Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ gia đình Việt Nam Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 105 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––––––





LÊ TRUNG NAM






KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
C
ỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM










LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ














TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––––––





LÊ TRUNG NAM








KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
C
ỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM




Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã Số: 60.31.05






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Người hướng dẫn khoa học : TS. DƯƠNG TẤN DIỆP





TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin chân thành cảm ơn thầy Dương Tấn Diệp ñã dành nhiều thời

gian quý báu ñể hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành ñến tất cả quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ñã giảng dạy và trang bị
cho tôi những kiến thức quý báu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến những người thân trong gia ñình và
bạn bè ñã luôn giúp ñỡ, chia sẻ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Lê Trung Nam

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các ñoạn
trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn ñều ñược dẫn nguồn và có ñộ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong ñề tài
này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Tác giả







Lê Trung Nam


MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i
DANH M
ỤC HÌNH ii
DANH M
ỤC BẢNG iv
DANH M
ỤC CHỮ VIẾT TẮT v
CH
ƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1.
Đặt vấn ñề 1
1.2. M
ục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Câu h
ỏi nghiên cứu 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Ph
ương pháp nghiên cứu 3
1.6. Ý ngh
ĩa thực tiễn của ñề tài 3
CH
ƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1. Gi
ới thiệu 5
2.2. Lý thuy
ết hành vi người tiêu dùng 5
2.2.1. S
ự lựa chọn của người tiêu dùng 5
2.2.2. Các tác

ñộng ñến lựa chọn của người tiêu dùng 7
2.3. Kh
ả năng tiếp cận công nghệ thông tin 10
2.4. Kho
ảng cách số 12
2.5. Mô hình nghiên c
ứu 12
2.6. Phát tri
ển giả thuyết 15
2.7. Quy trình nghiên c
ứu 16
2.8. Tóm t
ắt 17
CH
ƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA
H
Ộ 18
3.1. Gi
ới thiệu 18
3.2. D
ữ liệu 18
3.3. Nh
ững thuận lợi và hạn chế của dữ liệu 22
3.4. B
ất bình ñẳng trong tiếp cận công nghệ thông tin ở Việt Nam 22
3.5. Th
ống kê mô tả khả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh của hộ 24
3.6. Th
ống kê mô tả khả năng tiếp cận máy tính của hộ 30


3.7. Th
ống kê mô tả khả năng tiếp cận Internet của hộ 37
3.8. Tóm t
ắt 43
CH
ƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN C
ỦA HỘ 44
4.1. Gi
ới thiệu 44
4.2. Kh
ả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh của hộ 44
4.2.1.
Ước lượng và lựa chọn mô hình 44
4.2.2. M
ức ñộ tác ñộng ñến khả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh của hộ 49
4.3. Kh
ả năng tiếp cận máy tính của hộ 51
4.3.1.
Ước lượng và lựa chọn mô hình 51
4.3.2. M
ức ñộ tác ñộng ñến khả năng tiếp cận máy tính của hộ 56
4.4. Kh
ả năng tiếp cận Internet của hộ 58
4.4.1.
Ước lượng và lựa chọn mô hình 58
4.4.2. M
ức ñộ tác ñộng ñến khả năng tiếp cận Internet của hộ 63
4.5. V
ấn ñề Pseudo R

2

của

mô hình Logit 65
4.6. Tóm t
ắt 66
CH
ƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 68
5.1. K
ết luận 68
5.2. Gi
ải pháp 69
5.3. G
ợi ý nghiên cứu tiếp theo 71
PH
Ụ LỤC 1. LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ 76
PH
Ụ LỤC 2. MÔ HÌNH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 78
PH
Ụ LỤC 3. MÔ HÌNH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN MÁY TÍNH 82
PH
Ụ LỤC 4. MÔ HÌNH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN INTERNET 86
PH
Ụ LỤC 5: TÍNH TOÁN TÁC ĐỘNG BIÊN 90
i

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Công nghệ thông tin ñóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của một quốc gia, nhất là ở những nước ñang phát triển. Sớm nhận thấy ñược những

