Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ảnh hưởng của men Phytase đến khả năng tiêu hóa, hâp thu P và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt, giống ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.77 KB, 10 trang )



ảnh hưởng của men Phytase đến khả năng tiêu hoá, hấp thu P và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi
lợn thịt, giống ngoại
Phạm Sỹ Tiệp,
1
Lê Minh Toàn,
1
Nguyễn Thị Nga
Viện chăn nuôi;
1
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Tóm tắt
Nhằm xác định tỷ lệ thiêu hóa, hấp thu P của lợn thịt và khả năng giảm thiểu bài thải P ra môi trường khi sử
dụng phytase trong chăn nuôi lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau, hai thí nghiệm trên lợn ngoại đã được triển khai
thực hiện từ 10/2009 đến tháng 7 năm 2010. Thí nghiệm 1: 16 lợn đực thiến giống ngoại có khối lượng 40 ± 1 kg
được nhốt trong 4 cũi trao đổi có khay hứng phân và nước tiểu riêng. Thiết kế thí nghiệm theo kiểu 2 nhân tố (2 x 2),
chia thành 2 khẩu phần: Khẩu phần I: có protein động vật. Khẩu phần II: là khẩu phần ngô - khô đậu tương, không
có protein động vật. Mỗi khẩu phần được chia làm 2 lô: lô I không bổ sung men phytase và lô II bổ sung men
phytase. Thí nghiệm 2 được tiến hành trên 36 lợn nuôi thịt đồng đều về khối lượng, lứa tuổi và điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng được chia thành 4 lô. Mỗi lô 9 con được nhốt vào 3 ô (3 con/ô). Lô ĐC, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương, giai đoạn 25 - 50 kg và 51- 90 kg, không bổ sung men phytase. Lô
TN, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương, giai đoạn 25 - 50 kg và 51- 90
kg, bổ sung men phytase (liều lượng 50 ; 100 và 150g/tấn TAHH).
Kết quả cho thấy: Bổ sung men phytase vào khẩu phần với mức 100g/tấn TAHH (750 FTU/tấn TAHH) đã
góp phần làm giảm tổng số lượng P bài tiết ra ngoài môi trường theo con đường phân và nước tiểu từ 20,63% đến
25,27%. Bổ sung men phytase với tỷ lệ 100g/tấn TAHH (750 FTU/tấn TAHH) trong khẩu phần thức ăn có đạm
động vật hay thực vật đều không có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý bình thường và sức khỏe của lợn ngoại thương
phẩm. Bổ sung men phytase với tỷ lệ 100g/tấn và 150g/tấn TAHH đã làm tăng trọng của lợn thịt lớn hơn lô đối
chưng ( không bổ sung phytase) từ 3.11 đến 3.32%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng P giao động từ 2.66 đến 2.78 kg TA/kg


tăng trọng với chi phí thức ăn/kg tăng trọng từ 20,77 – 22,22 VNĐ. Tuy vây, khi ước tính tổng số P đã thải ra môi
trường/đời lợn thịt ở lô TN2 (bổ sung 100g phytase) giảm tới 26,85% so với lô ĐC không sử dụng phytasse.


