Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt gà đen 3 4 H’M của các tổ hợp lai giữa gà h’mông và gà ai cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.98 KB, 17 trang )

Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt gà đen 3/4 HM của các tổ
hợp lai giữa gà HMông và gà Ai cập
Lơng Thị Hồng
1
, Phạm Công Thiếu
1
, Trần Quốc Hùng
1
,
Hoàng Văn Tiệu
2
và Nguyễn Viết Thái
3

1
Trạm Nghiên cứu và Thử nghiệm TACN
2
;Viện Chăn Nuôi;
3
Đoàn Quy hoạch Thanh Hoá
Summary
Hmong (HM) is a local bird with black skin-meat populated in the high lands of VietNam. Egypt
(AC) bird with fecund-white meat was imported fromt Egypt . The objective of the study is to create bred-
combination with backed skin, backed meat to supply for markete.
HA is crossed between Hmong x Egypt and AH is crossed between Egypt x Hmong
HAH is bred-combination between Hmong x AH and HHA is bred-combination between
Hmong x HA.
The results show that average laying rate, eeg production, fertility rate, hatcherbility, feed
consumption /10 eggs of AH and HA was improved in compare with pure HM. Bred-combination with
high performance has increased number black skin-meat chicks higher1.4 time in compare with pure HM
Egg production was 110-116.7 eggs per hen for 40 weeks laying with the feed consumption /10


eggs of 2.34 2.49 kg. Number of black skin-meat chicks per hen is 73.2- 76 chicks.
HAH and HHA broiler has appearance liked HM. Economic- technical norms and quality of meat
as similar to HM and was accepted by consumer
Key word:
Black meat type chichen
1. Đặt vấn đề
Gà HMông thuộc nhóm gà thuốc, da đen, thịt đen, xơng đen. Xơng, thịt
của nó có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dỡng sức khoẻ, đặc biệt lợng mỡ rất ít,
thịt dai chắc, thơm, ngọt phù hợp với sở thích ẩm thực của ngời Việt Nam.
Từ năm 2000 giống gà này đợc bảo tồn và nuôi thử nghiệm tại Trạm
Nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia súc - Viện Chăn nuôi. Năm 2005 đã phát
triển thành dự án sản xuất thử tại Hà nội và các tỉnh lân cận, đến nay đã trở thành
sản phẩm đặc sản không thể thiếu của ngời Hà Nội và một số thành phố lớn.
Nhợc điểm của giống gà này là khả năng sinh sản thấp, kết quả ấp nở không cao
Gà Ai cập, là giống gà hớng trứng thả vờn. Hình dáng thanh nhẹ, da, thịt
trắng, chân cao màu chì, lông màu hoa mơ đen trắng, đợc nhập vào nớc ta từ
năm 1997 và đã nuôi thích nghi qua nhiều năm. Gà có sức chống bệnh tốt, chất
lợng thịt, trứng thơm ngon, khả năng sinh sản tốt.
Để phát huy u điểm của hai giống gà trên, tạo ra sản phẩm hàng hoá gà da
đen, thịt đen, xơng đen có năng suất và chất lợng, chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt gà đen 3/4 HM của các tổ hợp lai giữa gà
HMông và gà Ai cập
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh sản của gà mái HMông, gà mái lai F1 ( trống
HM x mái Ai cập) và F1 ( trống Ai cập x mái HM)
- Đánh giá khả năng sinh trởng và sản xuất thịt của gà thơng phẩm 3/4 máu
gà HMông có kiểu hình da đen, thịt đen, xơng đen
- Xác định tổ hợp lai có giá trị sản xuất hàng hoá và có hiệu quả kinh tế
3. Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài đợc tiến hành trên các đàn gà HMông thuần, các tổ hợp lai giữa
HM x AC và AC x HM tạo gà mái lai F1 có 1/2 máu HMông và HM x
F1 tạo gà lai thơng phẩm có 3/4 máu HMông
Địa điểm: Tại Trạm Nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia súc Viện Chăn
nuôi.
Thời gian từ tháng 7/2004 đến tháng 10/2006
3.2. Phơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo phơng pháp phân lô so sánh, gồm 3 công thức
Công thức đối chứng (CTĐC): Trống HMông x Mái HMông
(thịt đen) (thịt đen)

