Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bộ sưu tập ảnh fóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro "Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 32 trang )

Những thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình như tôi, không thể biết được nỗi đau dân tộc, không hiểu được cái
hình ảnh người Việt nằm co ro trong thân phận một dân tộc nhược tiểu, đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh và
của lòng thù hận là thế nào, Cho nên, vẫn phải nhìn, nghe, xem, đọc lịch sử qua những nơi lưu giữ một phần sự thật
chiến tranh. Và đó cũng là lý do, tôi dành 1 ngày để đến đây.
Có đến đây, có tận mắt thấy được những tư liệu, hiện vật, những thước fim chân thực ghi lại chứng tích tội ác và hậu
quả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã trút xuống Viêt Nam, mới cảm nhận được thế nào là đau đớn, là xót xa
đến tột cùng trước nỗi đau mất nước của cả dân tộc. Tàn bạo và độc ác, giày xéo và đày đọa, bóc lột và giết chóc,
máu và vũ khí, xác người và mất nước...đấy chính là những gì hàng vạn, hàng triệu con người Việt Nam nhận được
từ bậc "khai hoá" như Pháp và Mỹ.
Bảo tàng có 8 chuyên đề trưng bày:
Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên
chiến trường Đông Dương
Chứng tích tội ác và hậu wả chiến tranh xâm lược (về mặt wân sự,kinh tế,văn hoá,xã hội,hậu wả với con
người,thiên nhiên và môi trường)
Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù,trại tập trung tiêu biểu,các fương thức tra
tấn,hành hạ,huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần
Bộ sưu tập ảnh fóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro "Việt Nam-Chiến tranh
và Hoà Bình"
Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
Tranh thiếu nhi " Chiến tranh và hoà bình "
Các loại vũ khí,fương tiện chiến tranh xâm lược VN
Lần đầu mình đến đây khi phải làm một bài thuyết trình Lịch sử Đảng.
Nơi đây quả là đang lưu giữ vô vàn những tư liệu quý giá về một thời gian khổ, đau thương mà hào hùng của dân tộc
ta. Xem những bức ảnh, tôi không khỏi đau. Tôi cứ mãi canh cánh một câu hỏi:"Cùng là con người với nhau, sao
người ta có thể đối với đồng loại mình như thế?", và tôi đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới
bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược.
Thật sự, khi xem những tấm ảnh, xem máy chém, không ai thoát khỏi cảm giác rờn rợn, lành lạnh người.Nhưng,
vượt lên trên tất những cảm giác ấy vẫn là sự căm giận.
Ở đây thường có người nước ngoài đến xem lắm. Nhiều người xuýt xoa, chết lặng, làm dấu thánh, cúi đầu...Quả
thật, không ai có thể bàng quang trước những tấm ảnh như thế.


Tôi ấn tượng nhất tấm ảnh một người cha già cõng đứa con bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Trong chiến tranh,
người ta đã phải hy sinh nhiều cho Tổ quốc, ấy vậy mà sao khi đất nước đã hoà bình, họ không được hưởng cuộc
sống hạnh phúc ?
Ra về, cứ trách mình, người Sài Gòn, sao đến giờ mới biết nơi này.
Đây là 1 trong những bảo tàng được du khách nước ngoài viếng thăm đông nhất ở thành phố. Có 1 lần, tôi được
nghe kể rằng, 1 người bạn Mỹ của cô tôi, sau khi vào thăm nơi đây đã nói rằng: "Người Mỹ nợ người Việt Nam 1 lời
xin lỗi".
Lần đầu vào thăm bảo tàng, nhìn những hình ảnh và hiện vật tái hiện lại lịch sử, tự dưng tôi cảm giác tôi
quá may mắn.
---Quá may mắn vì đã sống trong giai đoạn đẹp nhất của 1 đất nước: hoà bình.
