Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thử nghiệm khẩu phần ăn mới cho đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu - Sơn La kết quả bước đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.59 KB, 9 trang )




Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1



thử nghiệm khẩu phần ăn mới cho đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi
tại Mộc Châu - Sơn La: kết quả bớc đầu
Vũ Chí Cơng, Phạm Kim Cơng, Phạm Hùng Cờng
Bộ môn Nghiên cứu Bò
Tóm tắt
Thí nghiệm tiến hành trên 10 bò sữa HF thuần chủng nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu. Bò thí nghiệm có khối
lợng bình quân 490 kg, đang kỳ tiết sữa 2,7 tháng, ngày cho sữa thứ 80. Bò đợc chia làm hai nhóm, nhóm
1 ăn khẩu phần thí nghiệm (cỏ voi và cỏ signal: ăn tự do; cỏ Guine: 5 kg; cỏ signal khô: 3 kg; rỉ mật: 1 kg và
thức ăn tinh do thí nghiệm tự phối trộn bổ sung cho bò sữa HF từ lít sữa thứ 6: 1 kg cho 2 lít sữa) và nhóm 2
nuôi theo phơng thức nuôi của Công ty khuyến cáo (cỏ voi và cỏ signal: ăn tự do và thức ăn tinh do Công ty
phối trộn bổ sung cho bò sữa HF từ lít sữa thứ 6: 1 kg cho 2 lít sữa). Kết quả cho thấy việc áp dụng chế độ
cho ăn và khẩu phần mới đ làm tăng năng suất sữa 16,8%, hệ số sụt sữa trong thời gian thí nghiệm - 4,67%
so với giá trị này ở lô đối chứng là 8,07%. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa là 1800,5 đồng (lô thí
nghiệm) và 1936,8 đồng/kg sữa (bò đại trà). Tiền thu đợc từ bán sữa sau khi trừ chi phí thức ăn là 26.050
đồng/con/ngày (bò thí nghiệm) và 18.940 đồng (bò đại trà).
Đặt vấn đề
Năm 2001 theo quyết định 167 của Chính phủ khuyến khích các tỉnh có điều kiện đất đai
phát triển chăn nuôi bò sữa và vào tháng 12 năm 2001 Dự án giống bò sữa Quốc gia do
Viện Chăn nuôi thực hiện đ nhập 99 bò sữa hậu bị giống HF thuần từ Mỹ về Việt nam,
đây là bò có tiềm năng di truyền về năng suất sữa cao. Số bò này đợc dự án chuyển đến
nuôi tại một số địa điểm nh Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì (Hà Tây), Công ty
cổ phần sữa Mộc Châu (Sơn La) và Công ty bò sữa Đức Trọng (Lâm Đồng). Đến nay số bò
này đ sinh sản ở lứa thứ hai, bê sinh ra sinh trởng tốt. Song song với các biện pháp kỹ
thuật về nâng cao khả năng sinh sản, công tác thú y và quản lý thì việc nuôi dỡng đàn bò


này nh thế nào để chúng phát huy đợc tiềm năng sản xuất sữa cũng rất quan trọng. Tuy
nhiên, từ trớc đến nay việc nuôi dỡng đàn bò này chủ yếu theo phơng thức nuôi truyền
thống do vậy khả năng sản xuất sữa của chúng còn tơng đối thấp. Nhằm thử nghiệm áp
dụng phơng pháp nuôi dỡng mới trên đàn bò HF thuần nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu
trên cơ sở thức ăn sẵn có với hy vọng nâng cao khả năng sản xuất sữa, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: " Thử nghiệm khẩu phần ăn mới cho bò cái vắt sữa HF nhập từ Mỹ nuôi
tại Mộc Châu - Sơn La". Mục đích của thử nghiệm là xem xét ảnh hởng của mức protein
trong thức ăn của khẩu phần cao (17 %) và phối hợp khẩu phần có ảnh hởng đến năng
suất sữa hay không để từ đó có phơng án nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung và phơng pháp nghiên cứu
Nội dung
Thử nghiệm khẩu phần ăn cho đàn bò HF thuần nhập từ Mỹ nuôi tại Công ty cổ phần sữa
Mộc Châu, Sơn La. Theo dõi ảnh hởng của khẩu phần đến khả năng sản xuất trên đàn bò
thí nghiệm