HM
(thịt đen)
100% máu Hmông
Công thức 1 (CT1): Trống HMông(HM) x Mái Ai cập (AC)
( thịt đen) (thịt trắng)

Mái HA x Trống HM
(thịt đen) (thịt đen)

HHA
( 3/4 máu HMông)

Công thức 2 (CT2): ): Trống AC x Mái HM
(thịt trắng) ( Thịt đen)

Mái AH x Trống HM
(thịt đen) (thịt đen)


HAH
( 3/4 máu HMông)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện ở bảng 1 và bảng 2:
Bảng 1
. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đàn gà bố mẹ sinh sản
Diễn giải Đối chứng Công thức 1 Công thức 2
Tổng số gà mái theo dõi 208 221 212
Tỷ lệ trống/ mái 1/10 1/10 1/10
Số lần lặp lại 2 2 2
Thời gian TN (tuần) 60 60 60
Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đàn gà thơng phẩm
Diễn giải Đối chứng Công thức 1 Công thức 2
Tổng số gà theo dõi 200 200 200
Số lần lặp lại 2 2 2
Thời gian TN (tuần) 12 12 12

3.2.2. Phơng pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Chế độ chăm sóc nuôi dỡng
Gà đợc nuôi trong chuồng nền đệm lót bằng trấu, có sân chơi, điều kiện
chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Chế độ chăm sóc nuôi dỡng và quy trình vệ
sinh thú y phòng bệnh theo quy trình chung cho gà thả vờn áp dụng cho tất cả các

3.2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Trên đàn gà sinh sản:
Khối lợng cơ thể gà lúc 20 tuần tuổi và 38 tuần tuổi, tuổi thành thục, tỷ lệ đẻ,
năng suất trứng/mái, khối lợng trứng, chất lợng trứng, TTTĂ cho 10 trứng, Tỷ lệ
hao hụt đàn và các chỉ tiêu ấp nở
Trên đàn gà thơng phẩm:
Khối lợng cơ thể tích luỹ, tăng khối lợng cơ thể tuyệt đối, tăng khối lợng cơ
thể tơng đối, tỷ lệ nuôi sống, tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối

lợng, chỉ số sản xuất, các chỉ tiêu khảo sát và các chỉ tiêu chất lợng thịt
2.3. Phơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu đợc sử lý, tính toán trên máy vi tính bằng chơng trình Microsoft
excel 2000, và Minitab 13
. Kết quả và thảo luận
4.1. Năng suất sinh sản của gà bố mẹ
Qua bảng 3 cho thấy tuổi đẻ trứng đầu của cả 3 giống gà trên cũng tơng tự
các giống gà khác (135 140 ngày tuổi). Tuổi đẻ đạt 5% ở gà HMông thuần
muộn hơn (23 tuần tuổi) và gà lai AH và HA đều có tuổi đẻ đạt 5% lúc 22 tuần
tuổi. Tuổi đẻ đạt 30% ở gà HM là 28 tuần tuổi, gà lai A H và HA là 24 25 tuần
tuổi. Tuổi đẻ đạt đỉnh cao của gà lai HA (35 tuần tuổi) muộn hơn 4 tuần so với gà
HM và gà lai AH (31 tuần tuổi).
Tỷ lệ đẻ trung bình cả giai đoạn từ 21 đến 60 tuần tuổi của gà HMông
(CTĐC) là thấp nhất 30,11% tiếp đến là gà lai HA (CT1) 39,40% và cao nhất là gà
lai AH (CT2) 41,68%. Do đó năng suất trứng cũng có sự chênh lệch tơng tự đạt
cao nhất ở gà lai AH (116,71 quả/mái) tiếp đén là gà lai HA (110,34 quả/mái) và
thấp nhất ở gà HMông (84,31 quả/mái) (P<0,01).
Bảng 3.
Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của gà mái bố mẹ
Chỉ tiêu ĐVT HM HA AH
Tuổi đẻ Trứng đầu ngày 135 - 136 137 140 137 140
Tuổi đẻ đạt 5% tuần 23 22 22
Tuổi đẻ đạt 30% tuần 28 25 24
Tuổi đẻ đạt đỉnh cao tuần 31 35 31
Tỷ lệ đẻ trung bình % 30,11 39,40 41,68
NS trứng/mái đầu kỳ quả 84,31
a
110,34
b
116,71

