Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vận dụng hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) tại công ty ADC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 115 trang )


-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM



LÂM THỊ TRÚC LINH


VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHI PHÍ
DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG
(ABC) TẠI CÔNG TY ADC



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ







TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010

-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM

LÂM THỊ TRÚC LINH



VẬN DỤNG
HỆ THỐNG CHI PHÍ
DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG
(ABC) TẠI CÔNG TY ADC

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THAC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ


TP. Hồ Chí Minh-Năm 2010


-
LỜI CÁM ƠN


Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GVHD – TS Đoàn Ngọc Quế-
Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời xin gửi
lời cảm ơn đến tập thể quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
đã tận tình trong công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng Kế Toán
của công ty ADC đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, công ty ADC

để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn
.

Xin chân thành cảm ơn!











-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu, bảng biểu đều có nguồn gốc rõ ràng.




TÁC GIẢ LUẬN VĂN



LÂM THỊ TRÚC LINH
















-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do-Hạnh Phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 2 năm 2010
GIẤY CAM KẾT
“Về việc chỉnh sửa nội dung luận văn theo góp ý của Hội đồng”

Kính gửi - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
- PGS. TS Phạm Văn Dược - Chủ tịch Hội đồng.
Tôi tên: Lâm Thị Trúc Linh – Học viên K15 – Kế Toán Kiểm Toán
Chuyên Ngành: Kế toán– Mã số: 60.34.30
Ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp: 28/01/2010.
Căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng sau buổi bảo vệ luận
văn. Tôi đã tiến hành chỉnh sữa lại luận văn đúng theo ý kiến kết luận của
Chủ tịch Hội đồng. Kết quả chỉnh sữa gồm những nội dung sau:
1. Tên luận văn: Tác giả đã ghi tên luận văn đầy đủ là “Vận dụng hệ

thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) tại công ty ADC”.
2. Rà soát lại tên đề mục phần mục lục và nội dung cho thống nhất, cách
đánh số các tiểu mục, bảng biểu, sơ đồ. Xem lại chương 1 còn một số nội
dung khó hiểu. Tác giả đã viết lại.
3. Bỏ nội dung về ERP tại công ty ADC ở trang 9 - chương 1 và đoạn kết
luận cuối chương 1 liên quan đến công ty ADC.
4. Sơ đồ trang 21: Ghi rõ tiêu thức phân bổ là theo sản lượng - đối với hệ
thống chi phí truyền thống; Chi phí sản xuất gián tiếp đối với hệ thống
ABC.

-
5. Ví dụ minh họa chương 1: Trình bày cách tính theo hệ thống chi phí
truyền thống và ABC.
6. Mục 1.5.1.1: Viết lại để tránh gây hiểu nhầm ưu điểm trở thành hạn
chế.
7. Bổ sung hệ thống ABC có thể áp dụng đối với những loại doanh nghiệp
nào
8. Bổ sung số liệu tính toán chi phí tính cho sản phẩm theo thực tế và vận
dụng ABC để tính thấy được sự khác biệt giữa 2 hệ thống.
Trên đây là các nội dung tác giả đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng.
Kính trình chủ tịch Hội đồng xem xét.

Tác giả luận văn Chủ tịch Hội Đồng



Lâm Thị Trúc Linh PGS.TS Phạm Văn Dược
















-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do-Hạnh Phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 2 năm 2010
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tên đề tài “ Vận dụng hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt
động(ABC) tại công ty ADC”
Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về hệ
thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động.
- Luận văn đã chỉ ra những tồn tại trong công tác kế toán chi phí tại
công ty ADC và vận dụng ABC để tính toán lại chi phí giúp cho nhà quản trị
kiểm soát tốt chi phí và ra các quyết định.
- Luận văn đã đề xuất việc xác định mã tài khoản chi tiết phục vụ cho
việc nhập liệu vào hệ thống ERP – nhằm tổng hợp số liệu phục vụ cho hệ
thống ABC.

- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để thực hiện ABC.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN


LÂM THỊ TRÚC LINH





-
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 01
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHI PHÍ DỰA TRÊN
MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG (ABC) 06
1.1 Sự cần thiết của ABC 06
1.2 ABC và cơ sở thực hiện ABC 07
1.2.1 Khái niệm ABC 07
1.2.2 Cơ sở thực hiện mô hình ABC 08
1.3 Kế toán chi phí theo ABC 9
1.3.1 Xác định các hoạt động chủ yếu và trung tâm hoạt động 9
1.3.2 Tập hợp chi phí cho các hoạt động 11
1.3.3 Xác định tiêu thức phân bổ cho các hoạt động 11
1.3.3.1 Yêu cầu của việc lựa chọn tiêu thức phân bổ 11
1.3.3.2 Xác định tiêu thức phân bổ hoạt động 12
1.3.4 Phân bổ chi phí các hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí 16
1.4 Sự khác biệt giữa ABC và kế toán chi phí truyền thống 20
1.5 Ưu, nhược điểm của ABC 22

1.5.1 Ưu điểm 22
1.5.1.1 Cung cấp thông tin về chi phí tính cho sản phẩm hợp lý hơn trong
trường hợp sản phẩm khác nhau về số lượng sản phẩm sản xuất 22
1.5.1.2 Cung cấp thông tin về chi phí tính cho sản phẩm hợp lý hơn trong
trường hợp sản phẩm khác nhau về kích cỡ và độ phức tạp 22
1.1.5.3 Chi phí tính cho sản phẩm bao gồm các khoản chi phí liên quan đến
sản xuất và ngoài sản xuất 22
1.5.1.4 Cung cấp thông tin chi phí hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định 23
1.5.2 Nhược điểm 24

-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
ADC
2.1 Giới thiệu về công ty ADC 26
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 26
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 27
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 27
2.1.3.1 Quy mô hoạt động kinh doanh 27
2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 27
2.2 Thực trạng về kế toán chi phí tại công ty ADC 28
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty ADC 28
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 28
2.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 29
2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29
2.2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 39
2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 46
2.2.2.1 Chi phí quảng cáo 46
2.2.2.2 Chi phí khuyến mãi 47
2.2.2.3 Chi phí hội nghị khách hàng 47

2.2.2.4 Chi phí nghiên cứu sản phẩm mới 48
2.3 Đánh giá về công tác kế toán chi phí tại công ty ADC 48
2.3.1 Ưu điểm 48
2.3.2 Những vấn đề tồn tại 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG 3: 51
VẬN DỤNG ABC TRONG THỰC HIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI ADC.
3.1 Phương hướng vận dụng ABC tại công ty ADC 51

-
3.2 Vận dụng ABC tại công ty ADC 52
3.2.1 Xác định các trung tâm hoạt động và hoạt động 52
3.2.2 Tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí 54
3.2.2.1 Đối với hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm 54
3.2.2.2 Đối với hoạt động cấp độ lô sản phẩm(theo từng hợp đồng) 54
3.2.2.3 Đối với hoạt động cấp độ sản phẩm 59
3.2.2.4 Đối với hoạt động cấp độ khách hàng 61
3.2.2.5 Đối với hoạt động cấp độ toàn doanh nghiệp 63
3.2.3 Xác định tiêu thức phân bổ cho đối tượng chịu chi phí 64
3.2.4 Phân bổ chi phí hoạt động cho đối tượng chịu chi phí 66
3.2.5 Chi phí tính cho sản phẩm theo ABC 69
3.3 Ứng dụng ERP vào công tác quản trị chi phí và tính giá thành tại
công ty ADC 73
3.3.1 Mở các tài khoản chi tiết theo dõi chi phí các hoạt động khi nhập liệu
vào hệ thống ERP 73
3.3.2 Đề xuất trình tự nhập liệu giá thành vào hệ thống ERP. 78
3.4 Một số kiến nghị khác nhằm thực hiện mô hình ABC tại công ty ADC78
3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 78
3.4.2 Nội dung tổ chức công tác quản trị 81
3.4.3 Nghiên cứu hệ thống ABC để thực hiện kế toán chi phí . 82

3.4.3.1 Trang bị kiến thức cho kế toán viên về phương pháp ABC 82
3.4.3.2 Phân loại chi phí phát sinh theo cách ứng xử của chi phí 83
3.4.3.3 Xây dựng hệ thống chi phí định mức 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN CHUNG 86
PHỤ LỤC