2

Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi


Phơng pháp
Thiết kế thí nghiệm theo phơng pháp phân lô đơn giản trên 10 bò cái HF thuần cho sữa
đồng đều về khối lợng, tháng cho sữa và năng suất sữa. Bò đợc nuôi bằng 2 khẩu phần:
(1) do công ty khuyến cáo và (2) khẩu phần thử nghiệm (bảng 1). Thời gian từ tháng 10
đến tháng 12/2005.
Bảng 1: Sơ đồ thí nghiệm
Nhóm thí nghiệm Chỉ tiêu
Đại trà Thí nghiệm
Số con 5 5

Khối lợng (kg) 490 492
Nuôi chuẩn bị (ngày) 15 15
Nuôi thí nghiệm (ngày) 90 90
Chu kỳ tiết sữa 2,75 2,50
Ngày cho sữa (ngày) 84,6 80,2
Khẩu phần thí nghiệm

Cỏ voi ăn tự do ăn tự do
Cỏ signal ăn tự do ăn tự do
Cỏ ghine TD58 - 5 kg/con/ngày
Cỏ signal khô - 3 kg/con/ngày
Rỉ mật - 1 kg/con/ngày
Cám hỗn hợp công ty Mộc Châu* 0,5 kg/lít sữa -
Cám tự phối trộn thí nghiệm ** - 0,5 kg/lít sữa
(Xây dựng khẩu phần theo tiêu chuẩn NRC, 2001); (*) và (**) bổ sung cho bò từ lít sữa thứ 6

Thức ăn thô xanh (cỏ voi, cỏ signal tơi và khô, cỏ ghinê TD58), thức ăn tinh (thức ăn hỗn
hợp do trạm thức ăn Công ty phối trộn và thức ăn tinh thí nghiệm phối trộn bằng các
nguyên liệu có tại trạm thức ăn Công ty) ngoài ra bò thí nghiệm còn đợc bổ sung 1 kg rỉ
mật/con/ngày.
* Công thức phối trộn thức ăn tinh dùng cho bò thí nghiệm
Loại thức ăn Tỷ lệ (% VCK)
- Cám ngô 48
- Cám gạo 13
- Khô dầu đậu tơng 9
- Đậu tơng 17
- Bột cá 4
- Premix 1
- Khoáng 2
- Rỉ mật 6

Protein (%/kg Chất khô) 17,81
Năng lợng (Kcal) 2857




Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 3



Chỉ tiêu theo dõi
- Thay đổi khối lợng bò trong thời gian thí nghiệm (kg) xác định bằng cân điện tử (Model
1200 Ruddweigh-Australia).
- Năng suất sữa (kg/con/ngày) xác định bằng phơng pháp cân lợng sữa vắt thực tế hàng
ngày.
- Chất lợng sữa: tỷ lệ mỡ sữa (%), tỷ lệ protein sữa (%),và chất rắn không mỡ (%) xác
định bằng máy phân tích EKOMILK (Bungaria).
- Lợng thu nhận thức ăn (kg/con/ngày) xác định bằng phơng pháp cân thức ăn cho ăn và
thức ăn ăn thừa của từng con hàng ngày.
- Mẫu thức ăn phân tích tại phòng phân tích thức ăn, Viện chăn nuôi với các chỉ tiêu: chất
khô, protein thô, mỡ thô, xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số.
Xử lý số liệu:
Các số liệu về năng suất, chất lợng sữa, lợng thức ăn ăn vào khối lợng của bò thí
nghiệm ở các lô đợc xử lý ANOVA một nhân tố (ANOVA one-way unstacked) bằng
chơng trình MINITAB 14 (Mỹ) để so sánh sai khác giữa các lô.
Kết quả và thảo luận
Thành phần hóa học của thức ăn
Bảng 2. Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm
DM
Protein

