Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ảnh hưởng phát triển tài chính theo chiều sâu đến tăng trưởng kinh tế, trường hợp một số nước Châu Á, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 87 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH





ðÀO QUANG THANH




ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU
ðẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM





Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI















TP. Hồ Chí Minh. Năm- 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH








ðÀO QUANG THANH








ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU
ðẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á, BÀI HỌC CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ














TP. Hồ Chí Minh. Năm- 2009



DANH MỤC BẢNG BIỂU


Tên bảng Trang

Bảng 3.1 Giải thích các biến trong mô hình 3.2 26
Bảng 3.2 Tóm tắt thống kê mô tả các biến quan trọng với dữ liệu
Thái Lan
32
Bảng 3.3 Tóm tắt thống kê mô tả các biến quan trọng với dữ liệu
Hàn Quốc
32
Bảng 3.4 Tóm tắt thống kê mô tả các biến quan trọng với dữ liệu
Malaysia
33
Bảng 3.5 Kết quả hồi quy gộp thuần tuý 34
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy gộp thuần túy sau khi ñã loại biến
PDofGDP
35
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy với mô hình tác ñộng cố ñịnh (FEM-1) 36
Bảng 3.8 Kết quả hồi quy theo mô hình tác ñộng cố ñịnh sau khi
loại biến PDofGDP (FEM-2)
37
Bảng 3.9 Kết quả hồi quy mô hình tác ñộng ngẫu nhiên (REM) 38
Bảng 3.10 Kết quả hồi quy theo mô hình tác ñộng cố ñịnh với lựa
chọn Cross-section weighting (FEM-3)
40
Bảng 3.11 Kết quả hồi quy theo mô hình tác ñộng cố ñịnh với lựa
chọn với lựa chọn Cross –Section Sur (FEM-4)

41
Bảng 3.12 Bảng tính toán kết quả kiểm ñịnh Log-likelihood 42



DANH MỤC HÌNH

Tên hình Trang
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế 17
Hình 3.1 ðồ thị mô tả quan hệ giữa M2/GDP và PD/GDP với GDP
của Hàn Quốc
29
Hình 3.2 ðồ thị mô tả quan hệ giữa M2/GDP và PD/GDP với GDP
của Thái Lan
30
Hình 3.3 ðồ thị mô tả mối quan hệ giữa M2/GDP và PD/GDP với
GDP của Malaysia
30
Hình 4.1 ðồ thị mô tả sự gia tăng M2 và Tín dụng nội ñịa Việt
Nam
46
Hình 4.2 So sánh ñộ sâu tài chính M2/GDP một số quốc gia khu
vực Châu Á
49
Hình 4.3 So sánh ñộ sâu tài chính PD/GDP một số quốc gia khu
vực Châu Á
50





1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI DẪN 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 4

1.1 Giới thiệu nghiên cứu 4

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 5

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4 Giả thiết nghiên cứu 6

1.5 Phương pháp nghiên cứu 6

1.6 Kết cấu của nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 7

2.1 Các khái niệm về tài chính và tăng trưởng kinh tế 7


2.1.1 Hệ thống tài chính 7

2.1.2 Phát triển tài chính theo chiều sâu và áp chế tài chính 8

2.1.3 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 9

2.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế 10

2.2.1 Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 10

2.2.2 Các ñặc trưng có liên quan của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế 14

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế 17

Kết luận 22

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1

Mô hình ñịnh lượng 23

3.1.1 Lưa chọn mô hình 23

3.1.2 Chọn mẫu 27


3.1.3 Dữ liệu và phần mềm xử lý dữ liệu 27

3.2 Phân tích mô tả dữ liệu về tài chính và tăng trưởng một số quốc gia
trong mẫu nghiên cứu 28

3.3 Mô tả thống kê các biến quan trọng 31

3.4 Kết quả phân tích hồi quy 34

2

3.4.1 Mô hình hồi quy gộp thuần tuý 34

3.4.2 Mô hình hồi quy tác ñộng cố ñịnh 36

3.4.3 Mô hình hồi quy tác ñộng ngẫu nhiên 38

3.4.4 Mô hình hồi quy tác ñộng cố ñịnh và kết quả kiểm ñịnh ma trận ñồng
phương sai 39

Kết luận 43

CHƯƠNG 4 BÀI HỌC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VIỆT
NAM 44

4.1 Phân tích, ñánh giá tình hình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam
44

4.1.1 Tổng quan kinh tế và tài chính Việt Nam 44


4 47

.1.2 ðánh giá mức ñộ phát triển tài chính Việt Nam 47

4.2 Bài học gợi ý về chính sách phát triển hệ thống tài chính Việt Nam ổn
ñịnh theo chiều sâu 51

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 54

GỢI Ý CHO NGHIÊN CỨU SAU 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

CÁC PHỤ LỤC 60













3

LỜI DẪN



Nghiên cứu này ñề cập ñến vấn ñề kinh tế phát triển về mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ tích cực giữa phát triển
hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế ñược tìm thấy qua khảo
sát thực nghiệm tại 5 quốc gia khu vực Châu Á, trong giai ñoạn từ năm 1986-
2007.
Kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy hệ thống tài chính
phát triển theo chiều sâu ở các quốc gia này có tác ñộng tích cực ñến tăng
trưởng kinh tế. Và trong giai ñoạn nghiên cứu từ năm 1986- 2007, các quốc gia
này ñều chịu tác ñộng mạnh mẽ của “cú sốc tài chính”, là khủng hoảng tài
chính – tiền tệ năm 1997-98 làm cho tăng trưởng kinh tế bị biến ñộng mạnh,
thậm chí là tăng trưởng kinh tế âm. Nhưng nhìn chung, chỉ số M2/GDP ño lường
mức ñộ phát triển tài chính theo chiều sâu vẫn tác ñộng tích cực lên tăng trưởng
kinh tế kể cả khi có khủng hoảng tài chính.
Bài học chính sách cho phát triển hệ thống tài chính Việt Nam ñược liên
hệ từ kết luận rút ra từ nghiên cứu là phát triển tài chính theo chiều sâu sẽ tác
ñộng tích cực lên tăng trưởng kinh tế và các phân tích, ñánh giá thực trạng phát
triển tài chính Việt Nam cùng thời gian nghiên cứu. Gợi ý về chính sách ñề nghị
cho Việt Nam là phát triển hệ thống tài chính ổn ñịnh theo chiều sâu ñể thúc ñẩy
tăng trưởng kinh tế.