b
Tiêu tốn TĂ/ 10 trứng kg 3,46 2,49 2,34
KL gà mái tuần 20 gam
1194,0
a
24,0 1215,2
a
21,7 1290,2
a
22,5
KL tuần 38 gam
1463,3
a
45,3 1840,1
b
43,5 1804,7
b
36,9
KL trứng trứng bói gam
28,53
a
0,67 26,20
a
0,44 32,97
b
0,80
KL trứng tuần 29 gam
37,77
a
0,75 36,86

a
0,57 37,30
a
0,50
KL trứng tuần 38 gam
43,33
a
0,81 44,33
a
0,80 45,43
a
0,54
Tỷ lệ trứng giống % 91,08 93,86 93,15
Tỷ lệ hao hụt đàn % 19,5 19,1 11,3
Ưu thế lai so với HM %
- Về tỷ lệ đẻ
- Về TTTĂ/10trứng
+ 30,85
- 28,00
+ 38,42
- 32,37

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ở công thức 2 là thấp nhất (2,34 kg)
tiếp đến là công thức 1 (2,49 kg) và cao nhất là công thức đối chứng( 3,46kg)
u thế lai so với gà HM về tỷ lệ đẻ là 30,85% 38,42% , về TTTĂ/10
trứng là -32,37 đến -28%
Khối lợng trứng bói có sự khác nhau (P<0,01) gà lai AH có khối lợng trứng
cao nhất (32,97g), gà lai HA và gà HM có khối lợng trứng bói thấp hơn (26,2g
28,5g), nhng đến tuần 29 và 38 khối lợng trứng không có sự khác nhau đáng kể
đạt từ 36,86g 37,77g ở tuần 29 và từ 43,33g 45,43g ở tuần 38

Khối lợng gà mái lúc 20 tuần không có sự khác nhau ở cả 3 lô đạt từ
1194,0g 1290,2g. Đến 38 tuần tuổi khối lợng gà giữa các lô có sự chênh lệch,
gà HMông thấp hơn so với gà lai HA và AH (1463,3g so với 1840,1g 1804,7g)
P< 0,01.
Tỷ lệ chọn trứng giống ở công thức đối chứng gà HMông thuần là thấp nhất
(91,08%). Gà lai HA và AH ở CT1 và CT2 có tỷ lệ chọn trứng giống từ 93,15
93,85% và cao hơn so với đối chứng 2,07% 2,77%
Tỷ lệ hao hụt đàn sau 40 tuần đẻ (từ 21- 60 tuần tuổi) của đàn gà mái sinh sản
đạt cao nhất là gà AH (CT2) 11,3%. Gà HM thuần (CTĐC) và gà lai HA (CT1) có
tỷ lệ hao hụt đàn gần nh nhau từ 19,1 19,5%
4.2. Một số chỉ tiêu về chất lợng trứng
Bảng 4.
Kết quả khảo sát chất lợng trứng tuần 38 (n=30)
Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà HA Gà AH
Tỷ lệ lòng đỏ %
34,83 0,54 35,64 0,59 37,32 0,52
Tỷ lệ lòng trắng %
53,41 0,55 53,12 0,64 51,19 0,01
Tỷ lệ vỏ %
11,76 0,19 11,24 0,13 11,49 0,20
Chỉ số hình thái
1,31 0,01 1,32 0,01 1,34 0,01
Chỉ số lòng trắng
0,08 0,005 0,07 0,004 0,07 0,002
Chỉ số lòng đỏ
0,41 0,01 0,40 0,005 0,41 0,01
Độ chịu lực kg/cm
2

3,48 0,13 3,70 0,16 3,62 0,14

Độ dày vỏ mm
0,38 0,005 0,36 0,004 0,36 0,003
Đơn vị Haugh
83,56 1,35 78,01 1,60 76,43 1,36