cơ hội do cuộc cách mạng công nghệ thông tin mang lại, Chính phủ Việt Nam ñã dành
nhiều quan tâm ñến phát triển công nghệ thông tin từ năm 1998 và ñặc biệt là việc ký
kết Hiệp ñịnh khung e-ASEAN vào 24/11/2000.
Tuy nhiên, cho ñến nay việc xây dựng chính phủ ñiện tử vẫn còn nhiều bất cập,
khả năng cung cấp dịch vụ công qua mạng còn rất hạn chế. Một trong những nguyên
nhân là thiếu những ñánh giá khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân. Vì
vậy, nghiên cứu này nhằm nỗ lực tìm hiểu sự bất bình ñẳng trong tiếp cận công nghệ
thông tin của người dân dưới góc ñộ hộ gia ñình và những yếu tố ñã tác ñộng ñến khả
năng tiếp cận ñó tại nhà qua các phương tiện: ñiện thoại cố ñịnh, máy tính và Internet.
Nghiên cứu ñã tìm ra rằng bất bình ñẳng trong tiếp cận công nghệ thông của hộ
gia ñình ở Việt Nam rất cao, ñặc biệt ñối với máy tính và Internet. Số hộ có ñiện thoại
cố ñịnh là 47,82%, máy tính là 11,51% và Internet là 4,96%.
Trình ñộ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, quy mô hộ, thu nhập bình quân
ñầu người càng cao thì khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ càng tăng.
Những hộ sống ở nông thôn có khả năng tiếp cận thấp hơn những hộ sống ở
thành thị. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh và
Internet hạn chế trong khi ñây là vùng có số hộ ñứng thứ hai và là nơi sản xuất lương
thực lớn nhất cả nước. Hộ ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc bị hạn chế khả năng tiếp cận
máy tính và Internet. Phương tiện truyền thông tác ñộng mạnh nhất ñến khả năng tiếp
cận công nghệ thông tin của hộ.
Từ ñó, tác giả ñề xuất các giải pháp về truyền thông; giáo dục; hỗ trợ vùng nông
thôn; ñầu tư hạ tầng công nghệ thông tin vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và
Đông Bắc.
ii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 7
Hình 2.2.
Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay ñổi 8
Hình 2.3.

Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi giá thay ñổi 9
Hình 2.4. L
ựa chọn tối ưu của người tiêu thay ñổi khi sở thích thay ñổi 9
Hình 2.5. Mô hình k
ết nối Internet cơ bản 13
Hình 2.6. Mô hình nghiên c
ứu 13
Hình 3.1. B
ất bình ñẳng trong tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh 22
Hình 3.2. B
ất bình ñẳng trong tiếp cận máy tính 23
Hình 3.3. B
ất bình ñẳng trong tiếp cận Internet 23
Hình 3.4. Tình tr
ạng sở hữu ñiện thoại cố ñịnh 24
Hình 3.5. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo giới tính chủ hộ 24
Hình 3.6. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo tuổi chủ hộ 25
Hình 3.7. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo học vấn chủ hộ 26
Hình 3.8. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo tình trạng việc làm chủ hộ 26
Hình 3.9. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo quy mô hộ 27
Hình 3.10. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo thu nhập bình quân 27
Hình 3.11. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo yếu tố hạ tầng 28
Hình 3.12. T

ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo phương tiện truyền thông 28
Hình 3.13. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo khu vực 29
Hình 3.14. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo vùng 29
Hình 3.15. T
ỷ lệ sở hữu ñiện thoại cố ñịnh theo dân tộc 30
Hình 3.16. Tình tr
ạng sở hữu máy tính 30
Hình 3.17. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo giới tính chủ hộ 31
Hình 3.18. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo tuổi chủ hộ 32
Hình 3.19. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo học vấn chủ hộ 32
Hình 3.20. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo tình trạng việc làm chủ hộ 33
Hình 3.21. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo quy mô hộ 33
Hình 3.22. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo thu nhập của hộ 34
Hình 3.23. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo yếu tố hạ tầng 34
Hình 3.24. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo phương tiện truyền thông 35
iii

Hình 3.25. Tỷ lệ sở hữu máy tính theo khu vực 35
Hình 3.26. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo vùng 36

Hình 3.27. T
ỷ lệ sở hữu máy tính theo dân tộc 36
Hình 3.28. Tình tr
ạng sở hữu kết nối Internet của hộ 37
Hình 3.29. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo giới tính chủ hộ 37
Hình 3.30. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo tuổi chủ hộ 38
Hình 3.31. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo học vấn của chủ hộ 38
Hình 3.32. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo tình trạng việc làm của chủ hộ 39
Hình 3.33. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo quy mô hộ 39
Hình 3.34. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo thu nhập bình quân của hộ 40
Hình 3.35. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo yếu tố hạ tầng 40
Hình 3.36. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo phương tiện truyền thông 41
Hình 3.37. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo khu vực 41
Hình 3.38. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo vùng 42
Hình 3.39. T
ỷ lệ sở hữu Internet theo dân tộc 42