-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC (Activity-Based Costing): Hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động
ADC: Allied development corporation
CP: chi phí
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ERP (Enterprise Resource Planning System): Hệ thống Hoạch định/quản trị
các nguồn lực của doanh nghiệp.
HĐ: Hợp đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Các hoạt động và tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động duy trì sản
phẩm và nhóm sản phẩm.
Bảng 2. 1: Bảng kê xuất vật liệu (Quy cách Bolis 6B)
Bảng 2. 2: Bảng kê xuất vật liệu (Quy cách Bolis 12B)
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp giờ công
Bảng 2.4: Tổng hợp chi tiền lương, ăn giữa ca
Bảng 2.5: Trích Bảng tính chi phí khấu hao các nhóm sản phẩm
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí sửa chữa, chi phí trả trước
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí điện, nước
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi phí nhân công
Bảng 2.10: Phân bổ chi phí chung vào giá thành sản phẩm

Bảng 2.11: Bảng tính giá thành sản phẩm
Bảng 2.12: Phiếu tính giá thành sản phẩm
Bảng 3.1: Các hoạt động và tiêu thức phân bổ hoạt động
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi phí gián tiếp từ các hoạt động
Bảng 3.3: Xác định tiêu thức phân bổ hoạt động

-
Bảng 3.4 : Chi phí tính cho sản phẩm theo ABC
Bảng 3.5: Phiếu tính giá thành sản phẩm
Bảng 3.6: Xác định mã ngành kinh doanh
Bảng 3.7: Xác định mã Phòng ban
Bảng 3.8: Xác định tài khoản chi tiết
Bảng 3.9: Xác định nhóm sản phẩm
Bảng 3.10: Xác định vùng kinh doanh
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân bổ chi phí gián tiếp theo ABC
Sơ đồ 1.2: So sánh hệ thống chi phí truyền thống và hệ thống ABC
Sơ đồ 3.1: Trung tâm hoạt động & các hoạt động
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sự tác động của số lượng sản xuất đến giá thành sản phẩm.
Phụ lục 2: Sự tác động của kích cỡ sản phẩm đến giá thành sản phẩm.
Phụ lục 3: Sơ đồ tổ chức của công ty ADC
Phụ lục 4: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty ADC
Phụ lục 5: Sơ đồ tổ chức mới tại công ty ADC
Phụ lục 6: Một số quy trình khi ứng dụng ERP.







-
- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nắm bắt được tình hình tiêu thụ mạnh các loại thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón của các tỉnh ĐBSCL, một vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt
Nam, năm 1999 công ty ADC được thành lập với mặt hàng kinh doanh chính
là các sản phẩm nông dược. Từ đó đến nay doanh thu từ nhóm sản phẩm này
không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng trên 97% trong tổng doanh thu của
công ty. Trong quá trình phát triển, Công ty ADC luôn tìm cách đầu tư công
nghệ, cải tiến kỹ thuật để đưa ra các sản phẩm mới có chất lượng cao thay thế
dần hàng ngoại nhập và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình trên thị
trường. Từ một công ty chỉ chuyên về phân phối nay Công ty ADC đã có
bước chuyển mạnh mẽ khi tự mình nghiên cứu và tung ra thị trường những
sản phẩm của chính mình sản xuất, với phương châm “Mang đến sự tốt lành”
ADC muốn cung cấp những mặt hàng chất lượng nhất với giá cả phù hợp nhất
cho khách hàng của mình. Công ty ADC đã khẳng định được điều đó qua sự
thành công của các sản phẩm mới trên thị trường như Bump, Bolis, Penalty,
Superone… Các mặt hàng này đều được tiêu thụ khá mạnh và được xem như
những tiến bộ trong ngành nông nghiệp đã giúp cho người nông dân có được
những vụ mùa bội thu.
Hiện nay công ty ADC đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của
các công ty: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Công ty cổ phần
Nông Dược H.A.I, công ty Cagro, công ty Syngenta,…. về thị trường sản
phẩm nông dược. Nhà quản trị công ty ADC cần biết được sản phẩm nào là
thế mạnh của mình cũng như muốn xác định được mặt hàng nào mang lại lợi
nhuận nhiều hơn, đồng thời công ty có thể giảm giá bán sản phẩm để nâng
cao tính cạnh tranh hay không? Nên tiếp tục sản xuất rồi bán hay bán ngay, tự