---Quá may mắn vì ko bao giờ phải nghĩ tới cảnh chạy loạn, phải nhìn thấy xác người thân phơi ngoài đồng trống,
phải nghẹn ngào nhìn thấy khói bốc ngùn ngụt từ ngọn lửa hung hãn đang thiêu rụi nhà cửa, xóm làng của mình.
Tôi thấy tôi nhỏ bé hơn và cần cố gắng nhiều hơn vì tôi MAY MẮN. Vì tôi may mắn nên tôi tự nhắc nhở mình rằng
khó khăn trong cuộc sống của tôi chỉ là những vụn vặt nếu so sánh với những nỗi đau mà cả 1 thế hệ đã phải nếm
trải. Họ đã vượt qua và sống đẹp, còn tôi thì sao?
Nên nếu có 1 ngày nào đó, bạn cảm thấy mình buồn chán, cuộc sống toàn những bế tắc, hãy thử thay đổi ko
khí bằng 1 chuyến đi đến bảo tàng chứng tích chiến tranh, tham quan 1 vòng thôi, biết đâu tâm trạng bạn sẽ
tốt hơn. Mọi chuyện rồi sẽ có cách giải quyết. Nếu cuộc sống là 1 sợi dây thừng với những nút bện chặt vào nhau,
thì tiếp theo 1 NÚT XẤU bao giờ cũng là 1 NÚT TỐT ĐẸP cả.
Tôi đã vào đây 2 lần. Lần nào ra cũng có cảm giác nghèn nghẹn.
Bên ngòai là nơi trưng bày xe tăng, máy bay chiến đấu, xe bọc thép, bom, đạn trong chiến tranh. Lần đầu tiên đến
đay, tôi may mắn gặp được 1 ông bác là kỹ sư hàng không của chế độ cũ. Ông giảng giải cho tôi khá chi tiết về các
lọai vũ, khí, đặc biệt là máy bay chiến đấu. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì có lẽ cảm giác của tôi là khá thích thú.
Nhưng, bước vào bên trong, đập vào mắt là những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh. Nào là lính GI chặt đầu VC rồi
chụp hình lưu niệm. Tôi ko hiều người ta đã đào tạo những người lính này như thế nào mà họ có thể mỉm cười làm
dáng trước ông kính bên cạnh 1 khung cảnh khủng khiếp như thế. Tíêp theo là hình ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai. Phụ
nữ, người già, trẻ em; mổ bụng, bắn vào đầu, đốt cháy rụi. Bên cạnh là hìh của 1 anh chàng người Mỹ bảnh bao, kẽ
đã ra lệnh giết hơn 500 người
Tiếp theo là những hài nhi bị chất độc màu da cam được ngâm trong dung dịch. Ko biết câu chuyện về "Night at the
museum" ở bảo tàng này sẽ như thế nào.

Còn nhiều nữa, chất độc màu da cam, bom đinh, bom napal... Việt Nam trở thành bãi thử vũ khí của các cường quốc.
Một hình ảnh hiện ra trong đầu tôi. Ngài tổng thống Mỹ, ngài ngọai trưởng, ngài bộ trưởng bộ quốc phòng... , các
quý ông sang trọng ngồi trong phòng máy lạnh, ngước nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S. Họ thảo luận xem, hôm nay
nên đánh dấu chỗ nào trên tấm bản đồ tội nghiệp. 1 dấu X được vạch lên. Đâu đó ở 1 vùng quê nghèo cách các quý
ông nửa vòng trái đất, cả làng bị xóa sổ, xương thịt văng tung tóe. "War is sweet for those who have never
experienced it"
Bước qua phòng tra tấn. Thấy chẳng khác gì phòng tra tấn của khơme đỏ. Nó được những chuyên gia đến từ đất
nước văn minh nhất thế giới phát minh ra. Tôi thật khâm phục sức chịu đựng khủng khiếp của các chiến sĩ.
