Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Hóa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.83 KB, 24 trang )

Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học
và bài tập định lượng
Họ và tên tác giả: Phạm Hoàng Cô
Đơn vị công tác: Trường THCS Long Giang.
1. Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ mục tiêu giúp học sinh tìm hiểu, cũng cố kiến thức trong từng bài của chương
trình môn hóa học lớp 9 trong trường trung học cơ sở. Giáo viên cần lựa chọn phương pháp
dạy học một cách linh hoạt sáng tạo, có đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh đồng thời phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của từng dạng
bài tập nhất định, của từng đối tượng học sinh cụ thể.
Trong giai đoạn Đất Nước đang phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa việc dạy học
hiện nay cũng từng bước cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Long Giang
Gồm nhiều phương pháp: Nghiên cứu khoa học lí luận, quan sát, hỏi đáp, đàm thoại, kiểm
tra đánh giá.
3. Đề tài đưa ra giải pháp:
Học sinh tích cực tham gia vào quá trình tiếp thu kiến thức.
Giáo viên sử dụng kĩ năng kiến thức làm nền tảng và tham khảo sách giáo khoa thiết kế bài
dạy thích hợp cho việc giải bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy.
4. Hiệu quả áp dụng:
Áp dụng cho từng loại hình bài giảng nhằm để nâng cao kết quả học tập cho từng nhóm
học sinh, từng lớp.
5. Phạm vi áp dụng:
Nhóm học sinh yếu – kém hóa học lớp 9 trường THCS Long Giang.
Long Giang, ngày 15 tháng 02 năm 2011
Người thực hiện
Phạm Hoàng Cô


Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 1 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
A. M Ở ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng
tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh ”(Trích luật giáo dục – điều
24.5). Ta thấy đổi mới phương pháp phải giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ
động tích cực, phải phát huy tính sáng tạo của học sinh chống thói quen áp đặt của giáo
viên, do vậy người giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp phù hợp có
hiệu quả.
Trong môn hóa học thì bài tập hóa học có vai trò cực kì quan trọng nó là nguồn cung
cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng, các quá trình
hóa học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol… Việt giải bài tập sẽ
giúp học sinh được cũng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt các kiến
thức vào làm bài tập định lượng. Muốn giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm
vững các tính chất hóa học cảu các đơn chất và hợp chất đã học, mà phải nắm vững các
công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hóa học. Đối
với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: Như viết các
phương trình hóa học, dựa vào các đại lượng bài đề ra để tính số mol của các chất sau đó
theo phương trình hóa học để tính số mol còn lại từ dó tính được các đại lượng theo yêu
cầu của bài đề ra. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản
chất, cấu trúc giải một bài toán thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn và thường giải sai.
Từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh khá lúng túng trong việc giải bài toán hóa học
định lượng, vì học sinh thường không định hướng được cách làm đặc biệt là học sinh yếu
lớp 9, do hỏng kiến thức lớp 8 nên khó khăn cho học sinh học tiếp lớp 9.
Do vậy việc đi sâu tìm hiểu, phân tích làm sáng tỏ nội dung kiến thức trong việc

giải bài toán hóa học định lượng là một vấn đề quan trọng, chính vì vậy tôi đả chọn sáng
kiến với nội dung: “Hướng dẫn học sinh yếu lớp 9 giải một số dạng bài tập hóa học định
lượng”.
Sáng kiến này giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, tránh những hiểu lầm sai sót khi
giải bài tập hóa học, nên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng và có cách giải cho
từng dạng bài cụ thể để các em có thể làm tốt các dạng bài tập về công thức hóa học và
bài tập định lượng.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Việc đổi mới, định hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp làm bài tập hóa học
là quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong
giờ học, để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về việc giải bài tập hóa học.
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 2 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng

Vì thế đối tượng nghiên cứu của tôi là: Học sinh yếu – kém môn hóa học lớp 9 - Trường
THCS Long Giang, Huyện Bến Cầu.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn trong học kì I năm học: 2010 - 2011
Nghiên cứu một số dạng bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng học sinh
yếu - kém lớp 9 và cách giải cho mỗi dạng bài tập.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong sáng kiến này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân
tích lí thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương
pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v…
Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hóa
học theo nội dung đã đề ra.
Trên cơ sở đó tôi đã trình bài các dạng bài toán hóa học đã sưu tầm và nghiên cứu để
nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh.

Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 3 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của bộ môn hóa học ở trường trung học cơ
sở do bộ giáo dục và đào tạo quy định.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của của nhà trường đề ra trong năm học 2010 – 2011.
- Căn cứ vào phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung sách giáo
khoa của bộ môn hóa học lớp 9.
- Căn cứ vào kiến thức toán học, vật lý học mà học sinh đã được lĩnh hội để làm bài tập
hóa học.
- Căn cứ vào yêu cầu của Đảng, nhà nước và xã hội đặc ra đối với giáo dục là đào tạo
những con người lao động có kiến thức thực tiễn nên giải bài tập hóa học rất quan trọng
trong việc học tập môn hóa học.
- Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức theo các giai
đoan nhận thức điều được kiểm tra trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình học tập lí
thuyết phải đi đôi với thực hành làm bài tập để củng cố các kiến thức của học sinh.
- Bài tập xác định công thức hóa học và bài tập định lượng rất quan trọng trong Hóa
học vì nó sẽ giúp các em nắm vững các công thức, hóa học, nguyên tử khối, tính chất của
các chất, …nên giúp học sinh giải tốt các dạng bài tập này là điều rất cần thiết đối với bộ
môn Hóa học ở trung học cơ sở.
- Mặt khác kĩ năng giải toán hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững các
kiến thức về tính chất hóa học của chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học
sinh phải hình thành được một mô hình giải toán,các bước để giải một bài toán, kèm theo
đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phận tích đề bài và định hướng được cách làm
đây là một kĩ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học. Chính vì vậy
việc cung cấp cho học sinh các cách giải bài tập về công thức hóa học và bài tập dịnh

lượng, đặc biệt là xây dựng cho học sinh mô hình để giải bài toán và kĩ năng phân tích để
giúp học sinh định hướng đúng khi làm bài tập là điều rất cần thiết, nhằm giúp học sinh
có tư duy khoa học khi học tập hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 4 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
2. Cơ sở thực tiễn:
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lí thuyết, thực tế việc giải các bài
tập hóa học đối với học sinh lớp 9 còn gặp nhiều khó khăn vì đây là môn học mà học
sinh chỉ tiếp cận một năm, qua quá trình dạy học tôi thấy một số học sinh còn yếu – kém
về cách làm một bài toán hóa học, đa số học sinh còn lúng túng trong việc làm bài tập
hóa học và chủ yếu học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được
phương pháp giải các bài tập gặp phải, trước tình hình học tập của học sinh lớp 9 hiện
nay là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học
sinh cách phân loại các bài tập hóa học và phương pháp chung để giải các bài tập thuộc
mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tập tốt hơn và khi gặp một bài toán hóa học, tự học
sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp.
-Do bộ môn Hóa học ở trung học cơ sở chỉ mới tiếp xúc từ lớp 8, nhưng nội dung đưa
đến cho học sinh tương đối nhiều. Vì vậy, trong khi giảng dạy không có nhiều thời gian để
làm bài tập, cũng do số tiết theo phân phối chương trình làm bài tập không nhiều, nên giáo
viên phải có phương pháp phù hợp để học sinh nhanh chóng nắm bắt được cách giải của
mỗi loại bài tập và áp dụng.
- Bài tập lập công thức hóa học của chất là một dạng cơ bản và hay gặp trong chương
trình lớp 9, nên cần cho các em làm quen với nhiều dạng và có cách giải cho từng dạng bài
cụ thể, để các em có thể làm tốt các dạng bài này.
- Việc phân loại bài tập và phương pháp giải chung cho từng loại bài tập hóa học có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học
tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, đồng thời rèn

luyện các kỹ năng, kĩ xảo để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để
làm các bài tập, tạo cho học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phân loại và phương pháp giải các bài tập
hóa học. Sáng kiến này được ra đời trước tình hình dạy học môn hóa học ở trường và kinh
nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những yêu cầu trong dạy và học bộ môn
ở trường hiện nay.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
* Gồm ba nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm ra các dạng bài tập lập công thức hóa học và bài tập định lượng theo
phương trình hóa học với những kiến thức có liên quan để giải loại bài tập này.
Nhiệm vụ 2: Đưa ra phương pháp giải chung cho từng dạng bài tập đã đề ra ở nhiệm
vụ 1, có các ví dụ minh họa cụ thể.
Nhiệm vụ 3: Áp dụng các dạng bài tập này vào thực tế giảng dạy bộ môn hóa học lớp 9
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 5 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
trường trung học cơ sở Long Giang
III. Gi ới hạn của đề tài:
- Ngiên cứu các dạng bài tập xác định công thức hóa học và bài tập định lượng trong
chương trình hóa học lớp 9 và các kiến thức để giải bài tập này.
IV. Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9 / 2010 đến tháng 02 / 2011
- Địa điểm trường THCS Long Giang, Xã Long Giang, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh
V. Nội dung vấn đề đã đề ra:
- Khảo sát chất lượng vào đầu tháng 9 / 2010
- Tổng số hai lớp: 9
1
( 34 em), 9