thô
Mỡ Xơ NDF ADF
Khoáng
tổng số
Ca P
Cỏ voi 13.93

9.25 2.07 31.38

61.28

34.67

11.27 0.57

0.52
Cỏ signal 19.58

11.37 1.74 35.08

69.58

37.71

10.7 0.52

0.44
Cỏ Ghinê 11.84

8.74 1.66 38.42


75.52

42.51

12.38 0.62

0.38
Cỏ signal khô 91.40

7.39 0.91 39.24

78.43

44.12

7.00 0.47

0.355

TĂ viên M. châu
90.19

12.61 3.06 8.50 16.56

7.70 10.52 2.35

0.55
TĂ viên TN 89.48


17.81 5.96 6.28
18.81

10.85

10.07 2.27

0.71
Cám ngô
87.84

10.44 5.52 2.73 14.83

4.75 1.66
2.2 3.3
Cám gạo
90.27
10.81
7.49
20.56

16.72

0.35
0.60

Khô đậu tơng 89.92

51.54 2.00 6.85 21.41


8.02 0.62

0.74
Đậu tơng 91.43

44.22 17.16

6.81 0.42

0.86
Rỉ mật 70.5 1.29 0.19 2.85

Bảng 2 cho một số nhận xét nh sau: các loại thức ăn thô và các đơn nguyên liệu dùng để
phối chế thức ăn tinh hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm là những thức ăn thông dụng, điều
đáng chú ý ở đây là thức ăn viên Mộc Châu tại thời điểm thí nghiệm có hàm lợng protein
thô tơng đối thấp so với lợng protein thô của thức ăn viên thí nghiệm: 12,61% so với


4

Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi


17,81%. Điều này cho thấy nếu bổ sung thức ăn tinh cho bò sữa từ lít sữa thứ 6 trở đi (0,5
kg/1 lít sữa) thì thức ăn này cha đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất sữa của bò.
Năng suất sữa
Diễn biến năng suất sữa qua các tháng thí nghiệm và hệ số sụt sữa đợc trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Năng suất sữa qua các tháng thí nghiệm (kg/con/ngày)
Hệ số sụt sữa (%)


Chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm
(TN)
Đại trà (ĐT) Tăng so với
ĐT (%)
TN ĐT
Trớc thí nghiệm (kg)

18,64 0,57 18,22 1,23

Tháng thứ nhất (kg)
23,48
a
4,61 18,98
b
3,60
23,71
- 25.97 - 4.17

Tháng thứ hai (kg)
22,16
a
4,38 17,71
b
3,71

25,13
5.62 6.69
Tháng thứ ba (kg)
19,51
a

2,91 16,75
b
4,23

16,48
11.96 5.42
Trung bình 21,71 17,91 21,91 -2.80 2.65
Ghi chú: chữ cái trong cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác P<0,05

Kết quả cho thấy, nhóm bò ăn khẩu phần thí nghiệm có năng suất sữa cao hơn so với nhóm
bò đại trà trong suốt thời gian thí nghiệm và có sự sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ví
dụ, năng suất sữa ở tháng thứ nhất ở nhóm bò thí nghiệm là 23,48 kg trong khi đó giá trị
này ở nhóm bò đối chứng là 18,98 kg vợt 23,71%. Tơng tự nh vậy năng suất sữa ở
tháng thứ hai và thứ ba của nhóm bò ăn khẩu phần thí nghiệm lần lợt cao hơn so với
nhóm bò đối chứng 22,16 so với 17,71 kg (vợt 25,13%) và 19,51 so với 16,75 kg (vợt
16,48%). Điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng chế độ nuôi dỡng mới tức là bò thí
nghiệm đợc ăn thêm cỏ Signal khô, cỏ TD58 và rỉ mật đồng thời đợc ăn thức ăn tinh có
tỷ lệ protein thô cao hơn so với thức ăn tinh do Công ty phối trộn. Tuy nhiên, khả năng
suất sữa của cả hai nhóm có xu thế giảm dần điều này hợp với qui luật cho sữa của bò sữa
vì bò khi bớc vào thí nghiệm đ bắt đầu ở cuối tháng cho sữa thứ 2 tức là gần tới đỉnh của
kỳ cho sữa. Hệ số sụt sữa qua các tháng của đàn bò thí nghiệm còn đợc minh họa qua đồ
thị 1.
-25.97
11.96
-2.80
2.65
5.62
6.69
-4.17
5.42

