Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT chi nhánh TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN 󰜔 TÀI CHÍNH 󰜔 NGÂN HÀNG
󽞜󽜧󽞛
NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG
MSSV: 40663339
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG
NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
VNDIRECT CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : TÀI CHÍNH 󰜔 NGÂN HÀNG
LỚP : TN06A2
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. TRẦN THANH VŨ
TP.HỒ CHÍ MINH
THÁNG 06/2010
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5 . Giới thiệu kết cấu khóa luận 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3
1.1 ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư chứng khoán 3
1.1.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán 3


1.1.2.1 Khái niệm 3
1.1.2.2 Phân loại 4
1.1.2.3 Đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán 4
1.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5
1.2.1 Khái niệm và các giả định trong phân tích kỹ thuật 5
1.2.1.1 Khái niệm 5
1.2.1.2 Các giả định trong phân tích kỹ thuật 6
1.2.2 Các lý thuyết cơ bản trong phân tích kỹ thuật 6
1.2.2.1 Lý thuyết Dow 6
1.2.2.2 Lý thuyết sóng Elliott 10
1.2.2.3 Dãy số Fibonacci 13
1.2.3 Các loại đồ thị 14
1.2.3.1 Đồ thị dạng đường 14
1.2.3.2 Đồ thị hình thanh 15
1.2.3.3 Đồ thị hình nến 17
1.2.4 Nội dung cơ bản về đường xu hướng 18
ii
1.2.4.1 Định nghĩa về xu hướng 18
1.2.4.2 Đường xu hướng 19
1.2.4.3 Mức kháng cự và mức hỗ trợ 19
1.2.5 Các hình mẫu kỹ thuật 20
1.2.5.1 Mô hình đầu và vai 20
1.2.5.2 Mô hình đầu và vai ngược 21
1.2.5.3 Mô hình hai đỉnh và hai đáy 22
1.2.5.4 Mô hình ba đỉnh và ba đáy 24
1.2.5.5 Mẫu hình dạng tam giác đối xứng 25
1.2.5.6 Mẫu hình dạng tam giác hướng lên 27
1.2.5.7 Mẫu hình dạng tam giác hướng xuống 28
1.2.5.8 Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo 29
1.2.6 Các chỉ báo kỹ thuật 30

1.2.6.1 Đường trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Average- SMA) 30
1.2.6.2 Dải biên độ biến động giá Bollinger 32
1.2.6.3 Chỉ số báo hiệu giá đảo chiều Parabolic SAR 33
1.2.6.4 Chỉ báo Directional Movement Index (DMI) and Average Directional
Movement Index (ADX) 34
1.2.6.5 Chỉ số lưu lượng tiền (Money Flow Index - MFI) 36
1.2.6.6 Đường trung bình trượt hội tụ và phân kỳ (MACD) 37
1.2.6.7 Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index - RSI) 41
1.2.6.8 Chỉ số Stochastic chậm và nhanh 43
1.2.7 Tín hiệu nến Nhật Bản 45
1.2.7.1 Tín hiệu đơn lẻ 45
1.2.7.2 Tín hiệu đảo chiều 45
1.2.7.3 Tín hiệu củng cố 47
1.3 NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 47
1.3.1 Khái niệm tư vấn đầu tư chứng khoán 47
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 47
1.3.2.1 Nguyên tắc tư vấn khách quan 47
iii
1.3.2.2 Nguyên tắc tư vấn đầy đủ và chi tiết 47
1.3.2.3 Nguyên tắc tư vấn theo khả năng của khách hàng 48
1.3.2.4 Nguyên tắc thông tin hỗ trợ 48
1.3.3 Phân loại hoạt động tư vấn 48
1.3.3.1 Theo hình thức của hoạt động tư vấn 48
1.3.3.2 Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn 48
1.3.3.3 Theo đối tượng của hoạt động tư vấn 49
1.3.4 Vai trò của nghiệp vụ tư vấn đầu tư 49
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 50
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VNDIRECT 50
2.1.1 Giới thiệu về công ty 50
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của VNDirect 50

