Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh into và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn cho gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.72 KB, 17 trang )

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong
một số loại thức ăn cho gà
Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thơng, 1Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện
Trường Đại học Nơng Lâm - Đại học Huế; 1Viện Chăn Ni
Tóm tắt
Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định sự biến động về giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh
nitơ (MEN) và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong bột sắn, khô dầu đậu tương, đậu tương nguyên dầu
và bột cá khi được sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Các chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu tương được xử lý theo 03
phương pháp khác nhau (rang, luộc và ép đùn). Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi.
Khẩu phần cơ sở được thiết kế đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gà giai đoạn thí nghiệm. 13 khẩu
phần được thiết lập bằng cách thay thế 20% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Giá trị MEN và tỉ lệ tiêu hóa
các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm được tính tốn bằng phương pháp sai khác. Kết quả cho
thấy giá trị MEN của bột sắn dao động từ 10,94 đến 13,59 MJ/kg nguyên trạng (MJ/kg NT). Giá trị MEN của đậu
tương nguyên dầu cao nhất khi xử lý bằng phương pháp ép đùn (17,30 MJ/kg NT) và thấp nhất khi xử lý bằng cách
rang (11,95 MJ/kg NT). Trong khi đó, giá trị MEN trong khơ dầu đậu tương chỉ đạt 7,46 MJ/kg NT. Kết quả nghiên
cứu cũng đã chỉ ra rằng giá trị MEN trong 05 mẫu bột cá biến động từ 7,37 đến 8,36 MJ/kg NT, thấp hơn nhiều so
với kết quả ước tính. Kết quả đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong 04 loại thức ăn thí nghiệm
(bột sắn KM94 Hồng Hạ, khô dầu đậu tương, đậu tương nguyên dầu ép đùn và bột cá cơm) cho thấy cả 04 loại đều
được tiêu hóa tốt. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến CP ở hồi tràng của bột sắn, khô dầu đậu tương, đậu tương ép đùn và bột
cá cơm lần lượt là 77,60%; 84,07%; 83,64% và 88,28%. Trong khi đó tỉ lệ tiêu hóa OM hồi tràng của các loại thức
ăn trên thấp nhất là 76,84%. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thơ tồn phần dao động từ 64,59% (cá cơm) đến 80,99% (bột sắn).
Ngược lại, tỷ lệ tiêu hóa NDF toàn phần cao nhất ở bột cá cơm (92,17%) và thấp nhất ở bột sắn (80,63%). Tỷ lệ tiêu
hóa NfE toàn phần cao nhất ở đậu tương nguyên dầu xử lý bằng phương pháp ép đùn (96,20%).

1. Đặt vấn đề

Giá trị tiềm năng của một loại thức ăn có thể được xác định thơng qua các phân tích hóa
học. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng thực của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định
sau khi hiệu chỉnh các thất thốt xảy ra trong q trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất
(McDonal et al., 1998 tdt Onimisi et al., 2008). Trong khi đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng
của các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam đang được biểu thị ở dạng thành phần dinh


dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các cơng thức ước
tính (Viện Chăn ni, 2001; Lã Văn Kính, 2003). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch
đáng kể về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn xác định bằng phương pháp in vivo và phương
pháp ước tính (Vũ Duy Giảng et al., 2000; Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai, 2007; Hồ Trung
Thông et al., 2009). Như vậy, có thể thấy rằng khả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ
liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy,
việc tiến hành các thí nghiệm tiêu hóa in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng thực của
thức ăn cho gia cầm là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho động vật, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Trong những năm qua, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của thức ăn cho gia
cầm được xác định bằng cách phân tích chất thải. Tuy nhiên, đối với protein và amino acid, việc


đánh giá tỷ lệ tiêu hóa tồn phần sẽ khơng chính xác do hoạt động lên men của vi sinh vật ở ruột
già. Vì vậy, phân tích dịch hồi tràng là một phương pháp đáng tin cậy nhằm đánh giá tiêu hóa
amino acid và protein ở gia cầm (Ravindran et al.,1999). Nghiên cứu này đã được triển khai
nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn thông qua các thơng số: giá trị năng lượng trao đổi
có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa (hồi tràng và tồn phần) các chất dinh dưỡng tổng số trong 04
loại thức ăn quan trọng cho gia cầm (bột sắn, khô dầu dậu tương, đậu tương nguyên dầu và bột
cá), từ đó góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến gần với thực tiễn sản xuất chăn nuôi gia cầm ở
nước ta
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Động vật và thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng giai đoạn 35-42 ngày tuổi tại Phịng
Nghiên cứu Gia cầm và Phịng thí nghiệm Trung tâm, khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm Huế. Tổng số 210 con gà có trọng lượng đồng đều (khoảng 514 g/con) được bố trí
ngẫu nhiên vào 105 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. 14 khẩu phần được sử dụng
trong thí nghiệm gồm 1 khẩu phần cơ sở (KPCS) và 13 khẩu phần chứa các thức ăn thí nghiệm
khác nhau. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại. Nguồn gốc của các loại thức ăn thí

nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Nguồn gốc của các thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
Sắn KM94 Hồng Hạ
Sắn nếp
Sắn KM94 Hương Trà
Sắn Ba trăng
Khô dầu đậu nành
Đậu tương 3 (nguyên dầu)

Ký hiệu
BS1
BS2
BS3
BS4
SBM
ĐN3

Đậu tương 4 (nguyên dầu) ĐN4
Đậu tương 5 (nguyên dầu)
Cá cơm
Cá liệt
Cá ngát
Cá elap
Cá ong

ĐN5
BC1
BC2
BC3

BC4
BC5

Nguồn gốc
Phương pháp xử lý
Hồng Hạ - A Lưới
Hồng Hạ - A Lưới
Hương Trà
Hương Trà
Ấn Độ
Huế
Rang
Luộc ở 100oC trong 40 phút
Huế
(Eheukwumere et al., 2008)
Huế
Ép đùn
Huế
Quảng Nam
Quảng Nam
Quảng Nam
Quảng Nam

Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt theo khuyến cáo của
NRC (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) (bảng 2). Các
khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20% khẩu phần cơ sở bằng


thức ăn thí nghiệm. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào các khẩu
phần với tỉ lệ 1,5% để tăng lượng khống khơng tan trong acid chlorhydric (chất chỉ thị). Để đảm

bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời
gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu được tính tốn và mua một lần trước khi bắt đầu
thí nghiệm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để
phân tích thành phân dinh dưỡng. Các khẩu phần thí nghiệm được ép viên và sấy khơ ở 60oC.
Thức ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở
TT
1
2
3
4
5

Thành phần nguyên
liệu
Cám gạo
Bột ngô
Bột cá cơm
Bột sắn
Khô dầu đậu nành

Tỉ lệ (%)

