Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysin, Methionin, threonin và trytophan) cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.72 KB, 15 trang )



Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin
(lysin, Methionin, Threonin và Trytophan) cho lợn lai
4 máu ngoại nuôi thịt ở Việt Nam
Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên và Sầm Văn Hải
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Hai thí nghiệm được thiết kế giống nhau để xác định nhu cầu năng lượng (ME), protein thô (Pr) và axit
amin cho lợn ngoại lai 4 máu nuôi thịt trong 2 mùa vụ khác nhau (hè thu và đông xuân). Thí nghiệm thiết kế theo
kiểu 2 nhân tố, trong đó nhân tố 1 là 2 mức ME: mức thấp (3050-2950 Kcal/kg) và mức cao (3250-3050 Kcal/kg)
tương ứng với 2 giai đoạn nuôi dưỡng (20-50 kg và 50 kg-xuất chuồng); nhân tố 2 là 6 mức lysin tiêu hóa/ME tính
bằng g/Mcal (LY/ME): Mức 1 (2.0-1.6); mức 2 (2.3-1.9); mức 3 (2.6-2.2); mức 4 (2.9-2.5); mức 5 (3.2-2.8) và mức
6 (3.5-3.1) tương ứng với 2 giai đoạn nuôi dưỡng như trên. Tổng số có 2 x 6 = 12 lô thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm sử
dụng 192 lợn lai ngoại (LY x PiDu) khối lượng ban đầu khoảng 20 kg chia ngẫu nhiên vào 36 ô chuồng cho 12 lô thí
nghiệm (3 ô/lô), mỗi ô là một lần lặp lại. Hàm lượng Pr trong khẩu phần ở các lô là như nhau (16.0 và 13.0% cho
giai đoạn 1 và 2 tương ứng). Các axit amin thiết yếu khác (methionin, threonin và tryptophan) được cân đối với lysin
theo khái niệm protein lý tưởng. Kết quả cho thấy ở cả 2 mùa vụ, tốc độ sinh trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn của lợn
phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ LY/ME nhưng không phục thuộc nhiều vào mật độ ME trong khẩu phần. Có mối tương
quan tuyến tính và phi tuyến tính giữa tỷ lệ LY/ME và các chỉ tiêu năng suất của lợn trong cả 2 thí nghiệm. Có thể
kết luận rằng trong điều kiện thức ăn và khí hậu ở Việt Nam thì mật độ các chất dinh dưỡng thích hợp trong thức ăn
hỗn hợp có 88.0% vật chất khô để nuôi lợn lai 4 máu ngoại cho thịt trong 2 giai đoạn nuôi dưỡng (20-50 kg và 50
kg-xuất chuồng) là: 3050-2950Kcal ME/kg và 16.0 -13.0% Pr (cho cả 2 mùa vụ); tỷ lệ lysin tiêu hóa/ME là 3.2-2.8
g/Mcal (vụ hè thu) và 2.9-2.5 g/Mcal (vụ đông xuân). Tỷ lệ LY/ME (g/Mcal) tối ưu ước tính để đạt được tốc độ sinh
trưởng cao nhất là 3.48-3.06g và 3.36-2.94g, và tỷ lệ để tối ưu ước tính để đạt hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt nhất
là 3.59-3.13g và 3.37-2.98g, tương ứng với 2 mùa vụ hè thu và đông xuân.
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi lợn việc xác định tiêu chuẩn hay nhu cầu dinh dưỡng giữ một vai trò hết
sức quan trọng bởi vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như hiệu quả chăn nuôi.
Chính vì vậy việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi hay
trong từng điều kiện chăn nuôi luôn luôn được các tổ chức và các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng


quan tâm. Trong gần 3 thập kỷ trở lại đây, một số tổ chức nghiên cứu có uy tín trên thế giới đã
đưa ra những khuyến cáo tiêu chuẩn về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn như INRA (Pháp, 1984),
ARC (Anh, 1981) NRC (Mỹ, 1998) hay DEGUSA (Đức, 2004). Các khuyến cáo này không hoàn
toàn giống nhau vì chúng được xây dựng từ các số liệu của các nghiên cứu trong điều kiện khác
nhau của các nước. Hơn nữa, cho đến nay hầu hết các khuyến cáo trên chưa được cập nhật nên
không thích ứng với xu hướng phát triển chăn nuôi lợn hiện nay với các giống lợn có tiến bộ di
truyền ngày càng phát triển và cần có các chế độ nuôi duỡng mới để phát huy tối đa tiềm năng
sinh trưởng của chúng. Vì vây hầu hết các nước trên thế giới đều có các nghiên cứu để đưa
khuyến cáo riêng cho mình trong đó có Việt Nam.


Mặc dù nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu dinh dưỡng rất đa dạng phong phú và tiến bộ
nhưng nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein đặc biệt là axit amin vẫn luôn được quan
tâm để thích ứng với các giống lợn hướng nạc ngày nay. Cromwell và ctv (1993) đã tổng hợp các
thí nghiệm đánh giá xác định mức protein và Lysin thích hợp trong khẩu phần của lợn đực và lợn
cái trong các thời điểm khác nhau: 1982-1983; 1986-1987 và 1898-1990 và đã có kết luận rằng
tốc độ tăng trọng của lợn ở các thời điểm nghiên cứu sau cao hơn thời điểm trước, và tác giả cho
rằng đó là do sự tiến bộ về di truyền và chọn lọc giống.
Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein/axit amin cho
lợn nuôi thịt nhưng mới chỉ dừng lại ở nhu cầu axit amin tổng số (Trần Quốc Việt và ctv., 2001a
và b; Nguyễn Ngọc Hùng và ctv., 2001; Vũ Thị Lan Phương và ctv., 2001; Lã Văn Kính và ctv.,
2004). Tuy nhiên theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại nhu cầu axit amin cần được thể hiện dưới
dạng tiêu hoá hồi tràng chuẩn và nhu cầu năng lượng cần được đánh giá song song với nhu cầu
axit amin, đặc biệt là lysin (thông qua chỉ số lysin tiêu hóa/ME). Đề tài này nhằm mục đích xây
dựng khuyến cáo nhu cầu năng lượng trao đổi, axit amin dưới dạng tiêu hóa cho lợn lai 4 máu
ngoại nuôi thịt trong 2 mùa vụ khác nhau ở Việt Nam.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm thực hiện trong 2 mùa vụ (hè thu và đông xuân) tại trại chăn nuôi lợn ngoại ở
Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình. Thí nghiệm vụ hè thu diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9/2009 và

