Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột đậu tương trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của bò lai 3 4 HF giai đoạn đầu chu kỳ sữa nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn - TP.Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.66 KB, 12 trang )



ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT ĐẬU TƢƠNG TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ LAI 3/4 HF GIAI ĐOẠN ĐẦU CHU KỲ SỮA NUÔI
TRONG CÁC NÔNG HỘ TẠI HÓC MÔN – TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Chí Cƣơng, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Viết Đôn
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Một thí nghiệm đã được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của bổ sung bột đậu tương trong khẩu phần
đến khả năng sản xuất sữa của bò lai ¾ HF giai đoạn đầu chu kỳ sữa nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn – TP Hồ
Chí Minh đã được tiến hành. 12 bò lai F
2
¾ HF ở lứa sữa thứ 1 hoặc 2 trong giai đoạn đầu của chu kỳ vắt sữa
(49±28 ngày sau đẻ) với năng suất sữa và khối lượng cơ thể trung bình 16,5±1,69 kg/ngày và 428±48,3 kg. Thí
nghiệm được thiết kế dạng khối ngẫu nhiên hoàn toàn trong đó các chỉ tiêu thời gian cho sữa (tính từ khi đẻ) và năng
suất sữa được kết hợp để phân khối.
Kết quả cho thấy: bổ sung thêm bột đậu tương rang vào khẩu phần trong mùa khô cho đàn bò sữa lai F
2
¾
HF trong giai đoạn đoạn đầu chu kỳ sữa đã làm tăng đáng kể năng suất sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc bổ
sung đậu tương cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với lợi nhuận tăng trung bình 11.660 đồng/con/ngày. Tuy
nhiên việc bổ sung đậu tương không nâng cao chất lượng sữa của đàn.
1. Đặt vấn đề
Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng. Để đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước, hàng năm nước ta phải chi phí hàng trăm triệu đô la để nhập
khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó năng suất và chất lượng sữa sản xuất trong nước vẫn còn thấp
và có tiềm năng lớn để cải thiện thông qua biện pháp cải tiến dinh dưỡng. Với mục tiêu nâng sản
lượng sữa sản xuất trong nước lên 701.200 tấn vào năm 2015 (Bộ NN&PTNT, 2008), ngoài việc
tăng cường nghiên cứu và sản xuất con giống thì việc nghiên cứu để cải tiến dinh dưỡng nhằm
làm tăng năng suất của đàn bò là việc làm cấp thiết
Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung bò sữa lớn nhất miền Nam, trong đó khu vực ngoại


thành TP Hồ Chí Minh có tổng đàn cao nhất cả nước (Cục Chăn Nuôi, 2009). Bò sữa ở khu vực
này chủ yếu là con lai HF với các mức độ máu HF khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các
nông hộ chăn nuôi chủ yếu dựa vào các nguyên liệu thức ăn sẵn có trong vùng và kinh nghiệm
chăn nuôi hiện có để lập khẩu phần thức ăn cho đàn bò. Việc đưa ra định mức cho ăn của các hộ
dân hoàn toàn không dựa trên 1 tiêu chuẩn ăn hiện có nào và cũng không xem xét đến các yếu tố
như nhóm giống, giai đoạn tiết sữa, chất lượng sữa cũng như chủng loại và chất lượng thức ăn
mà chủ yếu chỉ căn cứ vào năng suất sữa với nguyên tắc đơn giản là 0,5 kg thức ăn tinh/lít sữa
còn thức ăn thô cho ăn tùy theo mức độ hiện có. Cách đưa ra định mức thức ăn như vậy khó có
thể tạo ra khẩu phần thích hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bò ở từng giai đoạn cụ thể của chu
kỳ sữa và do đó không thể phát huy hết tiềm năng năng suất của giống cũng như gây lãng phí
thức ăn và chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong việc xây dựng khẩu phần ăn năng lượng và protein là 2 yếu tố quan trọng nhất cần
quan tâm cân đối vì đây là 2 yếu tố quyết định đến năng suất của vật nuôi. Trong nghiên cứu


trước, việc tiến hành theo dõi đánh giá chế độ dinh dưỡng hiện đang được áp dụng tại một số hộ
chăn nuôi bò sữa ở khu vực Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy mặc dù hàm
lượng năng lượng và protein thô cho ăn đều ở mức có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất 17 kg sữa
tiêu chuẩn nhưng thực tế năng suất sữa chỉ đạt 15,4 kg. Điều này cho thấy có thể nhu cầu ME và
CP cho bò lai ở khu vực TP. Hồ Chí Minh đòi hỏi nhu cầu cao hơn so với bò HF thuần được xác
định trong các tiêu chuẩn của NRC (2001) và NARO (2006) hoặc khẩu phần chưa đáp ứng đủ
nhu cầu protein trao đổi. Để kiểm chứng các giả thiết này, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Ảnh
hưởng của việc bổ sung bột đậu tương trong khẩu phần đến khả năng sản xuất sữa của bò lai
¾ HF giai đoạn đầu chu kỳ sữa nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh”
nhằm đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò lai ¾ máu HF ở giai đoạn 0-120 ngày sau khi đẻ
nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh khi được bổ sung nguồn protein thực và
hiệu quả kinh tế của việc bổ sung này.
2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm, thời gian triển khai và thiết kế thí nghiệm
Gia súc thí nghiệm bao gồm 12 bò lai F