Để đánh giá các chỉ tiêu về chất lợng trứng chúng tôi tiến hành khảo sát
trứng giống tuần 38 mỗi công thức 30 quả. Kết quả thu đợc ở bảng 4 cho thấy các
chỉ tiêu về chất lợng trứng của gà lai HA và AH đều đạt tơng đơng gà HM.
Đơn vị haugh của gà lai HA và AH từ 76,43 78,01 đạt tiêu chuẩn trứng chất
lợng tốt nhng thấp hơn so với gà HM (83,56)
4.3. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở
Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở cả 3 lô gà là khá cao và đạt
từ 94,91% 95,84%. Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp thấp nhất là lô gà HM (CT đối
chứng) 74,67%. Gà lai HA và AH ở CT1 và CT2 có tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp
tơng đơng nhau (81,1% 81,2%) . u thế lai so với gà HM về tỷ lệ phôi là
0,316% 0,98% về tỷ lệ nở là 8,62% 8,74%
Bảng 5.
Kết quả ấp nở của trứng gà ở các công thức lai
Chỉ tiêu Gà HM Gà HA Gà AH
Tổng trứng ấp (quả)
15.974 22.892 23.051
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 94,91 95,21 95,84
u thế lai so với HM về TL phôi (%) 0,316 0,980
Số gà loại1 nở ra (con) 11.928 18.590 18.696
Tỷ lệ nở/ trứng ấp (%)
74,67 81,20 81,11
u thế lai so với HM về TL nở (%) 8,74 8,62
Số gà thịt đen nở ra (con) 10.920 16.289 16130
TL gà thịt đen/ tổng gà nở ra (%) 91,54 87,12 86,27
Tỷ lệ nở gà đen/ trứng ấp (%)

68,36 71,15 69,97
Số gà đen giống TP /1 mái (con) 52,49 73,28 76,06

Tỷ lệ gà thịt đen trên tổng số gà loại 1 nở ra ở công thức ĐC (Gà HM) là
91,54%; công thức1(Gà HA) là 87,12% và công thức2 (Gà AH) là 86,27%.
Số gà đen thơng phẩm/1mái đạt cao nhất ở công thức 2 (76,06 con) và tiếp
đến là công thức1 (73,28 con) thấp nhất là công thức đối chứng (52,49 con).
Nh vậy sử dụng gà mái F1 HA hoặc AH vào lai tiếp với trống HMông đã
cải thiện đợc năng xuất trứng/ mái, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở/ phôi và do đó nâng cao
năng xuất gà con giống thịt đen thơng phẩm/ 1 mái gấp 1,4 lần so với gà
Hmông thuần. .
So sánh với kết quả nghiên cứu giống gà xơng đen Thái Hoà Trung
Quốc nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phơng của tác giả Vũ

Quang Ninh (2002) tỷ lệ phôi đạt 94,1 94,77%; tỷ lệ nở là 77,58 83,25%
thì gà lai HA và AH có kết quả tơng tự
4.4. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trởng của gà thơng phẩm da
đen, thịt đen, xơng đen 3/4 máu Hmông
. Đặc điểm về ngoại hình
Lúc mới nở, gà HMông có nhiều màu lông: vàng, nâu sọc da, tro xám, đen
tuyền chủ yếu là màu nâu sọc da. Gà lai HHA và HAH 3/4 máu HMông có
màu lông nâu đen đồng nhất, không có sọc da ở lng, nhanh nhẹn, đều con. Màu
da đen chiếm từ 80% đến 89% còn lại là màu da trắng. Chân cũng có 2 màu đen và
xám, chân đen có ở những con da đen, thịt đen, chân xám có ở những con da trắng,
thịt trắng, vì vậy nên chúng ta có thể chọn đợc gà có tính trạng da đen, thịt đen,
xơng đen từ 1 ngày tuổi dựa vào màu da chân, còn những tính trạng da trắng
không đợc thị trờng a chuộng thì phân loại ngay từ một ngày tuổi.
Gà trởng thành có tầm vóc cao, to hơn gà Ri và các giống gà nội khác. Gà
lai 3/4 máu HMông có các đặc điểm ngoại hình rất giống gà HMông Đặc điểm
ngoại hình đặc trng nhất của gà HMông là chân đen, da đen, thịt đen và xơng