thí nghiệm vụ đông xuân từ tháng 12/2009 đến tháng 3/2010.
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hai thí nghiệểntong hai mùa vụ được bố trí tương tự như nhau, theo đó mỗi thí nghiệm
được thiết kế theo kiểu 2 nhân tố như sau:
- Nhân tố 1: Năng lượng trao đổi (ME) với 2 mức: Mức 1 (3050-2950 Kcal/kg) và mức 2
(3250-3050 Kcal/kg) tương ứng với 2 giai đoạn nuôi dưỡng (20-50 kg và 50 kg-xuất chuồng)
- Nhân tố 2: Tỷ lệ lysin tiêu hóa/ME tính bằng g/Mcal (LY/ME) với 6 mức: Mức 1 (2.0-
1.6); mức 2 (2.3-1.9); mức 3 (2.6-2.2); mức 4 (2.9-2.5); mức 5 (3.2-2.8) và mức 6 (3.5-3.1)
tương ứng với 2 giai đoạn nuôi dưỡng như trên. Các mức 2, 3 và 5 là các mức tương đương với
các mức khuyến cáo của NRC (1998), DEGUSA (2004) và De La Llata - đại học Kansass Hoa
kỳ (2007), tương ứng.
Kết quả có 12 lô thí nghiệm (2 x 6). Tổng số 192 lợn lai 4 máu (LY x PiDu) khối lượng
trung bình trên 20 kg được chia ngẫu nhiên vào 36 ô (3 ô/lô, trong đó 2 ô nuôi 6 con/ô và 1 ô
nuôi 4con/ô, tổng số lợn/lô là 16 con). Ttỷ lệ lợn đực và lợn cái đảm bảo tương đối đồng đều
giữa các lô thí nghiệm.
Thí nghiệm chia thành 2 giai đoạn nuôi dưỡng (giai đoạn sinh trưởng: 20-50 kg và giai
đoạn vỗ béo: trên 50kg). Các axit amin thiết yếu khác trong khẩu phần (methionine + cystein;
threonin, tryptophan) được cân đối với lysin theo mẫu hình protein lý tưởng của Chung và Baker
(1992) tương ứng với mỗi giai đoạn nuôi dưỡng. Hàm lượng protein thô trong các lô được khống


chế ở mức xấp xỉ 16.0% ở giai đoạn 20-50 kg và xấp xỉ 13.0% ở giai đoạn trên 50 kg để đảm bảo
đáp ứng đủ nhu cầu của lợn về các axit amin không thiết yếu khác. Tất cả lợn thí nghiệm được
nuôi trong hệ thống chuồng mở, nền bằng xi măng và được ăn, uống tự do thông qua hệ thống
máng ăn và núm uống nước tự động. Tại lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc mỗi giai đoạn nuôi
dưỡng toàn gia súc được cân khối lượng theo cá thể vào buổi sáng bằng cân điện tử. Kết thúc
toàn bộ giai đoạn thí nghiệm, mỗi lô chọn 6 con (3 đực, 3 cái) để khảo sát đánh giá các chỉ tiêu
chất lượng thịt (khối lượng móc hàm, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng ) làm cơ sở xây dựng
các phương trình chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng. Độ dày mỡ lưng được đo tại vị trí P2 (điểm
cuối của xương xường cuối cùng) bằng thước kẹp. Diện tích cơ thăn cũng được đo tại vị trí P2

bằng cách dùng giấy không thấm nước áp lên mặt cắt của cơ thăn, đánh dấu kích thước mặt cắt
của cơ lên giấy sau đó tính diện tích của cơ thăn thông qua diện tích của giấy đã được đánh dấu.
2.3. Khẩu phần thí nghiệm
Khẩu phần cơ sở gồm ngô, cám gạo tẻ, sắn lát, khô dầu đậu tương và các loại thức ăn bổ
sung (khoáng, axit amin tổng hợp ). Trước khi lập khẩu phần tất cả các nguyên liệu được phân
tích thành phần hóa học và tham khảo hệ số tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn và các giá trị
ME từ kết quả của nhóm tác giả Ninh Thị Len và ctv (2009). Bột ngọt Vedan được sử dụng như
một thức ăn protein trong một số khẩu phần để điều chỉnh hàm lượng protein đạt xấp xỉ 16.0%
trong giai đoạn 1 và 13.0 % trong giai đoạn 2. Bảng khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở Phụ
lục 1 và Phụ lục 2, theo đó từ lô 1 đến lô 6 là 6 khẩu phần ứng với 6 mức LY/ME với mật độ ME
cao, từ lô 7 đến lô 12 là 6 khẩu phần ứng với 6 mức LY/ME của mật độ ME thấp.
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của lợn trong từng giai đoạn và cả thời kì thí
nghiệm.
- Khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày, khả năng chuyển hóa thức ăn.
- Một số chỉ tiêu chất lượng thịt: độ dày mỡ lưng, khối lượng móc hàm, diện tích cơ thăn,
tỷ lệ thịt nạc, tốc độ tăng thịt nạc hàng ngày.
2.5. Tính toán và xử lý kết quả
- Kết quả về tốc độ sinh trưởng, khả năng thu nhận thức ăn, hiệu quả chuyển hóa thức ăn
được tính toán bằng các cách tính thông thường.
- Khối lượng thịt nạc không mỡ (fat free lean-FFL) được ước tính dựa vào kết quả khối
lượng móc hàm, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng đo tại lúc khảo sát theo công thức của NPPC
(1994) như sau:
FFL(kg)=0.3782*GT (Đực=1,cái=2) -2.9488* BF+0.3817*DTCT+0.291*KLMH
Trong đó: GT: Giới tính, BF: Độ dày mỡ lưng đo lúc khảo sát (cm), DTCT: Diện tích cơ thăn đo lúc
khảo sát (cm
2
); KLMH: khối lượng móc hàm lúc khảo sát (kg)
- Tỷ lệ thịt nạc (Lean meat –LM, %) được tính từ FFL (kg) và khối lượng móc hàm lúc
khảo sát (KLMH, kg)

LM (%) = FFL*100/KLMH


- Tốc độ tăng thịt nạc (Lean gain-LG, g/con/ngày) được tính như sau:
LG (g) = (FFL khảo sát, kg – FFL ban đầu, kg)*1000/Số ngày nuôi dưỡng
- FFL ban đầu thí nghiệm (FFLBĐ) được ước tính theo công thức khuyến cáo của NRC
(1998) FFLBĐ (kg) = (0.95*(-3.65+(0.418*KLCT*2.2046)))*0.454
Trong đó: KLCT là khối lượng cơ thể lúc bắt đầu thí nghiệm (kg)
Tất cả các số liệu thu được được xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) sử dụng phần mềm MINITAB 15.0. Mô hình thống kê như sau:
Y = µ + ME + LY + GT + (ME*LY) + (ME*GT) + (GT*LY) + (GT*ME*LY) + e
Trong đó: Y là các chỉ số năng suất, chất lượng thịt
µ là ảnh hưởng của số trung bình
ME là ảnh hưởng của các mức ME,
LY là ảnh hưởng của các tỷ lệ LY/ME
GT là ảnh hưởng của giới tính
ME*LY là ảnh hưởng tương tác của ME và tỷ lệ LY/ME
ME*GT là ảnh hưởng tương tác của ME và giới tính
GT*LY là ảnh hưởng tương tác của giới tính và tỷ lệ LY/ME
GT*ME*LY là ảnh hưởng tương tác của giới tính ME và tỷ lệ LY/ME
e là ảnh hưởng của sai số
Kết quả xử lý thống kê cho thấy hầu hết ảnh hưởng tương tác giữa các nhân tố thí nghiệm
không rõ rệt (P>0.05). Vì vậy trong các bảng kết quả chỉ trình bày ảnh hưởng của các nhân tố
chính như là ME, tỷ lệ LY/ME và giới tính.
Khi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mức dinh dưỡng về một chỉ tiêu nào đó, sử
dụng thống kê hồi quy để xây dựng phương trình thể hiện mối tương quan giữa mức dinh dưỡng
và chỉ tiêu đó để làm cơ sở ước tính nhu cầu dinh dưỡng cho lợn ở từng giai đoạn nuôi dưỡng.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn thí nghiệm
Kết quả về lượng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả về khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn thí nghiệm
Chỉ tiêu
ME
LY/ME
Giá trị P