4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu nghiên cứu
Vai trò quan trọng của phát triển tài chính trong quá trình phát triển kinh

tế ñã ñược ñề cập từ lâu trong lý thuyết kinh tế. Schumpeter (1911) cho rằng
những người kinh doanh cần nguồn tín dụng ñể tài trợ cho những kỹ thuật sản
xuất mới. Và hệ thống ngân hàng ñược xem như là những chủ thể quan trọng
thúc ñẩy các hoạt ñộng trung gian tài chính và thúc ñẩy kinh tế phát triển. Vì thế,
một hệ thống tài chính phát triển sẽ làm cho các nguồn lực tài chính ñược phân
phối và sử dụng hiệu quả hơn.
Phát triển tài chính theo chiều sâu hay tư do hóa tài chính và vai trò của
trung gian tài chính ñối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ñược rất nhiều nhà
kinh tế nghiên cứu và ñạt ñược nhiều kết luận khác nhau. Sau nhiều cuộc khủng
hoảng tài chính nổ ra gần ñây, kể cả khủng hoảng ở các quốc gia có nền kinh tế
tài chính phát triển như các quốc gia EU và Mỹ, thì những tranh cãi về phát triển
tài chính theo chiều sâu tác ñộng tích cực lên tăng trưởng kinh tế lại trở thành ñề
tài nóng trong giới học thuật và những nhà hoạch ñịnh chính sách. Tuy nhiên,
phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm ñến nay của các nhà nghiên cứu nổi tiếng
trong ngành tài chính như Mc Kinnon và Shaw, King và Levine ñiều có kết luận
khẳng ñịnh vai trò tích cực của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Các quốc gia khu vực Châu Á trong nghiên cứu này là những quốc gia có
nhiều ñiểm tương ñồng về văn hóa và lịch sử phát triển và cả chính sách phát
triển kinh tế. Cho ñến nay, có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế phát triển, tư vấn
hoạch ñịnh chính sách thường sử dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế của các
quốc gia ðông Á ñể làm bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế Việt Nam
cũng như các quốc gia khác.
5

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ những diễn biến của hệ thống tài chính thế giới qua nhiều
giai ñoạn phát triển “thăng trầm” cùng với thay ñổi của các nền kinh tế. Phát
triển một nền tài chính vững mạnh, có chiều sâu ñóng vai trò có ý nghĩa ñối với
phát triển kinh tế các quốc gia. Tuy nhiên, tự do hóa tài chính cũng gây thiệt hại

cho các quốc gia ñang phát triển khi có khủng hoảng tài chính, do hệ thống tài
chính các quốc gia này phần lớn phát triển chưa ñồng bộ.
Mục tiêu của nghiên cứu này là (1) Khảo sát thực nghiệm vai trò của việc
phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tác ñộng của nó ñến tăng trưởng
kinh tế; (2) ðánh giá tổng quan hiện trạng phát triển hệ thống tài chính Việt Nam
có ñối chiếu ở mức mô tả với các hệ thống tài chính các nước chọn lọc Châu Á;
(3) Liên hệ kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nước chọn lọc Châu Á ñể rút ra
những chính sách gợi ý phát triển hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng phát
triển ổn ñịnh theo chiều sâu.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu rút ra từ mục tiêu nghiên cứu như sau:
(1) Phát triển tài chính theo chiều sâu có tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế
ở các quốc gia Châu Á trong nghiên cứu hay không?
(2) Chính sách nào cho các nhà hoạch ñịnh chính sách ñể phát triển nền
tài chính Việt Nam theo ổn ñinh theo chiều sâu?
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng của nghiên cứu là trình ñộ phát triển tài chính qua ñộ sâu tài
chính gồm tỉ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỉ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân
so với GDP như là nhân tố tác ñộng ñến tăng trưởng, và các nhân tố khác như
6

Vốn, Lao ñộng của 5 quốc gia Châu Á gồm: Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Philippines.
- Dữ liệu nghiên cứu gồm số liệu thống kê trong hệ thống tài khoản quốc
gia của 5 nước chọn lọc, trong khoảng thời gian từ năm 1986 ñến năm 2007, dữ
liệu nghiên cứu ñược thiết lập theo dạng bảng (Panel).
1.4 Giả thiết nghiên cứu
Liệu rằng các thước ño phát triển tài chính theo chiều sâu như M2/GDP và
tỉ lệ tín dụng cấp cho khu vực tư nhân/GDP có tác ñộng tích cực ñến tăng trưởng
kinh tế hay không.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử sụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu ñể thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích, làm rõ, kiểm chứng các mối quan
hệ mà mục tiêu nghiên cứu ñề ra. Các phương pháp sử dụng là: phương pháp
phân tích, ñánh giá thực trạng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp ñịnh lượng thông qua mô hình kinh tế lượng.
1.6 Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài Chương 1 giới thiệu, luận văn sẽ trình bày 3 chương tiếp theo.
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm gần ñây
trên thế giới làm cơ sở cho phân tích thực nghiệm và so sánh ñối chiếu với
nghiên cứu này; Chương 3: Trình bày mô hình nghiên cứu và phân tích các kết
quả , rút ra những kết luận trả lời các mục tiêu ñặt ra của nghiên cứu; Chương 4:
Tập trung phân tích tình hình phát triển tài chính Việt Nam và ñưa ra bài học
chính sách mang tính gợi ý ñể phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.



