Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng phát triển cỏ họ đậu làm thức ăn cho gia súc tại tây Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.02 KB, 8 trang )



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỎ HỌ ĐẬU LÀM
THỨC ĂN CHO GIA SÚC TẠI TÂY NAM BỘ
Nguyễn Thị Hồng Nhân,
1
Nguyễn Thị Mùi,
1
Nguyễn Văn Quang,
1
Hoàng Đình Hiếu
Trường Đại học Cần Thơ;
1
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Các nghiên cứu đã được thực hiện tại 9 hộ gia đình và mức độ trang trại ở Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Thí
nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô chính và lô phụ (Split-plot deisgn) với 8 giống cỏ họ đậu. Mỗi giống
cỏ được bố trí trên 18 lô trong đó cung cấp hai mức phân vô cơ NPK-1 và NPK-2 (Urê 50-75 kg/ha, phốt pho: 500-
750 kg/ha, Kali: 200-300kg/ha) và 3 mức phân chuồng (10, 20 và 30 tấn/ha/năm).
Sau 2 năm theo dõi, kết quả cho thấy, 8 giống cỏ đậu trong thí nghiệm thích hợp trong điều kiện khí hậu
thời tiết, đất đai của vùng Tây Nam Bộ. Các giống đều cho năng suất cao và chất lượng tốt .
Trong sản xuất các giống cỏ họ đậu tại vùng Tây Nam Bộ bón phân hữu cơ ở mức (20 tấn/ha/năm) và phân
vô cơ NPK2 (75kg Ure - 750kg Super lân - 300kg Kali/ha/năm) là tốt nhất.
1. Đặt vấn đề
Để giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ ở nước ta hiện nay đang có ba
thử thách lớn. Thứ nhất là sự mất cân đối thức ăn thô xanh giữa các mùa, dư thừa thức ăn thô
xanh vào mùa mưa, phụ phẩm lúc thời vụ và thiếu thức ăn lúc giáp vụ và mùa khô. Thứ hai là
chất lượng nguồn thức ăn thô xanh cho vật nuôi ăn cỏ còn rất thấp dể dẩn đến mất cân đối dinh
dưỡng trong khẩu phần. Thứ ba là tình trạng ít tận thu nguồn lợi lớn từ phụ phẩm nông, công
nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.
Một trong những giải pháp đã được thực hiện để giải quyết những khó khăn trên là phát


triển lớn mạnh diện tích đồng cỏ chăn nuôi cùng bằng cách áp dụng những giống cỏ mới. Bên
cạnh những giống Hòa thảo mới được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, những giống cỏ họ Đậu
cũng đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng. Chính vì thế đề tài "Ảnh hưởng của phân bón
đến khả năng phát triển cỏ họ đậu làm thức ăn cho gia súc tại Tây Nam Bộ” được thực hiện
nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sản suất cũng như chất lượng của cỏ.
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Bảng 1. Bộ giống cỏ họ đậu trong thí nghiệm
Tên khoa học
Tên địa phương
Đặc điểm
Clitoria ternatea
Đậu Biếc
Thân bò
Centrosema pubescens
Đậu Ma
Thân bò
Psophocarpus tTetragonolobus
Đậu Rồng hoang
Thân bò
Stylosanthes CIAT 184
Đậu stylo
Thân bụi
Calliandra calothyrsus
Keo củi
Thân đứng
Leucaena leucocephala
Bình linh (Keo dậu)
Thân đứng



Flemingia macrophylla
Sơn tây
Thân đứng
Gliricida sepium
Anh Đào giả
Thân đứng

2.2. Điều kiện thí nghiệm
- Thời gian thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2007 đến tháng 4/2009.
- Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm thực hiện tại 3 nông hộ tại hợp tác xã bò sữa Long Hòa
phường Long Tuyền quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, 3 nông hộ tại hợp tác xã bò sữa
Evergrowth huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và 1 trang trại bò thịt tại thành phố Cần Thơ.
Đất đai: đất trồng cỏ thí nghiệm là đất vườn, ruộng, đất được làm sạch cỏ dại, đánh rãnh
và bón lót phân hữu cơ đã hoai mục trước khi trồng.
Bảng 2. Đặc điểm dinh dưỡng đất ở khu vực nghiên cứu
Chỉ tiêu
pH
OC %
N tổng số %
P
2
O
5
tổng %
K
2
O tổng %
P
2