Đối diện phòng tra tấn là cái máy chém của 1 nước văn minh khác. Hình như vẫn còn vết máu khô. Nhìn vào mà rợn
cả xương sống. bảo tàng được thành lập tháng 9 - 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy. bảo
tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân
dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng,
máy chém và 2 ngăn chuồng cọp được xây đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có các phòng trưng bày
về chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của
các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước
VN...
Mình có cùng cảm giác giống bạn Thùy Dung. Đã vào bảo tàng khá nhiều lần, nhưng mình luôn có cảm giác rất sợ.
Lần cuối cùng cách đây khoản 7 năm nhưng mình vẫn nhớ như in cảm giác nghẹt thở và run run khi nhìn những quái
thai trong bình kiếng. Sau đó mình phải bỏ về giữa chừng nếu không thì chắc ói ra mất...(có lẽ một phần vì mùi của
chất bảo quản)
Cảm giác "sợ" mà người tham quan như mình gặp phải, có lẽ ko phải là mục đích của bảo tàng. Cảm giác "sợ" ấy
càng không phải cảm giác khi mình gặp những nạn nhân chất độc màu da cam ngoài đời, hay khi mình nghĩ đến
những tội ác của giặc. Nó chỉ là cái sợ rất bình thường như việc mình sợ ...ma hay cái gì đại loại như vậy.
Thế nhưng việc nó làm hỏng mất một buổi tham quan và để lại ấn tượng xấu cho mình, thật là đáng tiếc.
Không biết bảo tàng nghĩ gì về việc này. Nếu bạn sinh ra trong thời đất nước thanh bình thì bạn cần phải đến nơi đây
: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh . 1 bảo tàng mang nhiều dấu ấn của 1 thời kỳ kịch sử dẵ qua của dân tộc ta .
Đến đây để thấy dc tội ác khi xưa trong chiến tranh mà nhân dân ta phải gánh chịu như thế nào . Đến đây để thấy dc
cuộc sống hiện tại của chúng ta thật yên bình và sung sướng như thế nào . Đến đây đế thấy dc chúng ta cần phải làm
gì cho cuộc sống........

Tôi ấn tượng với những bức ảnh như những hồi ký sống về chiến tranh , những hình ảnh mà không ai có thể tưởng
tượng dc có thể xảy ra trong cuộc sống này , như hình ảnh 1 ng lính Mỹ cầm trên tay xác 1 ng dân vô tội.....
Bảo tàng còn tái hiện 1 góc nhỏ của Côn Đảo , ở tù nhưng ý chí cách mạng không vì thế mà bị dập tắt , những bài
thơ m những lời tố cáo trên tường , những người tù bé nhỏ nhưng ý chí kiên cường
Cảm nhận về chuyến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ kính
yêu đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chúng tôi – những
Đoàn viên thanh niên Liên Chi đoàn Cơ quan Công ty đã cùng nhau tham gia “Hành trình đến
với Bảo tàng” để được chứng kiến về những chứng tích về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giai
đoạn từ sau năm 1945 đến 30/04/1975.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh nằm ngay giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, thông qua hình ảnh,
hiện vật đã ghi nhận một phần những gian khó, mất mát, hy sinh mà nhân dân ta đã trải qua. Đồng thời, nơi đây đã
thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong quá trình chống quân xâm lược Pháp, Mỹ.