-
- 2 -

sản xuất hay mua ngoài ,…? Tất cả vấn đề trên đòi hỏi phải có thông tin kế
toán kịp thời, đầy đủ và linh hoạt và thông tin đó được cung cấp bởi kế toán
quản trị.
Để nâng cao tính cạnh tranh ngoài việc nghiên cứu đưa ra thị trường
các sản phẩm mới công ty còn phải xem xét đến yếu tố giá cả hợp lý chưa, có
đủ khả năng cạnh tranh với các công ty đối thủ? Điều này liên quan đến việc
xác định chi phí tính cho sản phẩm có được chính xác bởi ghi nhận chi phí
đầy đủ chính xác sẽ giúp công ty không những tính đúng chi phí tính cho sản
phẩm mà còn giúp công ty kiểm soát tốt chi phí.
Công ty ADC sản xuất nhiều loại sản phẩm, các sản phẩm này khác
nhau về chủng loại, quy cách. Công ty kế toán chi phí theo hệ thống chi phí
truyền thống nên các chi phí gían tiếp được phân bổ đến cho từng loại sản
phẩm. Vì vậy chi phí tính cho sản phẩm chưa đảm bảo tính chính xác.Tính
không chính xác chủ yếu do các tiêu thức dùng để phân bổ chi phí theo số
lượng sản phẩm nhưng các chi phí của hoạt động đó không thực sự liên quan
đến số lượng sản phẩm: Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí khởi động máy,
chi phí lập kế hoạch. Vì vậy hệ thống kế toán chi phí hiện tại đã không đưa ra
thông tin hữu ích giúp nhà quản trị ra các quyết định.
Do đó để có quyết định chính xác, kịp thời đòi hỏi nhà quản trị phải
nhận thức rõ vai trò của chi phí phát sinh trong doanh nghiệp của mình. Kế
toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) là một phương pháp hiện đại
trong kế toán quản trị, phương pháp này cung cấp thông tin chính xác về chi
phí tính cho sản phẩm giúp nhà quản trị ADC đưa ra những quyết định kinh
doanh sáng suốt.
ABC đã xuất hiện các bài báo mang tính học thuật vào những năm
1980. Các bài báo này được đăng trên các tạp chí chuyên ngành tập trung vào


-
- 3 -

chỉ trích phương pháp kế toán chi phí theo quan điểm truyền thống không
cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Chính mô hình ABC đã
khắc phục được những hạn chế của mô hình kế toán chi phí truyền thống khi
phân bổ chi phí gián tiếp, do có sự gắn kết giữa tiêu thức phân bổ và các đối
tượng chịu chi phí nên các nhà quản trị sẽ được cung cấp thông tin về chi phí
tính cho sản phẩm chính xác hơn, đặc biệt cho các doanh nghiệp có quy trình
sản xuất phức tạp với nhiều loại sản phẩm.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống những vấn đề lý luận về hệ thống chi phí dựa trên mức độ
hoạt động( ABC), các yếu tố cần thiết khi thực hiện. Từ đó đánh giá những
ưu, nhược điểm của hệ thống này làm cơ sở cho việc đề xuất vận dụng tại
công ty ADC.
Tìm hiểu thực trạng về kế toán chi phí tại công ty ADC, đánh giá ưu
điểm và những hạn chế của hệ thống kế toán chi phí hiện tại.
Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí của công ty
ADC trên cơ sở vận dụng hệ thống ABC.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu được tác giả sẽ đưa ra những điều
kiện cần thiết phải sử dụng mô hình ABC, đánh giá ưu điểm so với phương
pháp kế toán chi phí truyền thống.
Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những ưu,
nhược điểm của phương pháp tính giá thành hiện tại của công ty ADC,
phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá để làm cơ sở đề xuất vận dụng
hệ thống ABC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


