Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.58 KB, 12 trang )



nh hng ca ch  dinh dng và phng thc cho n n nng sut, cht lng sa và
hiu qu kinh t trong
chn nuôi bò sa nông h Ba Vì
  
1
        
 
1

1


Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
1
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tt
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ Ba Vì. Thí nghiệm trên 15 bò vắt sữa, được chia làm 2
mùa, mùa đông và mùa mưa. Bò được bố trí thí nghiệm theo ô vuông la tinh. Kết quả: Lượng vật chất khô thu nhận
của đàn bò tăng so với lô đối chứng từ 3,4 đến 8%; Năng suất sữa quy đổi 4% mỡ ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối
chứng từ 9,2 đến 11,7%; Chất lượng sữa của lô thí nghiệm với các chỉ tiêu: mỡ, tỷ lệ vật chất khô và tỷ trọng sữa
đều cao hơn lô đối chứng rõ rệt (P<0,05); Mức thay đổi khối lượng bò: bò lô thí nghiệm tăng 1,7kg/tháng, bò lô thí
nghiệm tăng 6,3kg/tháng; Hiệu quả kinh tế: do đầu tư máy móc và phải dùng năng lượng điện, nên mô hình chăn
nuôi phải có 17 bò vắt sữa trở lên mới có hiệu quả.
1. t vn 
Chúng ta biết rằng: năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính năng di
truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc cung cấp chất dinh dưỡng như năng lượng, protein,
khoáng, vitamin vv… đầy đủ và thích hợp là hết sức quan trọng đối với sức khỏe bò sữa và để
đạt năng suất sữa tối đa. Khẩu phần bò sữa bao gồm thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung


khoáng và vitamin. Khi khẩu phần được tính toán đúng và chất dinh dưỡng được cung cấp cân
đối, nên môi trường dạ cỏ ổn định hơn, sự tiêu hóa thức ăn nhờ vi sinh vật ở dạ cỏ sẽ tối ưu, năng
suất sữa cũng cao hơn. Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TRM) là cách tốt nhất để đạt mục tiêu
này, giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất thường gặp so với khi cho ăn riêng rẽ
từng loại thức ăn. Như vậy, thức ăn hỗn hợp TRM (Total Mixed Ration) là loại thức ăn hỗn hợp,
được trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò.
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ba Vì cũng như nhiều địa phương khác trên cả
nước, việc lập khẩu phần cho ăn chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm với công thức đơn giản là cho
ăn thức ăn tinh ở mức 0,5 kg/lít sữa còn thức ăn thô cho ăn tùy theo khả năng sẵn có của cơ sở.
Thức ăn thô và thức ăn tinh được cho ăn riêng biệt và thường khá tùy tiện. Chế độ dinh dưỡng và
cách nuôi dưỡng có thể gây lãng phí thức ăn nhất vì không đảm bảo được sự cân đối giữa nhu
cầu dinh dưỡng cho bò.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: 




2. Vt liu và phng pháp nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu là 15 bò cái lai HF được chọn ở lứa sữa thứ 2 - 5, tháng vắt sữa 1–
5, khối lượng cơ thể 430–440 kg, năng suất sữa 15-16 kg/ngày. Thí nghiệm được tiến hành làm 2
đợt, mỗi đợt kéo dài 3 tháng tại trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Đợt thí nghiệm thứ
nhất từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009 (mùa khô). Đợt thí nghiệm thứ 2 từ tháng 6
đến tháng 9 năm 2009 (mùa mưa).

- Lượng thức ăn ăn vào (kg)
- Năng suất và chất lượng sữa
- Thay đổi khối lượng bò
- Xác định hiệu quả kinh tế


- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được thiết kế theo theo kiểu ô vuông la tinh, trong đó
bò thí nghiệm được phân chia vào 5 khối, mỗi khối 3 con dựa vào yếu tố tháng sữa và năng suất
sữa. Bò ở tất cả các lô thí nghiệm được nuôi nhốt cá thể, mỗi con có máng ăn và máng uống
riêng. Sơ đồ bố trí gia súc thí nghiệm (theo số hiệu bò) vào các lô ở mỗi lần thí nghiệm được
trình bày ở bảng 1.
. Sơ đồ bố trí bò thí nghiệm