Lần lượt tham quan các chuyên đề trưng bày của bảo tàng, chúng tôi không khỏi chạnh lòng trước những mất mát
mà nhân dân ta đã trải qua và phải chịu đựng. Đó là những cuộc thảm sát dã man sát hại nhiều người dân vô tội:
thảm sát Mỹ Lai,…. Đó là những mất mát không gì có thể bù đắp khi hàng ngàn gia đình; mảnh ruộng, vườn cây
tiêu điều dưới những cơn mưa bom, bão đạn. Và trên hơn cả là nỗi đau sâu thẳm trong tinh thần khi chiến tranh đã
qua hơn 30 năm mà nhiều thế hệ vẫn phải chịu di chứng “Chất độc da cam”. Cũng tại nơi đây, chúng tôi đã hiểu sâu
hơn về tinh thần đồng đội, sự cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của các đống chí, đồng bào trước kẻ thù. Đặc biệt, chúng
tôi khâm phục tinh thần bất khuất của những chiến sĩ cách mạng kiên trung đã chiến thắng mọi thủ đoạn giam cầm,
tra tấn dã man của kẻ thù. tại những nhà tù khét tiếng một thời như: Tân Hiệp, Chí Hòa, Chợ Quán, Côn Đảo,… và
vô số xà lim lớn nhỏ từ vĩ tuyến 17 đến tận mũi Cà Mau. Trên cả là việc nhiều gia đình đã dâng hiến cả các thế hệ
(chồng/cha, vợ/mẹ, con trai/con gái, ông/cháu,…) vì độc lập tự do của đất mẹ kính yêu.
Bên cạnh tinh thần quật cường của dân ta, nhân dân ta đã không đơn độc trong suốt hành trình giữ nước của mình.
Những người bạn từ Liên bang Xô Viết, Cuba, Mỹ La tinh và nhiều nơi trên thế giới luôn bày tỏ tình đoàn kết sát
cánh cùng nhân dân ta vì mục tiêu cao cả giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm.
Thời gian tham quan không nhiều nhưng chúng tôi không khỏi bùi ngùi với những gì mình được chứng kiến và được
nghe với giọng thuyết minh giàu cảm xúc của hướng dẫn viên nơi đây. Những mất mát đau thương đã qua chúng ta
phải cùng nhau hàn gắn và kiên quyết chống lại mọi âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết và nền độc lập tự do của
nước ta. Bản thân dân tộc ta và cùng các dân tộc khác trên thế giới phản đối mọi cuộc chiến tranh xâm lược, mọi hóa
chất trong các cuộc chiến như “Chất khai hoang – chất độc da cam”.

Lịch sử đã khẳng định rằng không gì có thể khuất phục được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, nhưng chúng ta sẽ không quên những gì đã xảy ra trên đất nước
mến yêu. Nhân dân ta luôn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù kẻ thù đó đến từ bất kỳ đâu và có sức mạnh như thế
nào. Dân tộc ta yêu hòa bình và điều đó phần nào thể hiện thông qua hình ảnh “Chim bồ câu trắng” tại Bảo tàng
chứng tích chiến tranh TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa – Liên Chi Đoàn CQCT
Sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30 tháng 04 năm 1975) để lưu giữ vật chứng của chiến tranh
nhân dân Việt Nam và giáo dục thế hệ trẻ về một giai đoạn nhiều đau thương, mất mác nhưng cũng rất đổi Anh hùng
của dân tộc, Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh (War Renants Museum) đã ra đời. Tọa lạc tại số 28 đường Võ Văn
Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua những hiện vật và hình ảnh trưng bày ở đây, du khách tham quan
có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam.
Anh Bộ đội giải phóng với khuôn mặt rạng rở của ngày toàn thắng. Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chống
về mọi mặt của nước ta, sự mở cửa giao thương với hơn một trăm bảy mươi quốc gia trên khắp các Châu Lục.
Lượng khách nước ngoài đến với bảo tàng ngày càng đông hơn, trong đó có những người là công dân của những đế
quốc đã từng xâm chiếm đất nước ta, họ đến đây để kính phục sự kiên cường, bất khuất của người Việt Nam.
Một lần đến với bảo tàng, trong lòng chúng tôi, những người sinh sau năm 1975 chỉ biết chiến tranh qua sách vở,
báo chí thì thật sự ngỡ ngàng trước sự khốc liệt của chiến tranh mà các thế hệ ông cha ta đã từng trải qua. Những
hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến
tranh. Và tất cả chúng đều tạo cho tôi ấn tượng rất mạnh mẽ với niềm cảm xúc dâng trào mà cở lẻ không ngôn từ nào
có thể lột tả hết được.