7

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.1 Các khái niệm về tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Hệ thống tài chính
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), Hệ thống tài chính ñược cấu thành từ
các bộ phận gồm: tổ chức tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính, công cụ tài chính và
thị trường tài chính.
- Thị trường tài chính: là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn diễn
ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá
nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp ñến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt ñộng
kinh tế. Một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ thống thị

trường tiền tệ hoạt ñộng chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà
nước và các công ty tài chính và thị trường vốn, trong ñó thị trường chứng khoán
giữ vai trò quan trọng.
+ Thị trường tiền tệ: là nơi mua bán các công cụ nợ ngắn hạn. Các công
cụ nợ ngắn hạn lưu hành trên thị trường tiền tệ do Nhà nước, các ngân hàng, các
công ty lớn phát hành, có ñặc ñiểm là tính thanh khoản cao, rủi ro thanh toán
thấp.
+ Thị trường vốn: là nơi các công cụ nợ, công cụ vốn trung và dài hạn do
các doanh nghiệp hay Chính phủ phát hành ñược trao ñổi mua bán, chuyển
nhượng theo quy ñịnh của pháp luật. Thị trường vốn chủ yếu giao dịch các loại
trái phiếu dài hạn và cổ phiếu.
- Tổ chức tài chính hay trung gian tài chính bao gồm các ñịnh chế gắn
liền với ñặc trưng cơ bản là thực hiện chức năng trung gian trong việc cung cấp
vốn và các dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính. Các ñịnh chế trung gian
8

gồm: ngân hàng (gồm Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và ngân
hàng ñầu tư), công ty bảo hiểm, các quỹ ñầu tư, công ty tài chính.
- Công cụ tài chính: Theo Wikipedia, the free encyclopedia thì công cụ
tài chính là tiền mặt hay chứng nhận quyền sở hữu ñối với một thực thể hay
quyền ñảm bảo bằng hợp ñồng nhận, phân phối tiền hay công cụ tài chính khác.
Có rất nhiều cách phân loại công cụ tài chính, phân theo công cụ tương ñương
tiền gồm: các loại chứng khoán, các khoản vay và tiền gửi và công cụ phái sinh;
và phân theo quyền tài sản gồm: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ (ngắn hạn,
dài hạn). Những công cụ tài chính thông dụng ñược giao dịch trên thị trường tài
chính là cổ phiếu, trái phiếu và tín phiếu.
- Cơ sở hạ tầng tài chính: Theo ñịnh nghĩa của IFC
1
, cơ sở hạ tầng tài
chính là tập hợp các ñịnh chế cho phép các trung gian tài chính hoạt ñộng hiệu

quả, nó bao gồm các nhân tố như hệ thống thanh toán, cơ quan thông tin tín
dụng, và ñăng ký thế chấp, cầm cố. Rộng hơn, cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm
sự tồn tại của khung luật pháp và quy ñịnh cho khu vực tài chính hoạt ñộng.
2.1.2 Phát triển tài chính theo chiều sâu và áp chế tài chính
Kitchen (1995), viết về những khái niệm về phát triển tài chính theo chiều
sâu và kiềm chế tài chính dựa trên những nghiên cứu của Mc Kinnon (1973) và
Shaw (1973):
Phát triển tài chính theo chiều sâu có nghĩa là “tích lũy các tài sản tài
chính nhanh hơn tích lũy các tài sản phi tài chính”. Phát triển tài chính theo
chiều sâu ñược ño lường thông qua các tỉ số: Tổng cung tiền rộng trong nền kinh
tế so với GDP, Tín dụng cấp cho khu vực tư nhân so với GDP và Tổng tài sản


1

Công ty Tài chính quốc tế - Ngân hàng thế giới ñịnh nghĩa tại ñịa chỉ
9

của hệ thống ngân hàng thương mại so với tổng tài sản của ngân hàng trung
ương; các tỉ số này càng lớn thì nền tài chính phát triển càng sâu.
Theo quan ñiểm của P.A. Samuelson
2
, thì M2 gồm: tiền pháp ñịnh, tiền
gởi không kỳ hạn hay tiền gởi thanh toán có thể phát hành séc, séc du lịch, các
loại tiền gởi có kỳ hạn loại nhỏ, tiền gởi tiết kiệm, các chứng từ nợ ngắn hạn,
tiền gửi trên thị trường tiền tệ ngắn hạn,
2.1.3 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân ñầu người
hoặc thu nhập bình quân ñầu người (Per Capita Income, PCI).

Theo ðinh Phi Hổ và các ñồng tác giả (2006):
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản
sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng ñược sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian
nhất ñịnh (thường là một năm ).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng ñược tạo ra bởi công dân một
nước trong một thời gian nhất ñịnh (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc
dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
(Net Factor Income From Abroad).
Tăng trưởng kinh tế là phần trăm gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu
nhập bình quân ñầu người trong một thời gian nhất ñịnh. Tăng trưởng kinh tế thể
hiện sự thay ñổi về lượng của nền kinh tế và cũng là ñiều kiện cần ñể tiến tới
thay ñổi về chất của nền kinh tế.