O
5
dễ tiêu
(mg/100g đất)
Trang trại
4,5
4,12
0,35
0,02
0,33
4,7
Nông hộ
5,4
4,60
0,20
0,06
1,8
2,6
Nguồn: Phòng thí nghiệm Lý Hóa - Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD (2007)
Đất thí nghiệm chua (pH 4,5-5,4); mùn trung bình, các chỉ tiêu về N, P
2
0
5
,

K
2
0 cả tổng số
và dễ tiêu đều ở mức nghèo.
Bảng 3. Khí tượng thủy văn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tháng
Nhiệt độ TB
Lượng mưa TB
Độ ẩm TB
Tổng số giờ nắng
2007
2008
2007
2008
2007
2008
2007
2008
1
24,5
25
0
0
78
76
210
204
2
25
25,3
0
0
74
75
225

210
3
26
27
0
0
75
74
228
219
4
27,5
28,3
6
4
74
78
195
186
5
28
27,6
140
130
80
80
165
180
6
27,8

27,8
145
140
85
84
180
171
7
26
27
120
105
80
80
150
165
8
26,3
26,8
260
240
94
92
144
150
9
27
27,5
180
177

85
86
150
138
10
27,5
27,3
285
283
96
94
135
141
11
27,3
27
256
250
87
89
180
186
12
26
25,5
42
38
80
80
195

198
Nguồn: Đài khí tượng thành phố Cần Thơ (2008)

Khí hậu: thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11
và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm
96,6% năm. Nhiệt độ trung bình 26,6
o
C, độ ẩm trung bình 82,3%, tổng số giờ nắng trong năm là
2157. Với điều kiện khí hậu trên phù hợp cho các giống cây thức ăn có ngồn gốc nhiệt đới.


Phân bón: sử dụng phân chuồng hoai mục mua tại địa phương, còn phân hóa học như
urea, lân, kali mua ở các cửa hàng phân bón dưới dạng phân đơn.
2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô chính và lô phụ (Split-plot deisgn).
Mỗi giống cỏ được bố trí trên 18 lô theo trình tự 3 mức phân chuồng x 2 mức phân vô cơ x 3 lần
lặp lại, với diện tích mỗi lô 20-25 m
2
.

Khoảng cách trồng 50 x 50 cm.

- Phân hữu cơ bón ở 3 mức: 10 tấn/ha (HC-10), 20 tấn/ha (HC-20), 30 tấn/ha (HC-30).
- Phân Vô cơ bón ở 2 mức NPK-1: Ure 50 kg/ha; Super lân 500 kg/ha; Kali 200 kg/ha
- NPK-2: Ure 75 kg/ha; Super lân 750 kg/ha; Kali 300 kg/ha.
Bón phân: Phân hữu cơ, phân Lân và phân Kali được bón lót trước khi gieo trồng hoặc
bón trong giai đoạn làm cỏ dại có tưới nước kịp thời, phân Ure dùng bón thúc sau mỗi lần thu
hoạch, khi bón phân cần giữ nước lại trên ruộng khoảng từ 1-2 ngày, tránh bón phân vào những
ngày mưa dầm hoặc lũ lớn.
Thời gian thu hoạch lứa đầu là 120 ngày sau khi trồng và các lứa tiếp theo 60 ngày, độ