TT

Thành phần nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

5,50

60,27
7,50
2,00
23,00

6
7
8
9
10

Premix vitamin*
Premix vi khoáng**
Bột CaCO3
Methionine
DCP

0,20
0,25
0,74
0,03
0,51

* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI
vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12,
1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg
Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800
mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride

2.2. Ni gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và
3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ cho ăn được áp dụng là cho ăn tự do. Trong giai
đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu gom 2 lần/ ngày, cho vào hộp
đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom,
trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3
ngày và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích. Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, tồn bộ gà
được giết mổ. Xác định vị trí hồi tràng và thu mẫu hồi tràng được tiến hành theo phương pháp
được mô tả bởi Bryden và Li (2004). Hồi tràng được xác định từ túi thừa Meckel đến điểm cách
van hồi – manh tràng 4 cm. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi
chất trong cùng 1 lần lặp lại được cho vào cùng một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC
ngay sau khi thu mẫu.
2.3. Phân tích hóa học và tính kết quả
Mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng được sấy khô ở 60oC. Mẫu thức ăn, mẫu chất thải và
dịch hồi tràng được nghiền qua sàng 0,5 mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích đều
được tiến hành tại Phịng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm Huế theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và AOAC (1990). Mẫu thức ăn, mẫu dịch
hồi tràng và mẫu chất thải được phân tích vật chất khơ (DM), protein tổng số (CP), lipid tổng số


(EE), xơ tổng số (CF), xơ trung tính (NDF) khống tổng số (Ash), khống khơng tan trong acid
chlorhydric (AIA). Năng lượng tổng số (GE) trong mẫu thức ăn và chất thải được xác định bằng
hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Hàm lượng nitơ trong mẫu chất thải và mẫu
dịch hồi tràng được phân tích trên mẫu tươi. Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải
và mẫu dịch hồi tràng được xác định theo phương pháp của Vogtmann và đồng tác giả (1975).
Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm được tính tốn
theo các cơng thức sau: MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe (Scott, Hall, 1998). Trong đó, MEd là giá
trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg DM), GEd là năng lượng tổng số của
khẩu phần (kcal/kg DM), GEe là giá trị năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM), AIA d là
hàm lượng khống khơng tan trong acid trong khẩu phần (%DM), AIAe là hàm lượng khống
khơng tan trong acid trong chất thải (%DM).

Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f =
8,22 kcal/g theo công thức sau: MEN = ME - 8,22 × NR; với NR = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) ×
1000/100 (Lammers et al., 2008). Trong đó, MEN là năng lượng trao đổi được tính bằng kcal/kg
DM, 8,22 là năng lượng của uric acid (kcal/g) (Hill, Anderson, 1958), NR là lượng nitơ tích lũy
(g/kg), Nd là lượng nitơ trong khẩu phần (%DM), Ne là lượng nitơ trong chất thải (%DM).
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính theo cơng thức: DD =
(1 - [(ID × AF) / [(IF × AD)] ) × 100 (Huang et al., 2005). Trong đó, DD là tỷ lệ tiêu hóa hồi
tràng (hoặc tồn phần) biểu kiến của chất dinh dưỡng trong khẩu phần (%), ID là hàm lượng AIA
trong khẩu phần (mg/kg), AF là hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải)
(mg/kg), IF là hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), AD là hàm lượng
chất dinh dưỡng trong khẩu phần (mg/kg).
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
trong thức ăn thí nghiệm được tính tốn theo phương pháp sai khác.
2.4. Xử lý thống kê
Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê theo
phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 13.0. Kết quả thí nghiệm được trình
bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình (SEM). T-Test được sử
dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác
nhau có ý nghĩa thống kê khi p  0,05.
3. Kết quả và thảo luận

3.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn và khẩu phần thí nghiệm
Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số của các loại thức ăn và khẩu
phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 3 và bảng 4. Khơng có sự biến động lớn về thành phần
các chất dinh dưỡng tổng số ở 4 mẻ bột sắn thí nghiệm. Hàm lượng protein thấp trong bột sắn là
một trong những yếu tố chính gây hạn chế việc sử dụng loại thức ăn này trong các khẩu phần cho
gia cầm (Eruvbetine et al., 2003). Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy hàm lượng protein trong 4
mẻ bột sắn thí nghiệm biến động từ 1,74 - 2,68% DM, thấp hơn so với công bố trước đây của



Aina và Fanimo (1997) (3,5% DM). Tuy nhiên, giá trị protein của 4 loại bột sắn trong nghiên
cứu này tương đương với giá trị trong cơ sở dữ liệu thức ăn của INRA (1989) và CVB (1998)
(tdt Garcia, Dale, 1999). Ngược lại, với hàm lượng năng lượng cao, bột sắn được xem là loại
thức ăn cung cấp carbohydrate quan trọng trong khẩu phần cho động vật (Omole, 1977 tdt
Balagopalan, 2002). Năng lượng tổng số trong các mẫu bột sắn thí nghiệm đạt từ 4057,45 đến
4123,43 kcal/kg DM. Hàm lượng dẫn xuất không nitơ của bột sắn đạt từ 91,91 - 94,29% DM.
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
Nguyên
DM
CP
EE
liệu
(%)
(%DM)
(%DM)
BS1
91,41
1,79
0,40
BS2
90,34
2,68
0,78
BS3
90,11
2,21
0,40
BS4
90,41

1,74
0,56
SBM
92,25
49,85
8,00
ĐN3
90,68
35,03
18,64
ĐN4
88,68
40,48
21,35
ĐN5
93,12
38,34
21,54
BC1
86,74
79,99
5,50
BC2
86,33
68,42
5,46
BC3
90,17
67,95
4,65

BC4
90,78
64,93
10,31
BC5
90,98
63,58
5,50

Ash
(%DM)
1,42
1,95
1,44
1,43
1,48
6,07
5,60
5,44
13,84
23,26
25,91
23,06
27,72

CF
(%DM)
2,33
2,67
2,18

1,98
6,35
8,93
7,33
6,58
0,52
1,27
0,61
1,15
0,77

NfE
(%DM)
94,05
91,91
93,76
94,29
34,32
31,33
25,24
28,11
0,15
1,59
0,89
0,54
2,43

GE
(kcal/kg DM)
4057,85

4059,10
4069,99
4123,43
4475,80
5555,07
5688,93
5666,57
5085,90
4295,32
4262,90
4614,45
4193,71