2
¾ HF ở lứa sữa thứ 1 hoặc 2 trong giai đoạn đầu
của chu kỳ vắt sữa (49±28 ngày sau đẻ) với năng suất sữa và khối lượng cơ thể trung bình
16,5±1,69 kg/ngày và 428±48,3 kg. Thí nghiệm được thiết kế dạng khối ngẫu nhiên hoàn toàn
trong đó các chỉ tiêu thời gian cho sữa (tính từ khi đẻ) và năng suất sữa được kết hợp để phân
khối. Toàn bộ bò thí nghiệm được phân vào 6 khối, mỗi khối 2 con. Bò trong mỗi khối được
phân lô ngẫu nhiên vào 1 trong 2 lô thí nghiệm, trong đó lô 1 (đối chứng) được duy trì chế độ
dinh dưỡng hiện đang được áp dụng tại các hộ và lô 2 (lô thí nghiệm) được bổ sung thêm đậu
tương rang.
Nghiên cứu được triển khai tại 3 hộ chăn nuôi bò sữa ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian 8 tuần, từ 1/12/2009 đến 24/1/2010. Toàn bộ thời gian thí nghiệm được
chia làm 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 (giai đoạn trước thí nghiệm) kéo dài từ ngày 1/12 đến
20/12/2009, tất cả bò thí nghiệm ở cả 2 lô đều được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng tương tự
nhau, và giai đoạn 2 (giai đoạn thí nghiệm chính thức) bắt đầu từ ngày 20/12 kéo dài đến hết thời
gian thí nghiệm. Trong giai đoạn này bò ở các lô thí nghiệm được ăn khẩu phần tương ứng.
2.2. Khẩu phần và phƣơng thức cho ăn
Trong giai đoạn 1, tất cả bò thí nghiệm ở cả 2 lô đều được cho ăn theo định mức dinh
dưỡng đang được các hộ áp dụng, trong đó tất cả các cá thể đều được ăn lượng cỏ và rơm như
nhau, còn thức ăn tinh được cho ăn theo mức năng suất sữa của từng cá thể. Trong gian đoạn 2,
bò ở lô 1 tiếp tục được duy trì chế độ cho ăn như trên còn bò lô 2 được bổ sung thêm bột đậu
tương rang ở mức 1 kg/con/ngày. Thành phần hóa học và giá trị ME ước tính của các nguyên
liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1 và chi tiết khẩu phần thức ăn của
các lô thí nghiệm ở Bảng 2.


Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
1


DM (%)

CP (%)
Xơ thô (%)
NDF (%)
Khóang (%)
ME (MJ)
2

Đậu tương
86,35
35,97
9,48
25,86
5,37
12,5
Bã sắn ướt
16,53
2,99
28,56
42,06
2,89
10,9
Bã bia ướt
21,10
28,98
13,14
34,49
3,57
10,7
Cám HH
85,98

16,32
9,78
29,85
10,71
11,6
Cỏ tự nhiên
16,55
13,11
35,79
70,83
8,75
8,5
Rơm khô
92,02
5,05
30,85
72,08
14,16
6,7
1:
hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo vật chất khô
2
: ước tính dựa vào thành phần hóa học và cơ sở dữ liệu trong cuốn “Thành phần hóa học và giá trị ding
dưỡng thức ăn chăn nuôi” do Viện Chăn nuôi xuất bản năm 2001
Bảng 2. Định mức cho ăn ở các lô thí nghiệm
1

Lô 1 (đối chứng)
Lô 2 (thí nghiệm)
Đậu tương rang

-
1,0±0,00
Cám hỗn hợp
5,1±0,10
5,1±0,10
Bã sắn
12,4±0,09
12,1±0,43
Bã bia
7,4±0,64
7,7±0,81
Cỏ tự nhiên
20,0±0,00
20,0±0,00
Rơm khô
2,0±0,00
2,0±0,00
1
: Định mức thức ăn trung bình cho 1 con/ngày (kg dạng sử dụng)