cao cắt từ 45-55 cm. Cân toàn bộ cỏ thu hoạch được của từng lô, sau đó qui về tấn/ha.Lấy 1 kg
mẫu tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân, xử lý mẫu này để lấy 300g mẫu phân tích thành phần
hóa học bằng phương pháp AOAC (1990)
* Các chỉ tiêu theo dõi :
- Chiều cao cây (cm).
- Số nhánh cấp 1.
- Năng suất chất xanh (tấn/ha/).
- Thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của các giống thí nghiệm (Protein thô, xơ thô,
khoáng, béo thô, NDF, ADF, IVOM).
2.4. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu và phân tích phương sai bằng mô hình Tuyến tính Tổng quát (General
Linear Model) của chương trình Minitab Release 13.2 (2000). Để kiểm định mức độ khác biệt ý
nghĩa của các nghiệm thức và trắc nghiệm thức dựa vào Turkey.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng các mức phân bón đến chiều dài thân chính hoặc chiều cao cây tại thời
điểm thu hoạch
Bảng 4. Ảnh hưởng các mức phân bón đến chiều dài thân chính hoặc chiều cao cây (cm)
Loại đậu
Phân hữu cơ
SE
P
Phân NPK
SE
P
HC-10
HC-20
HC-30
NPK-1
NPK-2
Đậu Biếc

73,86
95,15
73,63
3,63
0,001
71,92
89,83
2,97
0,08
Đậu Ma
251,41
243,68
244,61
27,46
0,98
247,75
256,39
2,33
0,02
Đậu Rồng
153,37
171,45
178,11
11,23
0,45
162,41
174,78
2,41
0,04
Đậu Stylo

69,65
75,65
77,40
1,68
0,06
70,50
78,00
1,37
0,01


Calliandra
163,66
165,39
161,41
4,03
0,62
157,23
169,74
3,29
0,03
Binh Linh
126,44
129,57
129,34
2,81
0,43
123,78
133,12
2,09

0,05
Flemingia
107,83
111,66
113,30
2,19
0,34
109,78
119,54
3,36
0,04
Anh Đào Giả
89,22
93,76
97,27
1,58
0,24
90,33
96,49
0,88
0,05

Chiều cao cây là đặc tính di truyền của giống nhưng chụi tác động rất lớn của điều kiện
môi trường và kỹ thuật canh tác. Chỉ tiêu này còn là tiêu chí đánh giá sự sinh trưởng, phát triển
và tính năng sản xuất của cây (Kalamani và cs, 2003).
Phân hữu cơ tuy có tính chất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách từ từ.
Nhưng khi ở nhiệt độ thích hợp (25-29
o
C), ẩm độ (55-80%), và điều kiện được cung cấp thêm N
vô cơ, hoạt động phân giải chất hữu cơ, khoáng hóa N, Nitrate hóa sẽ được thúc đẩy. Ngoài ra,

hoạt động của nhóm vi khuẩn thuộc chi Brachy Brachyrhizobium cộng sinh ở cây họ Đậu đã
giúp cây sử dụng hiệu quả dưỡng chất được cung cấp (Phạm Văn Kim, 2000). Mặt khác, do phân
hữu cơ sử dụng có nguồn gốc từ phân trùng, lượng trứng trùng quế có sẳn trong phân cũng đóng
góp đáng kể vào hoạt động phân giải chất hữu cơ khi trưởng thành. Chiều dài thân chính khi thu
hoạch ở mức độ phân NPK-2 cho kết quả tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại.