Đậu tương là nguồn thức ăn protein thực vật quan trọng trong dinh dưỡng động vật.
Ngồi hàm lượng protein cao có giá trị sinh học, chất béo từ đậu tương nguyên dầu còn góp phần
cung cấp năng lượng cho q trình sinh tổng hợp protein (Varga-Visi et al., 2006). Hàm lượng
protein tổng số của các mẫu đậu tương nguyên dầu dao động từ 35,05% DM (đậu tương rang)
đến 40,48% DM (đậu tương luộc). Hàm lượng chất béo trong đậu tương nguyên dầu đạt từ 18,64
đến 21,54% DM. Trong khi đó hàm lượng protein tổng số và chất béo trong khô dầu đậu tương
lần lượt là 49,85% DM và 8,00% DM. Trong các mẫu đậu tương thí nghiệm, giá trị năng lượng
tổng số thấp nhất ở khô dầu đậu tương (4475,80 kcal/kg DM) và cao nhất ở đậu tương nguyên
dầu xử lý bằng cách luộc ở 100oC trong 40 phút (5688,93 kcal/kg DM). Tuy nhiên, sự chênh lệch
giữa hàm lượng năng lượng tổng số trong 03 mẫu đậu tương nguyên dầu là không đáng kể.
Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy hàm lượng protein trong 05 loại bột cá thí nghiệm
chiếm tỷ lệ cao, biến động từ 63,58 - 79,99% DM. Hàm lượng protein thô cao nhất ở bột cá 1
(cá cơm) và thấp nhất ở bột cá 5 (cá ong). Ngược lại hàm lượng khoáng tổng số đạt tỷ lệ cao nhất
ở bột cá 5 (27,72% DM) và thấp nhất ở bột cá 1 (13,84% DM) trong 5 loại bột cá. Điều này là do
cá ong có nhiều xương, nhiều vảy lược nhỏ. Bột cá 4 có tỷ lệ mỡ khá cao (10,31% DM), các loại
bột cá cịn lại có tỷ lệ mỡ biến động trong khoảng 4,65% – 5,50% DM. Năng lượng tổng số đạt



giá trị cao nhất ở bột cá 1 (5085,90 kcal/kg DM), cao hơn so với kết quả phân tích trước đây của
Lã Văn Kính (2003) (4926 kcal/kg DM).
Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
Khẩu
phần

Thành phần dinh dưỡng

DM
(%)
KPCS 86,38

CP
EE
Ash
CF
NDF
GE
(%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (kcal/kg DM)
23,59
4,92
6,91
3,14
12,70
4512,88

AIA
(%DM)
2,10


KBS1 87,88

18,48

3,38

6,32

3,73

4420,39

2,04

KBS2 86,33

17,40

3,34

6,44

3,94

4422,76

2,02

KBS3 88,30


18,42

2,92

6,24

4,01

4437,24

1,97

KBS4 86,62

18,10

4,11

6,28

3,98

4424,73

2,04

KSBM 87,10

27,89


5,56

6,36

3,89

4530,93

2,17

KĐN3 88,71

25,11

8,42

7,17

4,30

4690,98

2,12

KĐN4 92,63

25,98

8,59


7,08

4,05

4732,59

1,97

KĐN5 87,93

26,21

8,69

7,12

3,81

13,19

4750,68

1,91

KBC1 88,27

33,62

4,68


8,71

3,18

10,99

4587,15

1,97

KBC2 90,13

30,46

4,33

10,66

2,80

4444,12

2,70

KBC3 89,27

30,46

4,84


11,12

2,90

4431,13

3,36

KBC4 87,30

29.81

5.90

10,68

3,09

4520,46

2,89

KBC5 87,13

29.16

4.30

11,52


2,86

4456,32

2,28

13,43

15,32

3.2. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong bột sắn
Kết quả thí nghiệm ở bảng 5 cho thấy giá trị MEN của khẩu phần cơ sở là 2860,65
kcal/kg DM hay 2471,04 kcal/kg nguyên trạng. Giá trị này thấp hơn nhiều so với giá trị ước tính
(2998,60 kcal/kg nguyên trạng) từ các số liệu tham khảo của Viện Chăn nuôi (2001). Kết quả
xác định hàm lượng nitơ tích lũy từ các khẩu phần chứa 80% khẩu phần cơ sở và 20% bột sắn thí
nghiệm dao động từ 9,217 g/kg DM (KBS2) đến 13,324 g/kg DM (KBS4). Sự sai khác về lượng
nitơ tích lũy giữa 2 khẩu phần chứa bột sắn nêu trên là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Giá trị
MEN của các khẩu phần chứa bột sắn thí nghiệm dao động từ 2866,89 kcal/kg DM (ở KBS4) đến
2998,97 kcal/kg DM (ở KBS1).
Bảng 5. Giá trị MEN của các khẩu phần chứa bột sắn
Chỉ số
ME

Đơn vị tính
Kcal/kg DM

Nitơ tích g/kg DM
lũy
MEN

Kcal/kg DM

KPCS

KBS1
a

KBS2
a

KBS3
a

KBS4
a

2974,87
± 3083,25 ± 3022,53 ± 3019,82 ± 2976,41a
53,33 a
33,62
24,68
33,24
18,67
13,896
± 10,253b ± 9,217b
± 12,971ab ± 13,324a
1,243
1,063
1,579
1,500

0,588
2860,65ac ± 2998,97b ± 2946,76ab ± 2913,19ab ± 2866,89c
45,33
27,22
13,03
26,66
16,85

±
±
±


11,97ac
12,55b
12,33ab
12,
19ab 12,00c
±
± 0,19
± 0,11
± 0,05
± 0,11
0,07
2471,04ac
2635,49b ± 2543,84ab ± 2572,41ab ± 2483,30c ±
Kcal/kg NT
± 39,15
23,92
11,25

23,54
14,60
10,34ac
11,03b
± 10,64a
± 10,76ab
10,39c
±
MJ/kg NT
± 0,16
0,10
0,05
± 0,10
0,66
(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống
nhau thì sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)
MJ/kg DM

Kết quả tính tốn giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các mẻ bột sắn thí
nghiệm theo phương pháp sai khác được trình bày ở bảng 6. Giá trị MEN của bột sắn đạt từ 12,10
MJ/kg DM hay 10,94 MJ/kg NT (sắn Ba trăng) đến 14,86 MJ/kg DM hay 13,59 MJ/kg NT (sắn
KM94 Hồng Hạ). Khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về giá trị MEN giữa 03 loại bột sắn
KM94 Hồng Hạ, sắn nếp và sắn KM94 Hương Trà (p > 0,05). Kết quả thí nghiệm của Stevenson
(2006) cũng chỉ ra rằng giá trị năng lượng trao đổi của bột sắn là 14,1 MJ/kg DM. Trong khi đó,
theo CVB (1998) giá trị MEN của bột sắn đạt khoảng 2990 kcal/kg DM (tdt Garcia và Dale,
1999).