-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
(%)
TN ĐT

Đồ thị 1: Hệ số sụt sữa của đàn bò HF qua các tháng thí nghiệm



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 5




So sánh hệ số sụt sữa (%) của hai nhóm bò thí nghiệm và đối chứng qua các tháng thí
nghiệm 1; 2 và 3 lần lợt là - 25,97; 5,62 và 11,96% so với - 4,17; 6,69 và 5,42% tính
chung cho cả kỳ thí nghiệm thì hệ số sụt sữa ở nhóm bò ăn khẩu phần thí nghiệm là -
2,80% trong khi đó giá trị này ở nhóm bò nuôi đại trà là 2,65. Nh vậy với phơng thức
cho ăn mới không những làm tăng năng suất sữa mà còn duy trì độ bền của tháng cho sữa
so với nuôi đại trà.
Chất lợng sữa
Tuy các giá trị về chất lợng sữa nh hàm lợng mỡ, protein và chất khô ở các lô thí

nghiệm đều thấp hơn so với nhóm bò nuôi đại trà (Bảng 4), nhng sự thấp hơn này không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu phản ánh chất lợng sữa của bò trong thời gian thí
nghiệm đợc trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Thành phần sữa của bò thí nghiệm HF thuần nhập từ Mỹ (Mean SD)
Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô đại trà
Mỡ sữa (n=35)
3,06 0,12 3,29 0,13
Protein sữa (n=35)
3,13 0,01 3,14 0,01
Chất khô (n=35)
11,36 0,12 11,62 0,14

Hàm lợng mỡ sữa ở lô nuôi đại trà là 3,29 % cao hơn so với giá trị này ở lô thí nghiệm
3,06% kết quả thu đợc của thử nghiệm này tơng tự nh kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim
Tuyên và Nguyễn Hữu Lơng (2004) trên bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu, tỷ lệ mỡ
sữa của bò HF là 3,03%. Đối với hàm lợng protein trong sữa là 3,13% ở lô thí nghiệm và
lô đối chứng là 3,14%, giá trị này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim
Tuyên và Nguyễn Hữu Lơng (2004) trên đàn bò HF thuần nuôi tại Mộc Châu (3,06%).
Chất khô sữa cũng không có sự sai khác đáng kể. Nhìn chung các chỉ tiêu về chất lợng
sữa đặc biệt là mỡ và protein sữa là các tính trạng chất lợng có hệ số di truyền cao nên
trong một thời gian ngắn việc tác động bằng thức ăn cha thể làm thay đổi đợc các chỉ
tiêu này.
Lợng thức ăn thu nhận
Lợng thức ăn thu nhận là một trong các chỉ tiêu quan trọng, nó đợc phản ánh trực tiếp
năng suất sữa của đàn bò. Kết quả về lợng thức ăn ăn vào ở hai nhóm bò đợc trình bày ở
bảng 5.


6


Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi


Bảng 5: Lợng dinh dỡng thu nhận trong thời gian thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi Lô thí nghiệm Lô đại trà
Chất khô ăn vào (kg/con/ngày)
16,66
a
0,18 15,40
b
0,25
Chất khô thức ăn thô ăn vào (kg)
8,16
a
0,17 7,98
b
0,20
Chất khô ăn vào (% khối lợng) 3,29 3,05
NDF ăn vào (kg)
5.72 0.11 5.40 0.16
Tỷ lệ NDF (% khẩu phần) 34.33 35.06
ADF ăn vào (kg)
4.33 0.15 4.13 0.13
Tỷ lệ ADF (% khẩu phần) 25.99 26.82
Protein ăn vào (kg)
2,84
a
0,02 2,25
b
0,03