1
2
SE
1
2
3
4
5
6
SE
ME
LY

Vụ hè thu
20-50 kg













TĂ (kg)
1.80
1.67
0.01
1.75
1.77
1.75
1.73
1.73
1.72
0.02
0.001
0.791
ME(Mcal)
5.51
5.43
0.04
5.51
5.56
5.50
5.43
5.43
5.40
0.08
0.286
0.772
LY (g)

16.14
13.99
0.12
11.07
a
12.80
b

14.30
c

15.82
d

17.44
e

18.96
f

0.21
0.001
0.001
50 kg-XC













TĂ (kg)
2.52
2.40
0.02
2.40
2.48
2.45
2.45
2.50
2.49
0.04
0.001
0.556
ME(Mcal)
7.44
7.56
0.06
7.29
7.54
7.47
7.49
7.60
7.59
0.11

0.251
0.528
LY (g)
18.66
16.72
0.16
11.69
a

14.38
b

16.50
c

18.74
d

21.29
e

23.56
f

0.27
0.001
0.001
0-XC













TĂ (kg)
2.17
2.04
0.01
2.08
2.12
2.10
2.09
2.11
2.10
0.02
0.001
0.852


ME(Mcal)
6.48
6.50
0.04
6.40

6.55
6.49
6.46
6.52
6.50
0.07
0.742
0.849
LY (g)
17.40
15.36
0.10
11.37
a

13.60
b

15.40
c

17.28
d

19.36
e

21.26
f


0.18
0.001
0.001

Vụ đông xuân
20-50 kg












TĂ (kg)
1.99
1.88
0.02
1.97
1.95
1.98
1.89
1.91
1.91
0.03
0.000

0.158
ME(Mcal)
6.08
6.10
0.05
6.20
6.15
6.22
5.94
6.01
6.02
0.09
0.702
0.146
LY (g)
17.79
15.70
0.15
12.42
a
14.17
b

16.19
c

17.30
d

19.27

e

21.13
f

0.25
0.000
0.000
50 kg-XC












TĂ (kg)
2.75
2.65
0.03
2.67
2.68
2.65
2.77
2.73

2.69
0.04
0.433
0.433
ME(Mcal)
8.11
8.33
0.08
8.13
8.18
8.07
8.42
8.32
8.27
0.13
0.074
0.455
LY (g)
20.39
18.36
0.21
13.01
a

15.57
b

17.77
c


21.13
d

23.32
e

25.70
f

0.37
0.000
0.000
0-XC












TĂ (kg)
2.35
2.24
0.02
2.29

2.29
2.29
2.30
2.29
2.28
0.03
0.000
1.000
ME(Mcal)
7.10
7.22
0.05
7.16
7.17
7.14
7.18
7.17
7.15
0.09
0.126
1.000
LY (g)
19.09
17.03
0.15
12.71
a

14.87
b


16.98
c

19.22
d

21.29
e

23.42
f

0.26
0.000
0.000
TĂ: Là khối lượng thức ăn ăn vào (kg/con/ngày); ME: tính bằng Mcal/con/ngày; LY: là số lượng Lysin tiêu hóa ăn
vào (g/con/ngày)
Do không nuôi tách biệt được lợn đực và lợn cái ở thí nghiệm này nên kết quả trong bảng 1
thể hiện thức ăn ăn vào tính chung cho cả 2 giới tính. Kết quả trong bảng cho thấy trong cả 2 thí
nghiệm khi được cho ăn tự do, khả năng thu nhận thức ăn về lượng của lợn thí nghiệm phụ thuộc
rất nhiều vào mật độ năng lượng trong khẩu phần nhưng không phụ thuộc vào mật độ lysin hay
tỷ lệ LY/ME. Trong cả 2 giai đoạn nuôi dưỡng, dù ở tỷ lệ LY/ME nào thì nhóm lợn nuôi bằng
khẩu phần có hàm lượng năng lượng thấp (mức 1) luôn có khối lượng thức ăn ăn vào cao hơn
nhóm nuôi bằng khẩu phần hàm lượng năng lượng cao hơn (P=0.001). Mặc dù vậy số lượng ME
thu nhận được không khác nhau giữa 2 nhóm khẩu phần có hàm lượng năng lượng khác nhau
(P>0,05). Kết quả này là phù hợp với quy luật tự điều chỉnh khả năng thu nhận thức ăn của gia
súc theo mật độ năng lượng khẩu phần và cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả Smith và ctv, (1999); Roth và ctv, (1999) và Ettle và ctv, (2003). Khả năng thu nhận lysin
tiêu hóa hàng ngày bị ảnh hưởng đồng thời bởi cả mật độ ME và tỷ lệ LY/ME (P=0.001). Kết

quả này chủ yếu là do sự điều chỉnh thu nhận ME của gia súc thí nghiệm. Theo đó mật độ lysin
tăng dần từ mức 1 đến mức 6 trong khi lượng thức ăn thu nhận không tăng nên khối lượng lysin
ăn vào cũng tăng dần theo mật độ lysin khẩu phần
3.2. Tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm
Kết quả khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng
2.
Một trong những mục tiêu chính của thí nghiệm này là đánh giá xem ảnh hưởng của các tỷ
lệ LY/ME trong khẩu phần đến năng suất sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn có
phụ thuộc vào mật độ ME trong khẩu phần hay không. Tuy nhiên kết quả ở bảng 2 cho thấy ở cả
2 thí nghiệm và cả 2 dạng khẩu phần có mật độ ME khác nhau thì ảnh hưởng của tỷ lệ LY/ME
đến năng suất sinh trưởng đều có chung một xu hướng. Theo đó khi tỷ lệ LY/ME tăng dần từ