Bảng 6. Giá trị MEN của các mẻ bột sắn thí nghiệm


MEN*

Kcal/kg DM

Sắn KM94
Hồng Hạ
3552,26a
± 136,08
14,86a
± 0,57
3247,10a
± 124,39
13,59a
± 0,52
3288,99

MEN**

Kcal/kg DM

3667,17

Chỉ số

Đơn vị tính
Kcal/kg DM
MJ/kg DM

MEN
Kcal/kg NT

MJ/kg NT

Sắn Ba Trăng

3291,83a
± 65,16
13,77a
± 0,27
2973,77a
± 58,86
12,44a
± 0,25
3238,24

Sắn
KM94
Hương Trà
3123,38ab
± 133,28
13,07ab
± 0,56
2814,36ab
± 120,09
11,78ab
± 0,50
3289,59

3644,25

3675,15


3689,48

Sắn nếp

2891,85b
± 84,25
12,10b
± 0,35
2614,52b
± 76,17
10,94b
± 0,32
3318,88

(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; MEN*: giá trị MEN ước tính từ cơng thức của Janssen (1989)(tdt NRC,
1994): MEN (kcal/kg DM) = 39,14 × DM – 39,14 × Ash – 82,78 × CF; MEN**: giá trị MEN ước tính từ cơng
thức của Lã Văn Kính (2003): MEN (kcal/kg DM) = 38,6 × CP + 66,2 × EE – 14,1 × CF + 36,4 × NfE +
181; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác khơng có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05)

Ngồi ra, kết quả ở bảng 6 cũng chỉ ra sự sai khác về giá trị năng lượng trao đổi ước tính
theo thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và kết quả thí nghiệm in vivo. Kết quả tính tốn giá
trị MEN theo cơng thức ước tính của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994) cho thấy sự chênh lệch so
với kết quả thí nghiệm theo cả 2 phía cao và thấp hơn. Trong đó giá trị MEN ước tính ở bột sắn 1
(sắn KM94 Hồng Hạ) và bột sắn 2 (sắn nếp) thấp hơn so với kết quả thí nghiệm in vivo lần lượt
là 7,41 và 1,63%. Ngược lại, kết quả ước tính theo cùng cơng thức trên đối với bột sắn 3 (sắn
KM94 Hương Trà) và bột sắn 4 (sắn Ba trăng) cho kết quả cao hơn giá trị thu được từ thí nghiệm
là 5,32% và 14,77%. Tuy nhiên, kết quả tính tốn giá trị năng lượng trao đổi theo cơng thức ước
tính của Lã Văn Kính (2003) cho thấy giá trị ước tính cao hơn từ 3,23% đến 27,58% so với kết

quả thí nghiệm in vivo ở cả 4 mẻ bột sắn thí nghiệm.
3.3. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong đậu tương
Kết quả ở bảng 7 cho thấy giá trị ME của các khẩu phần chứa các loại đậu tương thí
nghiệm biến động từ 2808,97 – 3300,76 kcal/kg DM. Sự sai khác về hàm lượng nitơ tích lũy từ
các khẩu phần thí nghiệm là khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giá trị năng lượng trao đổi có
hiệu chỉnh nitơ của các khẩu phần chứa 20% đậu tương dao động từ 2675,09 kcal/kg DM
(KSBM) đến 3176,79 kcal/kg DM (KĐN5).


Bảng 7. Giá trị MEN của các khẩu phần chứa đậu tương
Chỉ số

Đơn vị tính
Kcal/kg
DM

ME
Nitơ
lũy

tích

g/kg DM
Kcal/kg
DM
MJ/kg DM

MEN
Kcal/kg NT
MJ/kg NT


KPCS

KĐN3

KSBM
ab

2974,87
± 53,33
13,896a
± 1,243
2860,65a
± 45,33
11,97a
± 0,19
2471,04a
± 39,15
10,34a
± 0,16

a

2808,97
21,66
16,287a
1,449
2675,09b
11,28
11,19b

± 0,05
2330,02b
9,83
9,75b
± 0,04

KĐN4
b

± 3032,36
31,07
± 13,884a
1,752
± 2918,23a
19,37
12,21a
± 0,08
± 2588,64a
17,18
10,83a
± 0,07

KĐN5
c

± 3228,42
19,95
± 14,196a
0,243
± 3111,73c

18,44
13,02c
± 0,08
± 2882,41c
17,08
12,06c
± 0,07

± 3300,76d
± 16,87
± 15,082a
± 0,533
± 3176,79d
± 15,98
13,29d
± 0,07
± 2793,36d
± 14,06
11,69d
± 0,06

DM: vật chất khơ, NT: ngun trạng; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống
nhau thì sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các mẻ đậu tương thí nghiệm được tính
tốn bằng phương pháp sai khác. Kết quả ở bảng 8 cho thấy giá trị MEN thấp nhất ở khô dầu đậu
tương (1932,87 kcal/kg DM hay 1783,04 kcal/kg NT) và cao nhất ở đậu tương nguyên dầu ép
đùn (4441,36 kcal/kg DM hay 4135,77 kcal/kg NT). Sự sai khác giữa các loại đậu tương thí
nghiệm là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong khi đó, theo Viện Chăn ni (2001) và Lã Văn
Kính (2003), giá trị năng lượng trao đổi của khô dầu đậu tương Ấn Độ là 2361,7 kcal/kg và 2534

kcal/kg tính theo nguyên trạng, cao hơn lần lượt là 32,45% và 42,12% so với kết quả trong
nghiên cứu này. Tương tự đối với đậu tương rang, giá trị năng lượng trao đổi tham khảo từ Viện
Chăn ni (2001) và Lã Văn Kính (2003) cao hơn từ 17,69% - 18,04% so với kết quả của chúng
tôi. Ngược lại, theo Lã Văn Kính (2003), năng lượng trao đổi trong đậu tương ép đùn chỉ đạt
3484 kcal/kg nguyên trạng, thấp hơn 15,76% so với kết quả trong nghiên cứu này. Điều này có
thể giải thích là do sự sai khác giữa kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi bằng phương
pháp thí nghiệm in vivo và phương pháp ước tính. Kết quả ở bảng 8 cũng chỉ ra sự sai khác đáng
kể giữa giá trị MEN ước tính và giá trị MEN thu được từ thí nghiệm in vivo cũng như sự sai khác
giữa các kết quả MEN ước tính khi sử dụng các cơng thức khác nhau. Sự chênh lệch giữa giá trị
MEN trong nghiên cứu này so với giá trị ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số theo
các công thức của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994) dao động từ -33,66% đến +19,43%. Trong
trường hợp sử dụng cơng thức ước tính của Lã Văn Kính (2003), độ chênh lệch giữa giá trị ME N
trong thí nghiệm in vivo so với giá trị ước tính chiếm từ -40,68% đến +9,36%. Độ chênh lệch về
giá trị MEN ước tính từ các cơng thức của Janssen (1989) (tdt NRC 1994) so với giá trị ước tính
từ cơng thức của Lã Văn Kính (2003) đạt cao nhất ở đậu tương rang (11,16%) và thấp nhất ở đậu


tương ép đùn (8,43%). Tính chung cho cả 04 loại đậu tương thí nghiệm, độ chênh lệch về giá trị
MEN giữa các cơng thức ước tính nêu trên là 9,75%.
Bảng 8. Giá trị MEN của khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu

MEN*

Kcal/kg DM

Khô dầu
đậu tương
1932,87a
± 56,41
8,09a

± 0,24
1783,04a
± 52,04
7,46a
± 0,22
2913,43

MEN**

Kcal/kg DM

-

3399,07

3661,70

3718,72

MEN***

Kcal/kg DM

3258,39

3825,88

4016,43

4061,26


Chỉ số

Đơn vị tính
Kcal/kg DM
MJ/kg DM

MEN
Kcal/kg NT
MJ/kg NT

Đậu
tương
rang
3148,56b
± 96,84
13,17b
± 0,41
2855,03b
± 87,81
11,95b
± 0,37
-

Đậu
tương
luộc
4116,05c
± 92,22
17,22c

± 0,39
3650,06c
± 81,78
15,27c
± 0,34
-

Đậu tương
ép đùn
4441,36d
± 79,72
18,58d
± 0,33
4135,77d
± 74,42
17,30d
± 0,31
-

DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; MEN* : giá trị MEN ước tính từ cơng thức của Janssen et al. (1979)(tdt
NRC, 1994): MEN (kcal/kg DM) = 2702 – 57,4 × CF + 72,0 × EE; MEN** : giá trị MEN ước tính từ cơng
thức của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994): MEN (kcal/kg DM) = 2769 - 59,1 × CF + 62,1 × EE; MEN***: giá
trị MEN ước tính từ cơng thức của Lã Văn Kính (2003): MEN (kcal/kg DM) = 38,6 × CP + 66,2 × EE – 14,1
× CF + 36,4 × NfE + K, với K = -355 (khô dầu đậu tương) hay K = 225 (đậu tương nguyên dầu); Các giá trị
trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05)

Mặt khác, ngay cả trong trường hợp cùng sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm trên
động vật để xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng cho kết quả khác nhau giữa các
nhóm tác giả. Theo Longo và đồng tác giả (2004), giá trị MEN của khô dầu đậu tương là 2085

kcal/kg NT (hay 8,72 MJ/kg NT), cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này (7,46 MJ/kg NT).
Một số nhóm nghiên cứu khác như De Avila và đồng tác giả (2006), Nouri-Emamzadeh và đồng
tác giả (2008), Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) thông báo rằng, giá trị năng lượng trao đổi trong
khô dầu đậu tương lên đến 8,91 – 10,05 MJ/kg NT. Đối với đậu tương nguyên dầu, kết quả
nghiên cứu Zonta và đồng tác giả (2004) cho thấy giá trị MEN của đậu tương rang là 4296
kcal/kg DM, cao hơn kết quả trong nghiên cứu này (3148,56 kcal/kg DM). Ngược lại, theo nhóm
tác giả trên, năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong đậu tương ép đùn chỉ đạt 3674 kcal/kg
DM, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (4441,36 kcal/kg NT). Kết quả nghiên
cứu của Kan và đồng tác giả (1988) trên gà broiler cũng chỉ ra rằng giá trị năng lượng trao đổi
của đậu tương nguyên dầu đạt từ 3251 - 3692 kcal/kg DM hay từ 13,60 – 15,45 MJ/kg DM.
3.4. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong bột cá


Kết quả ở bảng 9 cho thấy năng lượng trao đổi của các khẩu phần chứa bột cá thí nghiệm
dao động từ 2819,38 kcal/kg DM (KBC3) đến 2917,74 kcal/kg DM (KBC1). Lượng nitơ tích lũy
từ các khẩu phần chứa bột cá thí nghiệm đạt giá trị thấp nhất là 17,025 g/kg DM (KBC3) và cao
nhất là 22,378 g/kg DM (KBC1). Giá trị MEN ở các khẩu phần chứa bột cá thí nghiệm biến động
từ 2679,43 – 2751,47 kcal/kg DM trong đó giá trị thấp nhất ở khấu phần chứa bột cá ngát
(KBC3) và cao nhất ở khẩu phần chứa bột cá liệt (KBC2). Tuy nhiên, trong trường hợp tính theo
trạng thái thức ăn, năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ đạt giá trị thấp nhất ở khẩu phần chứa
bột cá elap (2339,19 kcal/kg NT).
Bảng 9. Giá trị MEN của các khẩu phần chứa bột cá
Chỉ số

Đơn vị tính KPCS

ME

Kcal/kg
DM


Nitơ
tích lũy

g/kg DM
Kcal/kg
DM
MJ/kg DM

MEN

Kcal/kg
NT
MJ/kg NT

KBC1
a

2974,87
± 53,33
13,896a
± 1,243
2860,65a
± 45,33
11,97a
± 0,19
2471,04abc
± 39,15
10,34abc
± 0,16


KBC2
a

2917,74
± 19,48
22,378b
± 1,859
2733,79b
± 11,34
11,44b
± 0,05
2413,07a
± 10,01
10,10a
± 0,04

KBC3
a

2904,06
± 19,98
18,600ac ±
1,384
2751,17ab
± 12,19
11,51ab
± 0,05
2479,54b
± 10,99

10,37b
± 0,05

KBC4
b

2819,38
± 14,61
17,025bc
± 0,979
2679,43c
± 10,41
11,21c
± 0,04
2391,85cd
± 9,30
10,01cd
± 0,04

KBC5
ab

2820,97
± 20,59
17,200ab
± 0,603
2679,58bc
± 19,71
11,21bc
± 0,08

2339,19cd
± 17,21
9,79cd
± 0,07

2837,07ab
± 22,50
17,942ab
± 1,397
2689,59bc
± 13,83
11,25bc
± 0,06
2343,38d
± 12,05
9,80d
± 0,05

DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống
nhau thì sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)