1. Đặt vấn đề
Phytase là một enzym có thể giải phóng P ra khỏi phytate. Enzym phytase có thể làm
tăng hấp thụ P trong cơ thể vật nuôi thêm 60% và được dùng như là chất bồ sung bắt buộc cho
thức ăn chăn nuôi ở châu Âu, Đông Nam á, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan để giảm tác hại đến môi
trường do P từ phân súc vật thải ra.
Lợn và gia cầm không có enzym phytase để thủy phân và tiêu hóa phytate trong đường
tiêu hóa của chúng, do đó phần lớn phytate P được bài tiết ra ngoài mà không hấp phụ. Phytate
là nguồn P chủ yếu trong lúa mì, ngô, khô dầu đỗ tương và có khoảng 75% tổng P trong hạt
cốc được đính trong các phân tử phytate mà vật nuôi không sử dụng được. Để đáp ứng đủ nhu
cầu về P cho cơ thể lợn và gia cầm, người ta phải bổ sung bằng những nguồn P vô cơ dễ tiêu vào
trong thức ăn hỗn hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường. Như vậy có một lượng
P không tiêu hóa hết đã được thải ra ngoài theo phân và nước tiểu.
Ở Việt Nam, hiện có khoảng 29,8 triệu lợn, 215 triệu gia cầm (Niên giám thống kê 2008).
Với số lợn và gia cầm như vậy, tại những trang trại nuôi tập trung, hằng năm lượng P từ trong
phân vật nuôi được thải vào môi trường và tích tụ trong đất là khá lớn. Do đó đây là nguồn gây ô
nhiễm nặng cho môi trường và làm tăng giá thành thức ăn. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
về hiệu quả sử dụng phytase trong chăn nuôi lợn còn ít được quan tâm.
Để góp phần xác định hiệu quả sử dụng phytase trong chăn nuôi lợn thịt giống ngoại, đề
tài Nghiên cứu hiệu quả sử dụng Phytase trong chăn nuôi lợn được tiến hành triển khai nghiên
cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ thiêu hóa, hấp thu P của lợn thịt và khả năng giảm thiểu bài
thải P ra môi trường khi sử dụng phytase trong chăn nuôi lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn thịt giống ngoại, con lai 3 máu Duroc x (Yorkshire x Landrace)
- Men Phytase 5000 của hẵng Biomin
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 1/2009 đến 12/2010, địa điểm tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
(TN1) và Hộ trang trại chăn nuôi lợn ngoại xã Thịnh đán, TX Thái nguyên, tỉnh Thái nguyên
(TN2).
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm I: “Nghiên cứu ảnh hưởng của men Phytase trong khẩu
phần TAHH đến khả năng tiêu hóa, hấp thu P của lợn nuôi thịt, giống ngoại”
16 lợn đực thiến giống ngoại có khối lượng 40 ± 1 kg được nhốt trong 4 cũi trao đổi có
khay hứng phân và nước tiểu riêng. Thiết kế thí nghiệm theo kiểu 2 nhân tố (2 x 2), chia thành 2
khẩu phần: Khẩu phần I: có protein động vật. Khẩu phần II: là khẩu phần ngô - khô đậu tương,
không có protein động vật. Mỗi khẩu phần được chia làm 2 lô: lô I không bổ sung men phytase
và lô II bổ sung men phytase. Công thức TAHH ở các khẩu phần bổ sung phytase được thiết lập


dựa trên phần mềm ma trận dinh dưỡng của phytase 5000 do Biomin cung cấp. Các nguyên liệu
TA chính để xây dựng khẩu phần gồm ngô, cám gạo tẻ, bột cá 60% protein, DCP, khô dầu đậu
tương và các axit amin tổng hợp, đáp ứng đầy đủ giá trị dinh dưỡng (ME, CP, lysine, khoáng
tổng số, Ca, P ) cho lợn ngoại nuôi thịt theo khuyến cáo của NRC 1998 (ME = 3200 kcal/kg,
CP = 18,0% tương ứng với giai đoạn 20-50 kg và ME = 3000 kcal/kg, CP = 15,5% cho giai đoạn
từ 50kg đến xuất chuồng).
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, mỗi khẩu phần đều luân phiên cho từng con ăn lần
lượt, mỗi đợt thu mẫu kéo dài 10 ngày, trong đó có 5 ngày ăn thích nghi với khẩu phần mới và 5
ngày sau thu mẫu phân và nước tiểu. Những ngày thu phân và nước tiểu chỉ cho ăn hạn chế bằng
80% lượng thức ăn bình thường. Trong giai đoạn thu mẫu, phân và nước tiểu được thu hàng
ngày (sau mỗi bữa ăn). Nước tiểu được hứng trong xô đã đựng 10ml dung dịch H
2
SO
4
10%. Sau
mỗi ngày, phân và nước tiểu được cho vào bảo quản trong tủ lạnh (-20 độ). Kết thúc mỗi giai
đoạn thí nghiệm, phân và nước tiểu thu được từ mỗi con được trộn đều trước khi lấy mẫu phân