mức 1 đến mức 6 thì tốc độ sinh trưởng hàng ngày (ADG) của lợn cũng tăng lên rõ rệt
(P=0.001). Nhìn chung trong số 6 mức LY/ME thì nhóm lợn ăn khẩu phần ở mức 1 có ADG thấp
hơn cả và không sai khác rõ rệt so với mức 2 (mức khuyến cáo của NRC, 1998). Trong vụ hè thu
lợn ăn khẩu phần có LY/ME ở mức 5 và 6 có ADG cao nhất và sai khác rõ rệt so với các mức 1;
2 và 3. Trong vụ đông xuân các nhóm lợn được nuôi bằng khẩu phần có mức LY/ME từ mức 4
đến mức 6 có kết quả tăng trọng tương đương nhau và cao hơn rõ rệt so với các mức còn lại.
Có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng của lợn đực và lợn cái, theo đó lợn đực luôn có
xu hướng lớn nhanh hơn lợn cái (P=0.001) khi ăn cùng một khẩu phần trong toàn bộ thí nghiệm.
Kết quả này cũng tương tự với kết quả công bố của trước đây của Ettle và ctv. (2003) khi nuôi
hỗn hợp lợn đực và lợn cái. Tuy nhiên nếu nuôi tách biệt thì khả năng sinh trưởng của 2 giới tính
lại không khác nhau nhau (Oconnell và ctv, 2005).
Một số kết quả của các tác giả trước đây khi nghiên cứu nhu cầu lysin và ME trên lợn thịt
cũng kết luận rằng khả năng tăng trọng của lợn phụ thuộc vào tỷ lệ LY/ME trong khẩu phần mà
không phụ thuộc vào mật độ năng lượng cao hay thấp (Roth và ctv 2000; và ctv, 2003). Trong
một thí nghiệm gần đây của De La lata và ctv (2007) tại Mỹ trên lợn lai PIC cũng cho thấy khi
tăng mật độ LY trong khẩu phần thì tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn
cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Theo tác giả thì tỷ lệ LY/ME tốt nhất là 3.0-3.2 và 2.25-2.48

g/Mcal cho lợn đực và lợn cái tương ứng với 2 giai đoạn nuôi dưỡng. Một thí nghiệm gần đây
nhất của Kendall và ctv (2008) trên lợn thịt từ 10 đến 30 kg cũng đã chứng minh rằng tốc độ sinh
trưởng của lợn tăng dần khi tăng tỷ lệ LY/ME trong khẩu phần từ 3.07 đến 3.86 g lysin tiêu
hóa/Mcal ME và dừng lại nếu tiếp tục tăng đến mức 4.12 và 4.39g. Bằng phương pháp thống kê
tính giá trị cực đại, tác giả đã ước tính được tỷ lệ lysin tiêu hóa thực trong khẩu phần để đạt năng
suất tốt nhất là 1.30% tương đương với 3.80 g/Mcal ME. Kết quả này cao hơn so với giá trị
khuyến cáo về mật độ lysin tiêu hóa và tỷ lệ LY tiêu hóa/ME (1.01% và 3.10g/Mcal ME) của
NRC (1998).
Kết quả về khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3. Kết
quả trong bảng cho thấy khả năng chuyển hóa thức ăn tính bằng kg thức ăn/kg tăng khối lượng
(FCR) có liên quan chặt chẽ với khả năng thu nhận thức ăn và tốc độ sinh trưởng của lợn thí
nghiệm. Khi mật độ ME khẩu phần tăng lên giá trị FCR giảm xuống, điều này là do ở khẩu phần
ME cao lợn có lượng thức ăn thu nhận thấp hơn khẩu phần có ME thấp. Tuy nhiên mật độ ME
tăng không làm thay đổi mức tiêu thụ ME cho 1 kg tăng khối lượng (FCRME) nhưng làm tăng
hiệu quả chuyển hóa lysin một cách rõ rệt (FCRLY, P=0.001) đối với cả 2 thí nghiệm. Tính
chung cho 2 dạng khẩu phần có mức ME khác nhau thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn nói chung,
chuyển hóa ME và LY nói riêng đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tỷ lệ LY/ME trong khẩu phần.
Tỷ lệ LY/ME càng tăng FCR và FCRME càng giảm (P=0.001). Trong toàn bộ thời kỳ thí
nghiệm, trung bình cứ tăng 0.3g LY tiêu hóa/Mcal ME trong khẩu phần từ mức 1 đến mức 5 thì
FCR và FCRME giảm 3.14-3.12% đối với thí nghiệm vụ hè thu và giảm 2.49-2.48% đối với thí
nghiệm vụ đông xuân. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng LY/ME từ mức 5 lên mức 6 thì quy luật này
không còn tồn tại nữa. Kết quả về khả năng chuyển hóa lysin (FCRLY) có xu hướng ngược lại


với kết quả FCR và FCRME, nghĩa là hệ số FCRLY tăng lên rõ rệt khi tỷ lệ LY/ME trong khẩu
phần tăng lên. Kết quả về hiệu quả chuyến hóa thức ăn bị ảnh hưởng bởi mật độ ME và lysin tiêu
hóa trong khẩu phần trong thí nghiệm hiện tại cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của
các tác giả trước trên lợn choai (Kendall và ctv 2008) và lợn vỗ béo (Ettle và tcv 2003).
Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm được tính toán thông qua chỉ số giá tiền
thức ăn chi phí cho 1 kg tăng khối lượng ở thời điểm thí nghiệm. Kết quả cho thấy tính chung

cho cả 6 mức LY/ME thì hiệu quả của việc nuôi lợn bằng 2 công thức ME là tương đương nhau
đối với cả 2 thí nghiệm mùa hè thu và đông xuân. Trong cả 2 mùa, nuôi lợn bằng công thức có
tỷ lệ LY/ME ở mức 6 có chi phí giá thành thức ăn đắt hơn cả. Kết hợp kết quả về tốc độ sinh
trưởng, hệ số tiêu tốn và chi phí tiền thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thì tỷ lệ LY/ME trong
khẩu phần thích hợp để nuôi lợn thịt lai 4 máu ngoại trong vụ hè thu là mức 5 (3.2 – 2.8 g/Mcal)
và trong vụ đông xuân là mức 4 (2.9 – 2.5 g/Mcal), tương ứng với 2 giai đọan nuôi dưỡng , áp
dụng cho cả 2 mật độ năng lượng trao đổi.
3.3. Một số chỉ tiêu khảo sát thân thịt và tốc độ tăng trọng thịt nạc
Kết quả về các chỉ tiêu khảo sát và ước tính khối lượng thịt năng tăng được trình bày ở
bảng 4. Kết quả trong bảng 4 cho thấy mật độ ME không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khảo sát
thân thịt đối với cả 2 giới tính. Tuy nhiên các chỉ số liên quan đến khả năng tích lũy thịt nạc rất
khác nhau giữa các khẩu phần có tỷ lệ LY/ME khác nhau. Khi tỷ lệ LY/ME tăng lên tức là mật
độ LY trong khẩu phần tăng lên thì diện tích cơ thăn đo tại vị trí P2 (xương xườn cuối cùng), tỷ
lệ thịt nạc và tốc độ tăng trọng thịt nạc hàng ngày cũng tăng lên. Mật độ lysin tăng lên, khả năng
thu nhận lysin của lợn tăng lên và các axit amin khác cũng tăng lên. Khi năng lượng được cung
cấp một cách đầy đủ thì gia súc cần một lượng protein thích hợp đặc biệt là các axit amin không
thay thể để tích lũy tối đa protein thông qua khối lượng thịt nạc hay khối mô cơ. Trong khuôn
khổ của nghiên cứu này khả năng tích lũy mô cơ cao nhất ở khẩu phần có tỷ lệ LY/ME ở mức 4,
5 và 6 ở vụ đông xuân và mức 5 và 6 ở vụ hè thu. Độ dày ỡ lưng đo ở vị trí P2 cũng có xu hướng
giảm dần khi tỷ lệ LY/ME tăng lên nhưng không sai khác có ý nghĩa ở vụ hè thu. Kết quả của thí
nghiệm này có thể so sánh với kết quả trước đây của De La Llata và ctv (2007); Ettle và ctv
(2003).