Mùa đông
Mùa hè

Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Khối 1
3220
3278
3192
479
530
708
Khối 2
106
915
3422
214
427
990

Khối 3
909
116
917
243
707
911
Khối 4
115
186
3030
916
001
220
Khối 5
009
697
3990
140
520
278

- Khẩu phần và cách cho ăn:
+ Bò ở lô 1 được ăn khẩu phần đối chứng, giữ nguyên khẩu phần và cách cho ăn truyền
thống: cho ăn tinh riêng, cho ăn thô riêng;
+ Khẩu phần cho lô 2 và lô 3 được xây dựng khẩu phần có mức năng lượng và protein
đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn của NRC (2001) [12] có tham khảo tiêu chuẩn của Nhật Bản
(NARO, 2006) [10] và AFRC (1993) [4].
+ Cách cho ăn bao gồm: cách cho ăn truyền thống (tinh – thô riêng rẽ) áp dụng với lô 1
và lô 2; cách cho ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) áp dụng với lô 3.



Mỗi bò thí nghiệm sẽ được ăn cả ba khẩu phần ở ba lần nhắc lại khác nhau. Do đặc điểm
này mà khẩu phần của lô đối chứng chỉ được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm còn khẩu phần
lô 2 và lô 3 được xây dựng từ lúc trước khi bắt đầu thí nghiệm.
. Công thức khẩu phần cho bò ở các lô thí nghiệm
a

Nguyên liệu
Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
b

Lô 2
Lô 3
Lô 1
b

Lô 2
Lô 3
Cỏ voi
29,7
24,7
25,7
48,2
39,7
39,2
Cỏ Ruzi khô
2

5,1
5

3,5
3,7
Hygro 005
7,97
3,1
3
7,8
3,14
3,12
Bã bia
4,15
3,3
3,4
4
3
3
Đậu tương

1,2
1,1

1,34
1,38
Bột ngô

1,9
2


0,4
0,6
Bột sắn




1,86
1,84
Rỉ mật

1,9
2

1
1
Dầu ăn

0,22
0,23

0,1
0,13
Urea

0,04
0,04

0,05

0,05
ME (MJ/kg DM)
9.67
9.86
9.88
9.11
10.59
10.62
CP (%/DM)
16.1
13.48
13.52
19.01
14.58
14.61
a
: kg/con/ngày theo khối lượng dạng sử dụng
b
: lượng thức ăn của lô 1 được xác định sau khi kết thúc theo dõi thí nghiệm

- Lượng thức ăn ăn vào (kg): được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và
lượng thức ăn thừa trong suốt thời gian thí nghiệm.
- Năng suất và chất lượng sữa: Năng suất sữa ngày được xác định là tổng lượng sữa vắt
buổi sáng và sữa vắt buổi chiều, phân tích chất lượng sữa bằng máy phân tích sữa.
- Thay đổi khối lượng bò: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước
khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi đợt thí nghiệm bằng cân điện tử đại gia
súc.
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định và mô hình mô phỏng
được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó số liệu về chi phí thức ăn, năng suất sữa, chất
lượng sữa trong 10 ngày cuối của mỗi đợt TN được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho việc tính toán

trong mô hình. Đối với phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định, tiến hành
phân tích hiệu quả kinh tế của một trại chăn nuôi có quy mô cố định (5 bò vắt sữa) và áp dụng
phương pháp phân tích riêng phần (partial budget analysis), nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những
phần có sự khác biệt về thu chi giữa các lô thí nghiệm. Những phần được xem là giống nhau giữa
các lô sẽ không đưa vào phân tích. Hiệu quả kinh tế của lô này so với lô kia sẽ được phân tích
theo công thức:
Hiệu quả kinh tế = (Tăng thu + Giảm chi) – (Tăng chi + Giảm thu)


Trong đó riêng phần thu nhập chỉ đưa vào phân tích phần thu nhập từ bán sữa. Các khoản
thu nhập từ bê hoặc từ các sản phẩm phụ khác trong quá trình chăn nuôi bò sữa được xem là như
nhau giữa các lô TN. Phần chi phí bao gồm chi phí cố định (chỉ phân tích phần chi phí cố định
phát sinh khi áp dụng cho lô này so với lô kia: máy thái thức ăn thô và máy trộn TMR) và chi phí
biến đổi (chi phí thức ăn và chi phí năng lượng tính trên đơn vị đầu con). Đối với phương pháp
xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình mô phỏng, dựa vào các số liệu kinh tế và kỹ thuật của thí
nghiệm để xác hiệu quả kinh tế (hiệu số giữa Tăng thu + Giảm chi và Tăng chi + Giảm thu) để
xác định qui mô tối thiểu của đàn vắt sữa để bò nuôi theo lô TN này có hiệu quả hơn so với lô
TN kia.


- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán trên bảng tính Excel 2007 và sau đó xử lý thống kê bằng phương
pháp phân tích phương sai (ANOVA) với mô hình phân tích theo thiết kế ô vuông latinh trên
phần mềm Minitab 14 với các tham số là lô, khối và đợt thí nghiệm. So sánh cặp đôi giữa các giá
trị trung bình của các chỉ tiêu giữa các lô thí nghiệm áp dụng phương pháp Tukey.
3. Kt qu và tho lun

. Lượng thức ăn thu nhận của bò ở các lô thí nghiệm
i


Mùa vụ
Mùa khô
Mùa mưa
Chỉ tiêu
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
VCK thu
nhận (DMI)
14,67
a

14,87
a

15,17
b

0,12
<0,05
13,68
a


14,39
b

14,77
c

0,19
<0,05
VCK thừa
1,06
b

1,02
b

0,61
a

0,06
<0,05
1,37
b

1,28
b

0,79
a

0,08

<0,05
VCK TĂ
tinh
7,88
b

7,50
a

7,59
a

0,08
<0,05
7,76
b

7,20
a

7,55
ab

0,18
<0,05
VCK TĂ
thô
6,78
a


7,37
b

7,58
b

0,13
<0,05
5,92
a

7,19
b

7,22
b

0,09
<0,05
Tỷ lệ TĂ
tinh
j

53,72
50,44
50,02


56,73
50,02

51,14


i
: kg/con/ngày;
j
: % trong tổng DMI

Bảng 3 cho thấy lượng VCK thu nhận của lô đối chứng là tương đương với lô 2, thấp hơn
lô ăn TMR ở mùa khô và thấp nhất trong 3 lô ở mùa mưa (P<0,05). Tương tự như vậy, lượng
VCK từ thức ăn thô của lô đối chứng cũng thấp nhất ở cả mùa đông và mùa hè (P<0,05). Lượng
VCK thu nhận của lô 2, lô 3 cao hơn lô 1 ở mùa khô tương ứng là 1,4 %, 3,4%; tương tự ở mùa
mưa là 5,2%, 8,0%. Trong khi đó, lượng VCK thức ăn thừa lại cao hơn lô 3 rõ rệt và lượng VCK
từ thức ăn tinh thì cao nhất trong 3 lô ở cả hai mùa (P<0,05). Lô đối chứng có lượng VCK thu
nhận thấp hơn, trong khi lượng VCK thức ăn tinh lại cao hơn các lô khác, điều này dẫn đến tỷ lệ
thức ăn tinh trong tổng lượng VCK thu nhận của lô đối chứng là cao nhất trong cả mùa đông và
mùa hè. Theo Đinh Văn Cải, VCK cần thu nhận của bò có khối lượng 500kg, năng suất sữa
25kg/ngày là 15,87kg [1], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
Có thể nhận thấy, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần của lô ăn truyền thống (lô 2) và lô ăn
TMR (lô 3) là không có thay đổi nhiều từ mùa khô sang mùa mưa, điều này là do khẩu phần của
các lô này được tính toán theo nhu cầu của gia súc một cách khoa học. Còn với lô đối chứng, bò
được cho ăn theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, số lượng các loại thức ăn đặc biệt là thức ăn
thô có biến động lớn theo mùa nên tỷ lệ thức ăn tinh cũng có biến động đáng kể (53,72% ở mùa
đông và 56,73% ở mùa hè).


