Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 24/2/2011 Ngày giảng: 10A( ), 10H( )
10Si( ), 10T( ), 10L( )
Chương IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Tiết 43 – Bài 35
VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức
- Trình bày được cơ cấu của ngành dịch vụ và vai trò to lớn ngành dịch vụ trong
nền kinh tế hiện đại.
- Hiểu và trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các
ngành dịch vụ, đặc biệt nhân tố kinh tế- xã hội.
- Trình bày được nhưng đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự học cho học sinh.
II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK và các phương tiện sau:
+ Lược đồ về tỉ lệ lao động làm dịch vụ (phóng to)
+ Bản đồ Các nước trên thế giới.
+ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Du lịch Việt Nam
+ Một số tranh ảnh, báo, tạp chí về ngành dịch vụ.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập….
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Phần kiến thức cũ GV kiểm tra trong quá trình dạy bài mới.


2. Dạy bài mới
* Đặt vấn đề (1’): Cho HS xem những tạp chí, tờ báo, tờ rơi, tranh ảnh về ngành
dịch vụ GV hỏi: Những tài liệu này biểu hiện điều gì? Chúng thuộc nhóm ngành
nào trong 3 nhóm ngành kinh tế chính? → Vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Tg Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu và vai
trò của ngành dịch vụ
* Phương pháp dạy học:
- Giảng giải, thuyết trình, đàm thoại
gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
* Phương tiện dạy học:
- SGK và một số tranh ảnh về ngành
dịch vụ.
Bước 1:
- Yêu cầu HS kể tên một số ngành
nghề không thuộc ngành nông nghiệp
và công nghiệp, từ đó hình thành cho
HS khái niệm ngành dịch vụ.
- Hướng dẫn cho HS phân biệt được sự
khác nhau cơ bản giữa ngành dịch vụ
với các ngành nông nghiệp và công
nghiệp.
Bước 2:
- GV chia lớp thành 4 nhóm tiến hành
thảo luận:
+ Nhóm 1,3: Dựa vào hiểu biết và
SGK, thảo luận về cơ cấu của các
ngành dịch vụ, nêu ví dụ cho từng
nhóm ngành → phân biệt sự khác nhau

cơ bản giữa các nhóm ngành.
+ Nhóm 2,4: Thảo luận về vai trò của
ngành dịch vụ. Tìm ví dụ minh hoạ.
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trình bày. GV
chuẩn xác kiến thức.
Bước 4:
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin
SGK và hiểu biết của mình trả lời câu
hỏi:
+ Tỉ lệ lao động của khu vực dịch vụ
trong cơ cấu lao động trên thế giới
thay đổi như thế nào?
+ Sự khác biệt về tỉ lệ lao động của
17

I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch
vụ
- Dịch vụ: gồm các ngành không trực
tiếp tạo ra sản phẩm vật chất.
1. Cơ cấu
Hết sức phức tạp, có 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh
- Dịch vụ tiêu dùng
- Dịch vụ công cộng
2. Vai trò
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật
chất.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo
thêm việc làm.

- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên
nhiễn, di sản văn hoá, lịch sử & các
thành tựu của khoa học.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
- Lao động trong ngành dịch vụ tăng
nhanh.
- Có sự cách biệt rất lớn về tỉ lệ lao
động trong ngành dịch vụ giữa nước
phát triển và đang phát triển.
- Du lịch là một ngành dịch vụ quan
trọng ở nhiều nước.
khu vực dịch vụ trong cơ cấu lao động
giữa các nhóm nước, giải thích vì sao?
=> HS trả lời, GV chuẩn xác thông tin.
- GV cung cấp số liệu về tỉ lệ lao động
trong ngành dịch vụ ở các nhóm nước.
=> GV chuyển ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố ngành dịch vụ
* Phương pháp dạy học:
- Giảng giải, thuyết trình, đàm thoại
gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
* Phương tiện dạy học:
- SGK và sơ đồ SGK phóng to.
Bước 1:
- GV giới thiệu khái quát về sự thể
hiện trên sơ đồ trang 135 SGK:
+ Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến

sự phát triển và phân bố ngành dịch
vụ. Mỗi một nhân tố, hoặc nhóm nhân
tố lại có sự ảnh hưởng khác nhau.
Bước 2:
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Lây ví dụ về 2 nhân tố đầu
+ Nhóm 2: Lây ví dụ về 2 nhân tố giữa
+ Nhóm 3: Lây ví dụ về 2 nhân tố cuối
Bước 3:
- Đại diện các nhóm HS lên trình bày
và nêu ví dụ cho từng yếu tố.
- GV nhận xét và chuẩn xác thông tin.
- Liên hệ thực tế:
+ Hãy mô tả những hoạt động dịch vụ
sôi nổi phục vụ tết Nguyên đán ở địa
phương ?
+ Hãy nêu một vài tài ngyên du lịch ở
địa phương?
=> GV Chuyển ý: Ngành dịch vụ
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP ở
12

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố ngành dịch
vụ
- Trình độ phát triển kinh tế và năng
suất lao động xã hội.
- Các đặc điểm về dân số và sức mua
của dân cư.

- Sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập
quán.
- Sự phân bố các tài nguyên du lịch.
các nước phát triển. Điều đó có thể
hình dung bức tranh phân bố ngành
dich vụ trên thế giới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu và vai
trò của ngành dịch vụ
* Phương pháp dạy học:
- Giảng giải, thuyết trình, đàm thoại
gợi mở.
* Phương tiện dạy học:
- SGK và lược đồ SGK phóng to.
Bước 1:
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ “ Tỉ
trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP
của các nước”:
+ Nhận xét sự phân hoá về tỉ trọng
của các ngành dịch vụ trong cơ cấu
CDP của các nước trên thế giới ?
+ Xác định trên bản đồ các nước trên
thế giới các trung tâm dịch vụ lớn nhất,
nhì thế giới.
+ Tại sao các trung tâm dịch vụ lớn
nhất thế giới lại có vai trò đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế thế giới?
+ Lấy ví dụ về các thành phố chuyên
môn hóa dịch vụ nổi tiếng trên thế
giới.

Bước 3:
- HS trả lời, GV chuẩn xác thông tin.
- GV yêu cầu HS liên hệ với Việt Nam
và địa phương.
12

III. Đặc điểm phân bố các ngành
dịch vụ trên thế giới
- Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Các thành phố cực lớn chính là các
trung tâm dịch vụ lớn → có vai trò to
lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
- Ở mỗi nước lại có các thành phố
chuyên môn hoá về một số loại dịch
vụ nhất định.
- Các trung tâm giao dịch, thương mại
hình thành trong các thành phố lớn.
3. Củng cố, luyện tập (2’)
- GV khái quát kiến thức đã học trong bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
Đã kiểm tra ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng chuyên môn
Lương Sơn Hà

×