3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến số nhánh bậc 1 của cây tại thời điểm thu hoạch
Kết quả ghi nhận từ bảng 3 cho thấy tác động của phân hữu cơ ở các mức độ khác nhau
không làm ảnh hưởng đến số nhánh bậc 1 của cây tại thời điểm thu hoạch. Kết quả này hòan toàn
tương tự với thí nghiệm của Trần Thị Thu Thủy (2008) trên cây Calliandra calothyrsus,Vũ Thị
Kim Anh (2008) trên đậu Stylosanthes hamata và Lê Thị Êm (2008) trên cây đậu Flemingia.
Theo Nguyễn Thị Trong (1979) khi cây bị mất ngọn, số nhánh càng tăng hơn do cây có xu
hướng tập trung dưỡng chất để nuôi dưỡng các phần còn lại, nhánh bậc 1 dài ra rồi sinh nhánh
bậc 2. Khác với số lá trên thân chính, số nhánh bậc 1 có xu hướng tăng dần qua 3 lứa cắt.
Bảng 5. Ảnh hưởng các mức phân bón đến số nhánh bậc 1
Loại đậu
Phân hữu cơ
SE
P
Phân NPK
SE
P
HC-10
HC-20
HC-30
NPK-1
NPK-2
Đậu Biếc
5,13
6,05

5,53
0,56
0,46
4,68
6,47
0,46
0,08


Đậu Ma
5,52
6,32
6,93
0,42
0,06
5,03
6,79
0,43
0,22
Đậu Rồng
11,75
12,15
12,71
1,20
0,76
11,95
12,43
1,05
0,06
Đậu Stylo

14,20
14,65
15,00
0,51
0,59
14,00
15,25
0,45
0,41
Calliandra
9,19
9,40
9,45
0,52
0,45
8,48
10,20
0,42
0,02
Binh linh
6,98
7,18
7,35
0,34
0,30
6,66
7,68
0,28
0,05
Flemingia

5,88
6,08
6,30
0,25
0,22
9,78
9,54
1,36
0,04
Anh Đào Giả
4,77
4,97
5,25
0,16
0,15
4,83
5,16
0,13
0,11


3.3. Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất chất xanh và chất lượng của cỏ đậu
Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến năng suất chất xanh của cây qua các lứa khác nhau
và mức độ NPK-2 luôn vượt trội hơn so với mức độ NPK-1. Kết quả này là do mức độ phân
NPK-2 cung cấp nhiều dưỡng chất hơn, nên khi bón cho cây ở những thời điểm thích hợp phân
hóa học sẽ có tác dụng nhanh, mạnh lên sự sinh trưởng và phát triển ở cây trồng và tác dụng làm
tăng các thành phần của năng suất như số lá/cây, kích thích sinh nhánh và phát triển dài
thân (Nguyễn Xuân Trường, 2000). Nhìn chung tất cả các giống cỏ họ đậu đều có ảnh hưởng rõ
rệt (P<0.05) với mức phân bón NPK trên nền phân hữu cơ 10, 20 và 30 tấn/ha/năm. Bón phân
NPK ở mức 2 đã tăng năng suất trung bình (trên nền phân hữu cơ 10, 20 và 30 tấn/ha/năm) của

các giống cỏ 22,75% so với bón NPK ở mức 1. Trong số các giống cỏ thí nghiệm có 2 giống cỏ
có đáp ứng khá mạnh với phân bón NPK là đậu Biếc (48,07%) và đậu Stylo (47,26%). Tuỳ thuộc
vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giống, việc bón phân hữu cơ bón ở mức 20 tấn/ha/năm với
phương thức bón lót trước khi trồng tăng năng suất từ 17-22%.
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất chất xanh của cây đậu (tấn/ha/năm)
Loại đậu

Phân hữu cơ
SE
P
Phân NPK
SE
P
HC-10
HC-20
HC-30
NPK-1
NPK-2
Đậu Biếc
42,93
57,28
48,88
0,73
0,17
40,09
59,36
0,60
0,01
Đậu Ma
52,12

53,90
53,62
0,51
0,50
50,89
53,76
0,40
0,04
Đậu Rồng
37,56
47,46
44,31
0,48
0,26
42,51
45,89
0,28
0,04


Đậu Stylo
50,40
65,80
72,80
0,87
0,22
51,10
75,25
0,71
0,03

Calliandra
38,92
44,24
47,55
0,23
0,01
40,76
46,34
0,19
0,03
Binh Linh
33,88
37,96
40,87
0,25
0,23
34,85
40,27
0,21
0,03
Flemingia
72,80
82,20
88,43
0,35
0,06
74,76
93,99
0,49
0,05

