Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn
Đề tài: so sánh giữa thương lượng và hòa giải
1
I.KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP VÀ CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI :
1.Khái niệm:
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng hợp đồng trong thương mại (Điều 238 Luật Thương
Mại 2005).
Như vậy tranh chấp thương mại quốc tế có thể hiểu là tranh chấp phát sinh
do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong thương
mại quốc tế.
2.Các hình thức giải quyết tranh chấp trong mại:
Theo điều 317 của Bộ Luật Thương Mại 2005 có các hình thức giải quyết
tranh chpấ thương mại sau đây:
-Thương lượng giữa các bên.
-Hòa giải giữa các bên do 1 cơ quan ,tổ chức hoặc các nhân được các bên
thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
-Gỉa quyết tại trọng tài.
-Giải quyết tại tòa án.
Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế cho
thấy các bên trong hợp đồng đều lựa chọn hình thức hòa giải và thương
lượng trước tiên .Vậy 2 hình thức giải quyết tranh chấp này có những đặc
điểm nào mà được các bên trong hợp đồng ưu tiên để giải quyết tranh chấp
và giữa 2 hình thức này giống và khác nhau như thế nào?
II.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA
GIẢI:
1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lựong :
1.1.Khái niệm thương lượng:
Thương lượng có thể hiểu là khi phát sinh tranh chấp bên có qiuyền lợi bị vi
phạm khiếu nại với bên vi phạm với mục đích là yêu cầu bên vi phạm thực
hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp đồng hay phải chịu trách
nhiệm bằng hình thức bồi thường thiệt hại hoặc trả tiền phạt vi phạm .
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn
Đề tài: so sánh giữa thương lượng và hòa giải
2
Theo điều 317 của Luật Thương Mại 2005 thì hình thức giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng là do các bên tự thỏa thuận chứ không có tính bắt
buộc như quy định trong Điều 239 của Luật Thương Mại 1997.
1.2.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng:
-Đây là hình thức giải quyết tranh chấp nhanh nhất để các bên có thể đạt
được mục đích bảo vệ quyền lợi của mình.
-Thủ tục đơn giản ,không chịu phí tổn nhiều.
-Không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa các bên.
-Thông tin về việc xảy ra tranh chấp và giải quyết tranh chấp được bảo mật.
1.3.Thời hạn khiếu nại và khiếu kiện:
Thương lượng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm đưa ra khiếu nại đối với
bên vi phạm.Việc đưa ra khiếu nại phải tuân thủ theo thời gian.Thời hạn có
thể do Luật quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như
sau:
-3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa.
-6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng
hóa,trong trường hợp hàng hóa có bảo hiểm thì khiếu nại là 3 tháng kể từ
ngày hết thời hạn bảo hiểm.
-9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hiểm thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hiểm đối
với khiếu nại về các vi phạm khác.
Theo Điều của Luật Thương Mại 2005 thì Thời hạn khởi kiện áp dụng đối
với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của
Luật này.
Ví dụ:
Công ty Dragon Capital có trụ sở chính ở Việt Nam kí kết hợp đồng vận tải
chuyên chở gốm sứ có giá trị là 2 triệu USD với công ty khi doanh dịch vụ
vận tải MEASK ,nơi đến là cảng HOKKAIDO (JAPAN) (ngày đến
25/5/2006).Trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa bị hư hỏng và lỗi là do
bên vận chuyển đã không bảo quản hàng hóa kĩ lưỡng như quy định trong
hợp đồng .Khi tàu cập cảng HOKKAIDO (JAPAN) thì người nhận hàng đã
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn
Đề tài: so sánh giữa thương lượng và hòa giải
3
không chịu nhận hàng và đã thông báo cho bên bán là công ty Dragon
Capital về tình trạng hư hỏng của hàng hóa.
Qua đó công ty Dragon Capital cho rằng hàng hóa của mình đã bị thiệt hại
toàn bộ và yêu cầu công ty MEASK bồi thường 100% giá trị lô hàng như đã
thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.Tuy nhiên MEASK không đồng ý vì
cho rằng theo kết quả giám định của tổ chức giám định thì hàng hóa chỉ bị
thiệt hại 80% và chỉ chịu bồi thường 80% giá trị của lô hàng.Từ đây đã dẫn
đến tranh chấp giữa 2 bên.
Sau đó 2 bên đã chọn hình thức giải quyết tranh chấp là thương lượng vào
ngày 1/6/2006.
Vào ngày 1/6/2006 2 bên đã gặp nhau thương lượng để chọn ra một tổ chức
giám định mới để thẩm định lại thiệt hại của hàng hóa.
Tuy nhiên sau một tuần thương lượng cả 2 bên vẫn chưa có được sự thỏa
thậun thống nhất về việc chọn ra một tổ chức giám định.