Bài viết sau đây nói lên những cảm xúc của tôi sau buổi tham quan đầy ý nghĩa đến Bảo Tàng. Thông qua bài viết tôi
xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến Cô Liên, giảng viên Môn Lịch Sử Đảng của lớp chúng tôi và Bác ở Bảo
Tàng, người hướng dẫn chúng tôi tham quan Bảo Tàng . Cảm ơn Cô và Bác đã tạo điều kiện cho chúng tôi có một
buổi tham quan học tập bổ ích, thiết thực và đầy cảm xúc. Qua bài viết này tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ như
chúng tôi rằng hãy sống thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ Cha anh và góp phần tích cực để xoa diệu nổi
đau chiến tranh.
Biểu tượng Chim Bồ Câu Trắng thể hiện tình yêu hòa bình của người Việt, nhưng những quả boom rực đỏ nhắc nhở
chúng ta không bao giờ được quên sự hy sinh mất mác mà Đất nước ta đã phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh về
quốc suốt hơn 10.000 ngày, mà những hậu quả của nó vấn còn hiện diện cho đến hôm nay và sẽ còn tiếp tục hiện
diện sau nhiều ngàn năm nữa.

Những hiện vật, hình ảnh trưng bày đã gợi lên trong tôi niềm cảm xúc dâng trào Từ vinh quang, tự hào đến
xót xa, câm phẩn.
Vào phòng trưng bày đầu tiên ở tầng một Chúng tôi đã cảm nhận được niềm vinh quang, hạnh phúc của ngày quốc
khánh 2 tháng 9 năm 1945 khi Bác Hồ Kính yêu đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa.
Trước hàng vạn đồng bào cả nước Bác Hồ đã tuyên bố với toàn thế giới rằng
“...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giử vững quyền tự do và độc lập
ấy.”Quyết tâm, niềm khác khao tự do, độc lập, lòng yêu nước nồng nàng của dân tộc Việt đã được minh chứng hùng
hồn bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẩy năm Châu, chấn động Địa cầu vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, một
điểm son chói lọi trong trang vàng của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Nhưng với giả tâm xăm lược của kẻ thù, niềm vui thống nhất đất nước của nhân dân ta đã phải gác lại. Đất nước
thân yêu tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Để rồi suốt hơn hai mươi năm sau đó nhân dân miền nam phải chịu
nhiều mất mác đau thương do đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quyền gây ra. Năm 1960 chính quyền tay sai Ngô
Đình Diệm ban hành luật 10-59 đặc Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém đi khắp miền nam giết hại
nhiều đồng bào và chiến sĩ yêu nước. Đạo luật thể hiện tính vô nhân đạo, khác máu của bọn tay sai Ngô Đình Diệm.
Lúc này đây tôi thấy được một niềm uất hận dang dâng tràng tận cổ và có lẻ tất cả các bạn trong buổi tham quan
hôm ấy đều có giống như tôi.
Đoàn chúng tôi di chuyển đến một phòng trưng bài khác, tiếp tục là những hình ảnh tố cáo tội ác chiến tranh. Chúng
tôi bắc gặp nhiều hơn những bức ảnh mà như một du khách khi đến tham quan bảo tàng đã viết “ những bức ảnh
đánh thức lương tri nhân loại ” trong rất nhiều những hình ảnh ở đây tôi thật sự cảm động trước bức ảnh “người
mẹ”(tôi tạm đặc tên như vậy). Hình ảnh người mẹ với đôi mắt sợ hãy, đôi môi rung và vòng tay rì chặc, mẹ đang cố
hết sức mình để bảo vệ hai con dưới băng đạn dài của lính Mỹ, tôi đã nghe được những giọt cảm xúc thật đắng, thật
nồng đang dâng trào lên khóa mắt khi đứng trước bức ảnh. Tôi tự hỏi phải chăng đây là những hình ảnh cuối cùng
mà cuộc đời còn thấy họ, vì theo lời Bác hướng dẫn thì lính Mỹ đã xã súng vào tất cả mọi người trong trận càng hôm
đó. Mọi người đã tiếp tục đi đến phòng trưng bày kế tiếp nhưng không biết tại sao đôi chân tôi không thể nhắt lên và
ánh mắt tôi không rời được bức hình. Ôi! chỉ một bức ảnh bình thường với một người phụ nử và hai đứa trẻ sao mà
thiên liên và đau xót quá ! tôi muống hét lên thật to nhưng không biết từ lúc nào cổ họng đã nghẹn cứng lại rồi. Tôi
thương họ quá một tình thương xuất phát từ nghĩa đồng bào, từ tình người và lòng cảm phục trước tình mẫu tử thiên
liên. Trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn mười ngàn ngày mà bọn Thực dân, Đế quốc và tay sai của chúng gây ra

trên đất nước ta, đã có bao nhiêu người mẹ như vậy, những bà mẹ anh hùng sẳn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ đứa
con thân yêu của mình.