Thức ăn tinh được chia đều làm 2 bữa để cho ăn ngày 2 lần cùng thời điểm vắt sữa vào 6
h sáng và 5 h chiều. Các loại thức ăn tinh được trộn đều theo định mức cho ăn của từng cá thể áp
dụng cho mỗi bữa rồi hòa với nước và đổ vào máng cho từng cá thể. Bột đậu tương rang cũng
được chia đều làm 2 bữa và trộn với các loại thức ăn tinh khác trước khi cho ăn. Cỏ tươi được cắt
vào buổi sáng và cho ăn làm 2 bữa vào 8 h sáng và 6 h chiều hằng ngày sau khi vắt sữa. Rơm
khô được cho ăn vào buổi tối, sau khi bò ăn hết cỏ tươi. Bò được uống nước sạch tự do trong
suốt thời gian thí nghiệm.
2.3. Chỉ tiêu theo dõi và cách tiến hành
- Lượng thức ăn ăn vào (kg): Được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và
thức ăn thừa hàng ngày của từng cá thể trong cả hai giai đoạn thí nghiệm. Các nguyên liệu thức

ăn tinh và thức ăn thô cho ăn được lấy mẫu định kỳ 10 ngày/lần, sấy xác định hàm lượng chất
khô và bảo quản chờ gửi phân tích thành phần hóa học. Mẫu thức ăn thừa cũng được lấy cho
từng cá thể và tiến hành xác định hàm lượng chất khô giống như thức ăn cho ăn. Sau khi kết thúc
thí nghiệm các mẫu thức ăn của cùng 1 loại nguyên liệu (sau khi đã sấy khô) được trộn đều với
nhau và lấy mẫu đại diện gửi phân tích xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng


lượng trao đổi. Các chỉ tiêu phân tích mẫu bao gồm chất khô, protein thô, xơ thô, NDF và
khoáng.
- Năng suất và chất lượng sữa: Năng suất sữa tươi của từng bò thí nghiệm được cân ngày
2 lần ngay sau khi vắt để xác định năng suất sữa buổi sáng và năng suất sữa buổi chiều. Năng
suất sữa ngày được xác định là tổng lượng sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều. Để xác định
chất lượng sữa, mẫu sữa của từng cá thể bò thí nghiệm được lấy 3 ngày/lần trong suốt thời gian
thí nghiệm. Trong mỗi ngày lấy mẫu phân tích, cả sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều đều
được lấy từ bình chứa của từng con ngay sau khi vắt xong và đem phân tích bằng máy phân tích
sữa ECOMILK xác định các chỉ tiêu chất lượng là tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ chất rắn
không mỡ. Giá trị của các chỉ tiêu xác định được trong mẫu sữa buổi sáng được sử dụng để xác
định năng suất mỡ, protein và chất rắn không mỡ của sữa vắt buổi sáng còn giá trị phân tích
trong mẫu sữa buổi chiều được sử dụng để xác định năng suất của các chỉ tiêu tương ứng trong
sữa vắt buổi chiều. Năng suất mỡ, protein và chất rắn không mỡ tính trung bình cho 1 ngày được
xác định bằng tổng năng suất buổi sáng và năng suất buổi chiều của các chỉ tiêu này. Năng suất
sữa tiêu chuẩn được xác định theo công thức của Gaines (1928, trích dẫn từ NRC, 2001) như
sau:
Năng suất sữa tiêu chuẩn (kg/ngày) = 0,4 x năng suất sữa tươi (kg/ngày) + 15 x năng suất
mỡ sữa (kg/ngày).
- Tăng khối lượng cơ thể: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước
khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi đợt thí nghiệm bằng cân điện tử đại gia
súc (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd). Giá trị trung bình của
2 lần cân được coi là khối lượng cơ thể của bò tại thời điểm xác định đó. Sự chênh lệch giữa khối
lượng trước khi bắt đầu và khối lượng sau khi kết thúc thí nghiệm chính là mức thay đổi khối

lượng bò trong giai đoạn thí nghiệm đó.
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định được sử dụng trong
nghiên cứu này, trong đó số liệu về chi phí thức ăn, năng suất sữa, chất lượng sữa trong 10 ngày
cuối được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho việc tính toán trong mô hình. Đối với phương pháp xác
định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của một trại
chăn nuôi có quy mô cố định (6 bò vắt sữa) và áp dụng phương pháp phân tích riêng phần
(partial budget analysis), nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác biệt về thu chi
giữa các lô thí nghiệm. Những phần được xem là giống nhau giữa các lô sẽ không đưa vào phân
tích. Hiệu quả kinh tế của lô này so với lô kia sẽ được phân tích theo công thức: Hiệu quả kinh tế
= (Tăng thu + Giảm chi) – (Tăng chi + Giảm thu); Trong đó riêng phần thu nhập chỉ đưa vào
phân tích phần thu nhập từ bán sữa. Các khoản thu nhập từ bê hoặc từ các sản phẩm phụ khác
trong quá trình chăn nuôi bò sữa được xem là như nhau giữa các lô TN. Phần chi phí chỉ tính chi
phí biến đổi (chi phí thức ăn và chi phí năng lượng tính trên đơn vị đầu con), không tính chi phí
cố định vì phần này ở 2 lô là như nhau.
2.4. Phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học


Thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn có trong khẩu phần được phân tích tại
phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi. Hàm lượng protein thô được
xác định bằng phương pháp Kjeldal theo tiêu chuẩn TCVN4328 – 2001, hàm lượng xơ thô theo
TCVN – 86, hàm lượng NDF xác định bằng phương pháp của Van Soest và Wine (1967) và hàm
lượng khoáng bằng cách đốt mẫu ở 550
0
C trong 4,5 h. Giá trị năng lượng trao đổi của các
nguyên liệu thức ăn được ước tính dựa vào thành phần hóa học và cơ sở dữ liệu trong cuốn
“Thành phần hóa học và giá trị ding dưỡng thức ăn chăn nuôi” do Viện Chăn nuôi xuất bản năm
2001.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập trong giai đoạn thí nghiệm chính thức (ăn khẩu phần thí nghiệm) được
xử lý sơ bộ trên bảng tính Excel 2003 và sau đó xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích

phương sai với mô hình phân tích áp dụng cho thí nghiệm 1 nhân tố thiết kế dạng khối ngẫu
nhiên hoàn toàn (one-way ANOVA in randomized blocks) trên phần mềm Genstat phiên bản
Discovery 3 (Lawes Agricultural Trust, 2007) với các tham số trong mô hình là lô và khối.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Năng suất và chất lƣợng sữa ở các lô thí nghiệm
Năng suất và chất lượng sữa của bò ở giai đoạn 1 của thí nghiệm (trước khi thí nghiệm
chính thức) được trình bày ở Bảng 3. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác
đáng kể nào về mặt thống kê giữa 2 nhóm bò ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Tính trung bình đàn
bò thí nghiệm đạt năng suất sữa tươi 16,5 kg /con/ngày. Khi qui thành sữa tiêu chuẩn, giá trị này
chỉ tương đương với 15,2 kg/con/ngày. Với tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 3,5%, protein 3,06% và
chất rắn không mỡ 8,09%, bò thí nghiệm sản xuất trung bình 0,58 kg mỡ, 0,5 kg protein và 1,33
kg chất rắn không mỡ từ sữa. Kết quả này cho thấy đàn bò thí nghiệm tại các hộ này có năng suất
ở vào mức trung bình so với năng suất giai đoạn đầu kỳ tiết sữa của đàn bò lai F
2
HF nuôi tại khu
vực TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 3. Năng suất và chất lượng sữa trong giai đoạn 1 của đàn bò thí nghiệm

Lô 1
Lô 2
Trung bình
Năng suất sữa tươi (kg/ngày)
16,5±1,69
16,4±2,56
16,5±2,07
Năng suất sữa tiêu chuẩn (kg/ngày)
15,4±1,86
15,0±2,48
15,2±2,1
Năng suất mỡ sữa (kg/ngày)

0,59±0,089
0,56±0,105
0,58±0,093
Năng suất protein sữa (kg/ngày)
0,51±0,061
0,50±0,094
0,50±0,076
Năng suất chất rắn không mỡ sữa (kg/ngày)
1,35±0,160
1,32±0,251
1,33±0,202
Tỷ lệ mỡ sữa (%)
3,56±0,407
3,43±0,376
3,50±0,379
Tỷ lệ CP sữa (%)
3,09±0,138
3,02±0,116
3,06±0,127
Tỷ lệ SNF sữa (%)
8,17±0,358
8,00±0,313
8,09±0,334
Tỷ lệ vật chất khô sữa (%)
11,73±0,42
11,43±0,480
11,58±0,617