2
( 33 em) như sau :
Lớp Số lượng Điểm dưới TB Điểm trên TB
9
1
34/34 8 = 23,53 % 26 = 76,47 %
9
2
33/33 12 = 36,36 % 21 = 63,64 %
- Tháng 10/2010đề cương và tháng 12 làm đề tài.
1. Giải quyết nhiệm vụ 1:
- Tìm ra các dạng bài tập lập công thức hóa học và kiến thức có liên quan để giải các
bài tập dạng này.
a) Môn hóa học lớp 9 đề cập đến nhiều dạng bài tập lập công thức hóa học và định lượng:
1. Xác định công thức hóa học của một chất dựa vào kết quả phân tích định lượng.
2. Xác định công thức hóa học của một chất dựa theo phương trình hóa học.
3. Xác định công thức hóa học của một chất bằng bài toán biện luận
4. Xác định công thức hóa học của một chất dựa trên các tính chất vật lí, tính chất hóa
học của chất đó.
5. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia( hoặc chất tạo
thành)
6. Tìm chất dư trong phản ứng.
7. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng.
b) Những kiến thức cần thiết để giải các bài bập này:
- Học sinh phải viết đúng ký hiệu, chỉ số các nguyên tố, nắm hóa trị của các nguyên tố,
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 6 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
các nhóm nguyên tử.

- Nắm chắc tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất.
- Nhớ các công thức biến đổi hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, nguyên tử khối
của các nguyên tố.
- Có kỹ năng tính toán Toán học, biết suy luận, phát hiện.
2.Giải quyết nhiệm vụ 2:
Phương pháp giải chung cho từng dạng bài tập cụ thể:
1.Xác định công thức hóa học của một chất dựa vào kết quả phân tích định lượng.
a. Cơ sở lí thuyết:
*Phương pháp giải:
- Kết quả phân tích định lượng cho biết % về khối lượng các nguyên tố trong một hợp
chất.
- Một hợp chất : X
x
Y
y
Z
z
có chứa % về khối lượng X là a %, % về khối lượng của Y là b
%, % về khối lượng của Z là c %, thì do tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố bằng với tỉ
lệ % khối lượng các nguyên tố nên:

x.M
x
: y.M
y
: z.M
z
= a:b:c
x:y:z =
: :

x y z
a b c
M M M
Biết được a % ,b%, c%, Mx,My,Mz ta tính được tỉ lệ x : y : z. Với các chất vô cơ, tỉ lệ tối
giản nhất giữa x,y,z thường cũng là các giá trị chỉ số cần tìm.
b. Bài tập áp dụng:
*Ví dụ 1: phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là
45,95%, % khối lượng N là 16,45%và %về khối lượng của O là 37,65. Xác định công
thức hóa học của A.
Giải:
Vì %K+%N + %O = 45,96 + 16,45 + 37,6 = 100
Nếu A chi chứa K,N,O
Gọi cong thức của A là : K
x
N
y
O
z
ta có :
x:y:z =
45,95 16,45 37,6
: :
39 14 16
= 1,17:1,17:2,34
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 7 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
= 1:1:2
Vậy A có công thức hóa học là KNO