Người mẹ đang cố hết sức trong sợ hãi để ôm chặc hai con
Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng nổi đau mà nó để lại sẽ không có gì khỏa lắp được, bảo tàng Chứng
Tích Chiến Tranh là nơi nhắc nhở chúng ta về điều đó.
Tiếp tục chuyến tham quan với cách hướng dẫn hùng hồn, lôi cuốn. Bác hướng dẫn đã đưa cả đoàn chúng tôi đến
với sự câm phẩn tột cùng với bọn giặc khác máu, khi tham quan khu vực trưng bày những hình ảnh về vụ “Thảm sát
Mỹ lai” vào ngày 16 tháng 03 năm 1968 tại thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Bức ảnh mà tác giả chỉ vừa kiệp chụp lại trước khi lính Mỹ xã súng và giết tất cả những người phụ nử và trẻ em ở
thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Hành động máu lạnh,
vô nhân tính của lính Mỹ phải bị lên án và trừng trị thích đáng.
Đứng trước danh sách của 504 người bị giặc Mỹ sát hại ở Mỹ Lai mà phần lớn trong họ là phụ nữ và trẻ em những
người không có vũ khí trong tay, không có khả năng kháng cự nào. Tôi tự hỏi không biết những tên lính Mỹ đó có
phải là con người không? Hay chúng là những con ác thú máu lạnh được bao bọc bên ngoài bởi lớp hình hài giống
con người. Thật đáng kinh sợ !
Trong rất nhiều hình ảnh về những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai, hình ảnh hai anh em cố che trở nhau trước
nòng súng Mỹ làm tôi cảm động đến ngẹn ngào. Hình ảnh đứa anh chừng mười tuổi nằm che lên đứa em nhỏ, nó cố
dùng thân mình để bảo vệ cho đứa em khi gặp lính Mỹ trên đường vào làng, sự ngây thơ của nó đâu biết rằng đạng
của quân thù ngay sau đó đã xuyên qua cơ thể noa và đứ em, cướp đi cái quyền được sống của hai anh em. Bức ảnh
do một tác giả người Nhật chụp lại đã gây một làng sống phản chiến mạnh mẻ trên toàn thế giới khi bức ảnh được
đăng trên các phương tiện thông tin vào thời điểm đó.
Rời khu trưng bài về vụ thảm sát Mỹ Lai chúng tôi đến khu vực trưng bày về những hậu quả sau chiến tranh:

Ở đây, tôi nhân thấy một điều rằng nếu sự mất mác, đau thương trong chiến tranh là gì bù đắp được thì những hậu
quả mà cuộc chiến để lại không hề thua kém. Với rất nhiều những nạn nhân của thứ chất độc chết người, Chất độc
màu da cam mà bọn Mỹ đã rảy xuống nước ta. Tôi xin được trích một đoạn trong bài thơ “ Cảm nhận về chiến tranh
” của Đinh Ngọc Diệp để thay cho những điều tôi nghĩ.
