Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 19 trang )


Chương IX: Địa lí dịch vụ
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng
và đặc điểm phân bố các ngành dịch
vụ.

I. Cơ cấu và vai trò của các ngành
dịch vụ:
1. Cơ cấu:

Khái niệm :
_Là ngành không trực tiếp sản xuất ra của
cải vật chất
_Là ngành phục vụ cho các yêu cầu trong
sản xuất và sinh hoạt.
 Cơ cấu:
_Rất phức tạp.

Dịch vụ công: những dịch vụ của nhà nước
cung cấp
Vd: thu thuế, quét rác,…
Dịch vụ kinh doanh: tạo ra lợi nhuận lớn
nhất phục vụ cho sản xuất
Vd: GTVT, thông tin liên lạc, tài chính, bảo
hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch
vụ nghề nghiệp…
Dịch vụ tiêu dùng: sự dụng hàng hóa để
phục vụ cho sinh hoạt.
Vd: các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch,
các dịch vụ cá nhân( như y tế, giáo dục,
thể dục thể thao...)


Phân loại
Sơ đồ:

2. Vai trò:
Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước,
tạo thêm việc làm cho người dân.
Khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên
nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử và các
thành tựu KHKT…
Nguồn lao động trong các ngành dịch vụ ngày
càng tăng: Hoa Kì (80%), các nước khác ở
khu vực Bắc Mĩ và Tây Âu (50%-79%). Ở các
nước đang phát triển còn ít: trên dưới 30%
(Việt Nam: 23%-2003).
Thúc đẩy các nền kinh tế sản xuất vật chất.
Vd: dịch vụ tiêu dùng làm tăng lượng hàng hóa
bán ra

_ Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa
quan trọng ở nhiều nước, thường được ví
là “ngành công nghiệp không khói”.
 Cho phép khai thác các tài nguyên du
lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,
phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho
người dân.
 Nguồn thu ngoại tệ đáng kể.
=>Sự phát triển đúng đắn của hoạt động
du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, tạo việc làm,
bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá và

bảo vệ môi trường.

Tại sao cơ cấu lao động trong ngành
dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng?
_ Vì khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, các di
sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu khoa học.
_ Vì xã hội ngày càng phát triển theo đó nhu cầu của
con người càng tăng

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố các ngành dịch vụ:
1. Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Ảnh
hưởng đến việc đầu tư cho ngành dịch vụ và phân công lao
động trong xã hội.
2. Quy mô, cơ cấu dân số (số dân, giới tính, tuổi, tỉ lệ gia tăng…):
Đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển các loại hình dịch
vụ.
3. Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự khác biệt về hai
loại hình thái quần cư thành thị và nông thôn  Nhu cầu về các
loại hình dịch vụ cũng khác nhau.
4. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán: Là một tiêu chuẩn
được xét đến trong việc tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
5. Mức sống và thu nhập của người dân: Quyết định sức mua và
nhu cầu dịch vụ.
6. Tài nguyên du lịch: Các danh lam thắng cảnh, bãi tắm, nguồn
nước khoáng, các di tích văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng… có
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

×