tích. Nước uống được cấp tự do trong suốt thời gian thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm: 3 tháng
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Các chỉ tiêu phân tích trong thức ăn và phân: chất khô, protein thô, axit amin, mỡ thô,
xơ thô, khoáng tổng số, can xi và phosphore.
- Trên cơ sở kết quả phân tích phosphore tổng số, phosphore hấp thu và phosphore tiêu
hoá trong thức ăn của lợn thí nghiệm từ đó tính được tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu P trong các trường
hợp có bổ sung và không bổ sung phytase trong các khẩu phần ngô - khô đỗ tương và khẩu phần
có sử dụng protein động vật.
- Khả năng thu nhận thức ăn/ngày của lợn ở các lô thí nghệm.
- Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu lợn ở các lô thí nghệm.
3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm II: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của men phytase tới khả
năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt”
Tổng số 36 lợn nuôi thịt đồng đều về khối lượng, lứa tuổi và điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng được chia thành 4 lô. Mỗi lô 9 con được nhốt vào 3 ô (3 con/ô).
- Lô ĐC, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương,
giai đoạn 25 - 50 kg và 51- 90 kg, không bổ sung men phytase.
- Lô 1, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương,
giai đoạn 25 - 50 kg và 51- 90 kg, bổ sung men phytase (liều lượng 50g/tấn TAHH)
- Lô 3, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương,
giai đoạn 25-50 kg và 51-90 kg, bổ sung men phytase (liều lượng 100g/tấn TAHH).
- Lô 4, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt, khẩu phần ngô-khô dỗ tương,
giai đoạn 25-50 kg và 51- 90 kg, bổ sung men phytase (liều lượng 150g/tấn TAHH).
Thời gian thí nghiệm : 4 tháng


* Cỏc ch tiờu theo dừi:
- Kh nng thu nhn thc n/ngy (kg)
- Tng khi lng/con/ngy (g)
- Tiờu tn thc n/kg tng khi lng (kg)
- Giỏ thnh1kg tht ln hi; c tớnh hm lng P thi ra mụi trng (kg).

* Phng phỏp theo dừi cỏc ch tiờu:
- Thc n hn hp c trn ti nh mỏy SX thc n Vit M (c Giang, Gia lõm,
h ni), hm lng cỏc cht dinh dng trong TAHH da trờn Tiờu chun ca NRC 1998. Cụng
thc TAHH cỏc khu phn b sung phytase c thit lp da trờn phn mm ma trn dinh
dng ca phytase 5000 do Biomin cung cp.
- Cỏc nguyờn liu chớnh s dng trong khu phn uc phõn tớch thnh phn HH trc
khi phi trn thnh TAHH. Sau khi phi trn, TAHH ca cỏc lụ TN c phõn tớch li.
- Cõn ln, ly mu mỏu ln TN: Vo bui sỏng sm, trc khi cho n v dn chung.
- Kh nng thu nhn thc n/ngy: Cõn thc n cho n vo bui sỏng v thc n tha vo
bui ti hng ngy.
- Cỏc ch tiờu tngkhi lng/ngy, tiờu tn TA/kg tng trng v hiu qu kinh t, c
tớnh toỏn theo phng phỏp thụng thng trong chn nuụi.
- c tớnh khi lng P thi ra mụi trng: T kt qu TN1, cú th xỏc nh c hm
lng P thi ra mụi trng khi cho ln n 1 kg TAHH cú hoc khụng b sung phytase.
Các số liệu nghiên cứu đ-ợc xử lý bằng toán thống kê sinh vật trên ch-ơng trình Minitab
standard version 12.21.
3. Kt qu v tho lun
3.1. Kt qu thớ nghim I: Nghiờn cu nh hng ca men Phytase trong khu phn
TAHH n kh nng tiờu húa, hp thu P ca ln nuụi tht, ging ngoi
3.1.1. Kh nng thu nhn thc n ca ln
Bng 1. Lng thc n tiờu th/ con/ ngy khu phn cú b sung v khụng b sung phytase
Ch tiờu
V
tớnh
KP1( Protein ng võt)
KP2 (Ngụkhụ u tng)
Khụng phytase
Cú phytase
Khụng phytase
Cú phytase