Tiếp tục tham quan khu vực các phòng trưng ở bên ngoài tòa nhà chính của Bảo Tàng. Hiện vật gây ấn tượng nhiều
nhất đối với chúng tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho

không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam ”. Chiếc
máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông
dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến năm 1960 người
cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa ngục trần gian” được
phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với
nét mặt bình thản trước hiểm nguy luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn,
chúng rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ. Chuồng cọp được phục chế lại mỗi ngăn dài 2,7
mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1
đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài,
ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn
khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng
cọp quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh
tật. Tại đây trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun
lửa…
Chiến tranh đã kết thúc hơn ba mươi năm những hậu quả mà nó để lại thì rất lớn, chúng ta thế hệ những người sinh
ra trong hòa bình phải cố gắn học tập, làm việc, bảo vệ tổ quốc thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ đi
trước và có những việc làm thiếc thực để góp phần xoa diệu nổi đau mà chiến tranh đã để lại trên đất nước chúng ta.
Chiến tranh là đau thương, là mất mác vì vậy chúng ta phải luôn quý trọng và bảo vệ hòa bình trên thế giới.
Từ khi ra đời Đảng ta luôn dương cao ngon cờ hòa bình , và lãnh đạo nhân ta đi từ thắng này đến thắng lợi
khác, thế hệ trẻ hôm nay với những Đảng viên trẻ tài năng và đầy nhiệt huyết sẽ đưa Đất nước ta giành thêm nhiều
thắng lợi vẽ vang hơn, sánh vai cùng các cường năm châu.
Hành trang tri thức thách thức mọi khó khăn !
Người viết: Ngô Xuân Thịnh - ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh
Chiến tranh đã lùi xa. Du khách Mỹ đến Việt Nam được đón tiếp bằng nụ cười và sự thân thiện.
Song quá khứ bi hùng của một thời vẫn còn được lưu lại thông qua hiện vật, tranh ảnh tại Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh – TP HCM. Kể từ khi thành lập (tháng 9/1975) tới nay, bảo tàng đã
đón gần 8 triệu khách tham quan, trong đó có hơn 1,5 triệu khách quốc tế. TS đã có cuộc tiếp
xúc với một du khách người Mỹ tại bảo tàng, nghe chị kể về ấn tượng của mình khi đến đây.
“Tôi thực sự xúc động khi được tận mắt ngắm các bức tranh tại bảo tàng’’, Christina Verderosa nói.

Verderosa cho biết, cô cảm thấy bị “sốc” khi nhìn thấy cảnh người dân vô tội bị giết hại, cảnh máy bay
rải chất độc màu da cam, cảnh người Mỹ tra tấn tù nhân… qua những tranh ảnh trưng bày. Khu vườn
Bảo tàng chứng tích chiến tranh còn lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép, các loại vũ khí khác
của Mỹ. Tại đây, còn có cửa hàng bán đồ Lưu niệm chiến tranh như bật lửa zippo, vỏ đạn, hay những
chiếc trực thăng làm từ vỏ hộp coca cola.