Anh Đào Giả
28,84
31,68
34,20
0,27
0,15
28,95
34,20
0,22
0,07


Bảng 7. Thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ trung bình của
các giống đậu (%)
Loại đậu
VCK
(%) trạng thái khô hoàn toàn
Protein thô
Xơ thô
Khoáng
Béo thô
NDF
ADF
IVOM
Đậu Biếc
23,48
22,80
21,33
10,54
5,60

50,29
39,22
64,55
Đậu Ma
18,70
18,59
20,60
8,99
6,12
51,08
30,09
66,90
Đậu Rồng
17,26
23,23
20,98
8,35
5,96
31,34
25,44
80,52
Đậu Stylo
18,39
18,65
28,84
11,06
4,94
53,44
38,34
61,58

Calliandra
27,17
24,43
25,81
14,63
5,69
40,59
37,91
66,07
Binh linh
22,26
22,82
25,57
12,27
6,71
41,60
28,27
74,10
Flemingia
21,60
20,94
26,85
6,24
5,93
50,82
38,09
65,81
Anh Đào Giả
19,34
23,72

19,52
8,13
5,89
45,34
34,09
64,66

Hàm lượng dưỡng chất của cỏ đậu thí nghiệm dao động từ 17,26-23,48% VCK, 18,65-
24,43% protein thô; 19,52-28,84% xơ thô; 6,24-14,63% khoáng tổng số, 61,58-80,52% IVOM.
Kết quả này tượng tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi (1999) thành phần hóa học trên cây
Flemingina macrophylla như sau 28,21-28,69% DM, 20,66-20,77% CP và 29,03-29,10% xơ thô
và Lê Trọng Đồng (1991) ghi nhận được cây Vông nem có thành phần hóa học như sau 17,93%
DM, 22,89% CP. Kết quả này cho thấy cây Anh đào giả có hàm lượng dưỡng chất tốt hơn.
3.4. Khả năng chịu ngập, hạn và chua phèn


Hầu hết các loại cỏ trong thí nghiệm của chúng tôi đều thích nghi khá tốt với khí hậu của
vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ có ở giai đoạn đầu sau khi trồng, khả năng thích nghi kém,
nếu mưa nhiều và liên tục hay nắng khô hạn thì một số cây bị héo úa, phát triển kém, chậm phục
hồi, Nhưng qua giai đoạn này cây phát triển khá tốt mặc dù nếu bị mưa dầm hay nắng hạn.
3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh
Hầu hết các loại cỏ họ đậu trong thí nghiệm của chúng tôi như anh đào giả, Flemingia,
Stylo, Calliandra đều có khả năng kháng lại sâu bệnh rất tốt, khi quan sát chúng tôi không nhận
thấy nấm hại rễ, lá hay một số sâu ăn lá, đục thân làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, Chỉ
có một số giai đoạn như mưa nhiều làm xuất hiện sâu ăn lá ở Flemingia, hay giai đoạn sau khi
cắt đến 40 ngày thì xuất hiện sâu keo ăn lá và đọt non ở Calliandra hoặc ở đậu ma thì bị sâu lông,
bọ xít tấn công lá non, Trong số các cỏ đậu thí nghiệm chỉ có đậu rồng là bị nấm hại tấn công
làm cho lá cây bị vàng từ gốc vàng ra, cây hấp thu dưỡng chất kém, cây chết nhanh và lan rộng
nếu không điều trị kịp thời, Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những cây phát triển tốt, Ngoài ra cây
đậu rồng còn bị một loại nấm đeo thân cây làm cho cây phát triển kém, Nguyên nhân có thể là do