Kết quả xác định năng suất sữa của các lô trong giai đoạn thí nghiệm chính thức trình bày
ở Bảng 4 cho thấy việc bổ sung bột đậu tương rang đã làm tăng đáng kể (P<0,05) năng suất sữa
của bò F
2
HF ở giai đoạn đầu kỳ tiết sữa. Năng suất sữa tươi tăng trên 20%, từ 16,2 kg/con/ngày
ở lô đối chứng lên 19,5 kg/con/ngày ở lô có bổ sung bột đậu tương rang. Năng suất sữa tăng lên
ở cả lượng sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều (Bảng 4). Khi qui ra sữa tiêu chuẩn, năng suất
sữa của lô 2 cũng cao hơn lô đối chứng 3,2 kg/con/ngày, tương đương với mức tăng 20,5%.
Tương tự, lượng mỡ sữa, protein sữa và chất rắn không mỡ cũng tăng lên ở lô có bổ sung bột đậu
tương so với lô đối chứng trong đó năng suất mỡ sữa tăng 19,7% (từ 0,61 kg/con/ngày lên 0,73
kg/con/ngày), protein sữa tăng 23,5% (từ 0,51 kg/con/ngày lên 0,63 kg/con/ngày) và chất rắn
không mỡ tăng 20,9% (từ 1,34 kg/con/ngày lên 1,62 kg/con/ngày). Do lượng thức ăn thu nhận
của 2 lô bò thí nghiệm từ các loại thức ăn là như nhau ngoại trừ bột đậu tương nên có thể khẳng
định nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là protein thoát qua, do đậu tương cung cấp là yếu tố chính làm
tăng năng suất sữa ở bò lô 2. Kết quả này cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng mà các hộ chăn nuôi
bò sữa lai F
2
¾ máu HF tại khu vực Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng chưa đáp
ứng một cách đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng để đàn bò sữa phát huy hết tiềm năng di
truyền của giống.
Bảng 4. Năng suất sữa trong giai đoạn 2 của đàn bò thí nghiệm


Lô 1
Lô 2
Năng suất sữa tươi (kg/ngày)
16,2
a
±1,68
19,5

b
±2,51
Trong
- Sữa vắt buổi sáng
10,0
a
±0,93
11,9
b
±1,67
đó:
- Sữa vắt buổi chiều
6,2
a
±0,80
7,6
b
±0,90
Năng suất sữa tiêu chuẩn (kg/ngày)
15,6
a
±1,72
18,8
b
±2,63
Năng suất mỡ sữa (kg/ngày)
0,61
a
±0,079
0,73

b
±0,112
Năng suất protein sữa (kg/ngày)
0,51
a
±0,070
0,63
b
±0,091
Năng suất chất răn không mỡ sữa (kg/ngày)
1,34
a
±0,18
1,62
b
±0,24

Kết quả phân tích chất lượng sữa của đàn bò thí nghiệm trình bày ở Bảng 5 cho thấy
không có sự sai khác đáng kể nào giữa hai lô thí nghiệm ở tất các chỉ tiêu phân tích ngoại trừ
hàm lượng protein trong sữa vắt buổi sáng, trong đó lô bổ sung bột đậu tương có tỷ lệ protein sữa
cao hơn lô đối chứng mặc dù sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,1. Tuy nhiên khi so
sánh tỷ lệ mỡ giữa mẫu sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều kết quả cho thấy hàm lượng mỡ
trong sữa vắt buổi chiều (4,12-4,17%) cao hơn đáng kể (P<0,001) so với hàm lượng mỡ sữa ở
sữa vắt buổi sáng (3,48-3,49%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Lương và cộng sự (2010) trên đàn bò lai HF nuôi tại Ba Vì, trong đó hàm lượng mỡ trong
sữa vắt buổi sáng luôn thấp hơn trong sữa vắt buổi chiều.
Bảng 5. Chất lượng sữa trong giai đoạn 2 của đàn bò thí nghiệm


Lô 1

Lô 2


Tỷ lệ mỡ sữa (%)



Sữa buổi sáng
3,48±0,396
3,49±0,237

Sữa buổi chiều
4,12±0,041
4,17±0,449

Trung bình
3,73±0,363
3,75±0,224
Tỷ lệ protein (%)



Sữa buổi sáng
1

3,09
a
±0,115
3,18
b

±0,063

Sữa buổi chiều
3,15±0,112
3,22±0,053

Trung bình
3,11±0,113
3,20±0,052
Tỷ lệ chất rắn không mỡ (%)



Sữa buổi sáng
8,22±0,293
8,27±0,141

Sữa buổi chiều
8,33±0,301
8,35±0,186

Trung bình
8,26±0,294
8,29±0,152
Tỷ lệ vật chất khô sữa (%)
12,02±0,587
12,02±0,298
1
: P<0,1
Kết quả xác định lượng dinh dưỡng thu nhận được trình bày ở Bảng 6 cho thấy trong giai

