Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỬ DỤNG LÕI NGÔ ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.32 KB, 8 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 30 - Tháng 6 - 2011


50

SỬ DỤNG LÕI NGÔ ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK
Trương La
1
, Vũ Văn Nội
2
, Trịnh Xuân Cư
2
và Vũ Chí Cương
2

1
Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên;
2
Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: Trương La - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
Tel: 0500.3862790/0913411442; Email:
.
ABSTRACT
Using corn cob for fattening Laisind cattle in Daklak province
One 84 day experiment aiming at examining the effects of different levels of corn cob in finishing rations on the
performance of cattle was undertaken. Twenty four Laisind male of 18 month old were used in the CRD
experiment with 3 treatments, 8 replicates for each treatment. Three treatments included three levels of corn cob
in the rations: 10%, 20% and 30%.
Its was revealed that the dry matter intake of cattle fed on finishing rations containing different levels of corn cob,
which ranged from 5.35 to 5.37 kg/head/day, was not affected by the levels of corn cob. However, it was revealed that


the ADG and FCR of cattle were significantly affected by the levels of corn cob in the finishing rations (P<0.05). The
higher the level of corn cob was, the lower the ADG was. The ADG of cattle fed on rations with 10, 20 and 30 % of
corn cob were 0.748; 0.689 and 0.633 kg/head/day, respectively. Similarly, FCR of cattle fed on rations with 10, 20
and 30 % of corn cob were 7.21; 7.77; 8.51 DM/kg gain, respectively. The net profit (VND/cattle/month) was 194,410;
190,893 and 184,279VND for rations containing 10, 20 and 30 % corn cob, respectively.
Key words: Corn cob, Laisind bulls, fattening, ADG, FCR.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đắk Lắk là tỉnh đang phát triển mạnh chăn nuôi bò, tổng đàn năm 2008 là 220.000 con (Cục
Thống kê Đắk Lắk, 2008). Đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã làm khan hiếm
thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trong khi đó nguồn phụ phẩm nông nghiệp lại rất dồi
dào, đặc biệt là lõi ngô. Lượng lõi ngô hằng năm ước tính có khoảng 132.876 tấn chất khô
(Trương La và cs, 2008). Đây là nguồn thức ăn dồi dào, rẻ tiền có thể dùng nuôi vỗ béo bò nhằm
mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Tuy nhiên, lõi ngô có hàm lượng xơ
cao (38,44%) (Trương La và cs, 2008) đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Do đó, muốn sử
dụng nguồn phụ phẩm này một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng
lượng và protein như rỉ mật, bột sắn, hạt bông, khô dầu lạc. Vũ Chí Cương và cs (2007) đã thí
nghiệm sử dụng nguồn xơ là 13% lõi ngô và 14% rơm trong khẩu phần để nuôi vỗ béo bò Laisind
tại Đắk Lắk, kết quả tăng trọng của bò cao hơn so với bò cho ăn khẩu phần sử dụng thân cây ngô
và bẹ ngô. Tuy nhiên, sử dụng lõi ngô với tỉ lệ cao hơn và tỉ lệ nào là phù hợp thì chưa được
nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả lõi ngô trong khẩu phần vỗ béo bò, chúng tôi
đã tiến hành thí nghiệm:“Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò Laisind tại Đắk Lắk”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Phụ phẩm nông nghiệp sử dụng làm thức ăn cho bò là lõi ngô. Gia súc thí nghiệm là 24 bò đực
Lasind 18 tháng tuổi. Thí nghiệm được tiến hành năm 2008 tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Phương pháp nghiên cứu
Trước khi phối hợp khẩu phần, các loại thức ăn được phân tích thành phần hoá học gồm các
chỉ tiêu: chất khô (CK), protein thô (Pth), chất béo (CB), xơ thô (Xth), khoáng tổng số (Ash)
theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng: TCVN 4326-86; TCVN 4328-2001; TCVN 4331-
2001; TCVN 4329-93; TCVN 4327-93. Các thành phần NDF, ADF được xác định theo


TRƯƠNG LA – Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò laisind tại Đắc Lắc