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các biến nghiên cứu 14
B
ảng 3.1. Chi tiết dữ liệu hộ theo các yếu tố (có quyền số) 20
B
ảng 4.1. Mô hình khả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh (mô hình U
1
) 44
B
ảng 4.2. Mô hình khả năng tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh (mô hình R
1
) 46
B
ảng 4.3. Bảng so sánh hệ số hồi quy mô hình U
1
và R
1
47
B
ảng 4.4. Mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến xác suất tiếp cận ñiện thoại của hộ 49
B
ảng 4.5. Mô hình khả năng tiếp cận máy tính của hộ (mô hình U
2
) 52
B
ảng 4.6. Mô hình khả năng tiếp cận máy tính của hộ (mô hình R
2
) 53
B
ảng 4.7. Bảng so sánh hệ số hồi quy mô hình U
2

và R
2
55
B
ảng 4.8. Mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến xác suất tiếp cận máy tính của hộ 57
B
ảng 4.9. Mô hình khả năng tiếp cận Internet (mô hình U
3
) 59
B
ảng 4.10. Mô hình khả năng tiếp cận Internet của hộ (mô hình R
3
) 60
B
ảng 4.11. Bảng so sánh hệ số hồi quy mô hình U
3
và R
3
62
B
ảng 4.12. Mức ñộ tác ñộng của các yếu tố ñến xác suất tiếp cận Internet của hộ 64
B
ảng 4.13. Tổng hợp các mô hình 66

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3G Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại
và dữ liệu không phải thoại như: email, hình ảnh (Third-Generation
Technology).

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia
Nations).
GPRS Dịch vụ di ñộng dữ liệu dạng gói (General Packet Radio Service).
ICT Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
Technologies).
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development).
PC Máy tính cá nhân hay thường gọi là máy tính (Personal Computer).
VHLSS Cuộc ñiều tra mức sống hộ gia ñình Việt Nam (Vietnam Household
Living Standards Survey).

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn ñề
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hay thường ñược gọi là công
nghệ thông tin, ñóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một
quốc gia, nhất là ở những nước ñang phát triển. Theo báo cáo Thông tin và Truyền
thông cho phát triển năm 2009 của Ngân hàng Thế giới, cứ gia tăng 10 ñiểm phần
trăm số lượng kết nối Internet thì kinh tế tăng trưởng 1,38 ñiềm phần trăm. Công
nghệ thông tin và truyền thông ñã thay ñổi cách kinh doanh của các doanh nghiệp,
cải cách dịch vụ công và nâng cao dân chủ. Việc kết nối Internet ñang tăng cường
ñưa thông tin thị trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế… ñến những vùng sâu và
giúp thay ñổi ñời sống con người (Christine Z., Wei Q. và Carlo M.R., 2009).
Sớm nhận thấy ñược những cơ hội do cuộc cách mạng ICT mang lại, Chính
phủ Việt Nam ñã dành nhiều quan tâm ñến phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông từ năm 1998 và ñặc biệt là việc ký kết Hiệp ñịnh khung e-ASEAN vào
24/11/2000
1
.

Một trong những trọng tâm của Hiệp ñịnh khung e-ASEAN là xây dựng
chính phủ ñiện tử. Chính phủ ñiện tử giúp các cơ quan chính phủ ñổi mới, làm việc
hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin và dịch vụ tốt hơn cho
người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, tạo ñiều kiện thuận lợi hơn cho người dân
thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, một trong những
yếu tố quyết ñịnh sự thành công của chính phủ ñiện tử là sự tương tác của công dân.
Mặc dù ký Hiệp ñịnh khung e-ASEAN từ năm 2000, nhưng quá trình xây
dựng chính phủ ñiện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và bất cập. Điển hình
là sự thất bại của Đề án 112
2
và hình ảnh quá tải của Cục thuế Hà Nội khi người

1

2

2

dân phải xếp hàng từ 4 giờ sáng ñể ñăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cuối năm
2008
3
.
Theo báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông năm 2009 (Vietnam ICT Index 2009), chỉ mới có 36,36% trang
web của các bộ ngành và 30,16% trang web của các tỉnh thành có dịch vụ công ñạt
mức 3. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Thậm chí Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính
phủ và 14 tỉnh, gồm: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bắc Kạn, Kiên Giang,
Quảng Nam, Thái Nguyên, Sơn La, Gia Lai, Cà Mau, Kon Tum, Hà Giang, Điện
Biên và Đăk Nông chưa có bất kỳ dịch vụ hành chính công nào trên mạng (phụ lục 6).
Bên cạnh ñó, cho ñến nay những ñánh giá về chính phủ ñiện tử ở Việt Nam