3.4. Mô hình chẩn đoán năng suất của lợn ngoại lai 4 máu nuôi thịt dựa trên tỷ lệ LY/ME
trong khẩu phần
Bảng 5. Một số phương trình hồi quy chẩn đoán năng suất và tỷ lệ LY/ME (g/McalME) ước tính
cho năng suất tối ưu của lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt
Chỉ tiêu

Phương trình
R
2
P
LY/ME tối ưu
Vụ hè thu
Giai đoạn: 20-50kg




ADG chung GĐ 1
213.2 + 351.0 LY/ME - 50.42 LY/ME
2

94.2
0.006
3.48
ADG cái GĐ 1
293.5 + 290.2 LY/ME - 41.31 LY/ME
2

95.1
0.005
3.51
ADG đực GĐ 1
120.2 + 421.6 LY/ME - 61.45 LY/ME
2

92.7

0.009
3.43
FCR GĐ 1
4.044 - 1.096 LY/ME + 0.1528 LY/ME
2

95.3
0.005
3.59
LG chung GĐ1
92.77 + 162.2 LY/ME - 22.82 LY/ME
2

98.0
0.001
3.55
LG cái GĐ1
176.3 + 103.5 LY/ME - 13.04 LY/ME
2

95.8
0.004
3.97
LG đực GĐ1
12.67 + 218.7 LY/ME - 32.24 LY/ME
2

96.2
0.003
3.39

Giai đoạn: >50kg




ADG chung GĐ 2
432.5 + 310.6 LY/ME - 50.83 LY/ME
2

91.1
0.012
3.06
ADG cái GĐ 2
414.3 + 307.9 LY/ME - 48.83 LY/ME
2

89.1
0.017
3.15
ADG đực GĐ 2
450.7 + 313.1 LY/ME - 52.78 LY/ME
2

86.0
0.024
2.97
FCR GĐ 2
3.877 - 0.7239 LY/ME + 0.1157 LY/ME
2


95.7
0.004
3.13
LG chung GĐ2
154.0 + 143.9 LY/ME - 22.82 LY/ME
2

98.0
0.001
3.15
LG cái GĐ2
215.6 + 93.05 LY/ME - 13.04 LY/ME
2

95.8
0.004
3.57
LG đực GĐ2
94.99 + 192.9 LY/ME - 32.24 LY/ME
2

96.2
0.003
2.99
Vụ đông xuân
Giai đoạn: 20-50kg





ADG chung GĐ 1
357.3 + 330.7 LY/ME - 50.79 LY/ME
2

95.8
0.004
3.26
ADG cái GĐ 1
426.2 + 272.0 LY/ME - 40.48 LY/ME
2

95.2
0.005
3.36
ADG đực GĐ 1
288.0 + 389.8 LY/ME - 61.19 LY/ME
2

95.6
0.004
3.19
FCR GĐ 1
3.989 - 1.110 LY/ME + 0.1647 LY/ME
2

93.7
0.007
3.37
LG chung GĐ1
260.8 + 95.59 LY/ME - 13.99 LY/ME

2

87.0
0.022
3.42
LG cái GĐ1
255.9 + 93.07 LY/ME - 13.21 LY/ME
2

85.5
0.025
3.52
LG đực GĐ1
265.7 + 98.11 LY/ME - 14.76 LY/ME
2

87.8
0.020
3.32
Giai đoạn: >50kg




ADG chung GĐ 2
426.0 + 387.8 LY/ME - 65.97 LY/ME
2

87.1
0.022

2.94
ADG cái GĐ 2
342.2 + 425.7 LY/ME - 71.45 LY/ME
2

84.7
0.028
2.98
ADG đực GĐ 2
508.5 + 351.0 LY/ME - 60.71 LY/ME
2

88.3
0.019
2.89
FCR GĐ 2
4.085 - 0.9095 LY/ME + 0.1528LY/ME
2

82.4
0.034
2.98
LG chung GĐ2
296.8 + 84.40 LY/ME - 13.99 LY/ME
2

87.0
0.022
3.02
LG cái GĐ2

291.0 + 82.50 LY/ME - 13.21 LY/ME
2

85.5
0.025
3.12
LG đực GĐ2
302.6 + 86.30 LY/ME - 14.76 LY/ME
2

87.8
0.020
2.92


GĐ = Giai đoạn; LG = tốc độ tăng tọng thịt nạc (g/con/ngày); ADG (g/con/ngày), FCR = kg thức ăn /kg tăng
trọng, LY = LY/ME (g/Mcal)

Từ các kết quả thu được về năng suất sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở trên,
một một số phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ LY/ME và các chỉ tiêu năng
suất của lợn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 5.
Mục tiêu của các thí nghiệm này không chỉ để so sánh ảnh hưởng của các khẩu phần có
mật độ ME và lysin khác nhau mà còn để xây dựng mô hình chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng cho
lợn thông qua các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa các chỉ số năng xuất và
hàm lượng chất dinh dưỡng (tỷ lệ LY/ME) để từ đó có các khuyến cáo áp dụng linh hoạt cho
từng trang trại và phù hợp với điều kiện và mục tiêu sản xuất của nhà chăn nuôi. Trong quá trình
xây dựng phương trình hồi quy, giá trị trung bình năng suất của mỗi mức LY/ME được tính
chung cho cả 2 mức ME trong khẩu phần là một điểm đại diện cho đường biểu diễn hồi quy.
Đồng thời các giá trị này cũng được tách riêng cho từng giới tính để có thể ước tính nhu cầu của
con đực, con cái. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệ LY/ME khẩu phần và tốc độ sinh