2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn 52
2.1.4 Giá trị cốt lõi 52
2.2 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY 52
2.2.1 Hoạt động môi giới – giao dịch chứng khoán 52
2.2.2 Hoạt động tư vấn doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành 54
2.2.3 Hoạt động tự doanh 55
2.2.4 Hoạt động lưu ký chứng khoán 55
2.3 NGUỒN NHÂN LỰC 56
2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC 58
2.4.1 Sơ đồ tổ chức 58
2.4.2 Đại hội đồng cổ đông 58
2.4.3 Hội đồng quản trị 58
2.4.4 Ban kiểm soát 59
2.4.5 Các phòng ban 59
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI 62
3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VNDIRECT 62
3.1.1 Doanh thu qua các năm 62
iv
3.1.2. Chi phí hoạt động 63
3.1.3 Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành 64
3.2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 67
3.2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua 67
3.2.1.1 Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 67
3.2.1.2 Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2009 68
3.2.1.3 Phân tích kỹ thuật VNIndex và HNXIndex trong năm 2009 71
3.2.2 Xu hướng của thị trường hiện nay 77
3.1.2.1 Xu hướng của VNIndex năm 2010 77
3.1.2.2 Những ngành triển vọng 77
3.3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ

THUẬT HIỆN NAY 77
3.3.1 Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 77
3.3.2 Tại công ty chứng khoán VNDirect chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 78
3.3.2.1 Giai đoạn từ khi thành lập (tháng 04/2007) đến tháng 03/2009 78
3.3.2.2 Giai đoạn từ tháng 04/2009 đến nay 79
3.3.3 Quy trình phân tích chứng khoán tại VNDirect 80
3.3.3.1 Quy trình phân tích 80
3.3.3.2 Áp dụng quy trình phân tích kỹ thuật tại VNDirect để phân tích chứng
khoán 85
3.4 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TẠI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 89
3.4.1 Giá chứng khoán chưa phản ánh hết hành động của thị trường 89
3.4.2 Sự chậm trễ của các chỉ báo kỹ thuật 91
3.4.3 Sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam 91
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 87
4.1 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐỂ
NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT92
4.1.1 Các kiến nghị nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. 92
v
4.1.1.1 Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) 92
4.1.1.2 Tăng cường cơ chế giám sát thông tin và áp dụng các biện pháp chế tài
nghiêm khắc hơn 93
4.1.2 Nới lỏng biên độ giao dịch chứng khoán 93
4.1.3 Tạo điều kiện pháp lý để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT 94
4.2.1 Hoàn thiện nguồn nhân lực 94
4.2.2 Quy trình hóa hoạt động tư vấn trực tiếp cho khách hàng 94
4.3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG NGHIỆP VỤ TƯ

VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
VNDIRECT CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH 95
4.3.1 Trình tự các bước ứng dụng phân tích kỹ thuật 95
4.3.2 Khai thác công cụ Explorer của phần mềm Metastock để lọc cổ phiếu tiềm
năng 96
4.3.2.1 Thành phần cấu tạo công thức cho Explorer 97
4.3.2.2 Xây dựng mô hình cho The Explorer và cách ứng dụng 97
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của VNDirect 56
Bảng 3.1: Cơ cấu Doanh thu thuần của công ty năm 2007, 2008 và 2009: 62
Bảng 3.2: Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 - 2009 63
Bảng 3.3 Tỷ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần năm 2007-2009 64
Bảng 3.4: Bảng thống kê vốn điều lệ của một số công ty chứng khoán 65
Bảng 3.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh so với các công ty cùng ngành 65
Bảng 3.6 : Quy mô giao dịch của TTCK Việt Nam năm 2006-2009 68
Bảng 3.7 : Các ngưỡng kháng cự của VNIndex 75
Bảng 3.8 : Các ngưỡng kháng cự của HNXIndex 76
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mẫu hình cơ bản của sóng Elliott 10
Hình 1.2: Mẫu hình chi tiết của sóng Elliott 11
Hình 1.3 : Dùng tỷ lệ Fibonacci xác định mức hỗ trợ và kháng cự cho VNIndex 14
Hình 1.4 : Đồ thị dạng đường 15
Hình 1.5: Ý nghĩa của mỗi thanh 16
Hình 1.6 : Đồ thị dạng thanh 16
Hình 1.7: Ý nghĩa của mỗi cây nến 17
Hình 1.8 : Đồ thị dạng nến 18