chỉ thường tập trung ở góc ñộ chính quyền (nhà cung cấp dịch vụ) mà thiếu những
ñánh giá từ góc ñộ người dân (người sử dụng dịch vụ) trong khi ñây là ñối tượng
phục vụ chính của chính phủ ñiện tử.
Theo ông James SL Yong, Giám ñốc Các chương trình cộng ñồng khu vực
ASEAN của Cisco Systems,

tác giả cuốn sách nổi tiếng Chính phủ ñiện tử ở Châu Á
(E-Government in Asia), “Đôi khi, một vài chính phủ ñi quá nhanh và muốn nhanh
chóng hình thành nên hệ thống Chính phủ ñiện tử. Nhưng khi họ hoàn thành việc
xây dựng hệ thống thì không có mấy người dân biết sử dụng. Họ chưa ñược chuẩn
bị ñủ về năng lực. Không có nhiều người dân có thói quen sử dụng Web, sử dụng
PC”
4
.
Vì vậy, việc ñánh giá khả năng tiếp cận công nghệ thông tin từ góc ñộ của
người dân là rất cần thiết. Đề tài “Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ gia
ñình Việt Nam” nhằm nỗ lực ñánh giá thực trạng tiếp cận công nghệ thông tin của
người dân và các yếu tố tác ñộng ñến quá trình tiếp cận ñó.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức ñộ khác biệt về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ.

3

4

3

- Đo lường các yếu tố tác ñộng ñến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin.
- Đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài sẽ ñi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Có sự khác biệt về khả năng tiếp cận công nghệ thông của hộ hay không?
- Nếu có thì những yếu tố nào ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận công nghệ
thông tin của hộ?
- Mức ñộ ảnh hưởng của các yếu tố ñến khả năng tiếp cận công nghệ thông
tin của hộ như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia ñình thuộc 64 tỉnh thành trên cả nước ñã
ñược thu thập số liệu trong cuộc ñiều tra mức sống hộ gia ñình năm 2008 do Tổng
cục Thống kê thực hiện.
Tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông là một phạm trù rất rộng, như
tiếp cận với máy thu hình, ñiện thoại di ñộng, ñiện thoại cố ñịnh, máy vi tính,
Internet… Phạm vi tiếp cận có thể tại nhà, trường học, công sở, các ñiểm cung cấp
dịch vụ… Tuy nhiên, ñề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tiếp cận tại nhà bằng các hình
thức cơ bản, gồm ñiện thoại ñể bàn, máy vi tính và Internet.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ñịnh lượng qua việc phân tích dữ liệu khảo sát, thống kê
mô tả, ước lượng và kiểm ñịnh các mô hình hồi quy. Đề tài sử dụng phần mềm
STATA ñể thực hiện thống kê, ướng lượng và kiểm ñịnh các mô hình.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Đề tài chứng minh có nhiều yếu tố tác ñộng ñến khả năng tiếp cận công nghệ
thông tin của hộ gia ñình Việt Nam, cũng như có khoảng cách giữa các hộ có khả
năng và không có khả năng tiếp cận.
4

Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin
sẽ giúp các nhà hoạch ñịnh chính sách nhận diện ñược các yếu tố quan trọng, qua ñó
có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, sử
dụng hiệu quả nguồn lực dành cho phát triển công nghệ thông tin. Từ ñó, thúc ñẩy
quá trình xây dựng chính phủ ñiện tử, xa hơn là xã hội thông tin và phát triển kinh

tế - xã hội.
5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Mục tiêu của chương 2 là phát triển mô hình nghiên cứu nhằm trả lời các câu
hỏi nghiên cứu ñã ñặt ra. Bắt ñầu bằng việc hệ thống lại lý thuyết về hành vi người
tiêu dùng, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, cũng như khoảng cách số.
2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng có vai trò giải thích những ảnh hưởng
quyết ñịnh mua hàng của người tiêu dùng, cũng như phản ứng của người tiêu dùng
khi các ñiều kiện thay ñổi.
2.2.1. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
Người tiêu dùng không có sở thích giống nhau. Đứng trước cùng một hàng
hóa, người này có thể thích nhiều hơn người khác hoặc người này thích nhưng
người khác không thích. Sở thích nhất ñịnh của một người tiêu dùng có thể có liên
quan ñến thói quen, hoàn cảnh sống… của người tiêu dùng ñó.
Kinh tế học vi mô có các giả ñịnh cơ bản về sở thích của người tiêu dùng:
Giả ñịnh thứ nhất: Có thể sắp xếp theo trật tự của sở thích. Đứng trước hai
giỏ hàng hóa A và B, người tiêu dùng luôn ñánh giá ñược mình sẽ thích giỏ hàng
hóa nào hơn hay bằng nhau.
Giả ñịnh thứ hai: Sở thích có tính bắc cầu. Nếu người tiêu dùng thích giỏ
hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa B, ñồng thời thích giỏ hàng hóa B hơn giỏ hàng hóa C
thì người này cũng sẽ thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa C
Giả ñịnh thứ ba: Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít. Nếu người tiêu dùng
ñối diện hai giỏ hàng hóa cùng loại như nhau thì người tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng
hóa có nhiều hàng hóa hơn.
Giả ñịnh thứ tư: Người tiêu dùng muốn tối ña hóa ñộ thỏa dụng. Với những
ràng buộc nhất ñịnh, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa thích hợp ñể mức ñộ
thỏa mãn của mình từ việc tiêu dùng hàng hóa là cao nhất. Mức ñộ hài lòng hay