trưởng (ADG), hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCR), và tốc độ tăng thịt nạc vừa là tuyến tính vừa
là phi tuyến tính ở dạng phương trình bậc 2. Ở đây chỉ có phương trình bậc 2 được trình bày
trong bảng kết quả (bảng 5) để làm căn cứ ước tính nhu cầu LY/ME cho năng suất và hiệu quả
chuyển hóa thức ăn của lợn ở mức tối ưu nhất.
Nhìn chung cả 2 dạng hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính (phương tình bậc 2) đều được
tìm thấy ở đây và các phương trình đều có ý nghĩa thống kê (P<0.05) đối với cả 2 thí nghiệm
mùa hè thu và đông xuân. Tuy nhiên trong cùng một chỉ tiêu năng suất, chất lượng khảo sát thì
hệ số xác định của các phương trình phi tuyến tính đều cao hơn 80% và cao hơn hệ số xác định
của các phương trình tuyến tính (R
2
>70%).
Từ mô hình phi tuyến tính, tỷ lệ LY/ME tối ưu (điểm cực đại và cực tiểu của đường hồi
quy) được tính toán theo công thức y = a/2b, trong đó y là giá trị cực đại hoặc cực tiểu, a là hệ số
của x, b là hệ số của x
2
. Kết quả cho thấy tỷ lệ LY/ME tối ưu để đạt được ADG cao nhất ở giai
đoạn sinh trưởng cho thí nghiệm vụ hè thu và đông xuân lần lượt là 3.51; 3.43 và 3.48 g/Mcal và
3.36; 3.26 và 3.19 g/Mcal tương ứng với lợn cái, lợn đực và chung cho cả 2 giới tính. Kết quả
tương tự như vậy đối với giai đoạn vỗ béo là 3.15; 2.97 và 3.06 g/Mcal và 2.94; 2.98 và 2.89
g/Mcal. Kết quả ước tính tỷ lệ LY/ME tối ưu để cho FCR đạt giá trị thấp nhất chung cho cả 2
giới tính (vì nuôi chung lợn đực và lợn cái nên không tính được thức ăn ăn vào của từng giới)
cho vụ hè thu và đông xuân là 3.59-3.13g/Mcal và 3.37-2.98g/Mcal tương ứng cho giai đoạn sinh
trưởng và vỗ béo, kết quả này cao hơn so với tỷ lệ LY/ME tối ưu cho tăng trọng tối đa. Kết quả
ước tính LY/ME trong thí nghiệm này có phần cao hơn so với kết quả ước tính trong báo cáo của
Ettle và cvt. (2003) khi tác giả cho rằng tỷ lệ LY/ME tối ưu cho lợn vỗ béo lai 2 máu là xấp xỉ
2.0g/Mcal. Nhưng nếu so với khuyến cáo của Oconnell và ctv (2005) về LY/ME cho ADG tối đa
thì kết quả của thí nghiệm hiện tại gần như tương đương nhưng kết quả về LY/ME cho FCR tối
ưu của tách giả lại hơi cao hơn (theo tác giả thì LY/ME tối ưu cho ADG là 3.55 và 3.45; cho



FCR là 3.96 và 3.31 tương ứng với 2 giai đoạn 20-40 kg và 40-70 kg). Nhu cầu lysin tối ưu cho
tăng trọng cao nhất ở lợn cái có xu hướng cao hơn lợn đực, điều này cũng phù hợp với kết luận
trước đây của một số tác giả (De La Llata và ctv, 2007) và Ettle và tcv (2003).
Như vậy nhu cầu về lysin tiêu hóa của lợn ngoại lai 4 máu nuôi thịt trong thí nghiệm hiện
tại cao hơn so với nhu cầu khuyến cáo của NRC (1998). Vì thế nếu sử dụng khuyến cáo của
NRC (1998) để xây dụng khẩu phần cho lợn ngoại 4 máu nuôi thịt sẽ dẫn đến trường hợp không
cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo phát huy tối đa tiềm tiềm năng di truyền của
giống lợn này. Trong thí nghiệm này chỉ ước tính được tốc độ tăng trọng thịt nạc (LG) của cả
quá trình thí nghiệm (từ 20 kg đến xuất chuồng). Vì vậy mối tương quan giữa LG của cả thời
gian thí nghiệm và tỷ lệ LY/ME ở từng giai đoạn được thiết lập. Giống như tốc độ sinh trưởng và
hiệu quả chuyển hóa thức ăn, mối quan hệ giữa LG và LY/ME vừa là tuyến tính vừa là phi tuyến
tính. Để đạt được LG tối đa chung cho cả lợn đực và lợn cái thì tỷ lệ LY/ME tối ưu ở giai đoạn 1
và giai đoạn 2 tương ứng là 3.55 và 3.15 đối với vụ hè thu và 3.36 và 2.96 đối với vụ đông xuân.
Các giá trị này ở lợn cái cao hơn lợn đực. So với tỷ lệ LY/ME tối ưu để có tốc độ tăng trọng cao
nhất thì nhu cầu LY/ME để có LG cao nhất có giá trị cao hơn. Kết quả này là do số lượng protein
hay axit amin tích lũy trong thịt nạc cao hơn trong thịt hơi (bao gồm cả mỡ, da và thức ăn chưa
tiêu hóa trong đường tiêu hóa ). Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong báo cáo của Brown và
ctv (1973) và De La llata (2007).
Bảng 6. Ước tính nhu cầu LY/ME (g/Mcal)
*
trong khẩu phần theo năng suất của lợn lai 4 máu
giống ngoại từ 20 kg đến xuất chuồng trong vụ hè thu

Tốc độ tăng trọng dự kiến (g/con/ngày)

700
750
800
850
900

Tối đa
20-50 kg






Chung
1.91
2.27
2.79
-
-
3.48
Cái
1.93
2.38
3.51
-
-
3.51
Đực
1.90
2.20
2.59
-
-
3.43
50 kg-xuất chuồng







Chung
1.04
1.30
1.60
2.00
2.68
3.06
Cái
1.13
1.40
1.72
2.14
3.15
3.15
Đực
0.95
1.20
1.49
1.86
2.43
2.97

Tốc độ tăng thịt nạc dự kiến (g/con/ngày)


350
360
370
380

Tối đa
20-50 kg






Chung
2.39
2.59
2.86
3.35

3.55
Cái
2.41
2.68
3.02
3.61

3.97
Đực
2.37
2.54

2.74
3.06

3.39
50 kg-xuất chuồng






Chung
1.99
2.20
2.46
2.96

3.15
Cái
2.01
2.28
2.62
3.22

3.57


Đực
1.97
2.14

2.34
2.66

2.99
*Áp dụng cho cả 2 mức ME (3250- 3050 và 3150-2950 Kcal/kg) tương ứng với 2 giai đoạn:20-50 kg và trên
50 kg.