Bò thí nghiệm ở lô 2 và lô 3 chỉ khác nhau về phương pháp cho ăn còn thành phần và số
lượng các loại thức ăn trong khẩu phần là như nhau. Tuy vậy, lượng VCK thu nhận của lô 3 cao
hơn lô 2 (P<0,05) và lượng VCK thức ăn thừa thì thấp hơn (P<0,05). Điều này là do, khi cho bò
ăn theo phương pháp TMR, bò không lựa chọn được thức ăn mà phải ăn cả hỗn hợp, vì thế đã tối

đa hóa được lượng thức ăn thu nhận cũng như giảm thiểu lượng thức ăn thừa.
Trong khi đó, phần thức ăn thừa của lô 2 hầu như chỉ là phần thức ăn thô và không thể sử
dụng lại cho nhóm bò nào khác. Như vậy, mức độ thất thoát thức ăn của phương thức cho ăn
TMR là nhỏ hơn đáng kể so với phương thức cho ăn truyền thống.

. Năng suất sữa và tiêu tốn thức ăn cho tạo sữa của bò thí nghiệm
Mùa vụ
Mùa khô
Mùa mưa
Chỉ tiêu
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Năng suất sữa
(kg/ngày)
15,7
a

17,0
b

17,1
b


0,347
<0,05
14,66
a

15,52
b

15,87
b

0,312
<0,05
Năng suất sữa
tiêu chuẩn 4%
mỡ (kg/ngày)
15,2
a

16,6
b

16,9
b

0,327
<0,05
13,79
a


14,86
b

15,41
c

0,191
<0,05
Năng suất VCK
sữa (kg/ngày)
1,93
a

2,02
b

2,10
c

0,029
<0,05
1,72
a

1,86
b

1,94
c


0,031
<0,05
Năng suất
protein sữa
(kg/ngày)
0,47
0,5
0,52
0,012
>0,05
0,46
0,48
0,51
0,028
>0,05
Năng suất mỡ
sữa (kg/ngày)
0,59
a

0,65
b

0,67
b

0,013
<0,05
0,54

a

0,59
b

0,61
c

0,003
<0,05
Chi phí VCK
thức ăn/kg sữa
tiêu chuẩn (kg)
0,96
b

0,89
a

0,90
a

0,025
<0,05
0,99
b

0,97
a


0,96
a

0,031
<0,05

Năng suất sữa lô đối chứng là thấp nhất trong 3 lô thí nghiệm cả ở mùa khô và mùa mưa
(Bảng 4). Năng suất sữa tươi quy đổi ra sữa tiêu chuẩn 4% mỡ của bò lô 1 (đối chứng) thấp hơn
lô 2 và 3 (ăn truyền thống và lô ăn TMR là 9,2% và 11,2%) trong mùa khô. Mùa mưa, mức
chênh lệch này ở mức 7,7% và 11,7% so với lô 2 và 3.
Cũng theo số liệu bảng 4, năng suất sữa tươi của lô ăn truyền thống và lô ăn TMR không
có sự sai khác rõ rệt cả ở mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, khi quy ra năng suất sữa tiêu chuẩn
4% mỡ thì lô ăn truyền thống lại thấp hơn lô ăn TMR trong mùa mưa. Năng suất VCK sữa của lô
ăn TMR cũng cao hơn khá rõ rệt so với lô ăn truyền thống (P<0,05) trong cả hai mùa. Điều này
chứng tỏ phương pháp cho ăn TMR có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sữa, mà cụ thể là mỡ
sữa và VCK sữa.
Theo Harris và Bachman (1988) [6], khi mức năng lượng khẩu phần hoặc mức thu nhận
VCK giảm sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ VCK trong sữa, và tỷ lệ này thường được khôi phục sau


khi tăng được mức năng lượng khẩu phần và lượng VCK thu nhận. Phương pháp cho ăn TMR
làm tăng đáng kể lượng VCK thu nhận so với lô cho ăn truyền thống (bảng 3), chính vì vậy mà
năng suất chất khô trong sữa của lô ăn TMR cũng cao hơn.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương pháp cho ăn đến chất lượng sữa của bò lai
HF nuôi tại Ba Vì được thể hiện ở bảng 5:
. Chất lượng sữa của bò ở các lô thí nghiệm
Mùa vụ
Mùa khô
Mùa mưa
Chỉ tiêu

Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Tỷ lệ mỡ sữa TB
ngày (%)
3,76
a