thỏa mãn của người tiêu dùng khi sử dụng một hàng hóa nào ñó ñược gọi là ñọ thỏa
6

dụng. Độ thỏa dụng là một thước ño chủ quan, tùy thuộc vào từng người. Người
tiêu dùng không thể ño ñược ñộ thỏa dụng của mình, nhưng họ có thể xếp hạng mức
ñộ thỏa dụng mà họ ñạt ñược từ những phối hợp tiêu dùng khác nhau. Ví dụ khi ta
nói người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa B, thì ñiều ñó có nghĩa
người tiêu dùng nhận ñược ñộ thỏa dụng khi tiêu dùng giỏ hàng hóa A lớn hơn khi
tiêu dùng giỏ hàng hóa B. Khi tiêu dùng các giỏ hàng hóa khác nhau, người tiêu
dùng ñạt ñược những ñộ thỏa dụng khác nhau nên có thể so sánh ñược với nhau. Vì
vậy, ñó là một loại thước ño thứ tự, có thể sắp xếp ñộ thỏa dụng theo thứ tự từ nhỏ
ñến lớn hay ngược lại. Nhưng ñó không phải là một thước ño giá trị vì không thể
biểu thị ñộ thỏa dụng bằng những giá trị nào ñó.
Để biểu diễn sở thích người tiêu dùng, chúng ta dùng ñường bàng quan.
Đường bàng quan là tập hợp những giỏ hàng hóa ñược người tiêu dùng ưa thích như
nhau hay cùng ñộ thỏa dụng.
Sự lựa chọn của người tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào sở thích mà còn
phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Trong những yếu tố bên ngoài này, thu nhập và
giá cả hàng hóa ñóng vai trò quan trọng. Chúng tạo ra sự ràng buộc về ngân sách
ñối với người tiêu dùng.
Giả sử người tiêu dùng có mức thu nhập I dùng ñể chỉ chi tiêu cho hàng hóa
X và Y. Gọi Px và Py lần lượt là giá hàng hóa X và hàng hóa Y.

Khi mua một khối
lượng x hàng hóa X, số lượng tiền cần ñể chi trả là x.P
X
. Khi mua một khối lượng y
về hàng hóa Y, số tiền người tiêu dùng phải bỏ ra là y.P
Y
. Vậy mọi giỏ hàng hóa (x,

y) người tiêu dùng lựa chọn phải thỏa ñiều kiện:
I
y
Py
x
Px

+

(2.1)
Như vậy ñể tối ña hóa ñộ thỏa dụng người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng
hóa năm trên ñường bàng quan cao nhất thỏa ñiều kiện giới hạn ngân sách. Điểm tối
ưu là ñiểm tiếp xúc giữa ñường bàng quan và ñường ngân sách. Trên hình 2.1, ñiểm
tiếp xúc giữa ñường bàng quan U
1
và ñường ngân sách AB là ñiểm E, ñược biểu
diễn như sau:
7


Hình 2.1. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
2.2.2. Các tác ñộng ñến lựa chọn của người tiêu dùng
Nhằm tối ña hóa ñộ thỏa dụng, người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng hóa
nằm trên ñường bàng quan cao nhất trong giới hạn ngân sách của mình. Những yếu
tố tác ñộng ñến sự lựa chọn này chính là thu nhập, giá cả các hàng hóa và sở thích
của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay ñổi, lựa chọn của người tiêu dùng
sẽ thay ñổi.
- Khi thu nhập thay ñổi:
Khi thu nhập tăng, giả sử các ñiều kiện khác không ñổi, ñường ngân sách sẽ
dịch chuyển song song ra phía ngoài. Như biểu diễn trên hình 2.2, từ ñường ngân

sách ban ñầu AB, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ có ñường ngân sách mới
A’B’. Để tối ña hóa ñộ thỏa dụng, người tiêu dùng sẽ có ñường bàng quan mới U
2