2
*Ví dụ 2: phân tích một hợp chất hưu cơ A chỉ chứa Na, S,O nhận thấy % về khối lượng
của Na,S,O lần lượt là 20,72% ; 28,82 ; 50,46% . Tìm công thức hóa học của A.
Giải:
Gọi công thức hóa học của A là : Na
x
S
y
O
z
. Ta có
x:y:z =
20,72 28,82 50,46
: :
23 32 16
x:y:z = 0,9:0,9:3,15
x:y:z = 2:2:7
vậy A có công thức hóa học là Na
2
S
2
O
7
2.Xác định công thức hóa học một chất dựa theo phương trình hóa học:
a. Cơ sở lí thuyết:
* Phương pháp giải:
Đặt công thức hóa học của một hợp chất đã cho.
Đặt a là số mol một chất đã cho, viết phương trình phản ứng xẩy ra, rồi tính số mol các
chất có liên quan.
Lập hệ phương trình. Giải hệ tìm nguyên tử khối của nguyên tố chưa biết. Suy ra tên

nguyên tố và tên chất.
Các công thức cần nhớ:


b. Bài tập áp dụng:
*Ví dụ 1: Hòa tan hoàn 3,6g một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCL thu được 3,36 lit H
2
(đktc). Xác định tên kim loại đã dùng.
Giải:
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 8 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
- Đặt A là tên kim loại đã dùng.
- Gọi a là số mol A đã phản ứng theo phương trình :
A + 2HCl → ACl
2
+ H
2
a mol a mol

+ Khối lượng kim loại bằng 3,6g nên:
a.a = 3,6 (1)
+Thể tích H
2
là 3,36 lít nên :

3,36
0,15
22,4

a
= =
(2)
Thay (2) vào (1) ta được :
A =
3,6
24
0,15
=
VẬy : kim loại trên là Mg.
*Ví dụ 2: Hoàn toàn 18,46g một muối sunfat cùa kim loại hóa trị I vào nước được 500ml
dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dụng dịch BaCl
2
dư được 30,29g một
nuối sunfat kết tủa.
a) Tìm công thức hóa học của muối đã dùng.
b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A.
Giải:
a) Đặt công thức muối sunfat kim loại hóa tri I là : X
2
SO
4
, ta có phản ứng của dung dịch
A với BaCl
2
:


X
2

SO
4
+ BaCl
2
→ BaSO
4
+ 2XCl
a mol a mol
Ta có : khối lượng X
2
SO
4
là 18,46 gam nên:
a(2X + 96) = 18,96 (1)
Số mol muối sunfat (BaSO
4
kết tủa là a mol là:

30,29
0,13
233
a = =
(2)
Thay (2) vào (1):
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 9 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
a(2X + 96) = 18,46
⇔ 0,13(2X + 96) = 18,46

⇔ X = 23
Vậy : X là Na ⇒ Công thức muối sunfat là: Na
2
SO
4
b) Nồng Độ mol/ l của dung dịch A:
2 4
0,13
( ) 0,26
0,5
M
C Na SO M= =
3.Xác định công thức hóa học của một chất bài toán biện luận:
a. Cơ sở lí thuyết:
* phương pháp giải :
Tương tự như phần 2. trong đó hệ phương trình phải giải bằng phương pháp biện luận
b. Bài tập áp dụng:
* Ví dụ 1: hòa tan hoàn toàn 3,78g một kim loại X thu được 4,704 lít H
2
(đktc). Xác định kim
loại X.
- Giải:
Gọi n là hóa trị, a là số mol của a kim loại X đã dùng
Ta có phản ứng :
2X + 2nHCl → 2XCl
n
+ nH
2
2.1 mol n mol
a mol

2
an
mol
. 3,78(1)
4,704
0,21(2)
22,4
a X
an
X
=



= =


Từ (2) suy ra : an = 0,42 (3)
Lấy (1): (3) ⇒
9 9
X
X n
n
= ⇒ =
Vì kim loại có hóa trị 1,2,3 nên ta xét bảng sau:
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 10 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Trong số các kim loại đa

biết chỉ có Al có hóa trị 3 ứng với NTk là 27 là phù hợp với kết quả biện luận trên.
Vậy : X là kim loại của Al (Nhôm)
* Ví dụ 2 : Hòa tan hoàn toàn 4g hỗn hợp hai kim loại A,B(cùng có hóa II và tỉ lệ mol là 1:1)
bằng dung dịch HCl, thu được 2,24 lit H
2
(đktc). Hỏi A,B là các kim loại nào trong số các
kim loại sau:
Mg, Ca, Ba, Zn, Fe, Ni ?
Giải:
Gọi a là số mol của mỗi kim loại đã dùng, ta có phản ứng:
A + 2HCl → ACl
2
+ H
2
a mol a mol
B + 2HCl → BCl
2
+ H
2
a mol a mol
Theo bài ra ta có hệ:
. . 4(1)
2,24
0,1(2)
22,4
a A a B
a a
+ =




