Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tình hình dịch bệnh và kết quả bước đầu áp dụng lịch tiêm phòng trên đàn lợn tại xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.19 KB, 12 trang )




Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1



tình hình dịch bệnh và kết quả bớc đầu áp dụng lịch tiêm
phòng trên đàn lợn tại xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh
tỉnh Quảng Trị
Nguyễn Quế Côi
1
, Nguyễn Nguyệt Cầm
1
và CTV
Bộ môn Nghiên cứu Tiểu gia súc
abstract
In the smallholders pig production of Quangtri province the epidemic diseases were serious. That is caused
by reasons follows :
- Nutrition of pig feed is always deficient
- The absence of periodic vaccination
- The climate is extremely harsh
- The smallholders lack knowledge about epidemic diseases
The pig herd in the Vinh Lam commune is vaccinated following schedule proposed by SLRD from 2002 to
2005. The results were following :
- The epidemic diseases were decreased for the sows
- The paratyphoid and diarrhea of preweaning piglets were occurred less than before.
- For the porkers, Dearrhea and pasterellogist were occurred only after flooding time and easy to treat.
Keywords : Smallholder, epidemic deases, vaccination, preweaning.
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn đ và đang đợc chú trọng phát triển, đặc


biệt đối với các tỉnh thuần nông. Quảng Trị là một trong những tỉnh đang đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi nhằm biến chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn ngang tầm với trồng trọt và
tiến tới trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Tuy nhiên kết quả thu đợc còn
nhiều hạn chế . Một trong những nguyên nhân ảnh hởng không nhỏ đến tốc độ phát triển
của ngành chăn nuôi đó là công tác thú y trên địa bàn. Để tìm hiểu nguyên nhân dịch
bệnh gây ra tỷ lệ lợn hao hụt cao làm ảnh hởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi,
chúng tôi đ tiến hành theo dõi về tình hình dịch bệnh, thú y của đàn lợn trong các hộ chăn
nuôi trên địa bàn x Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh - Quảng Trị.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá thực trạng dịch bệnh, đề xuất và thử nghiệm lịch tiêm phòng có hiệu quả cho đàn
lợn tại địa phơng.
vật liệu và phơng pháp nghiên cứu
Đối tợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tợng


2

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


Lợn nái Móng Cái, lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái), lợn nái ngoại (Landrace x
Yorkshire), lợn con theo mẹ và lợn thịt.
Địa điểm
X Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
Thời gian thực hiện
15/10/2002-31/12/2005
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình dịch bệnh của x, huyện
- Đề xuất, thử nghiệm lịch tiêm phòng trên đàn lợn thí nghiệm

Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp điều tra
+ Thu thập số liệu và các báo cáo tình hình dịch bệnh tại các ban ngành của x và huyện
+ Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu câu hỏi và đặt sổ theo dõi tại các hộ gia đình chăn nuôi
Phơng pháp bố trí theo dõi
Lợn nuôi trong 23 hộ với quy mô từ 1-20 nái/hộ, 10-30 lợn thịt/hộ (Tháng 7 năm 2002 đa
100 lợn cái hậu bị F1 vào 10 hộ, tháng 6 năm 2003 tiếp tục đa 50 lợn cái ngoại hậu bị
nuôi trong 3 hộ và tháng 1 năm 2005 đa 50 nái Móng Cái nuôi trong 10 hộ). Tiến hành
theo dõi trực tiếp tại các hộ chăn nuôi.
- Đặt sổ ghi chép theo dõi dịch bệnh trong các hộ
- Nội dung theo dõi:
+ Tình hình dịch bệnh và thú y của x
+ Tình hình dịch bệnh của đàn lợn đợc theo dõi
Phơng pháp xử lý số liệu
Số liệu đợc xử lý bằng phơng pháp thống kê thông dụng
Kết quả nghiên cứu
Tình hình dịch bệnh
Tình hình chung về công tác chăn nuôi thú y tại huyện Vĩnh Linh
Là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, với 21 x và 1 thị trấn, phát triển kinh tế
chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Trong những năm gần đây, công tác chăn nuôi
thú y của huyện đ đạt đợc nhiều kết quả đáng khích lệ, số lợng gia súc gia cầm đ tăng
lên, đặc biệt là công tác bảo vệ vật nuôi đợc chính quyền các cấp quan tâm. Với số lợng
đàn gia súc gia cầm toàn huyện thời điểm tháng 6 năm 2005 (theo báo cáo tổng kết 6
tháng đầu năm 2005 của phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Linh) nh sau:



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 3




Tổng đàn trâu bò: 17.500 con
Lợn: 44.720 con
Gia cầm: 320.000 con
Hàng năm công tác tiêm phòng các loại vacxin nh: Tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng
lợn, dịch tả lợn, phó thơng hàn lợn, lở mồm long móng, dại chó, Newcastle và tụ huyết
trùng gia cầm nhằm bảo vệ vật nuôi đ đợc các x, thị trấn triển khai theo đúng lịch và
tiến độ của tỉnh, huyện đề ra:
Vụ xuân tiêm từ 1/3 30/3
Vụ thu tiêm từ 1/8 3
Tiêm phòng vacxin phòng bệnh dại cho chó đợc tiến hành từ: 1/4 - 15/4
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện Vĩnh Linh
Đầu năm 2004, dich cúm gia cầm đ xảy ra ở 11 x, thị trấn trong huyện, phải xử lý tiêu
hủy 4.478 con gia cầm.
Tháng 10 năm 2004 dịch lở mồm long móng đ xảy ra ở hợp tác x Thợng Hoà, x Vĩnh
Long, trong thời gian ngắn đ có 61 trâu bò bị mắc bệnh, các ban ngành địa phơng đ
khẩn trơng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, sau 43 ngày dịch bệnh đ đợc
dập tắt và không phát tán.
Bảng1. Một số bệnh thờng gặp trện đàn gia súc gia cầm địa phơng
Loại vật nuôi
Tên bệnh
Lợn nái Lợn thịt
Lợn con
theo mẹ
Gia cầm Trâu bò
1
Tụ huyết
trùng
Tụ huyết
trùng

Hội chứng
tiêu chảy
THT THT
2 Viêm vú
Hội chứng
tiêu chảy
Hô hấp Newcastle LMLM
3
Xảy thai,
lu thai
Hô hấp Hecni Cúm

Viêm da
5 Vô sinh k.tn

Lepto PTH
Viêm gan
virut vịt
KST đờng
máu
6
Lepto mn
tính
Phù đầu Hô hấp
7 Táo bón E. coli
(Vô sinh k.tn: vô sinh không truyền nhiễm)
Đầu năm 2005 đ xử lý 3 đàn vịt ở x Vĩnh Giang có kết qủa xét nghiệm dơng tính virus
H
5
N

1
.
Đối với đàn lợn của huyện, bệnh có xảy ra rải rác ở khắp các x nhng không mang tính
chất nghiêm trọng. Kết quả chi tiết đợc thể hiện ở bảng 1.
Kết quả điều tra cho thấy dịch bệnh tại huyện Vĩnh Linh thờng xảy ra vào vụ đầu xuân
tháng 2,3 và vụ thu đông tháng 8,9,10, riêng lợn nái thờng bị sảy thai, lu thai vào mùa
hè.
Việc tổ chức tiêm phòng vacxin cho vật nuôi đợc tiến hành định kỳ hàng năm nhng dịch
bệnh vẫn còn xuất hiện là do nhiều đơn vị cha chú trọng chỉ đạo sát sao tiêm phòng đàn


4

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


lợn cho nhân dân, giao cho cán bộ thú y tự xoay xở, nhiều x vùng sâu vùng xa việc tiêm
phòng không triệt để, ngời dân còn cha nhận thức đợc tác dụng của tiêm phòng vacxin
nên tỷ lệ tiêm phòng còn thấp.
Ngoài ra, công tác kiểm soát giết mổ (KSGM), vận chuyển gia súc gia cầm còn lỏng lẻo,
tình trạng t thơng tự phát giết mổ gia súc, gia cầm bán ở các vùng nông thôn khá phổ
biến.
Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh năm 2003 cho thấy: KSGM đ xử
lý 136 lợn nghi mắc bệnh tụ huyết trùng, phó thơng hàn và lepto, 15 con trâu bò nghi mắc
bệnh loét da quăn tai, tụ huyết trùng và ký sinh trùng đờng máu.
Mặt khác, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhiều lũ lụt, hạn hán Về mùa hè nắng
nóng, ảnh hởng của gió Lào, mùa đông ma nhiều, giá lạnh kết hợp điều kiện chuồng trại
và thức ăn cha đợc đảm bảo nên gia súc, gia cầm hay bị mắc bệnh là không tránh khỏi.
Thực trạng dịch bệnh tại x Vĩnh Lâm
Mạng lới thú y x:

Cả x có ba thú y viên ở trình độ sơ cấp hoạt động riêng lẻ theo cơ chế thị trờng. Nói
chung trình độ tay nghề của các thú y viên là tốt, nhng do ngời dân phát hiện bệnh muộn
hoặc tự điều trị không khỏi mới báo cán bộ thú y nên hiệu quả điều trị bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn x còn thấp.
Tổng đàn gia súc gia cầm của x đến tháng 6 năm 2005 nh sau:
Trâu bò: 700 con
Lợn: 4.000 con
Gia cầm: 40.000 con
Công tác tiêm phòng cho đàn lợn của x trong 3 năm (2003 - 2005)
Hàng năm x đều tổ chức tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm định kỳ một năm
hai đợt, vào tháng 3 -4 và tháng 9- 10 hàng năm. Công tác tiêm phòng do cán bộ thú y đảm
nhiệm hoặc do tự ngời dân tiêm. Nguồn vacxin đợc lấy từ trạm thú y huyện và một số
đại lý thuốc thú y.
Kết quả tổng kết đánh giá công tác tiêm phòng cho đàn lợn đợc trình bày ở bảng 2.
Bảng2. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn của x trong 3 năm (2003 - 2005)
2003 2004 2005 Loại
vacxin Tổng
số
(con)
Số
tiêm
(con)
Tỷ lệ
%
Tổng
số
(con)
Số
tiêm
(con)

Tỷ lệ
%
Tổng
số
(con)
Số
tiêm
(con)
Tỷ lệ
%
LMLM 7658 2297 29,99 5800 1740 29,99 4000 1340 33,5
DT 7658 2297 29,99 5800 1740 29,99 4000 1340 33,5
THT 7658 2297 29,99 5800 1740 29,99 4000 1340 33,5
PTH 7658 2297 29,99 5800 1740 29,99 4000 1340 33,5

LMLM: Vacxin phòng bệnh lở mồm long móng



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 5



DT : Vacxin phòng bệnh dịch tả lợn
THT : Vac xin phòng bệnh tụ huyết trùng lợn
PTH : Vacxin phòng bệnh phó thơng hàn lợn
Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn năm 2005 đ tăng nhng còn rất thấp.
Nhiều hộ không ý thức đợc việc lợi ích tiêm phòng. Họ cho rằng một lứa lợn ngắn không
cần tiêm phòng, tiêm phòng là có thể phòng tất cả các bênh nên khi bệnh xảy ra tiêm
phòng không có tác dụng. Mặt khác, do kinh tế hộ còn khó khăn và một số hộ khác chỉ

tiêm phòng khi trong đàn có con bị bệnh hoặc lợn hàng xóm bị bệnh. Vậy nên tỷ lệ tiêm
phòng trong mấy năm gần đây của x có tăng nhng không đáng kể. Những hộ ý thức
đợc việc tiêm phòng thì họ tiêm theo định kỳ và tiêm đầy đủ các loại vacxin mà cán bộ
thú y khuyến cáo. Do vậy tỷ lệ các loại vacxin đợc tiêm là bằng nhau.
Dịch bệnh trên đàn lợn tại x Vĩnh Lâm
Qua điều tra dịch bệnh trên đàn lợn tại x chúng tôi thấy lợn mắc bệnh còn khá phổ biến,
tỷ lệ hao hụt lợn cao gây thiệt hại nhiều cho ngời chăn nuôi, chi tiết đợc trình bày ở
bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ mắc một số bệnh thờng gặp trên đàn lợn của x
Lợn nái (670 con) Lợn con (1200 con) Lợn thịt (1500 con)
Loại bệnh
Số con
mắc
Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số con
mắc
Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số con
mắc
Tỷ lệ

mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
PTH _ _ _ 284 23,66 69,71 157 10,46 62,42
Hội chứng tiêu
chảy
_ _ _ 435 36,25 73,56 231 15,4 74,45
Phù đầu _ _ _ 98 8,16 53,06 76 5,06 42,10
THT 58 8,65 60,34 _ _ _ 305 20,33 67,21
DT _ _ _ _ _ _ 32 2,13 0
Suyễn 20 2,98 60,0 _ _ _ 81 5,4 43,20
Viêm vú 63 9,40 73,01 _ _ _ _ _ _
Bệnh thai sản: vô
sinh, sảy thai, thai
chết lu
75 11,19 46,6 _ _ _ _ _ _
Bệnh khác: gy
chân, cảm nắng
43 6,41 18,60 _ _ _ 36 2,40 16,66

Với tổng số lợn nái điều tra là 670 con, lợn con là 1200 và lợn thịt là 1500 con chúng tôi
thấy bệnh xảy ra ở cả 3 loại lợn.
Đối với lợn nái chủ yếu mắc bệnh về thai sản: 11,19%, tỷ lệ khỏi chỉ đợc 46,6%, hộ chăn
nuôi thờng quyết định loại thải khi nái sinh sản kém. Bệnh viêm vú xảy ra với tỷ lệ khá
cao 9,40% và tỷ lệ khỏi 73,01% một phần do vệ sinh chuồng trại cha đảm bảo.
Lợn ngoại trong giai đoạn hậu bị thờng chịu ảnh hởng stress của vận chuyển, môi
trờng nuôi dỡng mới không đạt tiêu chuẩn nên lợn hay mắc bệnh các bệnh về đờng hô



6

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


hấp đặc biệt là bênh suyễn, tỷ lệ hao hụt lợn cao trong giai đoạn này. Tỷ lệ mắc là 2,98%,
tỷ lệ khỏi chỉ đạt 60%.
Đối với lợn con tỷ lệ mắc cao nhất là 36,25% ở hội chứng tiêu chảy tiếp đó là bệnh phó
thơng hàn 23,66%, tỷ lệ khỏi trong khoảng 69-73%. ở đây điều kiện chuồng đủ nhiệt độ
cho lợn con hầu nh không có nên về mùa ma rét tỷ lệ lợn con mắc các hội chứng tiêu
chảy rất cao, đồng thời các hộ không có thói quen tiêm phòng.
Đối với lợn thịt phần lớn cũng không đợc tiêm phòng, một số đợc tiêm theo lịch tiêm
của x nên khi lợn gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, ma rét nhiều hay mắc bệnh tụ huyết
trùng chiếm tỷ lệ 20,33%, tỷ lệ khỏi 67,21% và hội chứng tiêu chảy chiếm 15,4%, tỷ lệ
khỏi cũng chỉ đạt 74,45%.
Trình độ hiểu biết của ngời dân còn hạn chế nên đ có những lợn nái bị cảm do ngời dân
tắm cho lợn trong thời tiết nóng bức. Nói chung bệnh thờng xảy ra rải rác quanh năm, đặc
biệt đối với thời điểm sau lũ lụt dịch bệnh xảy ra nhiều hơn.
Đề xuất đa ra lịch tiêm phòng cho đàn lợn thí nghiệm
Qua điều tra về dịch bệnh của địa phơng, để hạn chế tỷ lệ hao hụt đầu lợn do bệnh tật
chúng tôi đ tham vấn các chuyên gia thú y của các viện, trờng và đ xây dựng lịch tiêm
phòng áp dụng cho đàn lợn thí nghiệm cũng nh đàn lợn trong vùng thí nghiệm nói chung
nh sau:
Đối với lợn con theo mẹ
- 3-5 ngày tuổi tiêm sắt lần 1
- 7-10 ngày tuổi tiêm sắt lần 2
- 28 ngày tuổi tiêm phù đầu và phó thơng hàn
- 35 ngày tuổi tiêm dịch tả + tụ huyết trùng
Đối với lợn vỗ béo