51

phương pháp của Goering và Van Soest (1970).
Phương pháp ước tính năng lượng trao đổi (ME - Metabolizable Energy) dựa vào năng lượng
tiêu hoá (DE - Digestible Energy) và tổng chất dinh dưỡng tiêu hoá (TDN - Total Digestible
Nutrients) theo công thức của Viện Chăn nuôi (2003):
ME (Kcal/kg CK) = 0,82 * DE = 0,82 * 0,04409 * TDN
Trong đó TDN (% CK thức ăn) của từng loại thức ăn được tính như sau:
Thức ăn thô khô: TDN = -17,2649 + 1,212*Pth + 0,8352*DXKĐ + 2,4637*CB + 0,4475*Xth.
Thức ăn năng lượng:
TDN = 40,2625 + 0,1969*Pth + 0,4228*DXKĐ + 1,1903*CB - 0,1379*Xth.
Thức ăn giàu protein:
TDN = 40,3227 + 0,5398*Pth + 0,4448*DXKĐ + 1,4218*CB - 0,7007*Xth.
Trong đó: DXKĐ (%) = CK - (Pth + CB + Xth + KTS).
(Pth, CB, Xth, DXKĐ, KTS: lần lượt là protein thô, chất béo, xơ thô, dẫn xuất không đạm,
khoáng tổng số của các loại thức ăn)
Hàm lượng NSC trong các khẩu phần vỗ béo bò được tính theo công thức của Sniffen và cs
(1992): NSC = 100 - (%NDF + %Pr + %Li + %KTS).
Phương pháp bố trí thí nghiệm nuôi vỗ béo bò:
Khẩu phần vỗ béo: Xây dựng 3 khẩu phần (KP1; KP2 và KP3) có tỉ lệ lõi ngô khác nhau
tương ứng: 10%; 20% và 30%. Thức ăn vỗ béo gồm lõi ngô, rỉ mật, bột sắn, hạt bông, khô dầu
lạc, urê và khoáng premix. Trộn đều lõi ngô đã xay nhỏ (5 - 10mm) với các nguyên liệu khác
thành hỗn hợp nuôi bò. Khẩu phần thí nghiệm được trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1. Công thức thức ăn thí nghiệm (%)
Loại thức ăn (%)
KP 1

(10% lõi ngô)
KP 2
(20% lõi ngô)
KP 3
(30% lõi ngô)
Rỉ mật 40 40 40
Bột sắn 24 14 4
Lõi ngô 10 20 30
Hạt bông 11 11 11
Khô dầu lạc 13 13 13
Urê 1 1 1
Premix khoáng 1 1 1
Tổng 100 100 100
Năng lượng trao đổi (MJ ME/kg CK) 9,8 9,5 9,2
Protein thô (g) 138,8 137,6 136,4
Carbohydrate phi cấu trúc-NSC (%) 61,3 53,3 45,3
Chất khô (%) 76,6 77,0 77,4

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 30 - Tháng 6 - 2011


52

Mức protein trong khẩu phần được xây dựng trên cơ sở tương đương nhau và theo tiêu chuẩn của Kearl (1982).
Bảng 2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn
Thành phần hoá học (% CK)
Giá trị
dinh dưỡng
TT Nguyên liệu


CK Pth CB Xth Ash NDF ADF
TDN
(%)
ME
(MJ)
1 Rỉ mật 63,88

4,2

0,62

0

4,86

- - 64,7

9,8
2 Bột sắn 89,33

8,23

3,64

2,35

3,28

12,86


3,89

76,3

11,5
3 Lõi ngô 91,81

2,86

1,01

38,44

1,38

85,79

47,79

45,2

7,0
4 Hạt bông 87,13

21,68

16,79

25,12


3,84

48,71

31,91

67,1

9,9
5 Khô dầu lạc 85,79

43,71

12,6

5,61

4,34

25,97

6,31

86,6

13,1
Trước khi nuôi vỗ béo bò, các khẩu phần được tiến hành đánh giá khả năng phân giải chất khô
bằng phương pháp in vitro gas production của Menke và Steingass (1988).
Ghi chép số liệu:
Động thái sinh khí khi lên men in vitro tích luỹ trong 96 giờ được tính theo quy trình của