+ = =


Từ (1) ⇒ a(A + B) = 4
Từ (2) ⇒ a = 0,05
Do đó:
4
80
0,05
A B+ = =
Xét bảng sau:
Chỉ cóA = 24; B = 56
là phù hợp.
Vậy, A là Mg ; B là Fe (Sắt)

Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 11 *
n 1 2 3
X 9 18 27
A 24 40 58 65
B 56 40 22 15
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
4.Xác định công thức hóa học của một chất dựa trên các tính chất vật lý, tính chất hóa
học của chất đó.
a. Cơ sở lí thuyết:
*Phương pháp giải:
Học sinh phải nắm vững tính chất hóa học của các chất, Ví dụ:
Các hợp chất của Natri khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngon lửa màu vàng, của Kali cho

ngọn lữa màu tím, của Xêzi cho ngon lửa màu xanh da trời.
Khí không màu, không mùi, không cháy là N
2
hoặc CO
2.
Dựa trên các tính vừa nêu, suy ra thành phần nguyên tố của chất cần tìm và công thức
hóa học thích hợp.
b. Bài tập áp dụng:
*Ví dụ: A là hợp chất vô cơ khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. Nung nóng A ở nhiệt độ
cao được chất sắt B, hơi nước và khí C không màu, không mùi, làm đục nước vôi trong. Biết
chất rắn b cũng cho ngọn lửa màu vàng khi đốt nóng.
Xác định công thức hóa học của A và B, viết các phương trỉnh phản ứng xẩy ra.
Giải:
- Khi đốt nóng hợp chất A cho ngọn lửa màu vàng, chứng tỏ A là hợp chất Natri.
Nung nóng hợp chất A ở nhiệt độ cao được chất rắn B, hơi nước và khí C không màu,
không mui, làm đục nước voi trong (Khí CO
2
)
Do đó, hợp chất đó là NaHCO
3.

Chất rắn B cho ngọn lửa màu vàng khi đốt nóng ⇒ chất rắn B đó là Na
2
O.
Phương trình hóa học :
2NaHCO
3

0
t

 →
Na
2
O + H
2
O + 2CO
2
Ca(OH)
2
+ CO
2
→ CaCO
3
+ H
2
O.
5.Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia( hoặc chất tạo
thành)
a. Cơ sở lí thuyết:
- Tìm ra số mol chất đề bài cho
- Lập phương trình hóa học
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 12 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
- Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình
- Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm
b. Bài tập áp dụng:
* Ví dụ: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch axit clohiđric. Tính:
a) Tính thể tích khí thu được sau phản ứng (đktc)?

b) Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng?
Giải:
- n
Zn
=
10
65
56
,
,
==
M
m
mol
- PTHH : Zn + 2HCl ZnCl
2
+ H
2

1 mol 2 mol 1 mol 1 mol
- 0,1 mol x ? mol y? mol
Theo phương trình phản ứng tính được:
X = 0,2 mol (số mol của HCl) và y = 0,1 mol ( số mol của khí H
2
)
a) Vậy thể tích khí hiđro: V
H2
= n
H2
. 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít

b) Khối lượng axit clohiđric: m
HCl
= m
HCl
. M
HCl
= 0,2 . 36,5 = 7,1 gam
6.Tìm chất dư trong phản ứng:
a. Cơ sở lí thuyết:

Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo
thành. Trong hai chất tham gia sẽ có một chất hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản
ứng kết thúc do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng thì chất nào phản ứng hết.
Giả sử có phương trình: aA + bB cC + dD
Lập tỉ số:

a
n
A

b
n
B


Trong đó : nA : số mol chất A theo đề bài
nB : số mol chất B theo đề bài
So sánh 2 tỉ số: nếu

a

n
A
>
b
n
B
Thì chất A hết , Chất B dư.


Nếu

a
n
A
<
b
n
B
Thì Chất chất B hết, chất A dư.
Tính các lương chất theo chất phản ứng hết

b. Bài tập áp dụng:
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 13 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
* Ví dụ: Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau
khi cháy :
a) Photpho hay Oxi chất nào còn dư ?
b) Chất nào được tạo thành và có khối lượng là bao nhiêu gam ?

