần lên thể hiện qua biểu đồ trên
Bảng 9: Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg tăng khối lượng ở 14 - 20 tuần tuổi
TT Tiêu thụ thức ăn
(kg)
Khối lượng cơ
thể (kg)
Tiêu tốn thức
ăn/1kg P (kg)
Giá thành/1kg tăng
khối lượng (đồng)
14 3,79 0,85 4,47 53.086
15 4,13 0,93 4,43 52.321
16 4,45 0,99 4,48 52.625
17 4,76 1,05 4,52 52.813
18 5,09 1,11 4,58 53.310
19 5,42 1,13 4,78 55.481
20 5,75 1,16 4,95 57.181

Hiệu quả kinh tế
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế nuôi chim trĩ thịt quy mô 100 con
(Đơn vị: đồng)
Diễn Giải Thành tiền
Thức ăn 4.400.000
Con giống 10.000.000

HOÀNG THANH HẢI – Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ

19

Thú y 500.000

Điện nước 1.000.000
Nhân công 4.000.000
Tổng Chi 19.000.000
Thu 24.764.000
Lợi nhuận 4.864.000
Kết quả bảng trên cho thấy khi nuôi 100 chim Trĩ thương phẩm trong thời gian 4 tháng với giá
con giống cao như hiện nay thì người chăn nuôi trừ tất cả các khoản chi phí còn lãi 4.864.000
đồng.
Chỉ số sản xuất
Bảng 11: Chỉ số sản xuất
Tuần tuổi Năm 2010 Năm 2011 TB
10 12,39 12,70 12,54
12 12,98 13,33 13,15
14 13,63 14,17 13,90
16 13,44 14,57 14,00
18 12,93 14,03 13,47
20 11,36 11,96 11,66
Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp cả về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống, tiêu tốn thức ăn
ở những thời gian nhất định. Chỉ số sản xuất tỷ lệ nghịch với tiêu tốn thức ăn.
Kết quả ở Bảng 11 cho thấy chỉ số sản xuất tăng dần từ tuần 1 đến tuần 16, sau đó giảm dần,
nhưng đạt cao ở tuần tuổi 14, 16 và 18 tương ứng là 13,90, 14,00 và 13,47. Tuy nhiên tuần thứ
4 cao nhất 14,56 kết quả này là phù hợp vì tăng khôi lượng tuần 4 cao nhất. Một lần nữa lại
khảng định rằng nuôi chim Trĩ thương phẩm nên giết thịt ở tuần tuổi 16- 18 là tốt nhất.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi đạt 72,22%.
Khối lượng cơ thể trung bình trống mái của chim Trĩ ở 16 tuần tuổi là 993,95g; 20 tuần tuổi
đạt 1161,40 g.
Tiêu thụ thức ăn của chim trĩ cao nhất ở tuần tuổi thứ 10 với 0,42kg/con/tuần, đến 16 và 20
tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận là 4,46kg và 5,75 kg/con.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong 20 tuần: 4,95kg, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

57.181đồng.
Tỷ lệ thịt xẻ đạt 70,80; tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi lần lượt đạt 23,08% và 17,56%.
Hàm lượng vật chất khô thịt lườn 25,48%, thịt đùi 23,58%; tỷ lệ protein của thịt lườn là
23,31%; thịt đùi 20,34%; tỷ lệ mỡ bụng chỉ 1,56%, hàm lượng chất béo thô thấp 0,42% với

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011



20

thịt lườn và 0,76% đối với thịt đùi. Hàm lượng các axitamin không thay thế khá cân bằng và
cao Glutamic 3,54%.
Nuôi 100 chim Trĩ thương phẩm trong thời gian 4 tháng lợi nhuận thu được 4.864.000 đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Mai Phương (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt
của giống gà Ác Việt Nam, luận văn tiến sỹ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Phạm Công Thiếu (2009). Chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H’Mông. Báo cáo Khoa
học Viện Chăn nuôi năm 2009, phần di truyền giống vật nuôi.
Nguyễn Đức Trọng (2004). Báo cáo kết quả bảo tồn quỹ gen các giống vịt Bầu và vịt Đốm.
Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 - 2004. Hà Nội tháng 10/2004, tr 247 - 252.
Hồ Xuân Tùng (2009). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống gà
Hồ, Mía và Móng sau khi chọn lọc qua 1 thế hệ. Báo cáo Khoa học Viện Chăn Nuôi
2010, phần di truyền giống vật nuôi.
NSW Department of Primary Industries (2009). Pheasant raising.
/>
Người phản biện: TS. Vũ Ngọc Sơn và TS. Lê Thị Nga

×