-
- 4 -

Do sản phẩm tại công ty đa dạng về chủng loại, quy cách nên để đạt
được mục tiêu đề tài, tác giả giới hạn phần chứng từ, sổ sách không trình bày
mà chỉ tập trung vào nghiên cứu vận dụng ABC để xác định chi phí tính cho
sản phẩm tại ADC phục vụ cho nhu cầu ra quyết định và kiểm soát tốt chi phí.
Đối với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tác giả chỉ đưa ra nội
dung chi phí nhằm đề xuất các giải pháp liên quan đến tập hợp và phân bổ chi
phí cho các đối tượng chịu chi phí. Các giải pháp đề ra nhằm thực hiện kế
toán chi phí theo ABC tại công ty ADC.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phần số liệu minh họa trong luận
văn, tác giả chỉ minh họa trong 1 tháng ( Tháng 5/2009).
Vận dụng ABC trong thực hiện kế toán chi phí tại ADC sẽ giúp cho
công ty kiểm soát tốt chi phí thông qua xác lập lại các trung tâm hoạt động
công ty sẽ xác định được các chi phí cho từng hoạt động và phân bổ đến các
đối tượng chịu chi phí hợp lý hơn. Từ đó công ty xác định được doanh thu và
chi phí của từng bộ phận, loại sản phẩm,…Công ty cũng xác định được lợi
nhuận mang lại của từng ngành, loại sản phẩm, vùng…Giúp công ty đưa ra
các quyết định mang tính chiến lược.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 86 trang, bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động
(ABC)
Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí tại công ty ADC
Chương 3: Vận dụng hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) tại
công ty ADC
6. Những đóng góp của đề tài

-

- 5 -

Luận văn trình bày có hệ thống một phương pháp kế toán chi phí hiện đại
thuộc lĩnh vực kế toán quản trị. Nghiên cứu vận dụng vào thực hiện kế toán
chi phí tại công ty ADC giúp công ty có những thông tin về chi phí tính cho
sản phẩm hợp lý hơn phục vụ cho việc ra quyết định.




















-
- 6 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHI PHÍ

DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG (ABC)
1.1 Sự cần thiết của ABC
Vào những năm 1980, đã có những bài bình luận về hạn chế của hệ thống kế
toán chi phí truyền thống. Hệ thống này được áp dụng rộng rãi khi chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn,
còn chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất lại chiếm tỷ
trọng nhỏ. Các khoản chi phí gián tiếp được phân bổ vào các đối tượng chịu
chi phí theo số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất,…làm giá thành của sản
phẩm kém chính xác nhưng không đáng kể.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ các doanh nghiệp đầu tư các
dây chuyền sản xuất hiện đại thay thế lao động thủ công làm cho tỷ trọng chi
phí gián tiếp tăng lên. Lúc này sự sai lệch khi phân bổ chi phí theo số giờ
máy, số lượng sản phẩm sản xuất,…trở nên phức tạp hơn đòi hỏi phải có cách
tiếp cận mới về chi phí.
Năm 1988, Cooper và Kaplan đã đưa ra hướng tiếp cận khác về kế toán
chi phí đó là ABC ( Activity-based costing), phương pháp này cung cấp thông
tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động hướng đến việc kiểm soát chi phí
theo từng trung tâm hoạt động và phân bổ chi phí gián tiếp, chi phí phục vụ
cho các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng theo tiêu thức phù hợp.
Các tiêu thức này phản ánh mức độ tiêu tốn các hoạt động. Hệ thống ABC ghi
nhận chi phí trong quá trình sản xuất và cả trong hoạt động phục vụ cho việc
sản xuất sản phẩm. Mục đích của ABC là đo lường và xác định tất cả các chi
phí được sử dụng trong hoạt động sản xuất và chuyển sản phẩm, dịch vụ đến
khách hàng.

-
- 7 -

Do đó ABC cho nhà quản trị thấy rõ về tình hình hoạt động kinh doanh

của công ty theo từng bộ phận, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm,
1.2. ABC và cơ sở thực hiện ABC
1.2.1 Khái niệm ABC
ABC (Activities based costing):
Theo Rober S.Kaplan và Robin Cooper - ABC chỉ ra những hoạt động
nào được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ. ABC được sử dụng
để đo lường những hoạt động, nguồn lực được tiêu hao bởi những hoạt động,
sản phẩm và dịch vụ được sinh ra từ hoạt động đó.
Còn theo Blocher thì để sản xuất sản phẩm cần phải thực hiện một số
hoạt động, những hoạt động này làm tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp do
đó làm phát sinh chi phí.
Hoạt động (Activity): Là tập hợp của một hay nhiều công việc hoặc nhiệm vụ.
Mua nguyên vật liệu có thể xem là một hoạt động riêng biệt. Hoạt động này
bao gồm tập hợp nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Nhận đơn đặt hàng, xác định
nhà cung cấp, chuẩn bị đơn đặt hàng mua, gửi thư đặt hàng và thực hiện
những công việc tiếp theo.
- Hoạt động chính: Mua nguyên vật liệu
- Hoạt động hỗ trợ: Chuẩn bị đơn đặt hàng
Trung tâm hoạt động (Activities center): Trung tâm hoạt động được hiểu là
một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo báo một cách riêng biệt
tình hình chi phí hoạt động của các trung tâm đó.
Nguồn lực ( Resource): Là một yếu tố kinh tế cần thiết để thực hiện các hoạt
động. Ví dụ: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…