đen, mào đơn màu đen, tích đen có ánh xanh,.màu lông rất đa dạng: con mái có
các màu: đen tuyền, mơ đen nâu, vàng nâu, tro xám; Con trống có hai màu chính là
trắng đen và vàng đỏ.
4.4.2. Khối lợng cơ thể gà thơng phẩm nuôi thịt
Bảng 6
. Khối lợng cơ thể tích luỹ của gà thịt đen thơng phẩm 3/4 HM
(n =200 con/1 công thức lai)
Đơn vị tính: gam
Gà HM Gà HHA Gà HAH
Tuần
tuổi
X
SE
CV (%)

X
SE
CV
(%)
X
SE
CV (%)

ss
28,78 0,33
8,11
28,97 0,23
6,60
29,76 0,17
4,33

1
53,51 1,03
13,72
55,23 1,00
15,13
57,14 1,00
13,33
2
104,71 2,94
19,64
110,96 1,45
10,92
113,79 1,73
11,58
3
170,42 4,51
18,32
149, 27 3,73
20,92
151,71 3,88
19,46
4
222,65 6,24
19,98
218,96 4,31
16,46
219,05 5,47
19,01
5
318,16 9,67

12,27
318,21 6,17
16,22
315,09 9,09
21,98
6
420,00 12,16
20,26
418,00 7,97
15,95
409,74 10,89
20,24
7
528,06 15,65
20,75
523,71 10,49
16,76
537,67 12,25
17,35
8
643,51 18,04

19,22
636,00 12,42
16,34
683,3616,75
18,67
9
761,49 21,05
18,95

726,93 15,57
17,93
785,3417,99
17,44
10
864,2223,42
18,18
847,37 16,17
15,96
905,0 19,03
16,01
11
905,91 26,13
18,93
946,6417,92
15,83
963,3624,66
19,49
12
1057,9 28,49
18,15
1063,8 21,14
14,50
1128,4 22,18
14,97

Qua bảng 6 cho thấy khối lợng cơ thể tính chung cả trống mái tăng dần qua
các tuần tuổi. từ tuần 10 đến tuần 12 khối lợng cơ thể của gà lai HAH (CT2) có su
hớng cao hơn gà HM thuần và gà lai HHA ở CT1 và CTĐC song sự khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều đó cho thấy tính trạng khối lợng cơ

thể của gà lai cha đợc cải thiện vì bản thân con gà Ai Cập là gà hớng trứng,
khối lợng cơ thể không cao hơn gà HMông. Mục đích của việc lai tạo này là sử
dụng gà mái Ai Cập có năng suất trứng cao hơn gà HMông để tạo ra sản phẩm gà
con giống thịt đen 1 ngày tuổi đợc nhiều từ đó nâng cao năng suất cho thịt của 1
mái bố mẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá.
So sánh với các giống gà nội khác nh gà Ri: khối lợng cơ thể lúc 12 tuần:
con trống 1140,7 và con mái là 968,5 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2005); gà Mía: 1503
(Hoàng Phanh,1999); gà Đông Tảo:1404,7 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2005) gà
HMông và gà lai 3/4 máu HM có khối lợng cơ thể cao hơn gà Ri và thấp hơn gà
Mía và Đông Tảo. So với các giống gà thịt đen nh gà ác 9 tuần tuổi có khối lợng
cơ thể là: 466,9 và 378,6; gà xơng đen Thái Hoà: 567,0 và 480,5 thì kết quả gà
HMông và gà lai 3/4 máu HM có khối lợng lớn hơn.
. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thơng phẩm nuôi thịt
Bảng 7
. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thơng phẩm 0-12 tuần tuổi
Chỉ tiêu Gà HM Gà HHA Gà HAH
Tiêu thụ TĂ (g/ con) 3624,5 3458,7 3613,7
TTTĂ/kgtăng KLCT (kg) 3,42 3,25 3,20
Tỷ lệ nuôi sống (%) 93,68 94,59 94,87
Chỉ số PN 34,49 36,85 39,82
Chi phí TĂ/kh tăng KLCT (đ) 17.100 16.250 16.000

Kết quả bảng 7 cho thấy: mức tiêu thụ thức ăn đến 12 tuần tuổi của gà HM và
gà HAH tơng tự nhau từ 3613,7g - 3624,5g, gà HHA có mức tiêu thụ thấp hơn
(3458,7g) Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lợng cơ thể thì gà HM có mức tiêu
tốn cao nhất (3,42kg) Gà lai HHA và HAH có mức tiêu tốn thấp hơn (3,20 -
3,25kg). Tỷ lệ nuôi sống ở các nhóm gà thí nghiệm đều cao (93,68 94.87%),
phản ánh đợc tính thích nghi của giống đối với điều kiện sống, bao gồm cả sức
chống chịu bệnh tật và khả năng vợt qua các ảnh hởng bất lợi trong quá trình
sinh trởng và phát triển của chúng.