Orskov và Mc Donald (1979): P = a + b(1 - e
-ct
)
Trong đó: P: Lượng khí sinh ra ở thời điểm t (ml)
a: Lượng khí ban đầu (ml)
b: Lượng khí sinh ra trong khi lên men (ml)
a + b: Tiềm năng khí sinh ra (ml)
e: Logarit tự nhiên
Xử lý số liệu: Dùng phần mềm NEWAY của Chen (1997) để xử lý số liệu về đặc điểm sinh
khí in vitro.
Bố trí thí nghiệm nuôi vỗ béo bò: Sử dụng 24 bò đực Laisind chia làm 3 lô thí nghiệm cho ăn
theo 3 khẩu phần tương ứng tại Bảng 1. Bò được nuôi trong 84 ngày. Toàn bộ bò được tẩy
giun sán và cho làm quen thức ăn trong 14 ngày trước khi vỗ béo. Trong thời gian nuôi, bò
được cho ăn thức ăn và uống nước tự do. Thức ăn cho ăn được chia làm 2 bữa, sáng vào lúc 8
giờ và chiều vào lúc 16 giờ.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Tăng trọng của bò: Bò được cân để xác định khối lượng 4 tuần 1 lần bằng cân điện tử
Ruddweigh 200 (Australia), cân bò vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Từ đó tính tăng khối
lượng tích lũy và tăng khối lượng bình quân.
Thức ăn thu nhận: Cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa của từng cá thể bò để biết
được lượng thức ăn thu nhận:
CK thu nhận (kg) = (TĂ cho ăn x % CK của TĂ cho ăn) - (TĂ thừa x % CK của TĂ thừa)
Tiêu tốn thức ăn: TTTĂ (kgCK/kgTT) = Lượng CK tiêu thụ trong kỳ/KL tăng trong kỳ
Ước tính hiệu quả kinh tế: Được tính bằng cách lấy tổng thu trừ tổng chi (trong đó, tổng chi

TRƯƠNG LA – Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò laisind tại Đắc Lắc


53


bao gồm tiền mua bò, chi phí thức ăn; tổng thu gồm tiền bán bò sau khi vỗ béo).
Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thí nghiệm đều được sử dụng mô hình toán học để phân tích. Sử dụng cho
thí nghiệm 1 yếu tố, mô hình như sau:
Xij = µ + α
i
+ eij
Trong đó: Xij: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm
µ: trung bình tổng thể
α
i
: ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm i
eij: sai số ngẫu nhiên.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Minitab 12.1 (1997) trên máy vi tính.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩu phần vỗ béo bò
Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của 3 khẩu phần sau các thời điểm ủ được trình
bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Lượng khí sinh ra in vitro của các khẩu phần sử dụng lõi ngô
Lượng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu (ml/200mg CK)
Khẩu phần
3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ
KP1 (10% lõi ngô)

6,50 12,24
b
35,37
a
56,03
a

67,12
a
69,99
a
71,52
a

KP2 (20% lõi ngô)

6,22 14,57
a
35,16
a
51,48
b
61,19
b
64,89
b
66,63
b

KP3 (30% lõi ngô)

6,29 14,42
a
28,48
b
42,43
c

51,96
c
55,66
c
57,14
c

SEM 0,68 0,67 1,07 0,78 0,55 1,31 1,31
Các giá trị TB trong cùng 1 cột có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05).
Từ thời điểm 12 giờ đến 96 giờ lượng khí sinh ra giảm dần từ khẩu phần 1 đến khẩu phần 3.
Lúc 24 giờ, 72 giờ lượng khí sinh ra của các khẩu phần có sai khác đáng kể (P<0,05). Lượng
khí sinh ra khi lên men in vitro chịu ảnh hưởng của tỉ lệ lõi ngô trong khẩu phần. Tỉ lệ lõi ngô
càng cao thì khả năng tạo khí lúc ủ in vitro càng giảm.
Bảng 4. Đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩu phần sử dụng lõi ngô
Khẩu phần a + b c RSD
KP1 (10% lõi ngô) 71,13
a
0,067 2,648
a