Giải:
n
P
=
2,0
31
2,6
==
M
m
mol
n
O2
=
3,0
4,22
72,6
4,22
==
V
mol
PTHH: 4P + 5O
2
t
o
2P
2
O
5


Lập tỉ lệ :
05,0
4
2,0
=
<
06,0
5
3,0
=

a) Vậy Oxi dư sau phản ứng , Tính toán theo phương trình lượng đã dùng hết 0,2 mol P
(dùng số mol P để tính lượng sản phẩm)
b) Chất được tạo thành : P
2
O
5
Theo phương trình hóa học: 4P + 5O
2

0
t
 →
2P
2
O
5
4 mol 2 mol
0,2 mol x ? mol
Vậy x = 0,1 mol

Khối lượng P
2
O
5
:
mP2O5
=
nP2O5
. M
P2O5
= 15,2 gam
7. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng:
a. Cơ sở lí thuyết:
Trong thực tế trong một phản ưng hóa học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ,
chất xúc tác… làm chất tham gia phản ứng không tác dụng hết nghĩa là hiệu suất dưới
100%. Để tính được hiệu suất của phản ứng áp dụng một tong 2 cách sau:
a) Hiệu suất của phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm:

H % = x 100%

b) Hiệu suất của phản ứng có liên quan chất tham gia:

H% = x 100%
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 14 *
Khối lượng sản phẩm (thực tế)
Khối lượng sản phẩm (lý thuyết)
Khối lượng sản phẩm (lý thuyết)
Khối lượng sản phẩm (thực tế)

Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Chú ý: - Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho
- Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình

b. Bài tập áp dụng:
* Ví dụ 1: Nung 150 kg CaCO
3
Thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.
Giải:
Phương thình hóa học CaCO
3
t
o
CaO + CO
2
100 kg 56 kg
150 kg x ? kg
Khối lượng CaO thu được (theo lý thuyết) : x =
=
100
56.150
84 kg
Hiệu suất của phản ứng: H =
%100.
84
2,67
= 80 %
* Ví dụ 2: Sắt được sản xuất từ sắt (III) oxit tác dụng với nhôm. Tính khối lượng nhôm phải
dùng để sản xuất được 168 gam sắt. Biết hiệu suất phản ứng là 90 %.
Giải:

Số mol sắt :
n
=
=
56
168
3 mol.
Phương thình hóa học: 2Al + Fe
2
O
3
t
o
2Fe + Al
2
O
3
2 mol 2 mol
x? mol 3 mol
Vậy: x = 3 mol
Khối lượng nhôm tham gia phản ứng ( theo lý thuyết ) : m
Al
= 3.27 = 81 gam
Vì H = 100% nên khối lượng nhôm thực tế phải dùng là:
m
Al
=
100.
90
81

= 90 gam
3.Giải quyết nhiệm vụ 3:
Áp dụng các dạng bài tập lập công thức hóa học vào thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học
lớp 9.
Khi gặp các dạng bài tập có liên quan đến lập công thức hóa học thì giáo viên đưa ra cách
giải tổng quát, sau đó cùng các em giải bài mẫu để các em nắm được các bước giải bài tập, từ
đó áp dụng làm các bài tập tương tự.
Lưu ý học sinh các kiến thức có liên quan để giải bài tập.
Sau đây là việc áp dụng cụ thể các loại bài tập này vào thực tế giảng dạy:
1. Xác định công thức hóa học của một chất dựa vào kết quả phân tích định lượng.
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 15 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Dạng bài tập này tương đối khó, nên giáo viên cần hướng dẩn các em từng bước giải qua
một vài ví dụ để các em nắm được các bước rối lấy ví dụ cho các em áp dụng giải.
Yêu cầu học sinh có kĩ năng tính toán tốt và khả năng suy luận thì tiến hành giải sẽ dễ
dàng hơn.
Lưu ý : Trước khi làm bài phải xác đinh xem ngoài các nguyên tố đã cho trong thành
phần của các hợp chất còn có nguyên tố nào nũa không? Bằng cách lấy 100% khối lượng
của hợp chất trừ đi tổng % khối lượng của các nguyên tố theo đầu bài cho. Sau đó, tiến hành
tính toán và suy ra công thức hóa học của chất.
2.Xác định công thức hóa học dựa theo phương trình hóa học.
Học sinh phải nhớ được các công thức hóa học, đặc biệt là công thức đánh số mol theo
khối lượng và theo thể tích chất khí o đktc và có kĩ năng viết phương trình hóa học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các bước, lấy ví dụ rồi cho các em tiến hành, Giáo
viên hướng dẫn, chỉn sửa.
Đối với học sinh trung bình và yếu thì các em học khá hơn hướng dẫn để các em làm bài
được.
3.Xác định công thức hóa học một chất bằng bài toán biện luận.