2

Trích theo Nguyễn ðình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn tài chính- tiền tệ
,
trang 145.

10

2.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết Keynes (1936) và Tobin (1965) ủng hộ quan ñiểm áp chế tài
chính, cho rằng tiền gây ra tác ñộng xấu ñến tăng trưởng kinh tế. Trong khi lý
thuyết ủng hộ tự do hóa tài chính do McKinnon, Shaw (1973) phát triển cho rằng
tài chính ñóng góp ñáng kể cho tăng trưởng kinh tế. ðiểm then chốt của những

tranh cãi này xoay quanh tác ñộng của hệ thống tài chính lên tăng trưởng kinh tế,
trọng ñiểm là tác ñộng của nó lên hành vi tiết kiệm của các cá nhân.
i) Quan ñiểm áp chế tài chính:
Fry (1988) ñề cập lý thuyết áp chế tài chính của Keynes - Tobin như sau:
Mô hình Keynes (1936) dựa trên nền tảng nền cân bằng vĩ mô và nền kinh
tế ở trạng thái toàn dụng và cầu tiền nhạy cảm với thay ñổi trong lãi suất. Ông
cho rằng nếu không quản lý tiền thận trọng có thể sẽ gây phá huỷ nghiêm trọng
ñến tăng trưởng kinh tế. “Bẫy thanh khoản” của Keynes cho rằng phải thiết lập
mức lãi suất trần danh nghĩa. Nếu bẫy thanh khoản ñược lấp kín lãi suất thực sẽ
vượt mức cân bằng toàn dụng. Bẫy thanh khoản là trạng thái mà tiết kiệm kế
hoạch/thu nhập ở mức toàn dụng vượt quá ñầu tư kế hoạch. Sự mất cân bằng này
ñươc giải quyết bằng cách giảm thu nhập thực và dẫn ñến giảm trong tiết kiệm
kế hoạch.
Mô hình Keynes giản ñơn có thể tóm tắt cơ chế như sau: có ñộng cơ tự
ñiều chỉnh khi có sự thay ñổi trong lợi suất có ñược trên hai loại tài sản cạnh
tranh là tiền và vốn, giả ñịnh là mức giá cố ñịnh và tương lai mức giá cũng
không ñổi. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ là giảm lãi suất và làm gia tăng sở
thích giữ tiền mặt. Khi chính quyền áp dụng trần lãi suất, ñầu tư có thể vẫn tăng
11

lên do trần lãi suất vẫn thấp hơn lãi suất thực cân bằng. Mô hình này không tính
ñến hậu quả lạm phát có thể xảy ra khi thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ.
Keynes cũng ñề nghị một mức thuế ñánh trên việc giữ tiền bằng mức chênh lệch
giữa mức lãi suất cân bằng thực và mức lãi suất cân bằng toàn dụng tại ñó ñầu tư
ñúng bằng tiết kiệm.
Một quan ñiểm lý thuyết về áp chế tài chính khác do Tobin (1965) phát
triển dựa trên mô hình quan hệ giữa tiền và tăng trưởng kinh tế. Giả ñịnh các hộ
gia ñình phân phối tiền bằng cách giữ tiền và ñầu tư vào tài sản vốn. Lợi suất
trên việc ñầu tư vào tài sản vốn càng cao thì tiền ñầu tư vào nó càng cao. ðiều
này sẽ làm tỷ lệ K/L tăng và vì thế sẽ làm tăng thu nhập Y trên ñầu người. Tăng

trưởng kinh tế ñược thực hiện khi tỉ lệ K/L từ mức thấp sang mức cao hơn, ñiều
này xảy ra khi lợi tức trên việc giữ tiền giảm và làm tăng phúc lợi chung. Chính
sách tác ñộng là hạ lãi suất tiền gửi hay ñánh thuế lên viêc giữ tiền hay ñơn giản
là khuyến khích ñầu tư bằng cách gia tăng lạm phát.
Các gợi ý chính sách này khá phù hợp với các nước ñang phát triển và
ñược nhiều nước áp dụng trong giai ñoạn sau chiến tranh thế giới thứ II. Hiện
nay, vẫn còn nhiều nước ñang phát triển vận dụng lý thuyết này trong một số giai
ñoạn ñặc biệt của nền kinh tế.
ii) Quan ñiểm tự do hoá tài chính:
Theo Fry(1988), lý thuyết phát triển tài chính tác ñộng tích cực ñến tăng
trưởng kinh tế của McKinnon và Shaw (1973) tóm lược như sau:
Phân tích chính của McKinnon là làm thế nào lãi suất thực ảnh hưởng lên
tiết kiệm, ñầu tư và tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình tiền bên ngoài. Mô hình
dựa trên hai giả ñịnh: (a) tất cả các chủ thể kinh tế ñều tự tài trợ; và (b) ñầu tư
ñược xem như là nhân tố quan trọng, không thể tách rời với tiêu dùng trong cơ
cấu chi tiêu. Nhà ñầu tư tiềm năng phải tích luỹ tiền cân ñối dưới dạng ưu tiên
12

cho ñầu tư. ðiều này cũng giống như ñộng cơ tài chính của Keynes (Keynes
1937; Tsiang 1980a). Chi phí cơ hội của việc tích luỹ tiền dưới dạng cân bằng
thấp hơn hoặc gửi ngân hàng với lãi cao hơn sẽ khích thích ñầu tư. Trong tình
huống này, tương quan giữa tiền dành cho ñầu tư hay tổng cầu tiền sẽ chiếm tỷ
trọng cao hơn trong tổng chi tiêu, giả ñịnh các công ty không thể vay ñể ñầu tư.
Công thức của giả thiết bổ sung “kết hợp cơ bản giữa tiền và vốn vật chất”
(McKinnon 1973, tr.59), áp dụng ở các quốc gia ñang phát triển và sự kết hợp
thể hiện qua hàm cầu tiền:
M/P = f(Y, I/Y, d - π
e
) (2.1)
Trong ñó: M chính là M2, P là mức giá, Y là GNP, d là lãi suất tiền gửi