KP2 (20% lõi ngô) 65,47
b
0,070 1,832
b

KP3 (30% lõi ngô) 56,40
c
0,061 0,919
c


SEM 1,04 0,00 0,16
Các giá trị TB trong cùng 1 cột có chỉ số bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05).
Tiềm năng sinh khí (a+b) của 3 khẩu phần có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Tỉ lệ lõi ngô càng
cao tiềm năng sinh khí càng giảm. Như vậy, tỉ lệ lõi ngô khác nhau đã ảnh hưởng đến khả
năng sinh khí in vitro của khẩu phần. Bởi vì lõi ngô chứa nhiều xơ nên khi tăng lên sẽ làm
tăng hàm lượng xơ của khẩu phần từ đó làm giảm hàm lượng carbohydrate phi cấu trúc
(NSC). Khi hàm lượng NSC giảm tức là giảm các chất dễ hòa tan dễ lên men nên đã làm giảm

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 30 - Tháng 6 - 2011


54

lượng khí sinh ra.
Tăng khối lượng của bò vỗ béo
Bảng 5. Khối lượng và tăng khối lượng của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM
KL đầu kỳ (kg) 190,9 191,4 191,1 5,2
KL lúc 28 ngày (kg) 215,1 213,4 211,1 5,3
TKLBQ tháng 1 (kg/con/ngày 0,866
a
0,786
a
0,714
b
0,053
KL lúc 56 ngày (kg) 236,3 232,1 229,2 5,85
TKLBQ tháng thứ 2 (kg/con/ngày) 0,755
a
0,667

b
0,645
c
0,056
KL lúc 84 ngày (kg) 253,4
a
249,3
b
244,3
c
5,9
TKLBQ tháng thứ 3 (kg/con/ngày) 0,614
a
0,604
a
0,540
c
0,042
TKLBQ cả kỳ (kg/con/ngày) 0,745
a
0,689
b
0,633
c
0,033
Ghi chú: KL: Khối lượng; TKLBQ: Tăng khối lượng bình quân; Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ
số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05).
Khối lượng của các nhóm bò lúc kết thúc thí nghiệm khác nhau một cách rõ rệt (P<0,05).
Trong đó lô 1 (10% lõi ngô) đạt cao nhất: 253,4 kg/con, tiếp đến là lô 2 (20% lõi ngô): 249,3
kg/con và thấp nhất là lô 3 (30% lõi ngô): 244,3 kg/con. Tương ứng như vậy, tăng khối lượng

bình quân cả giai đoạn vỗ béo của các nhóm bò cũng khác nhau (P<0,05). Bò ở khẩu phần 1
tăng khối lượng cao nhất: 0,745 kg/con/ngày, tiếp đến là nhóm bò ở khẩu phần 2: 0,689
kg/con/ngày và thấp nhất là bò ở khẩu phần 3: 0,633 kg/con/ngày.
Tăng khối lượng của bò giảm dần theo sự tăng lên của lõi ngô trong khẩu phần. Như vậy, tỉ lệ
lõi ngô khác nhau đã ảnh hưởng đến tăng khối lượng của bò. Vì lõi ngô chứa nhiều xơ, do đó
khi tăng tỉ lệ lõi ngô lên sẽ làm giảm hàm lượng carbohydrate phi cấu trúc - NSC của các khẩu
phần (hàm lượng NSC giảm dần từ khẩu phần 1 đến khẩu phần 3: 61,3%; 53,3%; 45,3%) và
tăng khối lượng của bò ở các lô thí nghiệm cũng giảm dần tương ứng (0,745; 0,689; 0,633
kg/con/ngày). Giữa hàm lượng NSC và tăng khối lượng của bò có sự tương quan rất chặt chẽ.
Khi hàm lượng NSC tăng lên thì khả năng tăng khối lượng của bò tăng lên và ngược lại. Đây
là hồi quy tuyến tính với phương trình y = 0,0070x + 0,316 và có hệ số xác định cao (R
2