S lng ln
con
4
4
4
4
Khi lng bt u TN
kg
31.221.54
32.06 1.31
32.032.11
31.751.74
Khi lng kt thỳc TN
kg
55.73
a
2.65
58.43
b
2.67
54.46
a
3.32
57.82
b
2.66
T n vo TB /5ngy/con
gam
657211.12
676420.47

665112.36
667016.25
BQ lng T/ ngy/con
gam
1314
a
7.36
1352
a
5.27
1330
a
6.11
1334
a
8.21
Ghi chỳ: Trong cựng hng ngang, nhng giỏ tr cú s m khỏc nhau thỡ cú s sai khỏc thng kờ rừ rt
(P<0,05)


Kết quả theo dõi ở bảng 1 cho thấy: trung bình trong những ngày thu mẫu, khả năng thu
nhận thức ăn của lợn ở các lô trung bình từ 1314 - 1352 kg/con/ngày. So sánh thống kê, không
có sự sai khác rõ rệt về khả năng thu nhận thức ăn giữa các lô (P>0,05).
3.1.2. Hiệu quả của việc bổ sung men phytase đến khả năng tiêu hoá Phospho
Bảng2. Khả năng tiêu hoá, hấp thu P của lợn TN
Chỉ số
KP1( Protein động vât)
KP2 (Ngô–khô đậu tương)
Không
phytase

Có phytase
Không phytase
Có phytase
Số lượng lợn (Con)
4
4
4
4
TĂ ăn vào /con/ngày (g)
1110 ± 25.3
1152± 22.1
1330± 28.4
1334± 28.7
P ăn vào /con/ngày (g)
71.24
73.73
85.21
85.82
P bài tiết qua phân /con/ngày (g)
9.50± 1.24
7.66± 1.05
9.90± 2.11
7.64± 1.78
P bài tiết qua nước tiểu /con/ngày
(g)
1.21± 0.15
0.84± 0.07
1.42± 0.21
0.82± 0.09
P bài tiết tổng số/con/ ngày (g)

10.71
a
± 1.22
8.50
b
± 0.94
11.32
a
±1.19
8.46
b
± 0.87
P hấp thụ (g)
60.53
a
± 3.16
65.23
b
± 2.31
73.89
a
±3.47
77.36
c
± 3.58
% Tiêu hoá P
84.97
a

88.47

b

86.72
a

90.14
c

Lượng P bài tiết qua phân và nước
tiểu từ 1kg TA ăn vào (g)
9.65
a
± 1.18
7.38
abc
± 0.85
8.51
ab
±0.64
6.34
c
± 0.57
So sánh lượng P bài tiết qua phân
và nước tiểu từ 1kg TA ăn vào (%)
- 23.53
- 25.49
Ghi chú: (a,b,c): Theo hàng ngang, các giá trị trung bình có số mũ là những chữ cái khác nhau thì có sự sai
khác thống kê rõ rệt (P<0,05)

Số liệu bảng 2 cho thấy: Hàm lượng P hấp thu của lợn thịt TN giao động từ 60,53 đến

77,36 g/ngày, trong đó, lợn TN sử dụng các khẩu phần có bổ sung phytase có khả năng hấp thu P
cao hơn khẩu phần không bổ sung phytase từ 4,49 đến 7,21%, tỷ lệ tiêu hóa P theo thứ tự cao
hơn từ 3,80% đến 3,96%.
Ở cả 2 khẩu phần có và không có protein động vật, nhờ bổ sung men phytase vào khẩu
phần với mức 100g/tấn TAHH, tổng số lượng P bài tiết ra ngoài môi trường theo con đường
phân và nước tiểu giảm từ 20,63% đến 25,27%, trong đó lượng P bài tiết qua phân và nước tiểu
từ 1kg TA ăn vào giảm được từ 2,17 đến 2,27g (hay 23,53 đến 25,49%).
Điều đó có thể giải thích được tác dụng của men phytase sau khi bổ sung vào khẩu phần
đã giúp phá vỡ mối liên kết trong phân tử acid phytic ở dạng muối liên kết (phytate), giải phóng
ra P dễ tiêu, nâng cao khả năng hấp thu P từ trong thành phần thức ăn ngũ cốc, giảm đáng kể
việc phải bổ sung P vô cơ vào khẩu phần và do đó, giảm đào thải P ra môi trường. Kết quả trên