Chỉ số sản xuất PN là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả nuôi gà lấy
thịt, chỉ số này càng cao, hiệu quả chăn nuôi càng lớn. Chỉ số sản xuất của
nhóm gà thí nghiệm ở bảng 7 cho thấy gà lai HHA và HAH 3/4 máu HMông
đạt 36,85 39,82 cao hơn so với HMông (34,49) và đạt chỉ tiêu tơng đơng
các giống gà Ri, gà Mía (38-40).
. Khả năng sản xuất thịt hơi gà đen thơng phẩm của một mái mẹ
Để đánh giá sử dụng công thức nào đa ra sản suất gà thịt đen thơng phẩm
có hiệu quả nhất, chúng tôi đánh giá khả năng sản xuất thịt hơi gà đen thơng
phẩm của một gà mái mẹ ở các công thức lai. Kết quả đợc trình bày ở Bảng 8.
Bảng 8. Kết quả sản xuất thịt hơi của một gà mái mẹ
Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà HA Gà AH
Số gà đen loại1/ 1 mái con 52,49 73,28 76,06
Nuôi sống đến 84 ngày % 93,68 94,59 94,87
KL BQ gà thịt 84 ngày g 1057,9 1063,8 1128,4
KL thịt hơi sx ra/1 mái kg 52,02 73,74 81,42
Giá bán 1kg thịt hơi đ 37.000 37.000 37.000
Tổng thu/1 mái đ 1.924.740 2.728.380 3.012.540
Chênh lệch so với gà
HM
đ 803.640 1.087.800

Kết quả bảng 8 cho thấy gà mái lai HA và AH ở công thức 1 và 2 cho kết
quả sản xuất thịt gà hơi/ một mái mẹ cao hơn hẳn gà HMông thuần (73,74kg và
81,42kg so với 52,02kg). Gà lai AH ở công thức 2 cho sản lợng thịt gà hơi/mái
cao nhất (81,42kg). Với giá bán hiện tại là 37.000 đồng/kg thịt gà hơi thì chênh
lệch thu của gà lai HA và AH so với gà HM từ 803.640đ - 1.087.800đ /1 mái
sinh sản
4.5. Năng suất và chất lợng thịt của gà thơng phẩm da đen, thịt đen, xơng
đen 3/4 máu HMông
4.5.1. Năng suất thịt của gà thơng phẩm

Để đánh giá đợc khả năng cho thịt của các tổ hợp lai 3/4 máu HMông so
với gà HMông thuần, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm
giết mổ 12 tuần tuổi. Kết quả khảo sát đợc trình bày ở bảng 9.
Kết quả mổ khảo sát cho thấy, toàn bộ da, thịt, xơng gà thí nghiệm đều có
màu đen, không phân biệt đợc giữa con thuần và con lai. Tỷ lệ thân thịt và các
phần thịt đùi giữa các giống là tơng tự nhau. Tỷ lệ thân thịt: 72,6 73,6%, tỷ lệ
thịt đùi đạt từ 20,9 - 21,9%; tỷ lệ thịt lờn gà lai HHA và HAH cao hơn gà HM
thuần (21,1 21,5 so với 18,1%). Giữa trống và mái thì tỷ lệ mỡ bụng, tỷ lệ thịt
lờn của gà mái cao hơn gà trống
. Chất lợng cảm quan thịt gà thơng phẩm
Cã 1 b¶ng ngang
Bảng 9. Đánh giá chất lợng cảm quan của thịt gà đen thơng phẩm 3/4 HM (
điểm)
Chỉ tiêu Gà HM Gà HHA Gà HAH
Cảm quan thị hiếu
- Màu da
8,7 0,1 7,8 0,3 7,6 0,2
- Màu sắc thịt
8,1 0,2 7,9 0,2 7,7 0,3
- Độ béo, gầy
7,7 0,3 7,6 0,2 7,5 0,2
Nếm thử
- Mùi thơm
8,5 0,3 8,1 0,2 7,9 0,3
- Độ dai, bở, nát
7,9 0,3 8,0 0,3 7,8 0,2
- Vị ngọt
8,1 0,2 7,9 0,2 7,6 0,3
Đánh giá chung
8,2 0,2 7,9 0,2 7,7 0,2