đoạn trước khi bổ sung bột đậu tương, hàm lượng các chất dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn của 2
lô thí nghiệm là như nhau. Trung bình bò thu nhận 13,25-13,32 kg chất khô, trong đó 8,12-8,18
kg từ thức ăn tinh và 5,13-5,14 kg từ nguồn thức ăn thô. Với mức thu nhận này, tỷ lệ tinh/thô của
khẩu phần bò thu nhận được là khoảng 0,61:0,39. Tổng lượng protein thô thu nhận của bò ở giai
đoạn này là 1,79-1,82 kg và lượng ME ăn vào là 131,4-132,1 MJ/ngày (Bảng 6).
Trong giai đoạn thí nghiệm chính thức, tổng lượng chất khô, chất hữu cơ, protein và năng
lượng trao đổi ăn vào hàng ngày của bò ở 2 lô thí nghiệm khác nhau đáng kể. Lượng chất khô
tăng từ 13,0 ở lô 1 lên 13,9 kg/con/ngày ở lô 2. Lượng chất hữu cơ và protein cũng tăng đáng kể
(P<0,05) từ 11,9 và 1,72 kg/con/ngày ở bò lô 1 lên 12,8 và 2,05 kg/con/ngày ở bò lô 2 trong khi
lượng ME thu nhận của bò ở lô 2 cũng cao hơn 11,7 MJ/ngày so với bò ở lô 1. Tuy nhiên, lượng
NDF thu nhận và phần chất khô ăn vào từ thức ăn thô lại không sai khác đáng kể giữa các lô thí
nghiệm. Phần thức ăn thu nhận tăng thêm của lô 2 so với lô 1 trong thí nghiệm này hoàn toàn từ
nguồn bột đậu tương bổ sung và điều này được thể hiện rõ ở Bảng 6. Kết quả này cùng với số
liệu về tỷ lệ chất khô ăn vào tính theo khối lượng cơ thể bò ở Bảng 6 (3,04-3,29%) cho thấy chế
độ dinh dưỡng mà các hộ chăn nuôi bò sữa lai F
2
¾ máu HF tại khu vực Hóc Môn – Thành phố
Hồ Chí Minh chưa đáp ứng hết khả năng thu nhận thức ăn của giống.
Hàm lượng thức ăn thu nhận thấp có thể là do thí nghiệm được triển khai trong mùa khô
nên nguồn thức ăn xanh bị hạn chế và do đó mức cho ăn chỉ đạt 20 kg/con/ngày. Trong quá trình
theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy bò hầu như không để lại thức ăn thừa kể cả đối với rơm
khô và điều này củng cố cho nhận định trên. Tuy nhiên một điều khá thú vị là lượng thu nhận
chất khô của bò ở lô thí nghiệm 1 trong nghiên cứu này là tương đương với mức thu nhận của bò
lai F
2
HF nuôi tại các hộ chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì trong điều kiện mùa hè với nguồn thức ăn
xanh không hạn chế (Đinh Văn Tuyền và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu trên các tác giả cho


thấy hàm lượng chất khô thu nhận của nhóm bò do các hộ chăn nuôi tự lên khẩu phần với mức

cỏ voi tươi cho ăn dư thừa nhiều cũng đạt đúng mức 3,04% khối lượng cơ thể.


Bảng 6. Thu nhận thức ăn và tăng trọng của bò thí nghiệm

Lô 1
Lô 2
Thu nhận thức ăn giai đoạn 1
Chất khô ăn vào (kg/ngày)
13,25±0,312
13,32±0,271
Trong đó:
Thức ăn tinh
8,12±0,224
8,18±0,353

Thức ăn thô
5,13±0,159
5,14±0,163

Tỷ lệ DM từ thức ăn tinh (% tổng)
61,3±0,81
61,4±1,63
Chất hữu cơ ăn vào (kg/ngày)
12,1±0,29
12,2±0,25
NDF ăn vào (kg/ngày)
6,4±0,16
6,4±0,10
Protein ăn vào (kg/ngày)

1,79±0,121
1,82±0,104
ME ăn vào (MJ/ngày)
131,4±3,13
132,1±3,33
Thu nhận thức ăn giai đoạn 2 (thí nghiệm chính
thức)


Chất khô ăn vào (kg/ngày)
13,0
a
±0,312
13,9
b
±0,271
Trong đó:
-Thức ăn tinh
7,8
a
±0,54
8,7
b
±0,47

-Thức ăn thô
5,2±0,13
5,2±0,17

-Tỷ lệ DM từ thức ăn tinh (% tổng)

59,9
a
±1,17
62,8
b
±0,66
Chất khô ăn vào (%BW)
2

3,04
a
±0,359
3,29
b
±0,24
Protein ăn vào (kg/ngày)
1,72
a
±0,139
2,05
b
±0,164
Chất hữu cơ ăn vào (kg/ngày)
11,9
a
±0,60
12,8
b
±0,57
NDF ăn vào (kg/ngày)

6,4±0,26
6,6±0,26
ME ăn vào (MJ/ngày)
128,5
a
±6,9
140,2
b
±6,63
Mức thay đổi khối lượng


Khối lượng trước TN (kg)
434,1±64,4
422,0±30,0
Khối lượng trước TN (kg)
431,3±63,8
427,9±28,5
Mức tăng/giảm trọng lượng (kg/ngày)
-0,09
a
±0,150
0,20
b
±0,128
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể
(P<0,05) ngoại trừ các giá trị được chú thích riêng.
1
: P = 0,052;
2