phù hợp với các nghiên cứu của Shelton, Southern và LeMieux (2003), theo đó, đối với lợn
Yorkshire có khối lưong khởi đầu và kết thúc lần lựợt là 22-109 kg với khẩu phần ngô – khô đậu
tương đuợc giảm thiểu Ca, P dễ tiêu cộng thêm 500 đợn vị phytase trên 1kg thức ăn đã giảm
được từ 20-25% lượng P bài tiết qua phân và nước tiểu. Harper, Kornegay, Schell (1997);
Metzler và CTV (2008) đã cho thấy, việc bổ sung phytase cho lợn giai đoạn sinh trưởng và kết
thúc đã làm tăng khả năng tiêu hoá P và tăng khoáng chất trong xương và giảm tỷ lệ P trong
phân. Kết quả cho thấy, khi cho ăn khẩu phần ăn có P khó tiêu hoá mà không bổ sung phytase
dẫn đến giảm 18 % trong ADEI (P<0.05).
3.1.3. Một số chỉ tiêu về thành phần sinh lý - hoá sinh máu
Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu lợn TN

Các chỉ tiêu
KP 1
KP 2
Có phytase
Không có phytase
Có phytase

Không
có phytase
X ± mx
X ± mx
X ± mx
X ± mx
Hồng cầu (Tr./mm
3
)
5.52
a
±0.11
6.32
a
±0.22
5.48
a
±0.23
6.57
a
±0.31
Bạch cầu (nghìn/mm
3
)
14.56
a
±1.26
14.37
a
±1.34

14.76
a
±1.34
14.03
a
±2.22
Hemoglobin (g%)
8.31
a
±0.44
8.66
a
±0.31
8.54
a
±0.15
8.78
a
±0.53
Protein tổng số (g%)
6.75
a
±0.22
6.84
a
±0.15
6.88
a
±0.39
7.14

a
±0.24
Các tiểu phần Protein




Albumin (mg%)
45.88
a
±2.13
46.12
a
±3.45
46.21
a
±1.89
47.15
a
±3.92
ỏ - globulin (mg%)
14.21
a
±1.55
14.76
a
±1.32
14.87
a
±2.33

15.16
a
±2.07
õ- globulin (mg%)
17.85
a
±2.33
18.13
a
±1.89
17.58
a
±1.87
18.67
a
±2.41
ó- globulin (mg%)
17.52
a
±2.56
17.65
a
±2.07
17.78
a
±1.72
17.81
a
±1.95
Ghi chó: (a): Theo hµng ngang, c¸c gi¸ trÞ trung b×nh cã sè mò lµ nh÷ng ch÷ c¸i gièng nhau th× kh«ng cã

sù sai kh¸c thèng kª râ rÖt (P>0,05)

Kết quả ở bảng 3 cho thấy, các chỉ tiêu hồng cầu, bạch cầu , không có sự sai khác giữa
các lô có bổ sung và không bổ sung phytase. Điều đó cho thấy: Bổ sung men phytase với tỷ lệ
100g/tấn TAHH (750 FTU/tấn) trong khẩu phần thức ăn có đạm động vật hay thực vật đều
không có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý bình thường và sức khỏe của lợn ngoại thương phẩm.
Kết quả trên phù họp với nghiên cứu của Shelton, Southern và LeMieux (2003); Metzler và
Rodehutscord (2008), theo đó, các khẩu phần có bổ sung phytase đã làm tăng khả năng trao đổi
chất, chất lượng thân thịt, tỷ lệ nạc ở cả lợn đang sinh trưởng và lợn vỗ béo từ 15 – 17,6% so với
không bổ sung phytase.
3.2. Kết quả thí nghiệm II: “Nghiên cứu ảnh hưởng của men phytase tới khả năng sinh
trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt”


Theo dõi 36 lợn thịt giống ngoại ở các khẩu phần ngô – khô đậu tương có sử dụng men
phytase với các tỷ lệ khác nhau. Kết quả được trinh bày tại bảng 4.