Hình 1.9: Đường xu hướng tăng và giảm 19
Hình 1.10 : Mô hình đầu và vai 20
Hình 1.11 : Mô hình đầu và vai ngược 22
Hình 1.12 : Mô hình hai đỉnh 23
Hình 1.13: Mô hình hai đáy 23
Hình 1.14 : Mô hình ba đỉnh 24
Hình 1.15 : Mô hình ba đáy 25
Hình 1.16: Mẫu hình dạng tam giác đối xứng 26
Hình 1.17: Cách xác định giá mục tiêu 26
Hình 1.18: Mẫu hình dạng tam giác hướng lên 27
Hình 1.19: Mẫu hình dạng tam giác hướng xuống 28
Hình 1.20: Mẫu hình cờ hiệu 29
Hình 1.21: Mẫu hình cờ đuôi nheo 29
Hình 1.22: Đường SMA 5 ngày của cổ phiếu REE 30
Hình 1.23: SMA cho tín hiệu mua 31
Hình 1.24: SMA cho tín hiệu bán 31
Hình 1.25: Dải Bollinger của cổ phiếu KDC 32
Hình 1.26: Chỉ báo PSAR của cổ phiếu REE 33
Hình 1.27 : Chỉ báo DMI của cổ phiếu STB 34
viii
Hình 1.28 : Kết hợp chỉ báo DMI và chỉ báo ADX 35
Hình 1.29: Cách sử dụng chỉ báo ADX 36
Hình 1.30 : Chỉ báo MFI của cổ phiếu ITA 37
Hình 1.31: Chỉ báo MACD 38
Hình 1.32: MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá 39
Hình 1.33: Biểu đồ MACD 39
Hình 1.34: Sự phân kỳ xác nhận xu hướng tăng 40
Hình 1.35: Sự phân kỳ xác nhận xu hướng giảm 41
Hình 1.36: Chỉ số RSI của cổ phiếu HAP 42
Hình 1.37: Sự phân kỳ của RSI 42