≈ 1).
Kết quả tăng khối lượng của bò vỗ béo phù hợp với lượng khí sinh ra in vitro của các khẩu
phần. Khẩu phần có lượng khí sinh ra càng cao thì khả năng tăng khối lượng của bò càng cao.
Bởi vì tăng khối lượng của bò có tương quan với hàm lượng NSC, trong khi đó lượng khí in
vitro sinh ra lại tương quan với hàm lượng NSC của khẩu phần.
Kết quả tăng khối lượng của bò vỗ béo trong thí nghiệm chúng tôi đạt từ 0,633 - 0,745
kg/con/ngày, cao hơn kết quả của Vũ Văn Nội và cs (1999), bò được nuôi bằng nguồn phụ
phẩm nông nghiệp cho tăng khối lượng: 0,53 - 0,7 kg/con/ngày. Tuy nhiên, kết quả này lại
thấp hơn kết quả của Vũ Chí Cương và cs (2007), bò được vỗ béo bằng khẩu phần sử dụng
13% lõi ngô cho tăng khối lượng 0,839 kg/con/ngày. Sở dĩ như vậy là do mức protein thô của
các khẩu phần trong thí nghiệm chúng tôi thấp hơn (14% so với 16%/kgCK).
Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo
Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo được trình bày ở Bảng 6.
Mặc dù có sự sai khác về tăng khối lượng của các nhóm bò, song lượng chất khô ăn vào giữa

TRƯƠNG LA – Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò laisind tại Đắc Lắc



55

các nhóm bò là như nhau (P>0,05). Lượng chất khô ăn vào tương đương nhau giữa các nhóm
bò đã cho thấy độ ngon miệng của cả 3 khẩu phần là như nhau. Bởi vì các khẩu phần đều có
sử dụng một lượng rỉ mật khá cao (40%) cùng với bột sắn và các loại thức ăn giàu protein là
hạt bông và khô dầu lạc đã kích thích tính ngon miệng cho bò.
Bảng 6. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò
TT

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM
1 Chất khô ăn vào (kg/con/ngày) 5,36 5,35 5,37 0,11
2 Chất khô ăn vào theo KL (%) 2,41 2,43 2,47 0,07
3 Tiêu tốn TĂ (kg CK/kg TT) 7,21
c
7,77
b
8,51
a
0,39
4 HQSDTĂ(gam TT/MJ ME) 14,21
a
13,54
b
12,80
c
0,66

Các giá trị TB trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05)

Chất khô ăn vào (kg/con/ngày) trong thí nghiệm của chúng tôi dao động từ 5,35 - 5,37kg, kết
quả này phù hợp với yêu cầu chất khô ăn vào của Kearl (1982) là 4,2 - 6,2kg cho bò có khối
lượng 150 - 250 kg/con. Vì tăng khối lượng của bò khác nhau trong khi lượng thức ăn ăn vào
như nhau nên tiêu tốn thức ăn của các nhóm bò có sự khác nhau đáng kể (P<0,05). Tiêu tốn
thức ăn của lô 1, lô 2 và lô 3 lần lượt là: 7,21; 7,77 và 8,51 kg CK/kg TT.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của các lô giảm dần từ lô 1 đến lô 3 và dao động từ 12,8 - 14,21
gam TT/MJ ME. Kết quả chúng tôi cao hơn một ít so với Vũ Chí Cương và cs (2007), khi
nghiên cứu vỗ béo bò Laisind bằng lõi ngô, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò là 12,82 gam
TT/MJ ME. Nguyên nhân là do các khẩu phần ở thí nghiêm chúng tôi được cân đối đủ dinh
dưỡng nên đã làm tăng quá trình tiêu hoá hấp thu đối với bò.
Ước tính hiệu quả kinh tế vỗ béo
Căn cứ vào giá nguyên liệu thức ăn, giá mua bán bò thực tế, chúng tôi so bộ ước tính hiệu quả
kinh tế vỗ béo. Kết quả được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo
Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3
Giá thành thức ăn đ/kg) 3.180 2.990 2.800
Giá mua bò (đ/kg) 25.000 25.000 25.000
Gia bán bò (đ/kg) 28.500 28.500 28.500
KL bò lúc mua (kg/con) 190,9 191,4 191,1
KL bò lúc bán (kg/con) 253,4 249,3 244,3
Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con) 587,4 584,1 582,8
* Chi: 6.639.767 6.530.946 6.410.070
Tiền mua bò (đ/con) 4.4771.875 4.784.375 4.778.125
Tiền mua thức ăn (đ/con) 1.867.892 1.746.571 1.631.945
* Thu: Tiền bán bò (đ/con)
7.222.969 7.103.625 6.962.906
- Chênh lệch thu - chi (đ/con) 583.202 572.679 552.836