Protein (g/kg chất khô) 170,5 146,1
Tỷ lệ (tinh/thô) 50,9/49,1 48,2/51,8

Bảng 5 cho nhận xét nh sau:
- Lợng chất khô ăn vào ở nhóm bò ăn khẩu phần thí nghiệm là 16,66 kg/con/ngày trong
khi đó bò sữa nuôi bằng khẩu phần đối chứng thu nhận 15,40 kg/con ngày và có sự sai
khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này (P<0,05). Khi so sánh với tiêu chuẩn NRC trong
tài liệu nuôi dỡng bò sữa (Dairy Cattle Nutrition and Feeding, 2005) áp dụng cho bò HF
có khối lợng 454-500 kg có sản lợng sữa 20 kg/ngày thì chất khô ăn vào là 16,5 kg nh
vậy với cách cho ăn theo khẩu phần thí nghiệm thì lợng chất khô thu nhận của đàn bò HF
đ đáp ứng đủ, trong khi đó lợng chất khô ăn vào của nhóm bò nuôi theo phơng thức đại
trà thấp hơn so với tiêu chuẩn 15,40 kg so với 16,5 kg vì lý do trên có thể đ làm ảnh
hởng đến năng suất sữa của đàn bò nuôi theo phơng thức này.
- Tơng tự nh chất khô ăn vào, lợng chất khô của thức ăn thô ở hai nhóm bò cũng có sự
sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05) 8,16 so với 7,98 kg. Khi xem xét tổng NDF và ADF bò
ăn đợc trong tổng khẩu phần cho thấy: bò ở lô thí nghiệm và lô nuôi đại trà thu nhận đợc
lợng NDF và ADF lần lợt là 5,72 so với 5,40 kg (34,33 và 35,06% khẩu phần) và 4,33 so
với 4,13 kg (25,99 và 26,82% khẩu phần), nh vậy tỷ lệ NDF và ADF bò thu nhận trong
khẩu phần nằm trong khoảng cho phép của tiêu chuẩn NRC (2001) đó là NDF và ADF tối
thiểu trong khẩu phần cho bò sữa là 33 và 21%. Theo Mertens (1994) lợng chất khô ăn
vào có thể bị hạn chế khi bò sản xuất 40 kg sữa/ngày ăn khẩu phần vợt quá 32% NDF,
tuy nhiên, đối với bò sản xuất 20 kg sữa/ngày thì lợng chất khô ăn vào không bị hạn chế
cho tới khi khẩu phần ăn chứa khoảng 44% NDF.
- Lợng protein thô ăn vào của nhóm bò thí nghiệm là 2,84 kg trong khi đó lô đại trà là
2,25 kg và có sự sai khác (P<0,05), điều này cũng dễ hiểu vì nh đ đề cập ở Bảng 2, thức



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 7




ăn tinh hỗn hợp đóng viên của Mộc Châu dùng cho nuôi đại trà có hàm lợng protein thô
thấp 12,61% trong khi đó thức ăn tinh của bò thí nghiệm có hàm lợng protein thô là
17,81%.
- Lợng chất khô ăn vào tính trên 100 kg khối lợng là 3,33% ở nhóm bò ăn khẩu phần thí
nghiệm và 3,08%, đều nằm trong khoảng cho phép. Theo NRC (2001); Kalscheur K. F và
cộng sự (1999) thì luợng chất khô ăn vào tính theo phần trăm (%) khối lợng cơ thể bò sữa
dao động từ 2,78-3,84% tùy thuộc vào tháng cho sữa và năng suất sữa.
- Tỷ lệ thức ăn tinh/thức ăn thô trong khẩu phần ăn của nhóm bò ăn khẩu phần thí nghiệm
là (50,9/49,1) và bò ăn khẩu phần đối chứng là (48,2/51,8), nhìn chung tỷ lệ này phù hợp
với năng suất sữa của 2 nhóm bò.
Thay đổi khối lợng
Thay đổi thể trọng của bò HF trong thời kỳ vắt sữa là một trong các chỉ tiêu đánh giá sức
khỏe của đàn bò đồng thời cũng phản ánh mức độ dinh dỡng mà bò sữa thu nhận đợc.
Khối lợng bò sữa trong thời gian thí nghiệm đợc trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Thay đổi khối lợng trong thời gian thí nghiệm
Khối lợng Lô thí nghiệm Lô đại trà
Đầu kỳ 490 492
Cuối kỳ 521,4 519
Tăng trọng 3 tháng (kg) 31,4 27
Tăng trọng (kg/con/ngày) 0,35 0,30

Kết quả bảng 6 cho thấy, tăng trọng của bò ở cả hai nhóm thí nghiệm và đại trà từ 0,3-
0,35 kg/con/ngày điều này cũng hợp với qui luật vì bò đang ở chu kỳ vắt sữa thứ 2. Tuy
nhiên ở thí nghiệm này chúng tôi không tìm thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về tăng
trọng, có lẽ nguyên nhân chủ yếu là do thu nhận dinh dỡng của bò (chất khô và năng
lợng trao đổi) đ phần nào đáp ứng đợc nhu cầu dinh dỡng của bò.
Hiệu quả kinh tế
Trong thời gian tơng đối ngắn (3 tháng) việc tính toán hiệu quả kinh tế một cách chi tiết

các khoản chi phí để sản xuất 1 kg sữa khó thực hiện, vì vậy chúng tôi chỉ tạm tính toán
giá thành sản xuất sữa trên cơ sở thức ăn đầu t và lợng sữa thu đợc (kg/con/ngày) vì
trong chăn nuôi bò sữa giá thành thức ăn thờng chiếm từ 60-70%. Kết quả tính toán sơ bộ
về chi phí thức ăn đợc trình bày ở bảng 7.