và ñiểm tối ưu mới là E’.
Vì A’B’ nằm bên ngoài AB, ñường bàng quan U
2
cũng nằm ngoài ñường
bàng quan U
1
do ñó biểu thị ñộ thỏa dụng cao hơn. Nếu mặt hàng X và Y ñều là
những hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng, cả hai ñều ñược tiêu dùng nhiều
hơn. Điểm E’ sẽ vừa nằm bên phải, vừa nằm phía trên so với ñiểm E.
B
y
x
U
1

x
*

A
y
*

0
E
8



Hình 2.2. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay ñổi
- Khi giá cả thay ñổi:
Giá cả hàng hóa thay ñổi, vừa tác ñộng ñến giá tương ñối giữa hai hàng hóa,
vừa làm cho thu nhập thực của người tiêu dùng thay ñổi. Hai tác ñộng này diễn ra
ñồng thời khiến cho ñường ngân sách của người tiêu dùng vừa xoay, vừa dịch
chuyển khỏi vị trí ban ñầu và làm cho người tiêu dùng thay ñổi lựa chọn tối ưu. Hai
tác ñộng này ñược gọi là tác ñộng thay thế và tác ñộng thu nhập.
Tác ñộng thay thế là tác ñộng từ việc thay ñổi mức giá tương ñối giữa các
hàng hóa. Sự thay ñổi này làm người tiêu dùng thay thế hàng hóa ñắt hơn tương ñối
bằng hàng hóa rẻ hơng tương ñối.
Tác ñộng thu nhập là tác ñộng của việc thay ñổi thu nhập thực khiến người
tiêu dùng có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn hay ít hơn một loại hàng hóa nào
Trên hình 2.2, khi giá mặt hàng X giảm, tác ñộng thay thế sẽ làm ñiểm lựa
chọn tối ưu của người tiêu dùng thay ñổi từ E sang E
1
. Tác ñộng thu nhập sẽ làm
ñiểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng tiếp tục thay ñổi từ E
1
sang E
2
.
Do ñó, khi giá hàng X giảm có thể thấy hàng hóa X ñượng tiêu dùng nhiều
hơn và ñộ thỏa dụng của người tiêu dùng ở mức cao hơn.
B x
U
1

A’
0

E
E’
U
2

A
B’
y
9


Hình 2.3. Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi giá thay ñổi
- Khi sở thích thay ñổi:
Khi sở thích của người tiêu dùng thay ñổi, hình dạng và vị trí của ñường
bàng quan sẽ thay ñổi. Với một ñường ngân sách không thay ñổi, ñiểm lựa chọn tối
ưu của người tiêu dùng sẽ thay ñổi.
Minh họa trên hình 2.3, vì một lý do nào ñó, hàng hóa X ñược người tiêu
dùng ưa chuộng hơn trước. Đường bàng quan của người tiêu dùng thay ñổi và trở
nên dốc hơn. Đường bàng quan mới sẽ tiếp xúc ñường ngân sách ở ñiểm E’ lệch về
bên phải. Khi ñó người tiêu dùng sẽ tiêu thụ hàng hóa X nhiều hơn và giảm tiêu
dùng các hàng hóa khác.

Hình 2.4. Lựa chọn tối ưu của người tiêu thay ñổi khi sở thích thay ñổi
B x
U
1

0
E
U

2

A
y
E’
E
2

B
y
x
U
1

A
0
E
U
2

E
C
E
1

F
10

2.3. Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin
Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin (ICT Adaption) là thuật ngữ ñược