danh nghĩa, π
e

là tỉ lệ lạm phát mong ñợi.
Cả hai cách kết hợp này ñều theo quan ñiểm cơ bản là “ Các thay ñổi của
cầu tiền sẽ ảnh hưởng trước tiên lên tiết kiệm và ñầu tư” (McKinnon 1973,
tr.60). Vì thế, các bổ sung kết hợp của McKinnon cũng có thể trình bày thành
hàm ñầu tư dạng:
I/Y = f(r
t
, d - π
e
) (2.2)
Trong ñó: r
t
là suất sinh lợi trung bình của vốn vật chất (McKinnon 1973,
tr.61). Từ các phương trình 2.1 và 2.2, McKinnon rút ra kết quả nghiên cứu về
mặt công thức:

;0
)/(
)/(
>


YI
PM

0
) - d(

)/(
>


e
YI
π

Shaw (1973) cho rằng, tự do hoá tài chính sẽ mở rộng hoạt ñộng trung
gian tài chính giữa các người tiết kiệm và các nhà ñầu tư (với một tỉ lệ lãi suất
cao hơn); phát triển tài chính sẽ gia tăng ñộng cơ tiết kiệm và ñầu tư, gia tăng
hiệu quả trung bình của ñầu tư. Các trung gian tài chính tăng lợi tức thực từ
người tiết kiệm do lãi suất hợp lý và các nhà ñầu tư cũng vay tiền dưới chi phí
13

thực bằng cách ổn ñịnh sở thích thanh khoản, giảm rủi ro thông qua ña dạng hoá,
hưởng lợi từ quy mô kinh tế trên việc cho vay, tăng hiệu quả hoạt ñộng và giảm
chi phí thông tin giữa người tiết kiệm và nhà ñầu tư, thông qua chuyên môn hoá
và phân công lao ñộng. Trung gian tài chính bị áp chế khi lãi suất bị quản lý cố
ñịnh dưới mức cân bằng. Khi lãi suất ñược xem như là công cụ ñịnh giá (cho
phép tìm ra các mức cân bằng khác nhau), các trung gian tài chính có thể sử
dụng khả năng "chuyên gia" của mình ñể phân phối một cách có hiệu quả nguồn
vốn ñầu tư lớn hơn và tạo ra sự tăng trưởng. Các quan ñiểm mở rộng về trung
gian nợ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia nhập và cạnh tranh trong ngành
ngân hàng như là sự cần thiết cho thành công của tự do hoá tài chính theo những
cách thức khác nhau (Cho 1984, tr.7; Fry 1980b, tr.543).
Quan ñiểm trung gian nợ dựa trên mô hình tiền bên trong. Cầu tiền ñược
xác ñịnh theo Shaw bằng hàm sau:
M/P = f(Y, v, d - π
e

) (2.3)
Trong ñó: v là vector chi phí cơ hội thực tế trong việc giữ tiền. Shaw cho
rằng lợi tức trên tất cả các loại tài sản, gồm cả tiền, có tác ñộng tích cực lên tỉ lệ
tiết kiệm (Shaw 1973, tr.73). Giả thuyết bổ sung này không hoàn toàn ñúng
trong thực tế vì những nhà ñầu tư không bị hạn chế về phương thức tự tài trợ.
Khi tổ chức tín dụng không sẵn có, những thị trường không chính thức vẫn tồn
tại. Thực tế, Mc Kinnon cũng nhận thấy tầm quan trọng của trung gian tài chính.
Giả thuyết của Mc Kinnon nhấn mạnh vai trò của tiền tiết kiệm trong việc
tự tài trợ cho ñầu tư. Quan ñiểm trung gian nợ của Shaw, nhấn mạnh vai trò tích
luỹ tiền trong việc mở rộng tiềm năng cho vay của các trung gian tài chính và từ
ñó thúc ñẩy phát triển hoạt ñộng ñầu tư bằng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Dù Mc
Kinnon và Shaw nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của việc tích luỹ tài sản
14

tài chính và nợ, nhưng các nghiên cứu sau này ñiều xem ñây là quan ñiểm bổ
sung cho nhau trong lý thuyết tài chính và phát triển.
Nhìn chung, hai luận ñiểm này chỉ ra rằng với mức phát triển tài chính cao
hơn, mà có thể là kết quả của tự do hóa tài chính, sẽ dẫn ñến gia tăng sản lượng.
Quan ñiểm này tiếp tục phát triển với nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này của
các tác giả King và Levine (1993), Levine, Loayza và Beck (2000), thông qua
dữ liệu của nhiều quốc gia bằng các mô hình kinh tế lượng.
2.2.2 Các ñặc trưng có liên quan của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Sự hình thành và hoạt ñộng của các thể chế tài chính (bao gồm trung gian
tài chính) làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch, nghĩa là phát
triển tài chính sẽ thuận lợi khi các trung gian tài chính thực hiện tốt hai mục tiêu,
gồm: tối thiểu hóa chi phí giao dịch và tối ña hóa sự phân bổ lợi tức vốn ñầu tư.
Các trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính gần mức tối ưu cho tất
cả các ngành/khu vực của nền kinh tế và tất cả các lĩnh vực của xã hội. Phát triển
tài chính và sự hình thành cơ sở hạ tầng liên quan ñến trung gian tài chính tạo
ñiều kiện cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng về thông tin, nghĩa là, xác