-
- 8 -

Đối tượng chịu chi phí ( Cost Objective): Một số đối tượng chịu chi phí: Sản
phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, nhóm khách hàng, khu vực,…
Tùy theo yêu cầu thông tin của nhà quản lý mà xác định các đối tượng chịu

chi phí sao cho thích hợp.
Tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực( Resourse driver/ Resourse cost
driver): Là tiêu thức dùng để đo lường mức độ tiêu tốn các nguồn lực để thực
hiện các hoạt động.Ví dụ số lượng đơn đặt hàng, số lệnh bán hàng, số lần thay
đổi mẫu mã thiết kế sản phẩm,

…là tiêu thức phân bổ các nguồn lực có liên
quan.
Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động ( Activity driver/ Activity cost driver):
Là tiêu thức đo lường số hoạt động được thực hiện đối với một đối tượng tập
hơp chi phí. Ví dụ: số giờ máy, số lô sản phẩm,…
1.2.2 Cơ sở thực hiện mô hình ABC
- Việc áp dụng mô hình ABC đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ các nhà
quản lý đến cấp nhân viên - những người thực hiện mô hình. Mặt khác để có
thể thực hiện thành công thì doanh nghiệp phải chấp nhận một khoản chi phí
để thực hiện. Vì vậy có sự tham gia của nhà quản lý là rất cần thiết, bởi:
+ Nhà quản lý sẽ là người đưa ra quyết định thay đổi mô hình hiện tại.
+ Nhà quản lý sẽ có quyền quyết định các chi phí cho việc thực hiện.
+ Nhà quản lý có quyền yêu cầu các phòng ban, nhân viên phải thực
hiện công việc để chuyển đổi sang mô hình mới.
- Đối với người thực hiện: Bao gồm đại diện của các phòng ban và nhân
viên kế toán. Sự phối hợp này sẽ thuận lợi cho việc xác định các hoạt động tại
các bộ phận. Để thực hiện thành công mô hình thì nhân viên có thái độ sẵn
sàng cho thực hiện mô hình mới và quan trọng là phải có trình độ, đủ kiến
thức về ABC thì mới có thể áp dụng thành công.

-
- 9 -

- Sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý.

1.3 Kế toán chi phí theo ABC
Kế toán chi phí theo ABC gồm các bước:
1.3.1 Xác định các hoạt động chủ yếu và trung tâm hoạt động trong
doanh nghiệp
Xác định hoạt động khi thực hiện ABC cần ở mức độ hợp lý dựa trên sự cân
đối giữa chi phí với lợi ích. Việc xác định các hoạt động phải căn cứ vào việc
ghi nhận, theo dõi ở từng bộ phận có phát sinh chi phí từ đó sẽ kết hợp những
hoạt động cùng loại thành hoạt động chính. Các hoạt động càng chi tiết càng
tốn chi phí nên tùy vào nhu cầu thông tin mà xác định các hoạt động tương
ứng.
Ví dụ mua nguyên vật liệu là một hoạt động, việc chia nhỏ hoạt động mua
nguyên vật liệu thành nhiều hoạt động như theo dõi đơn hàng, đặt hàng, nhận
hàng sẽ làm phát sinh thêm chi phí theo dõi và tiêu thức phân bổ. Tuy nhiên
sự phân loại phụ thuộc đến dữ liệu thu thập được về chi phí liên quan đến sản
phẩm. Vì vậy, những hoạt động xác nhận, nhận và sử dụng vật liệu nên thiết
lập tiêu thức phân bổ khác nhau cho từng hoạt động.
5 cấp độ hoạt động trong hệ thống kế toán chi phí ABC:
- Hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm ( Unit-level activities): loại hoạt động
này được sử dụng mỗi lúc mà đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêu thụ.
Chi phí của cấp độ này bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật liệu
trực tiếp, điện năng….và những chi phí tiêu hao nguồn lực tương ứng với số
giờ máy sản xuất.Ví dụ, nếu công ty tăng sản lượng sản xuất 10% thì tiêu tốn
thêm 10% chi phí lao động, 10% giờ máy chạy và 10% chi phí điện. Tiêu
thức phân bổ chi phí điển hình cho hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm này là
theo giờ lao động, giờ máy chạy hay theo số lượng sản phẩm sản xuất. Những

-
- 10 -

tiêu thức phân bổ này cũng được sử dụng trong hệ thống chi phí truyền thống.