Bảng 10. Giá trị MEN của các loại bột cá thí nghiệm
Chỉ số

Đơn vị tính

Cá cơm

Cá liệt
a


Kcal/kg DM
MJ/kg DM
MEN
Kcal/kg NT
MJ/kg NT

Cá ngát
a

Cá elap
b

Cá ong
ab

2226,37
± 56,71
9,32a
± 0,24
1931,14a
± 49,19
8,08a
± 0,21

2313,25
± 60,97
9,68a
± 0,26
1996,94a

± 52,63
8,36a
± 0,22

1954,58
± 52,07
8,18b
± 0,22
1762,34b
± 46,95
7,37b
± 0,20

1955,32
± 98,57
8,18ab
± 0,41
1775,12ab
± 89,49
7,43ab
± 0,37

2005,35ab
± 69,15
8,39ab
± 0,29
1824,47ab
± 62,91
7,63ab
± 0,26


MEN*

Kcal/kg DM

2870,83

2533,73

2547,11

2904,33

2550,36

MEN**

Kcal/kg DM

3632,66

3169,37

3060,82

3324,61

2985,07

DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; MEN* : giá trị MEN ước tính từ cơng thức của Janssen (1989)(tdt NRC,

1994): MEN (kcal/kg DM) = 35,87× DM – 34,08 × Ash + 42,09 × EE; MEN**: giá trị MEN ước tính từ cơng


thức của Lã Văn Kính (2003): MEN (kcal/kg DM) = -348 + 44,7 × CP + 72,3 × EE + 4,17 × CF + 37,0 ×
NfE; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác khơng có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05)

Kết quả tính tốn giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong 05 loại bột cá thí
nghiệm theo phương pháp sai khác được trình bày ở bảng 10. Giá trị MEN của các loại bột cá thí
nghiệm biến động từ 1954,58 kcal/kg DM (cá ngát) đến 2313,25 kcal/kg DM (cá liệt). Độ chênh
lệch giữa 02 giá trị MEN thấp nhất và cao nhất là 15,51%. Khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê về giá trị MEN giữa bột cá cơm, cá liệt, cá elap và cá ong (p > 0,05). Tuy nhiên, sai khác về
giá trị MEN trong cá ngát (1954,58 kcal/kg DM) so với cá cơm (2226,37 kcal/kg DM) và cá liệt
(2313,25 kcal/kg DM) là rất có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị p tương ứng là 0,001 và
0,005. Tính chung cho cả 05 loại bột cá thí nghiệm, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ
trong bột cá là 2090,97 kcal/kg DM, thấp hơn 26,69% so với kết quả nghiên cứu Zarei (2006)
(2852,4 kcal/kg DM). Ngồi ra, Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) cũng thơng báo rằng giá trị
năng lượng trao đổi trong bột cá dao động từ 13,1 – 14,3 MJ/kg DM. Theo nhóm tác giả trên, giá
trị dinh dưỡng của bột cá có sự biến động cao, phụ thuộc vào chất lượng và loại nguyên liệu ban
đầu cũng như từng loài cá khác nhau.
Sự sai khác giữa giá trị MEN của các loại bột cá trong nghiên cứu này so với kết quả ước
tính từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số được thể hiện ở bảng 10. Kết quả xác định giá trị
MEN của 05 loại bột cá thí nghiệm bằng phương pháp in vivo đều cho giá trị thấp hơn so với giá
trị ước tính theo cơng thức của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994) và Lã Văn Kính (2003). Giá trị
MEN trong nghiên cứu này thấp hơn từ 8,70 – 32,68% so với giá trị ước tính theo cơng thức của
Janssen (1989) (tdt NRC, 1994). Trong trường hợp sử dụng cơng thức ước tính của Lã Văn Kính
(2003), giá trị MEN thu được bằng phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên gà thấp hơn so với giá
trị ước tính từ 27,01 – 41,19%. Độ chênh lệch giữa giá trị năng lượng trao đổi ước tính từ 02
cơng thức trên dao động từ 12,64% đến 20,97%.
3.5. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn, khô dầu đậu tương, đậu tương ép đùn

và bột cá cơm
Tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng tổng số của các loại thức ăn thí nghiệm được xác định ở 2
mức độ là hồi tràng (tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng) và tồn bộ đường tiêu hóa (tỉ lệ tiêu hóa tồn phần)
bằng phương pháp sai khác. Do hoạt động của vi sinh vật tập trung ở ruột sau và các vị trí hấp
thu chính của amio acid là ở khơng tràng và hồi tràng, từ năm 1968, Payne và đồng tác giả đã
cho rằng phân tích hồi tràng là phương pháp đáng tin cậy hơn so với phân tích chất thải khi đánh
giá tiêu hóa protein và amino acid (tdt Bryden, Li, 2004). Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tổng số
ở hồi tràng đạt giá trị cao nhất là 88,28% đối với bột cá cơm (bảng 12). Đối với 02 loại thức ăn
cung cấp protein thực vật là khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu ép đùn, tỷ lệ tiêu hóa
biểu kiến CP ở hồi tràng lần lượt là 84,07% và 83,64%, thấp hơn so với bột cá cơm. Hệ số tiêu
hóa protein tổng số trong bột sắn KM94 Hồng Hạ là thấp nhất (77,60%). Xu hướng này hoàn
toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như Kan và đồng tác giả (1988),
Bryden và Li (2004), Donkoh và Attoh-Kotoku (2009).


Bảng 11. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
Chỉ số

TLTH
hồi tràng

TLTH
tồn phần

KPCS
62,25
CP (%)
± 0,69
63,00
EE (%)

± 1,22
6,65
CF (%)
± 0,42
74,09
NfE (%)
± 0,60
69,22
EE (%)
± 3,90
13,85
CF (%)
± 0,31
27,63
NDF (%)
± 0,90
81,94
NfE (%)
± 0,66

KBS1
65,32
± 0,32
60,81
± 0,72
19,87
± 0,67
75,60
± 1,32
65,40

± 0,45
27,27
± 0,52
38,23
± 0,45
84,76
± 0,11

KSBM
66,61
± 0,31
63,96
± 0,09
17,93
± 0,24
73,47
± 0,67
69,28
± 0,10
25,56
± 0,26
40,46
± 0,20
83,63
± 0,36

KĐN5
65,53
± 0,20
64,91

± 0,47
18,10
± 0,32
77,65
± 0,15
71,30
± 0,45
25,95
± 0,30
38,68
± 0,38
84,79
± 0,21

KBC1
67,45
± 0,44
60,19
± 0,23
14,89
± 0,14
71,32
± 0,77
69,22
± 3,90
13,85
± 0,31
27,63
± 0,90
81,94

± 0,66

Bảng 12. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của các thức ăn thí nghiệm
Chỉ số

TLTH
hồi tràng

TLTH
tồn phần

CP (%)
EE (%)
CF (%)
NfE (%)
OM (%)
EE (%)
CF (%)
NDF (%)
NfE (%)

Sắn KM94
Hồng Hạ
77,60 ± 1,60
52,04 ± 3,61
72,76 ± 3,37
81,67 ± 6,59
81,27 ± 6,32
50,11 ± 2,23
80,99 ± 2,61