Các phương trình hồi quy thể hiện tương quan giữa ADG, LG và tỷ lệ LY/ME ở bảng 5
được sử dụng để tính toán nhu cầu lysin và ME cho lợn thịt giống ngoại lai 4 máu tương ứng với
tốc độ sinh trưởng và tốc độ tăng trưởng thịt nạc mong đợi, kết quả được trình bày trong bảng 6
và bảng 7. Các kết quả trong bảng này có thể coi là công cụ hữu ích và linh hoạt để các nhà chăn
nuôi có thể ứng dụng được trong điều kiện sản xuất của mình.
Bảng 7. Ước tính nhu cầu LY/ME (g/Mcal)
*
trong khẩu phần theo năng suất của lợn lai 4 máu
giống ngoại từ 20 kg đến xuất chuồng vụ đông xuân

Tốc độ tăng trọng dự kiến (g/con/ngày)

700
750
800
850
900
950
1000
Tối đa
20-50 kg









Chung
1.29
1.56
1.88
2.31
-
-
-
3.26
Cái
1.23
1.55
1.93
2.46
-
-
-
3.36
Đực
1.34
1.57
1.85
2.20
2.81

-
-
3.19
50 kg-xuất chuồng








Chung
0.82
1.01
1.22
1.45
1.73
2.10
-
2.94
Cái
1.01
1.20
1.41
1.65
1.95
2.37
-
2.98

Đực
0.27
0.44
0.61
0.80
1.01
1.24
1.51
2.89

Tốc độ tăng trọng thịt nạc dự kiến (g/con/ngày)

350
370
390
410
420


Tối đa
20-50 kg








Chung

1.12
1.45
1.86
2.41
2.88


3.42
Cái
1.22
1.58
2.02
2.66
-


3.52
Đực
1.01
1.33
1.70
2.20
2.55


3.32
50 kg-xuất chuồng









Chung
0.72
1.05
1.46
2.01
2.48


3.02
Cái
0.82
1.18
1.62
2.26
-


3.12
Đực
0.61
0.93
1.30
1.80
2.15



2.92
*Áp dụng cho cả 2 mức ME (3250- 3050 và 3150-2950 Kcal/kg) tương ứng với 2 giai đoạn:20-50 kg và trên
50 kg.

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Trong điều kiện nguồn thức ăn ở Việt Nam thì mật độ các chất dinh dưỡng thích hợp
trong thức ăn hỗn hợp có 88.0% vật chất khô cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt trong 2 giai đoạn
nuôi dưỡng (20-50 kg và 50 kg-xuất chuồng) như sau:


- ME: 3050-2950Kcal/kg và 16.0 -13.0% protein thô (cho cả 2 mùa vụ)
- Tỷ lệ lysin tiêu hóa/ME trong khẩu phần ở vụ hè thu là 3.2-2.8 g/Mcal và đông xuân là
2.9-2.5 g/Mcal.
- Mật độ các axit amin tiêu hóa trong khẩu phần tính ở vụ đông xuân và hè thu tương ứng
với 2 giai đoạn nuôi dưỡng là lysin: 0.89-0.74% và 0.98-0.83%; methionin+ cystein: 0.53-0.44%
và 0.64-0.50%; threonin: 0.60-0.50% và 0.71-0.56%; tryptophan: 0.16-0.13% và 0.18-0.15%.
Để đạt được tốc độ sinh trưởng tốt nhất hoặc hiệu quả chuyển hóa thức ăn thấp nhất, tỷ lệ
lysin tiêu hóa/ME (g/Mcal) trong khẩu phần ở vụ hè thu là: 3.48-3.06 hoặc 3.59-3.13g; vụ đông
xuân là: 3.36-2.94 hoặc 3.37-2.98g.
4.2. Đề nghị
Cho sản xuất thử


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Thanh Hải, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng, Trần Văn Khánh, Lê Phạm Đại,
Kiều Minh Lực. 2001. Ảnh hưởng của tỷ lệ Lysin năng lượng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất
của heo thịt giống Yorkshire x Thuộc nhiêu. Hội thảo Khoa học về Chăn nuôi Thú y, Bộ Nông nghiệp.
Phần Thức ăn và Dinh dưỡng vật nuôi. TP Hồ Chí minh. 228-245.

2. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Lại Thị Nhài, Nguyễn Thị Hồng. 2009. Xác định thành
phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho lợn nuôi thịt trong điều kiện nuôi dưỡng ở
Việt nam. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi-Phần dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi
3. Trần Quốc Việt, Hoàng Hương Giang và Đào đức Kiên. 2001. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
Lysin/protein thô trong khẩu phần đến sinh trưởng tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô, nitơ và hiệu quả chuyển hoá
thức ăn ở lợn ngoại nuôi thịt. Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi, viện Chăn nuôi năm 2001
4. Vũ Thị Lan Phương và Đỗ Văn Quang. 2001. Xác định tỷ lệ Lysin năng lượng thích hợp cho heo sinh
trưởng và heo vỗ béo giống Yorkshire. Hội thảo Khoa học về Chăn nuôi Thú y, Bộ Nông nghiệp. Phần
Thức ăn và Dinh dưỡng vật nuôi. TP Hồ Chí minh. 245-254
5. Brown, H. W., B. G. Harmon, and H. Jensen. 1973. Lysin requirement of the finishing pig for maximum
carcass leanness. J. Anim. Sci. 37:1159
6. Chung, T. K., and D. H. Baker. 1992. Ideal amino acid pattern for 10-kilogram pigs. J. Anim. Sci.
70:3102–3111
7. Cromwell, G. L., T. R. Cline, J. D. Crenshaw, T. D. Crenshaw, R. C. Ewan, C. R. Hamilton, A. J. Lewis,
D. C. Mahan, E. R. Miller, J. E. Pettigrew, L. F. Tribble, and T. L. Veum. 1993. The Dietary Protein
and(or) Lysin Requirements of Barrows and Gilts. J. Anim. Sci. 71:1510-1519
8. De La llata, M., S. S. Dritz, M. D. Tokach, R. D. Goodband, PAS, and J. L. Nelssen. 2007. Effects of
Increasing Lysin to Calorie Ratio and Added Fat for Growing-Finishing Pigs Reared in a Commercial
Environment: I . Growth Performance and Carcass.
9. Ettle, T., Roth-Maier, D.A., and Roth1, F. X. 2003. Effect of apparent ileal digestible lysin to energy ratio
on performance of finishing pigs at different dietary metabolizable energy levels. J. Anim. Physiol. a.
Anim. Nutr 87: 269–279.
10. Kendall, D. C., Gaines, A. M., Allee, G. L. and Usry, J. L. 2008. Commercial validation of the true ileal
digestible lysin requirement for eleven- to twenty-seven-kilogram pigs. J Anim Sci 86: 324-332.
11. NPPC (National Pork Producers Council). 1994. Fat-free lean index users guide.
12. NRC. 1998. Nutrient requirement for swine. 10th ed. Natl. Acad. Press, Washington, DC
13. O’Connell, M. K., Lynch, P. B., and O’Doherty, J. V. 2005. Determination of the optimum dietary lysin
concentration for growing pigs housed in pairs and in groups. Animal Science 81: 249-255
14. Roth, F. X., K. Eder, and M. Kirchgessner. 1999. The effect of energy density and the lysin to energy ratio
of diets on the performance of piglets. J. Anim. Physiol. Anim. Nutr. (Berl.) 82:1–7.

15. Smith, J.W., M.D. Tokach, J.L. Nelssen, and R.D. Goodband. 1999. Effects of lysin:calorie ratio on growth
performance of 10- to 25kg pigs. J. nim. Sci. 77: 3000–3006.