Vì vậy, hệ thống chi phí truyền thống cũng phân bổ chính xác những chi phí ở
cấp độ đơn vị sản phẩm đến đối tượng chịu chi phí.
- Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm( Batch-level activities): Những hoạt động
này được thực hiện theo từng lô sản phẩm. Chẳng hạn việc thiết lập chuẩn bị
máy hay lệnh đặt mua vật tư được thực hiện mỗi lúc một lô hàng được sản
xuất. Một điểm phân biệt quan trọng giữa hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm và
đơn vị là những sản phẩm được yêu cầu để thực hiện một hoạt động theo lô
sản phẩm được sản xuất khi thiết lập máy. Hệ thống chi phí truyền thống thì
xem những chi phí phát sinh theo lô sản phẩm là cố định.
Vì vậy hệ thống ABC cung cấp một kỹ thuật cho việc phân bổ các chi phí
phức tạp như thiết lập máy, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng,…tới những
sản phẩm, dịch vụ thông qua các hoạt động được thực hiện.
- Hoạt động ở cấp độ sản phẩm ( Product-sustaining activities): Những hoạt
động được thực hiện dành riêng cho việc sản xuất hoặc tiêu thụ những sản
phẩm riêng biệt. Những hoạt động này có thể là thiết kế một sản phẩm, quảng
cáo cho một sản phẩm, hay cập nhật một tính năng cho một sản phẩm, hỗ trợ
kỹ thuật cung cấp riêng cho sản phẩm, thiết kế lại một chu trình sản xuất của
một sản phẩm riêng biệt.
- Hoạt động cấp độ khách hàng ( Customer- level activities): Những hoạt
động liên quan đến những khách hàng riêng biệt.Ví dụ Nghiên cứu thị trường
khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật cho những khách hàng riêng biệt.
- Hoạt động cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp( Area or
generaloperations- level activity): Hoạt động này được thực hiện mà không
quan tâm đến khách hàng nào được phục vụ hoặc sản phẩm nào được sản xuất
hoặc bao nhiêu lô sản phẩm hoặc sản phẩm được làm ra. Hoạt động này gắn

-
- 11 -

với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như lương quản lý sản xuất, khấu hao

nhà xưởng ,….
1.3.2 Tập hợp chi phí cho các hoạt động
*Phương pháp tập hợp chi phí:
+Phương pháp quy nạp trực tiếp
Điều kiện áp dụng: Chi phí phát sinh liên quan đến một loại hoạt động
Phương pháp: Khi chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nào thì tập
hợp trực tiếp vào hoạt động đó.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp
Điều kiện áp dụng: Chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại hoạt
động
Phương pháp: lựa chọn tiêu thức phù hợp sau đó tiến hành phân bổ chi
phí liên quan đến từng loại hoạt động.
Tập hợp chi phí cho các hoạt động phải:
- Xác định tỷ lệ phân bổ
- Xác định đại lượng cho mỗi một loại hoạt động
- Xác định số chi phí phân bổ cho từng loại hoạt động
1.3.3 Xác định tiêu thức phân bổ cho các hoạt động
1.3.3.1 Yêu cầu của việc lựa chọn tiêu thức phân bổ
Phải giải thích được mối quan hệ giữa các mức độ hoạt động và chi phí phát
sinh liên quan đến hoạt động
Dễ xác định, tính toán
Đảm bảo tính đồng nhất của các sản phẩm đầu ra