- Đàn lợn giống đa về nuôi từ vùng đ đợc tiêm phòng theo lịch trên thì đến 3 tháng tuổi
tiêm:
Vacxin dịch tả: 1ml/con
Vacxin tụ dấu: 3ml/con
- Đàn lợn giống đa về nuôi từ vùng cha đợc tiêm phòng thì sau khi đ nuôi cách ly
theo dõi 2 tuần cần tiêm ngay 3 loại vacxin dịch tả lợn + tụ dấu lợn + Phù đầu lợn. Vacxin
loại này có thể tiêm cùng 1 ngày nhng ở 2 vị trí tiêm khác nhau.
- Nếu bị dịch lepto (Leptospirosis) đe dọa thì trớc khi đa vào vỗ béo tiêm vacxin 2 mũi
cách nhau 7 ngày.



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 7



Đối với lợn cái hậu bị
- Đối với lợn cái nội do lợn thích nghi tốt với điều kiện địa phơng, ít xảy ra các bệnh về
thai sản nên ta có thể tiêm phòng cho đàn cái nội nh sau:
5 tháng tuổi tiêm tụ huyết trùng + dịch tả
- Đối với lợn cái F1 và cái ngoại hậu bị
Do đàn lợn nái F1 và lợn nái ngoại nuôi tại địa phơng hay có các trờng hợp xảy thai và
thai chết lu, mẹ bị viêm vú, mất sữa, nên chúng tôi đa ra lịch dùng vacxin cho lợn cái F1
và ngoại hậu bị nh sau:
Bảng 4. Lịch phòng bệnh cho lợn cái hậu bị
Thời gian Loại vacxin Phòng bệnh Cách dùng
Parosure Đóng dấu, Lepto,
Parovirus
Respisure Mycoplasma
LMLM LMLM

Trớc khi
vào phối 1-2
tháng

Dịch tả Dịch tả
Liều dùng theo hớng dẫn. Có thể dùng
2 loại vacxin Parosure và LMLM tiêm 1
đợt (Trớc phối giống 2 tháng).
Respisure và Dịch tả tiêm 1 đợt (trớc
phối giống1 tháng)

Đối với lợn nái
Bảng 5. Lịch phòng bệnh cho lợn nái
Thời gian Loại vacxin Phòng bệnh Cách dùng
Trớc đẻ 4
tuần
littergeard
ỉa chảy lợn con
Tiêm theo hớng dẫn
Trớc đẻ 2
tuần
littergeard
ỉa chảy lợn con
Tiêm theo hớng dẫn
Sau đẻ 14 - 21
ngày
LMLM LMLM Tiêm theo hớng dẫn
Trớc khi đẻ
21 ngày
Dịch tả

Parosure
Dịch tả, đóng
dấu, Lepto,
Parovirus
Tiêm 2 lần, cách nhau 7 ngày

Nh vậy không những lợn mẹ đợc miễn dịch mà miễn dịch này còn truyền cho đàn con
thông qua sữa đầu.
Trớc khi đẻ 1 tháng nên tiêm 4-5ml ADE B-complex để nâng cao sức đề kháng cho bào
thai, phòng bệnh tiêu chảy của đàn con.
- Vào ngày tách con tiêm cho nái bắp 4-6ml ADE B-complex để rút ngắn thời gian chờ
phối, nâng tỷ lệ thụ thai và số con sinh/ổ.
- Vào ngày tách con cần tẩy giun sán cho lợn nái.
Đối với lợn đực sinh sản
Hàng năm tiêm vacxin dịch tả, LMLM, Respisure, parosure vào tháng 4 và tháng 10.
Tình hình dịch bệnh của đàn lợn đợc tiêm phòng theo lịch


8

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


Các bệnh xảy ra ở đàn lợn nái F1, Móng Cái và lợn ngoại thí nghiệm.
Chúng tôi đ tiến hành tiêm vacxin cho đàn lợn thí nghiệm cũng nh đàn lợn của các hộ
chăn nuôi trong và xung quanh vùng thí nghiệm theo lịch đ đợc đề xuất. Qua theo dõi
chúng tôi nhận thấy bệnh vẫn có xảy ra nhng mang tính chất nhỏ lẻ, khi lợn mắc bệnh
việc điều trị đơn giản hơn, nói chung sức khoẻ của đàn lợn trong vùng đ đợc bảo vệ. Kết
quả đợc thể hiện trong bảng 6.
Bảng6. Các bệnh xảy ra trên đàn lợn nái F1, Móng Cái và lợn ngoại nuôi tại nông hộ x

Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh - Quảng Trị
Nái Móng Cái (n=50)
Nái F1
(n=96)
Nái ngoại
(n=47)
Tên bệnh
Số
con
mắc
(con)

Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số
con
mắc
(con)

Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số

con
mắc
(con)

Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Tụ huyết trùng 3 6,0 66,6 5 5,20 80 1 2,12 100
Suyễn 0 0 0 1 1,04 100 2 4,25 50
Viêm vú 3 6,0 33,3 4 4,16 60 1 2,12 100
Sảy thai, thai
chết lu
1 2,0 100 3 3,12 100 3 6,38 66,6
Vô sinh 0 0 0 2 2,08 0 1 2,12 0
Các bệnh
khác:Táo bón,
cảm nắng, gy
chân
1 2,0 100 2 2,08 50 1 1 0

ở cả 3 loại lợn nái ta thấy u điểm của lợn nái Móng Cái là giống lợn nội nên chúng thích
nghi khá tốt với điều kiện địa phơng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với 2 giống lợn còn
lại.
Sảy thai và thai chết lu thờng xảy ra đối với lợn F1 và lợn ngoại điều này do nhu cầu
dinh dỡng của lợn không đợc đáp ứng đầy đủ, khẩu phần ăn còn thiếu chất, mặt khác
thời tiết khắc nghiệt nóng nhiều hoặc sau khi xảy ra lũ lụt dễ gây cho lợn sảy thai và thai
chết trớc khi ra khỏi cơ thể mẹ.

Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng nh chuồng trại cha đảm bảo tiêu chuẩn
nhng đàn lợn đ phần nào hạn chế đợc về bệnh tật. So sánh với kết quả điều tra chung ở
trên ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh đ giảm đi rõ rệt.
Đối với bệnh tụ huyết trùng tỷ lệ lợn mắc đ giảm so với kết quả điều tra từ 8,64% xuống
còn 2,12%-6,0%, tỷ lệ khỏi cũng đạt cao hơn.



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 9



Khi so sánh với số liệu của đàn lợn đợc điều tra và ở các vùng xung quanh trong cùng
thời điểm tiến hành thí nghiệm chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm các bệnh về thai sản đ giảm
hơn từ 11,14% xuống còn 2,0%-6,38%, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn từ 46,6% lên 66,6%-
100%.
Do đàn lợn của địa phơng và các vùng xung quanh thờng không đợc tiêm phòng đầy
đủ, khi nhiễm bệnh lợn dễ mang bệnh ghép nên khó điều trị.
Các bệnh thờng xảy ra ở lợn con theo mẹ của đàn nái thí nghiệm
Một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ hao hụt ở lợn con theo mẹ nuôi tại nông hộ x
Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh - Quảng Trị là do tình hình dịch bệnh ở các đàn lợn con xảy ra
nhiều. ở giai đoạn theo mẹ lợn con cha phát triển hoàn thiện, nếu chăm sóc quản lý
không đúng kỹ thuật lợn con rất dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm
thì tỷ lệ chết rất cao, mặt khác những con khỏi thì khả năng tăng trọng kém làm ảnh hởng
đến khối lợng lợn con cai sữa, trực tiếp gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Qua thực tế theo dõi các ổ lợn thí nghiệm tại địa phơng chúng tôi đ hớng dẫn các hộ
chăm sóc lợn con trong điều kiện tốt nhất có thể, do vậy số lợng lợn con hao hụt đ giảm
hẳn, khối lợng lợn xuất chuồng và số lợng lợn con cai sữa đ tăng. Kết quả đợc trình
bày ở bảng 7.
Bảng7. Các bệnh xảy ra ở lợn con theo mẹ của nái thí nghiệm nuôi tại nông hộ x Vĩnh