Phụ lục 1. Khẩu phần cho lợn thí nghiệm giai đoạn 20-50 kg (%)
Nguyên liệu
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
Lô 6
Lô 7
Lô 8
Lô 9
Lô 10
Lô 11
Lô 12
Ngô hạt
39.75
38.69
39.03
39.41
39.81
41.55
26.77
25.58
25.69
26.01
26.67

26.50
Tấm gạo tẻ
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
Cám gạo






17.00
17.00
17.00
17.00
17.00
17.00
Sắn khô
15.00
15.00

15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
15.00
Khô đậu Ấn Độ
23.17
25.68
25.10
24.50
23.86
20.26
19.85
23.60
23.32
22.64
21.68
21.56
Bột đá trắng
1.09
1.08
1.09
1.09
1.09
1.10

1.13
1.12
1.13
1.13
1.33
1.13
DCP (17% P)
1.83
1.80
1.81
1.82
1.82
1.87
2.00
1.94
1.95
1.96
1.65
1.98
Dầu đậu tương
1.91
1.92
1.85
1.77
1.69
1.54







Premix – VTM khoáng
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
L-Lysin HCl

0.05
0.19
0.33
0.47
0.70

0.01
0.06
0.26
0.41
0.53
DL-Methionine


0.02
0.08
0.15
0.23
0.30


0.05
0.11
0.23
0.23
L-Threonine

0.01
0.09
0.16
0.24
0.35


0.05
0.13
0.25
0.27
L-Tryptophan


0.01
0.02
0.04

0.08



0.01
0.03
0.05
Muối (NaCl)
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
Bột ngọt Vedan
1.5




1.5
2.50






Thành phần hóa học












Vật chất khô (%)
87.57
87.60
87.62
87.64
87.67
87.67
88.28
88.07
88.09
88.14
88.06
88.23
ME (Kcal/kg)

3250
3250
3250
3250
3250
3250
3,050
3,050
3,050
3,050
3,091
3,050
Protein thô (%)
15.90
16.00
16.00
16.00
16.00
15.90
16.00
16.00
16.00
16.00
16.00
16.00
Lysin tổng số (%)
0.77
0.87
0.97
1.07

1.16
1.25
0.72
0.84
0.88
1.02
1.11
1.20
Lysin tiêu hóa
0.65
0.75
0.85
0.94
1.04
1.14
0.60
0.70
0.74
0.89
0.98
1.07
Meth+Cystein tổng số
0.49
0.53
0.59
0.64
0.72
0.76
0.46
0.53

0.57
0.62
0.73
0.73
Meth+Cys tiêu hóa
0.41
0.45
0.51
0.57
0.64
0.68
0.38
0.44
0.48
0.53
0.64
0.64
Threonin tổng số
0.57
0.62
0.68
0.74
0.81
0.87
0.52
0.61
0.66
0.72
0.82
0.84

Threonin tiêu hóa
0.47
0.51
0.58
0.64
0.71
0.78
0.42
0.49
0.54
0.60
0.71
0.73
Tryptophan tổng số
0.17
0.18
0.18
0.20
0.22
0.23
0.16
0.19
0.19
0.19
0.21
0.23
Tryptophan tiêu hóa
0.14
0.16
0.15

0.17
0.19
0.21
0.13
0.16
0.16
0.16
0.18
0.19
Giá (đồng/kg)
5902
6027
6120
6332
6564
6772
5821
5948
6031
6214
6138
6734



Phụ lục 2. Khẩu phần cho lợn thí nghiệm giai đoạn trên 50 kg (%)
Nguyên liệu
Lô 1
Lô 2
Lô 3

Lô 4
Lô 5
Lô 6
Lô 7
Lô 8
Lô 9
Lô 10
Lô 11
Lô 12
Ngô hạt
50.24
49.08
49.42
49.79
50.16
50.53
18.38
17.12
16.75
17.79
17.18
17.35
Sắn khô
20.00
20.00
20.00
20.00
20.00
20.00
20.00

20.00
20.00
20.00
20.00
20.00
Cám gạo
10.00
10.00
10.00
10.00
10.00
10.00
47.83
47.90
48.58
47.50
48.50
48.60
Khô đậu Ấn Độ
15.39
16.43
15.90
15.30
14.71
14.11
10.63
11.73
11.18
10.80
10.12

9.56
Bột đá
1.04
1.04
1.04
1.06
1.05
1.05
1.28
1.28
1.29
1.40
1.41
1.42
DCP (17% P)
1.51
1.50
1.51
1.51
1.52
1.53
1.13
1.12
1.12
1.14
1.14
1.14
Dầu đậu tương
1.06
1.05

0.97
0.90
0.82
0.74






Premix – VTM khoáng
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
L-Lysin HCl (AJINO)
0.01
0.10
0.24
0.37
0.51
0.65


0.08
0.21
0.34
0.47
0.60
DL-Methionine

0.03
0.07
0.13
0.19
0.26

0.02
0.03
0.10
0.16
0.22
L-Threonine

0.02
0.09
0.16
0.24
0.31


0.09
0.16

0.23
0.30
L-Tryptophan


0.01
0.03
0.05
0.07



0.02
0.04
0.06
Muối (NaCl)
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
0.50
Thành phần hóa học













Vật chất khô (%)
87.57
87.6
87.62
87.64
87.66
87.68
88.74
88.76
88.81
88.82
88.88
88.91
ME (Kcal/kg)
3,150
3,150
3,150
3,150
3,150

3,150
2,950
2,950
2,950
2,953
2,953
2,957
Protein thô (%)
12.50
13.00
13.00
13.00
13.00
13.00
12.50
13.00
13.00
13.00
13.00
13.00
Lysin tổng số (%)
0.61
0.71
0.80
0.89
0.98
1.08
0.60
0.69
0.78

0.87
0.95
1.04
Lysin tiêu hóa
0.50
0.60
0.69
0.79
0.88
0.98
0.48
0.56
0.65
0.74
0.83
0.92
Meth+Cyst tổng số
0.43
0.44
0.49
0.55
0.60
0.66
0.46
0.47
0.50
0.55
0.60
0.66
Meth+Cys tiêu hóa

0.35
0.36
0.42
0.47
0.53
0.59
0.35
0.36
0.39
0.44
0.50
0.55
Threonin tổng số
0.47
0.51
0.57
0.63
0.69
0.76
0.47
0.50
0.56
0.62
0.68
0.74
Threonin tiêu hóa
0.38
0.41
0.47
0.54

0.60
0.66
0.35
0.38
0.44
0.50
0.56
0.63
Tryptophan tổng số
0.14
0.14
0.15
0.17
0.18
0.20
0.15
0.16
0.15
0.17
0.18
0.20
Tryptophan tiêu hóa
0.11
0.12
0.13
0.14
0.16
0.18
0.12
0.12

0.12
0.13
0.15
0.17
Giá (đồng/kg)
5334
5404
5568
5782
5993
6206
4911
4978
5039
5243
5443
5658


×