Hình 1.38: Chỉ báo Stochastic 43
Hình 1.39: Sử dụng sự phân kỳ của Stochastic để xác định tín hiệu mua bán 44
Hình 3.1 : Các giai đoạn phát triển của thị trường trong năm 2009 68
Hình 3.2 : Mô hình vai – đầu – vai ( Đồ thị ngày) 71
Hình 3.3: Xác nhận giá mục tiêu mô hình vai –đầu – vai của VNIndex 72
Hình 3.4 : Kênh xu thế tăng giá dài hạn (Đồ thị tuần) 73
Hình 3.5 : Diễn biến sóng Elliott trong năm 2009 (Đồ thị ngày) 73
Hình 3.6 : Kháng cự theo Fibonacci Retracement (Đồ thị tuần) 74
Hình 3.7 :
Kênh
xu thế
tăng
giá dài
hạn HNXIndex (Đồ
thị
tuần)
75
Hình 3.8 :
Kháng
cự
theo Fibonacci Retracement HNXIndex (Đồ
thị
tuần)
76
Hình 3.9: Đồ thị VNIndex ngày 31/0 3/2010 85
Hình 3.10: Đồ thị tổng hợp các chỉ báo kỹ thuật của VNIndex tháng 03/2010 86
Hình 3.11: Đồ thị VNIndex ngày 10/05/2010 87
Hình 3.12: Đồ thị tổng hợp các chỉ báo kỹ thuật của VNIndex ngày 10/05/2010 88
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành và hoạt động hơn 9 năm, giao
dịch mua bán chứng khoán diễn ra sôi động. Mặc dù cũng có những lúc trầm lắng nhưng
gần đây thị trường đã có bước phục hồi, dần trở thành một trong những kênh đầu tư
được công chúng quan tâm. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự thiếu hụt lớn về kiến thức chứng
khoán của giới đầu tư Việt Nam. Hầu hết nhà đầu tư Việt Nam còn mang nặng tính
nghiệp dư, họ giao dịch cổ phiếu chủ yếu dựa vào những tin đồn, không có một chiến
lược, tiêu chí đầu tư cụ thể nào nên họ thường chịu những khoản thua lỗ lớn. Vì vậy,
việc phát triển nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tại các công ty chứng khoán để giúp
nhà đầu tư thực hiện đầu tư chuyên nghiệp hơn, qua đó giúp thị trường chứng khoán
phát triển một cách ổn định là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Vấn đề đặt ra hiện nay đó là, với lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán ngày
càng nhiều, làm sao các nhân viên tư vấn có thể bao quát hết toàn bộ thị trường để từ đó
có thể đưa ra những lời tư vấn có độ chính xác cao. Nếu nhân viên tư vấn chỉ theo dõi
thị trường và sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để phân tích thì điều này là chưa đủ.
Nhưng nếu họ biết kết hợp với phương pháp phân tích kỹ thuật thì việc bao quát toàn bộ
thị trường để tư vấn hiệu quả là hoàn toàn có thể.
Với đề tài “ Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”, Tôi
mong muốn góp một phần nhỏ làm tăng hiệu quả của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu những lý luận cơ bản về phân tích kỹ thuật và thực trạng ứng
dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Từ đó làm cơ sở để đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thị trường
chứng khoán Việt Nam nói chung và nâng cao vai trò của phân tích kỹ thuật đối với
nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Nội dung khóa luận được nghiên cứu bằng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ

SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là thực trạng ứng dụng phân tích kỹ thuật
trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán hiện nay tại công ty cổ phần chứng khoán
VNDirect chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và tính khả thi của phương pháp phân tích kỹ
thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của khóa luận này đề cập đến một số chỉ báo kỹ thuật thông dụng. Số liệu
phân tích chủ yếu được lấy từ năm 2008 đến nay.
5 . Giới thiệu kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, các danh mục, kết luận, khóa luận được thực hiện với 4 chương
như sau:
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ
TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ
THUẬT TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
CHƯƠNG IV : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ
TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái niệm về đầu tư chứng khoán
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất là “ sự hy sinh tiền của hôm nay để đổi lấy tiền của tương
lai ”. Như vậy, đầu tư chứng khoán tức là đầu tư tiền của vào chứng khoán với mục đích

thu về tiền của lớn hơn trong tương lai.
Thu nhập đầu tư chứng khoán được cấu thành từ:
- Phần thu nhập được chia định kỳ, gọi là cổ tức đối với cổ phiếu, hay trái tức đối
với trái phiếu;
- Phần thu nhập chênh lệch giá lúc mua vào và lúc bán.
Tùy theo mục đích đầu tư, có những nhà đầu dài hạn và những nhà đầu tư ngắn hạn.
Nhà đầu tư dài hạn nhắm tới khoản thu nhập từ cổ tức, và kỳ vọng về sự tăng giá của
chứng khoán mà họ sở hữu. Còn nhà đầu ngắn hạn mua đi, bán lại chứng khoán với
phương châm “mua rẻ, bán đắt” nhắm tới khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua, và
tất nhiên cũng hưởng cổ tức hoặc trái tức trong khoản thời gian từ lúc mua cho đến lúc
bán chúng khoán.
1.1.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.1.2.1 Khái niệm
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là sự dao động của lợi nhuận trong đầu tư chứng
khoán. Dao động càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại.
Với những đặc điểm riêng biệt của định chế tài chính bậc cao, thị trường chứng
khoán có những tính chất nội tại trong cơ chế hoạt động như tính gián tiếp của loại hình
đầu tư; tính trung gian trong hoạt động mua bán chứng khoán; tính tương đối trong việc
đánh giá chất lượng chứng khoán; tính phong phú, đa dạng của các hình thức mua bán
chứng khoán; tính nhanh chóng, tức thì của các giao dịch chứng khoán; tính nhạy cảm
và dễ lan tỏa của các xu hướng và tâm lý mua bán. Tất cả những lý do trên đã tạo ra mức
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 4
rủi ro đầu tư trên thị trường chứng khoán cao hơn nhiều so với hoạt động trên thị trường
hàng hóa, dịch vụ thông thường khác.
1.1.2.2 Phân loại
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán bao gồm hai loại: Rủi ro hệ thống và rủi ro không
hệ thống.
Rủi ro hệ thống hay còn gọi là rủi ro thị trường là loại rủi ro có thể xảy ra dưới
những tác nhân của nền kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới. Rủi ro hệ thống bao