80,63 ± 2,27
96,02 ± 0,53

Khô dầu
đậu tương
84,07 ± 1,55
67,81 ± 0,43
63,05 ± 1,24
71,01 ± 1,25
76,84 ± 1,08
69,49 ± 0,52
72,43 ± 1,28
91,77 ± 1,01
90,40 ± 1,79

Đậu tương ép
đùn
83,64 ± 1,02
72,56 ± 2,33
63,93 ± 1,62
91,90 ± 0,77
82,20 ± 0,62
79,64 ± 2,23
74,36 ± 1,51
82,86 ± 1,92
96,20 ± 1,07

Cá cơm
88,28 ± 2,18
48,94 ± 1,41

47,86 ± 0,68
60,23 ± 2,85
85,48 ± 2,05
49,40 ± 1,80
64,59 ± 2,16
92,17 ± 1,63
89,13 ± 2,94

Theo Amipig (2000), tỷ lệ tiêu hóa CP biểu kiến trong bột cá ở gia cầm là 87,30%, thấp
hơn so với kết quả trong nghiên cứu này (88,28%). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của
Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) trên gà broiler cho thấy tỷ lệ tiêu hóa CP hồi tràng đối với bột
cá loại I lên đến 91,8%. Đối với khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu, kết quả xác định tỷ
lệ tiêu hóa protein tổng số trong thức ăn thí nghiệm của các nhóm tác giả khác cũng cho giá trị


cao hơn kết quả của chúng tôi. Theo Bryden và Li (2004), Huang và đồng tác giả (2007) cho
thấy tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến CP hồi tràng trong khơ dầu đậu tương ở gà broiler đạt từ 85 – 86%.
Kan và đồng tác giả (1988) cũng thông báo rằng tỷ lệ tiêu hóa CP trong đậu tương nguyên dầu ở
gà broiler dao động từ 87 – 91%.
Kết quả ở bảng 12 cũng cho thấy tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng tổng số
trong các thức ăn thí nghiệm có xu hướng thấp hơn so với tỷ lệ tiêu hóa tồn phần. Điều này
hồn tồn hợp lý do các chất dinh dưỡng được tiếp tục tiêu hóa và hấp thu ở ruột già nhờ hoạt
động của vi sinh vật. Tuy nhiên, mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở ruột già là không giống
nhau. Lipid chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Chính vì vậy, sự chênh lệch giữa tỷ lệ
tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với trên tồn bộ đường tiêu hóa là khơng đáng
kể (bảng 12). Ngược lại, mức độ tiêu hóa NfE tính trên tồn đường tiêu hóa cao hơn nhiều so với
ở hồi tràng. Tỷ lệ tiêu hóa NfE tồn phần thấp nhất ở bột cá cơm (89,13%) và cao nhất ở đậu
tương nguyên dầu ép đùn (96,20%). Tương tự, do sự phân giải xơ xảy ra chủ yếu ở manh tràng
nhờ hoạt động của các vi sinh vật nên tỷ lệ tiêu hóa xơ trong các thức ăn thí nghiệm ở hồi tràng
thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tiêu hóa tồn phần (bảng 12). Tỷ lệ tiêu hóa xơ thơ tồn phần đạt

giá trị cao nhất là 80,99% đối với bột sắn KM94 Hồng Hạ và thấp nhất là 64,59% đối với bột cá
cơm. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thơ tồn phần của khơ dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu ép đùn
chênh lệch không đáng kể (72,43% ở khô dầu đậu tương và 74,36% ở đậu tương ép đùn). Tỷ lệ
tiêu hóa NDF tồn phần trong các thức ăn thí nghiệm dao động từ 80,63% (đối với bột sắn
KM94 Hồng Hạ ) đến 92,17% (đối với bột cá cơm). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
chất hữu cơ trong 04 loại thức ăn thí nghiệm đã được tiêu hóa tốt. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở
hồi tràng đạt từ 76,84% (ở khô dầu đậu tương) đến 85,48% (ở bột cá cơm).
4. Kết luận

1. Thành phần hóa học của các mẫu bột sắn thí nghiệm khơng có sự biến động đáng kể.
Hàm lượng CP biến động từ 1,74 - 2,68 %DM, giá trị GE dao động từ 4057,85 - 4123,43 kcal/kg
DM.
Hàm lượng CP trong các mẻ đậu tương nguyên dầu có sự sai khác khi áp dụng các
phương pháp xử lý khác nhau. Giá trị CP cao nhất ở đậu tương được xử lý bằng cách luộc ở
100oC trong 40 phút (40,48 %DM) và thấp nhất ở đậu tương rang (35,03 %DM). Khơng có sự
sai khác đáng kể về giá trị GE giữa các mẫu đậu tương nguyên dầu. Các mẫu bột cá thí nghiệm
có tỷ lệ protein khá cao, dao động từ 63,58% DM (cá ong) đến 79,99% DM (cá cơm).
2. Giá trị MEN của bột sắn biến động từ 10,94 - 13,59 MJ/kg NT. Chênh lệch giữa giá trị
MEN của các mẫu bột sắn xác định bằng phương pháp in vivo và kết quả ước tính là – 7,41% đến
+ 14,77% (khi áp dụng công thức của Janssen, 1989) hay từ - 3,23% đến - 27,58% (khi áp dụng
công thức của Lã Văn Kính, 2003).
3. Giá trị MEN của đậu tương nguyên dầu cao nhất khi xử lý bằng phương pháp ép đùn
(17,30 MJ/kg NT) và thấp nhất khi xử lý bằng cách rang (11,95 MJ/kg NT). Trong khi đó, giá trị
MEN trong khô dầu đậu tương chỉ đạt 7,46 MJ/kg NT.


4. Giá trị MEN trong các mẫu bột cá biến động từ 7,37 MJ/kg NT (cá ngát) đến 8,36
MJ/kg NT (cá liệt), thấp hơn nhiều so với kết quả ước tính. Độ chênh lệch giữa giá trị MEN thu
được từ thí nghiệm in vivo thấp hơn giá trị ước tính từ 8,70 – 32,68% (trong trường hợp sử dụng
công thức của Janssen, 1989) hay từ 27,01 – 41,19% (trong trường hợp áp dụng cơng thức của