3,85
b

3,91
b

0,027
<0,05
3,68
a

3,77
b

3,84

c

0,031
<0,05
Tỷ lệ protein sữa TB
ngày (%)
2,95
2,98
3,02
0,032
>0,05
2,97
3,01
3,04
0,048
>0,05
Tỷ lệ chất rắn không
mỡ sữa (%)
8,67
b

7,99
a

8,45
b

0,085
<0,05
8,03

a

7,97
a

8,11
b

0,062
<0,05
Tỷ lệ VCK sữa (%)
12,01
a

12,26
b

12,35
b

0,061
<0,05
11,63
a

11,98
b

12,21
c


0,082
<0,05
Tỷ trọng sữa
27,16
a

27,30
a

29,00
b

0,215
<0,05
25,90
a

26,03
a

27,87
b

0,311
<0,05

Kết quả phân tích chất lượng sữa trình bày tại bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ mỡ sữa trung bình
của bò lô đối chứng (lô 1) đều thấp hơn lô 2 và 3 từ 2,4 đến 4,3% ở mùa khô và mùa mưa. Tỷ lệ
vật chất khô sữa ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng rất rõ rệt (P<0,05), cao hơn từ 2,8% đến

4,9%. Vì vậy, tỷ trọng sữa của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng từ 6,7% đến 7,6%. Sự khác
biệt giữa lô ăn TMR và lô ăn truyền thống có thể do tác động tích cực của việc cung cấp một
cách đồng thời, đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cho hoạt động hệ vi sinh vật dạ cỏ. Snowdon
(1991), Neitz và Dugmore (2005), Lammers và cộng sự (2007) cũng cho rằng, phương thức cho
ăn dạng TMR giúp duy trì ổn định môi trường dạ cỏ và thích hợp cho sự phát triển của vi sinh
vật hơn phương thức ăn tinh-thô riêng biệt.
Phương pháp cho ăn TMR thể hiện rõ tác động tích cực lên chất lượng sữa Tuy nhiên, tỷ
lệ protêin sữa lại không có khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp cho ăn. Điều này là do sự thay
đổi protêin sữa cần một khoảng thời gian dài hơn sự thay đổi mỡ sữa. Trong khi tình trạng mỡ
sữa thấp có thể được cải thiện sau 21 ngày bằng cách thay đổi khẩu phần, thì để cải thiện hàm
lượng protein sữa cần khoảng thời gian là 3 đến 6 tuần hoặc lâu hơn nữa (Heinrichs và cộng sự,
1997).
3.3. M
. Ảnh hưởng của chế độ và phương thức nuôi dưỡng đến tăng trọng của bò
Chỉ tiêu
Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Khối lượng trước thí
nghiệm (kg)
444,1

443,5
434,4
7,40
>0,05
432,8
451
447
6,81
>0,05



K
ết
quả
xác định mức thay đổi khối lượng cơ thể bò ở các lô thí nghiệm cho thấy, không có sự chênh lệch
đáng kể giữa lô đối chứng với hai lô còn lại về mặt thống kê (P>0,05). Chứng tỏ khẩu phần ăn theo
truyền thống (lô 1) ở Ba Vì là tương đối cao. Tuy nhiên, khi xét ở mức tăng giảm khối lượng cho
thấy: mùa khô, bò ở lô 1 giảm 3,9 kg, lô 2, lô 3 tăng 3,4; 6,1kg/tháng; tương tự ở mùa mưa các lô
đều tăng tương ứng là 1,7; 4,5; 6,3 kg/tháng. Các bò thí nghiệm được chọn đang ở tháng vắt 1-5,
đây là giai đoạn có nhiều biến động về năng suất sữa cũng như khối lượng cơ thể. Trong giai đoạn
đầu của chu kỳ tiết sữa (tháng vắt sữa 1-3) bò có xu hướng giảm trọng. Theo Hutjens (2007) [8],
bò có thể giảm khối lượng cơ thể từ 20 đến 50kg (tương đương 0,5 – 1điểm thể trạng). Sang đến
giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa (tháng vắt sữa 4-6) bò thu nhận thức ăn tốt hơn trong khi năng suất
sữa lại bắt đầu giảm nhẹ nên đây là giai đoạn bò hồi phục cơ thể và tăng trọng.