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 30 - Tháng 6 - 2011



56

- Thu nhập/con/tháng (đ/con) 194.401 190.893 184.279
Giá thức ăn giảm dần từ lô 1 đến lô 3 cùng với sự tăng lên của lõi ngô trong khẩu phần. Bởi vì
so với các nguyên liệu khác, lõi ngô có giá rẻ hơn, trong thí nghiệm này được tính là 700 đ/kg.
Vì vậy, mặc dù tăng khối lượng của bò giảm dần cùng với sự tăng lên của lõi ngô, nhưng do
giá thức ăn giảm từ lô 1 đến lô 3 nên thu nhập/con/tháng giữa các lô chệnh lệch không đáng
kể. Lô 1 cho thu nhập 194.410đ; lô 2: 190.893đ và lô 3: 184.279 đ/con/tháng.
Như vậy, trong điều kiện những nơi có nguồn lõi ngô dồi dào thì có thể sử dụng trong khẩu
phần với tỉ lệ tới 30% mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế tương đương như sử dụng khẩu phần
có tỉ lệ lõi ngô 10% và 20%.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Các tỉ lệ lõi ngô khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra in vitro, khả
năng tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn của bò vỗ béo. Tỉ lệ lõi ngô tăng từ 10%; 20% và 30%
thì lượng khí sinh ra in vitro của các khẩu phần và khả năng tăng khối lượng của các nhóm bò
giảm; tiêu tốn thức ăn tăng tương ứng (tăng khối lượng khẩu phần 1, 2 và 3 lần lượt: 0,745;
0,689; 0,633 kg/con/ngày; TTTĂ lần lượt: 7,21; 7,77; 8,51kg CK/kg TT).
Đề nghị
Cho phép áp dụng kết quả vỗ béo bò bằng khẩu phần hỗn hợp sử dụng lõi ngô. Tốt nhất nên
sử dụng tỉ lệ 10% đến 20% trong khẩu phần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chen, X.B. (1997). Neway Excel. Utility for processing data of feed degradability and in vitro gas production
(version 5.0). Rowett Research Institute. UK.
Cục Thống kê Đắk Lắk, (2008). Niên giám thống kê 2008.
Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Hùng Cường, (2007). Ảnh hưởng của các nguồn xơ
khác nhau trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số
4-2/2007, tr:36-42.
Goering, H.K., and Van Soest, P.J. (1970). Forage fiber analyses (apparatus, regents, procedures and some

applications) ARS Agric. Handbook 397. Washington, DC
Kearl, L.C.,1982. Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedstuff
Institute, Utah Agricultural Experiment Station, Utah State University, Logan, USA.
Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương, (2008). Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công
nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số 11
tháng 4/2008, tr:34 - 39.
Menke, K.H. and Steingass, H. (1988). Estimation of the energetic feed value obtained from chemical analysis
and in vitro gas production using rumen fluid. Anim. Res. Develop. 28: 7 - 55.
Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Văn Vinh, (1999). Nghiên cứu sử dụng các nguồn
thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu KHKT
chăn nuôi 1998-1990 NXB Nông nghiệp, tr: 377 - 380.
Orskov, E.R. and Mc Donald, I. (1979). The estimation of protein degradability in the rumen from incubation
measurements weight according to rate of passage. J. Agric. Sci. 92: 499 - 503.
Sniffen, C.J., O’Connor, J.D., Van Soest, P.J., Fox, D.G. and Russell, J.B. (1992). A net carbohydrate and protein
system for evaluating cattle diest: II, carbohydrate and protein availability. J. Anim. Sci, 70: 3562 - 3577.
Viện Chăn nuôi, 2003. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội - 2003.
Người phản biện: TS. Đỗ Thị Thanh Vân; ThS. Nguyễn Thành Trung


TRƯƠNG LA – Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò laisind tại Đắc Lắc


57


×