: P<0,1

Khi so sánh lượng protein và ME ăn vào của bò thí nghiệm với nhu cầu các chất dinh
dưỡng này theo tiêu chuẩn của NRC (2001) và NARO (2006) chúng tôi nhận thấy hiệu quả sử
dụng thức ăn của bò ở lô 2 cao hơn đáng kể so với bò ở lô 1. Cụ thể với lượng protein thô và ME
ăn vào trong lô 1 tương đương với việc cung cấp đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng này cho bò
sữa thuần khối lượng trung bình 450 kg ở giai đoạn đầu kỳ tiết sữa sản xuất 16,3 kg sữa tiêu
chuẩn và duy trì ở mức không thay đổi khối lượng cơ thể. Còn với mức giảm trọng 0,09 kg/ngày
như trong thí nghiệm thì phần năng lượng giải phóng ra theo công thức ước tính của INRA


(1989) và Agnew và cộng sự (2003) sẽ tương đương 1,92 MJ/ngày, đủ để bò sản suất thêm 0,4
kg sữa tiêu chuẩn (tổng cộng thành 16,7 kg/ngày). Trong khi đó mức thu nhận của bò ở lô 2
tương đương với nhu cầu duy trì thể trạng và sản xuất 18,7 kg sữa tiêu chuẩn/ngày. Nếu ở các
mức năng suất này thì ME ăn vào chỉ thừa 0,1-0,3 MJ còn protein thô thừa 70 và 30 g/ngày
tương ứng cho lô 1 và lô 2. Kết quả thực tế cho thấy bò ở lô 1 chỉ cho năng suất 15,6 kg sữa tiêu
chuẩn và giảm khối lượng (mặc dù rất nhỏ) trong khi đó bò ở lô 2 cho năng suất 18,8 kg sữa tiêu
chuẩn (Bảng 4) và đồng thời vẫn cho tăng trọng ở mức 0,2 kg/ngày (Bảng 6).
Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F
2
HF nuôi tại khu vực Hóc môn, thành phố Hồ Chí
Minh trong mùa khô tăng lên khi được bổ sung thêm 1 kg bột đậu tương rang/con/ngày trong
khẩu phần chủ yếu là do việc bổ sung đã giúp cho khẩu phần của bò cân đối hơn về dinh dưỡng,
đặc biệt là về hàm lượng protein trao đổi. Theo NRC (2001) thành phần của khẩu phần ăn và
lượng chất khô ăn vào có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng năng lượng của các loại thức ăn có
trong khẩu phần. Các khẩu phần không cân đối, không duy trì được môi trường dạ cỏ tốt nhất
cho quá trình lên men thức ăn thì phần năng lượng thực sự được gia súc sử dụng sẽ thấp hơn so
với giá trị tính tóan ban đầu. Nói cách khác hàm lượng ME mà bò ở lô 1 thực nhận có thể thấp
hơn mức 128,5 MJ/ngày và chỉ đủ để bò duy trì thể trọng và sản xuất 15,6 kg sữa tiêu
chuẩn/ngày. Trong khi đó lượng ME thực nhận của bò ở lô 2 có thể cao hơn mức tính toán trong

Bảng 6 và do đó cả năng suất sữa và tăng trọng đều cao hơn so với mức ước tính từ các tiêu
chuẩn ăn.
3.2. Hiệu quả kinh tế khi bổ sung đậu tƣơng rang vào khẩu phần bò sữa
Để xác định hiệu quả kinh tế của việc bổ sung đậu tương vào khẩu phần bò sữa nuôi tại
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành xác định chi phí thức ăn cho 1 con/ngày
(Bảng 7) và hiệu quả về kinh tế cho mô hình 6 bò vắt sữa như trong thí nghiệm này (Bảng 8).
Kết quả cho thấy với chế độ cho ăn như trong nghiên cứu này thì chi tiền thức ăn cho bò ở lô 1 là
67.060 đồng/ngày và ở lô 2 là 80.150 đồng/ngày, cao hơn ở lô 1 là 13.070 đồng/con/ngày. Với
năng suất sữa trung bình của các lô lần lượt là 16,2 và 19,5 kg/con/ngày thì chi phí tiền thức ăn
trung bình là 4140 đồng và 4110 đồng/kg sữa cho bò ở lô 1 và lô 2 tương ứng. Nếu qui ra sữa
tiêu chuẩn thì giá thành thức ăn cho 1 kg sữa của bò ở lô 1 và lô 2 lần lượt là 4299 đồng và 4263
đồng/kg. Như vậy mặc dù tổng chi phí tiền thức ăn trên ngày cho bò ở lô 2 cao hơn lô 1 nhưng
giá thành thức ăn khi tính trên 1 kg sữa lại thấp hơn.
Bảng 7. Chí phí tiền thức ăn cho đàn bò thí nghiệm
Nguyên liệu
Đơn giá (đ)
Số lượng (kg/con/ngày)
Thành tiền (đ)