nhắc ñến trong những nghiên cứu về ICT những năm gần ñây. Đây là một thuật ngữ
nói ñến việc có thường xuyên sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong
công việc hoặc trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân, gia ñình hay tổ chức hay
không.
Quá trình tiếp cận công nghệ thông tin bao gồm ba giai ñoạn:
- Phát triển các sản phẩm ICT mới;
- Tiếp xúc với các sản phẩm mới;
- Sử dụng các sản phẩm.
Quá trình này ñược lặp ñi lặp lại cùng với quá trình phát triển của các sản
phẩm. Sản phẩm công nghệ thông tin bao gồm nhiều loại khác nhau, những sản
phẩm chính bao gồm ñiện thoại cố ñịnh, ñiện thoại di ñộng, máy vi tính, Internet
Mỗi sản phẩm ñóng một vai trò quan trọng trong mỗi thời kỳ nhất ñịnh (Dewan và
Riggins, 2005).
Theo lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, việc sử dụng các thiết bị công
nghệ thông tin sẽ chịu tác ñộng của các yếu tố thu nhập, giá cả và sở thích của
người tiêu dùng. Trong ñó, sở thích của người tiêu dùng tùy thuộc vào thói quen,
hoàn cảnh sống… thể hiện qua các nhóm nhân tố chính như sau:
- Nhân khẩu học: Đây là nhóm nhân tố ñược ñánh giá là cơ bản nhất bao
gồm: giới tính, tuổi, quy mô hộ, cấu trúc hộ, trình ñộ giáo dục, tình trạng việc làm.
Kennedy, Wellman và Klement (2003) cho rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ
trong sử dụng Internet. Tuy nhiên, Pew Internet Project (2005) ñã chứng minh rằng
giới tính không tác ñộng ñến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin. Bên cạnh ñó,
tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng (Pew Internet Project, 2004, 2006).
Harrington (2003) cho rằng những nhân tố tác ñộng ñến tiếp cận công nghệ thông
tin ở Trung Quốc gồm giới, tuổi, nhóm giáo dục ñã có sự thu hẹp qua thời gian.
Tukiainen (2004) phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng tác ñộng ñến việc tiếp cận
công nghệ thông tin của các cá nhân ở một số nước châu Âu ñược lựa chọn gồm
11

dạng hộ và tuổi tác. Choudrie và Dwivedi (2006) ñánh giá những nhân tố chính trị -

xã hội tác ñộng ñến việc tiếp cận mạng băng thông rộng trong các hộ gia ñình ở
Anh thì tuổi, giới tính, trình ñộ học vấn, giai cấp xã hội tác ñộng có ý nghĩa.
- Kinh tế: Tukiainen (2004) nhận thấy rằng thu nhập là một nhân tố ảnh
hưởng ñáng kể ñến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin ở Phần Lan, Ireland, Hà
Lan và Thụy Điển. Choudrie và Dwivedi (2006) tìm ra bên cạnh những biến về
nhân khẩu học, thu nhập có tác ñộng có ý nghĩa ñến việc tiếp cận mạng băng thông
rộng trong các hộ gia ñình ở Anh.
- Hạ tầng: Đây là một yếu tố tác ñộng ñến chi phí sử dụng. Khi ñiều kiện hạ
tầng thuận lợi hơn, chi phí sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin sẽ thấp hơn. Ferro,
Cantamessa và Paolucci (2005) kết luận thúc ñẩy tiếp cận công nghệ thông tin ở
những nơi có sẵn hạ tầng mạng sẽ tạo hiệu quả tốt hơn. Bagchi và Udo (2007) kết
luận rằng truyền hình có tác ñộng tích cực ñến tiếp cận ñiện thoại cố ñịnh nhưng
không có tác ñộng ñến tiếp cận máy tính ở các nước Châu Phi và OECD. Chinn và
Fairlie (2010) cho rằng khôn có liên quan giữa ñiện và việc sử dụng máy tính ở các
nước ñang phát triển.
- Địa lý: Sống ở thành thị hay nông thôn có sự tác ñộng ñáng kể ñến khả
năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin. Harrington (2003) chỉ ra rằng sự
khác biệt trong tiếp cận công nghệ thông tin ở các tỉnh thành của Trung Quốc ñang
ñược thu hẹp. Tengku (2005) ñã chỉ ra có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn
trong việc tiếp cận công nghệ thông tin của các hộ gia ñình ở Malaysia. Ferro,
Cantamessa, và Paolucci (2005) nghiên cứu khoảng cách số giữa thành thị và nông
thôn ở Ý ñã chỉ ra rằng ñầu tư cơ sở hạ tầng ñể kết nối các vùng nông thôn sẽ
chuyển khoảng cách số từ yếu tố ñịa lý sang yếu tố phạm vi kinh tế - xã hội.
- Văn hóa và chủng tộc: Hoffman and Novak (1998) nghiên cứu sự phân
hóa chủng tộc trên Internet. Trong khi McLaren và Zappala (2002) quan tâm ñến trẻ
em có nền tảng không thuận lợi về tài chính ở Úc. Các tác giả ñều chỉ ra rằng chủng
tộc và nền tảng văn hóa có liên hệ với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin.
12