Verderosa kể lại: “Thoạt nhìn, bảo tàng này cũng tương tự như những bảo tàng khác ở Việt Nam song
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là bảo tàng duy nhất của Việt
Nam là thành viên của hệ thống bảo tàng hoà bình thế giới. Tính
từ đầu tháng 12/2002 đến nay, lượng khách quốc tế đến Bảo tàng
tăng vọt lên mức 1.100-1.300 lượt khách/ngày. Trong năm 2002,
có 269.164 khách quốc tế đến thăm Bảo tàng (tăng gần 30% so
với năm 2001). Trong thời gian gần đây, Bảo tàng đã tổ chức
nhiều cuộc giao lưu giữa du khách với những nhân chứng sống-
nạn nhân của chiến tranh ở Việt Nam, phối hợp cùng các công ty
du lịch mở những chương trình du lịch hoà bình, du lịch văn hoá,
lịch sử cho du khách…(Theo báo SGGP)
chúng tôi cảm thấy nhức nhối khi bước chân vào căn phòng có dòng chữ Sự thật lịch sử. người hướng
dẫn chỉ lên một bảng thống kê, tôi nhớ rõ là, Mỹ đã thả 7.850.000 tấn bom xuống Việt Nam, 75.000.000
lít chất độc màu da cam rải xuống làng mạc, đồng ruộng…Trong căn phòng còn lưu một bản copy cuốn
hồi ký của Robert McNamara, ông này cho rằng, việc Mỹ tiến hành đánh Việt Nam là một sai lầm lớn…”
“Chúng tôi bước sang căn phòng thứ hai. Người hướng dẫn như trầm lặng và xúc động hơn. Đó là
những bức ảnh ghi lại cảnh lính Mỹ chém giết dân thường Việt Nam. Cảnh thảm sát tại Mỹ Lai cũng
được trưng bày trong bảo tàng. Căn phòng còn khá nhiều tranh ảnh về phong trào chống chiến tranh,
biểu tình phản đối Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Tới đây, tôi mới hiểu thế nào là Chuồng cọp – cụm từ
ngữ mà Jean Hershey, một y tá Mỹ đã từng ở Việt Nam từ năm 1971-1975 từng nói với tôi”…
“Hàng trăm du khách Mỹ đã tới Việt Nam trong năm 2002, phần lớn là cựu binh Mỹ
từng tham chiến hoặc những người Việt Nam di cư, nay trở về thăm lại mảnh đất họ
từng sinh ra và lớn lên. Tôi hy vọng sẽ trở lại đây cùng với nhiều bạn bè khác” -
Christina Verderosa đã nói lúc tạm biệt như vậy.Tài liệu: Các cảm nhận về chuyến đi
Bảo tàng chứng tích chiến tranh ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan
có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam.Một lần đến
với bảo tàng, trong lòng chúng tôi, những người sinh sau năm 1975 chỉ biết chiến tranh qua sách vở, báo chí thì thật
sự ngỡ ngàng trước sự khốc liệt của chiến tranh mà các thế hệ ông cha ta đã từng trải qua. Những hiện vật được
trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh. Ấn
tượng nhất đối với chúng tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng
cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam”. Chiếc
máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông
dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến năm 1960 người
cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa ngục trần gian” được phục
chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với nét
mặt bình thản trước hiểm nguy luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng
rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ. Chuồng cọp được phục chế lại mỗi ngăn dài 2,7 mét,
rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1 đến 2
người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho
hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn khác
như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp
quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật.
Tại đây trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun
lửa…
Lượng khách nước ngoài đến với bảo tàng chiếm phần lớn, trong đó có những người là công dân của những đế quốc
đã từng xâm chiếm đất nước ta, họ đến đây để kính phục sự kiên cường, bất khuất của người Việt Nam.
BÀI CẢM NHẬN SAU KHI ĐI THAM QUAN “BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH”
22:18 19-12-2007
Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo tàng “Chứng tích chiến tranh” này cả thì bất kì ai, kể cả những người chưa
bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng bày những gì. Vâng! Đúng như thế, không còn gì khác ngoài
câu chuyện về cuộc đấu tranh hào hùng chống lại đế quốc Mĩ và tay sai trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta!
Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của Nhóc là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe
tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt Nhóc đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào

là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế
độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh
Và Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh(đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam) khi Nhóc đi
đến đây và Nhóc thấy trưng bày mô hình của hai đứa bé bị chất độc màu da cam mà chưa ra đời, đến đây cảm giác
cảm nhận về hậu quả chiến tranh đã để lại như thế nào, thật là cảm động, thật là thương tâm!! Nhưng khi đi đến gian
nhà mà người ta dựng lại nhà tù ở Côn Đảo: “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn
đế quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem mà còn cảm nhận được ghê rợn đến buốt xương như thế
nào mặc dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại!

×