Lã Văn Kính, 2003).
5. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến CP ở hồi tràng của sắn KM94 Hồng Hạ, khô dầu đậu tương,
đậu tương ép đùn và bột cá cơm lần lượt là 77,60%; 84,07%; 83,64% và 88,28%. Trong khi đó tỉ
lệ tiêu hóa OM hồi tràng của các loại thức ăn trên lần lượt là 81,27%; 76,84%; 82,20% và
85,48%.
6. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thơ tồn phần dao động từ 64,59% (cá cơm) đến 80,99% (sắn KM94
Hồng Hạ). Ngược lại tỷ lệ tiêu hóa NDF toàn phần cao nhất ở bột cá cơm (92,17%) và thấp nhất
ở bột sắn KM94 Hồng Hạ (80,63%)
7. Tỷ lệ tiêu hóa NfE ở hồi tràng thấp hơn so với tỷ lệ tiêu hóa tồn phần. Tỷ lệ tiêu hóa
NfE tồn phần cao nhất ở đậu tương ngun dầu xử lý bằng phương pháp ép đùn (96,20%).
Tài liệu tham khảo
1. Aina ABJ and Fanimo AO (1997). Substitution of maize with cassava and sweet potato meal as the energy
source in the rations of layer birds. Pertanika J Trop Agric Sci, 20, p. 163-167.
2. Amipig (2000). Ileal standardised digestibility of animal acids in feedstuffs for pigs. Ajinomoto
Eurolysine, Aventis Animal Nutrition, INRA-UMRVP and ITCF, France.
3. AOAC (1990). Official methods of analysis. Fifteenth edition. Published by the Association of Official
Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA. 1223pp.
4. Balagopalan C (2002). Cassava Utilization in Food, Feed and Industry. In: Cassava: Biology, Production
and Utilization. Hillocks RJ, Thresh JM, and Bellotti AC (eds). CABI Publishing. 332pp.
5. Bryden WL and Li X (2004). Utilisation of digestible amino acids by broilers. RIRDC Publication No
04/030.
6. De Avila VS, Paula A, De Brum PAR, Júnior WB, Maier JC (2006). Uso da metodologia de coleta total de
excretas na determinaỗóo da energia metabolizỏvel em raỗừes para frangos de corte ajustadas ou não
quanto aos níveis de vitaminas e minerais. R Bras Zootec, 35(4), p.1691-1695 (supl.)
7. Donkoh A and Attoh-Kotobu V (2009). Nutritive value of feedstuffs for poultry in Ghana: chemical
composition, aparent metabolizable energy and ileal amino acid digestibility. Livestock Res Rural Dev,
21(3). />8. Eheukwumere FC, Ndubisi EC, Mazi FA, and Etusim PE (2008). Growth, carcass and gut morphology of
broiler finisher chickens fed raw and processed soybean seed meal. Res J Poult Sci, 2(3), p. 49-52.
9. Eruvbetine D, Tajudeen ID, Adeosun AT, Olojede AA (2003). Cassava (Manihot esculenta) leaf and tuber
concentrate in diets for broiler chickens. Bioresour Technol, 86, p. 277–281.

10. Garcia M and Dale N (1999). Cassava Root Meal for Poultry. J. Appl. Poultry Res, 8, p.132-137.
11. Hill FW and Anderson DL (1958). Comparison of metabolizable energy and productive determinations
with growing chicks. J Nutr, 64, p. 587–603.


12. Hồ Trung Thơng, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, Lê Đức Ngoan (2009). Xác định giá
trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn nuôi gà bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ
thị là khống khơng tan trong axit cloric. Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 12, p. 35-40.
13. Huang KH, Ravindran V, Li X, Ravindran G, and L Bryden W (2007). Apparent ileal digestibility of amino
acids in feed ingredients determined with broilers and layers. J Sci Food Agric, 87, p. 47–53.
14. Huang RL, Yin YL, Wu GY, Zhang YG, Li TJ, Li LL, Li MX, Tang ZR, Zhang J, Wang B, He JH, and Nie
XZ (2005). Effect of dietary oligochitosan supplementation on ileal digestibility of nutrients and
performance in broilers. Poult Sci, 84, p.1383-1388.
15. Kan CA, Scheele CW and Janssen WMMA (1988). The energy content of full-fat soya beans in meal and
pelleted feeds for adult cocks and broilers. Anim Feed Sci Technol, 19, p. 97-104.
16. Lã Văn Kính (2003). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam.
NXB Nông nghiệp TPHCM.
17. Lammers PJ, Kerr BJ, Honeyman MS, Stalder K, Dozier III WA, Weber TE, Kidd MT, and Bregendahl K
(2008). Nitrogen-corrected apparent metabolizable energy value of crude glycerol for laying hens. Poult
Sci, 87, p.104-107.
18. Longo FA, Menten JFM, Pedroso AA, Figueiredo AN, Racanicci AMC, Gaiotto JB, and Sorbara JOB
(2004). Determination of the energetic value of corn, soybean meal and micronized full fat soybean for
newly hatched chicks. Braz J Poult Sci, 6(3), p. 147-151.
19. Nouri-Emamzadeh A, Yaghobfar A, Sadeghi AA, Mirhadi SA, and Chamani M (2008). Determination of
metabolizable energy in soybean, sunflower and canola meals using caecectomised and intact adult
cockerels. J Anim Vet Adv, 7(3), p. 235-238.
20. NRC (1994). Nutrition requirements of poultry. Ninth revised edition. National Academy Press,
Washington D.C.
21. Onimisi PA, Dafwang II, Omage JJ, and Onyibe JE (2008). Apparent digestibility of feed nutrients, total
tract and ileal amino acids of broiler chicken fed quality protein maize (Obatampa) and normal maize. Int

J Poult Sci, 7(10), p.959-963.
22. Ravindran V and Bryden WL (1999). Amino acid availability in poultry - in vitro and in vivo
measurements. Aust J Agric Res, 50(5), p.889 – 908.
23. Stevenson MH (2006). The nutritional value of cassava root meal in laying hen diets. J Sci Food Agric,
35(1), p. 36 – 40.
24. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai (2007). Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số giống đỗ
tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Tạp chí KHKT Nơng nghiệp, 4, p.33-37.
25. Varga-Visi É, Albert Cs, Lóki K, and Csapó J (2006). Evaluation of the inactivation of heat sensitive
antinutritive factors in fullfat soybean. Krmiva, 48(4), p. 201-205.
26. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
27. Vogtmann H, Pfirter HP, and Prabucki AL (1975). A new method of determining metabolisability of
energy and digestibility of fatty acids in broiler diets. Br Poult Sci, 16(5), p.531-534.
28. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn (2000). Kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME)
của một số loại ngô đỏ làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Tạp chí Khoa học Nơng
nghiệp, 9, p.95-104.


29. Zarei A (2006). Apparent and True Metabolizable Energy in Artemia Meal. Int J Poult Sci 5 (7), p. 627628.
30. Zonta MCM, Rodrigues PB, Zonta A, De Freitas RTF , Bertechini AG, Fialho ET, Pereira CR (2004).
Energia metabolizável de ingredientes protộicos determinada pelo mộtodo de coleta total e por equaỗừes de
prediỗóo. Ciờnc. agrotec., Lavras, 28(6), p. 1400-1407.



×