Qua bảng 9 cho thấy chất lợng cảm quan của thịt gà HMông và gà lai 3/4
máu HMông không có sự sai khác đáng kể trên từng chỉ tiêu (P>0.05). Đánh giá
chung cho thấy cả 3 giống trên đều có số điểm cao từ 7,7 - 8,2 điểm, đạt chất
lợng cảm quan tốt.
. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1.1 Gà lai HA và AH nuôi sinh sản có thành thục tính dục, khối lợng trứng
và chất lợng trứng tơng đơng gà HM thuần. Khối lơng cơ thể gà trởng thành
(38 tuần tuổi) lớn hơn gà HMông
1.2 Sử dụng gà mái F1(HA hoặc AH) nuôi sinh sản để sản xuất gà thơng
phẩm thịt đen 3/4 máu HM đã cải thiện đợc các tính trạng năng suất trứng, tỷ lệ
phôi, tỷ lệ nở , tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và do đó nâng cao năng xuất gà con
giống thịt đen thơng phẩm/ 1 mái gấp 1,4 lần so với gà HM thuần.
1.3 Gà lai 3/4 HMông HHA và HAH nuôi thịt có đặc điểm ngoại hình nổi
bật của gà HMông, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lợng thịt tơng đơng gà
HMông.
5.2. Đề nghị
Công nhận kết quả nghiên cứu là tiến bộ kỹ thuật và cho phép ứng dụng vào
sản xuất, sử dụng gà lai F1 HA (trống HMông x mái Ai Cập) hoặc AH (trống Ai
Cập x mái HMông) là mái sinh sản để sản xuất gà thịt đen thơng phẩm 3/4 máu
HMông phục vụ cho sản xuất chăn nuôi và nhu cầu thực phẩm đặc sản của xã hội

Phụ lục
Phụ lục 1. Chế độ dinh dỡng nuôi gà sinh sản
Giai đoạn (tuần tuổi)
Chỉ tiêu
0 - 4 5 9 10 - 18 > 18
Năng lợng trao đổi ME (Kcal) 2.950 2.850 2.750 2700
Protein thô (CP) (%) 21 18 14,5 17,0

Canxi (%) 0,95 1,45 1,43 3,4
Phốt pho tổng số (%) 0,70 0,74 0,63 0,70
Lysin (%) 1,1 0,96 0,71 1,05
Methionin (%) 0,54 0,34 0,30 0,44

Phụ lục 2
. Chế độ dinh dỡng nuôi gà thơng phẩm
Giai đoạn (tuần tuổi)
Chỉ tiêu
0 4 5 8 9 -12
N.lợng trao đổi (ME) (Kcal ) 2900 2950 3100
Protein thô (CP ) (%) 19,0 18 16
ME/ CP 152,63 163,89 193,75
Canxi (%) 1,2 1,19 1,18
Photpho tổng số (%) 0,77 0,76 0,78
Lysin (%) 1,08 1,05 0,97
Methionin (%) 0,42 0,39 0,38
NaCl tổng số (%) 0,32 0,33 0,31

Tài liệu tham khảo
1. Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng sản xuất của giống
gà xơng đen Thái Hoà Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp, Trờng đại học Nông
Nghiệp I Hà Nội.
2. Trần Thị Mai Phơng (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trởng và phẩm chất thịt của
giống gà ác Việt Nam, Luận án TS Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
3. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và ctv (2005), Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo với gà Ri
cải tiến nuôi trong nông hộ, Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi.
Hoàng Phanh (1996), Nghiên cứu khả năng sinh trởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía, Luận văn thạc sỹ
khoa học Nông Nghiệp,

×