Bảng 4. Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ giảm thải P ra môi trường của lợn thịt sử dung phytase
Diễn giải
Lô ĐC
X ± mx
Lô TN1
X ± mx
Lô TN2
X ± mx
Lô TN3
X ± mx
Hàm lượng Phytase
-

50 g/tấn
100 g/tấn
150 g/tấn
Số lợn /ô (con)
9
9
9
9
Khối lượng bắt đầu (kg)
25,15 ± 0,50
24,97 ± 0,12
25,11 ± 1,02
24,91 ± 0,90
Khối lượng kết thúc (kg)
89,74 ± 4,17
90,55 ± 2,89
91,27 ± 3,56
91,12 ± 2,84
Số ngày nuôi (ngày)
109
109
109
109
Tăng trọng/ngày (gam)
592.57
a
±21.33
601.65
ab
±21.33

611.56
b
±21.33
612.94
b
± 21.33
Tổng TAHH đã thu nhận (kg)
179.85
178.76
176.58
177.67
Tiêu tốn TA/kg TT (kg)
2.78
a
± 0,18
2.73
a
± 0,20
2.65
a
± 0,19
2.66
a
± 0,24
Chi phí TA/kg TT (VND)
22.22
21.72
20.77
20.80
Tổng P đã thải ra môi trường/đời/

1 lợn nuôi thịt (g)
1530.52
a
±
127.26
-
1119.52
b
±
110.68
-
Tỷ lệ giảm thải P ra môi trường
so với lô ĐC (%)
100

- 26.85

Ghi chó: (a,b,c): Theo hµng ngang, c¸c gi¸ trÞ trung b×nh cã sè mò lµ nh÷ng ch÷ c¸i gièng nhau th× kh«ng cã
sù sai kh¸c thèng kª râ rÖt (P>0,05)

Số liệu ở bảng 4 cho thấy, sử dụng các khẩu phần có bổ sung men phytase với liều lượng
khác nhau từ 50 đến 150 g/tấn TAHH cho tăng trọng từ 601.65 đến 612.94g/ngày, sự sai khác về
tăng trọng/ngày giữa các lô TN1,TN2 và TN3 là không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Tuy nhiên,
khả năng tăng trọng của lợn thịt ở các lô thí nghiệm 2 và 3 cao hơn lô đối chứng ( không bổ sung
phytase) từ 3.11 đến 3.32%. Sự sai khác về tăng trọng giữa lô TN 2 và 3 so với lô đối chứng là rõ
rệt với P<0,05. Điều đó cho thấy, bổ sung từ 100 – 150g phytase/kg TAHH có tác dụng rỗ rệt
đến tăng trưởng của lợn thịt. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng P giao động từ 2.66 đến 2.78 kgTA/kg
tăng trọng với chi phí thức ăn/kg tăng trọng từ 20,77 – 22,22 VNĐ, sự sai khác giữa các lô không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tuy vây, khi ước tính tổng số P đã thải ra môi trường / đời lợn thịt ở lô TN2 giảm tới

26,85% so với lô ĐC không sử dụng phytasse. Sự sai khác này là rõ rệt với P<0,05. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với Vũ Duy Giảng (1983); Adeola, Lawrence (1995); Shelton (2003) và
Larry, McMullen (2005), theo đó, khi bổ sung Natuphos phytase với liều lượng 500 FTU vào
khẩu phần thức ăn cho lợn thịt, tăng P/ngày có thể tăng lên 27 - 30%, hàm lượng P tiêu hóa tăng
lên 0,8 g/kg thức ăn và giảm 22% lượng P bài tiết vào phân.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận


- Bổ sung men phytase vào khẩu phần với mức 100g/tấn TAHH (750 FTU/tấn) đã góp
phần làm giảm tổng lượng P bài tiết ra ngoài môi trường theo con đường phân và nước tiểu từ
20,63% đến 25,27% so với không bổ sung phytase.
- Bổ sung men phytase với tỷ lệ 100g/tấn TAHH (750 FTU/tấn) trong khẩu phần thức ăn
có đạm động vật hay thực vật đều không có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý bình thường và sức
khỏe của lợn ngoại thương phẩm.
- Bổ sung men phytase với tỷ lệ 100g/tấn và 150g/tấn TAHH đã làm tăng trọng của lợn
thịt lớn hơn lô đối chưng ( không bổ sung phytase) từ 3.11 đến 3.32%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng
P giao động từ 2.66 đến 2.78 kg TA/kg tăng trọng với chi phí thức ăn/kg tăng trọng từ 20,77–
22,22 VNĐ. Sử khẩu phần thức ăn có bổ sung 100g phytase/tấn TAHH, tổng số P đã thải ra môi
trường/đời lợn thịt khi giảm tới 26,85% so với không sử dụng phytasse.
4.2. Đề nghị
Cho tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Larry K. McMullen, Arlin Karsten 2005. Phosphorus Reduction in Swine Manure and Pig Performance by
Using Dietary Phytase. State University Extension Kirkwood, USA. 2005, 7: 2, 35-44; 21 ref.
2. Shelton J.L., Southern L. L, LeMieux J. L., 2003. Effects of microbial phytase, low calcium and
phosphorus, and removing the dietary trace mineral premix on carcass traits, pork quality, plasma
metabolites, and tissue mineral content in growing-finishing pigs . Department of Animal Sciences,
Louisiana State University Agricultural Center, Baton Rouge 70803-4210; Iowa State University, Ames
50011; and and USDA-ARS, Ames, IA 50010

3. Alexander L. S., Cutler S. A, Mahajan A., Lonergan S. M., 2001. Response to dietary phosphorus
deficiency is affected by genetic background in growing pigs. Department of Animal Science, Iowa State
University, Ames 50010 and Center for Integrative Animal Genomics, Iowa State University, Ames
50011; and and USDA-ARS, Ames, IA 50011
4. Shelton J.L., LeMieux F.M., Southern L.L., 2003. Effect of microbial phytase addition with or without
the trace mineral premix in nursery, growing, and finishing pig diets . Department of Animal Sciences,
Louisiana State University Agricultural Center, Baton Rouge 70803-4210; and and Department of
Agriculture, McNeese State University, Lake Charles, LA 70609
5. Harper AF, Kornegay ET, Schell TC, 1997. Phytase supplementation of low-phosphorus growing-
finishing pig diets improves performance, phosphorus digestibility, and bone mineralization and reduces
phosphorus excretion J Anim Sci. 1997 Dec;75(12):3174-86.
6. Metzler B.U., Mosenthin R. and Rodehutscord M. 2008. The effect of dietary phosphorus and calcium
level, phytase supplementation, and ileal infusion of pectin on the chemical composition and carbohydrase
activity of fecal bacteria and the level of microbial metabolites in the gastrointestinal tract of pigs. Institute
of Animal Nutrition, University of Hohenheim, 70599 Stuttgart, Germany; and Institute of Agricultural
and Nutritional Sciences, Martin-Luther-University Halle-Wittenberg, 01608 Halle (Saale), Germany
7. Vũ Duy Giảng, 1983. Thức ăn bổ sung cho gia súc. NXB Nông nghiệp Hà nội, 1983. Tr. 112-115.
8. Vũ Duy Giảng, 2003. Những xu hướng mới sử dụng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi. Tạp chí Thức ăn
chăn nuôi. Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi. Số 1 -2003. ĐH NN I Hà nội.


9. Vũ Duy Giảng, 2004. Enzyme thức ăn (Feed Enzymes) Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi- ĐH
NNI Hà nội, số 3/2004, tr. 12-14.

×