gồm các loại sau: rủi ro về biến động chính trị, rủi ro từ sự thay đổi các chính sách kinh
tế - tài chính của nhà nước, rủi ro do thay đổi những quy định pháp luật, rủi ro do lạm
phát hay thiểu phát, rủi ro do thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái, rủi ro do chiến tranh
hay thiên tai. Những rủi ro này vượt tầm kiểm soát của nhà đầu tư chứng khoán lẫn
doanh nghiệp hay cơ quan phát hành chứng khoán.
Rủi ro không hệ thống hay còn gọi là rủi ro riêng của doanh nghiệp phản ánh rủi ro
riêng biệt của doanh nghiệp, độc lập với rủi ro thị trường. Rủi ro không hệ thống bắt
nguồn từ chiến lược đầu tư, trình độ quản lý, chiến lược về sản phẩm và tiếp thị sản
phẩm của doanh ngiệp. Đối với nhà đầu tư chứng khoán, rủi ro không hệ thống còn xuất
phát từ chiến lược đầu tư chứng khoán và các quyết định mua hay bán chứng khoán của
họ.
Rủi ro hệ thống là rủi ro của nền kinh tế vĩ mô nên không thể giảm thiểu hẳn được, do
đó chỉ có thể giảm bớt phần nào bằng những dự đoán hợp lý trong đầu tư. Rủi ro không
hệ thống có thể giảm thiểu đến mức tối đa bằng sự đa dạng hóa đầu tư thông qua danh
mục đầu tư.
1.1.2.3 Đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Đa dạng hóa đầu tư chứng khoán thông qua danh mục đầu tư tức là đầu tư vào
nhiều loại chứng khoán khác nhau do nhiều doanh nghiệp và tổ chưc khác nhau phát
hành. Khái niệm đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro bắt đầu từ khái niệm “đừng bao
giờ đặt tất cả các quả trứng có được vào chung một cái giỏ”. Như vậy, khi đầu tư vào
các chứng khoán khác nhau, khoản thiệt hại do sự mất giá chứng khoán này sẽ được bù
đắp bởi khoản lãi do sự tăng giá của các chứng khoán khác. Bằng cách này, nhà đầu tư
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 5
chứng khoán có thể giảm thiểu tối đa rủi ro không hệ thống, tuy nhiên vẫn không tránh
khỏi rủi ro hệ thống.
Đối với nhà đầu tư chứng khoán quốc tế, rủi ro hệ thống vẫn có thể giảm thiểu
được nếu đầu tư vào chứng khoán ở các nước khác nhau. Một danh mục đầu tư của nhà
chứng khoán quốc tế bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau, được giao dịch trên
những thị trường chứng khoán khác nhau.