-
- 12 -

Nếu không đồng nhất phải quy đổi để đảm bảo tính phân bổ chi phí
1.3.3.2 Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động
Tiêu thức phân bổ chi phí và hoạt động thực chất là như nhau phân bổ dựa
vào nguyên nhân phát sinh. Bất cứ tiêu thức phân bổ hoạt động nào cũng là

tiêu thức phân bổ chi phí của hoạt động đó. Có những tiêu thức sơ cấp và thứ
cấp. Tiêu thức sơ cấp đại diện cho nguyên nhân khởi đầu của một hoạt động.
Tiêu thức thứ cấp đại diện cho một hoạt động hay sự kiện mà gây ra bởi hoạt
động trước đây. Ví dụ tiêu thức phân bổ sơ cấp của chi phí mua hàng có thể
gồm các yếu tố như nhu cầu khách hàng, đặc tính thiết kế sản phẩm và số nhà
cung cấp được chọn.
Tất cả các hoạt động yêu cầu những nguồn lực làm phát sinh những chi phí,
vì vậy tất cả các hoạt động đều là tiêu thức phân bổ chi phí. Tuy nhiên, tất cả
các chức năng và những hoạt động đều được thực hiện để hỗ trợ những mục
tiêu của công ty, chẳng hạn để phát sinh lợi nhuận, tăng thị phần … như vậy
tất cả các chức năng và những hoạt động đều về mặt kỹ thuật phụ thuộc đối
với tiêu thức phân bổ sơ cấp này.
Hệ thống ABC có thể chọn các loại tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động
khác nhau:
1. Sự giao dịch (Transaction driver)
2. Thời gian (Duration driver)
3. Tính trực tiếp (intensity driver)
- Căn cứ vào việc giao dịch như số biên nhận, số sản phẩm được cung cấp,
tính cho một hoạt động được sử dụng khi các lần giao dịch đều có các yêu cầu
như nhau trong hoạt động. Chẳng hạn hoạch định một hoạt động sản xuất,
thực hiện một đơn đặt hàng đều cần cùng một thời gian và nỗ lực như nhau

-
- 13 -

không phân biệt sản phẩm nào được sản xuất, vật liệu nào được mua vào, chi
phí hoạch định là như nhau.
Căn cứ vào số giao dịch thì chi phí ít nhất nhưng kém chính xác nhất bởi lẽ
tiêu thức này giả định tất cả các khởi động đều cần thời gian như nhau để
thực hiện. Nhiều hoạt động sẽ khác nhau trong việc sử dụng chi phí, nếu nhỏ

thì tiêu thức phân bổ chi phí theo số giao dịch là tốt trong việc phân bổ chi
đối với các sản phẩm. Tuy nhiên nếu số giao dịch lớn thì cần tiêu thức phân
bổ khác chính xác hơn.
- Căn cứ phân bổ theo thời gian là đại diện tổng số thời gian yêu cầu để thực
hiện các hoạt động. Căn cứ phân bổ theo thời gian sẽ được sử dụng khi các
hoạt động có sự khác nhau đáng kể về thời gian. Chằng hạn một sản phẩm
đơn giản chỉ cần 10-15 phút để khởi động, ngược lại một sản phẩm phức tạp
độ chính xác cao cần có 6 giờ khởi động. Việc sử dụng tiêu thức phân bổ theo
nghiệp vụ giao dịch sẽ làm cho chi phí phân bổ trong một sản phẩm đơn giản
sẽ cao và chi phí phân bổ trong một sản phẩm phức tạp sẽ thấp, vì một lần
khởi động chi phí là như nhau không phân biệt thời gian khởi động. Để tránh
sự lệch lạc này, cần phải sử dụng căn cứ phân bổ theo thời gian như số giờ
khởi động để phân chia chi phí chuẩn bị cho các sản phẩm riêng biệt.
Tiêu thức phân bổ theo thời gian gồm số giờ khởi động, số giờ kiểm
tra, số giờ lao động trực tiếp. Những tiêu thức này thường chính xác hơn tiêu
thức phân bổ theo nghiệp vụ nhưng lại tốn kém hơn vì phải đánh giá thời gian
cho mỗi hoạt động được thực hiện. Với căn cứ phân bổ theo nghiệp vụ giao
dịch, người thiết kế chỉ cần biết có bao nhiêu lần cho một sản phẩm được
chuẩn bị, thông tin này có sẵn từ hệ thống hoạch định sản xuất.Việc lựa chọn
tiêu thức phân bổ dựa trên nghiệp vụ giao dịch hay thời gian là việc cân đối
giữa lợi ích của việc gia tăng độ chính xác với chi phí của việc gia tăng đo
lường.

×