Theo số liệu tại bảng 7, chi phí thức ăn cho bò/ngày ở lô đối chứng là thấp hơn so với hai
lô có tính toán khẩu phần. Bên cạnh đó, đáng chú ý là tiền chi thức ăn của mùa khô cao hơn đáng
kể so với mùa mưa. Điều này là do giá thức ăn thô xanh mà cụ thể là giá cỏ voi ở mùa khô cao
hơn hẳn so với mùa mưa (800đ so với 300đ/kg). Cho bò ăn theo kinh nghiệm của người chăn

nuôi (lô đối chứng) không tiết kiệm được nhiều về khoản chi cho thức ăn so với 2 lô được tính
toán khẩu phần. Trong khi đó năng suất sữa của bò ở lô đối chứng lại thấp hơn rõ rệt so với 2 lô
kia (bảng 4), vì vậy chi phí thức ăn/kg sữa sản xuất được của lô đối chứng là cao hơn. Cụ thể chi
phí thức ăn/kg sữa tiêu chuẩn ở lô 1, lô 2, lô 3 lần lượt là 5366, 5289 và 5192 đ vào mùa đông và
4790, 4730, 4701 đ vào mùa hè.
. Chi phí thức ăn của bò thí nghiệm
()
Nguyên liệu
Đơn giá
(vnđ/kg)
Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Cỏ voi (Mùa khô)
800
23760
19760
20560
0
0
0
Cỏ voi (Mùa mưa)
300
0
0

0
14460
11910
11760
Cỏ Ruzi khô
2500
5000
12750
12500
0
8750
9250
Hygro 005
6000
47820
18600
18000
46800
18840
18720
Bã bia
1200
4980
3960
4080
4800
3600
3600
Đậu tương
11000

0
13200
12100
0
14740
15180
Bột ngô
5000
0
9500
10000
0
2000
3000
Bột sắn
2800
0
0
0
0
5208
5152
Rỉ mật
3000
0
5700
6000
0
3000
3000

Dầu ăn
18000
0
3960
4140
0
1800
2340
Khối lượng sau thí
nghiệm (kg)
440,2
446,9
440,5
7,83
>0,05
434,5
456
453
7,12
>0,05
Mức tăng giảm khối
lượng (kg/tháng)
-3,9
3,4
6,1
4,37
>0,05
1,7
4,5
6,3

3,67
>0,05


Urea
9000
0
360
360
0
450
450
Tổng chi TĂ

81560
87790
87740
66060
70298
72452

Chi phí thức ăn là phần chi phí quan trọng quyết định đến giá sữa sản xuất tại nông hộ,
tuy nhiên chi phí thức ăn chưa phải là toàn bộ chi phí cho sản xuất sữa. Một số chi phí khác có
liên quan đến giá thành sản phẩm (giá sữa sản xuất) cần được đưa vào phân tích khi so sánh hiệu
quả kinh tế giữa các phương thức chăn nuôi là chi khấu hao máy móc, chi lãi ngân hàng và chi
phí năng lượng.
. Chi phí khác
Chi khấu hao máy móc

Chi phí (đ/ngày)


Giá máy
Thời gian sử dụng (năm)
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Máy thái cỏ khô
15000000
6
0
0
6849
Máy trộn TMR
65000000
6
0
0
29680
Chi lãi ngân hàng (đ/ngày)

0
0
30685
Chi phí năng lượng (đ/ngày/con)
966
966
1539

Hiệu quả kinh tế chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác nhau, còn những phần
được coi là như nhau thì không đưa vào phân tích. Trong thí nghiệm này, phần chi phí khấu hao

chuồng trại, con giống, công lao động được xem là như nhau giữa các phương thức chăn nuôi.
Phương thức chăn nuôi sử dụng TMR đòi hỏi phải đầu tư thêm các máy móc là máy thái
thức ăn thô khô và máy trộn TMR với tổng chi phí là 80 triệu đồng. Theo số liệu ở bảng 8, nếu
tính khấu hao máy trong thời gian 6 năm và mức lãi vay ngân hàng là 14%/năm thì chi phí cố
định ở lô 3 sẽ cao hơn 2 lô còn lại là 67214 đ/ngày (bao gồm khấu hao máy móc 36529đ và lãi
ngân hàng 30685đ). Ngoài ra, việc vận hành các loại máy móc này cũng làm chi phí năng lượng
(điện) cho bò ở lô 3 tăng thêm 573 đ/con/ngày (với giá điện 1000đ/KWh).
. Tổng hợp chi phí và thu nhập theo ngày (mô hình 5 con)