Giáo viên cũng hướng dẫn tương tự phần b). Nhưng ở phẩn biện luận, giáo viên cần lưu ý
học sinh chọn nhửng trị số thích hợp với yêu cầu của bài toán.
4.Xác định công thức hóa học một chất trên tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất đó.
Như đã nói ở trên, đây là một bài toán khó nên học sinh cần phải có kiến thức về tính chất
vật lý, tính chất hóa học của một chất, và dựa vào những yếu tố đầu bài đã cho để lựa chọn
công thức hóa học thích hợp theo yêu cầu.
5.Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia( hoặc chất tạo thành)
Học sinh biết lượng của chất đã cho theo đề bài từ đó tính số mol chất đã cho, tuy nhiên
lượng đề cho ban đầu không chỉ khối lượng mà có thể là thể tích(ml) và nồng độ dung dịch
cũng phải tính ra mol chất.
6.Tìm chất dư trong phản ứng.
Khi tìm chất dư không chỉ chất tham gia mà tìm chất dư từ lượng sản phẩm đã cho trong
lượng hổn hợp ban đầu.
7.Bài tập tính hiệu suất của phản ứng.
Chú ý dạng bài tập nầy dễ nhằm lẫn giữa khối lượng và khối lượng thực tế, từ đó dễ cho
kết quả sai.
• Các dạng bài toán trên rất logic, yêu cầu học sinh phải có óc tư duy, nhanh nhạy mới làm
được.
• Giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải bài một cách tỉ mỉ, từng bước một. Khi các em đã
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 16 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
thành thạo mới đưa ra bài tập cho các em áp dụng để giải.
6.Kết quả:
Qua việc áp dụng những định hướng trên vào thực tế giảng dạy, thấy chất lượng học
tập của học sinh tăng lên rõ rệt. học sinh biết vận dụng từng phương pháp giải vào từng bài
cụ thể.
Kiểm tra vở bài tập, gọi các em lên bảng làm bài tập để kiểm tra viết thấy kết quả như
mong đợi.

Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa có sự cố gắng, chưa biết áp dụng hoặc áp
dung còn chậm. Đặc biệt là ở 5 dạng bài 3,4,5,6,7 còn nhiều em rất lúng túng khi tiến hành
giải củng như trong biện luận, suy luận. Ngoài ra, kỹ năng tính toán của các em còn rất kém
– đây cũng là một điểm yếu cần khắc phục ngay.
Kết quả cụ thể qua kiểm tra học kì I:
-
Sở
dĩ kết
quả

chất lượng học sinh được nâng lên rỏ rệt là do học sinh hiểu thấu đáo vấn đề ở những góc độ
khác nhau. Đặc biệt là ở học sinh đã hình thành được kĩ năng giải bài tập, biết phân tích bài
toán. Tuy nhiên việc áp dụng từng dạng bài tập của đề tài tùy thuộc vào đối tượng học sinh
chủ yếu là học sinh yếu – kém.
7.Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện:
- Qua thời gian thực hiện và kết quả thu được, tôi thấy rằng: để thực hiện tốt các đề tài
nghiên cứu cần phải cố gắng từ hai phía : thầy và trò.
- Phía thầy: Đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu hơn nữa để đưa ra nhiều cách giải bài tập
hay hơn. Đẩu tư thêm thời gian để hướng dẫn và uốn nắng cho các em. Cần kiểm tra thường
xuyên để nắm được kết quả hoc tập của hoc sinh, từ đó điều chỉnh, bổ xung cách giảng dạy
cho phù hợp. Tổ chức cho các em hoạt động học tập theo nhóm để các em giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ.
- Phía trò: phải tích cực, ham mê học tập. Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoc
tập.
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 17 *
Lớp SLHS
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %

9
1
34 6 17,64 9 26,47 15 44,12 4 11,76
9
2
33 5 15,15 8 24,24 15 45,45 5 15,15
Cộng 67 11 16,42 17 25,37 32 47,76 9 13,43
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
- Tập trung chú ý để nắm bài trên lớp, dành nhiều thời gian học và làm bài ở nhà. Cần
có đủ sách bài tập và một số sách tham khảo để mở rộng kiến thức.
C. Kết luận
- Để làm đề tài này để học sinh nắm được các loại bài tập và có cách giải thành thạo thì
cả thầy và trò đều phải đầu tư cho việc dạy và học. Thầy giáo nên tham khảo tài liệu, mở
rộng thêm kiến thức cho các em để các em thêm yêu thích môn học. Tạo điều kiện cho các
em phát huy khả năng của mình đối với môn học, làm thành thạo loại bài tập này để làm cơ
sở cho việc học và tiếp thu các kiến thức tiếp theo.
- Vì thời gian đầu tư vào sáng kiến còn ít nên nội dung còn có những hạn chế và những
thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để nội dung đề
tài ngày càng phong phú hoàn thiện hơn và có nhiều ứng dụng trong quá trình dạy học.
.Kiến nghị và đề xuất
* Đối với trường và các cơ quan cấp trên:
Cần đào tạo cán bộ phụ tá thí nghiệm đối với trường có phòng thí nghiệm.
Cần đặt thêm các tập chí khoa học để giáo viên và học sinh đọc tham khảo các thành tựu
khoa học mới và các phương pháp dạy học tốt nhất.
Thư viện trường cẩn mua thêm các sách bài tập tham khảo cho học sinh chủ yếu cho học
sinh yếu – kém mượn tham khảo nhằm nâng cao tính tự giác học tập nghiên cứu của học
sinh, đầu tư cho môn học,… tạo điều kiện cho các em hoc sinh yếu – kém tham khảo nhiều
hơn, phát huy năng lực của mình. Tạo cho trường không còn học sinh yếu – kém .Tạo nguồn
học sinh giỏi cho nhà trường.
* Đối với phụ huynh học sinh:

Quan tâm hơn nữa đến việc học của con em mình. Thường xuyên kiểm tra sách vở,
dụng cụ học tập, mua sắm tài liệu tham khảo, bố trí thời gian, động viên, khuyến khích các
em học tập ở nhà tốt hơn,… Long Giang, ngày 15 tháng 03 năm 2011
Người thực hiện
Phạm Hoàng Cô

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 18 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Tên sách Tên tác giả Nhà xuất bản
1. Hoá học. Trần Đình Cúc Nhà xuất bản giáo dục -1985
2. Lý luận dạy học hoá học

Nguyễn Cương

Nguyễn Ngọc Quang

Dương Xuân Trinh
Nhà xuất bản giáo dục- 1977
3. Phương pháp giải bài tập. Lê Thanh Xuân Nhà xuất bản tổng hợp TP
Hồ Chí Minh – 2006
4. Phương pháp dạy học hoá học
trong nhà trường phổ thông.
Lê Văn Dũng

Nguyễn Thị Kim Cúc
Huế - 2002
5.Giải bằng nhiều cách các bài toán

hóa học 9
Huỳnh văn Út Nhà xuất bản tổng hợp TP
Hồ Chí Minh - 2005

Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 19 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Mục lục
Trang
Trang bìa
Bản tóm tắc đề tài 1
A.Mở đâu 2
B.Nội dung 4
I.Cơ sở lý luận 4
II.Nhiệm vụ đề tài 5
III. Giới hạn của đề tài 6
IV. Thời gian nghiên cứu: 6
V. Nội dung vấn đề đã đề ra: 6
1/ Giải quyết nhiệm vụ 1: 6
2./Giải quyết nhiệm vụ 2: 7
3./Giải quyết nhiệm vụ 3: 15
C. kết luận: 18
Tài liệu tham khảo 19
Mục lục 20
Ý kiến nhận xét đánh giá hội đồng khoa học 21-23
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 20 *
Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng

Ý KIẾN – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Cấp trường (đơn vi)
- Nhận xét:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………
- Xếp loại:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


Long Giang, ngày Tháng 03 năm 2011
CT. HĐKH
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 21 *

Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Ý KIẾN – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Cấp phòng (Huyện, Thị)
- Nhận xét:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………
- Xếp loại:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………



Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 22 *

Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Ý KIẾN – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Cấp ngành (Tỉnh, Thành phố)
- Nhận xét:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………
- Xếp loại:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………



Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 23 *

Hướng dẫn học sinh yếu - kém lớp 9 giải bài tập về công thức hóa học và bài tập định lượng
Thực hiện: Phạm Hoàng Cô – Trường THCS Long Giang –
Bến Cầu – Tây Ninh
* Trang 24 *

×