8

Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi


Bảng 7: Chi phí thức ăn trong thời gian thí nghiệm
Thành tiền (đồng)
Loại thức ăn
Đơn giá
(đồng/kg)

Thí nghiệm Đối chứng
Cỏ voi 150 3.750

3.750

Cỏ signal 150 2.250

2.250

Cỏ signal khô 600 1.800


Cỏ Ghine 150 3.000


3.000

Rỉ mật 1100 1.100


Cám hỗn hợp công ty Mộc Châu

3000

25.500

Cám tự phối trộn thí nghiệm 3200 27.200


Chi phí thức ăn (đ/con/ngày)
39.100

34.500

Giá T.A/kg sữa (đ/kg sữa)

1.800,5

1.936,8

Giá thu mua sữa * 3000 65.150

53.440


Tiền thu từ bán sữa (con/ngày)

26.050

18.940

Ghi chú: * năng suất sữa bò thí nghiệm (21,71 kg/con/ngày); bò đại trà (17,81 kg/con/ngày)

Bảng 7 cho thấy, mặc dù chi phí thức ăn (đồng/con/ngày) cho bò ăn theo khẩu phần thí
nghiệm cao hơn so với nuôi đại trà (39.100 so với 34.500 đồng) nhng bò ăn khẩu phần thí
nghiệm đ cho năng suất sữa cao hơn so với bò nuôi đại trà (21,71 so với 17,81
kg/con/ngày) do đó chi phí thức ăn cho một kg sữa của nhóm bò nuôi thử nghiệm thấp hơn
so với nhóm bò nuôi đại trà (1800,5 so với 1936,8 đồng) đồng thời tổng thu từ bán sữa của
nhóm bò thí nghiệm cao hơn so với nhóm nuôi đại trà (65.150 so với 53.440
đồng/con/ngày), sau khi trừ chi phí thức ăn thì tiền thu đợc từ bán sữa ở nhóm bò thử
nghiệm là 26.050 đồng/con/ngày so với giá trị này ở bò nuôi đại trà là 18.940
đồng/con/ngày. Ngoài ra việc áp dụng nuôi dỡng bò HF bằng khẩu phần mới còn làm
cho bò có độ bền của kỳ cho sữa dài hơn và có hệ số sụt sữa thấp hơn so với nuôi đại trà vì
thế năng suất sữa/chu kỳ cũng cao hơn. Điều này rất có ý nghĩa về sức khoẻ của bò sữa.
Kết luận và đề nghị
Kết luận
áp dụng chế độ cho ăn và khẩu phần mới đ làm tăng năng suất sữa năng suất sữa 16,8%,
hệ số sụt sữa trong thời gian thí nghiệm - 4,67% so với giá trị này ở lô đối chứng là 8,07%.
Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa từ 1800,5 đến 1936,8 đồng/kg sữa, tiền thu đợc từ
bán sữa sau khi trừ chi phí thức ăn là 26.050 đồng/con/ngày (bò thí nghiệm) và 18.940
đồng (bò đại trà).
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu khẩu phần có mức năng lợng và protein khác nhau để đánh giá hiệu
quả của khẩu phần đến khả năng sản xuất của bò HF thuần nhập từ Mỹ trong cả chu kỳ
cho sữa.




Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 9



Tài liệu tham khảo
Đỗ Kim Tuyên và Nguyễn Hữu Lơng (2004). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa nhập nội Việt
nam (2001-2004)
Kalscheur K. F., Vandersall J. H., Erdman R. A., Kohn R. A., and Russek-Cohen E. (1999). Effects of
Dietary Crude Protein Concentration and Degradability on Milk Production Responses of Early, Mid, and
Late Lactation Dairy Cows. J Dairy Sci 1999, 82:545554
NRC (2001). Nutrient Requirements of Dairy Cattle Seventh Revised Edition, 2001
Dairy cattle nutrition and feeding (2005). In Animal Nutrition Handbook, Section 15: Dairy Cattle Nutrition
and Feeding. Copyright 2005 by Lee I. Chiba. pp 373-405
Mertens, D. R. 1994. Regulation of feed intake. pp. 450 493 in Forage Quality, Evaluation, and Utilization
J. G. C. Fahey, ed., Amer. Soc. Agronomy, Inc., Madison WI.

×