Mùa khô
Mùa mưa

Lô 1
Lô 2
lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Chi phí cố định
A
1

A
A + 67214
A
A
A + 67214
Chi phí biến đổi







Chi thức ăn (đ/ngày)
407800
438950
438700
330300
351490
362260
Chi phí điện (đ/ngày)
4830
4830
7695
4830
4830
7695
Thu bán sữa (đ/ngày)
2

651965
684653
709650
630380
667360
706215
Tăng chi cố định
0
0

67215
0
0
67214
Tăng chi biến đổi (TĂ + năng lượng; đ/ngày)



Lô 2 so với lô 1
0
31150

0
21190

Lô 3 (TMR) so với lô 1
0

33765
0

34825
Lô 3 (TMR) so với lô 2

0
2615

0
13635
Tổng tăng chi (đ/ngày)







Lô 2 so với lô 1
0
31150

0
21190



Lô 3 (TMR) so với lô 1


100980


102040
Lô 3 (TMR) so với lô 2


69830


80850
Tổng tăng thu (đ/ngày)







Lô 2 so với lô 1

32688


36980

Lô 3 (TMR) so với lô 1


57685


75835
Lô 3 (TMR) so với lô 2


24997


38855
Tăng thu - tăng chi (đ/ngày)






Lô 2 so với lô 1

1538


15790

Lô 3 (TMR) so với lô 1


-43295


-26205
Lô 3 (TMR) so với lô 2


-44833


-41995
1
: A là phần chi phí cố định giống nhau giữa các lô thí nghiệm
2
: Theo giá sữa thu mua của công ty sữa Quốc Tế (IDP) có tính đến chất lượng sữa tại các thời điểm khác nhau
(Mùa đông, giá sữa bò lô 1 và lô 3 là 8300 đ/kg, sữa bò lô 2 là 8050 đ/kg. Mùa hè, giá sữa bò lô 1 và lô 2 là 8600
đ/kg, sữa bò lô 3 là 8900 đ/kg)

Bảng 9 cho thấy, với quy mô chăn nuôi 5 bò vắt sữa, phương thức chăn nuôi TMR không
đem lại hiệu quả kinh tế so với hai phương thức chăn nuôi còn lại. Phần thu nhập tăng thêm từ
bán sữa không đủ bù đắp phần tăng chi cố định quá lớn do phải đầu tư máy móc và chi lãi ngân
hàng.
Cũng theo bảng tổng hợp chi phí và thu nhập cho quy mô 5 con, phương thức chăn nuôi
truyền thống có tính toán khẩu phần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là với quy mô đàn 5
con, còn khi quy mô chăn nuôi tăng lên, chi phí cố định tính theo đầu con sẽ giảm đi và cán cân
so sánh sẽ có những biến đổi.
Để xác định quy mô đàn tối thiểu mà tại đó phương thức nuôi TMR sẽ cho hiệu quả kinh tế
cao hơn phương thức nuôi truyền thống, chúng tôi đã xây dựng đồ thị mô tả mối quan hệ giữa quy
mô đàn vắt sữa và hiệu số tăng thu-tăng chi của lô 3 so với lô 1 và lô 2.

 Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến hiệu quả kinh tế


Đồ thị về ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến hiệu quả kinh tế được xây dựng dựa trên
những số liệu kinh tế, kỹ thuật thu thập được trong quá trình thí nghiệm (bảng 4, bảng 7, bảng 8),
đồng thời coi phần chi phí biến đổi tính trên đơn vị đầu bò là không đổi, chỉ thay đổi quy mô
chăn nuôi. Đồ thị cho thấy, quy mô đàn tối thiểu để lô TMR cho hiệu quả kinh tế cao hơn lô đối
chứng (cho ăn theo kinh nghiệm) và lô truyền thống (có tính toán khẩu phần) lần lượt là 7 và 17
bò vắt sữa trở lên.
Như vậy, phương thức chăn nuôi có tính toán khẩu phần chính xác đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn so với phương thức chăn nuôi theo kinh nghiệm ngay cả ở quy mô chăn nuôi 1 bò vắt sữa.
Trong khi đó, do phải đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc nên dù bò cho năng suất và chất lượng sữa
cao hơn thì phải ở quy mô chăn nuôi từ 17 bò vắt sữa trở lên, phương thức chăn nuôi TMR mới đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn hai phương thức chăn nuôi còn lại. Nghĩa là, chỉ với quy mô chăn nuôi
từ 17 bò vắt sữa trở lên thì phần tăng thu từ bán sữa mới đủ bù đắp phần tăng chi khấu hao máy móc
và mang lại phần thu nhập tăng thêm cho người chăn nuôi.
4. Kt lun và  ngh