Lâm - Vĩnh Linh - Quảng Trị
Lợn con từ nái MC
(n=454)
Lợn con từ nái F1
(n=971)
Lợn con từ nái ngoại
(n=364)
Tên bệnh
Số
con
mắc
(con)
Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số
con
mắc
(con)
Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số
con

mắc
(con)
Tỷ lệ
mắc
(%)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Hecni 6 1,32 100 12 1,23 100 0 0 0
Hội chứng tiêu chảy 34 7,48 82,35

81 8,34 90,9 32 8,79 87,5
Phù đầu 20 4,40 70,0 62 6,38 77,41

24 6,59 75,0
Phó thơng hàn 26 5,72 80,76

42 4,32 78,57

18 4,94 83,33


Qua bảng 7 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con đ giảm, trong quá trình điều tra lợn con mắc
bệnh về hội chứng tiêu chảy là phổ biến chiếm 36,25%, tỷ lệ khỏi là 73,56% đặc biệt là
vào mùa đông ở đây thời tiết lạnh và ma nhiều, so sánh với đàn lợn con thí nghiệm chúng
tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh chỉ còn 7,48% - 8,79%, tỷ lệ khỏi cũng tăng lên đến 87,5%. Đây là
loại bệnh thờng xảy ra phổ biến trong các nông hộ chăn nuôi của địa phơng, nên việc
tiêm phòng cho cả lợn mẹ và lợn con kết hợp với nhiệt độ chuồng thích hợp là hết sức quan
trọng.



10

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


Đối với bệnh phó thơng hàn lợn con đ giảm tỷ lệ mắc còn 4,32%-5,72% thấp hơn so với
kết quả điều tra là 23,66%. Bệnh phù đầu thờng gây tỷ lệ chết cao, theo điều tra chúng tôi
thấy tỷ lệ chết do bệnh này lên đến 47%, khi có tác động của kỹ thuật tỷ lệ nhiễm bệnh đ
giảm còn 4,40%-6,59% và tỷ lệ khỏi là 83,33%.
Nói chung, không chỉ với số lợng lợn con theo dõi ở trên mức độ nhiễm bệnh giảm mà
với đàn lợn của các hộ xung quanh đ đợc phòng bệnh theo lịch, sức khỏe của đàn lợn
cũng đ đợc đảm bảo. Trong cùng thời điểm đó chúng tôi thấy các vùng lân cận khi
không đợc chỉ đạo tiêm phòng triêt để tỷ lệ mắc bệnh còn khá cao.
Do đó để giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra thì ngoài khâu vệ sinh chăm sóc đúng kỹ
thuật, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Các bệnh thờng xảy ra ở đàn lợn thịt trên địa bàn x Vĩnh Lâm
Đối với lợn thịt do thời gian nuôi ngắn nên chúng tôi tiến hành tiêm phòng đầy đủ sau khi
lợn đ quen với chuồng mới, đối với đàn lợn của những gia đình đ tiêm phòng đầy đủ giai
đoạn lợn con theo mẹ, chúng tôi tiến hành tiêm những loại vacxin còn thiếu. Trong quá
trình theo dõi chúng tôi đ có số kết quả về đàn lợn thịt theo dõi nh sau:
Bảng 8. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nuôi thịt tại x Vĩnh Lâm
Tên bệnh
Số con
theo dõi
Số con mắc

Tỷ lệ mắc (%)

Số con

đợc
điều trị

Tỷ lệ khỏi
(%)
THT 956 93 9,72 91 86,81
PTH 956 79 8,26 79 82,27
Hội chứng tiêu chảy 956 141 14,74 140 94,28
Hô hấp 956 43 4,49 43 58,10
Phù đầu 956 29 3,03 28 78,57
Bệnh khác: táo bón, gy
chân, hecni, cảm
956 12 1,25 10 80,00

Bệnh thờng xảy ra vào đầu xuân và thu đông, đặc biệt là sau các trận lũ lụt, điều kiện
chuồng trai quá ẩm ớt, đất mùn, rác bẩn của bo lụt đa về đọng lại, dịch bệnh luôn luôn
tiềm ẩn, có những gia đình đàn lợn phải ngâm mình dới nớc nhiều giờ đồng hồ. Vậy nên
sau lũ, đại đa số lợn đều bỏ ăn, tỷ lệ nhiễm bệnh nặng chủ yếu trên những lợn gầy yếu, sức
đề kháng kém.
Qua bảng 8 ta thấy tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt cao nhất 14,74%, tiếp
đó là bệnh tụ huyết trùng 9,72%. Sở dĩ số con đợc điều trị thờng thấp hơn số con mắc là
do một số con bị cấp tính không kịp điều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh cũng khá cao 94,28% đối với
hội chứng tiêu chảy do lợn bị bệnh đờng ruột đợc điều trị kịp thời sẽ nhanh khỏi hơn các



Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 11




bệnh khác. So sánh với số liệu điều tra về lợn thịt ta thấy tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy
15,4%, bệnh tụ huyết trùng 20,33% cao hơn, tỷ lệ khỏi cũng thấp hơn chỉ đạt 74,45% và
67,21%.
Đối với bệnh hô hấp tuy bệnh đ giảm so với số liệu điều tra, tỷ lệ nhiễm bệnh không cao
4,49% nhng tỷ lệ khỏi chỉ đạt 58,10%, lợn dễ bị mắc lại khi gặp điều kiện thời tiết không
thuận lợi mặc dù đ đợc điều trị khỏi.
KếT LUậN và đề nghị
Kết luận
Từ các kết quả đ thu đợc, chúng tôi xin rút ra một số kết luận nh sau :
- Ngời chăn nuôi của địa phơng cha chú trọng trong khâu phòng bệnh và chữa bệnh,
dịch bệnh xảy ra khá phổ biến đặc biệt là bệnh tụ huyết trùng tỷ lệ nhiễm 20,33% và hội
chứng ỉa chảy 36,25% chủ yếu vào tháng 9-10-11 dơng lịch, riêng với lợn nái thờng
nhiễm bệnh viêm vú và xảy thai đ gây thiệt hại đến năng suất chăn nuôi.
- Tiêm phòng định kỳ theo lịch bớc đầu đ thu đợc kết quả khả quan :
+ Đối với lợn nái
Lợn nái F1 và lợn nái ngoại mắc bệnh thấp hơn so với kết quả điều tra. Lợn nái Móng Cái
tỷ lệ mắc thấp hợn 2,0%. Bệnh thờng xảy ra vào mùa hè, thời tiết nóng bức.
+ Đối với lợn con theo mẹ
Lợn con mắc chủ yếu là bệnh phó thơng hàn tỷ lệ mắc 5,72%, hội chứng tiêu chảy tỷ lệ
mắc 8,79% đ giảm hơn so với lúc trớc khi đa lợn vào thí nghiệm là 23,66% (PTH) và
36,25% (tiêu chảy). Tỷ lệ khỏi bệnh cũng đ cao hơn 87,5%.
+Đối với lợn thịt thờng hay mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ 14,47%, và tỷ lệ khỏi bệnh
cao 94,28%, tiếp đó là bệnh tụ huyết trùng 9,72%, tỷ lệ khỏi 86,81% đặc biệt là vào thời
điểm sau khi xảy ra lũ lụt.
Đề nghị
- Với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phơng việc phòng bệnh cho đàn vật nuôi gặp
nhiều khó khăn. Để giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi tại địa phơng ở
mức tối thiểu nhất, chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi nên tiêm phòng vacxin đầy đủ
cho lợn, cải thiện điều kiện chuồng trại và chế độ dinh dỡng.
- Đề nghị cho áp dụng lịch tiêm phòng đ nêu ở trên cho đàn lợn địa phơng.

Tài liệu tham khảo
Nguy n H u Thông. 2006. KH & CN với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Trị. Tạp chí
hoạt động khoa học số 5, 2006.


12

Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi


Đoàn Xuân trúc, Tăng Văn Lĩnh, Đặng Đình Tháp và Đỗ Văn Chung. 2004. Nghiên cứu ứng dụng một số
giải pháp khoa học công nghệ nhằm xây dựng, phát triển vùng sản xuất thịt lợn trọng điểm tại Hng Yên,
Hải Dơng. Báo cáo khoa học Bộ Nôngnghiệp & PTNT, phần chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp, 2004.
Trang: 271 282.
Nguyễn Quế Côi. Giống và công tác giống lợn. 2003. Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn. Viện chăn
nuôi.

×