Tóm lại, dù có đa dạng hóa đầu tư, thì cũng chỉ giảm thiểu rủi ro chứ không thể
loại trừ tất cả rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Vậy, rủi ro tồn tại “tự nhiên”, gắn liền với
tồn tại của chứng khoán. Không thể hoàn toàn không có rủi ro, chỉ có rủi ro cao hay thấp
mà thôi. Đây cũng chính là điều tạo nên sự cuốn hút của thị trường chứng khoán và bản
thân chứng khoán
1.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.2.1 Khái niệm và các giả định trong phân tích kỹ thuật
1.2.1.1 Khái niệm
Một số định nghĩa đã được đưa ra về phân tích kỹ thuật :
- Theo Edward và Magee thì: “Phân tích kỹ thuật là môn khoa học của sự ghi
nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ
gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch,… của một chứng khoán bất kỳ hay
với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức tranh về quá khứ” đó để suy
luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương lai”
- Còn theo Steven B. Achelis, tác giả của cuốn sách “Technical Analysis from
A to Z” thì: “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ,
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư”
- Và theo tôi thì: “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu biểu đồ thể hiện các dữ
liệu về giá, khối lượng giao dịch của chứng khoán trong quá khứ để dự báo xu hướng
giá chứng khoán trong tương lai”
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 6
1.2.1.3 Các giả định trong phân tích kỹ thuật
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận phân tích kỹ thuật:
Biến động thị trường phản ánh tất cả.
Đây có thể coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật. ác nhà phân tích kỹ thuật cho
rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu
tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức… đều được phản ánh rõ trong giá thị trường.
󽟙
Giá dịch chuyển theo xu thế chung

Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật.
Theo giả định này thì giá không dịch chuyển hoàn toàn ngẫu nhiên mà nó biến động
theo một xu thế trong một khoảng thời gian nhất định
󽟙
Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị
trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình
giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng
giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý
của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát
huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong
tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con
người thì thường không thay đổi.
1.2.2 Các lý thuyết cơ bản trong phân tích kỹ thuật
1.2.2.1 Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow ra đời từ những nghiên cứu của Charles Henry Dow –người được
xem là cha đẻ của trường phái phân tích kỹ thuật. Đây được coi là lý thuyết lâu đời nhất
và cũng là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính
trên thị trường chứng khoán. Nó là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị
trường.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 7
Lý thuyết có 6 nguyên lý quan trọng sau:
󽟙 Nguyên lý 1: Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả.
- Chỉ số bình quân thị trường phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của
nhiều nhà đầu tư gồm những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có
những thông tin tốt nhất về xu hướng và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và
cầu của các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự tính
được thì ngay khi xảy ra chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của các loại
chứng khoán.

󽟙
Nguyên lý 2: Thị trường có 3 khuynh hướng.
- Xu thế cấp 1( xu thế chính): là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn,
thường kéo dài từ 1 năm đến vài năm gây ra sự biến động đến 20% giá CP.
- Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động
của giá theo xu thế cấp 1. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần
đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại
thị trường) của giá theo xu thế cấp 1.
- Xu thế cấp 3: Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần,
thường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không
thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.
󽟙
Nguyên lý 3: Những đường xu hướng chỉ ra sự chuyển dịch.
Đối với xu thế tăng giá: có 3 thời kì.
- Thời kì đầu tiên là quá trình “tích tụ”, trong quá trình này, những nhà đầu tư có
tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp
đang suy thoái nhưng nhóm nhà đầu tư này nhận thấy khả năng doanh ngiệp có thể
chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng, có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng
trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều
bởi những nhóm nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng của
những cổ phiếu mà họ nắm giữ. Công chúng hoàn toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 8
vào thị trường chứng khoán bởi họ thấy lượng tiền đã đầu tư của họ đang giảm giá trị
nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ muốn thoát ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên có thể nhận thấy một điều vào cuối giai đoạn thứ nhất này là trong hoạt động
của công ty và trong những biến động trên thị trường đã có những biến chuyển tuy mới
chỉ ở mức hạn chế, bắt đầu xuất hiện những đợt tăng giá nhỏ.
- Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc. Hoạt động của
doanh ngiệp đang theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh

nghiệp và doanh thu của nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị
trường. Đây chính là thời kì mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh chứng
khoán theo trường phái phân tích kỹ thuật.
- Thời kì thứ 3, trong thời kì này thị trường tăng trưởng nóng. Công chúng rất háo
hức với từng biến động của thị trường. Tất cả các thông tin tài chính của doanh nghiệp
đưa ra đều rất tốt, giá chứng khoán tăng cao ngoài sức tưởng tượng. Vào cuối thời kì thứ
3, người ta có thể thấy nạn đầu cơ tràn lan, khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng, số
lượng cổ phiếu có giá thấp nhưng không có giá trị đầu tư cũng gia tăng và cả những đợt
phát hành trái phiếu cũng ít dần đi.
Đối với xu thế giảm giá: có 3 thời kì.
- Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân bổ”. Trong thời kỳ này những nhà đầu tư có
tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu (và các chỉ số kinh doanh nói chung) của
những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt mức cao không bình thường
và họ bắt đầu muốn bán cổ phiếu của những công ty này. Khối lượng giao dịch vẫn rất
cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu hướng giảm, công chúng vẫn rất hưng phấn
nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và cũng không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi
nhuận.
- Thời kỳ thứ hai được gọi là thời kỳ "hỗn loạn". Số lượng người mua bắt đầu
giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi những cổ phiếu mình đang
nắm giữ. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 9
khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Giai đoạn này thể hiện tâm lý chán nản của
một bộ phận nhà đầu tư. Thông tin về các doanh nghiệp ngày càng xấu đi.
- Thời kỳ thứ ba là thời kì bán bắt buộc, xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu
dần, các cổ phiếu đều giảm đến mức thấp nhất. Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu
như không được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng.
󽟙
Nguyên lý 4: Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu.
- Các mức biến động giá trong ngày ít được quan tâm, chỉ những sự thay đổi

trong các mức giá đóng cửa hàng ngày mới phản ánh cách nhìn tổng hợp của tất cả
những người tham gia vào thị trường.
󽟙
Nguyên lý 5: Hai đường chỉ số bình quân phải cùng xác nhận xu thế của
thị trường.
Đây là câu hỏi thường được đặt ra và khó trả lời nhất đối với hệ thống lý thuyết
Dow. Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời gian chứng minh tính
đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai đã xem xét những
số liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này. Còn với những
người ít quan tâm hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh đã và sẽ phải
nhiều lần cảm thấy tiếc nuối.
󽟙
Nguyên lý 6: Mối quan hệ giá và khối lượng tạo ra nền tảng cơ bản.
Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm.
Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, cảnh báo rằng xu
hướng chính sớm bị đảo ngược.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 10
1.2.2.2 Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott được ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948) nghiên cứu và
phát triển, đây là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà đầu tư
chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chính.
Theo ông Elliott thì sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng. Trong một
mẫu hình sóng cơ bản sẽ có 5 sóng chủ và 3 điều chỉnh. Trong 5 chủ, có 3 sóng có cùng
khuynh hướng tăng là sóng 1,3 và 5 – được gọi là “sóng đẩy”. Trong khi đó, sóng 2, 4
có khuynh hướng giảm, được gọi là sóng “hiệu chỉnh”. Sau khi 5 sóng chủ đầy đủ thì 3
sóng điều chỉnh sẽ bắt đầu và được ký hiệu bởi các ký tự a, b, c.
Hình 1.1: Mẫu hình cơ bản của sóng Elliott
Trong mỗi con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ hơn và cũng tuân theo
qui luật của lý thuyết sóng Elliot.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 11
Hình 1.2: Mẫu hình chi tiết của sóng Elliott
Sóng chủ số 1: Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng suy
thoái và còn yếu, do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ
bản về các công ty niêm yết vẫn đang là thông tin tiêu cực. Khối lượng giao dịch có tăng
chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều
nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
Sóng chủ số 2: Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng
2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị
trường vẫn chưa khả quan. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều
chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.
Sóng chủ số 3: Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu
hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy
có nhiều nhà đầu tư không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị
trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực. Mặc dù có những đợt điều chỉnh
nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao
nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 12
Sóng chủ số 4: Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 ở mức 0.382 – 0.618 của
sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Việc nhận biết điểm dừng
của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng
Elliot.
Sóng chủ số 5: Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường. Khối lượng giao
dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là
những nhà đầu tư “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng
5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng điều chỉnh A: Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang
rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường

đang trong xu thế tăng. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
Sóng điều chỉnh B: Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng
A. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những
thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng
chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng điều chỉnh C: Giá có khuynh hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước.
Khối luợng giao dịch tăng. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C
ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 13
1.2.2.3 Dãy số Fibonacci
Dãy Fibonacci: Dãy số do một nhà toán học người Ý tên là Leonardo Fibonacci
(1175-1250) công bố năm 1202, là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử
0 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai
phần tử trước nó. Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là:
Kết quả dãy Fibonacci= 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610,….
Và đặc biệt là cứ lấy số lớn chia cho số bé hơn một bậc, ví dụ 89/55 ta sẽ được
1.618. Lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 1 bậc, ví dụ 21/34 ta sẽ được 0.618. Lấy số nhỏ
chia cho số lớn hơn 2 bậc, ví dụ 13/34 ta sẽ được 0.382.
Mặc dù Ralph Nelson Elliot khẳng định là ông nghiên cứu và phát minh ra lý
thuyết sóng trước khi biết Fibonacci nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lạ: 5 sóng
chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ của các con sóng
luôn chung quanh các tỷ lệ 0.618, 1.618, 0.382. Do đó có giả thuyết khác là ông Elliot
đã ứng dụng những con số Fibonacci vào lý thuyết của mình 󽟡 Chính vì thế mà dãy số
Fibonacci được coi là thuật toán cơ bản trong lý thuyết sóng Elliot.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 14
Thông thường 1 cổ phiếu lên hoặc xuống sẽ dừng lại tại những mức hỗ trợ hoặc
kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%
Hình 1.3 : Dùng tỷ lệ Fibonacci xác định mức hỗ trợ và kháng cự cho VNIndex

1.2.3 Các loại đồ thị
1.2.3.1 Đồ thị dạng đường
Đồ thị đường là loại đồ thị cơ bản nhất. Phân tích kỹ thuật thường sử dụng đồ thị
đường để dễ dàng nhận ra mức hỗ trợ và mức kháng cự. Đồ thị đường chỉ thể hiện
những thông tin cơ bản.
Tạo ra một đồ thị đường bằng cách xác định điểm đóng cửa của mỗi giao dịch trên
đồ thị, sau đó nối các điểm này lại với nhau thành một đường.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 15
Hình 1.4 : Đồ thị dạng đường
1.2.3.2 Đồ thị hình thanh
Đồ thị này được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây, đồ thị thanh cung
cấp nhiều thông tin hơn đồ thị đường. Trong khi đồ thị đường chỉ liệt kê giá đóng cửa
của mỗi giao dịch, thì đồ thị thanh cho chúng ta thấy giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất,
thấp nhất trong mỗi thời điểm
Đồ thị thanh được tạo thành bằng cách liên kết các thanh ngang qua đồ thị. Mỗi
thanh thể hiện một thời điểm giao dịch. Để tạo ra một thanh, ta liệt kê ra giá cao nhất và
giá thấp nhất rồi nối chúng lại bằng một đường thẳng đứng. Tiếp theo ta xác định giá mở
cửa ở bên trái của đường thẳng đứng vừa vẽ và nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng
một đường ngang. Cuối cùng xác định điểm giá đóng cửa phía bên phải của đường thẳng
đứng và nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng một đường ngang.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thanh Vũ
SVTH: Nguyễn Đức Cường Trang 16
Hình 1.5: Ý nghĩa của mỗi thanh
Hình 1.6 : Đồ thị dạng thanh

×