ñịnh cung và cầu nguồn lực về vốn giữa nhà ñầu tư và người ñi vay, và vì vậy
gia tăng lợi suất thực của vốn và năng suất chung của nền kinh tế. Các công ty
phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài hơn là vốn nội bộ (ở cấp ñộ công ty)
thường là những ñơn vị hưởng lợi nhiều nhất từ các trung gian tài chính và sự
phát triển tài chính. Nếu không có trung gian tài chính làm giảm ñi sự bất cân
xứng về thông tin, thì các khoản chi phí ủy quyền – tác nghiệp sẽ làm gia tăng
chi phí vay mượn từ bên ngoài của các doanh nghiệp.
15

Vai trò của trung gian tài chính và phát triển tài chính có thể ñược tóm
lược như sau: huy ñộng và thu hút tiền tiết kiệm cho ñầu tư (bao gồm ñổi mới và
phát triển tinh thần doanh nghiệp - entrepreneurship, sự hình thành kỹ năng), và
sự phân bổ vốn cho các dự án có lợi tức kỳ vọng cao hơn, như vậy khuyến khích
năng suất cao hơn. Mặc dù, mọi cấu phần của phát triển tài chính có thể không
làm giảm ñược chi phí giao dịch có liên quan, nhưng các mức phát triển tài chính
vuợt quá một ngưỡng nào ñó có thể ñóng góp vào sự giảm thiểu chi phí giao dịch
trong hệ thống tài chính, thúc ñẩy ñổi mới sản phẩm tài chính và tăng trưởng
kinh tế.
Rao (2003) ñề cập về vai trò tài chính trong phát triển kinh tế:
Hermes và Lenskink (2000), ñã lập luận: ñóng góp tích cực mà hệ thống
tài chính có thể thực hiện ñối với quá trình phát triển kinh tế phụ thuộc vào việc
thiết kế và vận hành hệ thống tài chính và nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn,
việc chọn lựa cơ cấu tổ chức và thể chế cụ thể cũng tạo ra một tập hợp các mong
muốn thực thi chức năng quản lý và giám sát của chính phủ. Tuy nhiên, một hệ
thống tài chính tự bản thân nó không thể tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nhiều khía cạnh khác của sự vận hành hiệu quả hệ thống tài chính là cần thiết ñể
sử dụng vốn một cách hiệu quả, làm lợi cho xã hội. Và vai trò của bảo hiểm tiền
gửi, quản lý rủi ro tài chính ở các cấp trung gian tài chính khác nhau ñáp ứng yêu
cầu ổn ñịnh hệ thống tài chính. Ngoài ra, thông tin bất cân xứng (AI)
4

vẫn luôn
tồn tại, thay ñổi nhiều theo hình thức, ngay cả với các thể chế tài chính vận hành
hữu hiệu xem là có hiệu quả. Kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển ñổi
cho ta thấy những ñặc trưng như vậy. Các vấn ñề về rủi ro ñạo ñức và chọn lựa
bất lợi dường như hiện hữu trong nhiều trường hợp.


4

Asymmetric Information
16

Hermes và Lensink (2000) cũng ñã lưu ý, hệ thống ngân hàng tại một số
nước bị làm suy yếu bởi các danh mục nợ xấu hiện hữu tích lũy từ trước và có
các ñộng cơ mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện các hành vi rủi ro quá mức (có lẽ
do tình trạng tuyệt vọng). Khi không có một nền tảng nguồn lực vững mạnh của
chính phủ hay bất cứ “cứu cánh” cho vay cuối cùng nào khác, sự yếu kém của hệ
thống tài chính sẽ vẫn mở rộng tác ñộng của các ngoại tác tiêu cực ñến phần còn
lại của hệ thống kinh tế.
Mặc dù, các nghiên cứu thực nghiệm ñã thiết lập ñược mối liên kết thuận
và vững chắc giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (mặc dù không phải
phát triển kinh tế trong một số trường hợp), có rất nhiều sự khác biệt hiện hữu tại
các nước trong những nhân tố nhân quả và các ñóng góp tương ñối của những
nhân tố này. Các chính sách kinh tế, và hiệu quả hoạt ñộng của phát triển tài
chính giải thích phần lớn cho những khác biệt này. Ngoài ra, chi phí gián tiếp và
hậu quả kinh tế của khủng hoảng ngân hàng, mà thỉnh thoảng xuất hiện cũng rất
quan trọng. Hơn nữa, luôn có những cái giá phải trả khi tự do hóa tài chính.
Trong hầu hết trường hợp, các cải cách thể chế và chính sách ñòi hỏi cần có
trước khi thực hiện những cải cách tài chính.
Nghiên cứu của Patrick (1966), Goladsmith (1969) và McKinnon (1973)

và nhiều tác giả khác ñã chứng minh các mối liên kết chặt chẽ giữa phát triển tài
chính và phát triển kinh tế tại hầu hết các nước qua nhiều năm. Patrick (1966)
kết luận rằng quan hệ nhân quả có chiều hướng từ tăng trưởng tài chính ñến tăng
trưởng kinh tế như là một mối quan hệ do cung tạo ra trong những thời kỳ ñầu
của phát triển kinh tế, nhưng hướng của quan hệ nhân quả ñó ñảo ngược lại trong
những giai ñoạn phát triển tương ñối cao hơn. Tuy vậy, Jung (1986) ñã kiểm tra
dữ liệu của 19 nước phát triển và 37 nước ñang phát triển và tìm thấy quan hệ do
17

cung tạo ra tại tất cả các giai ñoạn phát triển. ðiều này ñã mâu thuẫn với khẳng
ñịnh của Goldsmith (1969), người ñã truy tìm mối quan hệ cho 35 quốc gia trong
giai ñoạn 1860 ñến 1963. Bởi vì số mẫu các nước, thời kỳ phân tích và phương
pháp thống kê trong những nghiên cứu này là khác nhau cho nên một kết luận
vững chắc có thể không nổi bật lên ñược. Mặc khác, sự kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ñã không ñược nghiên cứu. Tóm lại,
mối quan hệ tài chính với tăng trưởng kinh tế có thể tóm tắt theo sơ ñồ sau:









Nguồn: Chandana Kularatne (2001)
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính phát triển kinh tế ñã nhận ñược sự

quan tâm ñáng kể trong lý thuyết về tăng trưởng. Nền tảng lý thuyết tài chính và
tăng trưởng ñươc phát triển sâu bằng các nghiên cứu của Tobin –Keynes cuối
những năm 60 thế kỷ XX và McKinnon, Shaw vào thập niên 70. ðến những năm
90, nghiên cứu về lý thuyết lẫn thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính với tăng trưởng, phát triển kinh tế mới thật sự ñược nghiên cứu sâu, rộng.
Phần lớn những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường tài chính, sử dụng tiền
Chi phí thị trường
 Chi phí thông tin

Chi phí giao dịch

Thị trường tài chính và các
trung gian tài chính
Các kênh tăng trưởng
- Tích luỹ vốn
- ðổi mới công nghệ
Các chức năng tài chính
- Huy ñộng tiết kiệm
- Phân phối các nguồn lực
- Thúc ñẩy kiểm soát doanh nghiệp
- ðẩy mạnh quản trị rủi ro
- Thúc ñẩy lưu thông hàng hoá, dịch vụ và
hợp ñồng
-
C
ải thiện thanh khoản

Tăng trưởng kinh tế
18


hiệu quả cho phép các chủ thể dịch chuyển tiền từ hiện tại sang tương lai ñể ñạt
ñược lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. Khu vực tài chính ñược phân loại thành
hai loại ñịnh chế quan trọng gồm: các trung gian tài chính và thị trường tài chính.
Các nghiên cứu trên cả hai ñịnh chế của thị trường tài chính ñiều tìm thấy kết
quả cải thiện tăng trưởng.
Levine (2003), ñề cập về nghiên cứu của King và Levine (1993b), với mẫu
nghiên cứu 77 quốc gia trong giai ñoan từ 1960-89, chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ
giữa ñộ sâu tài chính trung bình và tăng trưởng trung bình. Mô hình nghiên cứu
là hàm hồi quy có dạng: Gj = a+ b DEPTH + cX + u. (2.4)
Trong ñó: Gj gồm (i) tăng trưởng thu nhập thực trung bình, (ii) tỷ lệ tăng
trưởng vốn vật chất trung bình/ñầu người và (iii) tăng trưởng tổng năng suất.
DEPTH ñại diện bởi tổng tài sản nợ có tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng
và ñịnh chế tài chính phi ngân hàng chia cho GDP hay ñược ño bằng M2/GDP;
X là các biến kiểm soát gồm thu nhập bình quân ñầu người, giáo dục, ổn ñịnh
chính trị, chỉ số tỷ giá hối ñoái, thương mại, chính sách tài chính- tiền tệ. Phương
pháp hồi quy sử dụng là mô hình hồi quy tổng quát cho dữ liệu bảng ñộng.
Levine (2003) ñề cập về:
Nghiên cứu vi mô của Rajan và Zingales (1998), sử dụng dữ liệu ngành
ñể nghiên cứu cơ chế phát triển tài chính ảnh hưởng ñến tăng trưởng kinh tế và
các nguyên nhân cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có ảnh
hưởng ổn ñịnh ñến tăng trưởng kinh tế. Thị trường tài chính không hoàn hảo ảnh
hưởng ñến ñầu tư và tăng trưởng, nếu các trung gian tài chính không thể phân
biệt ñược giữa dự án tốt và dự án tồi. Sự hiện diện của một thị trường tài chính
phát triển tốt ở một quốc gia tạo cho nó một lợi thế so sánh trong các ngành công
19

nghiệp phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài. Mô hình hồi quy ñược các tác
giả sử dụng là:
Growth
i,k

= aC+bI+cShare
i,k
+d(External
k
*FD
i
)+u
i,k
(2.5)
Trong ñó: Growth
i,k
là tốc ñộ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá tri
gia tăng ngành k và quốc gia i trong giai ñoạn 1980-90, C và I là ma trận các
quốc gia và ngành là các biến giả, Share
i,k
là tỷ trong ngành k trong ngành công
nghiệp chế tạo của quốc gia i năm 1980; FD
i
là chỉ số phát triển tài chính ñối với
quốc gia i; FD ñược ño lường bằng (i) tín dụng nội ñịa so với GDP và vốn hoá
thị trường chứng khoán so với GDP,(ii) các chuẩn mực kế toán là chỉ số chất
lượng báo cáo tài chính. Dữ liệu ñược sử dụng cho nghiên cứu là dữ liệu bảng, từ
36 ngành và qua 41 quốc gia.
Nghiên cứu ở góc ñộ vi mô của Demirgüç –Kunt và Maksimovic (1998),
chỉ ra rằng cả hệ thống ngân hàng phát triển và thị trường chứng khoán thanh
khoản có tác ñộng tích cực ñến tăng trưởng vượt bậc của các công ty. Mô hình
kinh tế lượng ñược tác giả sử dụng là:
PROPORTION_FASTER= a + bFD
i,t
+ cCV