Bò được cho ăn khẩu phần theo kinh nghiệm của người chăn nuôi cho năng suất, chất
lượng sữa và hiệu quả kinh tế kém hơn so với bò nuôi theo khẩu phần được tính toán dựa trên
tiêu chuẩn của NRC (2001) kết hợp với tiêu chuẩn của NARO (2006).
Bò ăn TMR cho năng suất, chất lượng sữa cao hơn so với bò ăn tinh-thô riêng rẽ. Đặc
biệt, với cùng một khẩu phần được tính toán như nhau, bò ăn TMR có chất lượng sữa cao hơn rõ
rệt trong mùa mưa.
Hiệu quả kinh tế của phương thức chăn nuôi TMR chỉ cao hơn phương thức chăn nuôi
truyền thống khi quy mô chăn nuôi lớn hơn 17 bò vắt sữa.

Khuyến khích áp dụng phương pháp TMR với những hộ chăn nuôi quy mô lớn (từ 17 bò
vắt sữa trở lên) để thu được cả hiệu quả kỹ thuật (năng suất, chất lượng sữa) và hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi.
Khuyến cáo các hộ có quy mô đàn bò nhỏ trong cụm chăn nuôi cùng chung nhau mua
máy móc, để giảm chi phí cố định, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.
Tài liu tham kho
1. Đinh Văn Cải. 7/2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam
2. Pozy, P., Dehareng, D và Vũ Chí Cương. 2002. Nuôi dưỡng bò ở Miền Bắc Việt Nam; Nhu cầu dinh dưỡng của
bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 124 trang, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Viện Chăn nuôi. 2001. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
4. AFRC (1993). Energy and protein requirement of ruminants. An advisory manual prepared by the AFRC
Technical Committee on Responses to Nutrients. CAB international, Wallingford, UK.


5. Agnew, R.E., Yan, T., Murphy, J.J., Feirris, C.P. and Gordon, F.J. 2003. Development of maintenance energy
requirement and energetic efficiencyfor lactation from production data of dairy cows. Livestock Production
Science 82: 151-162.
6. Harris B. and Bachman K.C. (1988). Nutritional and Management Factors Affecting Solids-Not-Fat, Acidity
and Freezing point of Milk, University of Florida,
7. Heinrichs Jud , Jones Coleen , and Bailey Ken (1997). Milk Components: Understanding the causes and

Importance of Milk Fat and Protein Variation in Your Dairy Herd, Pennsylvania State University,

8. Hutjens Michael F. (2007). Managing physiological curves for peak milk, University of Illinois
Urbana, Illinois, U.S.A.,
9. Lammers, B.P., Heinrichs, A.J., Ishler, V.A (2007). Use of total mixed rations (TMR) for dairy cows.
www.das.psu.edu/dairynutrition/documents/tmr.pdf .
10. NARO. 2006. Japanese Feeding Standard for Dairy Cattle. Japan Livestock Industry Association.
11. Neitz, M.H and Dugmore, T. J (2005). Total mixed rations for dairy cattle.
/>ationsforDairyCattle/tabid/254/Default.aspx
12. NRC, 2001. Nutrient requirement of dairy cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press
Washington D.C.
13. Palmquist, D. L., A. D. Beaulieu, and D. M. Barbano. 1993. ADSA foundation symposium: Milk fat synthesis
and modification, feed and animal factors influencing milk fat composition. J. Dairy Sci. 76:1753–1771.
Snowdon, M (1991) Total Mixed Rations for Dairy Cattle. Livestock Nutrition. Issue 91.3, July, 1991.
www.gnb.ca/0170/01700007-e.asp

×