- Kỹ năng số: Tengku (2005) nghiên cứu về khoảng cách số ở Malaysia ñã

phát hiện “ñược dạy về công nghệ thông tin” có tác ñộng ñáng kể ñến việc sử dụng
Internet của học sinh trung học. Hargittai (2002) ñã ñề xuất chính sách ñể xóa ngăn
cách trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin bằng việc ñầu tư trong huấn
luyện và hỗ trợ. Cung cấp kết nối Internet với máy tính sẽ không ñảm bảo người sử
dụng thiếu kỹ năng máy tính và Internet có thể sử dụng công nghệ thông tin một
cách hữu ích.
2.4. Khoảng cách số
Khoảng cách số (Digital Divide) là một thuật ngữ ñược sử dụng rộng rãi từ
những năm 1990 ñể nói ñến việc bất bình ñẳng trong tiếp cận công nghệ thông tin.
Thuật ngữ này thông thường ñược dùng ñể nhấn mạnh ñến việc có những người vì
nhiều lý do khác nhau như chủng tộc, tình trạng kinh tế - xã hội, tuổi tác, giới tính,
nơi cư trú, trình ñộ học vấn… mà không thể tiếp cận công nghệ thông tin (Dewan
và Riggins, 2005).
Khoảng cách số có 3 cấp ñộ khác nhau (Kovacic và Vukmirovic, 2008):
- Cấp ñộ vùng lãnh thổ và quốc gia;
- Cấp ñộ tổ chức;
- Cấp ñộ hộ gia ñình và cá nhân.
2.5. Mô hình nghiên cứu
Công nghệ thông tin có thể tiếp cận bằng nhiều công nghệ khác nhau. Tuy
nhiên, ñề tài chỉ tập trung vào những cách tiếp cận cơ bản nhất gồm ñiện thoại cố
ñịnh, máy vi tính và Internet thông qua việc xem xét hộ có sở hữu các phương tiện
ñó hay không, cũng như các nhân tố tác ñộng ñến việc sở hữu ñó (Hình 2.5). Để có
thể tìm ra những nhân tố tác ñộng ñến việc phân hóa giữa những hộ có khả năng
tiếp cận công nghệ thông tin và không thể tiếp cận công nghệ thông tin, ñề tài ñịnh
lượng các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất. Những nhân tố ñược ñưa vào ba
nhóm chính gồm nhân khẩu học, kinh tế và hạ tầng, ñịa lý và chủng tộc.
13


Hình 2.5. Mô hình kết nối Internet cơ bản

Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và các nghiên cứu thực
nghiệm về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, tác giả ñề nghị mô hình nghiên
cứu về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ gia ñình Việt Nam như sau:

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu
Nhóm nhân tố nhân khẩu học bao gồm các biến cơ bản ñược sử dụng trong
các nghiên cứu ñi trước như giới tính, tuổi tác, học vấn, tình trạng việc làm của chủ
hộ, quy mô hộ.
Nhóm nhân tố kinh tế và hạ tầng bao gồm thu nhập bình quân/người/tháng,
hộ có sử dụng ñiện lưới hay không, hộ có sở hữu máy thu hình không.

Internet
Mạng ñiện
tho
ại cố ñịnh
Máy tính k
ết
n
ối Internet
Khả năng tiếp cận ICT
Có s
ử dụng ñiện thoại cố ñịnh
Có s
ử dụng máy tính
Có kết nối Internet

Kinh tế và hạ tầng
Thu nh
ập bình quân
Có máy thu hình

Có ñi
ện

Nhân khẩu học
Gi
ới tính
Tu
ổi
Học vấn
Tình tr
ạng việc làm
Quy mô h

Địa lý và chủng tộc
Thành th
ị /nông thôn
Dân t
ộc
Vùng

14

Nhóm nhân tố ñịa lý và chủng tộc ñược xác ñịnh qua việc hộ ñang sinh
sống ở thành thị hay nông thôn, hộ ñang sống ở vùng nào, chủ hộ có phải là người
dân tộc thiểu số hay không.
Các biến ñược sử dụng nghiên cứu ñược liệt kê trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các biến nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Ý nghĩa
Dấu kỳ vọng


Có sở hữu ñiện thoại cố ñịnh DIENTHOAI 0: Không
1: Có

Có sở hữu máy vi tính VITINH 0: Không
1: Có

Có kết nối Internet INTERNET 0: Không
1: Có

Giới tính GIOITINH 0: Chủ hộ nam
1: Chủ hộ nữ
không
Tuổi chủ hộ TUOI -
Học vấn của chủ hộ HOCVAN Tính theo bậc học phổ
thông từ lớp 1 ñến lớp
12.
+
Tình trạng việc làm của chủ
hộ
VIECLAM 0: Không việc làm
1: Có việc làm
+
Quy mô hộ QUYMO Tổng số người trong
hộ
+
Thu nhập bình quân THUBQ Thu nhập bình quân
người/tháng, ñơn vị
1.000ñ
+
Hộ có dùng ñiện lưới CODIEN 0: Không

1: Có
+
Hộ có máy thu hình COTV 0: Không +

×