i,t
+ u
i,t
(2.6)
Trong ñó: PROPORTION_FASTER là tốc ñộ tăng trưởng vượt bậc hay
vượt mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành,
FD là những cách ño lường
mức ñộ phát triển tài chính gồm (i) Tỷ lệ vốn hoá của thị trường chứng
khoán/GDP và (ii) Tổng giá trị giao dịch/mức vốn hoá và (iii) Tỷ lệ tổng tài sản
ký thác của hệ thống ngân hàng nội ñịa/GDP, CV ñại diện cho các biến kiểm
soát gồm: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tài trợ chính phủ cho các công ty, tài sản
cố ñịnh/tổng tài sản của các công ty, thu nhập bình quân ñầu người, thị trường
công ty/giá trị sổ sách, luật và mệnh lệnh truyền thống của nền kinh tế. Dữ liệu
20

nghiên cứu dạng bảng và mẫu là các công ty có mức vốn hoá lớn nhất ngành chế
tạo tại 26 quốc gia.
Nghiên cứu ở cấp ñộ vĩ mô của Levine, Loayza và Beck (2000), tìm thấy
mối quan hệ vững chắc giữa yếu tố ngoại sinh của phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn qua các biến công cụ chéo giữa các quốc gia, ñồng
thời còn tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố ngoại sinh của phát triển tài chính với
tích luỹ vốn vật chất và tăng năng suất. Mô hình sử dụng cơ bản là:
[G
j
]

= a + b[F
i
]+ c[X
i

] +u
i
(2.7)
Trong ñó, G
j
ñại diện cho vector (chỉ một tập hợp các biến ) các biến phụ
thuộc gồm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng năng suất, tăng trưởng vốn tích luỹ;
F
i
là các biến M2/GDP và biến ño lường mức ñộ phát triển tài chính mới do các
tác giả phát triển thêm: Tín dụng tư nhân/GDP, X là vector tập hợp những biến
kiểm soát ngoại sinh. Dữ liệu hồi quy là dữ liệu chéo cho 63 quốc gia và dữ liệu
bảng ñộng cho 77 quốc gia từ năm 1960-95.
Christopuolos và Tsionac (2004), ñã sử dụng các kỹ thuật hồi quy, kiểm
ñịnh với dữ liệu bảng, mẫu nghiên cứu là 10 quốc gia ñang phát triển từ năm
1970-2000, kết quả nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng phát triển tài chính không là
nguyên nhân tăng trưởng trong ngắn hạn. Mô hình hồi quy ñược các tác giả sử
dụng ñể kiểm ñịnh mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng
trưởng kinh tế là:
Y
it
= β
0i
+ β
1i
F
it
+ β
2i

S
it
+ β
3i
p
it
+ u
it
(2.8)
Trong ñó: Y
it
là sản lượng thực của quốc gia i năm t, F
it
là biến ño lường
ñộ sâu tài chính, S
it
là ñầu tư/sản lượng, p
it
là lạm phát và u
it
là sai số ước lượng.
21

Trong khi ñể kiểm ñịnh hướng tác ñộng không rõ, các tác giả còn sử dụng mô
hình hồi quy sau: F
it
= β
0i
+ β
1i

Y
it
+ β
2i
S
it
+ β
3i
p
it
+ v
it
(2.9)
ðộ sâu tài chính (F) là tỷ lệ tổng tài sản nợ/GDP danh nghĩa và (S) là tỷ
trọng ñầu tư/GDP danh nghĩa, p là lạm phát ño bằng CPI
5
.
Ang (2007), trong nghiên cứu phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng
trưởng kinh tế ở Malaysia, ñưa ra kết luận phát triển tài chính theo chiều sâu,
tích luỹ vốn vật chất và gia tăng lực lượng lao ñộng có tác ñộng tích cực ñến
tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng 2 mô hình nghiên cứu có dạng sau:
Mô hình 1: ED
t
= f
A
[PRK
t
, PUK
t
, LF

t
, PCY
t
] (2.10a)
Mô hình 2: ED
t
= f
B
[PRK
t
, PUK
t
, LF
t
, M2Y
t
] (2.10b)
Trong ñó: ED
t
là biến ño lường phát triển kinh tế; các biến PRK
t
là tích
luỹ vốn tư nhân thực, PUK
t
là tích luỹ vốn khu vực công thực, LF
t
là lực lượng
lao ñộng, PCY
t
là tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP, M2Y

t
là M2/GDP, t là chuỗi thời
gian nghiên cứu t =
43,1
.
Nghiên cứu này, sử dụng kết hợp cả 2 nhân tố ñánh giá mức phát triển tài
chính hay ñộ sâu tài chính là M2/GDP và tín dụng tư nhân/GDP. Với mẫu
nghiên cứu tác giả sử dụng gồm dữ liệu chuỗi thời gian từ 1960-2003 và quốc
gia nghiên cứu là Malaysia. Phương pháp hồi quy sử dụng là phương pháp ước
lượng tự tương quan có phân phối trễ (ARDL- Autoregressive distributed lag).
Tóm lại, theo thời gian các nghiên cứu về mối quan hệ tài chính và tăng
trưởng kinh tế càng có cơ sở vững chắc hơn cả về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu
thực nghiệm. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm ñược bổ sung và phát triển
cả về mô hình nghiên cứu lẫn các phương pháp sử dụng dữ liệu và kiểm ñịnh
ước lượng khác nhau ñể ñưa ra kết luận vững chắc hơn.


5

Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng
.

×