đậu rồng là loại dây leo nhưng trong thí nghiệm của tôi cây được trồng bò trực tiếp trên mặt đất
không làm giàn leo, thời tiết vào ban đêm mù sương và sự bốc hơi nước nhiều làm cho đất ẩm,
Nhưng nhìn chung thì tác hại của sâu bệnh gây ra cho cỏ họ đậu không lớn lắm, chỉ có một số
trường hợp cần phải can thiệp bằng thuốc hóa học.
3.6. Khả năng cạnh tranh cỏ dại
Cỏ dại là nhân tố chính làm giảm năng suất của cây do sự cạnh tranh dưỡng chất, nước,
ánh sáng, Mặt khác, cỏ dại còn là nơi trú ẩn của sâu hại và mầm bệnh, Do nằm trong vùng có
mưa thường xuyên nên trong giai đoạn mới trồng đến 45 ngày và sau khi cắt đến 30 ngày cỏ dại
xuất hiện và phát triển rất mạnh, cần phải làm cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện cho cỏ trồng
phát triển tốt nhất, Các nhóm cỏ dại thường thấy trong quá trình chúng tôi tiến hành trồng là cỏ
Chỉ (Cynodon dactylon), rau Muống (Impomoea aquatica), rau Trai (Commelina dissfusa), cỏ
Chân gà (Dactyloctenium aegumtium)… Các giai đoạn sau đó cỏ phát triển mạnh, tăng độ che
phủ, làm hạn chế tới mức tối đa của cỏ dại.


4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Các giống cỏ đậu trồng trong thí nghiệm có thể phát triển tốt ở vùng Tây
Nam Bộ.
- Mức độ phân bón thích hợp cho cây đậu thí nghiệm là:
+ Hữu cơ HC-20 (20 tấn/ha/năm).
+ Vô cơ NPK-2 (75kg Ure - 750kg Super lân - 300kg Kali /ha/năm).
4.2. Đề nghị
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất tại vùng Tây Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo
1. AOAC (1990). Official Methods of Analysis, Association of official Analytical chemists,15th edition (K
helrick editor), Arlingtonp 1230,
2. Kalamani, A. and S. Michael Gomez. (2003). Exploitation of new ornamental types in clitoria (Clitoria
spp.). Int. J. Mendel., 20: 41-42
3. Lê Thị Êm (2008). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây Flemingina macrophylla

với các mức độ phân bón khác nhau, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi- Thú y, Khoa Nông Nghiệp &
SHƯD - Đại học Cần Thơ,
4. Lê Trọng Đồng (1991). Thử nghiệm khả năng phát triển của Anh đào giả (Gliricida sepium) và Vông nem
(Erythrina indica) trên đất phèn tại Hòa An, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi- Thú y, Khoa Nông
Nghiệp & SHƯD - Đại học Cần Thơ,
5. Minitab (2000). Minitab Reference Manual, PC Version, Release 13.2. Minitab Inc., State College, PA
6. Nguyễn Thị Mùi, Inger Ledin, Đinh Văn Bình (1999). Khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu của
dê đối với một số cây thức ăn xanh bằng phương pháp “IN VIVO”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật
chăn nuôi 1998-1999,
7. Nguyễn Thị Trong, (1979). Nghiên cứu công thức phân bón thích hợp cho Kudzu nhiệt đới trong điều kiện
đất đang cải tạo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp ĐH Cần Thơ.
8. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đănng Nghĩa (2000). Sổ tay sử dụng phân
bón N P K, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chính Minh,
9. Phạm Văn Kim (2000). Giáo trình vi sinh vật học đại cương, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD - Đại học Cần
Thơ,
10. Trần Thị Thu Thủy (2008). Ảnh hưởng của mức độ phân bón khác nhau lên sự sinh trưởng, năng suất của
cây Calliandra calothyrsus tại thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD –
Đại học Cần Thơ,
11. Vũ Kim Anh (2008). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây Stylothanse hantama với
các mức độ phân bón khác nhau, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi- Thú y, Khoa Nông Nghiệp &
SHƯD - Đại học Cần Thơ.

×