Lô 1
Lô 2
Lô 1
Lô 2
Đậu tương
13.000

1
0
13.000

Bã sắn
800
12,4
12,1
9.920
9.680
Bã bia
1.100
7,4
7,7
8.140
8.470
TĂ tinh
6.000
5,1
5,1
30.600
30.600


Cỏ tự nhiên
800
20
20
16.000
16.000
Rơm
1.200
2
2

2.400
2.400
Tổng chi TĂ



67.060
80.150

Với giả thiết chi phí cố định (con giống, chuồng trại) và chi phí nhân công, năng lượng
của các lô thí nghiệm là như nhau, thì việc bổ sung đậu tương vào khẩu phần sẽ làm tăng tổng
chi phí của lô 2 so với lô 1 là 78.540 đ/ngày. Với giá bán sữa theo cơ chế thu mua của Công ty
sữa Vinamilk tại khu vực Hóc môn có tính đến chất lượng thì sữa của bò ở cả 2 lô đều đạt
khoảng 7500 đ/kg và do đó tổng thu từ bán sữa của lô 2 cao hơn lô 1 là 148.500 đồng/ngày. Như
vậy với hiệu số tăng thu trừ tăng chi của lô 2 so với lô 1 là 69.960 đồng /ngày (Bảng 8), việc bổ
sung thêm bột đậu tương rang có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi bò sữa
F
2
¾ HF tại khu vực Hóc môn, thành phố Hồ Chí Minh trong mùa khô.
Bảng 8. Tổng hợp chi phí và thu nhập (mô hình 6 con)
Hạng mục
Lô 1
Lô 2
Chi phí biến động



Chi thức ăn (đ/ngày)
402.360
480.900


Chi phí điện (đ/ngày)
6000
6000
Thu bán sữa (đ/ngày)
1

729.000
877.500
Tổng tăng chi (đ/ngày)

78.540
Tổng tăng thu (đ/ngày)

148.500
Tăng thu – Tăng chi (đ/ngày)

69.960
1
: Theo giá thu mua của Vinamilk tại khu vực nghiên cứu (khoảng 7.500 đ/kg sữa tươi)

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Bổ sung thêm bột đậu tương rang vào khẩu phần hiện được các hộ chăn nuôi tại Hóc môn
áp dụng trong mùa khô cho đàn bò sữa lai F
2
¾ HF trong giai đoạn đoạn đầu chu kỳ sữa đã làm
tăng đáng kể năng suất sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc bổ sung đậu tương cũng mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt với lợi nhuận tăng trung bình 11.660 đồng/con/ngày. Tuy nhiên việc bổ
sung đậu tương không nâng cao chất lượng sữa của đàn.

4.2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu các ảnh hưởng của việc bổ sung đậu tương và các thức ăn giàu đạm
khác đến hiệu quả kinh tế và sinh học của các nhóm giống bò sữa khác nhau, ở các giai đoạn tiết
sữa khác nhau, nuôi tại TP. Hồ Chí Minh trong các mùa khác nhau.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ NN&PTNT. 2008. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Hà Nội, 2008.


2. Cục Chăn Nuôi. 2009. Số liệu thống kê đàn bò sữa năm 2008.
3. Nguyễn Hữu Lương, Đinh Văn Tuyền, Ngô Đình Tân, Nguyễn Xuân Thành. 2010. Ảnh hưởng của chế độ
dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông
hộ tại Ba Vì. Báo cáo khoa học trình bày tại Hội nghị khoa học năm 2009 của Viện Chăn nuôi (đang in
ấn).
4. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Xuân Thành. 2010. Ảnh hưởng của chế
độ và phương thức nuôi dưỡng đến năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa nông hộ trong mùa hè
tại Ba Vì. Báo cáo khoa học trình bày tại Hội nghị khoa học năm 2009 của Viện Chăn nuôi (đang in ấn).
5. Viện Chăn nuôi. 2001. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
6. Agnew, R.E., Yan, T., Murphy, J.J., Feirris, C.P. and Gordon, F.J. 2003. Development of maintenance
energy requirement and energetic efficiencyfor lactation from production data of dairy cows. Livestock
Production Science 82: 151-162.
7. INRA. 1989. Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables. INRA, Paris, France.
8. Lawes Agricultural Trust. 2007. Genstat Discovery Edition 3.
9. NARO. 2006. Japanese Feeding Standard for Dairy Cattle. Japan Livestock Industry Association.
10. NRC. 2001. Nutrient requirement of dairy cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press
Washington D.C.
11. Van Soest PJ & Wine RH. 1967. Use of detergents in the analysis of fibrous feeds. IV.
Determination of plant cell wall constituents. Journal of the Association of Official Analytical Chemists
50: 50-55.

×